Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

ĐÁNH GIÁ CÔNG tác GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU nại, tố cáo về đất ĐAI TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG GIAI đoạn 2012 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 59 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LÊ HUY HOÀNG
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG
GIAI ĐOẠN 2012 - 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trƣờng

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LÊ HUY HOÀNG
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG
GIAI ĐOẠN 2012 - 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trƣờng

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2011 – 2015

Giảng viên hƣớng dẫn


: Th.S Nông Thu Huyền

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, em đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều
kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Nông Thu Huyền giáo
viên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt
thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài.
Em xin cảm ơn sự góp ý chân thành của Thầy, Cô giáo Khoa Quản lý tài
nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em thực hiện
đề tài này.
Em xin chân thành cám ơn Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường
Thành phố Cao Bằng, Chi cục Quản lý đất đai, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng
đất Thành phố Cao Bằng, Lãnh đạo Phòng Thanh tra và các anh, chị đã tạo điều
kiện giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài tại Phòng Tài nguyên
và Môi trường Thành phố Cao Bằng.
Em xin cám ơn gia đình, những người thân, cán bộ, đồng nghiệp và bạn bè
đã tạo điều kiện về mọi mặt giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn./.
Thái Nguyên, ngày

tháng


năm 2015

Sinh viên thực hiện

Lê Huy Hoàng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 4.1: Tổ chức cán bộ ngành TN&MT Thành phố Cao Bằng ............................27
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất Thành phố Cao Bằng năm 2014 .........................28
Bảng 4.3: Kết quả phân loại đơn thư về đất đai trên địa bàn Thành phố Cao Bằng
giai đoạn 2012 - 2014 .......................................................................................30
Bảng 4.4: Tình hình tranh chấp về đất đai trên địa bàn Thành phố Cao Bằng giai
đoạn 2012 - 2014 ..............................................................................................31
Bảng 4.5: Tình hình khiếu nại về đất đai trên địa bàn Thành phố Cao Bằng giai
đoạn 2012 - 2014 ..............................................................................................32
Bảng 4.6: Tình hình tố cáo về đất đai trên địa bàn Thành phố Cao Bằng giai đoạn
2012 - 2014 .......................................................................................................33
Bảng 4.7: Kết quả giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn Thành phố Cao
Bằng giai đoạn 2012-2014. ..............................................................................34
Bảng 4.8: Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn Thành phố Cao Bằng
giai đoạn 2012 - 2014 .......................................................................................35
Bảng 4.9: Kết quả giải quyết tố cáo về đất đai trên địa bàn Thành phố Cao Bằng giai
đoạn 2012 - 2014 ..............................................................................................36
Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên
địa bàn Thành phố Cao Bằng giai đoạn 2012 - 2014 .......................................38

Bảng 4.11: Kết quả phỏng vấn về nguyên nhân tranh chấp ......................................40
Bảng 4.12: Kết quả phỏng vấn về nguyên nhân khiếu nại ........................................41
Bảng 4.13: Kết quả phỏng vấn về nguyên nhân tố cáo .............................................43


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Bản đồ vị trí địa lý thành phố Cao Bằng ...................................................21
Hình 4.2: Tổ chức cán bộ ngành TN&MT Thành phố Cao Bằng ............................27
Hình 4.3: Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Cao Bằng năm 2014 .....................29
Hình 4.4: Kết quả phỏng vấn về nguyên nhân tranh chấp ........................................40
Hình 4.5: Kết quả phỏng vấn về nguyên nhân khiếu nại ..........................................42
Hình 4.6: Kết quả phỏng vấn về nguyên nhân tố cáo ...............................................43


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GDP

: Gross Domestic Product

GPMB

: Giải phóng mặt bằng


MTTQ

: Mặt trận tổ quốc

TAND

: Tòa án nhân dân

TN&MT

: Tài nguyên và Môi trường

UBND

: Ủy ban nhân dân

VPĐKQSD đất : Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
STT

: Số thứ tự


v

MỤC LỤC
Trang

PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. ......................................................................................1

1.2. Mục đích nghiên cứu. ...........................................................................................2
1.3. Yêu cầu. ................................................................................................................2
1.4. Ý nghĩa của đề tài. ................................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học. ....................................................................................................4
2.2. Căn cứ pháp lý......................................................................................................4
2.3. Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo về đất đai.....................................................................................5
2.3.1. Tranh chấp về đất đai. .......................................................................................5
2.3.2. Khiếu nại về đất đai...........................................................................................7
2.3.3. Tố cáo về đất đai .............................................................................................11
2.4. Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ở Việt Nam ........14
2.4.1. Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ở một số địa
phương trong cả nước .......................................................................................15
2.4.2. Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ở tỉnh Cao Bằng ........18
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................19
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................19
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................19
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Cao Bằng .......................19
3.3.2. Tình hình sử dụng đất đai Thành phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng ..................19
3.3.3. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa
bàn Thành phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 - 2014 ..................19


vi

3.3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết tranh chấp,

khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn Thành phố Cao Bằng trong thời gian
tới ......................................................................................................................19
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................19
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................................19
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp...............................................................20
3.4.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo...........................................................20
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................20
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................21
4.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................21
4.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................21
4.1.2. Địa hình ...........................................................................................................22
4.1.3. Khí hậu ............................................................................................................22
4.1.4. Các loại tài nguyên ..........................................................................................23
4.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................23
4.1.6. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất ....................25
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai Thành phố Cao Bằng ..............................26
4.2.1. Hiện trạng bộ máy tổ chức cán bộ ngành TN&MT Thành phố Cao Bằng .....26
4.2.2. Tình hình sử dụng đất đai Thành phố Cao Bằng ............................................27
4.3. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa
bàn thành phố Cao Bằng tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 - 2014 ......................29
4.3.1. Công tác tiếp nhận và phân loại đơn thư .........................................................29
4.3.2. Kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn Thành
phố Cao Bằng giải đoạn 2012 - 2014 ...............................................................33
4.3.3. Tổng hợp kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa
bàn Thành phố Cao Bằng giai đoạn 2012 - 2014 .............................................38
4.3.4.Nguyên nhân phát sinh tranh chấp, khiếu nạo, tố cáo......................................39


vii


4.4. Đánh giá chung về thuận lợi và khó khan trong công tác giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố Cao Bằng giai đoạn 2012 2014 ..................................................................................................................45
4.4.1. Thuận lợi .........................................................................................................45
4.4.2. Khó khăn .........................................................................................................45
4.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo về đất đai trên địa bàn thành phố Cao Bằng trong thời gian tới ................46
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................48
5.1. Kết luận ..............................................................................................................48
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................50


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, nó được
khống chế về diện tích, không gian, vị trí địa lý theo đường biên giới quốc gia. Đất
gắn bó mật thiết với sự tồn tại và phát triển của các sinh vật nói chung, của con
người nói riêng. Đối với xã hội loài người, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng, là
địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc
phòng. Đối với một quốc gia, đất đai là một dấu hiệu quan trọng để xác định chủ
quyền, xác định sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, toàn vẹn chủ quyền quốc gia.
Từ khi nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước thì nhu cầu và giá trị về sử dụng đất ngày càng
gia tăng trong lĩnh vực kinh tế xã hội và trong cuộc sống của người dân. Chính vì
thế, các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai phát sinh la không tránh khỏi,
xảy ra hầu hết ở các tỉnh thành trong cả nước và gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân
dân, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự.

Ở nước ta hiện nay tranh chấp, khiếu nại và tố cáo đất đai có xu hướng ngày
càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp. Việc giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo không được nhiều hoặc có giải quyết nhưng chưa dứt điểm, còn
chậm, chưa đủ mạnh, số vụ phát sinh nhiều, số vụ giải quyết hiệu quả chưa cao dẫn
đến tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp ngày càng tăng và ngày càng gay gắt. Do
đó, việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trở thành vấn đề bức xúc
của toàn xã hội, được nhiều ngành nhiều cấp quan tâm.
Thành phố Cao Bằng đang trên đà phát triển theo hướng trở thành một thành
phố hiện đại, năng động và những năm qua đã đạt được những thành tựu nhất định.
Song mặt trái của sự phát triển này đã làm đảo lộn đời sống của một số gia đình,
làm nảy sinh các bất đồng trong mối quan hệ giữa người sử dụng đất với nhau và
giữa người sử dụng đất với người quản lý dẫn đến các vụ tranh chấp, khiêu nại, tố
cáo về đất đai tương đối nhiều.


2

Từ yêu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban
chủ nhiệm Khoa Quản lý tài nguyên - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên,
dưới sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Nông Thu Huyền, tôi đã tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên
địa bàn Thành phố Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 - 2014”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa
bàn thành phố Cao Bằng giai đoạn 2012 - 2014. Từ đó rút ra một số kinh nghiệm và
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.
1.3. Yêu cầu.
-Nắm vững nội dung quản lý và sử dụng đất đai tại luật đất đai năm 2003,
2013, cùng nội dung trong các văn bản pháp lý có liên quan đến công tác giải quyết

tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
-Các thông tin tài liệu, số liệu thu thập được phải trung thực, chính xác,
khách quan, Đánh giá đúng thực trạng, khoa học, thu được hiệu quả cao nhất.
-Các giải pháp đề xuất phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, có
tính khả thi, theo đúng quy định của pháp luật.
1.4. Ý nghĩa của đề tài.
-Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Trong quá trình học tập và nghiên cứu, giúp sinh viên chủ động, làm quen,
năng động sáng tạo gắn kết và củng cố, vận dụng lý thuyết đã được trang bị trong
nhà trường vào thực tiễn.
+ Làm cơ sở triển khai các đề án nhằm cải cách công tác giải quyết khiếu nại
đất đai tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nói riêng và trên địa bàn Thành phố
Cao Bằng nói chung.
+ Nắm bắt được hoạt động giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
trên địa bàn Thành phố Cao Bằng.
-Ý nghĩa thực tiễn:


3

+ Đánh giá được công tác giải quyết khiếu nại về đất đai tại Phòng Tài
nguyên Môi trường Thành phố Cao Bằng trong những năm gần đây.
+ Rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai.
+ Nâng cao hiệu quả trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
tại Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Cao Bằng.
+ Góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo về đất đai theo đúng pháp luật. Hạn chế thấp nhất các hành vi vi phạm luật đất
đai, phục vụ việc quản lý và sử dụng đất đai hợp lý trên địa bàn Thành phố Cao
Bằng, Tỉnh Cao Bằng trong thời giai tới.



4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học.
Cùng với lịch sử phát triển đất nước, công tác quản lý đất đai cũng dần được
hoàn thiện. Nội dung cơ bản của công tác quản lý đất đai được thể hiện trong hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống văn bản này cũng dần được hoàn
thiện, từ chỗ chỉ là những văn bản dưới luật, có cả những văn bản chỉ quy định tạm
thời đến chỗ Nhà nước ban hành Luật Đất đai 1987, đến Luật Đất đai 1993 rồi đến
luật đất đai 2003 và đến nay là Luật Đất đai 2013.
Nhằm phát triển và đổi mới đất nước để phù hợp với tình hình thực tế về
kinh tế - văn hóa - xã hội - chính trị. Tuy nhiên cũng phát sinh nhiều mâu thuẫn
trong quan hệ đất đai giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể,... thể hiện thông
qua các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
Những năm gần đây tình hình khiếu nại, tranh chấp, tố cáo về đất đai có xu
hướng tăng dần và nhiều nơi là điểm nóng. Đặc biệt là khiếu nại vượp cấp làm cho
công tác giải quyết của các cấp, các ngành gặp nhiều khó khăn. Tình trạng khiếu
kiện vượt cấp lên trung ương về lĩnh vực đất đai ngày càng diễn biến phức tạp, tập
trung nhiều về thu hồi đất, đòi lại đất hoặc đòi bồi thường, hỗ trợ tái định cư và giải
phóng mặt bằng… tại các dự án đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, và các khu
vực nâng cấp mở rộng cơ sở hạ tầng.
2.2. Căn cứ pháp lý.
Căn cứ vào luật đất đai 2013;[2]
Căn cứ vào nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về hướng dẫn thi
hành Luật Đất đai 2013 của Chính phủ;[6]
Căn cứ vào nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 về quy định sử phạt
hành chính;[7]
Căn cứ Thông tư 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 về hướng dẫn thi

hành một số điều của Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về hướng dẫn thi
hành Luật Đất đai 2013 của Chính phủ;[12]


5

Căn cứ luật khiếu nại, tố cáo năm 2011;[3]
Luật khiếu nại, tố cáo ngày 02/12/1998; Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005;[4]
Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt
hành chính trong lĩnh vực đất đai;[8]
Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt
hành chính trong lĩnh vực đất đai;[11]
Căn cứ Chỉ thị 36/2004/CT-TT chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của thủ
tướng các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo;[1]
Căn cứ luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật khiếu nại, tố cáo của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 58/2005/QH11 ngày 29/11/2005;[5]
Căn cứ Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14-11-2006 của chính phủ Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật khiếu nại, tố cáo và các luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của luật khiếu nại, tố cáo;[9]
Căn cứ Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/5/2007 Quy định
bổ sung về việc cấp GCNQSD đất, thu hồi đất, thực hiện quyền SDĐ, trình tự, thủ
tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại
về đất đai.[10]
2.3. Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
2.3.1. Tranh chấp về đất đai.
2.3.1.1. Khái niệm.
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
giữa hai bên hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.[2]

2.3.1.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai.
Là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng
môi trường trong nội bộ tổ chức hộ gia đình và các cá nhân để tìm ra các biện pháp đúng
đắn trên cơ sở pháp luật nhằm khôi phục lại các quyền sử dụng đất bị xâm hại đồng thời
truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi, vi phạm pháo luật.


6

Theo quy định tại Điều 203-luật đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai sau khi
hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không
nhất trí thì được giải quyết như sau:
+ Tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận hoặc có một trong các
loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với
đất thì do TAND giải quyết;
+ Tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không
có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của luật này thì đương sự chỉ
được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy
định sau đây:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo
quy định tại khoản 3 điều này;
- Khởi kiện tại TAND có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố
tụng dân sự.
- Với quy định tăng thêm thẩm quyền cho tòa án trong việc giải quyết cả các
tranh chấp đất đai mà các đương sự không có các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất
như trên sẽ góp phần giải quyết được các tồn tại, vướng mắc trên đây, giải tỏa được
các tranh chấp tồn đọng trong lĩnh vực đất đai từ trước đến nay và chấm dứt tình
trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài trong thời gian sớm nhất.[2]
Theo điều 203 - 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 hướng dẫn thi hành
luật đất đai 2013 chỉ rõ thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các

bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định như sau:
+ Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong
các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền
với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
+ Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không
có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự
chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy
định sau đây:


7

- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm
quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
về tố tụng dân sự;
+ Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân
cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
- Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau
thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định
giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi
kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
- Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải
quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc
khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
+ Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này
phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu
lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các

bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.[2]
2.3.1.3. Trình tự giải quyết tranh chấp
Quá trình giải quyết tranh chấp về đất đai thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ của các bên có tranh chấp;
Bước 2: Tổ chức điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan;
Bước 3: Tổ chức Hội nghị giải quyết tranh chấp đất đai;
Bước 4: Ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai;
Bước 5: Tổ chức thực hiện Quyết định giải quyết tranh chấp.
2.3.2. Khiếu nại về đất đai
2.3.2.1. Khái niệm
Theo khoản 1 - Điều 2 - Luật Khiếu nại tố cáo năm 1998 quy định:


8

“Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo
thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem
xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ,
công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm
phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
- Chủ thể thực hiện quyền khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán
bộ, công chức.
- Đối tượng khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính của
các cơ quan hành chính nhà nước hoặc những người có thẩm quyền trong các cơ
quan hành chính nhà nước, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
Quyết định hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại bao gồm:
Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất;
Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
Cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất.
Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của cán bộ, công
chức nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi quy định như nói ở trên.[3]
2.3.2.2. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
Theo điều 17 của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy định:
+ Người khiếu nại có các quyền sau đây:
- Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại;
- Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; nhận quyết
định giải quyết khiếu nại;
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường
thiệt hại theo quy định của pháp luật;
- Được khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy
định của Luật này và pháp luật về tố tụng hành chính;
- Có quyền rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết.


9

+ Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
- Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
- Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải
quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc
cung cấp các thông tin, tài liệu đó;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực
pháp luật.
2.3.2.3. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại
+ Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
- Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi
hành chính bị khiếu nại;
- Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu

nại tiếp theo đối với khiếu nại mà mình đã giải quyết nhưng người khiếu nại
tiếp tục khiếu nại.
+ Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
- Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính bị khiếu nại; thông báo bằng văn bản về việc thụ lý để giải quyết, gửi quyết
định giải quyết cho người khiếu nại và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc
giải quyết của mình; trong trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân có
trách nhiệm chuyển đến thì phải thông báo việc giải quyết hoặc kết quả giải quyết
cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó theo quy định của Luật này;
- Giải trình về quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, cung cấp
các thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực
pháp luật;
- Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định hành chính, hành vi
hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
2.3.2.4. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai
Đối với cơ quan quản lý hành chính Trung ương:


10

+ Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc
Chính phủ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp (Điều 24).
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền:
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
mình, của cán bộ công chức do mình quản lý trực tiếp.
- Giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ đã giải quyết lần đầu nhưng vẫn còn khiếu nại.
- Giải quyết khiếu nại có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của

Bộ hoặc Ngành mà Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Giám đốc Sở hoặc cấp tương đương
thuộc UBND cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại.
+ Tránh thanh tra Bộ thuộc Chính phủ có trách nhiệm xác minh, kết luận,
kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng hoặc Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.
+ Tổng thanh tra có thẩm quyền: giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại; giúp Thủ tướng Chính
phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, UBND các cấp trong việc tiếp công dân giải quyết khiếu nại, thi hành quyết
định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
+ Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền sau:
- Giải quyết những tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh.
- Xử lý các khiếu kiện của Tổng thanh tra về việc giải quyết khiếu nại thuộc
thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ.
- Lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ và UBND các cấp.
Đối với các cơ quan quản lý hành chính cấp huyện, cấp tỉnh:


11

+ Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật công
chức của mình.
+ Chủ tịch UBND cấp huyện, cáp tỉnh giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch
UBND cấp dưới trực tiếp, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cùng cấp đã giải quyết
nhưng còn khiếu nại tiếp.
+ Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cùng cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán

bộ công chức do mình quản lý trực tiếp; giải quyết khiếu kiện do Thủ trưởng cơ
quan trực thuộc đã giải quyết nhưng vẫn còn khiếu nại.
+ Tránh thanh tra cấp huyện, cấp tỉnh có thẩm quyền:
- Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền
giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp;
- Giải quyết khiếu nại do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp uỷ quyền theo
quy định của Chính phủ.
Đối với cơ quan hành chính cấp xã:
Chủ tịch UBND xã có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định
hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ do mình quản lý.
2.3.2.5. Trình tự giải quyết khiếu nại
Trình tự giải quyết khiếu nại bao gồm 4 bước:
Bước 1: Chuẩn bị giải quyết khiếu nại
Bước 2: Thẩm tra xác minh sự việc
Bước 3: Ra quyết định và công bố quyết định
Bước 4: Thi hành quyết định và hoàn chỉnh hồ sơ vụ việc.
2.3.3. Tố cáo về đất đai
2.3.3.1. Khái niệm
- Mọi công dân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.
- Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực
hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo.


12

Theo Khoản 2, Điều 2 - Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy định: “Tố cáo
là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức,
cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.[3]

2.3.3.2. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
+ Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
+ Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;
+ Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù.
+ Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;
+ Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
2.3.3.3. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo
+ Người bị tố cáo có các quyền sau đây:
- Được thông báo về nội dung tố cáo;
- Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục hồi danh
dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.
+ Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
- Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền;
- Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình
gây ra.


13

2.3.3.4. Thẩm quyền giải quyết tố cáo
Thẩm quyền giải quyets tố cáo về đất đai được phân định theo các cấp quản
lý, cụ thể theo điều 39, 62, 63 của luật khiếu nại, tố cáo năm 1998:
+ Chủ tịch UBND các xã giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật

của người do mình trực tiếp quản lý.
+ Chủ tịch UBND huyện giải quyết tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của
Chủ tịch UBND xã, Phó Chủ tịch UBND xã, Trưởng phòng, Phó phòng thuộc
UBND huyện, những người mình quản lý trực tiếp
+ Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm đối với những người mình bổ nhiệm
vào quản lý trực tiếp như Giám đôc Sở, Phó Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND huyện,
Phó Chủ tịch UBND huyện.
+ Giám đốc Sở giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Trưởng phòng, Phó
phòng thuộc Sở và những người khác do mình quản lý và bổ nhiệm trực tiếp.
+ Tránh thanh tra các cấp có thẩm quyền xác minh, kết luận nội dung tố cáo,
kiến nghị biện pháp xử lý, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ
quan cùng cấp khi được giao. Ngoài ra, Tránh thanh tra còn xem xet, kết luận nội
dung tố cáo mà Thủ trưởng cơ quan cấp dưới trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan cùng
cấp đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật.
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết
tố cáo, hành vi vi phạm pháp luật của người đứng đầu; cấp Phó của người đứng đầu;
các đơn vị, cơ quan thuộc Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ và những người khác do
mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.
+ Tổng Thanh tra có thẩm quyền xác minh, kết luận nội dung tố cáo; kiến
nghị biện pháp xử lý đối với tố cáo thuộc thẩm quyền của Chính phủ khi được giao.
Ngoài ra xem xét, kết luận về nội dung tố cáo mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật.
+ Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật của Bộ trưởng, của Thứ trưởng, của Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ


14

quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh; Phó Chủ tịch UBND tỉnh và
những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.

2.3.3.5. Trình tự giải quyết tố cáo
Thủ tục giải quyết tố cáo thực hiện qua 3 bước:
Bước 1: Cơ quan Nhà nước nơi tiếp nhận đơn tố cáo sẽ phân loại các đơn tố cáo.
Bước 2: hụ lý giải quyết tố cáo.
Bước 3: Ra quyết định giải quyết tố cáo.
2.4. Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ở Việt Nam
Từ nhiều năm nay, tình hình khiếu nại, tố cáo luôn là vấn đề bức bách được
Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm.Đảng và Nhà nước đã có nhiều Chỉ thị,
Nghị quyết về vấn đề này.Các văn bản đó đã và đang được triển khai thực hiện, có
tác động tích cực đến tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nhờ
vậy, nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phức tạp đã được giải quyết, góp phần ổn
định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Tuy nhiên, do
nhiều nguyên nhân, thời gian gần đây tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân diễn
ra không bình thường, số lượng gia tăng, tính chất phức tạp, trong đó khiếu nại, tố
cáo, tranh chấp về đất đai chiếm số lượng lớn, khoảng 80% so với các khiếu nại, tố
cáo trong cả nước, có những tỉnh, thành phố riêng về đất đai chiếm số lượng rất lớn
như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Tây, Thái Bình,
Cần Thơ, Hải Dương, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Bến
Tre, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng...
Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của công dân trong lĩnh vực đất đai
diễn ra gay gắt, phức tạp ở hầu hết các địa phương trong cả nước, nhiều nơi đã trở
thành điểm nóng. Số lượng đơn vượt cấp gửi đến các cơ quan ở Trung ương nhiều,
nội dung thể hiện tính bức xúc gay gắt, không chấp nhận với cách giải quyết của
chính quyền địa phương. Số lượng công dân đến khiếu nại trực tiếp tại phòng tiếp
công dân của các địa phương, các cơ quan ở Trung ương hàng năm cao. Nhiều vụ
việc công dân tụ tập thành đoàn, đi xe, căng cờ, biểu ngữ... kéo đến các cơ quan
chính quyền, Đảng,… nhằm gây áp lực đòi được giải quyết quyền lợi theo yêu cầu.


15


Số lượng công dân tập trung đông chủ yếu ở các kỳ họp Hội đồng nhân dân, Quốc
hội, Đại hội đảng, có nơi công dân tập trung huy động thương binh, phụ nữ, người
già, trẻ em bao vây trụ sở chính quyền xã, huyện, tỉnh, doanh nghiệp gây mất trật tự,
an toàn xã hội.
Thời gian gần đây, có rất nhiều vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai.
Nhiều trường hợp khiếu nại có liên quan đến việc Nhà nước thu hồi đất để thực
hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, như đòi được bồi thường đất ở, nâng giá
bồi thường, tăng tiền hỗ trợ, bố trí tái định cư, giải quyết việc làm; đòi lại đất cũ,
tranh chấp đất đai, nhà ở. Ngoài ra, có một số khiếu nại liên quan đến việc thực
hiện chính sách xã hội, kỷ luật của cán bộ, công chức... Về nội dung tố cáo, chủ
yếu là tố cáo cán bộ, công chức làm sai chính sách, tiêu cực, tham nhũng trong
quản lý đất đai, tài chính, đầu tư, xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội, cổ
phần hóa doanh nghiệp; thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, bao che
người bị tố cáo, không xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hàng năm Bộ nhận được
gần10.000 lượt đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường
của công dân 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó đơn thuộc lĩnh vực
đất đai chiếm 98,6% tổng số đơn. Các địa phương có nhiều đơn gửi đến Bộ Tài nguyên
và Môi trường là thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Cần Thơ, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Bình Thuận, Đồng Nai, Kiên Giang và Tây
Ninh (bình quân mỗi địa phương có gần 500 lượt đơn thư/năm).
Tình hình trên nếu không được xử lý kịp thời sẽ rất phức tạp, gây tâm lý
hoang mang, thiếu tin tưởng vào chính quyền, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân và lợi ích quốc gia.
2.4.1. Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ở một số địa
phương trong cả nước
Tính đến hết tháng 6/2012, số vụ khiếu kiện liên quan đến thu hồi đất đai,
bồi thường giải phóng mặt bằng vẫn chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối.



16

Theo số liệu thống kê của thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, 6 tháng đầu
năm nay, toàn ngành đã tiếp trên 2.450 lượt công dân với trên 3.730 người khiếu nại,
khiếu kiện về các vấn đề thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng, tập trung ở các địa
phương có tốc độ đô thị hóa cao và thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương.
Đặc biệt, vẫn còn 112 lượt đoàn khiếu nại, khiếu kiện đông dân. Riêng Bộ Tài
nguyên và Môi trường tiếp 151 lượt, với 1.148 người liên quan tới 85 vụ việc. Trong đó
có 60 lượt đoàn đông người, có thái độ gay gắt, gây áp lực yêu cầu được giải quyết dứt
điểm vụ việc.Phần lớn các đoàn khiếu nại đông người là các trường hợp tồn đọng lâu
ngày.Có trường hợp liên tục đến trong nhiều năm, Bộ đã có văn bản, đã làm việc với
lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố để giải quyết nhưng vẫn chưa dứt điểm.
Về giải quyết đơn thư của công dân, trong số 5.326 lượt đơn thư ngành tiếp
nhận trong 6 tháng đầu năm có trên 90% là đơn thư về đất đai, Bộ tiếp nhận và xử
lý 2.215 lượt đơn (97,65% là đất đai).
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện cơ quan này đã thành lập 6 đoàn
công tác để thẩm tra, xác minh 9/13 vụ việc do Thủ tướng Chính phủ giao và 65/99
vụ việc thuộc thẩm quyền của Bộ. Bộ cũng đã xây dựng kế hoạch xử lý đối với 77
vụ việc tồn đọng kéo dài theo đề xuất của Thanh tra Chính phủ. Tổ công tác gồm 19
thành viên của Bộ đã triển khai, phối hợp với các địa phương rà soát 24 vụ việc tại
tỉnh Bắc Giang, thành phố Hải Phòng và đang tiếp tục rà soát các vụ việc còn lại,
theo tinh thần hoàn thành trước tháng 12/2012.
Số đơn thư nhận được và được giao giải quyết tại các sở tài nguyên và môi
trường là 1.300 (chiếm trên 40% tổng số đơn thư đã nhận). Các sở đã giải quyết
được 1.045 đơn thư.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển, mặc dù
tỷ lệ khiếu kiện, đơn thư gửi về ngành tài nguyên hiện vẫn chiếm 90% là về đất đai,
song tỷ lệ này đã giảm đáng kể so với mấy năm trước, khi mà có thời điểm khiếu
kiện về đất đai chiếm đến 97 - 99%.
Tỉnh Bắc Giang năm 2013 Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận 6.608

đơn, sau khi phân loại có 1.756 đơn khiếu nại, tố cáo đủ điều kiện xử lý (trong đó:


×