Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận môn lịch sử thế giới đường lối “ba ngọn cờ’’ của mao trạch đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.65 KB, 20 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

ĐỀ TÀI:

ĐƯỜNG LỐI “BA NGỌN CỜ’’ CỦA MAO
TRẠCH ĐÔNG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1. Lời mở đầu............................................................................................................1
2. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan...........................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3
CHƯƠNG I: BỐI CẢNH, TIẾN TRÌNH CỦA “ĐƯỜNG LỐI BA NGỌN
CỜ” MAO TRẠCH ĐƠNG....................................................................................4
1.1. Khái qt về Mao Trạch Đơng...........................................................................4
1.2. Bối cảnh lịch sử..................................................................................................5
1.2.1. Bối cảnh trong nước........................................................................................5
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHÍNH CỦA “ĐƯỜNG LỐI BA NGỌN CỜ”
MAO TRẠCH ĐÔNG.............................................................................................8
2.1. “Đường lối ba ngọn cờ” là gì?............................................................................8
2.2. Nội dung Đường lối “ba ngọn cờ” của Mao Trạch Đơng..................................8
2.3. Tiến trình của đại cách mạng văn hóa..............................................................10
KẾT LUẬN............................................................................................................17


MỞ ĐẦU
1. Lời mở đầu
Trong tiến trình lịch sử nước CHND Trung Hoa, sự kiện Mao Trạch


Đông đưa ra đường lối “ba ngọn cờ hồng” đầu năm 1958 được biết đến như là
một thời kỳ tăm tối khi Trung Quốc chìm sâu trong hai mươi năm khơng ổn
định về kinh tế, chính trị, xã hội (1959-1978). Đường lối “ba ngọn cờ hồng”
của Mao Trạch Đông đã làm đảo lộn tất cả trật tự đời sống- xã hội, chính trị,
văn hóa.... của nhân dân Trung Quốc thời bấy giờ.
Ngày 1.10.1949 Nước CHND Trung Hoa ra đời đã mở ra trang sử mới
cho đất nước Trung Quốc với những sự kiện khởi đầu của công cuộc khôi
phục và phát triển đất nước. Mười năm xây dựng chế độ mới (1949-1958) đã
đem lại nhiều thành tựu lớn cho Đảng và nhân dân Trung Quốc, những tưởng
từ đây ước mong được sống yên ổn dưới ngọn cờ hịa bình của nhân dân sẽ
thành hiện thực, nhưng chẳng bao lâu sau khi Mao Trạch Đông chính thức
đưa ra đường lối " ba ngọn cờ hồng" 1958, Trung Quốc đã từng bước bị lún
sâu vào một cơn khủng hoảng trầm trọng. “Đại cách mạng văn hóa” là minh
chứng rõ ràng và tiêu biểu nhất cho sự khủng hoảng đó. Có thể xem đại cách
mạng văn hóa là "vết thương trầm trọng" đối với đất nước, con người Trung
Quốc không chỉ về thể chất mà cả về tinh thần, khơng chỉ gây tác động tức
thời mà cịn gây lên những hệ quả sâu sắc, lâu dài cho tới mãi sau này. Mười
năm đại cách mạng văn hóa đã tàn phá không thương tiếc những thành tựu mà
nhân dân Trung Quốc đã tạo dựng trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị ,
văn hóa - xã hội....về chính trị tình trạng tranh chấp quyền lực giữa các phe
phái trong nội bộ Đảng đã gây ra những mâu thuẫn, xung đột sâu sắc, phức
tạp thậm chí dẫn tới sự tàn sát khốc liệt lẫn nhau. Cục diện hỗn loạn, đau
thương đó kéo dài đã gây ra những tổn thất cực kỳ to lớn đối với Trung Quốc
trong cơng cuộc thi hành chính sách mới. Từ ngun nhân trên dẫn đến nền
kinh tế khơng được quan tâm thích đáng, bắt đầu có sự phát triển lệch lạc
chệch hướng, mang lại tác hại nặng nề đến nền văn hoá Trung Quốc, để lại
1


nhiều hậu quả ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của nhân dân Trung

Quốc suốt một thời gian khá dài.
Đường lối “ba ngọn cờ hồng” có vị trí rất quan trọng đối với lịch sử
Trung Quốc. Tìm hiểu sự kiện lịch sử nổi bật này, người nghiên cứu không
chỉ hiểu rõ về những tác động sâu sắc của nó mà quan trọng hơn là thấy được
sức mạnh vươn lên của nhân dân Trung Quốc sau bão táp cách mạng, đặc biệt
là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản Trung Quốc sau khi đại cách
mạng văn hoá chấm dứt (1976). Sau Khi “bè lũ bốn tên” bị tiêu diệt tình hình
chính trị ổn định trở lại, đến tháng 12/1978 Hội nghị trung ương Đảng cộng
sản Trung Quốc lần thứ 3 khố XI mở đầu cho cơng cuộc khôi phục, củng cố
lại đất nước. Chỉ sau 10 năm (1978-1988) nền kinh tế Trung Quốc lại phục
hồi và tăng trưởng nhanh. Thành tựu đó khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của
Đảng cộng sản Trung Quốc và sức mạnh vươn lên của toàn thể nhân dân
Trung Quốc từ quá khứ đau thương “đường lối ba ngọn cờ hồng” có tầm ảnh
hưởng sâu sắc không chỉ đối với Trung Quốc mà còn tác động to lớn đến một
số quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Do đó, khi nghiên cứu về đại đường
lối “ba ngọn cờ hồng” tôi hy vọng sẽ có thêm cơ sở để hiểu rõ thêm về một số
sự kiện có liên quan đến nước ta và cả tình hình thế giới xảy ra trong cùng
thời gian với đại cách mạng văn hoá Trung Quốc Trung Quốc. Đó là một
trong những chiếc nơi của nền văn minh nhân loại, đất nước này đã tạo lập
nên lịch sử của mình với những thành tựu đáng tự hào. Tìm hiểu về văn hố
Trung Quốc ln là cơng việc địi hỏi sự đầu tư nghiêm túc, kiên trì, tỉ mỉ, và
khảo cứu qua nhiều tài liệu để có góc nhìn khách quan và chính xác.
2. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan
- Giáo trình Lịch sử thế giới
- Báo điện tử Đảng cộng sản Việt nam

2


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích: Tìm hiểu về đường lối “ba ngọn cờ hồng” của Mao
Trạch Đông
3.2 Nguyên nhân và bài học đút rút từ đường lối “ba ngọn cờ hồng”
của Mao Trạch Đông
Để đạt được nhiệm vụ đó đề tài cần giải quyết các vấn đề sau:
Chương 1: Bối cảnh, tiến trình của “đường lối ba ngọn cờ” Mao Trạch
Đơng
Chương 2: Nội dung chính của “đường lối ba ngọn cờ” Mao Trạch
Đông
Chương 3: Kết quả
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng: “đường lối ba ngọn cờ” Mao Trạch Đông
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Trung Quốc từ 1959 đến 1978

3


CHƯƠNG I: BỐI CẢNH, TIẾN TRÌNH CỦA
“ĐƯỜNG LỐI BA NGỌN CỜ” MAO TRẠCH ĐƠNG
1.1. Khái qt về Mao Trạch Đơng
Mao Trạch Đông sinh ngày 26/12/1893 (năm
Quý Tỵ), trong một gia đình nơng dân nghèo ở
Thiền Sơn tỉnh Hồ Nam, miền Nam Trung
Quốc, mất tại Bắc Kinh ngày 9/9/1976, thọ 83
tuổi. Là nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và Nhà
nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa - một
trong những nhân vật chính trị nổi bật nhất
trong lịch sử hiện đại Trung Quốc. Ông là lãnh
tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Trung Quốc
(ĐCSTQ), một trong những người sáng lập

ĐCSTQ từ tháng 7/1921; là người có cơng lao to lớn trong việc thống nhất
lục địa Trung Quốc và đưa các dân tộc Trung Hoa tiến hành xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Ông trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa (CHNDTH) kể từ ngày tuyên bố thành lập (1/10/1949). Sau
ngày thành lập nước, Mao Trạch Đông trở thành vị Chủ tịch nước đầu tiên
của nước Cộng hồ Nhân dân Trung Hoa. Lãnh đạo cơng cuộc xây dựng xã
hội xã hội chủ nghĩa đất nước, Mao Trạch Đơng đề ra nhiệm vụ tiêu diệt
cuộc sống đói khổ, bệnh tật và dốt nát. Năm 1958, phát động phong trào Đại
nhảy vọt và Công xã nhân dân. Năm 1966, phát động Đại cách mạng văn
hố vơ sản. Năm 1974, đề xướng thuyết "Ba thế giới". Chính những chính
sách này là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra thời kỳ khủng hoảng
cho Trung Hoa Dân Quốc. Công lao to lớn của Mao Trạch Đông là ở chỗ
ông đã tập hợp được lực lượng quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của
ĐCSTQ, thống nhất được đất nước Trung Quốc rộng lớn.

4


1.2. Bối cảnh lịch sử
1.2.1. Bối cảnh trong nước
Cuộc nội chiến lần thứ 3 (1946-1949) giữa Đảng cộng sản Trung Quốc
với Quốc dân đảng kết thúc, thắng lợi thuộc về Đảng cộng sản Trung Quốc.
Ngày 1.10.1949 nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời. Thắng lợi của
cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân Trung Quốc năm 1949 là một
trong những sự kiện to lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử thế giới kể
từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Đối với dân tộc Trung Quốc, thắng lợi này
đã kết thúc hơn 100 năm Trung Quốc bị tư bản nước ngoài thống trị, chấm
dứt 30 năm nội chiến của cuộc cách mạng dân chủ mới đưa 1/4 dân số thế
giới bước vào ngưỡng của của kỉ nguyên mới- kỉ nguyên độc lập tự do và tiến
lên chủ nghĩa xã hội. Sau thắng lợi lớn đó Đảng, và Nhà nước Trung Quốc

lãnh đạo đất nước đi theo đường lối đúng đắn, bắt đầu công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước và đã đạt được rất nhiều thành tựu về mọi mặt đặc biệt là
về kinh tế. Từ năm 1956 khi cách mạng Trung Quốc có những bước phát triển
mạnh mẽ thì nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc và những người lãnh đạo Nhà
nước bắt đầu nảy sinh những bất đồng trên các vấn đề về đường lối xây dựng
chủ nghĩa xã hội cũng như các vấn đề quốc tế.
Từ cuối năm 1957, sau khi tham dự Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng
sản và Công nhân ở Mátxcơva, Mao Trạch Đông triệu tập Hội nghị Trung
ương Đảng đề ra đường lối "đại nhảy vọt" với phương châm "nhanh, nhiều,
tốt, rẻ xây dựng chủ nghĩa xã hội". Đầu năm 1958, Mao Trạch Đơng chính
thức đưa ra đường lối "ba ngọn cờ hồng" gồm: đường lối chung, đại nhảy vọt
và cơng xã nhân dân.
1.2.2 Hồn cảnh quốc tế
Tình hình thế giới thời điểm này đang chuyển biến mạnh mẽ với các sự
kiện quan trọng. Chủ nghĩa xã hội đang dần trở thành một hệ thống, chủ nghĩa
tư bản khơng cịn là thể chế chính trị duy nhất tồn tại nữa. Sau khi Liên bang
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xơ Viết chính thức được thiết lập, đây được coi là
địn tấn cơng trực diện đầu tiên vào phe tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa xã hội5


xã hội lí tưởng cho nhân dân lao động khơng chỉ tồn tại trên lý thuyết mà đã
trở thành thực tiễn. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, mặc dù cịn nhiều khó
khăn song nhân dân Liên Xơ với tinh thần tự lực tự cường đã tiến hành công
cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cho chủ nghĩa xã
hội. Với các kế hoạch 5 năm, Liên Xô đã thu được nhiều thành tựu mới trong
các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự, nên đã củng cố - lòng tin của
quần chúng về mơ hình xã hội mới xứng đáng là thành trì vững chắc của chủ
nghĩa xã hội. Hơn nữa lúc này, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa và các nước phụ thuộc đang phát triển mạnh mẽ, gây nên
những tổn thất nặng nề cho kẻ đi xâm lược. Phong trào đấu tranh giải - phóng

dân tộc phát triển đưa đến kết quả là nhiều quốc gia được giải phóng tiêu biểu
là sự kiện 17 quốc gia ở Châu Phi được độc lập năm 1960 (cịn gọi là năm
Châu Phi) có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh trên thế giới. Tiếp
theo Liên Xô, một số quốc gia sau khi giành được độc lập cũng đi theo con
đường xã hội chủ nghĩa như: Việt Nam, Cu Ba, ... có thể thấy rằng hệ thống
xã hội chủ nghĩa lúc này đã trở nên hùng mạnh hơn lúc nào đó là mối đe dọa
đối với phe tư bản chủ nghĩa.
Giai đoạn từ 1950 đến 1973 các nước tư bản chủ nghĩa phát triển về
kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự, tiêu biểu là Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu, làm
xuất hiện 3 trung tâm kinh tế chính trị lớn nhất thế giới. Trên thế giới lúc này
tồn tại song song hai hệ thống chính trị đối lập nhau là xã hội chủ nghĩa đứng
đầu là Liên Xô và tư bản chủ nghĩa đứng đầu là Mĩ. Trước sự lớn mạnh của
chủ nghĩa xã hội và phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, Mĩ và các nước tư bản
phương Tây rất lo sợ, phải tìm biện pháp đối phó. Vào tháng 3 năm 1947 tổng
thống Mỹ Truman đọc diễn văn trước quốc hội chính thức phát động cuộc
“chiến tranh lạnh chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Với cuộc
“chiến tranh lạnh” Mỹ đã tăng cường thành lập các căn cứ quân sự và khối
quân sự trên toàn cầu. Mỹ cịn liên minh chính trị, qn sự với Nhật, liên
minh quân sự Tây bán cầu gây sức ép mũi nhọn vào Liên Xô và các nước xã
hội chủ nghĩa khác. Mỹ còn ra sức chạy đua vũ trang để chuẩn bị cho cuộc
6


chiến tranh tổng lực tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa... Như
vậy, việc Mỹ phát động cuộc chiến tranh lạnh” đã làm cho tình hình thế giới
trở nên vô cùng căng thẳng, phức tạp. Trước khi “đại cách mạng văn hoá”
diễn ra, Trung Quốc chịu sự tác động rất lớn của tình hình thế giới, trong đó
có cả tác động tích cực cũng như những tác động tiêu cực. Mặt tích cực sẽ
thúc đẩy nhân dân Trung Quốc nỗ lực xây dựng và củng cố đất nước về mọi
mặt. Mặt tiêu cực là làm xuất hiện trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc tư

tưởng chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn... gây ra hậu quả nghiêm trọng
cho đất nước Trung Quốc. Đường lối “ba ngọn cờ hồng và “đại cách mạng
văn hóa” bùng nổ khơng phải là một lẽ ngẫu nhiên mà đó là một q trình tích
hợp của nhiều yếu tố, trong đó mâu thuẫn nội tại có vai trị nhất định, cịn tình
hình thế giới có tác dụng thúc đẩy “đại cách mạng văn hóa’’diễn ra nhanh
chống hơn. Song cả hai yếu tố đều quan trọng bởi sự hỗ trợ của chúng quyết
định đến quy mô, thời gian và hậu quả của toàn bộ sự kiện lịch sử này.

7


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHÍNH CỦA
“ĐƯỜNG LỐI BA NGỌN CỜ” MAO TRẠCH ĐƠNG
2.1. “Đường lối ba ngọn cờ” là gì?
Theo chủ tịch nước CHND Trung Hoa Mao Trạch Đông Đường lối
"Ba ngọn cờ hồng" bao gồm các đường lối là đường lối chung, đại nhảy vọt
và công xã nhân dân. Đường lối chung nêu rõ "dốc hết tinh thần hăng hái, cố
gắng vươn lên hàng đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với phương châm nhanh,
nhiều, tốt, rẻ". Với tham vọng của Trung Quốc kế hoạch “Đại nhảy vọt” sẽ là
hy vọng để đưa Trung Quốc phát triển vượt bậc so với các cường quốc.
2.2. Nội dung Đường lối “ba ngọn cờ” của Mao Trạch Đông
Đường lối cải cách Kế hoạch "đại nhảy vọt" đã thay đổi những chỉ tiêu
của kế hoạch 5 năm lẩn thứ II và Đại hội VIII Đảng Cộng sản Trung Quốc đề
ra:
- Về công nghiệp: Tăng sản lượng thép lên 20 lần trong khi kế hoạch
đề ra chỉ có tăng 2 lần),
- Về nơng nghiệp: Sản xuất nông nghiệp 2,5 lần (kế hoạch đề ra tăng
có 35%) ...
Việc thực hiện đường lối "ba ngọn cờ hồng", đặc biệt việc xây dựng
công xã nhân dân (sáp nhập các hợp tác xã thành công xã nhân dân, thực hiện

chế độ "bao cấp", lao động quân sự hóa).
❖ Nguyên nhân thất bại:
Từ năm 1956, khi cách mạng Trung Quốc có những bước phát triển
mạnh mẽ thì nội bộ Đảng và khơng ít lãnh đạo bắt đầu nảy sinh những bất
đồng trên các vấn đề về đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, cũng như các
vấn đề quốc tế. Tình trạng bất ổn định của Trung Quốc thực sự bắt đầu từ
năm 1958, khi Mao Trạch Đơng chính thức phát động “Ba ngọn cờ hồng”.
Chủ tịch Mao Trạch Đơng cho rằng, con người vững được nhờ có bộ xương
sống, đất nước phải mạnh về gang thép - Trung Quốc phải vượt Liên Xô và
Mỹ trong lĩnh vực này. Tư tưởng “giản dị” này đã khiến 100 triệu người, chủ
yếu là nông dân phế bỏ ruộng mùa trong năm đầu của Đại nhảy vọt để xây
8


dựng hàng trăm nghìn lị đúc gang, thép. Nhưng vì không hiểu biết về kỹ
thuật đúc gang, thép và không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật nên sản phẩm làm ra
không dùng được phải vứt bỏ.
Đại nhảy vọt đã đưa ra một loạt chính sách phi lý như “đạt sản lượng
lương thực 75.000 kg/ha”, “nhân đôi sản lượng thép” và “vượt Anh trong
vòng 10 năm và Mỹ trong vòng 15 năm”. Đại nhảy vọt đã khiến người dân
tham gia sản xuất thép, nơng dân bỏ hoang ruộng vườn. Những chính sách
này đã gây ra nạn đói khắp đất nước, nhưng lại được giải thích một cách
chính thức là “3 năm thiên tai”. “Ba năm thiên tai” 1960, 1961 và 1962 được
nói đến trong sách giáo khoa thực chất là hậu quả trực tiếp của những chiến
dịch nhằm gia tăng sản lượng lúa gạo trên tồn quốc. Nạn đói lớn được miêu
tả: Nhiều ngơi làng nhỏ bị chết sạch vì người dân bị chết đói. Người ta ăn tất
cả mọi thứ, gia đình nào cũng có người chết. Xác chết nằm ngổn ngang khắp
nơi khiến người ta bắt đầu ăn thịt lẫn nhau, kể cả người còn sống và thân
nhân. Nhưng tin tức bị bưng bít, dân quân canh gác ngày đêm để không cho
người dân đi xin ăn và báo cáo với giới chức cấp cao. Khi nông dân cướp ngũ

cốc trong kho lương thực vì q đói thì họ bị bắn với lý do “phần tử phản
cách mạng”.
Đường lối này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Cuối năm 1958, nạn
đói diễn ra trầm trọng làm 30 triệu người chết, đồng ruộng bị bỏ hoang, các
nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa vì thiếu ngun liệu... Hậu quả của đường
lối “ba ngọn cờ hồng” buộc các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải tìm biện pháp
để khắc phục.
❖ Kết quả
"Đại nhảy vọt" đã làm cho nền kinh tế của Trung Quốc bị đảo lộn, hỗn
loạn, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Cuối năm 1958, nạn đói diễn ra
trầm trọng, khoảng 37 triệu người chết đói. Đồng ruộng bỏ hoang, nhà máy bị
đóng cửa vì thiếu ngun liệu, lương thực và phải tập trung vào "luyện thép"
(năm 1958 được gọi là năm "lấy sản xuất thép làm cương lĩnh hoạt động", và
toàn dân phải tham gia luyện thép để đạt sản lượng 18 triệu tấn thép).
9


Tình trạng bất ổn định của Trung Quốc thực sự bắt đầu từ năm 1958
khi Mao Trạch Đơng chính thức phát động đường lối “ba ngọn cờ hồng”.
Đường lối này bao gồm: “đường lối chung”, “đại nhảy vọt” (trong công
nghiệp) và “công xã nhân dân” (trong nông nghiệp). Đường lối “ba ngọn cờ
hồng” là sự biểu hiện của tư tưởng, ý chí, nóng vội, chủ quan, muốn đốt cháy
giai đoạn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc.
2.3. Tiến trình của đại cách mạng văn hóa
Cuộc đại cách mạng văn hóa diễn ra từ tháng 5 năm 1966 đến tháng 7
năm 1976 được chia làm 3 giai đoạn cụ thể
2.3.1 Giai đoạn thứ nhất (16.5.1966 - Đại hội IX của Đảng Cộng sản
Trung Quốc 4.1969)
Đây là giai đoạn khởi đầu cho cuộc đại cách mạng văn hóa. Dấu hiệu
của việc phát động thể hiện qua Hội nghị mở rộng của Bộ chính trị 5.1966

theo chỉ thị của chủ tịch Mao Trạch Đông ngày 16.5.1966, Hội nghị đã chính
thức phát động cuộc đại cách mạng văn hóa vơ sản (gọi tắt là cách mạng văn
hóa). Hội nghị Bộ chính trị mở rộng tháng 5.1966 do Lưu Thiếu Kỳ chủ trì.
Hội nghị nhận định ở Trung ương và các địa phương đang có một loạt cán bộ
lãnh đạo văn hóa đi theo giai cấp tư sản, chống Đảng, chống CNXH. Thông
cáo của hội nghị kêu gọi "giương cao ngọn cờ đại cách mạng văn hóa vơ sản,
vạch trần lập trường tư sản, phản động của những học giả đầy quyền uy, phê
phán triệt để tư tưởng tư sản phản động của chúng thể hiện trong các giới học
thuật, giáo dục, báo chí, văn nghệ, xuất bản, giành lại quyền lãnh đạo lĩnh vực
văn hóa từ tay bọn chóng " [(7),339]. Hội nghị đã thành lập Tiểu tổ cách
mạng văn hóa gồm Trần Bá Đạt (ủy viên Bộ Chính trị, tổ trưởng), Khang
Sinh (Cố vấn), Giang Thanh, Trương Xuân Kiều (tổ phó) và các thành viên:
Vương Lực, Quan Phong, Thích Bảo Vũ. Diêu Văn Nguyên... Trên thực tế,
Tiểu tổ cách mạng văn hóa này đã thay thế Bộ chính trị và Ban bí thư điều
hành mọi cơng việc của Trung ương Đảng Bản thơng cáo của Hội nghị Bộ
chính trị mở rộng (thông tư 16.5) đã làm dấy lên một làn sóng chính trị mang
tính chất bạo lực và vơ chính phủ trong cả nước. Đại Học Bắc Kinh trở thành
10


nơi châm ngòi cho sự biến nay. Đầu tháng 8 -1966, tại hội nghị Trung ương
XI khóa VII, Mao Trạch Đông đã phê phán Lưu Thiếu Kỳ cử đội công tác về
đại học Bắc Kinh là "đứng trên Bộ trưởng của giai cấp tư sản!". Mao trạch
Đông nhiệt liệt ủng hộ hoạt động chống đối của học sinh, sinh viên bấy giờ
được tổ chức thành “Hồng Vệ Binh” nổi dậy chống đối các cấp lãnh đạo, cho
rằng " tạo phản chống bọn phản động là có lý”. Ngày 18- 8 1966, Hội nghị
Trung ương XI khóa VII Đấng Cộng sản Trung Quốc chính thức thơng qua
quyết định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về đại
cách mạng văn hóa Vơ sản (gọi tắt là "nghị quyết 16 điều"). Đây là văn kiện
chính thức đầu tiên của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung

Quốc về Cách mạng văn hóa, sau đó cuộc "Đại cách mạng văn hóa Vơ sản "
tràn khắp đất nước. Tất cả các trường trung học và đại học ở Bắc Kinh đều
thành lập các tổ chức Hồng vệ binh, phong trào Hồng vệ binh nhanh chóng
lan ra cả nước. Ngày 18-8 khoảng 1 triệu quần chúng thủ đơ Bắc Kinh mít
tinh tại quảng trường Thiên An Môn chào mừng "Đại cách mạng văn hóa vơ
sản” Hồng vệ binh là đội qn do Mao Trạch Đông thành lập, thành phần chủ
yếu là những học sinh, sinh viên ở các trường trung học và đại học. Đội qn
này có vai trị bảo vệ công lý, mang nhiệt huyết cách mạng đi khắp đất nước
xóa bỏ " những cái cũ” nhằm mang lại hịa bình cho đất nước. Sở dĩ có tên gọi
là "Hồng vệ binh” bởi do quan niệm của Mao Trạch Đông cho rằng những lý
tưởng cao đẹp, tương lai của đất nước Trung Quốc đẹp như một màu hồng và
Hồng vệ tinh có trách nhiệm cao cả là phải mang lại màu hồng cho đất nước.
Tổ chức của Hồng vệ binh rất chặt chẽ, đứng đầu là Mao Trạch Đông, dưới
Mao Trạch Đơng gồm các sư đồn, bên dưới sự đồn có các đội quân của
tỉnh, huyện, địa phương, cuối cùng là các đội quân nhỏ được chỉ đạo từ cấp
trên. Đúng như tên gọi của nó: Hồng vệ binh, trong suốt tiến trình "Đại cách
mạng văn hóa vơ sản có quyền hành rất lớn, Đội quân này mang theo tinh
thần” làm phản có lý” lan tỏa đi khắp nước, tiến hành đấu tố, đập phá "tiêu
diệt sạch sành sanh” tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, tập quán cũ ...Họ
đưa Mao Trạch Đông vào chùa chiền, nhà thờ đập phá tượng phật, tượng
11


thánh, nhưng nghiêm trọng nhất là Hồng vệ binh lợi dụng "Đại cách mạng
văn hóa vơ sản” để bắt bớ, đấu tố bức hại nhiều cán bộ ưu tú của Đảng và
Nhà nước, Lưu Thiếu Ki, Đặng Tiểu Bình Trở thành mục tiêu tấn công sở của
một "Đại cách mạng văn hóa Vơ sản”. Cuộc đấu tố bức hại Lưu Thiếu Kỳ là
một điển hình cho sự tàn nhẫn, ngồi ra các vị lãnh đạo cao cấp lão thành của
Đảng, Nhà nước và quân đội như Chu Ân Lai, Chu Đức, Trấn Vân cũng bị
bức hại. Ở những mức độ khác nhau, “thành cơng của đại cách mạng văn hóa

vơ sản” (từ ngày 01 đến 24-4-1969, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành
Đại hội 7, Tháng 7) tham dự đại hội có 1512 đại biểu, tại đại hội Mao Trạch
Đông đọc diễn văn khai mạc : "đại hội là một đại hội đồn kết, một đại hội
thành cơng, sau đại hội sẽ giành được thắng lợi hơn nữa trong cả Nước”.
Đại hội X của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bầu ra Ban Chấp hành
Trung tới gồm 170 ủy viên chính thức và 109 ủy viên dự khuyết, chủ tịch
Đảng là Mao Trạch Đơng, phó chủ tịch là Lâm Bưu... Từ sau Đại hội IX, "Đại
cách mạng văn hóa vô sản" chuyển sang giai đoạn đầu. Lâm Bưu, Giang
Thanh lợi dụng các biện pháp làm trong sạch Đảng để trấn áp, loại trừ các
địch thủ của mình.
2.3.2 Giai đoạn thứ hai
Từ sau giai đoạn thứ nhất, Đại cách mạng văn hóa vơ sản mới chỉ dừng
lại những chủ trương, âm mưu của những kẻ muốn chiếm đoạt quyền lợi cho
riêng cho mình, đó chỉ là những bước mở đầu-căn nguyên của những mâu
thuẫn xung đột về sau.Tuy trong nội bộ Đảng cộng sản Trung quốc đã diễn ra
cuộc tranh giành quyền lực bằng việc đấu tố, bức hại nhiều cán bộ ưu tú của
Đảng, các tổ chức Hồng vệ binh cũng thể hiện khả đúng bản chất của nó song
phải đến giai đoạn sau thì mức độ quyết liệt của Đại cách mạng văn hóa vơ sản
mới bộc lộ rõ. Sự xung đột, tranh chấp quyền lực phát triển đến đỉnh điểm. Lúc
này đấu tranh giữa ai với ai, lý do vì sao và kết quả như thế nào đã trở nên công
khai rõ ràng hơn giai đoạn đầu.
Trong giai đoạn này diễn ra sự kiện tập đoàn phản cách mạng Lâm Bưu
âm mưu làm chính biến vũ trang để nắm quyền lực tối cao (từ năm, 1970 đến
12


1971). Lâm Bưu sau khi được bầu làm phó chủ tịch Đảng đã tập hợp xung
quanh mình những nhân vật hàng đầu trong quân đội: Hoàng vĩnh Thắng
(Tổng tham mưu trưởng), Ngô Pháp Hiến (Tư lệnh không quân), Lý Tác
Bằng (tư lệnh hải quân)...Sau khi phe cánh đã mạnh ý đồ nắm quyền lực cao

nhất của Lâm Bưu thể hiện ở đề nghị tái lập chức chủ tịch nước, nhưng Mao
Trạch Đông phản đối. Quan hệ Mao – Lâm Bưu bắt đầu rạn nứt, Lâm Bưu
quyết định tiến hành đảo chính Mao Trạch Đơng đã sớm nhận được nguồn tin
tình báo về âm mưu của Lâm Bưu. Từ ngày 14 tháng 8 năm 1971 Mao Trạch
Đông tiến hành chuyến đi xuống các tỉnh miền Nam Trung Quốc. Tập đoàn
Lâm Bưu cảm thấy chuyến đi này của Mao là mối đe dọa với họ. Lâm Bưu
lập tức chuẩn bị kế hoạch đảo chính với hai phương án đã vạch sẵn. Phương
án thứ nhất là ám sát Mao Trạch Đông khi qua Thượng Hải, đồng thời ra tay
tại Bắc Kinh sau đó tuyên bố Lâm Bưu lên thay thế Phương án thứ hại là: nếu
kế hoạch ám sát thất bại thì rút xuống Quảng Châu thành lập Trung ương
riêng. Những âm mưu và kế hoạch của Lâm Bưu đã bị bại lộ. Mao Trạch
Đơng nhờ đó đã làm thay đổi tình thế, kế hoạch ám sát của Lâm Bưu thất bại,
phải chuyển sang phương án thứ hai là rút xuống Quảng Châu. Những
phương án này cũng đã bị Chu Ân Lai biết và ngăn chặn. Lúc 1h50 phút sáng
ngày 13 tháng 9 năm 1971 trong tình trạng nguy cấp Lâm Bưu cùng gia đình
lên máy bay, bay theo hướng Bắc. Nhưng vừa bay khỏi lãnh thổ Trung Quốc
thì rơi xuống lãnh thổ Mơng Cổ. Lâm Bưu cùng gia đình và tồn bộ đồn tùy
tùng đều tử nạn. Sau này, vụ đảo chính này thường được gọi là "sự kiện 13
tháng 9". Sau "sự kiện 13 tháng 9" một cuộc " chỉnh phong" phê phán Lâm
Bưu được triển khai. Lâm Bưu bị phê phán là "phần tử xét lại" có hoạt động
chia rẽ bè phái. Sau đó, Chu Ân Lai chủ trì cơng tác hàng ngày của Trung
ương Đảng, một số đồng chí khác như: Đặng Tiểu Bình, Trần Vân, Vương
Chân.... cũng được khôi phục lại chức vụ. Tuy vậy, sai lầm của "đại cách
mạng văn hóa vơ sản" vẫn khơng được nhận thức và cứu chữa. Từ ngày 24
đến 28 tháng 8 năm 1973, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X, Báo cáo chính trị tại Đại hội lên án tập đồn
13


phản động Lâm Bưu, phân tích tình hình và nhiệm vụ của Đảng. Báo cáo

chính trị vẫn quán triệt quan điểm" tiếp tục cách mạng dưới nền chun chính
vơ sản ", kiên trì "đại cách mạng văn hóa vơ sản", nhấn - mạnh tính chất lâu
dài của đấu tranh trong nội bộ Đảng ...như vậy, tại Đại hội X của Đảng Cộng
sản Trung Quốc những sai lầm của "Đại cách mạng văn hóa vơ sản" vẫn chưa
được nhận thức và sửa chữa. Đại hội đã đưa Vương Hồng Vân lên giữ chức
phó chủ tịch Trung ương Đảng. Nhóm Giang Thanh, Trường Xuân Kiều,
Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn kết thành" bè lũ " bốn tên" (tư nhân
bang) bảo hiệu mét, chuỗi xung đột quyết liệt ngay sau đó trong nội bộ Đảng
Cộng sản Trung Quốc.
2.3.3 Giai đoạn thứ ba (từ Đại hội X tháng 8, 1973 đến tháng
10,1976)
Từ sau Đại hội X đấu tranh trong nội bộ Đảng vẫn tiếp tục gay gắt, chủ
yếu là giữa phải cực tả (bè lị bồn tên) với lực lượng chính thống trong Đảng
phần lớn là những cán bộ lão thành, tiêu biểu là Chu Ân Lai. Với nội dung tán
thành Tần Thuỷ Hoàng và không tán thành Khổng Tử, tư tưởng "nhố Khổng "
của Mao Trạch Đơng vừa xuất hiện thì ngay lập tức nó đã bị bọn Giang
Thanh lợi dụng để phát động phong trào " phế Lâm, phế Khổng". Hội nghị
Trung ương II khoá X của Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 1-1975) đã bầu
Đặng Tiểu Bình làm phó chủ tịch Ban chấp hành Trung ương uỷ viên thường
vụ Bộ chính trị. Cho đến lúc này, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình đã trở thành
trụ cột của bộ máy nhà nước…Ngày 8 tháng 1 năm 1976 Chu Ân Lai từ trần.
Ngày 21 tháng 1, Mao Trạch Đơng và bộ chính trị quyết định cử Hoa Quốc
Phong giữ chức Thủ tướng và chủ trì cơng tác hàng ngày của Trung ương
Đảng. Ngày 04 tháng 04 năm 1976 có khoảng 2 triệu lượt người tới quảng
trường Thiên An Môn dâng hoa tưởng niệm cố Thủ tướng Chu Ân Lai. Ngay
tối hơm đó, Hoa Quốc Phong triệu tập cuộc họp Bộ chính trị. Hội nghị quyết
định ngay trong đêm đó dọn hết các vịng hoa đi chỗ khác và được Mao Trạch
Đơng phê chuẩn, lập tức các vòng hoa được dọn đi. Sáng hôm sau quần chúng
rất phẫn nộ, dẫn tới cuộc xung đột giữa quần chúng với cảnh sát và dân binh.
14



Ngay sau đó lực lượng bảo vệ được điều đến bao vây quảng trường, giải tán
đám đông. Tối ngày 07 tháng 04, Bộ chính trị họp lên án" hoạt động phản
cách mạng" trên quảng trường Thiên An Môn và theo đề nghị của Mao Trạch
Đông, Hội nghị quyết định cử Hoa Quốc Phong làm phó chủ tịch thứ nhất
Ban chấp hành quyết định cử Hoa Quốc Phong làm phó chủ tịch thứ nhất Ban
chấp hành Trung ương Đảng và Thủ tướng chính phủ, cách mọi chức vụ trong
Đảng và chính quyền của Đặng Tiểu Bình. Ngày 09 tháng 09 năm 1976 Mao
Trạch Đông từ trần. Ngay sau khi chủ tịch Mao Trạch Đông từ trần nội bộ
Đảng và Nhà nước Trung Quốc diễn ra cuộc đấu tranh quyền lực phức tạp và
quyết liệt.
Hội nghị cử Lưu Thiếu Kỳ làm chủ tịch nước thay thế Mao Trạch Đông
và thành lập tổ sửa sai để sửa chữa những sai lầm và hậu quả do đường lối
"Ba ngọn cờ hồng" gây nên.
Đầu tháng 8 năm 1966, cuộc "Đại cách mạng văn hóa vơ sản" bắt đầu
cuộc “Đại cách mạng văn hóa vơ sản" đã làm cho hàng chục triệu người bị tàn
sát hoặc xử lí oan ức, gây nên một cục diện hỗn loạn, đau thương trong lịch
sử Trung Quốc. Đại hội lần thứ IX Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tháng 41969 đánh dấu cuộc Cách mạng văn hóa vơ sản đã kết thúc về cơ bản. Suốt từ
năm 1969 đến 1976, nghĩa là từ sau Đại hội IX đến lúc Mao Trạch Đông qua
đời và bè lũ 4 tên (Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn, Diêu
Văn Nguyên) bị lật đổ, đường lối "Ba ngọn cờ hồng" được tiếp tục thực hiện.
Kết quả
Là tình hình kinh tế - xã hội của Trung Quốc ngày càng đen tối, hỗn
loạn.
Sau khi Mao Trạch Đông mất (9 - 9 - 1976), Hoa Quốc Phong - Diệp
Kiếm Anh - Đặng Tiểu Bình lật đổ bè lũ 4 tên ngày 6 - 10 - 1976. Tháng 8 1977, Đại hội XI Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định quyền lực của Hoa
Quốc Phong, Đặng Tiểu Bình, Diệp Kiếm Anh. Sau đó, Đặng Tiểu Bình lên
nắm cương vị lãnh đạo.
Trong những năm từ 1968 đến 1978, những người lãnh đạo Trung

15


Quốc không đề ra kế hoạch kinh tế - xã hội dài hạn mà chỉ có những kế hoạch
hàng năm, rồi sau đó lại mất mấy năm để điều chỉnh lại. Đồng thời trong nội
bộ giới lãnh đạo vẫn tiếp tục diễn ra nhiều cuộc thanh trừng, lật đổ lẫn nhau.

16


KẾT LUẬN
Mặc dù kết thúc từ cuối năm 1976, nhưng phải sau một thời gian tiến
hành chính sách “cải cách và cởi mở”, đến năm 1981, Trung Quốc mới
chính thức cơng nhận: “Cách mạng văn hóa” khơng phải và khơng thể là một
cuộc cách mạng hoặc tiến bộ xã hội theo bất cứ ý nghĩa nào. Ngày
12/8/1966, Hội nghị lần thứ 11 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Trung Quốc khóa 8 kết thúc ở Bắc Kinh sau khi thơng qua quyết định về
“Cách mạng văn hóa”. 46 năm sau (12/8/2012), thập kỷ (1966-1976) đầy
biến động của “Cách mạng văn hóa” vẫn tiếp tục được đánh giá ở Trung
Quốc cũng như trên thế giới theo nhiều cách khác nhau.

17


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Hảo đã giúp đỡ em trong
việc tổng hợp và khai thác thông tin một cách hiệu quả nhất. Cảm ơn cơ đã
tận tình giảng dạy và chỉ bảo trong suốt thời gian diễn ra môn học và giúp em
hồn thành tốt bài tiểu luận này.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian nghiên cứu có

hạn nên bài tiểu luận của em khơng tránh khỏi những sai sót. Do đó, một lần
nữa em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ để em có điều kiện hồn
thiện hơn kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

18



×