Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Tiểu luận lịch sử thế giới công cuộc cải cách mở cửa của trung quốc từ năm 1978 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.22 KB, 29 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
ĐỀ TÀI:
CÔNG CUỘC CẢI CÁCH MỞ CỬA CỦA TRUNG QUỐC TỪ NĂM
1978 ĐẾN NAY


MỤC LỤC
CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1

Chương I: SỰ RA ĐỜI CỦA NƯỚC CỘNG HỊA NHÂN DÂN TRUNG
HOA
5
1.1. Cuộc đấu tranh giành hịa bình, dân chủ

5

1.2. Nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa ra đời

7

CHƯƠNG II: CÁC GIAI ĐOẠN THĂNG TRẦM CỦA CỘNG HÒA
NHÂN DÂN TRUNG HOA

10

2.1. Trung Quốc từ 1949 đến 1959

10



2.2. Trung Quốc từ 1959 dến 1978

11

CHƯƠNG III : CÔNG CUỘC CẢI CÁCH MỞ CỬA CỦA TRUNG
QUỐC NĂM 1978

14

3.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc

14

3.3. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm

22

KẾT LUẬN

26

TÀI LIỆU THAM KHẢO

27


CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ và

bề dày lịch sử lâu đời với diện tích chiếm phần lớn khu vực Đông Á, giáp với
Việt Nam với số dân đông nhất thế giới.
Kinh tế
Trung Quốc ngày nay đã vươn lên trở thành cường quốc kinh tế lớn
mạnh chỉ đứng sau Mỹ, quốc gia này được mệnh danh là “công xưởng của thế
giới” với hàng loạt các nhà máy, trụ sở của rất nhiều tập đoàn trên tồn cầu.
Trung Quốc có mối quan hệ giao dịch thương mại khắng khít với các quốc gia
Châu

Á.

Đồng thời, đóng vai trị quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tồn khu
vực. Đó cũng là lý do khiến cho Trung Quốc trở thành một trong những điểm
đến lý tưởng để học tập về khối ngành kinh tế, sản xuất, logistics, khoa học kỹ
thuật, công nghệ,…
Nền giáo dục của Trung Quốc được thế giới công nhận với chất lượng
đào tạo vượt trội. Quốc gia này nằm trong top 10 thế giới về giáo dục. Trong
đó, Đại học Thanh Hoa ln thuộc top 30 trong danh sách 100 trường đại học
hàng đầu thế giới.
Học sinh Trung Quốc thường đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc
tế. Truyền thống giáo dục, học tập là một trong những nét văn hóa đặt trưng
và là niềm tự hào của người dân Trung Hoa. Ngày nay, Trung Quốc đang đẩy
mạnh quốc tế hóa giáo dục. Các trường đại học được đầu tư với quy mô lớn.
Các ngành học mở rộng ra nhiều lĩnh vực và chuyên ngành khác nhau để phục
vụ nhu cầu của thị trường.
Trung Quốc đề ra chiến lược phát triển nền giáo dục với phương châm:
hướng về hiện đại, hướng về tương lai và hướng ra thế giới. Hiện nay, có rất
nhiều trường đại học lớn của các nước phát triển phương Tây đặt trụ sở tại
Trung Quốc. Ví dụ: Trường Quản trị Khách sạn Blue Mountains – Úc, Tổ
1



chức Giáo dục Quốc tế INTO,…). Điều này giúp du học sinh Việt Nam nói
riêng và Châu Á nói chung có cơ hội được tiếp cận nền giáo dục chuẩn quốc
tế với chi phí vơ cùng phù hợp.
Các trường đại học tại Trung Quốc có những khóa đào tạo sử dụng
100% tiếng Anh. Sinh viên cũng có cơ hội được học và nâng cao khả năng
tiếng Trung. Đồng thời, dễ dàng chuyển tiếp sang các trường đại học danh
tiếng tại Úc, Anh, Mỹ,.. Văn hóa
Ngày nay, Trung Quốc được xem là cái nơi của văn hóa nhân loại với
bề dày lịch sử và kho tàng văn hóa đồ sộ. Bản sắc văn hóa đậm đà được bảo
tồn và phát triển từ hàng nghìn năm đến nay. Việt Nam cũng là quốc gia có
nhiều điểm văn hóa tương đồng với Trung Quốc. Do đó, các bạn học sinh,
sinh viên khi đi du học tại quốc gia này đều không quá bỡ ngỡ vì khác biệt
văn hóa.
Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất thế giới. Tiếng Trung là ngôn
ngữ được người bản địa sử dụng nhiều nhất. Và là một trong 3 thứ tiếng phổ
biến trên toàn cầu. Ngày này, tồn cầu hóa cũng như sự giao thương mạnh mẽ
giữa Việt Nam và Trung Quốc khiến cho việc thành thạo tiếng Trung là một
lợi thế lớn của người lao động. Bản sắc văn hóa đậm đà được bảo tồn và phát
triển từ hàng nghìn năm đến nay.
Ngơn ngữ
Mặc dù Trung Quốc có đến 292 ngơn ngữ nhưng phổ biến nhất là chữ
Hán (ngữ hệ Hán-Tạng, Ngô, Việt, Mân, Tương, Cám và Khách Gia). Ngồi
ra cịn có ngơn ngữ thuộc nhánh Tạng-Miến (Tạng, Khương, Lô Lô), ngữ hệ
Tai-Kadai (tiếng Tráng, H’Mông-Miền và Nam Á), ngữ hệ Altai (tiếng Mông
Cổ), ngữ hệ Turk (tiếng Duy Ngô Nhĩ), Tiếng Triều Tiên và tiếng Sarikoli…
Tín ngưỡng tơn giáo
Trung Quốc là quốc gia đa dạng về tín ngưỡng tơn giáo. Tuy vậy, Phật
Giáo Đại Thừa vẫn là tôn giáo phổ biến nhất tại đây. Ngồi ra cịn có các giáo

khác như Lão giáo, Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Nho giáo, Hồi giáo…
2


Văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng sâu sắc bởi Khổng Giáo, Phật Giáo và Đạo
Giáo. Vì vậy, đa số người dân Trung Hoa vẫn còn giữ phong tục thời cúng tổ
tiên cũng như văn hóa của Trung quốc truyền thống. Quốc gia này cũng ít bị
ảnh hưởng của các nền văn hóa Phương Tây với những nét văn hóa cổ truyền
được bảo tồn và gìn giữ đến ngày nay.
Du lịch Trung Quốc
Trung Quốc là đất nước có bề dày lịch sử, văn hóa tồn tại hàng ngàn
năm. Quốc gia này cũng có lãnh thổ rộng lớn, thiên nhiên trù phú và đa dạng
với những địa điểm tham quan thú vị. Nếu là người u thích đi du lịch, bạn
khơng nên bỏ qua đất nước Trung Quốc nhé!
Trung Quốc là một đất nước láng giềng với Việt Nam từ bao đời nay,
đặc biệt là sau công cuộc cải cách mở cửa kịp thời từ năm 1978 tới nay đã đạt
được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực! Vì vậy, việc nghiên cứu
đề tài” Cơng cuộc mở cửa cải cách của Trung Quốc là vôn cùng cấp thiết để
Việt Nam vf các nước xã hội chủ nghĩa noi theo!
2.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục dích: Làm rõ cơng cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm
1978 và để hoàn thành được nhiệm vụ trên cần đi nghiên cứu tìm hiểu về sự
ra đời của đất nước Trung Hoa Dân Quốc, sự ra đời, các chặng đường trước
và sau công cuộc cải cách, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trung Quốc trong công cuộc cải cách mở cửa 1978
Phạm vi không gian và thời gian : Trung Quốc trong công cục cải cách
từ năm 1978 tới nay
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận : Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Leenin về công cuộc cải

cách mở cửa năm 1978 của Trung Quốc,..

3


Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu logic và lịch sử, phân tích tìm
tài liệu và hỏi các chun gia có chun mơn ngồi ra cịn sử dụng phương
pháp phân tích và tổng hợp xử lý các nguồng tài liệu khác nhau...
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo thì phân f nội dung
còn chia được thành 3 chương cụ thể :
Chương I : Sự ra đời của nhà nước Nhân Dân Trung Hoa
Chương II : Các giai đoạn thăng trầm của Cộng Hịa Nhân Dân Trung
Hoa
Chương III : Cơng cuộc cải cách mở cửa năm 1978 của Trung Quốc

4


Chương I: SỰ RA ĐỜI CỦA NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN
TRUNG HOA
1.1. Cuộc đấu tranh giành hịa bình, dân chủ
Ngày 9-8-1945, khi quân đội Liên Xô tiến hành cuộc tấn công vào đạo
quân Quan Đông, Nhật Bản, Bộ Tổng tư lệnh quân giải phóng Trung Quốc đã
ra lệnh cho các đơn vị Qn giải phóng mở cuộc tấn cơng vào quân đội Nhật,
phối hợp với quân đội Liên Xô. Với sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, lực lượng
cách mạng Trung Quốc đã lớn mạnh vượt bậc: lực lượng qn giải phóng lên
tới 1,2 triệu qn chính quy, 2 triệu dân quân và vùng giải phóng bao gồm 19
khu căn cứ với hơn 130 triệu dân (chiếm gần 1/4 đất đai và gấn 1/3 dân số
tồn quốc), trong đó có những thành phố hoặc thị trấn quan trọng.

Sau kháng chiến chống Nhật Bản, Liên Xô đã chuyển giao vùng
Đông Bắc Trung Quốc, một vùng cơng nghiệp có vị trí chiến lược rất quan
trọng cho Đảng Cộng sản và chính quyền cách mạng Trung Quốc quản lý,
giúp toàn bộ vũ khí tước được của đạo qn Quan Đơng Nhật Bản, và một
phần vũ khí của các phương diện qn Xơ viết trước khi các đạo quân này rút
về nước.
Tất cả những nhân tố khách quan và chủ quan trên đây đã có tác động
sâu sắc và làm thay đổi so sánh lực lượng trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung
Quốc. Thế lực cách mạng đẩy lùi được thế lực cơ hội chủ nghĩa và nắm được
quyền chi phối đường lối của Đảng. Đó là bối cảnh dẫn tới sự phát triển và
thắng lợi của cách mạng dân tộc, dân chủ Trung Quốc sau kháng chiến chống
Nhật kết thúc.
Trong thời kì kháng chiến chống Nhật, tập đoàn thống trị phản động
Tưởng Giới Thạch đã thực hiện đường lối chống Nhật tiêu cực, rút quân chủ
lực về đóng chốt ở vùng Tây Nam, để bảo tồn và tích lũy lực lượng. Ngay
sau khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng, chúng liền gấp rút vận chuyển qn lính
đến khu mới giải phóng, ngăn cản quân giải phóng tiếp nhận sự đầu hàng của
quân Nhật.
5


Lợi dụng danh nghĩa tiếp quản, bọn tư bản quan liêu, đứng đầu là 4 gia
tộc lớn (Tưởng Giới Thạch, Tống Tử Vãn, Khổng Tường Hy, Trần Lập Phu)
đã chiếm lấy hầu hết các ngân hàng, xí nghiệp cơng nghiệp và tài sản thương
nghiệp.
Đi đôi với sự lũng đoạn, chiếm đoạt về kinh tế và sự chuyên chế về
chính trị, chúng đã điên cuồng chuẩn bị cuộc nội chiến. Tưởng Giới Thạch đã
điều động quân lính, đánh chiếm các cứ điểm quân sự quan trọng, bao vây và
nhiều lần tấn cơng khu giải phóng do Đảng Cộng sản và Chính quyền cách
mạng quản lí. Tập đồn thống trị Tưởng Giới Thạch đã cho phép tư bản Mĩ

đầu tư vào tất cả các xí nghiệp, hầm mỏ, nhà máy, ngành giao thơng vận tải ở
Trung Quốc. Hàng hóa Mĩ độc chiếm thị trường Trung Quốc.
Do chính sách bắt lính và vơ vét lương thực để chuẩn bị nội chiến, tập
đoàn thống trị phản động Tưởng Giới Thạch, đông đảo nhân dân lâm vào
cảnh đói rét, phá sản, lưu lạc tha phương. Chỉ riêng ở ba tỉnh Hà Nam, Hồ
Bắc, Quảng Đông, đã có 1/3 ruộng đất bị bỏ hoang. Năm 1946, tỉ lệ công
nhân thất nghiệp ở Thượng Hải đã lên tới 37,5% tổng số công nhân. Hàng Mĩ
tràn ngập, nền công nghiệp dân tộc phá sản. Ở Thượng Hải, chỉ riêng nửa
năm 1946, có 1600 cơng xưởng phải đóng cửa.
Xuất phát từ tình hình trong nước và nguyện vọng chính đáng của nhân
dân Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương lãnh đạo nhân dân
đấu tranh giành hịa bình, dân chủ, chống lại sự xâm lược của đế quốc Mĩ và
chính sách nội chiến, bán nước của tập đồn Tưởng Giới Thạch.
Ngày 28-8-1945, tại Trùng Khánh, Đảng Cộng sản Trung Quốc và
Quốc dân đảng đã tiến hành cuộc đàm phán để thực hiện hịa bình, dân chủ.
Do áp lực đấu tranh của nhân dân Trung Quốc và sự nỗ lực của Đảng Cộng
sản, ngày 10-10-1945, hai bên đã kí kết "Hiệp định song thập" trong đó quy
định những biện pháp bảo vệ hịa bình ở trong nước, xác định việc triệu tập
Hội nghị Hiệp thương chính trị để bàn việc xây dựng lại đất nước. Trong hiệp
định, ghi rõ ngun tắc: "Kiên quyết tránh nội chiến, lấy hịa bình, dân chủ,
6


đoàn kết, thống nhất làm cơ sở xây dựng nước Trung Hoa mới độc lập, dân
chủ và giàu mạnh".
Hội nghị Hiệp thương chính trị bao gổm đại biểu Quốc dân đảng, Đảng
Cộng sản, Đảng Đồng mình dân chủ, Đảng Thanh niên và các nhân sĩ không
đảng phái đã khai mạc ở Trùng Khánh ngày 10-1-1946. Hội nghị đã diễn ra
trong tình trạng đấu tranh gay gắt giữa ba lực lượng và ba đường lối chính trị
khác nhau: lực lượng cách mạng với đường lối hịa bình dân chủ mà đại biểu

là Đảng Cộng sản Trung Quốc; lực lượng trung gian với đường lối cải lương
mà đại diện là Đồng minh dân chủ và lực lượng phản cách mạng với đường
lối độc tài, bán nước, nội chiến, đứng đầu là tập đoàn phản động Tưởng Giới
Thạch.
Do sự cố gắng của Đảng Cộng sản và áp lực đấu tranh của nhân dân,
hội nghị đã thông qua 5 nghị quyết về tổ chức chính phủ, quốc hội, cương
lĩnh hịa bình xây dựng đất nước, dự thảo hiến pháp và vấn đề quân sự.
Trong tình hình lúc bấy giờ, những nghị quyết của hội nghị Hiệp
thương đã phù hợp với nguyện vọng hịa bình, dân chủ của nhân dân cả nước,
cho nên có lợi cho cách mạng Trung Quốc.
Mặc dù buộc phải tiến hành hội nghị Hiệp thương chính trị và thơng
qua những nghị quyết trên đây, nhưng tập đoàn Tưởng Giới Thạch với sự
giúp đỡ của đế quốc Mĩ vẫn ráo riết chuẩn bị cuộc nội chiến phản cách mạng.
Đế quốc Mĩ đã trang bị vũ khí tối tân cho hơn 50 sư đoàn quân Quốc dân
đảng và giúp phương tiện vận chuyển quân lính Quốc dân đảng từ hậu
phương đến bao vây các khu giải phóng. Sau khi chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt,
ngày 20-7-1946, Tưởng Giới Thạch phát động cuộc tấn công quân sự với quy
mô lớn vào hẩu hết các vùng giải phóng ở Trung Quốc (huy động tồn bộ lực
lượng qn chính quy gồm 113 lữ đồn, khoảng 160 vạn quân).
1.2. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời
Dựa vào ưu thế lực lượng, từ tháng 7-1946 đến tháng 3-1947, quân
Quốc dân đảng đã mở cuộc tấn cơng tồn diện vào khu giải phóng, lần lượt
7


chiếm được nhiều thành phố lớn như Trương Gia Khẩu, An Đơng, Hồi
Nam... nhưng đổi lại, chúng đã bị tiêu diệt 710.000 quân chủ lực.
Đi đôi với việc tấn công quân sự chống lại cách mạng Trung Quốc, tập
đoàn Tưởng Giới Thạch đã kí với Mĩ "Hiệp ước thơng thương hàng hải thân
thiện Trung - Mĩ", "Hiệp ước hàng không Trung - Mĩ", Hiệp định bí mật về

căn cứ hải quân Thanh Đảo, Hiệp định bí mật về việc quân đội Mĩ đóng ở
Trung Quốc... Chỉ sạu một vài năm, các vùng do Tưởng Giới Thạch thống trị
đã hoàn toàn rơi vào địa vị một thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
Hành động bán nước, hại dân của tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã bị
toàn thể nhân dân Trung Quốc phản kháng mãnh liệt. Đi đôi với những thất
bại nặng nề về quân sự, tập đoàn Tưởng Giới Thạch ngày càng bị cơ lập về
chính trị. Ở vùng thống trị của Quốc dân đảng, phong trào đấu tranh của công
nhân, phong trào bãi khóa của học sinh và các cuộc nổi dậy của nông dân đã
diễn ra ngày càng sôi nổi, lan rộng khắp các địa phương. Cuộc khởi nghĩa vũ
trang với quy mô rộng lớn của nhân dân Đài Loan nổ ra ngày 28-2-1947, kéo
dài mãi tới ngày 8-3 và khống chế được đại bộ phận đất đai Đài Loan, đã có
ảnh hưởng to lớn trong tồn quốc.
Sau một năm nội chiến, lực lượng so sánh giữa hai bên đã có những
biến đổi to lớn.
Ngày 30-6-1947, quân giải phóng nhân dân vượt qua Hoàng Hà, tiến
vào vùng Đại Biệt Sơn, khơi phục và phát triển khu giải phóng Trung
Ngun, mở đầu giai đoạn phản cơng trên tồn quốc. Tiếp theo sau, qn giải
phóng ở Đơng Bắc, Tây Bắc và Hoa Đông cũng lần lượt chuyển sang phản
công đánh chiếm lại các vùng bị mất và tiến quân vào khu vực thống trị của
Quốc dân đảng.
Qua 3 chiến dịch lớn: Liêu - Thẩm, Hồi - Hải, Bình - Tân, kéo dài
trong 4 tháng 19 ngày, quân giải phóng đã tiêu diệt 144 sư đồn chính quy, 29
sư đồn khơng chính quy, gồm hơn 1.540.000 quân tinh nhuệ của Tưởng Giới

8


Thạch. Quân giải phóng đã chiếm ưu thế cả về số lượng lẫn chất lượng. Quốc
dân đảng Tưởng Giới Thạch lâm vào tình thế nguy kịch.
Ngày 29-4, Nam Kinh, trung tâm thống trị của tập đoàn Quốc dân đảng

Tưởng Giới Thạch đã được giải phóng. Chế độ độc tài phong kiến và tư sản
mại bản của Quôc dân đảng đến đây kết thúc. Cuối năm 1949, toàn bộ lục địa
Trung Quốc được giải phóng, trừ Tây Tạng. Lực lượng Tưởng Giới Thạch
tháo chạy ra Đài Loan, núp dưới sự bảo vệ quân sự của đế quốc Mĩ.
Ngày 1-10-1949, nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa tun bố chính
thức thành lập.
Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 là một trong những sự
kiện to lớn và có ý nghĩa quan trọng của lịch sử thế giới thời kì sau Chiến
tranh thế giới thứ hai. Thắng lợi này đã kết thúc hơn 100 năm nhân dân Trung
Quốc bị đế quốc, phong kiến và tư sản mại bản nô dịch, thống trị. Nhân dân
Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, dân chủ. Đối với thế giới, thắng lợi
của Cách mạng Trung Quốc đã củng cố thêm sức mạnh của hệ thống xã hội
chủ nghĩa, giáng một đòn nặng vào chủ nghĩa đế quốc, làm sụp đổ bộ phận
quan trọng trong hệ thống thuộc địa. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc
lúc đó đã góp phần quan trọng vào việc làm thay đổi so sánh lực lượng trên
thế giới có lợi cho cách mạng, và cổ vũ, thúc đầy sự phát triển của phong trào
cách mạng thế giới.

9


CHƯƠNG II: CÁC GIAI ĐOẠN THĂNG TRẦM CỦA CỘNG
HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
2.1.

Trung Quốc từ 1949 đến 1959

Sau một thời gian lâu dài bị chiến tranh tàn phá, nhân dân Trung Quốc
phải khơi phuc kinh tế, hồn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân, chuẩn bị điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 30-6-1950, "Luật cải cách ruộng đất" của nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa chính thức ban hành. Cải cách ruộng đã được tiến hành trong
toàn quốc, trừ những vùng thiểu số. Đến cuối năm 1952, cải cách ruộng đất đã
căn bản hoàn thành trong cả nước.
Ngay sau khi cách mạng thắng lợi; Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành
tịch thu những tài sản của bọn tư sản mại bản, như nhà máy, hầm mỏ, ngân
hàng, bưu điện, giao thông vận tải và các tổ chức lũng đoạn thương nghiệp...
Tất cả những tài sản này đã được quốc hữu hóa, thuộc kinh tế quốc doanh. Tất
cả mọi đặc quyền, đặc lợi của các đế quốc đều bị xóa bỏ. Nhà nước hồn tồn
nắm ngoại thương.
Năm 1952, sản lượng công nghiệp tăng gấp 2 lần so với năm 1949, và
đã vượt mức trước chiến tranh.
Ngày 14-2-1950, tại Mátxcơva, hai nước Trung Quốc và Liên Xô đã kí
kết "Hiệp ước hữu nghị liên minh tương trợ Xô - Trung”, "Hiệp ước về đường
sắt Trường Xuân, cảng Lữ Thuận và Đại Liên", “Hiệp định cho nước Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa vay tiền” (Liên Xô đã viện trợ hơn 6 tỉ rúp, trên
1000 hạng mục trong đó có 374 cơng trình đặc biệt lớn).
Việc kí kết những hiệp ước, hiệp định trên đây đã củng cố an ninh và
địa vị quốc tế của Trung Quốc, củng cố sức mạnh của hệ thổng xã hội chủ
nghĩa, và đặc biệt với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc đã có cơ sở để xây
dựng nền móng đầu tiên của nền cơng nghiệp đất nước mình.
10


Nhờ sự nỗ lực của nhân dân Trung Quốc và dựa vào sự giúp đỡ của
Liên Xô, kế hoạch 5 năm lẩn thứ nhất (1953-1957) đã hoàn thành thắng lợi,
làm cho nền kinh tế Trung Quốc đạt được những tiến bộ vượt bậc. Đến năm
1957, so với năm 1949, tổng sản lượng công nông nghiệp tăng 4,8 lần, riêng
công nghiệp tăng 10,7 lần, trong đó sản xuất tư liệu tăng lên 6 lần. So với năm
1952, sản lượng công nghiệp tăng 140%, sản lượng nông nghiệp và nghề phụ

tăng 25%, Trung Quốc bước đầu đã xây dựng được cơ sở cơng nghiệp của
mình, đã tự sản xuất được 60% thiết bị máy móc cần thiết.
Trong lĩnh vực nơng nghiệp, việc hợp tác hóa đã hồn thành với 97%
tổng số nơng hộ toàn quổc đã gia nhập hợp tác xã. Việc cải tạo xã hội chủ
nghĩa đối với thủ công nghiệp và cơng thương nghiệp tư bản chủ nghĩa cũng
đã hồn thành. Trên 90% thợ thủ công đã chuyển từ kinh tế cá thể sang kinh
tế tập thể bằng việc thành lập các hợp tác xã thủ công nghiệp, và 100% các
nhà công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa đã được cải tạo, giáo dục, dưới hỉnh
thức kinh tiêu, gia công và công tư hợp doanh.
Như thế, trải qua hơn một thế kỷ, lẩn đẩu tiên ở Trung Quốc đã xuất
hiện một cục diện chính trị, xã hội tương đối ổn định với sự phát triển tương
đối nhanh chóng trên mọi lĩnh vực. Địa vị quốc tế của Trung Quốc đã được
nâng cao.
2.2.

Trung Quốc từ 1959 dến 1978

Từ năm 1959, Trung Quốc đã trải qua hai mươi năm không ổn định về
kinh tế, chính trị, xã hội (1959-1978).
Từ cuối năm 1957, sau khi tham dự Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng
sản và Công nhân ở Mátxcơva, Mao Trạch Đông triệu tập Hội nghị Trung
ương Đảng đề ra đường lối "đại nhảy vọt" với phương châm "nhanh, nhiều,
tốt, rẻ xây dựng chủ nghĩa xã hội". Đầu năm 1958, Mao Trạch Đông chính
thức đưa ra đường lối "ba ngọn cờ hồng" gồm: đường lối chung, đại nhảy vọt
và công xã nhân dân. Đường lối chung nêu rõ "dốc hết tinh thần hăng hái, cố
gắng vươn lên hàng đầu xây dựng chù nghĩa xã hội với phương châm nhanh,
11


nhiều, tốt, rẻ". Kế hoạch "đại nhảy vọt" đã thay đổi những chỉ tiêu của kế

hoạch 5 năm lẩn thứ II và Đại hội VIII Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra, như
tăng sản lượng thép lên 20 lần trong khi kế hoạch đề ra chỉ có tăng 2 lần),
tăng sản xuất nông nghiệp 2,5 lần (kế hoạch đề ra tăng có 35%) ...
Việc thực hiện đường lối "ba ngọn cờ hồng", đặc biệt việc xây dựng
công xã nhân dân (sáp nhập các hợp tác xã thành công xã nhân dân, thực hiện
chế độ "bao cấp", lao động quân sự hóa). "Đại nhảy vọt" đã làm cho nền kinh
tế của Trung Quốc bị đảo lộn, hỗn loạn, đời sống nhân dân vơ cùng khó khăn.
Cuối năm 1958, nạn đói diễn ra trầm trọng, khoảng 37 triệu người chết đói.
Đồng ruộng bỏ hoang, nhà máy bị đóng cửa vì thiếu ngun liệu, lương thực
và phải tập trung vào "luyện thép" (năm 1958 được gọi là năm "lấy sản xuất
thép làm cương lĩnh hoạt động", và toàn dân phải tham gia luyện thép để đạt
sản lượng 18 triệu tấn thép).
Trước tình hình khẩn cấp, Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung
Quốc đã họp ở Vũ Xương tháng 12-1958. Hội nghị cử Lưu Thiếu Kỳ làm chủ
tịch nước thay thế Mao Trạch Đông và thành lập tổ sửa sai để sửa chữa những
sai lầm và hậu quả do đường lối "Ba ngọn cờ hồng" gây nên. Cũng từ đó,
trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã diễn ra những bất đồng về đường
lối. Đỉnh cao của cuộc tranh giành quyền lực trong giới lãnh đạo Trung Quốc
là cuộc "đại cách mạng văn hóa vơ sản" diễn ra trong những năm 1966 - 1969.
Đầu tháng 8 năm 1966, cuộc "đại cách mạng văn hóa vơ sản" bắt đầu.
Hàng chục triệu "tiểu tướng” Hồng vệ binh được huy động đến đập phá các
cơ quan Đảng và chính quyền, lơi ra đấu tố, truy bức nhục hình từ Chủ tịch
nước đến Thủ tướng, Phó thủ tướng, Bộ trưởng, tướng tá... Các “tiểu tướng”
Hồng vệ binh có quyền giải tán các cấp ủy Đảng và các đồn thể quần chúng,
cách chức các cấp chính quyền và lập ra cái gọi là “Ủy ban cách mạng văn
hóa” để nắm mọi quyền lực của Đảng và chính quyền, vì thế "Cuộc đại cách
mạng văn hóa vơ sản" đã làm cho hàng chục triệu người bị tàn sát hoặc xử lí
oan ức, gây nên một cục diện hỗn loạn, đau thương trong lịch sử Trung Quốc.
12



Đại hội lần thứ IX Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tháng 4-1969 đánh dấu
cuộc cách mạng văn hóa vơ sản đã kết thúc về cơ bản.
Suốt từ năm 1969 đến 1976, nghĩa là từ sau Đại hội IX đến lúc Mao
Trạch Đông qua đời và bè lũ 4 tên (Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Vương
Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên) bị lật đổ, đường lối "Ba ngọn cờ hồng" được
tiếp tục thực hiện. Kết quả là tình hình kinh tế - xã hội của Trung Quốc ngày
càng đen tối, hỗn loạn.
Sau khi Mao Trạch Đông mất (9 - 9 - 1976), Hoa Quốc Phong - Diệp
Kiếm Anh - Đặng Tiểu Bình lật đổ bè lũ 4 tên ngày 6 - 10 - 1976. Tháng 8 1977, Đại hội XI Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định quyền lực của Hoa
Quốc Phong, Đặng Tiểu Bỉnh, Diệp Kiếm Anh. Sau đó, Đặng Tiểu Bình lên
nắm cương vị lãnh đạo.
Trong những năm từ 1968 đến 1978, những người lãnh đạo Trung
Quốc không đề ra kế hoạch kinh tế - xã hội dài hạn mà chỉ có những kế hoạch
hàng năm, rồi sau đó lại mất mấy năm để điều chỉnh lại. Đồng thời trong nội
bộ giới lãnh đạo vẫn tiếp tục diễn ra nhiều cuộc thanh trừng, lật đổ lẫn nhau.
Về đối ngoại, từ năm 1959 trở đi, giới lãnh đạo Trung Quốc đã thực
hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc và cách mạng thế
giới.
Từ cuối những năm 50 (thế kỷ XX), giới lãnh đạo Trung Quốc đã
chuyển sang cơng kích Liên Xơ và mốt số nước XHCN khác, rời bỏ những
nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc đánh giá những vấn đề cơ
bản của thời đại. Mao Trạch Đông đề ra thuyết “Ba thế giới”: Liên Xô và Mỹ
là thế giới thứ nhất; các nước tư bản phát triển Tây Âu và Nhật Bản là thế giới
thứ hai; các nước còn lại ở châu Á, châu Phi và Mỹ - Latinh thuộc thế giới thứ
ba, bao gồm cả Trung Quốc. Đối với Mỹ, thái độ của giới lãnh đạo Trung
Quốc thiếu nhất quán, thời kỳ đầu thì coi Mỹ là “con hổ giấy”, về sau thì
chuyển sang thỏa hiệp với Mỹ như mời Tổng thống Mỹ Níchxơn sang thăm

13



và ký Thông cáo Thượng Hải năm 1972. Quan hệ giữa Trung Quốc với Liên
Xô, Ấn Độ và các nước láng giềng cũng diễn biến phức tạp, căng thẳng.

CHƯƠNG III : CÔNG CUỘC CẢI CÁCH MỞ CỬA CỦA
TRUNG QUỐC NĂM 1978
3.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc
Tháng 12-1978, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Trung Quốc lần thứ ba khóa XI đã họp, vạch ra đường lối mới, mở đầu cho
công cuộc cải cách kinh tế - xã hội ở Trung Quốc. Qua Đại hội Đảng Cộng
sản Trung Quốc lần thứ XII (9 - 1982) và đặc biệt là Đại hội lẩn thứ XIII (101987), đường lối này được nâng lên thành đường lối chung của Đảng và nhà
nước Trung Quốc, với những nội dung chủ yếụ sau đây: Trong giai đoạn đầu
của chủ nghĩa xã hội, sẽ xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung
Quốc; lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm kiên trì "bốn nguyên tắc cơ bản”
(kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa; chuyên chính dân chủ nhân dân; sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc; chủ nghĩa Mác-Lênin - tư tưởng Mao
Trạch Đông), thực hiện cải cách và mở cửa, phấn đấu xây dựng Trung Quốc
thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
Sau Hội nghị Trung ương ba khóa XI, các đại hội đảng lần thứ XII
(1982), XIII (1987), XIV (1992), XV (1997), XVI (2002)…tiếp tục phát triển
bổ sung, hoàn thiện lý luận cải cách, mở cửa, xác nhận Trung Quốc đang ở
giai đoạn đầu của CNXH, giai đoạn này kéo dài ít nhất là 100 năm (từ năm
1949 đến 2049) và chia làm ba bước: Bước một, những năm 80; bước hai,
những năm 90; bước 3, kéo dài tới năm 2049. Mỗi bước sẽ tăng tổng thu nhập
quốc dân lên hai lần. Đến giữa thế kỷ XXI, tổng thu nhập quốc dân đạt mức
các nước phát triển trung bình, đời sống nhân dân tương đối giàu có, cơ bản
thực hiện hiện đại hóa.

14



Cải cách đã làm rõ bản chất và con đường đi lên CNXH ở Trung Quốc
là “giải phóng sức sản xuất, phát triển sức sản xuất, xóa bỏ bóc lột, xóa bỏ
phân hóa hai cực, tiến tới cùng giàu có” (4); thực hiện tiêu chí “ba điều có
lợi” (có lợi cho sức sản xuất XHCN, có lợi cho sức mạnh tổng hợp của nhà
nước XHCN, có lợi cho việc nâng cao mức sống của người lao động), xây
dựng văn minh vật chất và văn minh tinh thần XHCN.
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVI (11/2002) là đại hội
đầu tiên của thế kỷ XXI đã tổng kết kinh nghiệm của những năm cải cách, mở
cửa và đề ra thuyết “Ba đại diện” – Lý luận về cải cách Đảng (Đảng Cộng sản
Trung Quốc là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân Trung Quốc
và dân tộc Trung Hoa; Đảng Cộng sản Trung Quốc là hạt nhân lãnh đạo của
CNXH mang đặc sắc Trung Quốc và đại diện cho nhu cầu phát triển của lực
lượng sản xuất tiên tiến). Đại hội đã bầu ra Hồ Cẩm Đào làm Tổng Bí thư
Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Cải cách, mở cửa đến nay đã trải qua ba giai đoạn:
Giai đoạn 1, từ thàng 12/1978 đến tháng 9/1984, giai đoạn khởi đầu,
trọng điểm là nơng thơn, đồng thời mở rộng thí điểm quyền tự chủ kinh doanh
của xí nghiệp quốc doanh ở thành phố, xây dựng các đặc khu kinh tế (Thâm
Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn)…
Giai đoạn 2, từ thàng 10/1984 đến tháng 12/1991, giai đoạn triển khai
của cải cách. Trọng điểm là cải cách thành phố, xí nghiệp quốc hữu, trọng tâm
là cải cách giá cả. Cải cách từ lĩnh vực kinh tế, mở rộng sang các lĩnh vực xã
hội như khoa học – kỹ thuật, giáo dục…Trung Quốc tiếp tục mở rộng mở cửa,
như mở cửa 14 thành phố ven biển như: Thượng Hải, Thiên Tân, Đại Liên,
Tần Hoàng Đảo…, xây dựng các tam giác tăng trưởng…Cùng với cải cách
kinh tế, Trung Quốc cũng đẩy mạnh cải cách chính trị, xây dựng văn minh
tinh thần XHCN.
Giai đoạn 3, từ năm 1992 đến nay, giai đoạn bước đầu xây dựng thể

chế kinh tế thị trường XHCN. Trọng điểm của cải cách là sáng lập chế độ sở
15


hữu, mở rộng và phát triển kinh tế thị trường, xây dựng, mở rộng và phát triển
kinh tế thị trường, xây dựng chế độ xí nghiệp hiện đại, xây dựng hệ thống
điều tiết vĩ mô mới.
Sau mười năm đầu cải cách, từ 1979 đến 1988, mức tăng bình quân
hàng năm của tổng sản phẩm quốc dân là 9,6% vượt mức thời kì 1953 - 1978
là 6,1%. Trong thời gian 10 năm, xuất nhập khẩu tăng gấp 4 lần. Thu nhập
bình quân hằng năm của nông dân tăng 11,8%, của dân thành phố tăng 6,5%.
Năm 1988, tổng giá trị sản phẩm quốc dân đạt 1.401,5 tỉ đồng (nhân dân tệ),
thu nhập quốc dân là 1.177 tỉ đồng (so với năm 1949 tàng 20 lần), đứng vào
hàng thứ 8 trên thế giới. Sản lượng công nghiệp từ năm 1978 đến 1990 tăng
trung bình hàng năm là 12,6%.
Về nơng nghiệp, từ năm 1980 đến năm 1990, mức tăng bình quân hằng
năm về lương thực đã đạt 10 triệu tấn; bông 16 vạn tấn; các loại thịt: 1 triệu
18 vạn tấn. Chính nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh chóng như vậy về tổng sản
lượng nơng phẩm, Trung Quổc đã thay đổi được vị trí thứ yếu của mình vể
nơng phẩm trên trường quốc tế. Trước năm 1978, Trung Quốc chỉ có thuốc lá
là loại đứng hàng đầu thế giới. Nhưng ngày nay, nhiều loại có sản lượng xếp
vào hàng đấu thế giới: gạo, bơng, thịt, dầu ăn, trứng, thuốc lá. Sản lượng các
loại nông phẩm chủ yếu đã trở thành tiêu chuẩn quan trọng để tăng cường sức
mạnh cho Trung Quốc.
Về khoa học - kĩ thuật, sau ngày giải phóng (1949), Trung Quốc chi có
30 viện và sở nghiên cứu khoa học với 5 vạn cán bộ, nhân viên, trong đó chỉ
có 500 người tiến hành công tác nghiên cứu. Ngày nay, Trung Quốc có 11
triệu cán bộ khoa học - kỉ thuật với 5400 viện, sở nghiên cứu khoa học – kỷ
thuật, không ngừng đạt được những thành tựu to lớn.
Ngày 16-10-1964, Trung Quốc đã thành công trong cuộc thử nghiệm

bom nguyên tử đầu tiên, tiếp đến ngày 17-6-1965, lại thành công trong cơng
việc nghiên cứu bom khinh khí, mở đường cho Trung Quốc trở thành một
cường quốc hạt nhân. Ngày 24-2-1970, Trung Quốc phóng thành cơng vệ tinh
16


nhân tạo đầu tiên; đến nay, Trung Quốc đã phóng 30 vệ tinh các loại, trong đó
có 7 vệ tinh nghiên cứu khoa học, 7 vệ tinh nghiên cứu kĩ thuật, 16 vệ tinh
ứng dụng. Ngày 15-10-2003, Dương Lợi Vĩ đã thực hiện chuyến bay vòng
quanh trái đất trên tàu Thần Châu 5, đã đưa Trung Quốc vào một trong ba
nước đưa con người bay vào vũ trụ (cùng với Liên Xô trước đây và Mĩ).
Bước vào thập kỉ 90, Trung Quốc tiếp tục những hoạt động cải cách mở
cửa và đạt tốc độ phát triển kinh tế vào loại cao nhất thế giới.
Năm 1993 là năm đầu tiên Trung Quốc triển khai thực hiện đường lối
của Đại hội Đảng lần thứ XIV,Trung Quốc quyết tâm đẩy mạnh cải cách theo
hướng phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện điều đó,
Trung Quốc tiến hành kiện toàn lại toàn bộ bộ máy lãnh đạo các cấp và phát
huy năng lực của lớp cán bộ kế cận, giải thể Ủy ban cố vấn trung ương, thay
thế 26 trong số hơn 40 bộ trưởng các ngành, bầu mới 8 tỉnh trưởng, thuyên
chuyển công tác 4 tỉnh trưởng trong tổng số 30 tỉnh thành phố thuộc trung
ương.
Song song với các biện pháp cải cách hành chính, Trung Quốc cũng
mạnh dạn áp dụng các biện pháp cải cách kinh tế và mở cửa đối ngoại: quyết
định mở cửa thêm 184 thành phố, huyện trong nội địa cho người nước ngoài
vào kinh doanh, du lịch; nới lỏng việc kiểm soát khu vực kinh tế tư nhân
trong nước. Để chuẩn bị cơ chế kinh tế cho việc Trung Quốc gia nhập WTO
(tổ chức thương mại thế giới), từ giữa năm 1993, Trung Quốc đã áp dụng
nhiều chính sách cải cách ngoại thương quan trọng như giảm thuế nhập
khẩu... Kế hoạch ngoại thương dài hạn của Trung Quốc xác định rõ ràng từ
năm 1993 đến năm 2000, Trung Quốc sẽ du nhập 210 hạng mục sản xuất từ

các nước phương Tây, trong đó gồm 23 ngành sản xuất về nông nghiệp, năng
lượng, giao thông, bưu điện, công nghiệp nhẹ... với tổng kim ngạch khoảng
30 tỉ USD.
Với những biện pháp có tính chất địn bẩy đó, nền kinh tế đã có những
bước phát triển mới. Năm 1992, tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc đạt
17


12,8%, năm 1993 là 13,4% trong đó tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt 21%,
nông nghiệp 4%, sản lượng lương thực đạt 456,45 triệu tấn (mức cao nhất
trong lịch sử), sản xuất nông nghiệp ổn định. Năm 1993, tổng sản phẩm quốc
dân GDP đạt 3.138 tỉ nhân dân tệ, tăng 13,4% so với năm 1992. Đời sống
nhân dân được cải thiện một bước rõ rệt, thu nhập quốc dân bình quân đầu
người ở thành phố tăng 12% so với năm 1992 (đạt 2350 nhân dân tệ/người), ở
nông thôn tăng 2% (đạt 860 nhân dân tệ/người). Hiện nay, tăng trưởng kinh tế
của Trung Quốc là 6,9% (2015). Tỉ trọng nông nghiệp chiếm 9%; công
nghiệp chiếm 40,5%; dịch vụ chiếm 50,5% trong nền kinh tế quốc dân. Thu
nhập bình quân đầu người là 10.140 USD/người (2015). Thất nghiệp là 4,05%
(2015). Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của Trung Quốc là khoảng 14.083 tỉ
USD (2016)…
Về chính sách đối ngoại, từ đầu những năm 80, Đảng và Nhà nước
Trung Quốc cũng có nhiềụ đổi mới, bình thường hóa quan hệ với Liên Xơ,
Mơng Cổ, Lào, Inđônêxia, Việt Nam... mở rộng quan hệ hợp tác với các nước
trên thế giới góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế, trong đó có vấn đề
Campuchia và tìm mọi cách nâng cao địa vị của Trung Quốc trên trường quốc
tế.
Bước vào thập kỉ 90, với mục tiêu nhanh chóng trở thành một cực quan
trọng trong thế giới theo xu hướng đa cực hiện nay, Trung Quốc tham gia
nhiều diễn đàn quốc tế, hoạt động trong nhiều khu vực, nhiều tổ chức chính
trị và kinh tế quốc tế; như APEC, GATT, sau đó mở rộng quan hệ với các

nước, như Nam Phi, Vatican, Ixraen...Các mối quan hệ đối ngoại của Trung
Quốc đều tuân theo tư tưởng chỉ đạo đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu. Tuy đa
dạng các mối quan hệ nhưng chính sách đối ngoại của Trung Quốc vẫn tập
trung vào: Mĩ, Nhật, Tây Âu và Đông Nam Á.
Trong quan hệ đối với các nước láng giềng xung quanh, Trung Quốc
đặc biệt coi trọng và thúc đầy quan hệ mọi mặt với các nước ASEAN. Trong
năm 1993, Trung Quốc đã mời hầu hết các nước ASEAN sang thăm Trung
18



×