Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Tiểu luận môn lịch sử thế giới sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở đông âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.38 KB, 40 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
ĐỀ TÀI:
SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ SỤP ĐỔ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ
VÀ CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở ĐÔNG ÂU


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................3
B. NỘI DUNG.............................................................................................................................................6

CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ SỰ HÌNH
THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ VÀ CÁC
NƯỚC ĐÔNG ÂU.................................................................................................6
1.1.Một số khái niệm............................................................................................................................6
1.2.Những thành tựu mà chủ nghĩa xã hội hiện thực đạt được..............................................................7
1.3.Sự hình thành và phát triển chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.................................................................8
1.4. Sự hình thành chủ nghĩa xã hội ở Đơng Âu.................................................................................15
1.5. Quan hệ hợp tác giữa Liên Xô và các nước Đông Âu..................................................................21

CHƯƠNG II: SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ SỤP ĐỔ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở
LIÊN XÔ VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU................23
2.1. Cuộc khủng hoảng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô...........................................................................23
2.2. Sự khủng hoảng và sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu..............................................24
2.3. Nguyên nhân sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu..................................30

CHƯƠNG III: NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM SAU SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ SỤP ĐỔ CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI Ở LIÊN XÔ VÀ ĐÔNG ÂU......................................................................32
3.1.Những tác động đến Việt Nam.....................................................................................................32
3.2.Bài học kinh nghiệm.....................................................................................................................34


C. KẾT LUẬN...........................................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................................39


A. MỞ ĐẦU
1.Lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu.
Từ cuối những năm 70 cho đến những năm 90 của thế kỷ XX,thế giới có nhiều
biến đổi nhanh chóng .Chủ nghĩa xã hội trên thế giới làm trì trệ khủng hoảng và
phải tiến hành cải tổ nhưng đều thất bại.Chủ nghĩa tư bản thế giới đã tranh thủ tận
dụng những thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai,thực hiện cải
cách cơ cấu và thi hành các chính sách để tiếp tục thích nghi nên đã đạt đuuợc một
số thành tựu đáng kể về kinh tế,đã lợi dụng những âm mưu về vốn ,khoa học và
công nghệ ,thị trường để đẩy mạnh hơn nữa sự can thiệp vào công việc nội bộ của
các nước xã hội chủ nghĩa và các nước đang phát triển nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã
hội.
Bối cảnh lịch sử đó ở châu Âu trong giai đoạn cuối những năm 80 của thế kỷ
XX đã tác động trực tiếp đến thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân
và các tầng lớp nhân dân lao động, làm tan rã hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Tuy chủ nghĩa xã hội ở khu vực châu Âu đã tan rã nhưng chủ nghĩa xã hội vẫn
còn đang ngày càng phát triển và khẳng định vị thế của mình.Sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở một số nước lớn như Trung Quốc,Lào,Việt Nam,Cu Ba….đã
đưa các nước này vượt qua được cơn hiểm nghèo của khủng hoảng ,giữ được ổn
định chính trị và từng bước đạt được những thành tựu ngày càng to lớn trên các mặt
kinh tế ,chính trị,văn hóa,xã hội,đối nội và đối ngoại ngày càng trở thành một trong
những cơ sở vững chắc cho việc củng cố niềm tin và đẩy mạnh hơn nữa sự phát
triển của phong trào cách mạng thế giới.Tuy nhiên các nước xã hội chủ nghĩa vẫn
đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức phải vượt qua.


Nhận thức rõ tầm quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn

hiện nay nên em đã chọn đề tài:” Sự khủng hoảng và sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu” làm đề tài nghiên cứu.
Do kiến thức cịn hạn chế vì là sinh viên năm hai nên em chưa có kinh
nghiệm nên trong q trình làm tiểu luận cịn gặp phải nhiều thiếu sót. Vì vậy em
rất mong cô Tiến sĩ Nguyễn Thị Hảo và thầy cơ trong khoa Lịch Sử Đảng góp ý để
bài tiểu luận của em hoàn thành tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
2. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan
Tiểu luận: Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu những vấn đề
đặt ra để lấy lại.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tác phẩm chọn lọc Lê Duẩn, nhà
xuất bản sự thật.
Gíao trình Lịch Sử Thế Giới Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích
Làm rõ sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các
nước Đông Âu.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận ,nguyên nhân và sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên
Xô và các nước Đông Âu.
Sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông
Âu,từ cơ sở lý luận và thực tiễn phân tích mang ra soi chiếu vào chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam để từ đó có những giải pháp thích hợp.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng


Sự khủng hoảng và sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và chủ nghĩa xã hội ở các
nước Đông Âu.
4.2.Phạm vi nghiên cứu

Sự khủng hoảng và sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu
cuối những năm 80 đầu năm 90 của thế kỷ XX.
5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1.Cơ sở lý luận
Bài làm được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin,
chủ nghĩa duy vật lịch sử về vấn đề chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và các nước
Đông Âu.
5.2.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên các nguyên lý,
phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đồng thời tuân thủ
các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá vấn đề.
Phương pháp chung: Phương pháp lôgic - lịch sử, quy nạp, diễn dịch,
phân tích tổng hợp...
Phương pháp cụ thể: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu,
thu thập tài liệu, phân tích, sắp xếp... để làm sáng tỏ vấn đề. Ngồi ra, trong q
trình nghiên cứu, tác giả còn tiến hành trao đổi, thảo luận với bạn bè, tranh thủ
sự giúp đỡ của thầy cô trong khoa để bổ sung cho tiểu luận.
6.Kết cấu của đề tài
Tiểu luận gồm 3 phần chính: Phần mở đầu, nội dung và kết luận
Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1:Lý luận chung về chủ nghĩa và sự hình thành phát triển của chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu
Chương 2:Sự khủng hoảng và sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô va chủ nghĩa
xã hội ở các nước Đông Âu


Chương 3:Những tác động đến Việt Nam và bài học kinh nghiệm sau sự sụp đổ
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu

B. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ SỰ HÌNH
THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ VÀ CÁC
NƯỚC ĐÔNG ÂU
1.1.Một số khái niệm
Chủ nghĩa xã hội: Là một hệ thống các quan niệm,ý thức và phản ánh những
ước mơ,nguyện vọng của các giai cấp,tầng lớp lao động bị áp bức và thống trị về
một xã hội,các quan hệ giữa người với người là bình đẳng,mọi thành viên có cuộc
sống ám no hạnh phúc,khơng có áp bức bóc lột .Qúa trình phát sinh và phát triển
lâu dài tư tưởng xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua các nội dung,khuynh hướng và
nhiều hình thức khác nhau do điều kiện của mỗi thời kì lịch sử khác nhau quy định.
Chủ nghĩa xã hội bao gồm các tư tưởng chính trị ủng hộ một hệ thống kinh tếxã hội mà trong đó các sở hữu và các tài sản là thuộc quyền điều khiển của toàn thể
cộng đồng nhằm mục đích tiên đến sự cơng bằng trong xã hội và trong kinh
tế.Quyền điều khiển có thể trực tiếp qua một tập thể như hình thức cơng đồn hay
gián tiếp qua hình thức nhà nước.Nhìn theo khía cạnh kinh tế thì chủ nghĩa xã hội
có đặc tính sở hữu của các phương tiện sản xuát đã được “cộng đồng hóa”.
Hệ thống xã hội chủ nghĩa: Là thể chế chính trị ở các nước có đảng cộng sản đã
hoặc đang giữ độc quyền.Các nước này tạm gọi tắt là hệ thống Xơ viết tự gọi mình
là các nước xã hội chủ nghĩa trong đó từ “chủ nghiax xã hội” được dùng theo nghĩa
trước giai đoạn “chủ nghĩa cộng sản”.


Chủ nghĩa xã hội hiện thực:Là sự phát triển hợp logic của chủ nghiax xã hội
khoa học trong thực tiễn.Chủ nghĩa xã hội hiện thực là kết quả thực tiễn hóa lí luận
từ chủ nghĩa xã hội khoa học và từ cách mạng tháng Mười Nga.
Chủ nghĩa xã hội cũng giống như chủ nghĩa cộng sản vừa là một lý tưởng giải
phóng xã hội,một mục tiêu giải phóng xã hội để phát triển con người,vừa là một
học thuyết lý luận vừa là một phong trào hiện thực và cuối cùng chủ nghĩa xã
hội,chủ nghĩa cộng sản định hình là một chế độ xã hội kiểu mới phủ định biện
chứng chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa tiến tới hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ
nghĩa văn minh cho tất cả các dân tộc trên thế giới.

Như vậy,chủ nghĩa xã hội hiện thực là kết quả của sự ra đời của chủ nghĩa xã hội
với tính cách là một chế độ xã hội được xác lập trong đời sống .Nó tồn tại như một
thực thế xã hội có nhà nước,có cơ sở kĩ thuật –xã hội mà quyền lực thuộc về giai
cấp công nhân và nhân dân lao động được giải phóng
1.2.Những thành tựu mà chủ nghĩa xã hội hiện thực đạt được
Một là, chế độ xã hội chủ nghĩa đã từng bước đưa nhân dân lao động lên làm
chủ xã hội, thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho quyền tự do, dân chủ trên toàn thế giới.
Sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa cũng có nghĩa là chế độ dân chủ xã hội chủ
nghĩa được thiết lập, dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản (theo V.I.Lênin). Từ bản
chất giai cấp của nó, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, chế độ dân chủ cho tuyệt đại
đa số nhân dân lao động, thực hiện ngày càng đầy đủ những quyền dân chủ, ngăn
ngừa và trấn áp những hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân. Chế
độ xã hội chủ nghĩa không chỉ bảo đảm quyền làm chủ trên thực tế cho nhân dân
mà hơn thế nữa còn thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở các
nước tư bản chủ nghĩa và trên toàn thế giới.
Hai là, trong hơn 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô và các nước xã
hội chủ nghĩa khác đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ về tiềm lực kinh tế, xây
dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội trên quy mơ lớn với trình độ hiện đại, bảo
đảm ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Nước Nga


trước Cách mạng Tháng Mười so với các nước tư bản phát triển khác bị lạc hậu từ
50 đến 100 năm. Khi bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, thu nhập quốc dân
tính theo đầu người chỉ bằng 1/22 của Mỹ cùng thời. Nhưng, chỉ sau một thời gian
ngắn, Liên Xô đã trở thành một trong hai siêu cường của thế giới. Năm 1985, thu
nhập quốc dân của Liên Xô bằng 66% của Mỹ, sản lượng công nghiệp bằng 85%
của Mỹ.
Với công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, Liên Xơ đã trở thành một nước có
trình độ học vấn cao, thu được những thành tựu đáng kể trong việc chăm sóc sức
khỏe, phát triển y tế và bảo đảm phúc lợi xã hội cho nhân dân lao động. Trước

Cách mạng Tháng Mười, 3/4 nhân dân Nga mù chữ, chỉ sau 20 năm, nạn mù chữ
đã được xóa bỏ. Vào cuối năm 1980, Liên Xô là một trong những nước có trình độ
học vấn cao nhất thế giới (164 triệu nguời có trình độ trung học và đại học, số
lượng các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực cũng đứng vào hàng đầu thế giới). Liên
Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác trước đây đã đạt được những bước tiến lớn
trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chinh phục vũ trụ, có tiềm lực quân sự và cơng
nghiệp quốc phịng hùng mạnh. Trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học
và cơng nghệ cũng có những thành tựu rất to lớn.
Ba là, với sự lớn mạnh tồn diện, chủ nghĩa xã hội có ảnh hưởng sâu sắc trong
đời sống chính trị thế giới, đóng vai trò quyết định đối với sự sụp đổ hệ thống thuộc
địa của chủ nghĩa đế quốc, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và thời
đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Chế độ xã hội chủ nghĩa
được thiết lập không chỉ mở ra một xu thế phát triển tất yếu cho các dân tộc là con
đường xã hội chủ nghĩa, mà bằng sự giúp đỡ tích cực, có hiệu quả về nhiều mặt,
các nước xã hội chủ nghĩa đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào giải phóng
dân tộc. Năm 1919, các nước thuộc địa và nửa thuộc địa chiếm 72% diện tích và
70% dân số thế giới, tới những năm cuối của thế kỷ XX chỉ còn 0,7% diện tích và
5,3% dân số thế giới.


Bốn là, sức mạnh của chủ nghĩa xã hội hiện thực đóng vai trị quyết định đẩy lùi
nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hịa bình thế giới; là sức mạnh vật chất, tinh thần, cổ vũ
cho sự nghiệp cải cách, đổi mới vì chủ nghĩa xã hội.
1.3.Sự hình thành và phát triển chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô

Sau khi cách mạng tháng Mười Nga thành công chế độ chủ nghĩa xã hội được
xác lập đưa công nhân và nông dân lên nắm quyền,xóa bỏ chế độ bóc lột người,cổ
vũ nhân dân lao động và các dân tộc trên thế giới đứng lên đấu tranh giải phóng
giai cấp và dân tộc.Liên Xô bước đầu xây dựng và phát triển nền kinh tế đặt nền
móng của chủ nghĩa xã hội,đạt được những thành tựu nhất định.Khi cuộc chiến

tranh thế giới lần hai bùng nổ và kết thúc(1939-1945) để bù đắp thiệt hại sau chiến
tranh Liên Xô tiếp tục khôi phục và phát triển kinh tế,xây dựng đưa chủ nghiax xã
hội đi lên.
Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950)
Chiến tranh đã gây ra những hậu quả nặng nể đối với nền kinh tế, xã hội Liên
Xô: khoảng 27 triệu người chết, hàng chục triệu người bị thương hoặc mất tích,
1.710 thành phố và hơn 70 nghìn làng mạc bị thiêu hủy, 32 nghìn xí nghiệp, nhà
máy bị tàn phá cùng nhiểu cơng trình văn hóa, hệ thống giao thơng... Thiệt hại vể
vật chất ước tính 2000 tỉ rúp thời giá bấy giờ.
Ngay sau chiến tranh, Mĩ và các nước đế quốc khác đã ra sức chạy đua vũ trang
tiến hành cuộc “chiến tranh lạnh” chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa,
phong trào giải phóng dân tộc.
Trong hồn cảnh đó, nhân dân Liên Xơ tiến hành cơng cuộc hàn gắn các vết
thương chiến tranh, xây dựng lại đất nước. Kế hoạch 5 năm lần thứ 4 do Xô viết tối
cao thông qua ngày 18-3-1946 với nhiệm vụ cơ bản là: Khôi phục sản xuất công
nghiệp và nông nghiệp bằng mức trước chiến tranh và sau đó vượt xa mức ấy; đồng
thời hết sức chú ý nâng cao trình độ kĩ thuật trong các ngành sản xuất, phát triển


khoa học kĩ thuật, tăng cường hơn nữa khả năng phịng thủ đất nước. Kế hoạch
được hồn thành vượt thời hạn.
Về công nghiệp, Liên Xô phải đồng thời giải quyết ba vấn đề quan trọng: thứ
nhất, phi quân sự hóa nền kinh tế bằng cách chuyển sang xây dựng các cơng trình
dân dụng; thứ hai, khơi phục các xí nghiệp bị tàn phá; thứ ba, tiến hành xây dựng
các xí nghiệp mới. Nhiệm vụ thứ nhất căn bản được thực hiện trong năm 19461947. Về nhiệm vụ thứ hai, quan trọng nhất là phục hồi hoạt động của ngành năng
lượng. Các nhà máy điện được khôi phục và đi vào hoạt động, đặc biệt là nhà máy
thủy điện Đơnhiép. Năm 1947, nhà máy đã cho phát dòng điện đầu tiên, đến năm
1950 đã phục hồi tồn bộ cơng suất thiết kế.
Giữa các ngành cơng nghiệp mũi nhọn có cả cơng nghiệp than và luvện kim,
trước hết là mỏ than Đônbat và các nhà máy luyện kim ở phía nam như Dapơrơde

và Adốp.
Cơng nghiệp quốc phịng cũng được Đảng và Chính phủ chú ý, trước hết là vũ
khí chiến lược. Nam 1948, lị phản ứng hạt nhân sản xuất Plutơn được xây dựng ở
Chialibin. Mùa thu năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, đánh
dấu sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật Xô viết, đồng thời phá thế độc quyền
bom nguyên tử của Mĩ. Sau đó, Liên Xơ đã tun bố sử dụng năng lượng ngun tử
vào mục đích hịa bình, Năm 1954, nhà máy điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới
đã được xây dựng ở ngoại ơ Matxcơva với cơng suất 5000kw.
Nhìn chung, công nghiệp đã phục hồi vào năm 1947, đạt mức trước chiến tranh.
Tới cuối kế hoạch 5 năm lần thứ 4, sản lượng công nghiệp tăng 73% (kế hoạch dự
kiến 48%). Hơn 6200 xí nghiệp được phục hồi hoặc xây dựng mới và đi vào hoạt
động. Tuy nhiên, công nghiệp nhẹ vẫn lạc hậu và khơng hồn thành kế hoạch.
Về nơng nghiệp, tuy gặp khơng ít khó khăn, phức tạp, nhưng đến năm 1950,
mức sản xuất nông nghiệp cũng đạt mức trước chiến tranh. Trong những năm sau
chiến tranh, Chính phủ Xơ viết đã có một số chủ trương khơng đúng như khơng
khuyến khích kinh tế phụ gia đỉnh, thiếu quan tâm tới lợi ích vật chất của người


nơng dân, thực hiện đường lối tập trung hóa sản xuất nơng nghiệp, theo đó quy mơ
các nơng trang tăng lên, xóa bỏ các tiểu nơng trang tập thể (từ 255.314 năm 1950
xuống cịn 93.000). Việc tập thể hóa ồ ạt trong các nước cộng hòa mới sáp nhập
vào Liên Xô trước chiến tranh cũng mang lại những hậu quả xấu cho nông nghiệp.
Trong khoa học nông nghiệp, quan điểm của nhóm bác học hành chính do viện
sĩ T. Lưxencơ đứng đầu đã thắng thế. Công nghệ di truyền, khoa học then chốt của
tự nhiên học hiện đại bị phê phán.
Những sự kiện quan trọng của năm 1947 là cuộc cải cách tiền tệ và xóa bỏ chế
độ tem phiếu.
Về đời sống chính trị xã hội thời kì này cũng có những diễn biến quan trọng.
Năm 1946, Xơ viết tối cao Liên Xô đã cải tổ Hội đồng các ủy viên nhân dân thành
Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, N.M. Svecnhic thay Calinin giũ chức vụ Chủ tịch

đoàn Chủ tịch Xơ viết tối cao Liên Xơ. Các sinh hoạt chính trị của các tổ chức
Đảng và quần chúng như Công đồn, Đồn thanh niên dần dần được khơi phục.
Cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1951 đến nửa đầu những năm 70 (thế
kỷ XX)
Sau khi hồn thành khơi phục kinh tế, Liên Xô bắt tay thực hiện các kế hoạch
dài hạn phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
Về cơng nghiệp: Trong thời kì này, phương hướng phát triển cơ bản là: tiếp tục
đẩy mạnh sản xuất công nghiệp nặng - nền tảng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân,
nhất là những ngành có ý nghĩa quyết định sự tiến bộ kĩ thuật như chế tạo máy,
điện lực, hóa dầu, hóa chất. Trong nơng nghiệp, thực hiện thâm canh trên cơ sở cơ
giới hóa, điện khí hóa và hóa học hóa; đẩy mạnh tiến bộ khoa học kĩ thuật; tăng
cường giáo dục con người mới xã hội chủ nghĩa.
Trong hơn hai thập kỉ kể từ năm 1950, mặc dù cịn có nhiều sai lầm, thiếu sót,
Liên Xơ đã thu được những thành tựu to lớn, trở thành cường quốc công nghiệp
đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), chiếm hơn 20% sản lượng công nghiệp thế giới.
Từ năm 1951 đến 1975, tốc độ tăng trưởng công nghiệp hàng năm đạt bình quân


9,6%. Năm 1972, so với năm 1922 - 50 năm Liên bang Xô viết, sản lượng công
nghiệp tăng 321 lần, thu nhập quốc dân tăng 122 lần và chỉ 4 ngày là đủ sản lượng
của cả năm 1913 là lăm cao nhất của đế quốc Nga Sa hoàng và đến giữa những
năm 70 (thế kỷ XX), chỉ cần 2 ngày rưỡi là đạt sản lượng công nghiệp bằng năm
1913 (năm cao nhất của đế quốc Nga cũ). Một số ngành cơng nghiệp có sản lượng
cao vào loại nhất thế giới như dầu mỏ, than, quặng sắt, gang, thép, xi măng, máy
kéo, máy công cụ.
Năm 1970, sản lượng một số ngành công nghiệp quan trọng là: điện lực đạt 740
tỉ kw giờ (gấp 352 lẩn năm 1913, bằng sản lượng điện Anh, Pháp, Đức, Italia cộng
lại); dầu mỏ đạt 353 triệu tấn; than 624 triệu tấn và thép (1971) đạt 121 triệu tấn,
lần đầu tiên vượt Mĩ.
Về nông nghiệp: Từ nửa sau năm 1953 đã diễn ra nhiều cải cách quan trọng để

lại nhiều mặt tích cực trong sự phát triển nơng nghiệp. Tháng 9-1953, Khơrutsốp
được bầu làm Bí thư thứ nhất thay Xtalin đã qua đời ngày 5-3-1953. Đảng và
Chính phủ Xơ viết đã có nhiểu chủ trương để phát triển nơng nghiệp như khai
hoang tăng diện tích canh tác, cải tạo và xây dựng hệ thống thủy lợi, cải tổ các trạm
máy kéo, đưa cán bộ, chuyên gia nông nghiệp về địa phương, cải tiến chế độ giá cả,
quan tâm tới kinh tế phụ gia đình, tới lợi ích của người lao động ...
Tuy gặp khơng ít khó khăn và phức tạp, sản xuất nơng nghiệp đã có chuyển biến
và thu được những thành tích nổi bật. Sản lượng nơng phẩm trong những năm 60
tăng trung bình hằng năm khoảng 16%. Năm 1970, sản xuất nông nghiệp đạt năng
suất và sản lượng chưa từng có trong lịch sử đất nước với 186 triệu tấn ngũ cốc.
Về khoa học - kĩ thuật: Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc trong các
lĩnh vực khoa học cơ bản toán, lí, hóa, sinh, trong ngành điện tử, điều khiển học,
khoa học vũ trụ. Tháng 10 năm 1957, Liên Xô đã phóng thành cơng vệ tinh nhân
tạo đầu tiên lên quỹ đạo trái đất, tiếp đó là những tên lửa vũ trụ đưa động vật lên vũ
trụ, đổ bộ xuống mặt trăng. Tháng 4-1961, con người đầu tiên của thế giới đã bay
lên vũ trụ, thực hiện chuyến bay vòng quanh trái đất trên con tàu Phương Đông của


công dân Liên Xô, Iu.Gagarin, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ vì mục đích
hịa bình. Tiếp đó là G.Titốp, A.Nicôlaiep, Valentina Terêxcôva... Liên Xô cũng là
nước dẫn đẩu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ.
Về quân sự, đầu những năm 70, bằng việc kí kết với Mĩ các hiệp ước về hạn chế
phòng chống tên lửa và một số biện pháp trong lĩnh vực hạn phế vũ khí tiến cơng
chiến lược (gọi tắt là Hiệp ước ABM và Hiệp ước SALT-1 và SALT-2), Liên Xô
đã đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh
hạt nhân nói riêng đối với các nước đế quốc. Đây là một thành tựu có ý nghĩa to
lớn, làm đảo lộn tồn bộ chiến lược của đế quốc Mĩ và đổng minh của chúng.
Về chính trị, xã hội: Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XX và XXII là
những sự kiện chính trị quan trọng nhất thời kỳ này. Đại hội XX của Đảng tiến
hành tháng 2-1956, tổng kết kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (1951-1955), thông qua kế

hoạch 5 năm lần thứ 6 (1956-1960). Trong phiên họp cuối cùng, Khơrútsốp đã đọc
báo cáo (khơng nằm trong chương trình nghị sự) về tệ sùng bái cá nhân và hậu quả
của nó, đã mở đầu cho sự chia rẽ to lớn trong phong trào cộng sản quốc tế cũng như
ở Liên Xơ và mở đầu cho thời kì minh oan rộng lớn cho những người và cả những
dân tộc thiểu số bị kết tội trong những năm 30 và 50 (thế kỷ XX).
Trong những năm 1957, 1958, đã diễn ra những hoạt động nhằm gạt bỏ
Khơrútsốp nhưng không thành, kết quả là những nhân vật đứng đầu thuộc phái
"quyền lực” bị loại bỏ như Bộ trưởng Quốc phòng Giucốp, Chủ tịch ủy ban an ninh
(KGB) Xêrốp. Năm 1958, Khơrútsốp đồng thời giữ chức vụ đứng đẩu Đảng và Nhà
nước.
Đại hội XXII của Đảng họp tháng 10-1961 thông qua cương lĩnh xây dựng chủ
nghĩa cộng sản. Đại hội cho rằng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xơ đã thắng lợi hồn toàn
và chắc chắn, đất nước đang bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
Thời gian để thực hiện cương lĩnh dự kiến khoảng 15 đến 20 năm. Thực ra cho đến
lúc tan rã, Liên Xô vẫn chưa xây dựng được thắng lợi chủ nghĩa xã hội, còn nhận
định chủ nghĩa xã hội đã thắng lợi hoàn toàn và chắc chắn là mang tính chủ quan


khơng thực tế, khơng khoa học. Đây chính là thất bại lớn nhất về đường lối của
Khơrútsốp.
Tháng 10-1964, Khơrútsốp bị phê phán là "ý chí luận”,"chủ quan chủ nghĩa" nên
bị lật đổ bằng cuộc đảo chính hịa bình. Brêgiơnép giữ chức vụ Bí thư thứ nhất,
Cơxưgin - Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Micơian (từ 1965 là Pốtgcnưi) - Chủ
tịch Đồn chủ tịch Xơ viết tối cao. Từ đây chức vụ đứng đẩu Đảng và Chính phủ
khơng nằm trong tay một người.
Các Hội nghị Trung ương Đảng tháng 3 và tháng 9-1965 đã đề ra những điểm
mới trong lãnh đạo kinh tế, đã thông qua những nghị quyết nhằm khác phục xu
hướng duy ý chí và những lệch lạc trong chính sách đối nội, đối ngoại. Điểu đó làm
cho đất nước trong những năm đầu thay đổi theo hướng tốt hơn, tiềm lực kinh tế,
khoa học, quốc phòng được tăng lên, mức sống của nhân dân được cải thiện.

Trên lĩnh vực xã hội, trải qua hơn 50 năm, Liên bang Xơ viết đã có sự thay đổi
to lớn. Năm 1971, công nhân chiếm trên 55% số người lao động cả nước, bình qn
trên 1000 người thì có hơn 550 người có trình độ đại học và trung học. Liên Xơ là
nước đứng đầu thế giới về trình độ học vấn cao, trên 30 triệu người lao động trí óc.
Quan hệ dân tộc cũng được tăng cường đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giúp đỡ lẫn
nhau, tiến tới một cộng đồng dân tộc mới – nhân dân Xô viết.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu và tiến bộ, các nhà lãnh đạo Liên Xô vẫn
tiếp tục mắc những sai lầm thiếu sót trong đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xơ như chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn (như đề ra kế hoạch xây dựng
chủ nghĩa cộng sản trong thời gian 10 đến 20 năm), duy trì quá lâu cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp, kế hoạch hóa cao độ vốn đã có nhiều khuyết tật, thiếu tôn trọng
quy luật phát triển kinh tế khách quan, thiếu sự phát triển cân đối giữa công nghiệp
nặng với công nghiệp nhẹ, công nghiệp tiêu dùng, giữa công nghiệp với nông
nghiệp; thiếu dân chủ và công bằng xã hội, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Tuy thế, lúc này do sự tin tưởng, ủng hộ của đông đảo nhân dân, công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội vẫn đạt được nhiều thành tựu. Những sai lầm đó chưa dẫn


tới trì trệ và khủng hoảng. Khoảng cách giữa Liên Xô và Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản
không nhiều. Mức sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Xã hội Xô viết vẫn ổn
định và phát triển.
Về đối ngoại, Đảng và Chính phủ Liên Xơ kiên trì thực hiện chính sách hịa
bình, hữu nghị, an ninh, mở rộng sự hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt
là với các nước Đông Âu (gọi là cộng đồng xã hội chủ nghĩa), ủng hộ phong trào
giải phóng dân tộc, có quan hệ bình đẳng, hữu nghị và giúp đỡ các dân tộc mới
được giải phóng, duy trì và phát triển quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa trên
cơ sở chung sống hịa bình, hợp tác thiết thực cùng có lợi; đồn kết với các Đảng
Cộng sản và dân chủ cách mạng, với phong trào công nhân quốc tế.
Với tư cách là một trong những nước sáng lập ra Liên Hợp Quốc (1945), Liên
Xơ đã có nhiều sáng kiến quan trọng nhằm giữ vững và phát huy vai trò của tổ

chức này trong quan hệ quốc tế.
Với tư cách là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên, lớn mạnh nhất, Liên Xơ lúc này
đã trở thành thành trì của hịa bình thế giới và chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất
của phong trào cách mạng thế giới. Địa vị và ảnh hưởng quốc tế của Liên Xô lớn
mạnh hơn bao giờ hết.
1.4. Sự hình thành chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu

Sự thành lập các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Âu đều là những nước tư bản
chủ nghĩa nhưng lạc hậu hơn nhiều so với các nước Tây Âu và ít nhiều đều lệ thuộc
vào các nước tư bản lớn là Anh, Pháp và Đức.
Khi chiến tranh nổ ra, các nước Đông Âu đã bị phát xít Đức, Italia xâm lược,
chiếm đóng hoặc trở thành chư hầu của chúng. Chủ nghĩa phát xít biến những nơi
này là những nhà tù, trại tập trung và các lò thiêu người, là nơi cung cấp sức người,
sức của cho cuộc chiến tranh xâm lược của bọn phát xít. Nhân dân các nước Đơng
Âu bị bóc lột tàn tệ và bị đàn áp dã man. Nhiệm vụ cách mạng của các nước Đông


Âu lúc này là giải phóng dân tộc khỏi ách chiếm đóng của chủ nghĩa phát xít, lật đổ
chính quyền tay sai phản động, thủ tiêu các tàn tích phát xít.
Trong thời gian chiến tranh, giai cấp tư sản và các đảng phái chính trị của chúng,
đại bộ phận đã thỏa hiệp, đầu hàng và làm tay sai cho bọn phát xít chống lại nhân
dân. Một bộ phận nhỏ vì có mâu thuẫn về quyền lợi với bọn phát xít, chống lại
chúng, bằng cách chạy lưu vong ra nưóc ngồi để tập hợp lực lượng, dựa vào Anh,
Mĩ. Chỉ có các Đảng Cộng sản là kiên định dũng cảm đứng ra lãnh đạo cuộc kháng
chiến chống phát xít.
Ở hầu hết các nước Đông Âu, do sáng kiến của những người cộng sản, Mặt trận
dân tộc thống nhất chống phát xít với những tên gọi khác nhau đã được thành lập
như Hội đồng dân tộc Ba Lan (1944), Mặt trận Tổ quốc ở Bungari (1942), Mặt trận
Hunggari (1944), Ủy ban dân tộc Tiệp Khắc (1941), Mật trận dân tộc giải phóng

Anbani (1942) ...Sự ra đời của các Mặt trận chứng tỏ cuộc đấu tranh giải phóng ở
các nước Đơng Âu mang tính nhân dân sâu sắc và rộng rãi.
Khoảng những năm 1944-1945, khi Hồng qn Liên Xơ truy kích bọn phát xít,
qua vùng Đơng Âu, nhân dân và lực lượng vũ trang các nước này đã kịp thời nổi
dậy phối hợp với Hồng quân tiêu diệt bọn phát xít, giành chính quyền và thành lập
các nước dân chủ nhân dân.
Tại Rumani, ngày 23-8-1944, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Rumani,
cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn dân đã nổ ra ở Bucarét và trong cả nước, lật đổ chính
quyền phản động Antơnexcu, tun bố thành lập nước Cộng hịa nhân dân Rumani.
Ngày 9-9-1944, được sự phối hợp, giúp đỡ của quân đội Liên Xô, Đảng Cộng
sản Bungari đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang lật đổ chế độ phát xít tại Xơphia
và các thành phố khác, thành lập nước Cộng hòa nhân dân Bungari (1946).
Ở Anbani, phối hợp với Hồng qn Liên Xơ, qn giải phóng Anbani đã giải
phóng thủ đơ Tirana, ngày 29-11-1944, tồn bộ đất nước Anbani đã được giải
phóng. Nước Cộng hịa nhân dân Anbani được thành lập ngày 11-12-1945.


Ngày 4-4-1945, quân đội Liên Xô cùng với lực lượng vũ trang Hunggari đã giải
phóng hồn tồn lãnh thổ Hunggari khỏi sự chiếm đóng của phát xít Đức, lật đổ
chính quyền phản động Xalátxi, thành lập nước Cộng hòa nhân dân Hunggari.
Tháng 7-1944, quân đội Liên Xô cùng với quân đội Ba Lan đã tiến vào giải
phóng Ba Lan. Ngày 22-7-1944, Ủy ban giải phòng dân tộc đăng tuyên bố thành
lập nước Cộng hòa nhân dân Ba Lan.
Tại Tiệp Khắc, dưới sự lãnh, đạo của Đảng Cộng sản, ngày 9 tháng 5 năm 1945,
cuộc khởi nghĩa đã diễn ra ở thủ đơ Praha và giành thắng lợi, nước Cộng hịa Tiệp
Khắc ra đời.
Tình hình thành lập nước Cộng hịa dân chủ Đức có khác các nước. Sau khi
nước Đức đầu hàng, căn cứ vào quyết nghị của hội nghị Pốtxđam (Đức) tháng 71945, quân đội 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng nước Đức với mục
đích là triệt để tiêu diệt chế độ phát xít và làm cho nước Đức trở thành một nước
dân chủ, thống nhất. Ở Đông Đức, Liên Xô đã thi hành nghiêm chỉnh nghị quyết

Pơtxđam, cịn ở vùng Anh, Pháp, Mĩ chiếm đóng, các cải cách dân chủ đã không
được thực hiện triệt để. Tháng 9 năm 1949, các nước đế quốc đã giúp đỡ lực lượng
phản động đứng đầu là Ađơnaoơ hợp nhất 3 vùng chiếm đóng của Mĩ, Anh, Pháp,
thành lập Cộng hịa Liên bang Đức.
Trước tình hình đó, ở Đơng Đức, các lực lượng cách mạng với sự giúp đỡ của
Liên Xơ đã tun bố thành lập Cộng hịa dân chủ Đức (7-10-1949).
Như vậy, sự xuất hiện các nước dân chủ nhân dân Đông Âu là kết quả khách
quan của những điều kiện quốc tế và trong nước trong thời kì Chiến tranh thế giới
thứ hai.
Trong những năm 1945-1949, nhân dân các nước Đơng Âu đã đấu tranh để hồn
thành triệt để cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, chuẩn bị cơ sở bước vào giai đoạn
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là:


Đấu tranh chính trị, hịa bình để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, củng cố
sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, của đội tiên phong là các Đảng Cộng sản, loại
trừ những phần tử tư sản, địa chủ phản động trong chính phủ liên hiệp.
Ở các nước Đơng Âu, sau khi giải phóng, các chính phủ được thành lập đều là
chính phủ liên hiệp, bao gồm đại biểu của các giai cấp, đảng phái chính trị trong
Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít. Giai cấp tư sản và các chính đảng của
chúng có một lực lượng và địa vị khá quan trọng trong các Chính phủ liên hiệp này
cho nên chúng luôn luôn phá hoại, ngăn cản việc thực hiện những cải cách dân chủ
nhằm đưa các nước Đông Âu quay trở lại con đường tư bản chủ nghĩa.
Trong những năm 1947-1948, được sự giúp đỡ của Mĩ, giai cấp tư sản các nước
Đông Âu đã tiến hành hàng loạt những âm mưu đảo chính nhằm giành lấy chính
quyền. Cuộc đấu tranh chính trị diễn ra rất quyết liệt, điển hình là ở Tiệp Khắc,
Hunggari, Rumani... Kết quả là mọi âm mưu của bọn phản động, đế quốc đã bị đập
tan và giai cẩp vô sản đã hồn tồn nắm được chính quyền, thiết lập nền chun
chính vơ sản dưới hình thức dân chủ nhân dân.
Cũng trong thời gian này, các nước Đông Âu đã tiến hành nhiều cuộc cải cách

dân chủ như cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn của tư bản trong và
ngoài nước, thực hiện rộng rãi các quyền tự do dân chủ, ban hành các đạo luật vê
chế độ làm việc, lương bổng, nghỉ ngơi...
Cải cách ruộng đất là nhiệm vụ hàng đầu của giai đoạn cách mạng dân chủ nhân
dân nhằm thủ tiêu chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến, đưa
ruộng đất cho nông dân. Kết quả khoảng 20 triệu hécta ruộng đất của địa chủ đã bị
tịch thu chia cho nơng dân. Giai cấp địa chủ bị xóa bỏ. Khối liên minh cơng nơng
được tăng cường.
Việc quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn của tư bản trong và ngồi nước nhằm tạo
cơ sở để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Việc quốc hữu hóa bắt đấu tiến hành vào năm
1947 và đến 1948 nói chung đã hồn thành, chấm dứt tình trạng lệ thuộc về kinh tế
vào tư bản nựớc ngoài.


Đến năm 1949, các nước Đông Âu đã căn bản hoàn thành các nhiệm vụ cách
mạng dân chủ nhân dân và bước vào giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cùng
với thắng lợi của cách mạng Trung Quốc 1-10-1949, chủ nghĩa xã hội đã trở thành
hệ thống thế giới.
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu từ 1950 đến giữa những năm
70 (thế kỷ XX.)
Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, các
nước Đơng Âu bước sang thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội từ đầu những năm 50.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của các nước này trong giai đoạn mới là xây dựng cơ sở
vật chất kỉ thuật của chủ nghĩa xã hội. Trong những nước đã có một nền cơng
nghiệp phát triển cao (như Tiệp Khắc) thì tiến hành cài tổ lại theo hướng xã hội chủ
nghĩa, xóa bỏ sự mất cân đối và tiếp tục phát triển, ở những nước có trình độ cơng
nghiệp phát triển yếu hoặc trung bình (hầu hết các nước cịn lại) thì cơng nghiệp
hóa xã hội chủ nghĩa trở thành một u cầu bắt buộc.
Nhưng cơng nghiệp hóa trong các nước dân chủ nhân dân cũng có đặc điểm
khác với Liên Xơ. Nó đựợc thực hiện trong những điều kiện thuận lợi hơn. Nếu

như Liên Xô buộc phải phát triển tất cả các ngành cơng nghiệp nặng chủ yếu thì
các nước Đơng Âu khơng phải làm điều đó. Phát triển nền cơng nghiệp dân tộc, các
nước Đơng Âu có thể dựa vào sự hợp tác lẫn nhau, vào sự giúp đỡ của Liên Xô.
Các nước Đông Âu phát triển những ngành mà điều kiện tài nguyên thuận lợi cũng
như nhu cầu của cả cộng đồng xã hội chủ nghĩa đòi hịi.
Một nhiệm vụ quan trọng nữa của các nước Đơng Âu là tập thể hóa nơng
nghiệp. Nó được thực hiện trong điều kiện khơng có quốc hữu hóa ruộng đất trước
đó, buộc phải tính đến sự sở hữu ruộng đất lâu đời của nơng dân. Từ những hình
thức thấp, giản đơn của tập thể hóa, nơng dân dần dần thấy được sự ưu việt của làm
ăn tập thể và chuyển sang sản xuất hợp tác.
Nhìn chung tất cả các nước Đông Âu đều trải qua ba kiểu hợp tác chủ yếu: Kiểu
thứ nhất (loại thấp) vẫn duy trì sở hữu tư nhân ruộng đất nhưng cày cấy chung.


Kiểu thứ hai (loại trung bình) phần lớn thu hoạch được phân chia theo lao động,
trong một số trường hợp sự phân phối phụ thuộc vào diện tích đất canh tác, gia
nhập hợp tác. Loại thứ ba (cấp cao) việc phân chia sản phẩm dựa theo lao động.
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nước Đông Âu đều tiến hành
cuộc cách mạng trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nhằm xóa bỏ hệ tư tưởng tư sản,
xác lập nền văn hóa, tư tưởng xã hội chủ nghĩa, xây dựng con người mới xã hội chủ
nghĩa, trong đó thái độ đối với lao động là quan trọng nhất.
Cùng với việc xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, chức năng
tổ chức kinh tế của Nhà nước chun chính vơ sản là phát triển có kế hoạch nền
kinh tế quốc dân, nâng cao mức sống vật chất, tinh thần của nhân dân lao động.
Một nhiệm vụ có tính phổ biến của các nước Đơng Âu là thường xuyên phải đối
phó với những hoạt động chống phá chủ nghĩa xã hội của các nước phương Tây,
cấu kết với các lực lượng thù địch đối lập bên trong, điển hình như ở Hunggari
(1956), Tiệp Khắc (1968), Ba Lan (1956, 1980) ...
Trải qua các kế hoạch 5 năm từ 1950-1975, các nước Đông Âu đã đạt được
những thành tựu to lớn, làm thay đổi bộ mặt các nước Đông Âu. Tới giữa những

năm 50, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa căn bản hoàn thành. Tỉ trọng thành
phần xã hội chủ nghĩa đã chiếm ưu thế trong nền kinh tế, trước hết là trong công
nghiệp (Anbani, Bungari, Hunggari: 97,8%, Cộng hòa dân chủ Đức:89,1%, Ba
Lan: 99,1%, Rumani: 97,5%, Tiệp Khắc: 100%).
Từ cuối những năm 50 trở đi, các nước Đông Âu chuyển sang xây dựng cơ sở
vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Trải qua hơn hai thập kỉ, với sự giúp đỡ to
lớn của Liên Xô, các nước Đông Âu đã giành được những thành tựu to lớn, những
biến đổi rõ rệt. Anbani là nước nghèo và chậm phát triển nhất châu Âu trước chiến
tranh, đến giữa những năm 70 đã có nền cơng nghiệp với hàng trăm xí nghiệp về
điện, cơ khí, luyện kim, hóa chất, dệt..., đã thực hiện thành cơng điện khí hóa trong
tồn quốc năm 1970. Sản xuất nông nghiệp thỏa mãn nhu cầu của nhân dân.



×