Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phân tích ảnh hưởng của lạm phát lên ngân lưu dự án Bài tập cử nhân tài năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.23 KB, 7 trang )

Question: Based on subject knowledge and practical knowledge, students make a 3,000word essay (+/- 10%, without tables and references) with the content: "impact of inflation
on cash flow project"
BÀI LÀM
1. Cơ sở lý thuyết
1.1 Lạm phát
Lạm phát là tình trạng mức giá chung của hàng hoá dịch vụ tăng lên trong một khoảng
thời gian nhất định, làm cho giá trị đồng tiền giảm và do đó, lạm phát sẽ ảnh hưởng đến
các giá trị tính bằng tiền.
Tác động của lạm phát có thể được hiểu đơn giản thơng qua 2 loại giá: giá danh nghĩa
và giá thực. Giá danh nghĩa, hay cịn được gọi là giá hiện hành của hàng hố hoặc dịch vụ,
là các mức giá giao dịch trên thị trường ở mỗi thời điểm, phụ thuộc vào 2 yếu tố là thực
trạng cung cầu của hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường và lạm phát của nền kinh tế. Trong
khi đó, giá thực khơng tính đến tỷ lệ lạm phát đối với giá trị hàng hóa.
Lạm phát năm t được đo lường thông qua tỷ trọng thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) năm t so với năm t-1 hoặc năm cơ sở. Trong đó:
CPI(t) =

𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí để 𝑚𝑢𝑎 𝑔𝑖ỏ ℎà𝑛𝑔 ℎó𝑎 𝑛ă𝑚 𝑡
𝑥 100
𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí để 𝑚𝑢𝑎 𝑔𝑖ỏ ℎà𝑛𝑔 ℎó𝑎 𝑛ă𝑚 𝑐ơ 𝑠ở

1.2 Ngân lưu dự án
Ngân lưu của dự án bao gồm dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án. Dòng tiền ròng
hay ngân lưu ròng của dự án là dòng tiền cuối cùng chỉ thuộc về những người có quyền lợi
trong dự án là chủ sở hữu và chủ nợ.
Ngân lưu ròng = Ngân lưu vào – Ngân lưu ra
Ngân lưu vào bao gồm: doanh thu, chênh lệch khoản phải thu, thu nhập bất thường, thu
nhập khác, thanh lý TSCĐ/giá trị còn lại
Ngân lưu ra bao gồm: chi phí đầu tư TSCĐ, chi phí bán hàng, chi phí giá vốn hàng bán,
chi phí quản lý, lãi vay và nợ gốc, chênh lệch khoản phải trả, thuế TNDN, chênh lệch dự
trữ tiền mặt


Như vậy:
• Ngân lưu của chủ nợ = Chi trả lãi vay + Chi trả nợ gốc – Giải ngân nợ
• Ngân lưu của chủ sở hữu = Ngân lưu ròng của dự án – Ngân lưu của chủ nợ
➔ Phân tích tác đơng của lạm phát đối với ngân lưu của dự án là phân tích tác động của
nó lên dòng tiền vào và dòng tiền ra của một dự án. Trong đó, lạm phát tác động trực tiếp

1


đến doanh thu, chi phí và lãi vay, việc đó cũng đồng nghĩa rằng lạm phát tác động trực tiếp
đến ngân lưu ròng của dự án.
2. Ảnh hưởng của lạm phát đến các thành phần chính trong ngân lưu rịng
2.1 Tác động đến lãi vay
Theo lý thuyết hiệu ứng Fisher (1993), lãi suất danh nghĩa và lạm phát có mối quan hệ
cùng chiều với nhau. Khi lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa tăng để đảm bảo mức lãi
suất thực (với giả thiết, lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + lạm phát). Điều này sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động chi tiêu và đầu tư. Cụ thể đối với các dự án có sử dụng vốn
vay, thì với chủ đầu tư dự án, lãi vay là một dịng tiền ra. Do đó, tác động của lạm phát
khiến dự án sẽ phải chịu mức lãi vay cao hơn hay khiến chi phí vốn cao hơn.
Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng tác động của lạm phát thông qua lãi vay còn phụ thuộc
vào thời điểm vay cũng như thời gian đáo hạn hoặc tái vay của mỗi dự án. Nếu lạm phát
xảy ra ngắn hạn trong khoảng 1 năm mà dự án đã vay trước thời điểm lãi suất tăng thì chủ
sở hữu vẫn trả lãi theo lãi suất vay cũ, lạm phát không ảnh hưởng đến chi phí lãi vay của
dự án. Nhưng nếu lạm phát diễn ra dài hạn hơn, hoặc dự án phải vay vốn trong giai đoạn
lãi suất tăng thì sẽ làm tăng giá trị trả lãi. Ngoài ra, việc chi trả lãi vay nhiều hơn cũng có
thể khiến dự án gặp khó khăn trong khả năng thanh tốn và hiệu quả tài chính. Tuy nhiên,
lãi vay còn là một khoản chắn thuế, nên lãi vay cao có thể giúp làm giảm thu nhập chịu
thuế và thuế TNDN cho dự án.
2.2 Tác động đến chi phí
Lạm phát trực tiếp ảnh hưởng đến các dịng chi phí như chi phí nguyên vật liệu, giá vốn

hàng bán, chi phí nhân cơng, quản lý,...
Khi xảy ra lạm phát, các chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng làm giá vốn hàng hóa đầu
vào của dự án cao hơn. Mặc khác, thực tế cho thấy khi lạm phát cao, người dân phải chi
trả nhiều hơn cho mọi hoạt động, nhu cầu hằng ngày, vì vậy mà mức lương cơ bản của
người lao động cũng có xu hướng cần phải tăng lên, điều này dẫn đến chi phí nhân công
của dự án trở nên nhiều hơn. Quan sát thực tế cho thấy tình hình lạm phát cao gây áp lực
lớn về chi phí khiến nhiều doanh nghiệp phải thắt chặt nhân sự để tối thiểu chi phí hoạt
động.
2.3 Tác động đến doanh thu
Lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của dự án. Dự án muốn duy trì lợi nhuận
trong thời kỳ lạm phát cao thì có xu hướng tăng giá bán đầu ra cho các sản phẩm và dịch
vụ của mình. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, việc tăng sản phẩm đầu ra hay khơng hoặc nếu
có thì mức độ tăng giá là bao nhiêu cịn phụ thuộc vào nhu cầu thị trường, sức mua của
người tiêu dùng bởi trong bối cảnh lạm phát cao hay đồng tiền bị mất giá thì thực tế hành
vi của người tiêu dùng cũng sẽ thay đổi theo xu hướng tiết kiệm hơn, cân nhắc nhiều hơn
trước khi ra quyết định hoặc chỉ mua những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.
Đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu thì tác động của lạm phát đến giá cả, doanh thu
và chi phí là rất lớn khi lạm phát và tỷ giá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
2


Ví dụ: Trong giai đoạn gần đây, đứng trước nguy cơ lạm phát cao sau đại dịch Covid 19,
FED đã liên tục tăng lãi suất để giữ giá đồng USD. Trong trường hợp các yếu tố khác
không đổi, USD tăng giá, làm tỷ giá USD/VND tăng lên, tác động tiêu cực đến hoạt động
nhập khẩu khi chúng ta phải trả giá hàng hóa từ nước ngồi bằng nhiều VND hơn. Thực
tế, giai đoạn này Ngân hàng Trung ương Việt Nam (SBV) cũng đã tăng lãi suất nhằm giữ
cho tỷ giá USD/VND ổn định và bình ổn lạm phát trong nước.
Từ ví dụ có thể thấy rằng, lạm phát khơng chỉ xảy ra như một hiện tượng kinh tế thể
hiện cho một nền kinh tế đang tăng trưởng trong điều kiện bình thường mà tốc độ và mức
độ của nó cịn phụ thuộc rất nhiều vào các môi trường vĩ mô. Do đó tác động của lạm phát

gần như là điều không thể tránh khỏi khi thực hiện bất cứ dự án kinh tế nào.
3. Ảnh hưởng của lạm phát đến ngân sách vốn của dự án
Tổng vốn = Vốn cố định + Vốn lưu động + Vốn dự phòng
= Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả
Vốn cố định chủ yếu được dùng để đầu tư TSCĐ ban đầu của dự án và không bị ảnh hưởng
nhiều bởi lạm phát khi dự án đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên các khoản vốn lưu động và
vốn dự phịng có thể bị ảnh hưởng đáng kể:
3.1 Vốn dự phòng
Dự án cần phải có một mức tồn quỹ nhất định để thực hiện các giao dịch hàng ngày khi
cần thiết. Khoản tiền mặt dự trữ gây tốn chi phí cơ hội của vốn nên về bản chất, dự phòng
tiền mặt là dòng tiền ra của dự án.
Khi có lạm phát, dự án cần phải gia tăng lượng tiền mặt dự trữ để có thể bù đắp những
khoản mất giá của lượng tiền mặt do lạm phát gây ra do đó làm tăng ngân lưu ra của dự án.
3.2 Vốn lưu động
Vốn lưu động là một thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp
hoặc dự án, nhằm đáp ứng những hoạt động kinh doanh hàng ngày như: Tiền mặt, các
khoản phải thu ngắn hạn, tiền trả lương nhân viên, tiền thanh toán cho nhà cung cấp, tiền
trả chi phí mặt bằng, điện nước, nguyên vật liệu, thành phẩm...
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn
Quản lý vốn lưu động là những công việc liên quan tới quản lý hàng tồn kho, các
khoản phải thu và phải trả, tiền mặt.
Vốn lưu động ròng càng cao thì tác động của lạm phát đối với chi tiêu vốn của dự
án càng lớn. Do đó để giảm sự mất giá của đồng tiền trong thời kỳ lạm phát thì các dự án
hay doanh nghiệp nói chung sẽ tìm cách để giảm vốn lưu động. Ví dụ như gửi tiền mặt vào
ngân hàng, giảm tồn kho, giảm chi phí lưu kho, tiết kiệm nhiên liệu, điện nước, hay cố
gắng kéo dài các khoản phải trả,…

3



4. Ảnh hưởng của lạm phát đến suất chiết khấu và hiệu giá thuần của dự án
Suất chiết khấu trong dự án là suất sinh lời kỳ vọng của nhà đầu tư với vốn cần đầu tư
cho dự án. Suất chiết khấu có quan hệ nghịch với giá trị hiện tại của một dự án. Suất chiết
khấu, hiểu đơn giản là chi phí vốn bình qn (chi phí cơ hội của vốn chủ sở hữu và chi phí
vốn vay).
Suất chiết khấu được sử dụng để tính giá trị hiệu giá thuần của dự án (NPV-Net Present
Value), là hiệu số của hiện giá dòng tiền vào với hiện giá dòng tiền ra trong suốt vòng đời
dự án, tức là hiện giá của dịng ngân lưu rịng. Nó cho biết mức lãi rịng của dự án, cụ thể
là lãi sau thuế tính theo các khoản tiền mặt của từng năm khi quy đổi về thời điểm hiện tại.
Cơng thức tính NPV:

Trong đó:
Bj là ngân lưu vào của dự án năm j;
Cj là ngân lưu ra của dự án năm j;
CFj là ngân lưu ròng năm j;
i là suất chiết khấu dự án;
j là số năm trong vịng đời dự án.
Từ cơng thức có thể thấy rằng, cách tính NPV như trên khơng tính đến ảnh hưởng của
lạm phát đối với CF. Tuy nhiên, điều này là không thực tế khi lạm phát luôn tồn tại như
một hiện tượng kinh tế, quan trọng là nó ở mức độ nào. Việc bỏ qua lạm phát sẽ làm sai
lệch ước tính giá trị thật của dự án, khiến chủ sở hữu, nhà đầu tư cũng như các chủ nợ đánh
giá khơng chính xác về mức lãi rịng của dự án.
Do đó, khi tính tốn NPV để thẩm định sự khả thi của dự án, cần phải tính đến một suất
chiết khấu có bao gồm lạm phát (chưa kể đến mức độ rủi ro của thị trường):
Cơng thức:
r* = g(1+ r) + r
Trong đó:
r*: suất chiết khấu bao gồm lạm phát (suất chiết khấu danh nghĩa)
g: tỷ lệ lạm phát (tăng trưởng)
r: suất chiết khấu thực

5. Bàn luận
5.1 Tổng quan:
Như đã phân tích về tác động của lạm phát đối với ngân lưu của dự án, giả sử giá
đầu ra các sản phẩm và dịch vụ của một dự án không thể cao hơn tỷ lệ lạm phát, nói cách
khác, chi phí thường có xu hướng tăng nhanh hơn nhiều so với lợi ích nhận được khi lạm
4


phát xảy ra, lúc này dự án sẽ phải chấp nhận chỉ số NPV thấp hơn và do đó lợi nhuận được
đo bằng NPV sẽ thấp hơn, từ đó dẫn đến những thay đổi khi ra quyết định đầu tư. Điều này
cũng nhắc nhở sự cần thiết phải tính đến tỷ lệ lạm phát (và rủi ro) trong khi tính NPV của
dự án.
Trên cơ sở đó, các nhà đầu tư có thể sẽ phải thay đổi quyết định đầu tư đối với dự
án, trừ khi giá đầu ra có thể tăng với tốc độ cao hơn tốc độ dự kiến chung của lạm phát.
5.2 Các biện pháp cho chủ dự án
Trước các tác động của lạm phát, chủ dự án cần có một số biện pháp để đối phó
cũng như giảm thiểu thiệt hại cho dự án. Trong nỗ lực bù đắp tác động tiêu cực cho vấn đề
mức giá tăng, có một số biện pháp chính có thể được cân nhắc. Biện pháp đầu tiên là tăng
giá đầu ra trên mức lạm phát, tuy nhiên khả năng để làm được điều đó phụ thuộc vào giới
hạn trong phạm vi mà thị trường có thể chịu được mức giá cao hơn này. Nếu tiếp cận rộng
hơn phạm vi của một dự án, có thể thấy rằng các cơng ty có sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
mang tính độc quyền, hoặc sản phẩm là nhu cầu thiết yếu sẽ khả thi hơn để tăng giá so với
các công ty cung cấp sản phẩm khơng thiết yếu hoặc có nhiều đối thủ cạnh tranh trong thị
trường. Tuy nhiên, về lâu dài, nếu càng lạm phát càng tăng giá thì sẽ lại dẫn đến lạm phát
cao hơn và trở thành vịng tuần hồn trong nền kinh tế và sẽ khiến tình hình tệ hơn.
Về hướng điều chỉnh nội bộ, các biện pháp có thể được thực hiện đối với vốn lưu
động ròng và cơ cấu vốn của dự án. Như phân tích trước đó, trong thời kỳ lạm phát, các
cơng ty sẽ chịu áp lực phải giảm lượng tài sản ròng hay vốn lưu động được sử dụng bằng
cách giảm hàng tồn kho và các khoản phải thu và đồng thời kéo dài các khoản phải trả.
Đồng thời, trong giai đoạn lạm phát cao thì xu hướng vay nợ ngắn hạn sẽ nhiều hơn so với

dài hạn, vì nếu vay dài hạn thì đến khi lạm phát đã được kiểm soát và lãi suất được điều
chỉnh giảm xuống thì người vay nợ sẽ phải trả lãi cao.
Như vậy, các điều chỉnh trong cơ cấu vốn sẽ giúp dự án giảm bớt áp lực trong thời
kỳ lạm phát.
6. Kết luận
Như vậy, có thể thấy lạm phát là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến ngân
lưu hay kể cả sự thành bại của một dự án. Vì vậy, khi tính tốn hiệu giá thuần của dự án
cần ước lượng tỷ lệ lạm phát dự kiến, vì lạm phát cao có thể làm cho lợi ích đạt được từ dự
án trong tương lai không đủ bù đắp cho khoản đầu tư hôm nay.
Khi thẩm định dự án hay ra quyết định đầu tư, cần phải đánh giá đúng mức độ, tỷ lệ
lạm phát kỳ vọng để có phương án đầu tư thích hợp. Khi phân tích cần phải tự cân nhắc
các giả thiết liên quan đến tình hình lạm phát, tỷ giá hối đoái danh nghĩa, lãi suất vay danh
nghĩa và suất chiết khấu có khả năng là bao nhiêu trong thời gian hoạt động của dự án.
Đồng thời, trong giai đoạn lạm phát, doanh nghiệp hay chủ các dự án cần có những biện
pháp phù hợp và kịp thời để giảm thiểu các tác động tiêu cực của nó đến ngân lưu rịng hay
lợi nhuận nói chung.
5


6


1.
2.

3.

4.
5.


6.

Tài liệu tham khảo
DNSE (2022). Mối quan hệ mật thiết giữa chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và lạm phát. Được
truy lục từ />Dương, T. (2022). Châu Âu đối phó với lạm phát: Người dân cắt giảm chi tiêu.
Được truy lục từ Báo Hà Nội mới: />Lan, K. (2022). Lạm phát tiền lương gây sức ép lên doanh nghiệp châu Âu. Được truy lục
từ Tạp chí Kinh tế Sài Gịn Online: />Mills, G. T. (1996). The impact of inflation on capital budgeting and working capital.
Journal of financial and Strategic Decisions, 9(1), 79-87.
Tài, C. (2022). Sức ép lạm phát khiến người tiêu dùng trên toàn cầu siết chặt ‘hầu bao’
Truy lục từ Tạp chí Kinh tế Sài Gịn Online: />Thành, P. T. (2022). Slide Lập và thẩm định dự án đầu tư

7



×