Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Thực Phẩm Tốt Cho Người Mắc Bệnh Thận potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.53 KB, 17 trang )

Thực Phẩm Tốt Cho Người Mắc Bệnh
Thận

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều
mối liên quan giữa các căn bệnh mãn tính,
bệnh viêm nhiễm với những thực phẩm có khả
năng ngăn ngừa hoặc phòng chống quá trình
ô-xy hóa các a-xít không mong muốn - một
tình trạng xuất hiện khi lượng ô-xy trong cơ
thể phản ứng lại các chất béo trong máu và tế bào.
Sự ô-xy hóa là một quá trình bình thường của việc sản sinh ra năng lượng và
nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể, nhưng tình trạng ô-xy hóa quá mức
của chất béo và cholesterol sẽ tạo ra các phân tử được gọi là các gốc tự do có
thể gây tổn hại cho các protein, màng tế bào và gene. Bệnh tim mạch, ung
thư, Alzheimer, Parkinson, các bệnh mãn tính khác và những tình trạng thoái
hóa đều có mối liên quan đến những tổn hại do việc ô-xy hóa gây ra.

Tuy nhiên, những thực phẩm có chứa các chất chống ô-xy hóa có thể giúp
trung hòa các gốc tự do và bảo vệ cơ thể. Rất nhiều loại thực phẩm có khả
năng phòng chống sự ô-xy hóa được đánh giá là tốt cho thận và là sự lựa
chọn tuyệt vời cho những bệnh nhân đang phải lọc máu hoặc đang mắc bệnh
thận mãn tính (CKD). Sử dụng những thực phẩm lành mạnh, tìm hiểu và
theo đuổi một chế độ ăn uống tốt cho thận chính là những yêu cầu quan
trọng dành cho những người đang bị bệnh thận vì họ thường gặp phải sự
viêm nhiễm và có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khá cao.


Ảnh: Datenokuni.com

Sau đây là danh sách những thực phẩm giàu chất chống ô-xy hóa và rất có
ích cho thận mà những người mắc bệnh thận nên dùng thường xuyên.



1. Ớt chuông đỏ


Ảnh: Bluejeangourmet.com
½ chén ớt chuông đỏ chứa khoảng 1 mg natri, 88 mg kali, 10 mg phốt pho

Lượng kali trong ớt chuông đỏ khá ít nhưng loại rau có mùi vị khá thơm
ngon này lại là nguồn cung cấp vitamin C và A cực kỳ dồi dào bên cạnh các
vitamin B6, a-xít folic và chất xơ. Ớt chuông đỏ tốt cho cơ thể vì chúng chứa
nhiều lycopene - chất chống ô-xy hóa giúp phòng chống một số căn bệnh
ung thư. Bạn có thể dùng ớt chuông đỏ bằng cách ăn sống, cho vào món rau
trộn hoặc dùng làm nguyên liệu cho các món rau xào…

2. Cải bắp


Ảnh: Realviagrarx.net

½ chén cải bắp xanh có 6 mg natri, 60 mg kali, 9 mg phốt pho.

Là một loại rau thuộc nhóm rau xanh có hình chữ thập, cải bắp chứa rất
nhiều các chất hóa học từ thực vật - những hợp chất hóa học trong trái cây
và rau xanh giúp phá vỡ các gốc tự do trước khi chúng có thể gây hại cho cơ
thể. Nhiều chất hóa học từ thực vật còn có khả năng bảo vệ và chống bệnh
ung thư cũng như hỗ trợ cho “sức khỏe” của hệ thống tim mạch.
Sulforaphane, một chất hóa học trong các loại rau xanh có hình chữ thập có
thể giúp ngăn chặn hoặc làm ngưng sự phát triển của tế bào ung thư trong
các căn bệnh ung thư phổi, ruột, vú, bọng đái, tuyến tiền liệt và buồng trứng.


Bên cạnh hàm lượng vitamin K, C và chất xơ dồi dào, cải bắp còn chứa
nhiều vitamin B6 và folic axít. Hàm lượng kali thấp đã giúp cải bắp trở
thành sự lựa chọn không thể tốt hơn cho chế độ ăn uống của những người
đang bị bệnh thận.

3. Súp lơ


Ảnh: Juicingbook.com
½ chén súp lơ luộc chín có 9 mg natri, 88 mg kali và 20 mg phốt pho

Súp lơ cũng là một loại rau thuộc nhóm các loại rau xanh có hình chữ thập.
Ngoài hàm lượng vitamin C, folate và chất xơ rất phong phú, súp lơ còn
chứa indoles, glucosinolate và thiocyanates - những hợp chất có tác dụng
giúp gan trung hòa những chất độc có thể gây tổn hại cho các màng tế bào
và DNA.

4. Tỏi


Ảnh: Head2totalhealth.com
1 củ tỏi trung bình chứa 1 mg natri, 12 ng kali, 4 mg phốt pho

Đây là một trong những loại gia vị mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe
vì chúng có khả năng phòng ngừa và chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau. Tỏi
giúp ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám trên răng, hạ thấp mức
cholesterol trong cơ thể và hạn chế sự viêm nhiễm. Với hàm lượng natri, kali
và phốt pho thấp, tỏi là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng
ngày của những người mắc bệnh thận. Chúng được sử dụng dưới nhiều hình
thức khác nhau: ăn sống, ngâm chua, được băm nhuyễn hoặc nghiền thành

bột để dùng làm nguyên liệu hay gia vị cho nhiều món ăn.

5. Hành


Ảnh: Matternetwork.com
½ chén hành có 3 mg natri, 116 mg kali, 3 mg phốt pho

Hành là một thành viên trong gia đình các loại rau thuộc họ tỏi tây và là
nguyên liệu được sử dụng trong rất nhiều món ăn. Mùi hăng cay của hành
xuất phát từ lượng hợp chất sulfur vốn rất dồi dào trong loại củ này. Hành
còn chứa các chất flavonoid, đặc biệt là quercetin, một chất chống ô-xy hóa
cực mạnh có thể giúp làm giảm bệnh về tim và phòng chống nhiều căn bệnh
ung thư. Ngoài hàm lượng kali thấp, hành còn chứa khá nhiều crom, khoáng
chất có khả năng giúp ích cho sự trao đổi carbonhydrate, chất béo và protein
trong cơ thể.

Những người bị bệnh thận nên cố gắng sử dụng nhiều loại hành khác nhau
như hành tây, hành ta… trong chế độ ăn hàng ngày dưới hình thức ăn sống,
trộn salad, nấu cùng với các món mặn…

6. Táo


Ảnh: Bighistory.net
Một trái táo có kích cỡ trung bình và chưa gọt vỏ sẽ chứa 158 mg kali, 10
mg phốt pho.

Từ lâu, táo đã được khẳng định là loại trái cây giúp làm giảm cholesterol,
ngăn ngừa táo bón, bảo vệ và phòng chống bệnh tim đồng thời hạn chế nguy

cơ mắc ung thư nhờ vào lượng chất xơ dồi dào và các hợp chất kháng viêm.
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh thận, táo thực sự là một loại trái cây rất
tốt cho sức khỏe vì chúng không chứa natri. Ngoài hình thức ăn sống, táo
còn được chế biến thành nước ép hoặc dùng trong cách món ngọt như bánh
táo…

7. Dâu tây


Ảnh: flavoreddelights.com
5 trái dây tây tươi với kích cỡ trung bình sẽ cung cấp 1 mg natri, 120 kali
và 13 mg phốt pho

Trong dâu tây có chứa hai loại phenol (còn được gọi là a-xít carbolic) là
anthocyanins và ellagitanins. Anthocyananins mang lại cho dâu tây màu đỏ
đặc trưng và là chất chống ô-xy hóa hiệu nghiệm giúp bảo vệ các cấu trúc tế
bào của cơ thể và ngăn ngừa những tổn hại của việc ô-xy hóa. Dâu tây còn là
thực phẩm cung cấp rất nhiều vitamin C và man-gan, bên cạnh lượng chất
xơ dồi dào. Đây đều là những thành phần giúp bảo vệ tim, chống ung thư và
viêm nhiễm.

Cũng như các loại trái cây khác, dâu tây là món ăn vặt ngon miệng và được
nhiều người yêu thích. Ngoài ra, bạn cũng có thể xay sinh tố dâu tây, ép lấy
nước hoặc dùng vào việc chế biến các món ngọt.

8. Quả anh đào


Ảnh: healthysnacksdiet.com
½ chén anh đào tươi chứa 160 mg kali, 15 mg phốt pho


Rất nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng anh đào là loại trái cây
giúp hạn chế viêm nhiễm nếu chúng ta sử dụng mỗi ngày. Chúng còn có rất
nhiều chất chống ô-xy hóa và những chất hóa học từ thực vật giúp bảo vệ
cho tim.

9. Nho đỏ


Ảnh: 21food.com
½ chén nho đỏ có 1 mg natri, 88 mg kali, 4 mg phốt pho

Một số chất flavonoid (nhóm các sắc tố thực vật, có vai trò trong việc tạo
màu cho thực phẩm) hiện diện trong nho đỏ đã mang lại màu đỏ bắt mắt cho
loại trái cây này. Các chất flavonoid giúp phòng chống bệnh tim bằng cách
ngăn ngừa sự ô-xy hóa và hạn chế việc hình thành các cục máu đông.
Resveratrol, một chất flavonoid có trong nho đỏ, còn có thể kích thích sự sản
xuất ô-xít ni-tric, giúp làm các tế bào cơ trong mạch máu được thư giãn, làm
tăng khả năng lưu thông của máu. Các chất flavonoid còn có tác dụng phòng
ngừa ung thư và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Những chất hóa học từ
thực vật trong nho, rượu nho và nước ép nho đã được khẳng định bằng nhiều
kết quả nghiên cứu khác nhau về khả năng hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh tim. Loại
nho đỏ hoặc tím có chứa hàm lượng chất anthocyanin cao hơn các loại nho
khác.

10. Lòng trắng trứng


Ảnh: instructables.com
2 lòng trắng trứng chứa 7g protein, 110 mg natri, 108 mg kali, 10 mg phốt

pho

Lòng trắng trứng có protein nguyên chất. Do đó, chúng được xem là loại
thực phẩm cung cấp protein có chất lượng cao nhất với đầy đủ các loại a-xít
amin thiết yếu. Trong chế độ ăn uống của người bị bệnh thận, lòng trắng
trứng sẽ cung cấp protein với hàm lượng phốt pho thấp hơn so với các nguồn
cung cấp protein khác như lòng đỏ trứng hoặc thịt.

11. Cá


Ảnh: freepik.com
Với 85 g cá hồi tự nhiên, chúng ta có được 50 mg natri, 368 mg kali và
274 mg phốt pho

Bên cạnh một nguồn protein có chất lượng cao, cá còn cung cấp các chất béo
có khả năng kháng viêm là omega 3. Những chất béo có lợi trong cá giúp
đánh bại một số loại bệnh nguy hiểm như tim hay ung thư. Các a-xít omega
3 còn giúp hạ thấp mật độ của các cholesterol “xấu” LDL đồng thời làm tăng
lượng cholesterol “tốt” HDL. Hiệp hội Tim mạch và Hiệp hội Tiểu đường
Hoa Kỳ khuyến cáo nên ăn cá khoảng từ hai đến ba lần mỗi tuần. Những
loại cá có hàm lượng a-xít béo omega 3 cao là cá ngừ, cá trích, cá thu và cá
hồi.

12. Dầu ô-liu


Ảnh: healthycrush.com
1 muỗng canh dầu ô-liu cung cấp ít hơn 1 mg natri, ít hơn 1 mg kali


Loại dầu ăn này có hàm lượng a-xít oleic cực kỳ dồi dào. Đây là một a-xít
béo có tính kháng viêm. Lượng chất béo đơn chưa bão hòa trong dầu ô-liu sẽ
phòng chống sự ô-xy hóa diễn ra bên trong cơ thể. Chúng còn có nhiều chất
ployphenol và những hợp chất chống ô-xy giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và sự
ô-xy hóa.

Những người tiêu thụ nhiều dầu ô-liu sẽ có tỷ lệ mắc bệnh tim và ung thư
thấp hơn so với những người sử dụng các loại dầu ăn khác. Hàm lượng chất
chống ô-xy trong dầu ô-liu tinh chất sẽ cao hơn hẳn các loại dầu ô-liu thông
thường.


×