Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đối với mặt hàng đông lạnh sang thị trường nhật bản của công ty tnhh chế biến thực phẩm dn (danifoods)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1003.36 KB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI
MẶT HÀNG ĐÔNG LẠNH SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM D&N
(DANIFOODS)

GVHD

: Th.S Võ Thị Thanh Thương

SVTH

: Trương Minh Thảo Giang

MSSV

: 24202704879

LỚP

: K24QNT1

Đà Nẵng, tháng 10, năm 2022



Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Võ Thị Thanh Thương
LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đối với
mặt hàng đông lạnh sang thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH chế biến thực
phẩm D&N” là cơng trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của: Th.s Võ
Thị Thanh Thương. Những nội dung và số liệu trong bài Chuyên đề tốt nghiệp là do
bản thân em thực hiện và tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH chế biến thực phẩm
D&N không sao chép bất cứ nguồn nào.
Trong bài chuyên đề có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo đã được trích
dẫn nguồn và chú thích rõ ràng.
Em xin chịu hồn tồn trách nhiệm nếu có sự khơng trung thực trong thông tin sử
dụng trong đề tài nghiên cứu này.
Sinh viên thực hiện
Trương Minh Thảo Giang

SVTH: Trương Minh Thảo Giang


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Võ Thị Thanh Thương
LỜI CẢM ƠN

Trải qua 4 năm học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Duy Tân cho đến nay,
em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ quý Thầy Cơ. Với lịng biết ơn sâu
sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô khoa Quản Trị Kinh Doanh – Trường Đại Học
Duy Tân lời cảm ơn chân thành nhất vì đã cùng với kiến thức và tâm huyết của mình

để truyền đạt những kiến thức bổ ích cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Th.s Võ Thị Thanh Thương
thuộc khoa Quản Trị Kinh Doanh đã nhiệt tình giúp đỡ, quan tâm, hướng dẫn em hoàn
thành tốt bài báo cáo này trong thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị cán bộ, nhân viên của
Công ty TNHH chế biến thực phẩm D&N đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm
hiểu cơng việc đúng với chun ngành trong suốt q trình thực tập tại cơng ty. Cuối
cùng, em xin cảm ơn các anh chị phòng Kinh Doanh của cơng ty đã tận tình chỉ dạy và
cung cấp những kiến thức để em hoàn thành tốt báo cáo thực tập này.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một thực tập
sinh, bài báo cáo này khơng thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được
sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cơ để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến
thức của mình phục vụ tốt hơn cho công việc thực tế sau này.
Sau cùng, em xin kính chúc q thầy cơ Trường Đại Học Duy Tân thật dồi dào
sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình cho thế hệ sinh
viên sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Trương Minh Thảo Giang

SVTH: Trương Minh Thảo Giang


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Võ Thị Thanh Thương
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

1

TỪ VIẾT TẮT
WTO

Ý NGHĨA
World Trade Organization- Tổ chức thương mại Thế
giới

2

PKDXNK

Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu

3

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

4

XNK

Xuất nhập khẩu

5

NVXNK


Nghiệp vụ xuất nhập khẩu

6

TPP

Trans-Pacific Strategic Economic Partnership
Agreement- Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên
Thái Bình Dương

7

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa- Hiện đại hóa

8

NXB

Nhà xuất bản

9

GTGT

Giá trị gia tăng

10


Công ty

Công ty TNHH chế biến thực phẩm D&N

11

D&N

DANIFOODS

12

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

13

USD

United States dollar

14

HACCP

Hazard Analysis Critical Control Points - Một hệ thống
giúp nhận diện, đánh giá, và kiểm soát các mối nguy
hiểm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm


15

FDA

Food and Drug Administration – Cục quản lý Thực
phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ

16

CT

Công ty

17

SX

Sản xuất

18

IQF

Individual Quickly Freezer - Hệ thống cấp đông siêu tốc
các sản phẩm rời

SVTH: Trương Minh Thảo Giang



Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Võ Thị Thanh Thương

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH

Sơ đồ 1.1: Giao dịch đàm phán.............................................................................8
Sơ đồ 1.2: Các bước tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.................................8
Sơ đồ 1.3: Mơ hình sức mạnh của Michael Porter..............................................14
Hình 2.1 - Logo Cơng ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm D&N............................18
Hình 2.2 - Cơng ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm D&N.....................................18
Sơ đồ 2.1 - Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm D&N ...20
Sơ đồ 2.2 - Phân loại các sản phẩm của công ty Danifoods ...............................28
Hình 2.3 - Nhóm sản phẩm chín và giá trị tăng cao .........................................29
Hình 2.4 - Nhóm sản phẩm chiên và sấy ............................................................29
Hình 2.5 - Nhóm sản sản phẩm sống và sản phẩm luộc, nấu .............................30

SVTH: Trương Minh Thảo Giang


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Võ Thị Thanh Thương
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 - Tình hình sử dụng máy móc thiết bị và phương tiện vận tải.............24
Bảng 2.2 - Cơ cấu lao động của Công Ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm D&N 25
Bảng 2.3 - Doanh thu bán hàng hóa cho khách hàng từ năm 2018 - 2021.........27
Bảng 2.4 - Báo cáo tình hình tài chính của cơng ty chế biến thực phẩm
Danifoods giai đoạn 2019 – 2021........................................................................33

Bảng 2.5 - Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019 – 2021......................35
Bảng 2.6 - Nhân sự tham gia bộ phận hoạt động xuất khẩu ( 2019-2021).........37
Bảng 2.7 - Cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2020 và 2021........................39
Bảng 2.8 - Biểu giá sản phẩm xuất khẩu giai đoạn 2019 - 2021.........................40

SVTH: Trương Minh Thảo Giang


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Võ Thị Thanh Thương
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.......................3
1.1 Tổng quan về xuất khẩu............................................................................................3
1.1.1

Khái niệm xuất khẩu...........................................................................................3

1.1.2

Hình thức xuất khẩu...........................................................................................3

1.1.2.1


Xuất khẩu trực tiếp.........................................................................................3

1.1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp.............................................................................................4
1.1.2.3

Xuất khẩu tại chỗ...........................................................................................4

1.1.2.4

Xuất khẩu ủy thác..........................................................................................4

1.1.2.5

Bn bán đối lưu............................................................................................4

1.1.3 Vai trị của xuất khẩu.............................................................................................5
1.2

Nội dung chính của hoạt động xuất khẩu...........................................................7

1.2.1

Nghiên cứu tiếp cận thị trường và xác định mặt hàng xuất khẩu.......................7

1.2.1.1

Nghiên cứu thị trường hàng hóa thế giới.......................................................7

1.2.1.2


Xác định mặt hàng xuất khẩu.........................................................................7

1.2.2

Lựa chọn đối tượng giao dịch.............................................................................7

1.2.3

Giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu...............................................7

1.2.3.1

Giao dịch đàm phán.......................................................................................7

1.2.3.2

Ký kết hợp đồng xuất khẩu............................................................................8

1.2.4

Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu..............................................................8

1.3

Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu................................9

1.3.1

Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp..................................................................9


1.3.1.1

Các nhân tố chính trị - luật pháp....................................................................9

1.3.1.2

Các nhân tố kinh tế - xã hội...........................................................................9

1.3.1.3

Các nhân tố tự nhiên - công nghệ.................................................................12

1.3.2

Các nhân tố bên trong doanh nghiệp................................................................12

SVTH: Trương Minh Thảo Giang


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Võ Thị Thanh Thương

1.3.2.1

Cơ chế tổ chức quản lý cơng ty....................................................................12

1.3.2.2


Khả năng tài chính.......................................................................................12

1.3.2.3

Vị trí địa lý...................................................................................................13

1.3.2.4

Uy tín của doanh nghiệp..............................................................................13

1.3.2.5

Yếu tố cạnh tranh.........................................................................................13

1.3.3

Các nhóm yếu tố chính sách Marketing...........................................................14

1.3.3.1 Chính sách về sản phẩm (Product)....................................................................14
1.3.3.2 Chính sách về giá (Price)...................................................................................15
1.3.3.3 Chính sách về phân phối (Place).......................................................................16
1.3.3.4 Chính sách về xúc tiến thương mại (Promotion)...............................................16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐỐI
VỚI MẶT HÀNG ĐÔNG LẠNH SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG
TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM D&N................................................................18
2.1 Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp....................................................................18
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển...........................................................................18
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ phịng ban..............................................20
2.1.3 Tình hình cơ sở vật chất.......................................................................................23
2.1.4 Tình hình nhân sự.................................................................................................25

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh cơng ty.................................................................26
2.2.1 Thị trường và khách hàng.....................................................................................26
2.2.2 Sản phẩm..............................................................................................................28
2.2.3 Đối thủ cạnh tranh................................................................................................30
2.2.4 Tình hình tài chính...............................................................................................33
2.2.4.1 Phân tích bảng cân đối kế tốn..........................................................................33
2.2.4.2 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty..................34
2.3 Thực trạng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đối với mặt hàng đông lạnh sang thị
trường Nhật Bản tại công ty TNHH Chế biến thực phẩm D&N...................................37
2.3.1 Nhân sự tham gia..................................................................................................37
2.3.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo doanh thu........................................................39
2.3.3 Biểu giá sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản......................................40
2.3.4

Các chính sách khác được sử dụng cho sản phẩm xuất khẩu...........................41

2.3.5 Tình hình xuất khẩu tại thị trường Nhật Bản.......................................................42
SVTH: Trương Minh Thảo Giang


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Võ Thị Thanh Thương

2.3.5.1 Quy định nhập khẩu tại thị trường Nhật Bản..................................................42
2.3.5.2 Nhu cầu tại thị trường Nhật Bản......................................................................45
2.3.5.3 Tiến trình thực hiện hoạt động xuất khẩu..........................................................45
2.4

Đánh giá chung................................................................................................48


2.4.1

Ưu điểm............................................................................................................48

2.4.2

Nhược điểm......................................................................................................50

2.4.3

Nguyên nhân.....................................................................................................51

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI
MẶT HÀNG ĐÔNG LẠNH SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY
TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM D&N......................................................................52
3.1 Phương hướng của công ty......................................................................................52
3.1.1 Mục tiêu...............................................................................................................52
3.1.2

Cơ sở đề xuất giải pháp....................................................................................52

3.1.3

Phân tích SWOT...............................................................................................53

3.2 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đối với mặt hàng đông lạnh sang thị
trường Nhật Bản của công ty TNHH Chế biến thực phẩm D&N.................................55
3.2.1 Giải pháp Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.....................................55
3.2.1.1


Đẩy mạnh giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm..........................55

3.2.1.2

Giải pháp về giá...........................................................................................56

3.2.2 Giải pháp Sử dụng các hình thức quảng cáo nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing
tại thị trường Nhật Bản..................................................................................................57
3.2.3

Giải pháp Đầu tư nâng cao hiệu quả chất lượng nguồn nhân lực.....................59

3.2.4

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại điện tử...........................63

3.2.5 Giải pháp hoàn thiện khâu thuê phương tiện vận tải..........................................64
KIẾN NGHỊ..................................................................................................................66
KẾT LUẬN...................................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................68

SVTH: Trương Minh Thảo Giang


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Võ Thị Thanh Thương
LỜI MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam chủ trương mở cửa kinh tế,
thực hiện chiến lược cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hướng về xuất khẩu. Đối
mặt với các diễn biến phức tạp của đại dịch COVID 19, sự phát triển kinh tế toàn cầu
phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là hoạt
động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Hiện tại, khi tình hình
dịch bệnh được kiểm sốt tốt hơn, chính phủ ban hành nhiều chính sách, phương án
xúc tiến thương mại phù hợp với các doanh nghiệp cả nước để thúc đẩy xuất khẩu sang
các thị trường tiềm năng gắn với sự phát triển chung của cả nước. Các doanh nghiệp
Việt Nam có thể nhờ đó để phục hồi và có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, tăng
trưởng nhanh sau dịch bệnh. Nhật Bản là một trong những thị trường lớn có nhu cầu
nhập khẩu sản phẩm thuỷ sản chế biến từ cá, tôm, mực, nông sản,… mà các công ty
Việt Nam hướng đến.
Công ty TNHH chế biến thực phẩm D&N là doanh nghiệp hoạt động lâu năm
trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản đông lạnh sang thị
trường nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản. Hoạt động chủ yếu của công ty là xuất khẩu
các đơn hàng cho người mua hàng hoặc khách đặt hàng gia công ở Nhật Bản. Chính vì
vậy việc đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là mục tiêu quan trọng của cơng ty
trong việc kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Nhận thấy vai trò quan trọng của xuất
khẩu trong hoạt động sản xuất của công ty, nên em đã chọn đề tài: “Giải pháp đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu đối với mặt hàng đông lạnh sang thị trường Nhật Bản
của công ty TNHH Chế biến thực phẩm D&N”. Nhằm nghiên cứu hoạt động xuất
khẩu của công ty và đưa ra một số giải pháp để khắc phục những mặt hạn chế trong
hoạt động kinh doanh xuất khẩu và góp phần hoàn thiện đẩy mạnh hiệu quả kinh
doanh xuất khẩu của cơng ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về xuất khẩu. Cũng như phân tích và đánh giá
những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động xuất khẩu hàng đông lạnh của công ty
TNHH Chế biến thực phẩm D&N sang thị trường Nhật Bản đầy tiềm năng. Từ đó đề


SVTH: Trương Minh Thảo Giang

Trang 1


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Võ Thị Thanh Thương

xuất các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng đông lạnh của công
ty trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng đông lạnh sang
thị trường Nhật Bản của công ty TNHH Chế biến thực phẩm D&N.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: Chuyên đề tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2019 đến
năm 2021.
+ Không gian: Công ty TNHH Chế biến thực phẩm D&N.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp thu thập thông tin, số liệu cần thiết.
- Sử dụng phương pháp phân tích, xử lí số liệu.
5. Kết cấu đề tài
Chuyên đề được chia gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động xuất khẩu
Chương 2: Thực trạng về đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đối với mặt hàng đông
lạnh sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH Chế biến thực phẩm D&N
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đối với mặt hàng đông lạnh
sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH Chế biến thực phẩm D&N

SVTH: Trương Minh Thảo Giang


Trang 2


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Võ Thị Thanh Thương

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1 Tổng quan về xuất khẩu
1.1.1

Khái niệm xuất khẩu

Xuất khẩu được hiểu theo một cách đơn giản là sản phẩm hàng hóa và dịch vụ
được bán cho cư dân của quốc gia khác trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức
thanh toán. Đối với chủ nghĩa trọng thương được phát triển ở Châu Âu vào thế kỷ
XVI – XVIII, vàng, bạc hay đá quý là phương thức thanh toán chủ yếu. Tuy nhiên, ở
bối cảnh hiện tại, phương thức chủ yếu được sử dụng là tiền tệ và chúng ta có thể sử
dụng một trong hai đồng tiền của mỗi quốc gia hoặc đồng tiền của quốc gia thứ ba.
Xuất khẩu là một bộ phận cấu thành thương mại quốc tế và đã tồn tại trong
khoảng thời gian dài và tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trên toàn cầu, ở đa dạng các
ngành và lĩnh vực kinh tế. Xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu cùng nhau đóng góp vào
cán cân thương mại của một quốc gia. Bất kể khi nào, kim ngạch xuất khẩu lớn hơn
nhập khẩu, được gọi là thặng dư thương mại. Nó là thâm hụt thương mại hay xuất
siêu khi nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.
Theo khoản 1, điều 28, luật thương mại Việt Nam 2005: “Xuất khẩu hàng hóa là
việc hàng hố được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt
nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật.” Như vậy, xuất khẩu được hiểu cơ bản theo luật của Việt Nam là việc kinh

doanh hàng hóa ra thị trường nước ngồi, giúp mang lại lợi ích cho quốc gia.
1.1.2

Hình thức xuất khẩu

1.1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp
Hoạt động xuất khẩu trực tiếp là một hình thức xuất khẩu các loại hàng hố và
dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong
nước tới khách hàng nước ngồi thơng qua các tổ chức của mình.
Theo hình thức xuất khẩu này, các doanh nghiệp ngoại thương muốn có hàng hóa
để xuất khẩu thì phải có vốn thu gom hàng hóa từ các địa phương, các cơ sở sản xuất
trong nước. Khi doanh nghiệp bỏ vốn ra để mua hàng thì hàng hóa thuộc sở hữu của
doanh nghiệp.
Hình thức này khơng qua một tổ chức trung gian nào, có thể trực tiếp gặp nhau
cùng bàn bạc để đưa đến một hợp đồng, hoặc không cần gặp nhau trực tiếp mà thông
SVTH: Trương Minh Thảo Giang

Trang 3


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Võ Thị Thanh Thương

qua thư chào hàng, thư điện tử,…cũng có thể tạo thành một hợp đồng mua bán kinh
doanh thương mại quốc tế được kí kết.
1.1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp
Đây là hình thức nhà sản xuất thông qua dịch vụ của các tổ chức độc lập (trung
gian) đặt ngay tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu các sản phẩm của mình ra
nước ngồi.

1.1.2.3 Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu ngay tại chính đất nước của mình
để thu ngoại tệ thông qua việc giao hàng cho các doanh nghiệp đang hoạt động ngay
tại chính lãnh thổ của quốc gia đó ra theo sự chỉ định của phía nước ngồi hoặc cũng
có thể bán hàng qua khu chế xuất đang hoạt động ngay chính lãnh thổ nước đó.
Đặc điểm của loại hình xuất khẩu này:
- Hợp đồng kí kết là hợp đồng ngoại thương
- Hàng hố khơng cần vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn mua được.
Do vậy nhà xuất khẩu không cần phải thâm nhập thị trường nước ngồi mà khách hàng
tự tìm đến nhà xuất khẩu.
- Các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những thủ tục hải quan về xuất khẩu
tại chỗ: mở tờ khai hải quan XNK tại chỗ và các thủ tục khác để được hoàn thuế.
1.1.2.4 Xuất khẩu ủy thác
Đây là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị XNK đóng vai trị là người trung
gian thay cho đơn vị có hàng hóa ủy thác tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu, tiến
hành làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu, do đó đơn vị XNK qua đó được hưởng
một số tiền nhất định gọi là phí uỷ thác mà đơn vị ủy thác trả. Trong hình thức này,
hàng hóa trước khi kết thúc q trình xuất khẩu vẫn thuộc sở hữu của đơn vị ủy thác.
Hình thức này bao gồm các bước sau:
+ Ký kết hợp đồng xuất khẩu uỷ thác với đơn vị trong nước.
+ Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền hàng bên nước ngồi.
+ Nhận phí uy thác xuất khẩu từ đơn vị trong nước.
1.1.2.5 Buôn bán đối lưu

SVTH: Trương Minh Thảo Giang

Trang 4


Chuyên Đề Tốt Nghiệp


GVHD: Th.S Võ Thị Thanh Thương

Đây là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa, trong đó xuất khẩu kết hợp
chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá
trị tương đương với lượng hàng nhận về.
Đặc điểm: Trong buôn bán đối lưu, các bên tham gia luôn luôn phải chú trọng
đến sự cân bằng trong trao đổi hàng hóa. Sự cần bằng này được thể hiện ở những khía
cạnh sau:
- Cân bằng về mặt hàng
- Cân bằng về giá cả so với giá thực tế nếu giá hàng nhập cao thì khi xuất đối
phương giá hàng xuất khẩu cũng phải được tính cao tương ứng và ngược lại.
- Cân bằng về tổng giá trị hàng giao cho nhau
- Cân bằng về điều kiện giao hàng
1.1.3 Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình phát triển của nền
kinh tế quốc dân. Xuất khẩu giúp đóng góp vào GDP, tạo nguồn vốn và kích thích sự
tăng trưởng nền kinh tế quốc gia.
Xuất khẩu ròng là phần chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu. Nếu xuất khẩu
rịng là dương, nó tác động vào GDP của quốc gia và phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh
tế quan trọng của một quốc gia. Việc kinh doanh xuất khẩu cũng giúp thu về được
nhiều ngoại tệ cho quốc gia.
Bên cạnh đó, đây là cơ hội tốt để chúng ta được tiếp cận với kỹ thuật khoa học –
công nghệ phát triển trên thế giới, sau đó thực hiện các biện pháp, chính sách phù hợp
của chính phủ để gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và giảm khoảng cách với các
quốc gia phát triển.
Xuất khẩu giúp doanh nghiệp trong nước phát triển và kích thích các doanh
nghiệp trong nước đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất.
Bằng cách bán hàng hóa cho các quốc gia khác nhau, các doanh nghiệp trong
nước có thể có được thị trường mới và tăng lợi nhuận. Việc bán hàng cho các thị

trường khác nhau cũng có thể đa dạng hóa các khoản đầu tư của doanh nghiệp và giảm
thiểu rủi ro kinh tế. Nhờ xuất khẩu, các doanh nghiệp khơng cịn q phụ thuộc vào
một lĩnh vực và nếu một trong các khoản đầu tư của họ mất giá trị, các khoản đầu tư
khác của họ có thể bù đắp lại.
SVTH: Trương Minh Thảo Giang

Trang 5


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Võ Thị Thanh Thương

Khi mở rộng hoạt động của mình bằng cách thâm nhập thị trường quốc tế, chủ
doanh nghiệp có thể giảm giá thành đơn vị của sản phẩm nhờ sản xuất sản phẩm với số
lượng lớn dẫn đến giảm chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp cũng có thể thu được lợi
nhuận từ hoạt động xuất khẩu bằng cách tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm mới từ
nước ngoài. Việc bán sản phẩm cho các thị trường mới và phát triển có thể tạo động
lực cho chủ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, máy móc và có nhiều chiến lược tiếp thị
sáng tạo.
Xuất khẩu góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm, nâng cao thu nhập và
đời sống của nhân dân. Xuất khẩu được đẩy mạnh dẫn đến sản xuất trong nước gia
tăng. Từ đó, số lượng lao động trong nước tìm được việc làm phù hợp trình độ tay
nghề ngày càng nhiều. Do đó, xuất khẩu dẫn đến sự gia tăng việc làm trong nước.
Khi người lao động có thu nhập cao hơn thì đời sống cũng được nâng cao. Điều
này có nghĩa là một khi người lao động xuất khẩu được trả lương, họ cũng bỏ tiền ra
để tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ. Nhu cầu càng tăng, việc sản xuất càng được đẩy
mạnh, nguồn cung việc làm ngày càng cao. Kết quả là toàn bộ nền kinh tế phát triển.
Việc đẩy mạnh xuất khẩu giúp mở rộng quan hệ kinh tế giữa các nước và nâng
cao vị thế quốc gia trên thị trường quốc tế.

Khi đưa hàng hóa thâm nhập vào các thị trường khác, quốc gia tiếp cận và hợp
tác với nhiều quốc gia khác. Từ đó, mở rộng thêm nhiều mối quan hệ thương mại, giao
thương, đồng thời nâng cao vai trị và tầm vóc của đất nước. Bên cạnh đó, quan hệ
kinh tế đối ngoại là tiền đề giúp cho quốc gia người xuất khẩu hiểu rõ thị trường, thị
hiếu người tiêu dùng tại quốc gia đó và cân nhắc xuất khẩu. Các quốc gia khác cũng sẽ
có cái nhìn trực quan hơn về hàng hóa nước xuất khẩu để rồi có đồng ý nhập khẩu
hàng hóa từ hay kh

×