Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ngành Điện công nghiệp docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.95 KB, 4 trang )

Ngành Điện công nghiệp
hiểu ngành điện công nghiệp. Ngành điện công nghiệp là gì?

I. THÔNG TIN NHẬN DIỆN

1. Tên ngành: Điện công nghiệp
2. Lĩnh vực: Công nghệ chế tạo, công nghệ kỹ thuật,
3. Phân loại: người tiếp xúc với kỹ thuật | Nghề có mục đích biến đổi
đối tượng & Nghề có mục đích tìm tòi, phát hiện, khám phá những cái
mới | Nghề làm việc bên máy tự động | Nghề được tiến hành trong
không gian sinh hoạt bình thường
4. Hình thức: khoa học ngành nghề Nguồn www.huongnghiepviet.com

II. DẪN NHẬP

Ngành Điện Công Nghiệp giữ vai trò ổn định và phát triển hệ thống
truyền tải điện phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,
thương mại dịch vụ, dân sinh. Kỹ sư Điện Công Nghiệp nghiệp thực
hiện thiết kế, thi công hệ thống truyền tải điện, đảm bảo hoạt động
truyền tải điện ổn định trên toàn hệ thống. Kỹ sư Điện Công Nghiệp còn
thực hiện đấu nối để đưa điện từ hệ thống truyền tải vào hệ thống sản
xuất, vận hành các máy điện cộng nghiệp và các hệ thống sử dụng điện
khác.

III. THÔNG TIN MÔ TẢ Nguồn www.huongnghiepviet.com

1. Sự phù hợp nghề:
1.1 Xét về chống chỉ định y học, xét về khuyết tật:
Ngành Điện Công Nghiệp đòi hỏi sức khỏe để đi khảo sát thực tế, tham
gia đánh giá chất lượng thi công hệ thống điện. Để trở thành kỹ sư của
ngành này, người học cần phải đảm bảo điều kiện để có thể: – Di chuyển


khảo sát trên nhiều địa hình phức tạp khác nhau – Di chuyển thi công
giữa các hệ thống điện – Tai tay khỏe để có thể thực hiện đấu nối điện

1.2 Xét về năng lực, năng khiếu và yếu tố tâm lý cá nhân: none (không
có thông tin)


2. Đặc điểm hoạt động nghề
2.1 Đối tượng lao động: hệ thống điện, nhà máy điện, hệ thống quản lý
điện, lưới điện, các khí cụ điện công nghiệp, hệ thống điện công nghiệp
trong sản xuất
2.2 Mục đích lao động: xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống sản
xuất điện; xây dựng và vận hành hệ thống lưới điện phân phối điện công
nghiệp hoạt động ổn định, an toàn; xây dựng hệ thống điện đưa điện
công nghiệp vào trong sản xuất.
2.3- Công cụ lao động: các phần mềm thiết kế và quản lý hệ thống điện,
các công cụ xây lắp bảo trì điện.
2.4 Điều kiện lao động: Nguồn www.huongnghiepviet.com
- Đối với công nhân xây lắp và vận hành hệ thống điện công nghiệp: làm
việc ngoài trời, đôi khi làm việc trên các địa hình phức tạp;
- Đối với kỹ sư vận hành và thiết kế: làm việc tại văn phòng, tuy nhiên
cũng phải đi khảo sát thực tế, đôi khi làm việc trên các địa hình phức tạp

3. Nội dung của ngành:

3.1 Đặc trung ngành nghề:

- Phân tích hoạt động các hệ thống phát, truyền tải, đặc biệt là phân phối
và tiêu thụ điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống chống sét; hệ thống an
ninh, an toàn điện. Thiết kế, triển khai, xây dựng, vận hành và bảo trì hệ

thống phân phối điện năng khu công nghiệp, khu dân cư; mạng động lực
phân xưởng, xí nghiệp; hệ thống chiếu sáng dân dụng và công nghiệp;
hệ thống chống sét và nối đất; hệ thống bảo vệ-an ninh, an toàn điện;
- Tính toán, thiết kế, sửa chữa, phát huy hết năng suất và đảm bảo tính
năng tối ưu của thiết bị trong hệ thống và tiết kiệm năng lượng;
- Sửa chữa, vận hành và kiểm tra các loại thiết bị điện, máy điện ba pha,
máy điện một pha, máy điện một chiều và máy biến áp trong công
nghiệp và dân dụng


3.2 Khả năng chuyên môn: (kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo):
a. Kiến thức: Nguồn www.huongnghiepviet.com
Kiến thức: Người học được trang bị kiến thức về nguyên tắc, nguyên lý
hoạt động của hệ thống điện công nghiệp. Từ những kiến thức cơ bản
đó, người học được tích lũy các kiến thức chuyên ngành để thực hiện
thiết kế hệ thống điện công nghiệp, truyền tải điện, phân phối điện, đưa
điện đến đơn vị sử dụng. Kiến thức để xây dựng hệ thống điện công
nghiệp trong các nhà máy đảm bảo an toàn, chi phí thấp, chất lượng cao.
Và để đảm bảo người kỹ sư có thể thiết kế, thi công tốt các hệ thống
điện công nghiệp trong các nhà máy, kiến thức về các máy móc sử dụng
điện công nghiệp không thể thiếu trong chương trình đào tạo. Dưới đây
liệt kê các môn học chuyên ngành của ngành Điện công nghiệp

b. Kỹ năng, kỹ xảo: Nguồn www.huongnghiepviet.com
- Kỹ năng sử dụng dụng cụ đo, lắp ráp và sửa chữa các thiết bị chiếu
sáng. Sửa chữa và quấn mới máy biến áp công suất nhỏ, vận hành, bảo
dưỡng và quấn mới động cơ điện một pha, vận hành, bảo trì động cơ
điện 3 pha
- Kỹ năng khảo sát, vẽ sơ đồ khai triển dây quấn ; đấu dây vận hành các
loại máy điện một chiều và xoay chiều. Kiểm tra và xác định cực tính

dây quấn máy điện quay. Kỹ năng quấn dây các loại máy điện quay :
Máy điện không đồng bộ 1 pha, 3 pha, động cơ xoay chiều có vành góp.
- Kỹ năng thiết kế, lắp đặt, vận hành mô hình hệ thống cung điện của hộ
tiêu thụ, đường dây – trạm biến áp, nhà máy điện và hệ thống bảo vệ
relay.
- Kỹ năng đo các đại lượng không mang điện trên cơ sở phương pháp đo
điện, ứng dụng trong việc thiết kế và vận hành các hệ thống đo.
- Kỹ năng sử dụng phần mềm Power World Simulator (PWS) và đặc biệt
là khai thác các khả năng của công cụ Power System Blockset trong
Matlab nhằm mô phỏng các hành vi của hệ thống cung cấp điện trong
điều kiện vận hành cũng như sự cố.
- Kỹ năng thiết kế hệ thống điện, mạng điện phân phối, mạng cung cấp
điện xí nghiệp công nghiệp, tác dụng của tụ bù dọc và tụ bù ngang, các
kiến thức về tính toán kinh tế hệ thống điện.
- Kỹ năng lập trình điều khiển: lập trình vi xử lý cơ bản, PLC cơ bản, lập
trình thời gian thực, lập trình giao diện người máy (HMI).

4. So sánh: Nguồn www.huongnghiepviet.com
- Ngành Điện Công Nghiệp đối tượng là điện năng với công suất lớn,
phục vụ vận hành các động cơ điện công suất lớn trong các nhà máy, đi
theo đó là hệ thống sản xuất và phân phối điện năng công suất lớn, các
máy móc hoạt động với điện năng công suất lớn.
- Trong khi đó ngành Điện – Điện tử, ngành Điện tử dân dụng có đối
tượng là linh kiện điện tử và các mạch mạch điện tử liên quan: điện tử
dân dụng, điện tử công nghiệp phục vụ điều khiển và điều khiển tự động
các loại máy móc và hệ thống sản xuất.

×