Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

quy hoạch phổ tần số quốc gia và quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.62 KB, 58 trang )

MỤC LỤC

Trang
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………… 2
CHƯƠNG I . TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ ………………….3
1.1 KHÁI NIỆM VỀ QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI
QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ ………………………………………………………
1.1.1 Khái niệm về quy hoạch phổ tần số………………………………………………3
1.1.2 Sự cần thiết phải quy hoạch phổ tần số………………………………………… 3
1.2 CÁC KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ…………………………………………….4
1.2.1.Các khái niệm …………………………………………………………………….4
1.2.2.Các thuật ngữ liên quan đến quản lý tần số vô tuyến điện ……………………………6
1.3 MỘT SỐ NGHIỆP VỤ TRONG HỆ THỐNG VÔ TUYẾN ĐIỆN……………….8
1.4CÁC ĐẶC TÍNH CỦA PHÁT XẠ VÀ CÁC THIẾT BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN…….12
CHƯƠNG II. QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ QUỐC TẾ ………………………….16
2.1 PHÂN CHIA KHU VỰC CỦA LIÊN MINH VIỄN THÔNG QUỐC TẾ……… 16
2.2 PHÂN CHIA TẦN SỐ QUỐC TẾ……………………………………………… 17
2.2.1. Trong thông tin hàng hải……………………………………………………… 18
2.2.2 Thông tin quảng bá………………………………………………………………21
2.2.3 Trong thông tin di động …………………………………………………………26
CHƯƠNG III QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ QUỐC GIA……………………… 32
3.1 QUY HOẠCH TẦN SỐ Ở HÀN QUỐC………………………………………….32
3.1.1 Trong thông tin hàng hải……………………………………………………… 32
3.1.2 Trong thông tin quảng bá……………………………………………………… 34
3.1.3Trong thông tin di dộng………………………………………………………… 36
3.2 QUY HOẠCH TẦN SỐ Ở VIỆT NAM………………………………………… 39
3.2.1 Trong thông tin hàng hải……………………………………………………… 39
3.2.2 Trong thông tin quảng bá……………………………………………………… 43
3.2.3 Trong thông tin di dộng………………………………………………………….51
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………59
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………… 60


1
LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, sóng vô tuyến điện được ứng dụng hết sức rộng rãi trong đời sống
kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng, đặc biệt là các lĩnh vực viễn thông, phát thanh
truyền hình, hàng không, hàng hải, khoa học, công nghiệp và y tế. Vì vậy, phổ tần số
vô tuyến điện được hầu hết các nước trên thế giới thừa nhận là nguồn tài nguyên thiên
nhiên hữu hạn và quý giá.Việc sử dụng , khai thác và quản lý phổ tần số vô tuyến điện
phải đạt được hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm .Để đảm bảo được điều đó, việc quy hoạch
phổ tần số vô tuyến điện là việc rất cần thiết và quan trọng nhằm tránh can nhiễu, sử
dụng hiệu quả phổ tần.
Để tìm hiểu kỹ hơn về quy hoạch tần số trên thế giới nói chung , Việt Nam và Hàn
Quốc nói riêng, em đã nhận đề tài :
“QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ”
Nội dung đồ án bao gồm 3 chương :
Chương I : Tổng quan về quy hoạch phổ tần số
Chương II : Quy hoạch phổ tần số quốc tế
Chương III : Quy hoạch phổ tần số quốc gia
Với đề tài tương đối rộng, thời gian và kiến thức có hạn nên bản đồ án này không
tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn thầy T.S Trần Xuân Việt đã tận tình chỉ bảo em trong
suốt quá trình nghiên cứu đề tài, cùng các thầy cô trong ngành Điện tử Viễn thông giúp
đỡ em hoàn thành bản đồ án này.
2
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ
1.1 KHÁI NIỆM VỀ QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ VÀ SỰ CẦN THIẾT
PHẢI QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ
1.1.1 Khái niệm về quy hoạch phổ tần số


Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện là phương án phân chia phổ tần số vô tuyến
điện thành các băng tần dành cho các nghiệp vụ theo từng thời kỳ và quy định điều
kiện để thiết lập trật tự khai thác, sử dụng tối ưu phổ tần số.
Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện cho các nghiệp vụ là phân chia dải tần từ
9KHz đến 400 GHz thành các băng tần nhỏ và quy định mục đích, điều kiện sử dụng
các băng tần đó.
Các nghiệp vụ chủ yếu gồm: cố định, lưu động, quảng bá (phát thanh và truyền hình),
hàng không, hàng hải, dẫn đường, định vị , vệ tinh phát chuẩn.
Quy hoạch theo kênh là phân chia một số băng tần thanh các nhóm kênh tần số cụ
thể cho các hệ thống vô tuyến điện cụ thể theo quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện cho
các nghiệp vụ để đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Quy hoạch theo vùng là thiết lập các vùng tái sử dụng tần số trong dải sóng cực
ngắn để nâng cao hiệu quả sử dụng phổ tần số, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của
ngành viễn thông, phát thanh , truyền hình.
1.1.2. Sự cần thiết phải quy hoạch phổ tần số.
Phổ tần số vô tuyến điện có vai trò đặc biệt trong sự phát triển thông tin vô tuyến
và các thiết bị ứng dụng vô tuyến điện. Việc sử dụng, khai thác và quản lý phổ tần số
vô tuyến điện phải đạt được hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo hoạt động bình
3
thường của tất cả các nghiệp vụ vô tuyến điện, tránh xảy ra nhiễu có hại giữa các đài,
các nghiệp vụ và các hệ thống thông tin vô tuyến điện.Nếu không quản lý tốt phổ có
thể dẫn đến lãng phí phổ tần hay can nhiễu giữa các thiết bị.Do vậy, cần phải quy
hoạch phổ tần số để đáp ứng các nhu cầu sử dụng tần số vô tuyến điện trong các lĩnh
vực dân sự, an ninh, quốc phòng cũng như hiệu quả sử dụng phổ tần.
1.2 CÁC KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ
1.2.1.Các khái niệm
a. Cơ quan quản lý:
Là cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nghiệp vụ có trách nhiệm thực hiện các
nghĩa vụ đã cam kết trong hiến chương,công ước của liên minh viễn thông quốc tế và
trong thể lệ vô tuyến điện.

Ở Việt Nam, bộ thông tin và truyền thông chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện
việc quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện.
b.Viễn thông:
Là bất cứ sự truyền dẫn, phát xạ hay thu nhận các ký hiệu ,tín hiệu, chữ viết, hình
ảnh và âm thanh hoặc các thông tin khác qua hệ thống dây dẫn ,vô tuyến điện, quang
học hoặc các hệ thống điện từ khác.
Một hệ thống viễn thông bao gồm ba thành phần chính:
 Bộ phát nhận thông tin vào và chuyển thành tín hiệu;
 Môi trường truyền dẫn truyền tín hiệu đi;
 Bộ thu nhận tín hiệu và chuyển thành thông tin hữu ích.
Chẳng hạn, trong hệ thống truyền hình, tháp truyền hình là một bộ phát, không gian
xung quanh là môi trường truyền dẫn, tivi là bộ thu. Thông thường trong các hệ thống
viễn thông khác, một thiết bị vừa là bộ phát vừa là bộ thu, ví dụ điện thoại di động là
một bộ thu phát. Thông tin thông qua đường dây điện thoại được gọi là thông tin điểm-
điểm là do nó được thực hiện giữa một bộ phát và một bộ thu. Thông tin thông qua hệ
thống truyền hình là thông tin quảng bá là do nó được thực hiện giữa một bộ phát mạnh
và nhiều bộ thu.
4
c.Vô tuyến điện :
Là thuật ngữ chung áp dụng khi sử dụng sóng vô tuyến điện.
Sóng vô tuyến điện: là các sóng điện từ có tần số thấp hơn 3.000 GHz truyền lan tự do
trong không gian, không có dẫn sóng nhân tạo.
Thông tin vô tuyến điện: là viễn thông dùng sóng vô tuyến điện.Thông tin vô tuyến
điện gồm nhiều loại , có thể chia thành 3 loại chính đó là:thông tin vô tuyến vũ trụ,
thông tin vô tuyến mặt đất và thông tin vô tuyến thiên văn.
 Thông tin vô tuyến vũ trụ: là thông tin vô tuyến điện có sử dụng một hay nhiều
đài không gian, hoặc dùng một hay nhiều vệ tinh phản xạ hay các vật thể khác
trong vũ trụ.
 Vô tuyến thiên văn : là việc nghiên cứu thiên văn dựa trên việc thu sóng điện từ có
nguồn gốc từ vũ trụ.

 Thông tin vô tuyến mặt đất: là bất cứ loại thông tin vô tuyến điện nào ngoài
thông tin vô tuyến vũ trụ hay vô tuyến thiên văn.
d. Vô tuyến xác định :
Là việc xác định vị trí, vận tốc hoặc các thông số khác của một vật thể hay thu thập
các thông tin liên quan đến các thông số đó qua tính chất truyền lan của sóng vô tuyến.
e. Vô tuyến dẫn đường :
Là vô tuyến xác định dùng cho mục đích dẫn đường, kể cả cảnh báo chướng ngại.
Khái niệm dẫn đường được hiểu là quá trình xác định vị trí hay phương hướng hành trình
của con người hay các phương tiện đi đến một mục đích cụ thể nào đó,trong một vùng địa
lý hay trên một tuyến chuyển động nhất định.Con người hay các phương tiện ở đây được
gọi chung là chủ thể. Các vật thể định hướng và có vị trí xác định được gọi là mốc đạo
hàng. Trong các hệ thống dẫn đường, chủ thể nhờ những phương tiện hoặc phương pháp
xác định rõ tọa độ vị trí của mình như : la bàn, kính thiên văn hay các thiết bị thu radio tìm
phương , dẫn đường hypebol và dẫn đường vệ tinh, cũng có thể dẫn đường nhờ các
phương pháp truyền thống như: thiên văn, thủy văn, địa văn hay sử dụng các mốc, các
bảng chỉ đường.
f. Vô tuyến định vị :
Là vô tuyến xác định dùng cho các mục đích khác với mục đích của vô tuyến dẫn
đường. Vô tuyến định vị được hiểu là sự phát hiện, xác định tọa độ và những thông số
của các vật thể chuyển động khác nhau nhờ sự phản xạ, chuyển tiếp và phát xạ sóng
của sóng điện từ từ các vật thể đó.
5
Tập hợp các thiết bị thực hiện nhiệm vụ này là trạm vô tuyến định vị (Radar). Bản thân
từ “Radio locus” trong tiếng la tinh bao gồm hai từ ghép: Radio – truyền sóng, Locus –
vị trí. Còn trong tiếng Anh Radar – Radio detection and ranging ( Phát hiện và đo đạc
bằng kỹ thuật Radio).
Mục tiêu trong vô tuyến định vị là những vật thể vật lý bất kỳ hoặc cũng có thể là 1
nhóm vật thể có đặc tính điện - từ khác biệt với đặc tính điện – từ trong đó sóng điện từ
lan truyền. Trong điều kiện hàng hải đó là: tàu thuyền, các mốc hàng hải, bờ đất, các
tảng băng trôi, các công trình biển, bờ v.v…

Những thông tin hữu ích về mục tiêu nhận biết được tại trạm Radar đều do các sóng
điện từ nhận được mang lại. Phụ thuộc vào nguồn gốc của các sóng tới này mà người ta
chia ra thành các hệ định vị tích cực và thụ động.
Vô tuyến định vị thụ động là hệ thống mà các trạm thu chỉ đón nhận những năng lượng
sóng điện từ phát ra từ các vật thể có bức xạ sóng điện từ thí dụ như mặt trăng, mặt
trời, các vì sao v.v… dưới dạng bức xạ nhiệt ( thường trong khí tượng thủy văn và
thiên văn).
Vô tuyến định vị tích cực là trong đó các trạm Radar phát đi các sóng thăm dò và nhận
về các sóng trả lời. Các hệ thống này vì thế được chia làm 2 nhóm: tích cực với trả lời
thụ động (thu sóng phản xạ ) và tích cực với trả lời tích cực – thu nhận sóng phát đáp
của mục tiêu.
g Vô tuyến định hướng :
Là vô tuyến xác định dùng việc thu sóng vô tuyến để xác định hướng của một đài
hay một vật thể.
1.2.2.Các thuật ngữ liên quan đến quản lý tần số vô tuyến điện
- Phân chia: Là việc quy định trong bảng phân chia phổ tần số vô tuyến điện một băng
tần xác định với mục đích sử dụng cho một hay nhiều nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện
mặt đất hoặc vũ trụ, hay nghiệp vụ vô tuyến thiên văn với những điều kiện cụ thể. Thuật
ngữ này cũng được áp dụng cho băng tần liên quan.
- Phân bổ: Quy định một kênh tần số được chỉ định trong một quy hoạch đã được thỏa
thuận, được thông qua bởi một Hội nghị có thẩm quyền, sử dụng bởi một hay nhiều cơ
6
quan quản lý cho một nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện mặt đất hoặc vũ trụ ở một hay
nhiều nước, vùng địa lý nhất định theo những điều kiện cụ thể.
- Ấn định : là việc cơ quan quản lý cho phép một đài vô tuyến điện được quyền sử dụng
một tần số hay một kênh tần số vô tuyến điện theo những điều kiện cụ thể.
- Phân chia bổ sung: Khi một băng tần được xác định trong bảng phân chia tần số đồng
thời được phân chia cho một nghiệp vụ trong vùng nhỏ hơn, nghiệp vụ này được bổ
sung thêm cho vùng đó ngoài các nghiệp vụ đã được chỉ ra trong bảng phân chia tần
số.

Nếu trong chú thích không chỉ ra hạn chế nào khác đối với nghiệp vụ này , ngoài việc
nghiệp vụ chỉ được hoạt động trong một vùng hoặc một nước cụ thể, thì hoạt động của
các đài thuộc các nghiệp vụ trên có quyền ngang bằng với các đài thuộc các nghiệp vụ
chính khác trong đoạn băng tần này
Nếu “phân chia bổ sung” còn bị áp đặt các hạn chế khác, ngoài việc chỉ được hoạt
động trong một vùng hoặc một nước cụ thể, thì các hạn chế này sẽ được chỉ rõ trong
cùng một chú thích.
- Phân chia thay thế: khi một băng tần được xác định trong bảng phân chia tần số được
phân chia cho một hoặc nhiều nghiệp vụ trong một vùng nhỏ hơn,nghiệp vụ này thay
thế cho các nghiệp vụ đã được chỉ ra trong bảng phân chia tần số tại vùng đó .
Nếu trong chú thích không chỉ ra hạn chế nào khác đối với các đài thuộc nghiệp vụ
này, ngoài việc nghiệp vụ chỉ được hoạt động trong một vùng hoặc một nước cụ thể ,
thì hoạt động của các dài thuộc nghiệp vụ trên có quyền ngang bằng với các đài thuộc
nghiệp vụ chính khác được phân chia trong bảng phân chia tần số cho các vùng hoặc
nước khác.
Nếu các đài thuộc nghiệp vụ “phân chia thay thế” còn bị áp đặt các hạn chế khác ,
ngoài việc chỉ được hoạt động trong một vùng hoặc một nước cụ thể, thì các hạn chế
này sẽ được chỉ rõ trong cùng một chú thích.
1.3 MỘT SỐ NGHIỆP VỤ TRONG HỆ THỐNG VÔ TUYẾN ĐIỆN
7
- Nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện : là việc truyền dẫn, phát xạ và (hoặc) thu sóng vô
tuyến điện cho những mục đích viễn thông cụ thể. Trong quy hoạch này,bất cứ nghiệp
vụ thông tin vô tuyến điện nào cũng đều là thông tin vô tuyến điện mặt đất.
- Nghiệp vụ cố định: là nghiệp vụ thông tin vô tuyến giữa các điểm cố định đã xác định
trước
- Nghiệp vụ cố định qua vệ tinh : là nghiệp vụ thông tin vô tuyến giữa các đài trái đất ở
các vị trí xác định thông qua một hoặc nhiều vệ tinh, vị trí xác định đó có thể là một
điểm cố định xác định hay bất kỳ điểm cố định nào đó trong các vùng xác định; trong
một số trường hợp thì nghiệp vụ này bao gồm các đường thông tin từ vệ tinh tới vệ
tinh; nghiệp vụ cố định qua vệ tinh cũng có thể bao gồm các đường tiếp sóng đối với

các nghiệp vụ thông tin vô tuyến vũ trụ khác.
- Nghiệp vụ giữa các vệ tinh : là nghiệp vụ thông tin vô tuyến cung cấp các tuyến thông
tin giữa các vệ tinh nhân tạo.
-Nghiệp vụ khai thác vũ trụ :là nghiệp vụ thông tin vô tuyến liên quan đến hoạt động
của tàu vũ trụ, đặc biệt để theo dõi, đo đạc từ xa và điều khiển từ xa trong vũ trụ.
Các chức năng này thông thường nằm trong nghiệp vụ mà đài không gian đang khai
thác.
- Nghiệp vụ lưu động: là nghiệp vụ thông tin giữa các đài lưu động và các đài mặt đất ,
hoặc giữa các đài lưu động với nhau.
- Nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh : là nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện :
 Giữa các đài trái đất lưu động với một hoặc nhiều đài không gian, hoặc giữa các
đài không gian với nhau được sử dụng bởi nghiệp vụ này.
 Giữa các đài trái đất lưu động thông qua một hay nhiều đài không gian.
Nghiệp vụ này cũng có thể bao gồm các đường tiếp sóng cần thiết cho hoạt động của
nghiệp vụ.
- Nghiệp vụ lưu động mặt đất : là nghiệp vụ lưu động giữa các đài gốc và đài lưu động
mặt đất hoặc giữa các đài lưu động mặt đất với nhau.
- Nghiệp vụ lưu động mặt đất qua vệ tinh : là nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh mà các
đài trái đất lưu động được đặt trên đất liền.
- Nghiệp vụ lưu động hàng hải: là nghiệp vụ lưu động giữa các đài tàu , hoặc giữa các
đài tàu với nhau, hoặc giữa các đài thông tin trên boong tàu.Các đài tàu cứu nạn và các
đài pha vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp cũng có thể thuộc nghiệp vụ này.
8
- Nghiệp vụ lưu động hàng hải qua vệ tinh : Là nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh trong
đó các đài lưu động trái đất đặt trên boong tàu; các đài tàu cứu nạn và các đài pha vô
tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp cũng có thể thuộc nghiệp vụ này.
- Nghiệp vụ điều hành cảng : là nghiệp vụ lưu động hàng hải khai thác ở trong cảng hoặc
khu vực gần cảng, giữa các đài bờ với các đài tàu hoặc giữa các đài tàu với nhau, trong
đó nội dung thông tin chỉ giới hạn trong việc điều hành khai thác, sự di chuyển và an
toàn của tàu biển, sự an toàn tính mạng của con người trong trường hợp khẩn cấp.

Các bức điện thông tin công cộng không thuộc nghiệp vụ này.
- Nghiệp vụ điều động tàu : là nghiệp vụ an toàn trong nghiệp vụ lưu động hàng hải ,
khác với nghiệp vụ điều hành cảng , giữa các đài bờ và các đài tàu , hoặc giữa các đài
tàu với nhau, trong đó các nội dung thông tin chỉ giới hạn trong việc điều động tàu.
Các bức điện thông tin công cộng không thuộc nghiệp vụ này.
- Nghiệp vụ lưu động hàng không : là nghiệp vụ lưu động giữa các đài hàng không và
các đài tàu bay hay giữa các đài tàu bay với nhau, trong đó có cả các đài cứu nạn tàu
bay, các đài pha vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp cũng có thể tham gia vào nghiệp vụ
này trên các tần số cứu nạn và khẩn cấp.
- Nghiệp vụ lưu động hàng không qua vệ tinh : là nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh trong
đó các đài lưu động trái đất được đặt trên tàu bay, các đài cứu nạn tàu bay và các đài
pha vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp cũng có thể thuộc nghiệp vụ này.
- Nghiệp vụ quảng bá : là nghiệp vụ thông tin vô tuyến trong đó sự phát sóng dành cho
toàn thể công chúng thu trực tiếp.Nghiệp vụ này có thể bao gồm phát thanh, phát hình,
truyền thanh không dây hoặc các loại truyền dẫn khác.
- Nghiệp vụ quảng bá qua vệ tinh: là nghiệp vụ thông tin vô tuyến trong đó các tín hiệu
được phát hoặc phát lại bởi các đài không gian dành cho toàn thể công chúng thu trực
tiếp.
Trong nghiệp vụ quảng bá qua vệ tinh , thuật ngữ “thu trực tiếp” bao gồm cả thu riêng
lẻ và thu tập trung.
- Nghiệp vụ vô tuyến xác định : là nghiệp vụ thông tin vô tuyến với mục đích xác định
bằng vô tuyến.
- Nghiệp vụ vô tuyến xác định qua vệ tinh : là nghiệp vụ thông tin vô tuyến xác định
với mục đích xác định bằng vô tuyến có sử dụng một hoặc nhiều đài không gian.
Nghiệp vụ này cũng có thể bao gồm các đường tiếp sóng cần thiết cho hoạt động của
nó.
9
- Nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường : là nghiệp vụ vô tuyến xác định với mục đích dẫn
đường bằng vô tuyến.
- Nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường qua vệ tinh : là nghiệp vụ vô tuyến xác định qua vệ

tinh với mục đích dẫn đường bằng vô tuyến.
Nghiệp vụ này cũng có thể bao gồm các đường tiếp sóng cần thiết cho hoạt động của

- Nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng hải: là nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường phục vụ
các lợi ích và hoạt động an toàn của tàu biển.
- Nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng hải qua vệ tinh : là nghiệp vụ vô tuyến dẫn
đường qua vệ tinh trong đó các đài trái đất được đặt trên boong tàu biển.
- Nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không : là nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường phục
vụ các lợi ích và hoạt động an toàn của tàu bay.
- Nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không qua vệ tinh : là nghiệp vụ vô tuyến dẫn
đường qua vệ tinh trong đó các đài trái đất được đặt trên máy bay.
- Nghiệp vụ vô tuyến định vị : là nghiệp vụ vô tuyến xác định với mục đích định vị.
- Nghiệp vụ vô tuyến định vị qua vệ tinh : là nghiệp vụ vô tuyến xác định qua vệ tinh
với mục đích định vị.
Nghiệp vụ này cũng có thể bao gồm các đường tiếp sóng cần thiết cho hoạt động của
nó.
- Nghiệp vụ trợ giúp khí tượng : là nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện dùng cho việc
quan sát và thăm dò khí tượng, thủy văn.
- Nghiệp vụ thăm dò trái đất qua vệ tinh : là nghiệp vụ thông tin vô tuyến giữa các đài
trái đất với một hoặc nhiều đài không gian, có thể bao gồm cả các đường liên lạc giữa các
đài không gian, trong đó:
 Thông tin liên quan đến các đặc tính và các hiện tượng tự nhiên của trái đất, bao
gồm các dữ liệu liên quan đến tình trạng môi trường, được thu nhận từ các bộ
cảm biến chủ động hoặc thụ động đặt trên các vệ tinh của trái đất.
 Thông tin tương tự được thu thập từ các trạm trên không hoặc trên trái đất.
 Thông tin đó có thể được phân phối tới các đài trái đất trong hệ thống liên quan.
 Có thể bao gồm việc thăm dò của các trạm.
Nghiệp vụ này cũng có thể bao gồm các đường tiếp sóng cần thiết cho hoạt động của
nó.
10

- Nghiệp vụ khí tượng qua vệ tinh : là nghiệp vụ thăm dò trái đất qua vệ tinh với mục
đích phục vụ khí tượng .
- Nghiệp vụ tần số chuẩn và tín hiệu : là nghiệp vụ thông tin vô tuyến với mục đích
khoa học, kỹ thuật và các mục đích khác, phát ra các tần số, tín hiệu thời gian xác định,
hoặc phát cả hai với độ chính xác cao và thu được rộng rãi.
- Nghiệp vụ tần số chuẩn và tín hiệu thời gian qua vệ tinh : là nghiệp vụ thông tin vô
tuyến sử dụng các đài không gian đặt trên các vệ tinh trái đất với cùng mục đích như
nghiệp vụ tần số chuẩn tín hiệu thời gian. Nghiệp vụ này có thể bao gồm các đường
tiếp sóng cần thiết cho hoạt động của nó.
- Nghiệp vụ nghiên cứu vũ trụ : là nghiệp vụ thông tin vô tuyến trong đó tàu vũ trụ
hoặc các vật thể khác trong vũ trụ được dùng cho nghiên cứu khoa học , kỹ thuật.
- Nghiệp vụ nghiệp dư: là nghiệp vụ thông tin vô tuyến nhằm mục đích tự đào tạo , trao
đổi thông tin và các khảo sát kỹ thuật được tiến hành bởi những khai thác viên vô
tuyến nghiệp dư, là những người chỉ quan tâm đến kỹ thuật vô tuyến vì sở thích cá
nhân chứ không vì mục đích lợi nhuận và đã được các cơ quan có thẩm quyền cho
phép.
- Nghiệp vụ nghiệp dư qua vệ tinh : là nghiệp vụ thông tin vô tuyến sử dụng các đài
không gian đặt trên các vệ tinh của trái đất với cùng mục đích như của nghiệp vụ
nghiệp dư.
- Nghiệp vụ vô tuyến thiên văn : là nghiệp vụ liên quan đến việc sử dụng vô tuyến
thiên văn (nghĩa là dựa trên việc thu nhận sóng vô tuyến điện có nguồn gốc từ vũ trụ).
- Nghiệp vụ an toàn : là bất kì nghiệp vụ thông tin vô tuyến nào được sử dụng xuyên
hoặc tạm thời để bảo vệ sinh mạng và tài sản con người.
- Nghiệp vụ đặc biệt: là nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện, không được định nghĩa theo
cách khác ở phần này, được thực hiện cho những nhu cầu đặc biệt của công ích và
không dùng cho thông tin công cộng.
1.4 CÁC ĐẶC TÍNH CỦA PHÁT XẠ VÀ CÁC THIẾT BỊ VÔ TUYẾN
ĐIỆN
11
- Bức xạ : năng lượng sinh ra từ một nguồn bất kì ở dạng sóng vô tuyến điện

- Phát xạ : bức xạ được phát ra, hoặc sự sản sinh ra bức xạ, bởi một đài phát vô tuyến
điện . Ví dụ như trường hợp năng lượng phát xạ từ một bộ dao động nội của một máy
thu vô tuyến thì không phat là phát xạ mà là bức xạ.
- Loại phát xạ : tập hợp các đặc tính của một phát xạ, được quy ước bằng những ký
hiệu tiêu chuẩn, chẳng hạn như kiểu điều chế sóng mang chính , tín hiệu điều chế, loại
tin tức được truyền đi và có thể kèm theo các đặc tính bổ sung của tín hiệu.
- Phát xạ đơn biên: một phát xạ đơn biên chỉ có một biên tần.
Phát xạ đơn biên gồm phát xạ đơn biên đủ sóng mang-một phát xạ đơn biên không triệt
sóng mang ,phát xạ đơn biên nén sóng mang- một phát xạ đơn biên trong đó mức đọ
nén sóng mang có thể cho phép sóng mang được khôi phục lại và được dùng cho giải
điều chế và phát xạ đơn biên loại bỏ sóng mang-một phát xạ đơn biên trong đó sóng
mang được loại bỏ hoàn toàn và không được dùng cho giải điều chế.
- Phát xạ ngoài băng: phát xạ trên một hay nhiều tần số nằm ngay ngoài độ rộng băng
tần cần thiết do kết quả của quá trình điều chế nhưng không bao gồm phát xạ giả.
- Phát xạ giả: phát xạ trên một hay nhiều tần số nằm ngoài độ rộng băng tần cần thiết
và mức của phát xạ này có thể bị suy giảm mà không ảnh hưởng đến sự truyền dẫn
tương ứng của thông tin.Phát xạ giả bao gồm các phát xạ hài, các phát xạ ký sinh,các
sản phẩm xuyên điều chế và các sản phẩm biến đổi tần số, nhưng không bao gồm các
phát xạ ngoài băng.
- Phát xạ không mong muốn: bao gồm các phát xạ giả và phát xạ ngoài băng.
- Miền ngoài băng: dải tần số,ngay ngoài độ rộng băng tần cần thiết nhưng không bao
gồm vùng phát xạ giả, trong đó các phát xạ ngoài băng nhìn chung là chiếm ưu thế.Các
phát xạ ngoài băng ,được định nghĩa trên cơ sở nguồn phát xạ của nó,xuất hiện trong
miền ngoài băng và trong một phạm vi hẹp hơn , trong miền phát xạ giả.Tương tự như
vậy, các phát xạ giả có thể xuất hiện trong miền ngoài băng cũng như trong miền phát
xạ giả.
- Miền phát xạ giả: là dải tần số bên ngoài miền phát xạ ngoài băng trong đó các phát
xạ giả nhìn chung chiếm ưu thế.
- Băng tần số ấn định: băng tần mà trong đó một đài được phép phát xạ : độ rộng băng
tần bằng độ rộng băng tần cần thiết cộng với hai lần giá trị tuyệt đối của sai số cho

phép. Nếu là đài không gian thì băng tần số ấn định bao gồm hai lần hiệu ứng Doppler
lớn nhất có thể sinh ra đối với một điểm nào đó trên bề mặt trái đất.
12
- Tần số ấn định: là tần số trung tâm của băng tần ấn định cho một đài.
- Tần số đặc trưng: một tần số mà có thể đo và nhận dạng một cách dễ dàng trong một
phát xạ cho trước.
- Tần số tham chiếu: một tần số có một vị trí cố định và xác định so với tần số ấn
định.Sự xê dịch của tần số này so với tần số ấn định có cùng dấu và độ lớn như sự xê
dịch của tần số đặc trưng so với tần số trung tâm của băng tần bị chiếm dụng bởi phát
xạ.
- Dung sai tần số cho phép : sự dịch chuyển cho phép lớn nhất của tần số trung tâm của
băng tần bị chiếm dụng bởi một phát xạ so với tần số ấn định hoặc của tần số đặc trưng
của phát xạ so với tần số tham chiếu. Sai lệch tần số được biểu thị bằng Megahéc
(MHz) hoặc bằng Héc (Hz).
- Độ rộng băng tần cần thiết: là độ rộng của băng tần, đối với mỗi phát xạ, vừa đủ để
đảm bảo truyền đưa tin tức với tốc độ và chất lượng yêu cầu trong những điều kiện
định trước.
- Độ rộng băng tần chiếm dụng: độ rộng của băng tần số, thấp hơn giới hạn tần số thấp
và cao hơn giới hạn tần số cao, mà công suất phát xạ trung bình bằng số phần trăm cho
trước β/2 của toàn bộ công suất trung bình của một phát xạ cho trước.
- Sóng phân cực thuận : một sóng phân cực elip hoặc tròn mà vectơ điện trường, quan
sát trên một mặt phẳng cố định bất kỳ vuông góc với hướng truyền lan, khi nhìn theo
hướng truyền lan thì vectơ ấy quay theo hướng tay phải hoặc cùng chiều kim đồng hồ.
- Sóng phân cực nghịch : một sóng phân cực elip hoặc tròn mà vectơ điện trường, quan
sát trên một mặt phẳng cố định bất kỳ hay vuông góc với hướng truyền lan, khi nhìn
theo hướng truyền lan thì vectơ ấy quay theo hướng tay trái hoặc ngược chiều kim
đồng hồ.
- Công suất : công suất của một máy phát vô tuyến điện phải được hiển thị bằng một
trong những dạng sau đây, tùy theo loại phát xạ, và dùng các ký hiệu viết tắt sau:
Công suất bao đỉnh : PX hay pX

Công suất trung bình:PY hay pY
Công suất sóng mang: PZ hay pZ.
Đối với các loại phát xạ khác nhau thì quan hệ giữa công suất bao đỉnh, công suất trung
bình và công suất sóng mang, trong những điều kiện khai thác bình thường và không
điều chế, được ghi trong các khuyến nghị của ITU-R có thể được sử dụng như một tài
liệu hướng dẫn.
13
- Công suất bao đỉnh: là công suất trung bình đưa ra đường truyền dẫn cung cấp cho
anten từ một máy phát trong một chu kỳ tần số vô tuyến điện tại đỉnh của biên điều chế
trong những điều kiện làm việc bình thường.
- Công suất trung bình : là công suất trung bình đưa ra đường truyền dẫn cung cấp cho
anten từ một máy phát trong khoảng thời gian đủ dài so với tần số điều chế thấp nhất
trong những điều kiện làm việc bình thường.
-Công suất sóng mang: là công suất trung bình đưa ra đường truyền dẫn cung cấp cho
anten từ một máy phát trong một chu kỳ tần số vô tuyến điện trong những điều kiện
không điều chế.
- Độ tăng ích anten: là tỉ số giữa công suất cần thiết tại đầu vào của một anten chuẩn
không suy hao với công suất cung cấp ở đầu vào một anten cho trước sao cho ở một
hướng cho trước tạo ra cường độ trường hay thông lượng công suất như nhau tại cùng
một cự ly.Nếu không có ghi chú thêm thì độ tăng ích anten được tính đối với hướng
phát xạ lớn nhất. Độ tăng ích có thể được xem xét cho một phân cực nhất định.
Tùy thuộc vào sự lựa chọn anten chuẩn, có các loại tăng ích anten như sau:
 Tăng ích tuyết đối hoặc tăng ích đẳng hướng khi anten chuẩn là một anten đẳng
hướng biệt lập trong không gian
 Độ tăng ích ứng với một dipol nửa sóng khi một anten chuẩn là một dipol nửa
bước sóng biệt lập trong không gian và mặt phẳng vuông góc của nó chứa
hướng phát xạ.
 Độ tăng ích ứng với một anten thẳng đứng khi anten chuẩn là một dây dẫn thẳng
ngắn hơn nhiều so với một phần tư bước sóng, vuông góc với mặt phẳng thẳng
dẫn điện lý tưởng chứa hướng phát xạ.

- Công suất phát xạ đẳng hướng tương đương: tích số của công suất sinh ra để cung cấp
cho một anten với tăng ích của anten đó ở hướng nhất định ứng với anten đẳng hướng.
- Công suất phát xạ hiệu dụng: tích của công suất sinh ra cung cấp cho một anten với
tăng ích của nó ứng với một dipol nửa sóng ở một hướng cho trước.
- Công suất phát xạ đơn cực hiệu dụng: tích số của công suất sinh ra cung cấp cho một
anten với độ tăng ích của nó ứng với một anten ngắn thẳng đứng tại một hướng cho
trước.
- Tán xạ tầng đối lưu: truyền lan sóng vô tuyến điện do tán xạ bởi những sự không
đồng nhất và không liên tục về đặc tính vật lý của tầng đối lưu.
14
- Tán xạ tầng điện ly: truyền lan sóng vô tuyến điện do tán xạ bởi sự không đồng nhất
và không liên tục trong quá trình ion hóa tầng điện ly.
CHƯƠNG II
QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ QUỐC TẾ
15
2.1 PHÂN CHIA KHU VỰC CỦA LIÊN MINH VIỄN THÔNG QUỐC TẾ
Hình 2.1 Phân chia khu vực của liên minh viễn thông quốc tế
- Khu vực 1:
Khu vực 1 bao gồm các vùng có giới hạn bởi đường A ở phía Đông và đường B ở phía
Tây, không kể lãnh thổ của I-ran nằm giữa các đường giới hạn này. Khu vực 1 cũng bao
gồm cả phần lãnh thổ của Ác-mê-ni-a, A-déc-bai-gian, Gru-di-a, Ca-dắc-xtan, Mông Cổ,
U-dơ-bê-ki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Liên bang Nga, Tát-gi-ki-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, Thổ
Nhĩ Kỳ, U-crai-na và vùng phía Bắc của Liên bang Nga nằm giữa các đường A và C.
16
- Khu vực 2:
Khu vực 2 bao gồm các vùng có giới hạn bởi đường B ở phía Đông và đường C ở phía
Tây.
- Khu vực 3 :
Bao gồm các vùng có giới hạn bởi đường C ở phía Đông và đường A ở phía Tây, không kể
lãnh thổ của Ác-mê-ni-a, A-déc-bai-gian, Gru-di-a, Ca-dắc-xtan, Mông Cổ, U-dơ-bê-ki-

xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Liên bang Nga, Tát-gi-ki-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, Thổ Nhĩ Kỳ, U-
crai-na và vùng lãnh thổ bắc Liên bang Nga. Khu vực 3 cũng bao gồm cả lãnh thổ I-ran
nằm ngoài các đường giới hạn này.
2.2 PHÂN CHIA TẦN SỐ QUỐC TẾ

Phổ tần số được phân chia cho nhiều nghiệp vụ nhưng chúng ta chỉ xét trong
ba nghiệp vụ chính là : lưu động hàng hải, phát thanh truyền hình quảng bá và thông tin
di động.
Thông tin quảng bá
17
Nghiệp
Vụ
Thông tin hàng hải
Hình 2.2 Phân chia băng tần trong thông tin hàng hải, thông tin quảng bá , thông tin di
động
2.2.1. Trong thông tin hàng hải
a. Dải tần 14 kHz đến 1000 kHz
* Trong dải tần này, các dải được phân chia giống nhau cho cả ba khu vực là:
-(14 – 19,95) kHz : được phân chia cho nghiệp vụ lưu động hàng hải. Tuy nhiên có
thêm sự phân chia bổ sung: tại Ác-mê-ni-a, A-déc-bai-gian, , Gru-di-a, Liên bang Nga,
Cư-rơ-gư-xtan, Tát-gi-ki-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, băng tần 14-17 kHz cũng được phân
chia cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường là nghiệp vụ chính.
Việc sử dụng băng tần 14-19,95 kHz cho nghiệp vụ Lưu động hàng hải được dành
riêng cho các đài vô tuyến điện báo bờ (chỉ sử dụng phương thức phát A1A và F1B).
Trong trường hợp đặc biệt, các phát xạ loại J2B hoặc J7B được cho phép với điều kiện
độ rộng băng tần cần thiết không vượt quá độ rộng băng tần thường được sử dụng cho
các phát xạ loại A1A hoặc F1B trong băng tần tương ứng.
- (415-495) kHz : việc sử dụng các băng tần 415-495 kHz cho nghiệp vụ Lưu động hàng
hải được dành riêng cho vô tuyến điện báo.
Khi thiết lập các đài bờ cung cấp dịch vụ NAVTEX trên các tần số 490 kHz khuyến nghị

các cơ quan quản lý phối hợp các đặc tính khai thác theo các thủ tục của tổ chức Hàng
hải Quốc tế (IMO) của Thể lệ vô tuyến điện).
18
0.014 0.1485 450 2100 9300 42500
Tần số(MHz)
Thông tin di động
*. Các dải khác nhau
-(72-84) kHz ; (86-90) kHz được phân chia cho khu vực 1 , (70-90) kHz được phân
chia cho khu vực 2 và khu vực 3 : trong nghiệp vụ lưu động hàng hải, băng này được
dành riêng cho các đài vô tuyến điện báo bờ.Ngoài ra còn có phân chia bổ sung ở băng
này : Ở Ác-mê-ni-a, A-déc-bai-gian, Liên bang Nga, Gru-di-a, Ca-dắc-xtan, Cư-rơ-gư-
xtan, Tát-gi-ki-xtan và Tuốc-mê-ni-xtan, băng tần 67-70 kHz cũng được phân chia cho
nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường là nghiệp vụ chính.
-(110-112 ) kHz ; (115-117.6) kHz ; (117.6-126) kHz ; ( 129-130) kHz ; (130-
148.5) kHz : được phân chia cho khu vực 1 và khu vực 2 , dải (110-130) kHz được
phân chia cho khu vực 3. Chỉ các loại phát xạ A1A hoặc F1B, A2C, A3C, F1C hoặc
F3C được phép sử dụng cho các đài thuộc nghiệp vụ Cố định trong các băng tần đã
được phân chia cho nghiệp vụ này trong khoảng 90 kHz và 160 kHz (148,5 kHz ở khu
vực 1) và cho các đài thuộc nghiệp vụ Lưu động hàng hải trong các băng tần đã được
phân chia cho nghiệp vụ này trong khoảng 110 kHz và 160 kHz (148,5 kHz ở khu vực 1).
Trong trường hợp đặc biệt, các loại phát xạ J2B hoặc J7B cũng được phép sử dụng ở
các băng tần trong khoảng 110 kHz và 160 kHz (148,5 ở khu vực 1) cho các đài thuộc
nghiệp vụ Lưu động hàng hải.
Phân chia bổ sung : tại Mông cổ, Kư-gư-rữ-tan và Tuốc-mê-ni-xtan, các băng tần
130148,5 kHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường là nghiệp vụ phụ.
Ở trong và giữa các nước này, nghiệp vụ này có quyền hoạt động như nhau.
- (275-285) kHz được phân chia cho khu vực 2
- (506-526.5) kHz được phân chia cho khu vực 1 và khu vực 3 , dải (505-510) kHz
được phân chia cho khu vực 2. Các băng này được dành riêng cho vô tuyến điện báo.
c. Các dải (283.5 - 315) kHz ; ( 315 – 325) kHz được dùng cho vô tuyến dẫn đường

hàng hải. Băng tần này có thể được sử dụng để truyền thông tin dẫn đường bổ trợ sử
dụng kỹ thuật băng hẹp, với điều kiện không gây nhiễu có hại cho các đài dẫn đường
đang hoạt động thuộc nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường.
b. Dải tần 1000 kHz đến 10000 kHz
* Các dải được phân chia giống nhau cho cả ba khu vực:
(2170-2173.5) kHz ; ; (4000-4063) kHz ; (4063-4438 ) kHz (6200-6525 )
kHz ; (8100-8195) kHz : được phân chia cho nghiệp vụ lưu động hàng hải .
Dải (2625 -2650) Khz được phân chia cho khu vực 2
19
Trong các dải tần này, tần số 4209,5 kHz được dùng riêng cho việc phát các thông tin
thông báo khí tượng, dẫn đường và thông tin khẩn cấp của các đài bờ cho các đài tàu
bằng kỹ thuật điện báo truyền chữ trực tiếp băng hẹp. Việc sử dụng băng tần 4000-
4063 kHz cho nghiệp vụ lưu động hàng hải chỉ giới hạn cho các đài tàu sử dụng
phương thức vô tuyến điện thoại
Các tần số 4210 kHz, 6314 kHz, 8416,5 kHz là các tần số quốc tế để truyền phát thông
tin an toàn hàng hải (MSI)
Các tần số 2187,5 kHz, 4207,5 kHz, 6312 kHz, 8414,5 kHz là các tần số cứu nạn quốc
tế sử dụng kỹ thuật gọi chọn số.
Các tần số 2174,5 kHz, 4177,5 kHz, 6268 kHz, 8376,5 kHz, 12520 kHz và 16695 kHz là
các tần số cứu nạn quốc tế sử dụng kỹ thuật điện báo truyền chữ trực tiếp băng hẹp.
* Các dải khác nhau:
- Dải tần ( 1635-1800) được phân chia cho khu vực 1.
Trong băng tần (1607-1705) kHz , trường hợp một đài phát thanh truyền hình của khu
vực 2 có liên quan thì các vùng phủ sóng của các đài lưu động hàng hải khu vực 1 nên
giới hạn truyền dẫn bằng phương thức truyền lan sóng đất
-Dải tần (1825-2000) kHz : được phân chia cho khu vực 3 .
- Dải tần (2045-2160) kHz được phân chia cho khu vực 1.
Một số quốc gia của khu vực 1 sử dụng các hệ thống vô tuyến xác định trong các băng
(1635-1800 ) kHz, (1850-2160 ) kHz được quy định theo điều 9.21. Công suất bức xạ
trung bình của các trạm không vượt quá 50W.

- Dải tân (2065-2107) kHz được phân chia cho khu vực 2 và khu vực 3 .
Trong khu vực 2, trừ Greenland, các đài duyên hải và các đài tàu sử dụng vô tuyến điện
thoại trong băng (2065-2107) kHz cần giới hạn để phát xạ J3E và công suất đỉnh không
vượt quá 1 KW.Các tần số sóng mang nên sử dụng : 2065 kHz,
2079 kHz, 2082.5 kHz, 2086 kHz, 2093 kHz, 2096.5 kHz, 2100 kHz and 2103.5 kHz.
Ở Argentina và Uruguay, các tần số sóng mang 2068.5 kHz và 2075.5 kHz cũng được
sử dụng cho mục đích này , các tần số trong băng (2072- 2075.5) kHz không được sử
dụng cho mục đích này.
c. Dải tần (10000-30000) kHz
Trong dải tần này, các băng tần được phân chia cho 3 khu vực đều giống nhau.
Các băng tần đó là : (12230-13200) kHz ; (16360-17410) kHz ; (18780 - 18900) kHz
(19680-19800) kHz ; (2200-22855) kHz ; (22070-25210) kHz; (2610-26175) kHz.
20
Trong dải tần này,các tần số 12577 kHz và 16804,5 kHz là các tần số cứu nạn quốc tế
sử dụng kỹ thuật gọi chọn số.Các tần số 12520 kHz và 16695 kHz là các tần số cứu nạn
quốc tế sử dụng kỹ thuật điện báo truyền chữ trực tiếp băng hẹp. Các tần số 12579 kHz,
16806,5 kHz, 19680,5 kHz, 22376 kHz và 26100,5 kHz là các tần số quốc tế để truyền
phát thông tin an toàn hàng hải (MSI) .
d. Dải tần (8000 – 10000 ) MHz
Các băng tần được phân chia cho 3 khu vực đều giống nhau, đó là : (850-9000) MHz
và (9200-9300) .Trong dải này, các băng tần (8850-9000) MHz và (9200-9225) MHz,
nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng hải chỉ dành riêng cho các ra-đa đặt trên bờ.
2.2.2 Thông tin quảng bá
a. Dải tần (100 – 2000) kHz
- Dải 148.5 – 225 kHz : được phân chia cho khu vực 1
Tuy nhiên, có sự phân chia bổ sung trong dải tần này : ở Angola, Burundi, Congo,
Malawi, Dem, Rep của Congo, Rwanda và Nam Phi, băng 160.2 kHz được phân chia
cho nghiệp vụ cố định là nghiệp vụ chính.
Ở Angola, Botswana,Burundi,Cameroon, the Central African Rep., Congo ,Ethiopia,
Lesotho, Madagascar, Malawi,Mozambique,Namibia, Nigeria, Oman, Dem. Rep. thuộc

Congo,Rwanda, South Africa, Swaziland,Tanzania, Chad, Zambia và Zimbabwe, băng
tần 200- 283 kHz được phân bổ cho các dịch vụ vô tuyến dẫn đường hàng không là
nghiệp vụ chính.
- Dải 526.5- 1606.5 kHz : được phân chia cho khu vực 1 và khu vực 3
Trong dải tần này có sự phân chia bổ sung : ở Angola, Botswana, Lesotho, Malawi,
Mozambique, Namibia,South Africa, Swaziland and Zimbabwe , băng 526- 535 kHz
cũng được phân bổ cho dịch vụ lưu động là nghiệp vụ phụ.
Ở Uzbekistan, băng 526-1606.5 cũng được phân bổ cho dịch vụ dẫn đường vô tuyến là
nghiệp vụ chính.
- Dải tần 525-1705 kHz được phân chia cho khu vực 2 .
Trong băng 1605-1705 kHz, trường hợp một đài phát thanh truyền hình thuộc khu vực
2 có liên quan, thì vùng bao phủ của các trạm lưu động hàng hải ở khu vực 1 được giới
hạn bởi phương thức truyền sóng mặt đất.
21
b. Dải tần 2000 – 10000 kHz
*.Các dải tần giống nhau được phân chia cho cả 3 khu vực
- Dải 3200-3400 kHz
Trong băng tần này,yêu cầu các cơ quan quản lý cho phép sử dụng băng tần 3155-
3195 kHz để cung cấp một kênh chung trên toàn cầu cho các thiết bị trợ thính sử dụng
vô tuyến điện công suất thấp. Các kênh bổ sung cho các thiệt bị này có thể được các cơ
quan quản lý ấn định trong các băng tần giữa 3155 kHz và 3400 kHz để đáp ứng các
nhu cầu cục bộ.Các tần số trong dải tần từ 3000 kHz đến 4000 kHz thích hợp với các
thiết bị trợ thính được thiết kế để hoạt động ở cự ly ngắn trong phạm vi trường cảm
ứng.
Ngoài ra còn có sự phân chia bổ sung: Ở Mỹ,Mê-hi-cô,Pê-ru vàU-ru-goay, băng tần
3230-3400 kHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến định vị là nghiệp vụ phụ.
- Dải tần 4750-4995 kHz ; (5005-5060) kHz ; (5900-6200) kHz ; (7300-7400) kHz
Việc sử dụng các băng tần 5900-5950 kHz, 7300-7350 kHz cho nghiệp vụ quảng bá phải
tuân theo các thủ tục trong điều 12 của Thể lệ vô tuyến điện. Các cơ quan quản lý sử
dụng các băng tần này để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các phát xạ điều chế

số tuân theo các điều khoản của Nghị quyết 517 của Thể lệ vô tuyến điện.
Ngoài ra còn có phân chia bổ sung: các tần số trong băng tần 5900-5950 kHz có thể
được sử dụng cho các đài chỉ liên lạc trong phạm vi biên giới quốc gia mà các đài này
được lắp đặt, và thuộc các nghiệp vụ sau: ở cả ba khu vực, cho nghiệp vụ Cố định, ở
khu vực 1, nghiệp vụ lưu động mặt đất, ở khu vực 2 và 3, nghiệp vụ lưu động trừ lưu
động hàng không (R) với điều kiện không gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ quảng bá.
- Dải tần 9400-9900 kHz : việc sử dụng băng tần 9400-9500 kHz, cho nghiệp vụ Quảng
bá phải tuân theo các thủ tục của Thể lệ vô tuyến điện.
Các tần số thuộc các băng tần 9400-9500 kHz, có thể được sử dụng cho các đài thuộc
nghiệp vụ Cố định, chỉ liên lạc trong phạm vi biên giới quốc gia mà các đài được lắp
đặt, với điều kiện không gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ Quảng bá.
Với điều kiện không gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ Quảng bá, các tần số trong các
băng tần 9775-9900 kHz có thể được sử dụng cho các đài thuộc nghiệp vụ Cố định chỉ
liên lạc trong phạm vi biên giới quốc gia mà các đài được lắp đặt, mỗi đài sử dụng tổng
công suất bức xạ không vượt quá 24 dBW.
*.Các dải tần khác nhau được phân chia
22
- Dải 2300-2498 kHz: được phân chia cho khu vực 1
- Dải 2300-2495 khz : được phân chia cho khu vực 2 và khu vực 3
- Dải 3950-4000kHz : được phân chia cho khu vực 1và khu vực 3
Trong dải tần này, ở khu vực 3, các đài thuộc các nghiệp vụ được phân chia băng tần
3995-4005 kHz có thể phát tần số chuẩn và tín hiệu thời gian.
- Dải tần 7400-7450 kHz : được phân chia ch khu vực 1 và khu vực 3.
Ở khu vực 3, băng tần 7350-7450 kHz được phân chia cho nghiệp vụ cố định là
nghiệp vụ chính và nghiệp vụ lưu động mặt đất là nghiệp vụ phụ cho đến ngày 29
tháng 3 năm 2009. Sau ngày 29 tháng 3 năm 2009, các tần số trong băng tần này có thể
được sử dụng bởi các đài thuộc các nghiệp vụ trên, chỉ liên lạc trong lãnh thổ của quốc
gia mà nó được lắp đặt, với điều kiện không gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ quảng bá.
Ở khu vực 1, băng tần 7350-7450 kHz được phân chia cho nghiệp vụ cố định là
nghiệp vụ chính và nghiệp vụ lưu động mặt đất là nghiệp vụ phụ cho đến ngày 29

tháng 3 năm 2009. Sau ngày 29 tháng 3 năm 2009, các tần số trong băng tần 7350-
7450 kHz có thể được sử dụng bởi các đài thuộc nghiệp vụ cố định và lưu động mặt đất
chỉ liên lạc trong lãnh thổ của quốc gia mà nó được lắp đặt với điều kiện không gây
nhiễu có hại cho nghiệp vụ quảng bá, mỗi đài sử dụng tổng công suất bức xạ không
vượt quá 24 dBW.
Sau ngày 29 tháng 3 năm 2009, ở An-giê-ri, A-rập Xê-út, Cô-mô-rốt, Gi-bu-ti, Ai Cập,
Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, I-ran,Gioóc-đa-ni,Cô-oét, Li-bi,Ma-rốc, Mô-ri-
ta-ni, Ô-man,Ca-ta, Xy-ri,Xu-đăng,Tuy-ni-di và Y-ê-men, các băng tần 7350-7400 kHz
và 7400-7450 kHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ cố định là nghiệp vụ chính.
c. Dải tần 10000-30000 kHz :
Trong dải tần này, các băng tần đều được phân chia giống nhau cho cả 3 khu vực.
Đó là các băng : 11600-12100 kHz; 13570-13870 kHz; 15100-15800 kHz; 17480-
17900 kHz; 18900-19020 kHz; 21450 - 21850 kHz; 25670-26100 kHz
Việc sử dụng các băng tần 11600-11650 kHz, 12050-12100 kHz, 13570-13600 kHz,
13800-13870 kHz, 15600-15800 kHz, 17480-17550 kHz và 18900-19020 kHz cho
nghiệp vụ Quảng bá phải tuân theo các thủ tục trong điều 12 của thể lệ vô tuyến điện
Các tần số thuộc các băng tần 11600-11650 kHz, 12050-12100 kHz, 15600-15800 kHz,
17480-17550 kHz và 18900-19020 kHz có thể được sử dụng cho các đài thuộc nghiệp
vụ Cố định, chỉ liên lạc trong phạm vi biên giới quốc gia mà các đài được lắp đặt, với
điều kiện không gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ Quảng bá. Khi sử dụng các tần số cho
23
nghiệp vụ Cố định, khuyến nghị các cơ quan quản lý sử dụng công suất tối thiểu cần
thiết và lưu ý việc sử dụng các tần số theo mùa cho nghiệp vụ Quảng bá đã được công
bố theo Thể lệ vô tuyến điện
Với điều kiện không gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ Quảng bá, các tần số trong các
băng tần 11650-11700 kHz và 11975-12050 kHz có thể được sử dụng cho các đài
thuộc nghiệp vụ Cố định chỉ liên lạc trong phạm vi biên giới quốc gia mà các đài được
lắp đặt, mỗi đài sử dụng tổng công suất bức xạ không vượt quá 24 dBW.
Các tần số thuộc các băng tần 13570-13600 kHz và 13800-13870 kHz có thể được sử
dụng bởi các đài thuộc các nghiệp vụ Cố định và nghiệp vụ Lưu động trừ Lưu động

hàng không (R) chỉ liên lạc trong phạm vi biên giới quốc gia mà các đài được lắp đặt
với điều kiện không gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ Quảng bá. Khi sử dụng các tần số
trên cho các nghiệp vụ này, khuyến nghị các cơ quan quản lý sử dụng công suất tối
thiếu cần thiết và lưu ý đến việc sử dụng các tần số theo mùa bởi nghiệp vụ Quảng bá
đã được công bố theo Thể lệ vô tuyến điện
d. Dải tần 47 MHz đến 1000MHz
* Dải tần được phân chia giống nhau cho cả 3 khu vực
- Trong dải tần này có một băng tần được phân chia giống nhau cho cả 3 khu vực là
100-108 Mhz .
Trong băng tần này, Ở Trung Quốc và Hàn Quốc, băng tần 100-108 MHz cũng được
phân chia cho nghiệp vụ Cố định và Lưu động là nghiệp vụ chính. Ở A-déc-bai-gian,
Cư-rơ-gư-xtan, Xô-ma-li-a và Tuốc-mê-ni-xtan, băng tần 104-108 MHz cũng được
phân chia cho nghiệp vụ Lưu động, trừ Lưu động hàng không (R), là nghiệp vụ phụ.
*. Dải tần được phân chia khác nhau
- Dải 48-68 MHz được phân chia cho khu vực 1 và khu vực 3, dải 54-72 MHz được
phân chia cho khu vực 2.
Ở Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân, băng tần 44-47 MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ
Quảng bá là nghiệp vụ chính.
Tại Niu Di-lân, băng tần 50-51 MHz được phân chia cho nghiệp vụ Cố định, Lưu động
và Quảng bá là nghiệp vụ chính; băng tần 53-54 MHz được phân chia cho nghiệp vụ Cố
định và Lưu động là nghiệp vụ chính.
Ở Băng-la-đét, Bru-nây Đa-rút-xa-lem, Ấn Độ, , I-ran, , Pa-ki-xtan, Xin-ga-po và Thái
Lan, băng tần 50-54 MHz được phân chia cho nghiệp vụ Cố định, Lưu động và Quảng
bá là nghiệp vụ chính.
24
Ở In-đô- nê-xi-a, băng tần 50-54 MHz cũng được phân chia cho các nghiệp vụ Cố
định, Lưu động và Quảng bá là nghiệp vụ chính.
Ở Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên, băng tần 50-54 MHz cũng được phân
chia cho nghiệp vụ Quảng bá là nghiệp vụ chính.
- Dải tần 87.5-100 MHz được phân chia cho khu vực 1 và khu vực 3, dải tần 76-100 MHz

được phân chia cho khu vực 2
Ở Mỹ, Pháp, ngoài phân chia như khu vực 2, Guyana, Jamaica, Mexico và Paraguay, băng
tần 76-88 MHz được phân chia cho nghiệp vụ cố định và di động là nghiệp vụ chính.
Ở Monaco, băng 87.5-88 MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ lưu động mặt đất là
nghiệp vụ chính.
-Dải tần 174-223 MHz được phân chia cho khu vực 1 và khu vực 3. Dải tần 174-216 MHz
và 220-225 MHz được phân chia cho khu vực 2
ở Đức, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Phần Lan, Pháp, Israel, Ý, Liechtenstein,
Malta, Monaco, Na Uy, Hà Lan, Anh, Thụy Điển và Thụy Sĩ, băng 174-233 MHz
cugnx được phân bổ cho nghiệp vụ lưu động mặt đất là nghiệp vụ chính.Tuy nhiên, các
trạm của nghiệp vụ này không gây nhiễu có hại cho các trạm quảng bá ở các nước khác
trong quy hoạch này.
Ở Somalia, băng tần 216-225 MHz được phân chia cho nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường
hàng không là nghiệp vụ chính, và không được gây nhiễu có hại cho cho nghiệp vụ
phát thanh truyền hình ở các nước khác có quy hoạch.
- Dải tần 223-230 MHz được phân chia cho khu vực 1 và khu vực 3
Ở Tây Ban Nha, Pháp, Israel và Monaco băng 223-230 MHz được phân chia cho
quảng bá và lưu động mặt đất là nghiệp vụ chính.Nghiệp vụ quảng bá có trách nhiệm
lựa chọn trước tần số, và sau đó phân bổ cho nghiệp vụ cố định và lưu động trừ lưu
động mặt đất là nghiệp vụ phụ.Tuy nhiên, các trạm của nghiệp vụ lưu động mặt đất
không được gây nhiễu có h3.1.1 Trong thông tin lưu động hàng hải
e. Các dải tần trên 1000 MHz
1452-1492 MHz ; 2520-2870 MHz được phân chia cho cả 3 khu vực trên thế giới.
f. Dải tần trên 1GHz
Các dải tần được phân chia cho mục đích thông tin quảng bá là:
21.4 – 22 GHz và 40.5 – 42.5 Ghz
25

×