Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.62 MB, 105 trang )


m

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

W

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
--------- rb»<ồ»£Q«ể*°<éS--------

PHẠM ANH THƯ

GIẢI PHÁP HẠN CHÉ RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TỐN QC TÉ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN
SÀI GÒN - HÀ NỘI
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
M ã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC s ĩ KINH TẾ

Ngi hướng dẫn khoa học: TS. HỒNG THỊ KIM THANH
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN

số:.. U..dCfI..... .
HÀ NỘI - 2013

m




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ bài luận văn này là cơng trình nghiên cứu
độc lập của riêng tơi, các số liệu, trích dẫn được nêu trong luận văn có nguồn
gốc rõ ràng. Kết quả của luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào

Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2013

Pham Anh Thư


MỤC LỤC
LỜI MỞ Đ Ầ U ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN VẺ THANH TỐN QƯĨC TẾ VÀ RỦI RO
TRONG THANH TỐN QUỐC T Ế ................................................................4
1.1. TƠNG QUAN VÈ THANH TỐN QUỐC TẾ........................................... 4
1.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc t ế ................................................................ 4
1.1.2. Các điều kiện trong thanh toán quốc t ế ......................................................4
1.1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế thơng dụng tại N H TM .................. 8
1.1.4. Vai trị của thanh tốn quốc tế ...................................................................12
1.2.

RỦI RO TRONG THANH TỐN QUỐC T Ế ....................................... 13

1.2.1. Khái niệm về rủi ro .....................................................................................13
1.2.2. Rủi ro trong thanh toán quốc tế ................................................................ 13
\


r

r

r

r

1.2.3. Sự cân thiêt phải hạn chê rủi ro trong hoạt động thanh tốn qc tê tại các
Ngân hàng thương mại............................................................................................. 26
1.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG V Ệ C HẠN CHẾ RỦI RO
TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC RÚT RA CHO
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT N A M ............................................ 29
1.3.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng nước ngoài trong việc hạn chế rủi
ro về thanh toán quốc tế........................................................................................29
1.3.2. Một số bài học rút ra cho các Ngân hàng thương mạị Việt N am .........31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................33
CHƯƠNG 2: THựC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TRỊNG THANH
TỐN QC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỞ PHẢN
SÀI GÒN - HÀ NỘI.............. .................................................................... 34
2.1. TỔNG QUAN VỀ S H B ................

34

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của S H B ..........................................34
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của SHB từ 2009 đến 2012

36



2.2.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SHB

TỪ NÃM 2009 ĐẾN NĂM 2012....................................................................... 41
2.2.1. Sự phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại SHB giai đoạn 2009-2012..41
2.2.2. Kết quả thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại SHB giai đoạn
2009-2012.............................................................................................................. 43
2.2.3. Thực trạng hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại SHB...49
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH
TOÁN QUỐC TẾ TẠI S H B ............................................................................... 62
2.3.1. Các kết quả đạt đ ư ợ c..................................................................................62
2.3.2. Những tồn tại cần khắc phục..................................................................... 64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................67
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỞ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI......................................................

68

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SHB ĐỂN NĂM 2015................. 68
3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của SHB đến 2015 ...... 68
3.1.2. Định hướng hoạt động thanh toán quốc tế của SHB đến 2015............69
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC
TÉ TẠI SH B ........................................................................

72

3.2.1. Giải pháp hạn chế rủi ro quốc gia, rủi ro chính trị pháp l ý ................... 72

3.2.2. Giải pháp hạn chế rủi ro ngoại hối bằng cách đa dạng hoá nghiệp vụ
kinh doanh ngoại tệ.......................................................................... :....................73
3.2.3. Giải pháp hạn chế rủi ro tác nghiệp...........................................................75
3.2.4. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng..............................................................78
3.2.5. Giải pháp hạn chế rủi ro do các đối tá c .................................................... 80
3.3.K IÉN NG HỊ.....................................................................................................82
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước - Chính phủ.

8 2


3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước; các bộ, ban, ngành liên quan...... 83
3.3.3. Kiến nghị với SHB và các khách hàng..................................................... 87

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................91
KẾT LUẬN....................................................................................................92


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, s o ĐỒ
SO ĐỎ, BẢNG
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền...........................................

8

Sơ đồ 1.2 Quy trình nghiệp vụ nhờ th u ..................................

10

Sơ đơ 1.3 Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ ....................


11

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2012...................... 36
Bảng 2.2: Tỷ trọng các phương thức thanh toán xuất k h ẩu .............................44
Bảng 2.3: Tỷ trọng các phương thức thanh toán nhập k h ẩ u ............................46

BIẺU ĐÒ
Biêu đồ 2.1: Tổng tài sản, tổng vốn huy động, tổng dư n ợ ....................

37

Biểu đồ 2.2: Vốn điều lệ và lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2009-2012.........39
Biểu đồ 2.3: Mạng lưới hoạt động của SHB giai đoạn 2009-2012................. 41
Biếu đồ 2.4: Doanh số thanh toán quốc tế............................

44

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng các phương thức thanh toán xuất kh ẩu .........................45
Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng các phương thức thanh toán nhập k h ẩu ........................47
Biểu đồ 2.7: Doanh thu phí từ hoạt động thanh toán quốc tế ..........................49


DANH MỤC TỪ VIÉT TẲT
Từ viết tắt

Tên tiếng Anh

AFTA

Asian Free Trade Area


Tên tiếng Việt
Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN

AWB

Air Way Bill

BCT

Vận đơn hàng không
Bộ chứng từ

B/L

Bill of Lading

CIC

Credit Information Center

Vận đơn đuờng biển
Trung tâm thơng tin tín
dụng

CIF

Cost, Insurance and Freight


Tiền hàng, bảo hiểm và
cước phí

CN

Cá nhân

c /o

Certificate of Original

Giấy chứng nhận xuất xứ

D/A

Drawee against acceptance

Chấp nhận thanh tốn trả
chậm

DÍP

Drawee against payment

FOB

Free On Board

HBB


Hanoi Building commercial JS.
Bank

HO
ICC

Head Office

Thanh toán trả ngay
Giao hàng lên tàu
Ngân hàng TMCP Nhà
Hà Nội
Hội sở chính

International Chamber of Commerce Phòng thương mại quốc
tế

ISBP

International Standard Banking

Tập quán ngân hàng tiêu

Practice for the Examination of

chuẩn quốc tế dùng để

Documents Under Documentary

kiếm tra chứng từ trong


Credits

phương thức tín dụng


chứng từ
KH
L/C

Khách hàng
Letter o f Credit

LNTT

Thư tín dụng
Lợi nhuận trước thuế

NH

Ngân hàng

NHPH

Ngân hàng phát hành

NHTM

Ngân hàng thương mại


OF AC

Office of Foreign Assets Control

Văn phịng quản lý tài
sản nước ngồi (thuộc bộ
tài chính Mỹ)

PTTT

Phương thức thanh tốn

QLRRTN

Quản lý rủi ro tác nghiệp

SHB

Sai Gon —Ha Noi Bank

Ngân hàng Sài Gòn - Hà
Nội

SWIFT

Society for Worldwide Interbank
Financial Telecommunication

Hiệp hội Viễn thơng Tài
chính Liên ngân hàng

Tồn thế giới

TCKT

Tổ chức kinh tế

TDCT

Tín đụng chứng từ

TMCP

Thương mại cổ phần

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTQT

Thanh toán quốc tế

UCP

Uniform Custom and Practice for
Documentary Credits

Quy tắc thực hành thống
nhất về tín dụng chứng
từ


URC

Uniform Rules for Collection

Quy tắc thống nhất về


nhờ thu
URDG
.URR

Uniform Rules for Demand

Bộ quy tắc thống nhất về

Guarantees

bảo lãnh trả tiền ngay

Uniform Rules for bank to bank

Quy tắc thống nhất về

Reimbursement

hồn trả tiền giữa các
ngân hàng theo tín dụng
chứng từ


XNK
WTO

Xuất nhập khẩu
World Trade Organization

Tố chức thương mại thế
giới


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay các ngân hàng hiện đại hoạt động đa năng nhằm tăng thu
nhập không chỉ từ các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống, mà ngày càng mở
rộng các nghiệp vụ ngoại bảng như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc
tế(TTQT), bảo lãnh... Các hoạt động ngoại bảng mang lại thu nhập cho ngân
hàng dưới dạng phí ngày một tăng khơng những về mặt số lượng mà cả tỷ
trọng. Trong số các nghiệp vụ ngoại bảng, thì TTQT đối với các NHTM Việt
Nam là nghiệp vụ quan trọng nhất, có tốc độ tăng trưởng mạnh, mang lại cho
ngân hàng khoản thu phí ngày một tăng; Ngân hàng thông qua nghiệp vụ
TTQT để chắp nối phát triển các nghiệp vụ khác như mua bán ngoại tệ, bảo
lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ tài khoản, tín dụng...Do đó
nghiệp vụ TTQT có thể được xem là nghiệp vụ ngoại bảng đặc trưng cho các
NBTM Việt Nam ngày nay.
Tuy nhiên, TTQT cũng như các hoạt động ngoại bảng khác, tiềm ẩn
khá nhiều rủi ro vì sự phức tạp và đa dạng của yếu tố quốc tế đem đến; đặc
biệt, khi một số người cho rằng hoạt động TTQT mang lại cho Ngân hàng
nguôn thu nhập hâp dân mà không hê phải bỏ vôn, càng làm cho họ chủ quan

lơ là, bất chấp những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các nội dung và biện
pháp nhằm hạn chế các rủi ro trong các phương thức TTQT để nâng cao hiệu
quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng phù hợp với yêu cầu phát triển
kinh tê đôi ngoại là một nhu câu khách quan và hợp với quy luật. Đồ tài với
tiêu đề “Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại
Ngăn hàng TMCP Sài Gòn —Hà NỘF hy vọng sẽ giải quyết các yêu cầu của
vấn đề đặt ra.


2

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thứ nhất, đề tài trình bày những cơ sở lý luận về TTQT và rủi ro trong
TTQT. Từ những cơ sở lý luận này, luận văn sẽ đưa ra những rủi ro có thể
xảy ra trong hoạt động TTQT.
Thứ hai, dựa vào thực tế vận dụng phương thức TTQT tại Ngân hàng
Thương mại cơ phân Sài Gịn —Hà Nội (SHB), những trường họp rủi ro đã
xảy ra trong thực tế để đưa ra các giải pháp phù họp và hiệu quả cho SHB.
Cuối cùng, đề tài đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi
ro trong TTQT tại SHB . Đây cũng là phần quan trọng nhất thể hiện ý nghĩa
của luận văn này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động thanh toán quốc tế tại SHB
- Phạm vi nghiên cứu:
+Không gian: việc nghiên cứu luận văn được thực hiện trong phạm vi
hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.
+Thời gian: các báo cáo hoạt động TTQT trong giai đoạn 2009-2012


4. Phương pháp nghiên cứu
Đê thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn này đã sử dụng phương
pháp duy vật biện chứng để luận giải các vấn đề liên quan. Bên cạnh đó các
phương pháp nghiên cứu sau đã được sử dụng: phân tích, thống kê, tổng hợp
so sánh dựa trên cơ sở số liệu thống kê của SHB.

5. Y nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn làm sáng tỏ vị trí và vai trị của TTQT trong nền kinh tế' các
rủi ro thường gặp trong TTQT; đặc biệt đi sâu vào phân tích rủi ro trong hoạt
động TTQT dựa trên 5 yếu tố: Yếu tố quốc gia, chính trị pháp lý; yếu tố quản
lý ngoại hối; yếu tố tác nghiệp; yếu tố tín dụng và yếu tố đối tác trong các
phương thức TTQT. Căn cứ vào việc tổng họp những rủi ro có thể xảy ra


3

luận văn chỉ ra thực tiên nghiên cứu, từ đó đưa ra những giải pháp cũng như
những kiến nghị tới các bên liên quan nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động
TTQT tại SHB.

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về thanh toán quốc tế và rủi ro trong thanh toán
quốc tế
Chương 2 : Thực trạng hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội
Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội



4

CHƯƠNG 1
TỎNG QUAN VÊ THANH TỐN QƯĨC TÉ VÀ
RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TÉ
1.1. TỎNG QUAN VÈ THANH TOÁN QC TÉ
1.1.1. Khái niệm về thanh tốn quốc tế
T h a n h to á n q u ố c t ế là v i ệ c t h ự c h i ệ n c á c n g h ĩ a v ụ c h i t r ả v à q u y ề n
h ư ở n g lợ i v ề tiề n tệ p h á t s in h tr ê n c ơ s ở c á c h o ạ t đ ộ n g k in h t ế v à p h i k in h t ế
g iữ a c á c tổ c h ứ c, c ả n h â n n ư ớ c n à y v ớ i tổ c h ứ c, c á n h â n n ư ớ c k h á c, h a y g iữ a
m ọ t q u o c g i a VƠI t o c h ư c q u ô c tê, t h ô n g q u a q u a n h ệ g i ữ a c á c n g â n h à n g c ủ a
c á c n ư ớ c liê n q u a n

”[3,tr219] .

TTỌT là khâu rât quan trọng trong q trình thực hiện bn bán - trao
đơi hàng hóa - dịch vụ giữa các nước. Nó phản ánh sự vận động có tính chất
quy luật của giá trị trong q trình chu chuyển hàng hóa tiền tệ giữa các quốc
gia và được xem là khâu cuối cùng trong một giao dịch kinh tế. TTQT không
chỉ đơn thuân giơng hoạt động thanh tốn trong quan hệ giao dịch mua bán
trong nước, mà TTQT rất phức tạp. Điều này là do TTQT có liên quan đến
nhiều quốc gia khác nhau, với nhiều đồng tiền thanh toán khác nhau. Và hơn
nữa, việc thanh toán giữa các nước đêu phải tiên hành thong qua các tổ chức
tài chính trung gian mà chủ u là Ngân hàng. Hoạt động thanh tốn thường
khơng dùng tiền mặt, chủ yếu là thanh toán quyết toán giữa các ngân hàng. Vì
vậy, TTQT có những nét đặc thù riêng.
1.1.2. Các điều kiện trong thanh íốn quốc tế
Đê thực hiện TTQT, điều khoản thanh toán quy định trong hợp đồng
ngoại thương các bên tham gia phải quan tâm đến các điều kiện về tiền tệ

thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và địa điểm thanh toán.


5

1.1.2.1 Điều kiên
• về tiền tê

a. L ự a c h ọ n đ ồ n g t i ề n t í n h to á n v à đ ồ n g t iề n t h a n h to á n :

Điều kiện này quy định cụ thể sử dụng đồng tiền nào để tính tốn và
thanh toán trong quan hệ mua bán và cách xử lý khi tỷ giá hối đoái biến động
nhằm đảm bảo quyền lợi các bên tham gia ký kết hợp đồng. Trong giao dịch
thương mại quốc tế đồng tiền tính tốn và đồng tiền thanh tốn có thể giống
nhau hoặc khác nhau, có thê là tiên tệ của nước người mua, nước người bán
hoặc nước thứ ba, thông thường là các ngoại tệ mạnh. Tuy nhiên để xác định
điều kiện tiền tệ trong các hợp đồng mua bán giữa các nước với nhau thì dựa
vào các yếu tố sau:
-So sánh tương quan lực lượng của bên mua và bên bán, năng lực kinh
doanh của các bên và mối quan hệ cung cầu về hàng hoá mà hai bên mua bán
trên thị trường.
-Vị trí của đồng tiền trên thế giới.
- Tập quán sử dụng đồng tiền trong thanh toán quốc tế.
Trong quan hệ TTQT người mua và người bán muốn dùng đồng tiền
cua minh đe tinh tốn và thanh tốn vì những lý do sau: Không phải xuất
ngoại tệ đê trả nợ; Tránh được sự biên động của tỷ giá; Nâng cao uy tín của
đồng tiền nước mình trên thế giới.
b. L ự a c h ọ n k ỹ t h u ậ t đ ả m b ả o k h i t ỷ g i á b i ế n đ ộ n g :

Để tránh rủi ro cho các nhà xuất nhập khẩu khi tỷ giá tăng ảnh hưởng

đến khoản thanh toán chi trả cho nhà nhập khẩu, và ngược lại khĩ tỷ giá giảm
ảnh hưởng đến thu nhập của nhà xuất khẩu. Cho nên khi ký kết hợp đồng mua
bán ngoại thương, đôi bên cần thief bàn bạc lựa chọn đưa vào điều kiện đảm
bảo trong hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên. Thông
thường các điều kiện đảm bảo bao gồm:


6

* Đ ả m b ả o v à n g : Theo điều kiện đảm bảo vàng có ba cách:

- Đảm bảo theo khối lượng vàng: khi ký kết hợp đồng, quy định đơn giá
và tổng giá trị hợp đồng được quy đổi trực tiếp bằng một khối lượng vàng
nhạt định. Khi thanh toán dựa vào khối lượng vàng đã tính tốn để thanh tốn.
- Đảm bảo theo hàm lượng vàng: khi ký kết hợp đồng đơn giá và tổng
giá trị hợp đồng được xác định theo một đồng tiền có xác định hàm lượng
vàng. Khi thanh tốn nếu hàm lượng vàng thay đổi thì đơn giá và tổng giá trị
được điều chỉnh tương ứng.
- Đảm bảo theo giá vàng: Khi ký hợp đồng, đơn giá và tổng giá trị hợp
đơng được tính tốn theo một đồng tiền nào đó, đồng thời quy định giá vàng của
đồng tiền đó. Đến khi thanh tốn giá vàng biến động thì đơn giá và tổng giá trị
hợp đông sẽ tiên hành điêu chỉnh cho phù hợp với giá vàng thực tế hiện tại.
* Đ ả m b ả o n g o ạ i tệ : Có hai cách đảm bảo ngoại tệ:

- Đảm bảo theo loại ngoại tệ: là việc đảm bảo dựa vào một ngoại tệ
tương đối ổn định mà do hai bên lựa chọn.
- Đảm bảo theo rổ ngoại tệ: là việc lựa chọn một số ngoại tệ làm đảm
bảo. Số ngoại tệ càng nhiều thì tính chính xác càng cao nhưng phức tạp trong
tính tốn. Theo điều kiện này lấy giá từng ngoại tệ tại thời điểm ký hợp đồng
và thanh tốn nếu biếnđộng thì tiến hành điều chỉnh lại tổng giá trị hợp đồng.

* Đ ả m b ả o t h e o b i ế n đ ộ n g g i ả c ả h à n g h o á : căn cứ vào biến động chỉ

số giá cả hàng hoá hàng hoá lúc thanh toán so với lúc ký hợp đồng điều chỉnh.
1.1.2.2 Điều kiện về thời gian thanh toán
Đay là điêu kiện rât quan trọng vì thời gian thanh tốn càng ngắn càng
giảm được chi phí thanh tốn, tránh được những biến động về tỷ giá ảnh hưởng
lớn đến việc luân chuyển vốn và các khỏản thu nhập của các bên. Trong điều
kiện vê thời hạn thanh tốn có thể lựa chọn một trong ba cách quy định sau:
* T rà tiề n tr ư ớ c :

Việc trả tiền trước một phần giá trị hợp đồng được


7

thực hiẹn sau khi ký hợp đông hoặc nhận đơn đặt hàng, nhưng phải trước khi
giao hàng. Thực chất trả tiền trước chính là nhà nhập khẩu cấp tín dụng ngắn
hạn cho nhà xuất khẩu, trong trường hợp nhà xuất khẩu thiếu vốn, số tiền trả
trưcỵc tương đối lớn và thời gian trả tương đối dài. Nấu với mục đích nhằm
đảm bảo thực hiện họp đồng thì số tiền ít hơn và thời gian trả trước ngắn hơn
số tiền trả trước mang tính chất như một khoản tiền đặt cọc.
* T rả tiề n n g a y :

Việc trả tiền được thực hiện ngay sau khi người bán

hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo như quy định trong họp đồng, tức là trong
khoảng thời gian từ lúc chuẩn bị xong hàng, giao hàng cho người chuyên chở
cho đến khi hàng được giao người mua theo đúng quy định.
* T rả tiề n s a u :


Việc trả tiền của người mua được thực hiện trong các

trường họp sau:
- Người mua trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được thơng
báo của người bán đã hồn thanh nghĩa vụ giao hàng tại nơi quy định. Người
mua trả tiên sau bao nhiêu ngày kể từ ngày chấp nhận hối phiếu.
- Người mua ừả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được bộ chứng từ.
- Người mua trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận hàng.
1.1.2.3 Điều kiện về phương thức thanh toán
P h ư ơ n g t h ứ c t h a n h t o á n q u ố c t ế t r o n g n g o ạ i t h ư ơ n g là t o à n b ộ q u á
tr ìn h , đ i ề u k i ệ n q u y đ ị n h đ ể n g ư ờ i m u a t r ả t i ề n v à n h ậ n h à n g , c ò n n g ư ờ i b á n
th ì g ia o h à n g v à n h ậ n tiề n th e o h ợ p đ ồ n g n g o ạ i th ư ơ n g th ô n g q u a h ệ th ố n g
ngân hàng p h ụ c vụ

[3,tr240]. Hiện nay, các NHTM cung cấp nhiều phương

thức thanh toán tiện ích, đa dạng cho khách hàng như: chuyển tiền, nhờ thu
tín dụng chứng từ,.... Mỗi phương thúc thanh tốn đều có đặc điểm riêng và
có thể gây rủi ro, bất lợi hoặc tạo thuận lợi cho các bên. Vì vậy, các bên cần
phải lưu ý khi lựa chọn phương thức thanh toán trong kinh doanh quốc tế.


8

1.1.2.4 Điều kiện về địa diểm thanh toán
Địa điêm thanh tốn là nơi người bán nhận được tiền cịn người mua trả
tiền. Người bán luôn muốn được trả tiền tại nước mình bởi thu được tiền
nhanh và an toan hơn; còn người mua lại muốn được trả tiền tại nước mình
bởi như vậy đỡ đọng vơn. Vê lý thut, việc thanh tốn cịn có thể diễn ra ở
một nước thứ ba, nước phát hành đồng tiền thanh toán.

Trong thực tế, việc quy định địa điểm thanh toán phụ thuộc chủ yếu vào:
- Tương quan lực lượng giữa hai bên trong quan hệ họp đồng
- Phương thức thanh toán
- Đồng tiền thanh toán là của nước nào
1.1.3. Các phương thức thanh tốn quốc tế thơng dụng tại NHTM
1.1.3.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance):
Khái niệm: “ C h u y ể n

t i ề n là p h ư ơ n g t h ứ c t h a n h to á n , t r o n g đ ó k h á c h

h à n g ( n g ư ờ i c h u y ể n tiề n ) y ê u c ầ u n g â n h à n g p h ụ c v ụ m ì n h c h u y ể n m ộ t s ố tiề n
n h ấ t đ ị n h c h o m ộ t n g ư ờ i k h á c ( n g ư ờ i h ư ở n g lợ i) t h e o m ộ t đ ị a c h ỉ n h ấ t đ ị n h
v à tr o n g m ộ t th ờ i g a in n h ấ t đ ịn h

”[3,tr256].

Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền được thể hiện trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền
(1) Giao dịch thương mại bao gồm kí kết họp đồng ngoại thương hoặc thực
hiệc cung cấp hàng hoá dịch vụ;


9

(2) Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất
định cho người xuất khẩu;
(3) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình ở nước
ngồi đế chuyển trả cho người xuất khẩu;
(4) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người xuất khẩu;

1.1.3.2 Phương thức nhờ thu (Collection).
Khái niệm:

“N h ờ t h u là p h ư ơ n g th ứ c th a n h to á n , th e o đ ó , b ê n b á n ( n h à

x u ấ t k h ẩ u ) s a u k h i g i a o h à n g h a y c u n g ứ n g d ịc h vụ, ủ y th á c c h o n g â n h à n g p h ụ c
v ụ m ì n h x u ấ t tr ìn h b ộ c h ứ n g t ừ th ô n g q u a n g â n h à n g đ ạ i lý c h o b ê n m u a (n h à
n h ậ p k h ẩ u ) đ ể đ ư ợ c t h a n h to á n , c h ấ p n h ậ n h ố i p h i ế u h a y c h ấ p n h ậ n c á c đ iề u
k iệ n v à đ iề u k h o ả n k h á c

”[3,tr265]

Có hai loại nhờ thu:
a. N h ờ th u p h i ế u tro m ( C le a n c o lle c tio n ) : “N h ờ t h u p h i ế u tr ơ n là p h ư ơ n g
th ứ c th a n h to á n , t r o n g đ ó c h ứ n g t ừ n h ờ t h u c h ỉ b a o g ồ m c h ứ n g t ừ t à i c h ín h , c ò n
c á c c h ứ n g t ừ th ư ơ n g m ạ i đ ư ợ c g ử i tr ự c tiế p c h o n g ư ờ i n h ậ p k h ẩ u k h ô n g q u a
n g â n h à n g ”[2),tv21X\
b. N h ờ t h u k è m c h ứ n g t ừ ( D o c u m e n t a r y c o lle c tio n ) :
“L à p h ư ơ n g th ứ c t h a n h t o á n , t r o n g đ ó c h ứ n g t ừ g ử i đ i n h ờ th u g ồ m :
(í) H o ặ c c h ứ n g t ừ t h ư ơ n g m ạ i c ù n g c h ứ n g t ừ tà i c h ỉn h ; h o ặ c
(ii) C h ỉ c h ứ n g t ừ t h ư ơ n g m ạ i ( k h ơ n g c ó c h ứ n g t ừ t à i c h ín h g ử i c ù n g )
N g â n h à n g t h u h ộ c h ỉ t r a o b ộ c h ứ n g t ừ c h o N g ư ờ i tr ả tiề n k h i n g ư ờ i n à y
đ ã tr ả tiề n , c h ấ p n h ậ n t h a n h t o á n h o ặ c th ự c h iệ n c á c đ i ề u k iệ n k h á c q u y đ ịn h
t r o n g L ệ n h n h ờ th u .

”[3,tr273]

Quy trình nghiệp vụ nhờ thu được thể hiện trong sơ đồ sau:



10

S ơ đồ 1.2 Quy trình nghiệp vụ nhờ thu
(1) Người bán giao hàng, lập bộ chứng từ và gửi bộ chứng từ thẳng cho người
mua (nhờ thu phiếu trơn) hoặc chuyển bộ chứng từ cùng với hối phiếu cho
ngân hàng (nhờ thu kèm chứng từ).
(2) Người bán ký phát hối phiếu đòi tiền người mua và nhờ ngân hàng thu hộ
tiền của hối phiếu đó (nhờ thu phiếu trơn) hoặc người bán chuyển bộ chứng từ
cùng với hối phiếu cho ngân hàng và nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên
hối phiếu (nhờ thu kèm chứng từ).
(3) ,(4) Địi tiền người mua thơng qua ngân hàng
(5), (6), (7) Người mua trả tiền cho người bán thông qua ngân hàng.
1.1.3.3 Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit)
Khái niệm:

”T ỉn d ụ n g c h ú n g t ừ là m ộ t s ự t h ỏ a t h u ậ n b ấ t k ỳ , c h o d ù đ ư ợ c

g ọ i te n h o ạ c m ô ta n h ư t h ê n à o , t h ê h i ệ n m ộ t c a m k ê t c h ă c c h ắ n v ấ k h ô n g h ủ y
n g a n g c ủ a N g â n h à n g p h á t h à n h v ề v iệ c th a n h to á n k h ỉ x u ấ t tr ìn h p h ù

/ỉỡp”[3,tr317].
Phương thức tín dụng chứng từ có quy trình nghiệp vụ tương đối phức
tạp với sự tham gia của nhiều ngân hàng dưới những vai trò khác nhau.
Nhưng nhm chung ta có thê hình dung quy trình nghiệp vụ của phưong thức


11

này qua sơ đồ sau:


S ơ đồ 1.3 Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ
(1) Người mua làm đơn xin mở L/C và gởi cho ngân hàng mở L/C, yêu cầu
ngân hàng mở L/C cho người người hưởng.
(2) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, Ngân hàng mở L/C tiến hành mở L/C và
thông báo nội dung L/C này cho người bán biết và gởi bản chính L/C cho
người bán thông qua ngân hàng của họ.
(3) Ngân hàng thông báo thông báo nội dung L/C cho người bán và chuyển
bản chính L/C cho người bán.
(4) Người bán giao hàng cho người mua, nếu chấp nhận L/C; nếu không chấp
nhận L/C thì yêu cầu người mua và Ngân hàng mở L/C sửa đổi L/C theo ý
của mình, đến khi chấp nhận mới tiến hành giao hàng.
(5) Người bán lập bộ chứng từ thanh tốn và xuất trình cho Ngân hàng mở
thông qua ngân hàng thông báo hoặc một ngân hàng khác để đòi tiền.
(6) Ngân hàng mở L/C tiến hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán riếu thấy phù
họp với L/C thì tiên hành trả tiền cho người bán. Nếu thấy không phù họp ngân
hàng mở L/C từ chối thanh tốn và gởi trả lại tồn bộ chứng từ cho người bán.
(7) Ngân hàng mở đòi tiền người mua.
(8) Người mua kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù họp với L/C thì trả tiền lại
cho Ngân hàng mở L/C và nhận bộ chứng từ; nếu thấy không phù họp có


12

quyền từ chối trả tiền.
1.1.4.

Vai trị của thanh tốn quốc tế

1.1.4.1 Vai trị của thanh tốn quốc tế đối với nền kinh tế
. TTQT là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nuớc với kinh tế thế giới, có

tác dụng bơi trơn và thúc đẩy hoạt động XNK hàng hóa và dịch vụ, đầu tu
nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác.
TTQT là khâu quan trọng trong quá tình mua bán hàng hóa dịch vụ giữa các
tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu hoạt động TTQT
được nhanh chóng, an tồn, chính xác sẽ giải quyết được mối quan hệ lưu
thơng hàng hóa - tiền tệ giữa người mua và người bán một cách trôi chảy và
hiệu quả. Tóm lại, vai trị của TTQT đối với nền kinh tế bao gồm:
- Là chất bôi trơn và thúc đẩy hoạt động XNK của nền kinh tế.
- Là chât bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và
gián tiếp.
- Thúc đẩy và mở rộng dịch vụ du lịch, họp tác quốc tế ...
- Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác; thúc đẩy
thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế.[7]
1.1.4.2 Vai trị của thanh tốn quốc tế đối với các Ngân hàng thương mại
Ngày nay, 1 TQT là một dịch vụ đã trở nên quan trọng với các NHTM,
nó đem lại ngu ơn thu đáng kê cho các NHTM cả về doanh số cũng như tỷ
trọng. TTQT cịn là một mắt xích quan trọng trong việc chắp nối và thúc đẩy
phát triển các hoạt dộng kinh doanh khác của ngân hàng như kinh doanh
ngoại tệ, tài trợ XNK, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tăng cường
nguồn vốn huy động đặc biệt là vốn bằng ngoại tệ...
Thông qua việc cung cấp dịch vụ TTQT, Ngân hàng thu một khoản phí
của ngân hàng và tạo ra lợi nhuận kinh doanh cần thiết.Tùy theo phương thức
thanh tốn, mơi trường cạnh tranh và độ tín nhiệm của khách hàng mà biểu


13
phí và mức phí dịch vụ áp dụng có thể là khác nhau cho các khách hàng khác
nhau. Trong các NHTM hiện nay, TTQT được xác định là nghiệp vụ căn bản,
làm tiền đề cho các nghiệp vụ khác phát triển. [11]
1.2.. RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ

1.2.1. Khái niệm về rủi ro
Quan điểm về rủi ro có hai trường phái lớn: đó là trường phái truyền
thống (hay cịn gọi là trường phái tiêu cực) và trường phái trung hòa. Theo
trường phái truyền thống, rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc
các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều khơng chắc chắn có
thể xảy ra cho con người. Đại diện của trường phái này, từ điển Oxford cho
rằng rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn thiệt hại.... Trong khi
đó, theo cách nhìn của trường phái trung hịa, rủi ro là sự bất trắc có thể đo
lường được. Theo Allan Willett, một đại biểu của trường phái trung hịa, thì
rủi ro là sự bất trắc có liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không
mong đợi.
Mỗi quan điểm hay khái niệm trên sử dụng những ngôn từ khác nhau
nhưng đêu có điểm chung là đề cập đến một hay một chuỗi sự kiện mà nó xảy
ra sẽ tạo ra các tổn thất hoặc đem lại những cơ hội. Trong phạm vi nghiên cứu
của đê tài, tác giả chỉ xét rủi ro ở đây như là các biến cố cỏ.thể gây ảnh hưởng
xấu đến quá trình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, làm
giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Từ đó đưa ra các giải pháp hạn chế
rủi ro nhăm ngăn chặn các tổn thất trong hoạt động của ngân hàng.'
1.2.2. Rủi ro trong thanh toán quốc tế
Sự cách biệt về địa lý, ngôn'ngữ, hệ thống luật pháp, tập quán kinh
doanh... làm cho hoạt động TTQT nói riêng và nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại
nói chung chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Bên cạnh các rủi ro vốn có của hoạt
động ngân hàng thương mại như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi


14

suat, rui ro hoạt đọng, rủi ro thị trường...hoạt động Í I QT chứa đựng nhiều rủi
ro đặc thù. Sau đây là một số loại rủi ro mà các ngân hàng thường gặp:
1.2.2.1 Rủi ro quốc gia, rủi ro chính trị pháp lỷ

. Là khả năng mà một quốc gia hoặc người đi vay của một quốc gia nhất
định không muôn hoặc không thể thực hiện nghĩa vụ cam kết của mình với
đơi tác nước ngồi. Rủi ro quốc gia có thể tồn tại dưới các dạng sau:
- Rủi ro chính trị pháp lý: Tính ơn định của một quốc gia đóng vai trị
rất quan trọng trong giao thương quốc tế. Bất cứ một sự thay đổi nào về chỉnh
thê, chính sách của chính phủ đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
quốc tế. Chẳng hạn, khi một quốc gia có chiến tranh, cuộc chiến sẽ phá vỡ
mối quan hệ giữa quốc gia lâm chiến với một số nước khác trên Thế giới. Sự
tàn phá của chiến tranh có thể làm cho quốc gia bị nạn giảm hoặc khơng cịn
khả năng thực hiện các cam kết đã ký với đối tác quốc tế.
- Rủi ro quốc gia: Rủi ro quốc gia có thể kể đến như do thiên tai, do bất
ôn của nền kinh tế một quốc gia.. .Nếu một quốc gia xảy ra thiên tai, nó sẽ tàn
phá cơ sở vật chât, gây thiệt hại vê người và của, làm xáo trộn cuộc sống của
dân cư, làm đình trệ mọi hoạt động, bao gồm cả hoạt động giao thương quốc
tê.Bôi cảnh kinh tế của một quốc gia sẽ tác động đến niềm tin của nhà kinh
doanh, đầu tư quốc tế đến quốc gia đó. Nếu một quốc gia suy thoái hoặc bị
khủng hoảng kinh tế, khả năng thu hút vốn và giao thương quốc tế của nước
đó sẽ giảm sút và ngược lại.
1.2.2.2 Rủi ro về quản lý ngoại hối
Quản lý ngoại hôi là hệ thống kiểm sốt luồng ngoại hối nhập vào hoặc
chun ra khói một đât nước. Trong quản lý kinh tế, các chính phủ thường
ban hành các chính sách nhăm khơi thơng hoặc hạn chế luồng ngoại hối nhằm
thực hiện chính sách phát triển kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ. Những
biện pháp này có thể tạo ra sự chậm trễ trong thanh tốn, làm gia tăng chi phí


15
và thời gian của các thương gia và nhà đầu tư quốc tế.
1.2.2.3 Rủi ro tác nghiệp
Rủi ro tác nghiệp là rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.

Trong nghiệp vụ tín dụng chứng từ, rủi ro tác nghiệp xảy ra phần lớn là do
trình độ của cán bộ nhân viên, sự sơ suất, thiếu cẩn thận dẫn đến việc hành
động không theo đúng các quy định, tập quán quốc tế cũng gây ra những rủi
ro tác nghiệp nghiêm trọng. Ngoài ra, những trục trặc về máy móc, hệ thống
cơng nghệ cũng gây nên những nhầm lẫn, chậm trễ hay sai lệch trong tác
nghiệp. Hậu quả của rủi ro tác nghiệp là rất lớn, ảnh hưởng đến uy tín và tài
sản của ngân hàng.
1.2.2.4 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi ngân hàng khơng thu hồi được các
khoản tín dụng đã cấp cho các bên tham gia trong các phương thức TTQT đặc
biệt là phương thức tín dụng chứng từ. Các khoản tín dụng đó là: mở L/C theo
u cầu nhà nhập khẩu, cho nhà nhập khẩu vay để thanh toán L/C, nhờ
thu;chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C...
1.2.2.-5 Rủi ro giữa các đối tác trong các phương thức thanh toán quốc tế
Rủi ro này phát sinh do bởi các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, các ngân
hàng đại lý tham gia vào hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu khơng thực hiện
đúng nghĩa vụ của mình. Điều này được thể hiện rõ qua các hình thức như:
người bán không giao hàng theo đúng họp đồng (xét về mặt thời gian, số
lượng, chủng loại,...).Người mua chậm thanh toán do chưa chuẩn bị kịp tiền
thanh tốn, thanh tốn khơng đủ, hoặc thậm chí từ chối thanh tốn dù người
bán đã cung ứng hàng hóa, người mua bị mất khả năng chi trả, vỡ nợ, phá sản;
bất đồng về xử lý nghiệp vụ giữa các ngân hàng đại lý, sự yếu kém về công tác
quản lý khách hàng của Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu cộng vói tình trạng mất
khả năng thanh toán, phá sản của các Ngân hàng này.


×