Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Giải pháp thống nhất hệ thống thẻ tại việt nam bài học kinh nghiệm của ngân hàng ngoại thương việt nanm,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.08 MB, 111 trang )

m m b m m m h m b m m m m

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐẢO TẠO
~|HỌC v iệ n

Thư viện - Học viện Ngân Hàng

NGÁN HÀNG NHẢ NƯỚC VỈỆĨ NAM
ngân hàng

L V .0 0 0 6 5 9

TRÂN THỊ LAN ANH

LUẬN VÃN t h ạ c SỸ M W ầ TẼ

HÀ NỘI - 2008
fOHtem m m m am m um —

mifWMiiinB'TiM f—

m r :m
m
m
ềầkỉmi mmmmHmmmmmmmmmmmm


KL
B Õ G IÁ O D Ụ C V À Đ À O T Ạ O



*

N G Â N H À N G N H À N Ư Ớ C V IỆ T N A M

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
T f t A ____
JbO G Z
TRẦN THỊ LAN ANH

G IẢ I P H Á P T H Õ N G N H Ấ T H Ệ T H Ô N G TH Ẻ
T Ạ I V IỆ T N A M . BÀI H Ọ C K IN H N G H IỆ M
C Ủ A N G Â N H À N G N G O Ạ I T H Ư Ơ N G V IỆ T NAM
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.31.12

LUẬN VẶN THẠC SỸ KINH TÉ

M Ệ IA , f l H l

NỆIAnHl' N!19NỌH1 wyi ONÍIHI
ONỴH NV9N NỆIA H

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
HỌCVIỆN NGÂN HÀNG
TRUNG TÂMTHÔNG TIN - THƯVIỆN Ị

SỐL I / . .

........


HÀ NỘI 2008

TS B ùi Khắc Son


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận văn là trung thục và có nguồn gốc rõ ràng.

Hà Nội, ngày

tháng 06 năm 2008

Học viên
Trần Thị Lan Anh


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐÈ c o BẢN VỀ THẺ THANH TOÁN VÀ HỆ
THỐNG CHUYÊN MẠCH THẺ
1.1 Những vấn đề chung về thẻ ngân hàng.......................................................06
1.1.1 Lịch sử phát triển thẻ ngân hàng.................................................................06
1.1.2 Khái niệm về thẻ thanh to á n ........................................................................ 10
1.1.3 Phân loại t h ẻ ...................................................................................................10
1.1.4 Các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thẻ.................................

16

1.1.5 Các hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương m ại........................19

1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ của ngân
hàng.................................................................................................................. 26
1.2 Những vấn đề về hệ thống chuyển mạch t h ẻ ........................................... 32
1.2.1 Các kiểu mơ hình kết nối hệ thống t h ẻ ...................................................... 32
1.2.2 Sự cần thiết của việc kết nối hệ thống thẻ đối với sự phát triển của thị
trường dịch vụ t h ẻ ......................................................................................... 33
1.2.3 Một số mô hình và kinh nghiệm chuyển mạch hệ thống thẻ ở một số nước
phát triển trên thế g iớ i.................................................................................. 39

CHƯƠNG 2: THỤC
VẺ KÉT NỐI HỆ• THỐNG THẺ TẠI
• TRẠNG

• VIỆT

NAM VÀ BÀI HỌC
• KINH NGHIỆM
• CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM


2.1 Tổng quan về thị trường thẻ Việt Nam

45

2.1.1 Thực trạng thị trường thanh toán thẻ Việt N a m .......................................... 46
2.1.2 Những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của thị trường thẻ tại Việt
N a m .............................................................................................................................54
2.1.3 Xu hướng phát triển của thị trường thẻ nói c h u n g ......................................56


2.2 Thực trạng của các hệ thống chuyển mạch thẻ tại Việt Nam

57

2.2.1 Liên minh thẻ B anknetV n.............................................................................. 58
2.2.2 Liên minh thẻ VNBC-Vietnam Bank C a rd .................................................63
2.2.3 Liên minh thẻ Sacombank-ANZ................................................................... 66
2.2.4 Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Sm artLink......................................................69

2.3 Đánh giá tình hình hoạt động của các liên minh thẻ tại Việt Nam ....... 72
2.4 Bài học kinh nghiệm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

75

2.4.1 Lợi dụng mạng lưới và thế mạnh công nghệ để liên kết các ngân hàng tạo
lập liên m in h .............................................................................................................. 75
2.4.2 Liên minh Vietcombank và phát huy thế mạnh của liên m in h ..................77
2.4.3 Kinh nghiệm của Vietcombank trong việc thiết lập và tham gia các liên
minh chuyển mạch t h ẻ .............................................................................................80

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THỐNG NHẤT HỆ THỐNG THẺ TẠI VIỆT
NAM

3.1 Định hướng của Chính phủ................................................................ 85


3.2 Cơ sở xác lập vai trò của NHNN trong việc thống nhất hệ thống thẻ tại
Việt Nam...................................................................................................86
3.3 Các nguyên tắc xác lập vai trò của NHNN đối với việc xây dựng trung

tâm chuyển mạch thẻ thống nhất..............................................................88
3.4 Các giải pháp thống nhất hệ thống th ẻ............................................... 90
3.4.1 Kết nối các trung tâm chuyển mạch thẻ hiện h à n h ......................................90
3.4.2 Sử dụng dịch vụ kết nối của một tổ chức chuyên môn bên thứ b a............ 93
3.4.3 Lựa chọn một trong số các đơn vị đang làm dịch vụ chuyển mạch và thanh
toán dịch vụ bù trừ thẻ để phát triển thành trung tâm chuyển mạch thẻ tập trung
94

3.5 Một số kiến nghị vói các cơ quan hữu trách: NHNN, Hiệp hội thẻ Việt
Nam.............................................................................................................97

KÉT LUẬN


CÁC KÝ HIỆU VIÉT TẮT
NHNN: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Vietcombank, VCB, NHTMCPNTVN: Ngân hàng Thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam

NHPH: Ngân hàng phát hành thẻ
NHTT: Ngân hàng thanh toán thẻ
TCTQT: Tổ chức thẻ quốc tế
NHTM: Ngân hàng thương mại
Amex: American Express
ĐVCNT: Đơn vị chấp nhận thẻ.
ATM: Máy rút tiền tự động
POS: Điểm chấp nhận thẻ


DANH MỤC BẢNG BIỂU s ử DỤNG

B iểul. 1: Quy trình sử dụng và thanh tốn thẻ
Biểu 1.2: Tình hình phát hành thẻ nội địa năm 2007
Biểu 1.3: Tình hình phát hành thẻ quốc tế năm 2007
Biểu 1.4: Doanh số sử dụng thẻ Quốc tế do các NH Việt Nam phát hành
Biểu 1.5: Tỷ lệ doanh số sử dụng thẻ quốc tế của các ngân hàng phát hành lớn tại
Việt Nam
Biểu 1.6 . Doanh số sử dụng thẻ quốc tế do NH Việt Nam phát hành
Biểu 1.7. Hệ thống máy ATM tại thị trường Việt Nam
Biểu 1.8. Thị phần của các ngân hàng có hệ thống ATM tại Việt Nam
Biểu 1.9: Số lượng máy ATM của các ngân hàng trong LM BanknetVn
Biểu 1.10: Số lượng POS của các ngân hàng trong LM BanknetVN
Biểu 1.11: Số lượng thẻ ATM của các NH trong LM BanknetVn
Biểu 1.12: Số lượng giao dịch xử lý qua Banknet Vn hàng tháng
Biểu 1.13: Số lượng ATM của các ngân hàng trong VNBC
Biểu 1.14: Số lượng POS của các ngân hàng trong LM VNBC
Biểu 1.15: Số lượng thẻ ATM phát hành của LM VNBC
Biểu 1.16: Số lượng giao dịch xử lý qua VNBC hàng tháng
Biểu 1.17: Số lượng ATM của các NH trong LM Sacombank-ANZ
Biểu 1.18: Số lượng POS của các NH trong LM Sacombank-ANZ


Biểu 1.19: Số lượng thẻ ATM phát hành của LM Sacombank-ANZ
Biểu 1.20: Số lượng giao dịch xử lý qua LM Sacombank-ANZ hàng tháng
Biểu 1.21: Số lượng ATM của các NH trong SmartLink
Biểu 1.22: Số lượng POS của các NH trong SmartLink
Biểu 1.23: Số lượng thẻ ATM phát hành của SmartLink
Biểu 1.24: Số lượng giao dịch xử lý qua SmartLink hàng tháng
Biểu 1.25: Số lượng ATM của 4 liên minh
Biểu 1.26: Số lượng POS của 4 liên minh
Biểu 1.27: Tỷ lệ giao dịch được xử lý tại 4 liên minh hàng tháng



1

LỊÌ NĨI ĐẦU
Thẻ ngân hàng là ứng dụng của phương thức thanh toán điện tử và là sản
phẩm mới của ngành ngân hàng dựa trên công nghệ thông tin hiện đại nhằm đem
lại tiện ích, đảm bảo an tồn tài sản cho khách hàng trong việc sử dụng các dịch
vụ thanh toán của ngân hàng. Thẻ thanh toán hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát
huy tối đa những lợi ích tiềm ẩn của loại hình thanh tốn điện tử. Cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học - cơng nghệ, thẻ đã trở thành cơng cụ thanh
tốn phổ biến và chiếm vị trí quan trọng trong các cơng cụ thanh tốn tại hầu hết
các nước phát triển và đang phát triển. Có thể nói, trong những năm gần đây hoạt
động kinh doanh thẻ tại Việt Nam đã và đang có những bước phát triển nhanh
chóng. Phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ đang là quan tâm số một của hầu hết
các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Đây cũng chính là một trọng tâm phát
triển khi nước ta đang trên con đường hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân và hội
nhập quốc tế.
Sự gia tăng theo cấp số nhân của số lượng người sử dụng thẻ đã dẫn tới
một nhu cầu tất yếu của thị trường, đòi hỏi các ngân hàng cung ứng dịch vụ thẻ
phải hợp tác dưới hình thức chia sẻ hệ thống chấp nhận thẻ nhằm mở rộng mạng
lưới cung ứng dịch vụ cho khách hàng, tạo nền tảng cơ sở hạ tầng cho việc phát
triển các dịch vụ giá trị gia tăng và các sản phâm dịch vụ thanh tốn khơng dùng
tiền mặt mới.
Quả thực là khách hàng, người sở hữu thẻ tại Việt Nam, vẫn chưa thể có
được những dịch vụ tốt nhất mà hình thức thanh tốn thẻ có thể mang lại và hệ quả
là việc sử dụng thẻ chỉ giới hạn trên một phạm vi rất hẹp, đó là rút tiền mặt từ


2


ATM để phục vụ cho mục đích tiêu dùng. Thêm vào đó, các ngân hàng hiện vẫn
đang chú trọng tới việc kết nối kỹ thuật giữa các hệ thống thẻ của các ngân hàng
với nhau và đang bỏ ngỏ việc phát triến thương hiệu chung, cung cấp các tính
năng hiện đại, giá trị gia tăng của thẻ thanh toán. Các ngân hàng hiện cũng chưa
chú trọng tới việc tối ưu hóa các hoạt động của trung tâm thẻ, dẫn tới việc đầu tư
hệ thống thiết bị không đồng bộ, gây lãng phí; hoạt động chưa quy củ dẫn tới
nhiều nguy cơ tiềm tàng trong nghiệp vụ thanh toán thẻ quốc tế vốn rất rủi ro.
Là một cán bộ phòng Quản lý thẻ ngân hàng Ngoại thương, qua thực tiễn
công tác và với mong muốn xây dựng được một hệ thống thẻ thống nhất tại Việt
Nam nhằm đáp ứng được tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách hàng, từ đó, tăng
hiệu quả kinh tế cho tồn xã hội, tơi đã chọn đề tài : "Giải pháp thống nhất hệ

thống thẻ tại Việt Nam. Bài học kinh nghiệm của Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu của mình.1
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng của hoạt động thanh toán thẻ tại
Việt Nam trong những năm qua, dựa trên khả năng nắm bắt tình hình ngành
ngân hàng Việt Nam. Những nghiên cứu này cho thấy Việt Nam đã có những
bước chuẩn bị khá kỹ trên phương diện môi trường pháp lý và có đầy đủ các điều
kiện về kinh tế, mặt bằng kỹ thuật công nghệ và con người để xây dựng và triển
khai thành cơng phương thức thanh tốn điện tử nói chung và hình thức thanh
tốn thẻ nói riêng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc triển khai lại chưa đem lại những
kết quả như mong đợi.
Vấn đề kết nối ATM/POS trở nên vấn đề hết sức bức thiết trong giai đoạn
hiện nay, sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg


3


ngày 24/08/2007 về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương
từ ngân sách nhà nước. Yêu cầu trước mắt là nhanh chóng hình thành một mạng
ATM/POS rộng khắp đế hỗ trợ cho việc thực hiện chủ trương này của Chính
phủ. Tình trạng phân tán về các hệ thống chuyền mạch cần phải nhanh chóng
được giải quyết.
Giải quyết vấn đề này địi hỏi phải hình thành một trung tâm chuyển mạch
thẻ thống nhất trong cả nước nhầm trước hết để thúc đẩy hệ thống thanh toán
bằng thẻ phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của người dân
trong xã hội, đồng thời góp phần thực hiện thành cơng Chỉ thị 20/2007/CT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, đây cũng là nhu cầu bức thiết của bản thân các tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán khi phát triển dịch vụ thẻ, cũng như yêu cầu của nền kinh tế
nói chung, đồng thời cũng là xu hướng phổ biến của các nước trên thế giới hiện
nay trong ngành dịch vụ thẻ.
Tuy nhiên sau một quá trình dài, mặc dù tất cả các tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh tốn, lẫn những ngân hàng chủ trì các liên minh đều nhận thức được sự cần
thiết phải có một trung tâm chuyển mạch thẻ, nhưng các liên minh vẫn chưa tìm
được tiếng nói chung và khơng lập ra được một lộ trình và kế hoạch kết nối cụ thể
với nhau.

Mục tiêu chính của luận văn là
Hình thành một hệ thống thẻ thống nhất nhằm tăng tính thuận tiện cho
người sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng, đảm bảo thẻ do một ngân hàng phát hành
có thể sử dụng tại nhiều máy ATM/POS của nhiều ngân hàng khác, tạo điều kiện


4

cho các ngân hàng nhỏ với tiềm lực tài chính hạn chế có thế tham gia vào thị
trường thẻ, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng đầu tư hạ tầng cho các ngân hàng lớn.

2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn sẽ phân tích đánh giá thực trạng kết quả hoạt động của thị
trường thẻ tại Việt Nam. Từ những khó khăn, vướng mắc của thị trường thẻ Việt
Nam cùng với những kinh nghiệm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để
đưa ra những giải pháp nhằm thống nhất hệ thống thẻ tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
> Đối tượng: Hoạt động của thị trường thẻ tại Việt Nam .
> Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng thị trường thẻ và các mơ hình chuyển
mạch thẻ tại Việt Nam giai đoạn 2002- 2007.
4. Phưong pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp phương pháp
duy vật lịch sử, điều tra - phân tích - tổng hợp thống kê, kết hợp nghiên cứu lý
thuyết với phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh để phân tích, chứng minh
và đề xuất giải pháp.
5. Đóng góp của luận văn
> Hệ thống hoá lý luận về thẻ ngân hàng.
> Đánh giá thực trạng thị trường thẻ tại Việt Nam và sự hoạt động của các
mơ hình chuyển mạch thẻ tại Việt Nam. Những kinh nghiệm của Ngân
hàng Ngoại thương.


5

> Đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm thống nhất hệ thống thẻ tại Việt
Nam
6. Kết cấu luận văn
Tên đề tài: "Giải pháp thống nhất hệ thống thẻ tại Việt Nam. Bài học

kinh nghiệm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam".
Bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3

chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thẻ thanh toán và hệ thống chuyển
mạch thẻ.
Chương 2: Thực trạng về kết nối hệ thống thẻ tại Việt Nam. Bài học kinh
nghiệm của NHNTVN.
Chương 3: Giải pháp thống nhất hệ thống thẻ tại Việt Nam.


6

C H Ư Ơ N G 1: N H Ữ N G V Ấ N Đ È c ơ B Ả N V È T H Ẻ T H A N H T O Á N V À HỆ
T H Ố N G C H U Y Ế N MẠCH THẺ
1.1 N h ữ n g v ấ n đ ề c h u n g v ề t h ẻ t h a n h t o á n
1.1.1. L ịch s ử p h á t triển t h ẻ n g â n h à n g :

Để có được các sản phẩm đa dạng như hiện nay, lĩnh vực thẻ ngân hàng đã
trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm và phát triển. Tuy nhiên, so với các sản
phẩm kinh doanh dịch vụ ngân hàng truyền thống thì kinh doanh thẻ là một
ngành kinh doanh tương đối mới mẻ, ra đời và bắt đầu phát triển từ những năm
đầu thế kỷ 20 cho tới nay.
Thẻ ngân hàng được hình thành tại Mỹ từ thói quen cho khách hàng mua
chịu của các chủ tiệm bán lẻ trên cơ sở uy tín của khách đối với cửa hàng. Thơng
thường, các chủ tiệm theo dõi khách hàng một cách riêng rẽ, ghi rõ các khoản mà
mỗi khách hàng sẽ phải thanh toán và chấp nhận cho khách hàng trả tiền sau vì
họ tin tưởng vào khả năng thanh tốn của người mua. Tuy nhiên, vốn của các
cửa hàng thường không đủ lớn, dần dần các chủ tiệm nhận thấy mình khơng có
đủ khả năng cho khách hàng nợ và trả tiền sau liên tục như vậy. Chính yếu tố
này đã góp phần giúp các tổ chức tài chính hình thành ý tưởng về sản phẩm thẻ.
Với năng lực về tài chính, khả năng quay vịng vốn và kinh nghiệm kinh doanh
trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, các tổ chức ngân hàng tài chính có đủ khả năng

cung cấp cho khách hàng những khoản vay miễn lãi trong một thời gian nhất
định.
Vào những năm 1914, tố chức chuyển tiền Western Union của Mỹ lần đầu
tiên cung cấp cho các khách hàng đặc biệt của mình dịch vụ thanh tốn trả chậm.


7

Cơng ty này phát hành những tấm kim loại có chứa các thông tin in nổi thực hiện
hai chức năng:
> Nhận diện và phân biệt khách hàng
> Cung cấp và cập nhật dữ liệu về khách hàng, bao gồm các thông tin
về tài khoản và các giao dịch thực hiện.
Các tố chức khác cũng nhận ra giá trị của loại hình dịch vụ nói trên và chỉ
trong một thời gian ngắn sau đó rất nhiều đơn vị như nhà ga, khách sạn cũng như
các cửa hàng trên khắp nước Mỹ đã lựa chọn cung cấp dịch vụ trả chậm cho
khách hàng của mình. Trong số đó, tập đồn xăng dầu của Mỹ cho ra đời tấm thẻ
mua xăng đầu tiên vào năm 1924 cho phép người dân sử dụng thẻ này để mua
xăng dầu tại các cửa hàng trên toàn quốc.
Tiếp theo các tố chức cung cấp hàng hóa dịch vụ, các ngân hàng nhanh
chóng bước vào lĩnh vực kinh doanh mới này với mục tiêu nhanh chóng nhân
rộng hình thức thanh toán này trên cơ sở mối quan hệ sẵn có giữa các đơn vị
cung cấp hàng hóa dịch vụ trên cả nước với hệ thống đại lý rộng khắp của ngân
hàng. Với tốc độ phát triển rất nhanh chỉ vài năm sau đó hơn 100 ngân hàng trên
nước Mỳ cùng thực hiện cung cấp dịch vụ thanh toán trả chậm, dịch vụ thanh
toán này cơ sở của sự ra đời thẻ tín dụng sau này. Tuy nhiên, cùng với sự phát
triển sản phẩm quá nhanh, các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính đã gặp
những bài học xương máu liên quan đến sự chậm trễ trả nợ, khả năng thanh toán
và những rủi ro tiềm ẩn và buộc phải xem lại chiến lược kinh doanh của đơn vị
mình.

Vào năm 1950, Diners Club phát hành tấm thẻ tín dụng đầu tiên được làm
bằng chất liệu Plastic. Sau này Frank NcNamara, người sáng lập ra Diners Club

I


8

kể lại là ông đã từng trải qua một trường hợp rất lúng túng khi ông đi ăn tại một
cửa hiệu ở New York nhưng quên mang theo ví. Chính việc phải cam kết thanh
tốn sau đó đã gợi lên ý tưởng kinh doanh thẻ đối với Frank NcNamara.
Sau Diners Club, vào năm 1958, công ty American Express cũng tham gia
vào thị trường thẻ ngân hàng và đã thiết lập thành cơng tên tuổi của mình trong
lĩnh vực mới mẻ này. Cũng giống như các đối thủ cạnh tranh, American Express
chú trọng phát triển thẻ trong lĩnh vực giải trí và du lịch, hai lĩnh vực có tốc độ
phát triển nhanh chóng tại Mỹ và châu Âu trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới.
Đến trước năm 1970, khái niệm thẻ tín dụng đã được mọi người biết đến
và nhanh chóng được đón nhận. Năm 1966, ngân hàng Bank of American chính
thức trao quyền phát hành thẻ Bank American của mình cho các ngân hàng khác
thơng qua việc ký các hợp đồng đại lý, khởi đầu cho giai đoạn tăng tốc trong
phát triển dịch vụ thẻ. Người dân đi du lịch nhiều hơn trên nước Mỹ và cả nước
ngoài mà khơng cịn lo lắng tới việc phải có sẵn tiền để thanh tốn. Thẻ tín dụng
lúc này khơng chỉ mặc định dành cho những đối tượng giàu có và nổi tiếng mà
trở thành một phương tiện thanh tốn thơng dụng. Thương hiệu BankAmerican
với một loạt sản phẩm có ba màu xanh, trắng, vàng đặc trưng ngày càng trở nên
quen thuộc với người tiêu dùng. Bằng việc ký hợp đồng đại lý và cho các ngân
hàng khác hưởng phí thanh tốn chuyển đổi, Bank of American đã nhanh chóng
tăng được lượng thẻ phát hành cũng như ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với các
ĐVCNT trên khắp nước Mỹ và mở rộng ra thế giới. Tới năm 1977, thẻ của ngân
hàng Bank of American thực sự được chấp nhận trên toàn cầu và thay vì tên

BankAmerican, tên thẻ Visa ra đời với màu sắc đặc trưng vẫn là xanh lam, trắng
và vàng.


9

Cũng vào năm 1966, 3 nhóm ngân hàng lớn phía đơng nước Mỹ quyết
định hợp tác thành lập tập đồn kinh doanh tín dụng riêng, có tên là Interbank
Card Association (ICA). Sau này ICA được đổi thành MasterCard. ICA ban hành
các quy định về cấp phép giao dịch, thanh toán bù trừ, các biện pháp Marketing,
bảo mật và các vấn đề liên quan tới luật pháp nhằm vận hành công việc một cách
có hiệu quả.
Năm 1968, ICA bắt đầu chiến lược mở rộng kinh doanh trên phạm vi tồn
cầu thơng qua việc liên kết với ngân hàng Banco National của Mexico. Sau đó
ICA tiếp tục tìm kiếm các đối tác tại thị trường châu Âu và cho ra đời thẻ
Eurocard. Cũng vào năm 1968, ICA kết nạp thêm thành viên là một số ngân
hàng tại Nhật nhằm từng bước thâm nhập và nắm bắt thị trường Đông Á này.
Như vậy, thẻ ngân hàng ra đời từ nhu cầu thanh toán và phát triển dựa trên
nền tảng công nghệ cũng như chiến lược thay thế tiền mặt trong lưu thông. Thực
tế cho thấy, thẻ ngân hàng là sự phát triển tất yếu trong lĩnh vực tài chính ngân
hàng, đồng thời đã và đang phản ánh sự phát triển của khoa học công nghệ và
văn minh xã hội. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu của thế giới về khoa học
kỹ thuật, nhất là về công nghệ thông tin, hệ thống thẻ ngày càng hoàn thiện và
phát triển. Cùng với mạng lưới thành viên và khách hàng phát triển hàng ngày,
các TCTQT đã xây dựng hệ thống xử lý giao dịch và trao đổi thơng tin tồn cầu
về phát hành, thanh toán, cấp phép, tra soát, khiếu kiện và quản lý rủi ro. Với
doanh số giao dịch hàng trăm tỷ USD mồi năm, thẻ ngân hàng đang cạnh tranh
quyết liệt cùng tiền mặt và séc trong hệ thống thanh tốn tồn cầu. Đây là thành
công đáng ke đối với một ngành kinh doanh mới chỉ có vài thập kỷ hình thành và
phát triển.



10

1.1.2. Khái n iệ m v ề t h ẻ t h a n h t o á n

Thẻ thanh tốn là phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt, ra đời từ
phương thức mua bán chịu hàng hoá bán lẻ và phát triển gắn liền với sự ứng
dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực ngân hàng. Thẻ thanh tốn ngân hàng là
cơng cụ thanh tốn do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng
thanh toán hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của
mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp. Thẻ thanh tốn ngân hàng (thẻ) cịn dùng
để thực hiện các dịch vụ thông qua hệ thống giao dịch tự động (Automated
Teller Machine - ATM).
“Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt
động thẻ ngân hàng“ ban hành kèm theo quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày
15/05/2007 đưa ra định nghĩa “Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán do tổ
chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và
điều khoản được các bên thỏa thuận”.
Thẻ được làm bằng Plastic theo kích cỡ tiêu chuẩn quốc tế và bao gồm các
yếu tố: nhãn hiệu thương mại của thẻ, tên và logo của tổ chức phát hành thẻ, số
thẻ, ngày hiệu lực và tên của chủ thẻ. Ngồi ra trên thẻ cịn có thể có tên công ty
phát hành thẻ hoặc thêm một số yếu tố khác theo tiêu chuẩn của Tổ chức hoặc
tập đoàn thẻ quốc tế .....
1.1.3. P h â n loại t h ẻ

Có rất nhiều tiêu thức để phân loại thẻ cụ thể là: phân loại thẻ theo nguồn
tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ, theo phạm vi sử dụng thẻ, theo cơng
nghệ sản xuất, theo tiện ích gia tăng, ...



1 1

>

Căn cứ vào nguồn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng, thẻ được

chia làm 3 loại là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ và thẻ trả trước
Thẻ tín dụng (Credit card): là phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt
cung cấp cho người sử dụng khả năng chi tiêu trước trả tiền sau. Tại thời điểm
khách hàng thanh tốn hàng hóa dịch vụ, ngân hàng sẽ đứng ra tạm ứng thanh
toán cho đơn vị cung cấp hàng hố dịch vụ và sau đó sẽ tiến hành thu hôi khoản
tiền này từ khách hàng sau một khoảng thời gian nhất định theo thoả thuận giữa
ngân hàng và chủ thẻ. Khoảng thời gian kể từ khi thẻ đuợc dùng để thanh toán
hàng hoá dịch vụ tới lúc chủ thẻ phải trả tiền cho ngân hàng có độ dài tuỳ thuộc
vào từng loại thẻ tín dụng của từng tổ chức thẻ khác nhau. Nếu chủ thẻ thanh
tốn tồn bộ số dư nợ vào ngày đến hạn, thời gian này sẽ trở thành thời gian ân
hạn và chủ thẻ hoàn toàn được miễn lãi đối với số dư nợ cuối kỳ. Tuy vậy nếu
hết thời gian này mà chủ thẻ vẫn chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán hết dư nợ
cuối kỳ cho ngân hàng thì chủ thẻ sẽ phải chịu những khoản phí và lãi chậm trả
trên số dư nợ cịn lại. Sau khi thanh tốn hết dư nợ phát sinh trong kỳ, hạn mức
tín dụng của chủ thẻ sẽ được khơi phục như ban đầu. Đây chính là tính chất tuần
hồn của thẻ tín dụng
Ngân hàng và các tổ chức tài chính phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng
dựa trên uy tín và khả năng đảm bảo chi trả của từng khách hàng. Khả năng đảm
bảo chi trả được xác định dựa trên các tiêu chí như: thu nhập, tình hình chi tiêu,
uy tín mối quan hệ sẵn có với các tổ chức tài chính, tài sản thế chấp... của khách
hàng. Khi sử dụng thẻ, thay bằng tiền mặt, chủ thẻ xuất trình thẻ của mình tại các
điếm cung ứng hàng hóa dịch vụ có chấp nhận thẻ để thanh toán.



12

Ngồi các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế thơng thường như Visa, Master
vàng, chuẩn để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, các tổ chức thẻ quốc tế
cịn đưa ra một sản phẩm thẻ tín dụng đặc biệt phục vụ những khách hàng có thu
nhập rất cao, có khả năng tài chính vững vàng và có mức chi tiêu lớn. Đó là thẻ
thanh tốn (charge card). Khi sử dụng thẻ thanh toán khách hàng được hưởng
một hạn mức tín dụng đặc biệt cao hoặc khơng bị chi phối bởi hạn mức tín dụng
nhưng chủ thẻ sẽ phải thanh tốn tồn bộ số tiền phát sinh cho ngân hàng vào
ngày đến hạn.
Thẻ ghi nợ (debit card): Giống như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ cũng là một
phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Nó cho phép khách hàng tiếp cận
với số dư tài khoản của mình qua hệ thống kết nối trực tuyến để thanh toán hàng
hoá dịch vụ tại các ĐVCNT hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển
khoản tại các máy ATM. Mức chi tiêu của chủ thẻ phụ thuộc chủ yếu vào số dư
trong tài khoản. Ngân hàng giữ vai trò cung cấp dịch vụ cho chủ thẻ và thu phí
dịch vụ. Đối với thẻ ghi nợ, giữa ngân hàng và khách hàng khơng diễn ra q
trình cho vay tín dụng, khơng có việc phân loại khách hàng nên mọi khách hàng
chỉ cần có tài khoản tại ngân hàng đều có thể tiếp cận với sản phẩm thẻ ghi nợ
của ngân hàng. Chính vì vậy về mức độ có thể thay thế tiền mặt, thẻ ghi nợ
chiếm ưu thế vượt trội so với thẻ tín dụng.
Thẻ ATM là hình thức phát triển đầu tiên của thẻ ghi nợ, cho phép khách
hàng có thẻ tiếp cận trực tiếp tới tài khoản tại ngân hàng từ máy rút tiền tự động.
Chủ thẻ có thể thực hiện nhiều giao dịch khác nhau tại máy ATM bao gồm: rút
tiền, chuyến khoản, thanh tốn hóa đơn, xem số dư tài khoản, in sao kê, xem các
thông tin quảng cáo... Hệ thống ATM hiện đại còn cho phép chủ thẻ gửi tiền
vào tài khoản của mình ngay tại các máy ATM, đổi séc qua máy rút tiền tự động,



1 3

thực hiện nộp hồ sơ cho một khoản vay cũng như tự mình thực hiện nhiều dịch
vụ ngân hàng khác. Cùng với thẻ ATM, hệ thống ATM đã cung cấp cho khách
hàng sử dụng thẻ khả năng giao dịch ngoài giờ làm việc, ngoài trụ sở ngân hàng
và khả năng tự phục vụ.
Theo thời gian, các tổ chức thẻ đã chủ động kết nối hệ thống ATM với
nhau tạo nên một mạng ATM khu vực, cho phép khách hàng có thể thực hiện
giao dịch tại nhiều máy ATM hơn. Hiện nay hai hệ thống ATM lớn nhất trên thế
giới là Cirrus của MasterCard và Plus của Visa, sẵn sàng cho phép thẻ của ngân
hàng và những tổ chức tín dụng khác kết nối, tạo nên một mạng lưới rộng khắp
toàn cầu.
Thẻ trả trước (Prepaid card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch
thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền mà chủ thẻ
đã trả trước cho tố chức phát hành thẻ. Thẻ trả trước bao gồm: Thẻ trả trước xác
định danh tính (thẻ trả trước định danh) và thẻ trả trước khơng xác định danh
tính (thẻ trả trước vơ danh). Thẻ trả trước chỉ dùng để mua bán hàng hóa dịch vụ
và ngồi ngân hàng, các tổ chức cung cấp hàng hóa dịch vụ cũng có thể phát
hành loại thẻ này.
>

Căn cứ vào phạm vi sử dụng thẻ được phân loại thành hai loại là

thẻ nội địa và thẻ quốc tế
Thẻ nội địa: là thẻ do các ngân hàng, tổ chức tín dụng phát hành sử dụng
thay thế tiền mặt để thanh toán hàng hoá dịch vụ và rút tiền mặt trong phạm vi
quốc gia.
Thẻ quốc tế\ là thẻ mang thương hiệu của các tổ chức thẻ quốc tế do các
ngân hàng, tổ chức tín dụng làm đại lý phát hành. Thẻ quốc tế có thể được sử



1 4

dụng trên phạm vi trong nước và quốc tế, tại bất kỳ các ĐVCNT hoặc máy ATM
có mang biếu tượng chấp nhận thanh tốn thẻ đó. Để phát hành thẻ quốc tế, ngân
hàng phát hành thẻ phải đăng ký và được chấp nhận làm thành viên của Tổ chức
thẻ quốc tế, tuân thủ chặt chẽ các quy định trong việc phát hành và thanh toán
thẻ do Tổ chức thẻ quốc tế đó ban hành.
>

Căn cứ theo cơng nghệ sản xuât thẻ được phân loại thành hai

laọi là thẻ từ và thẻ chip
Thẻ từ (Magnetic Card)-, là loại thẻ mà các thông tin của chủ thẻ vừa được
dập nối hoặc in chìm ở mặt trước của thẻ vừa được mã hố trong băng từ ở mặt
sau của thẻ. Các thơng tin này phải đảm bảo chính xác và khớp với nhau. Thẻ từ
hiện nay đang chiếm phần lớn trong tổng số lượng thẻ đang sử dụng trên thị
trường. Nhược điểm của thẻ từ là số lượng các thông tin được mã hố khơng
nhiều và mang tính cố định nên khơng thể áp dụng kỹ thuật mã hố an tồn và có
thế bị ăn cắp thơng tin bằng các thiết bị nối với máy vi tính.
Thẻ chip hay cịn gọi là thẻ thông minh ( Smart card): Đây là thế hệ mới
nhất của thẻ, có đặc tính bảo mật và an toàn rất cao, dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin
học, gắn vào thẻ một chip điện tử. Thông thường một tấm thẻ thông minh được
gắn chip điện tử đế thay thế cho dải băng từ sau thẻ. Cũng có trường hợp thẻ
thơng minh có cả Chip điện tử và băng từ. Chip điện tử độc lập với thẻ và được
gắn trên bề mặt của thẻ, về bản chất gồm 2 loại chip: chip bộ nhớ và chip xử lý
dữ liệu. Chip bộ nhớ lưu trữ tồn bộ các thơng tin cần thiết phục vụ cho cơng tác
thanh tốn thẻ trong mồi lần sử dụng còn chip xử lý dữ liệu có khả năng bố sung,
xố bỏ hoặc điều chỉnh các thông tin trong bộ nhớ. Thẻ thông minh gắn chip xử
lý dừ liệu có khả năng vừa lưu trữ các thơng tin về chủ thẻ, điểm thưởng tích luỳ



15

đồng thời lưu trữ cả số liệu về những lần giao dịch của chủ thẻ tại ĐVCNT. Tính
năng vượt trội này của thẻ thơng minh giúp cắt giảm chi phí xử lý đối với ngân
hàng và các trung gian thanh tốn bởi việc đối chiếu thơng tin tài khoản và thông
tin của chủ thẻ cũng như việc cập nhật thông tin liên quan tới thẻ giờ đây đã
được thực hiện ngay tại ĐVCNT. Hiện nay, các TCTQT đã đưa ra chuẩn chấp
nhận thanh toán và phát hành thẻ chip rộng rãi trên toàn cầu và yêu cầu các NH
thành viên phải đáp ứng được những chuẩn này.
>

Căn cứ vào tiện ích gia tăng của thẻ, thẻ được phân laọi thành 2

loại là thẻ ngân hàng đon thuần và thẻ liên kết
Thẻ ngân hàng đơn thuần: là loại thẻ do NH phát hành và chỉ có tên và
hình ảnh của NH phát hành, chủ thẻ dùng thẻ như một phương tiện thay thế tiền
mặt và khơng có bất cứ một ưu đãi nào được áp dụng
Thẻ liên kết. là sản phẩm của một ngân hàng hay tổ chức tài chính kết hợp
với một bên thứ ba và thông thường tên, nhãn hiệu thương mại hoặc logo của
bên thứ ba này cũng đồng thời xuất hiện trên tấm thẻ. Ngoài những đặc điểm sằn
có của thẻ ngân hàng thơng thường, thẻ liên kết có sức hấp dẫn hơn với khách
hàng bởi chính những lợi ích phụ trội do bên thứ ba đem lại. Ví dụ thẻ Visa cobrand do ngân hàng Standard Chartered và tập đoàn thời trang Espirit phát hành
mang lại cho chủ thẻ những tiện ích phụ trội riêng biệt như được chăm sóc sắc
đẹp miễn phí, giảm giá 20% cho tất cả các mặt hàng hiệu Espirit trong 3 tháng
đầu tiên, chương trình điểm thưởng tích luỹ theo lượng tiền thanh toán bằng
thẻ...



16

1.1.4. C á c c h ủ t h ể t h a m g ia h o ạ t đ ộ n g kinh d o a n h t h ẻ

Hoạt động phát hành, sử dụng và thanh tốn thẻ ngân hàng trong nước có
sự tham gia chặt chẽ của 4 thành phần cơ bản là: ngân hàng phát hành thẻ, ngân
hàng thanh toán thẻ, chủ thẻ và các đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT). Đối với thẻ
quốc tế còn thêm một thành phần nữa là các Tổ chức thẻ quốc tế. Mỗi chủ thể
đóng vai trị quan trọng khác nhau trong việc phát huy tối đa tính năng phương
tiện thanh tốn hiên đại khơng dùng tiền mặt của thẻ ngân hàng.
Tổ chức thẻ quốc tế là đơn vị đứng đầu quản lý mọi hoạt động và thanh
toán thẻ trong mạng lưới của mình. Đây là hiệp hội các tổ chức tài chính, tín
dụng lớn có mạng lưới hoạt động rông khắp và đạt được sự nổi tiếng với thương
hiệu và sản phẩm đa dạng như: tổ chức thẻ Visa, tổ chức thẻ MasterCard, công ty
thẻ American Express, công ty thẻ JCB, công ty thẻ Diners Club, công ty
M ondex.... Tổ chức thẻ quốc tế đưa ra những quy định cơ bản về hoạt động phát
hành, sử dụng và thanh tốn thẻ, đóng vai trị trung gian giữa các tổ chức và các
công ty thành viên trong việc điều chỉnh và cân đối các lượng tiền thanh toán
giữa các công ty thành viên.
Ngân hàng phát hành là ngân hàng tự mình phát hành thẻ mang thương
hiệu riêng hoặc được tổ chức thẻ quốc tế, công ty thẻ trao quyền phát hành thẻ
mang thương hiệu của những tổ chức và công ty này. Ngân hàng phát hành là
ngân hàng có tên in trên thẻ do ngân hàng đó phát hành thể hiện đó là sản phẩm
của mình. Ví dụ như ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phát hành thẻ nội địa
Connect 24 và phát hành các loại thẻ tín dung quốc tế có tên Vietcombank Visa
Vietcombank MasterCard và Vietcombank American Express.


×