Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Thực trạng và điều kiện tự do hoá tài khoản vốn của việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.27 MB, 134 trang )


Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
o ĩo

O o ĩo

NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

THỤC TRẠNG VÀ ĐIÊU KIỆN T ự DO HÓA TÀI KHOẢN
VỐN CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIÈU KIỆN HỘI NHẬP
KINH TÉ QUỐC TÉ
CHUN NGÀNH: TÀI CHÍNH

Lưu THƠNG TIỀN TỆ VÀ TÍN DỤNG

MẢSĨ: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TÉ

Người hướng dấn KKÕâỆhợQẬNTNgỊ ôỊ Kim Ngọc
TRŨNG TAMTHOKlG TIN - THƯVIỆN

T H Ư V IỆ N

SỐ:..ư..3.Đ.../.Ò.ề....

Hà Nội - 2008



'


MỤC LỤC
CÁC KÝ HIỆU VÀ THUẬT NGŨ VIÉT TẮT......................................3
DANH MỤC BẢNG VÀ ĐÒ THỊ............................................................ 4
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................ 5
CHƯƠNG I
TỤ DO HOÁ TÀI KHOẢN VỐN VÀ ĐIỀU KIỆN TỤ DO HOÁ TÀI
KHOẢN VỐN..............................................................................................8
1.1 TỤ DO HỐ TÀI KHOẢN VĨN: KHÁI NIỆM VÀ MỨC ĐỘ.
1.1.1. Khái niệm và đặc điếm tự do hố tài khoản vốn:.................... 8
1.1.2. Lợi ích và rủi ro của tự do hoả tài khoản vốn.......................... 10
1.1.3. Các mức độ tự do tài khoản vốn..............................................16
1.2. ĐIỀU KIỆN TU DO HOÁ TÀI KHOẢN VỐN:..........................22
1.2.1. Các cách tiếp cận về tự do hoá tài khoản vốn..........................22
1.2.2. Điều kiện tự do hoá tài khoản vốn........................................27
1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TÉ VÈ T ự DO HOÁ TÀI KHOẢN
VỐN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM...............................................32
1.3. ỉ. Một so kinh nghiệm quốc tế:.............................................. 32
1.3.2. Bài học cho Việt Nam.......................................................... 36
CHƯƠNG II
THỤC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI KHOẢN VỐN CỦA VIỆT NAM TỪ
NĂM 1990 ĐẾN NAY...............................................................................40
2.1. TIẾN TRÌNH MỎ CỬA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT
NAM THEO L ộ TRÌNH WTO..........................................................40
2.1.1. Q trình nới lóng và tự do hố các kiếm sốt hành chính. 40
2.1.2. Sự phát triên của thị trường tài chính:.................................4 7
THỤC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI KHOẢN VĨN CỦA VIỆT

NAM...............
54
2.2.1. Diễn hỉễn tài khốn vốn của Việt Nam.................................54
2.2.2. Thực trạng quản lý tài khoản vốn...........................................76
2.2.3. Đánh giá mức độ tự do tài khoán von của Việt Nam..............82

2.2.

2.3. Đánh giá về điều kiện tự do hoá tài khoản vốn của Việt Nam ... 87
2.3.1. Các chính sách kinh tế vĩ m ô..................................................87

- 1-


2.3.2 Sự phát triên của thị trư ờng tài chính.....................................88
2.3.3 Hệ thống giảm sát tài chính:.....................................................91
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG VÀ KHƯYÉN NGHỊ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN
ĐIỀU KIỆN TỤ DO HỐ TÀI KHOẢN VÓN CỦA VIỆT NAM.....94
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CHO Q TRÌNH TỤ DO
TÀI KHOẢN VĨN............................................................................... 94
3.1.1. Định hướng chiến lược...........................................................94
3.1.2. Quan điếm của Việt Nam về tự do hoá tài khoản vốn............. 96
3.1.3. Lựa chọn lộ trình tự do hoả tài khoản vốn của Việt Nam.....97
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐIÈƯ KIỆN CHO T ự DO HOÁ
TÀI KHOẢN VỐN CỦA VIỆT NAM TRONG MÔI TRƯỜNG HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TÉ................................................................ 98
3.2.1. Nâng cao hiệu tực điều tiết của các chính sách vĩ mơ......... 98
3.2.2. Cái thiện hệ thống thị trường tài chính.................................104
3.2.3 .Xây dựng hệ thống giám sát tài chính hiệu quả:................... 111

3.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế................... 113
3.2.5. Một số giải pháp trước mắt.....................................................116
3.3. MỘT SĨ KHUN NGHỊ VÈ CHÍNH SÁCH.....................121
3.3.1. Đối với Chính ph ủ ...................................................................121
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...............................123
3.3.3. Đoi với các Bô, ngành hữu quan...........................................124
KÉT LUẬN..............................................................................................127
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................129

-

2

-


CÁC KÝ HIỆU VÀ THUẬT NGŨ VIÉT TẮT
ADB:
ASEAN:
CK:
ĐTNN:
DNNN:
GDP:
IMF:
EDI:
FII:
NHNN:
NHTMNN:
NHTM:
NHTW:

ODA:
TTCK:
ĐTNN:
TCTD:
USD:
EUR:
VND:
XK:
WTO:

Ngân hàng phát triên Châu á
Các nước trong khu vực đông nam châu á
Chứng khốn
Đầu tư nước ngồi
Doanh nghiệp Nhà nước
Thu nhập quốc dân
Quĩ tiền tệ quốc tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư gián tiếp nước ngoài
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại nhà nước
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng trung ương
Hỗ trợ phát triên chính thức
Thị trường chứng khốn
Đầu tư nước ngồi
Tơ chức tín dụng
Đơ la Mỹ
Đồng tiền chung châu Âu Euro
Đồng Việt Nam

Xuất khẩu
Tô chức thương mại thế giới

-

3

-


DANH MỤC BẢNG VÀ ĐỊ THỊ
Hình 1.3.2.2. Bộ ba bất khả thi
Bảng 1.1.3..2: Các tiêu chí về mức độ tự do hố tài chính
Biểu đồ 1.2.3: Tự do hố tài khoản vốn theo phuơng pháp tống họp
Bảng 2.1.1.1 : Quá trình tự do hố lãi suất
Bảng 2.1.1.2 : Từng bước nới lỏng chế độ kiếm soát tỷ giá
Bảng 2.1.2.3.1: Giao dịch CK của nhà ĐTNN trên TTCK
Bảng 2.2.1. Cán cân vốn của Việt Nam
Bảng 2.2.2.1: Tổng hợp các văn bản qui phạm pháp luật về giao dịch vơn
Bảng 2.2.1.3: Đóng góp của khu vực FDI đối với phát triển kinh tế VN
Bảng 2.2.1.2.2.1: Tình hình mở TK của NĐTNN trên TTCK Việt Nam
Bảng 2.2.1.3.1. - Nợ nước ngoài của Việt Nam
Đồ thị 2.2.1.1.1. Tăng trưởng FDI (1988-2007)
Đồ thị 2.1.2.2.1 : Tỷ lệ kết hối ngoại tệ
Đồ thị : 2.1.2.2.3. Tỷ lệ kiều hối
Đồ thị 2.1.2.3.1: Giá trị giao dịch của nhà ĐTNN trên TTCK
Đồ thị 2.2.1.1.2.1: Cơ cấu vốn FDI theo các lĩnh vực
Đồ thị 2.2.1.1.2.3: Cơ cấu vốn FDI theo đối tác đầu tư
Đồ thị 2.2.1.3: Tăng trưởng FDI và GDP
Dồ thị 2.2.1.2.2.1: Giá trị giao dịch CKcủa nhà ĐTNN trên TTCK

Đồ thị 2.2.1.2.2.2: Tỷ lệ nắm giữ Trái phiếu Chính phủ Việt Nam tại thị
trường quốc tế năm 2005
Đồ thị 2.2.1.3.2.la: Mức cam kết và giải ngân vốn ODA (1995-2007)
Đồ thị 2.2.1.3.2.lb: Cơ cấu vốn ODA
Đồ thị 2.2.1.3.2.2a: Dư nợ nước ngồi của Chính phủ và do Chính phủ
bảo lãnh
Đồ thị 2.2.1.3.2.2b: Cơ cấu dư nợ Chính phủ nước ngồi và do Chính
phủ bảo lãnh

-

4

-


PHẦN MỎ ĐẦƯ
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Gia nhập tô chức thương mại thế giới của Việt Nam là một cột mốc lịch
sử quan trọng đem lại cho Việt Nam những cơ hội và thách thức và chúng
ta đang ớ giai đoạn có tính chất quyết định chiến lược cho quá trình phát
trien mới của nền kinh tế Việt Nam trong vịng xốy khách quan của các
chuyến động hội nhập và tồn cầu hố. Các dịng vốn lưu chuyển trong
từng quôc gia cũng như giữa các quốc gia ngày càng đa dạng hơn và không
thê tránh khỏi qui luật vận hành chung của thời kỳ hội nhập và toàn cầu
hố, dó là xu hướng tự do hố tài chính.
Nghiên cứu về lịch sử phát triển của các nước trong tiến trình tự do hố
tài chính, có thế thấy rằng tự do hóa các dịng vốn vào ra khỏi một quốc gia
khi được thực hiện với những bước đi phù hợp, góp phần tích cực vào sự
phát triên kinh tế của các quốc gia này. Song, kinh nghiệm từ các cuộc

khung hoảng Châu á, châu Mỹ la tinh và ở Nga trong thế kỷ trước cho thấy
dó là một thách thức rất lớn và tiềm ấn nhiều rủi ro có thể gây ra khủng
hoảng tài chính trâm trọng.
Trong thời gian qua, các chính sách cứa Đảng, Nhà nước đã đạt mục
tiêu trọng tâm vào việc đấy nhanh quá trình hội nhập, mở cửa, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhằm giảm bớt khoảng cách với các nước
khác. Mục tiêu này dòi hỏi việc mở cửa cho các dòng vốn nước ngoài là
một yêu cầu tất yểu do nhu cầu vốn đầu tư cao, tiềm lực nội tại yếu, tiết
kiệm và đầu tư nội địa thấp. Trong xu hướng tồn cầu hố và hội nhập
kinh tê qc tế sâu rộng, vấn đề tự do hoá tài khoản vốn ở mức độ nào,
theo một lộ trình nào là vấn đề quan tâm hàng đầu và đặt ra nhiều bài toán
vĩ mơ hóc búa sao cho phù hợp với “sức khoẻ” của nền kinh tế Việt Nam.
Trong bôi cảnh như vậy, xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với những
kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập tại Học viện Ngân hàng và

-

5

-


nhũng nghiên cứu của bản thân, em lựa chọn đề tài “Thực trạng và điều
kiện tụ do hoá tài khoản vốn ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế” làm nội dung nghiên cứu Luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận về tự do hố tài khoản vốn của một
quôc gia, kinh nghiệm thực tế của một số nuớc trên thê giới, Luận văn tập
trung vào thực trạng diễn biễn tài khoản vốn của Việt Nam, đánh giá mực
độ tự do hoá tài khoản vốn đế tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến

điêu kiện tự do hố tài khoản vốn trong tiến trình hội nhập của đất nuớc.
Phuơng pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phuơng pháp nghiên cứu:
- Phuơng pháp phân tích tài liệu: Cơ cấu thể chế, hệ thống văn bản
qui phạm pháp luật của Nhà nuớc liên quan đến các hành vi thuộc
giao dịch vốn của Việt Nam. Các tài liệu nghiên cứu về kinh
nghiệm quốc tế đổi với các vấn đề liên quan.
- Phuơng pháp nghiên cứu dữ liệu: Dùng đế thu thập thông tin liên
quan dê đánh giá, phân tích về thục trạng quản lý các giao dịch
vốn, các luồng vốn vào ra của đất nuớc
- Phirơng pháp chuyên gia.
3. Đối tượng, phạm vi và thòi gian nghiên cứu
- Đối tuợng nghiên cứu: Các mức độ tự do hoá tài khoản vốn; Điều
kiện đê thục hiện tự do hoá tài khoản von của một quốc gia; các
nghiên cứu về thực tiễn của Việt Nam và các giải pháp hồn thiện
diều kiện tự do hố tài khoản vốn của Việt Nam trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tể.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý các giao dịch trên tài khoản
vôn cúa Việt Nam. Các lĩnh vực có liên quan
- Thời gian nghiên cứu: 3 năm, từ 2005-2007
4. Nội dung, kết cấu Luận văn:

-

6

-


Ngồi lời nói đầu và kết luận, Luận văn được kết thành 3 chương với

nội như sau:
Chương I: Một số lý luận về tự do hóa tài khoản vốn
Chương II: Đánh giá thực trạng về tự do hoá tài khoản vốn ở Việt Nam
Chương III: Định hướng và khuyến nghị giải pháp hồn thiện điều kiện
tự do hố tài khoản vốn của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quổc tế.
Đây là một đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng và chuyên sâu, song do
trình độ, nhận thức của bản thân và thời gian nghiên cứu khoa học có hạn
nên Luận văn khơng thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. E mong muốn
sẽ nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của Hội đồng Khoa học, các thây
giáo, cô giáo của Học viện và các đồng nghiệp đế em có cơ hội tiếp thu,
chỉnh lý, bổ sung thêm nội dung nghiên cứu đề Luận văn được hoàn thiện
trong thời gian tới.

-

7

-


CHƯƠNG I
TỤ DO HOÁ TÀI KHOẢN VỐN VÀ ĐIÈU KIỆN
TỤ DO HỐ TÀI KHOẢN VĨN
1.1

TỤ DO HỐ TÀI KHOẢN VĨN: KHÁI NIỆM VÀ MÚC Đ ộ

1.1.1.


Khái niệm và đặc điếm tự do hoá tài khoản vốn:

7.7././. Khải niệm tự do hoá tài khoản vốn:
Tự do hoá tài khoản vốn là việc tự do thực hiện các giao dịch vốn được
thê hiện trên cán cân thanh tốn của từng qc gia, theo đó các luồng ln
chuyến vốn dưới mọi hình thức được tự do chuyển ra và chuyển vào mỗi
quôc gia. Giao dịch vốn là giao dịch chuyến vốn giữa người cư trú với
người không cư trú trong các lĩnh vực: Đầu tư trực tiếp, đầu tư vào giấy tờ
có giá, vay trả nợ nước ngoài, cho vay thu hồi nợ nước ngồi và các hình
thức đầu tư khác.
Tự do hố tài khoản vổn của một quốc gia bao giờ cũng đặt trong mơi
trường của tự do hố tài chính và là một trong những nội dung chính của
q trình tư do hố tài chính. Tự do hố tài chính là quá trình giảm thiểu và
cuối cùng là huỷ bỏ sự kiểm soát của Nhà nước đối với các hoạt động của
hệ thơng tài chính của quốc gia với mục đích khiến cho hệ thống này hoạt
động một cách tự do hơn và hiệu quả hơn theo qui luật của thị trường.
7.7.7.2. Đặc diêm của tự do hoá tài khoản vốn
Trên cơ sở khái niệm về tự do hoá tài khoản vốn, có thể nhận thấy đặc
diêm cơ bản nhất của tự do hoá tài khoản vốn là:
- Thứ nhât, các luồng vổn di chuyến tự do, không gặp rào cản trong
quá trình giao dịch vốn được thực hiện. Việc thực hiện các giao dịch thuộc
tài khoản vốn của một quốc gia liên quan đển rất nhiều các bộ phận khác
nhau của nền kinh tế, chịu sự điều chỉnh của các qui phạm pháp luật đa
dạng trong các lĩnh vực đầu tư, chửng khoán, vay nợ, bảo đảm tài
sản...Như vậy, đê các luồng vốn này được di chuyển một cách tự do, có

-

8


-


nghĩa là các chính sách của các bộ phận liên quan đã đạt được đến một
ngưỡng nhất định mà không cần sự quản lý hành chính Nhà nước vẫn đạt
được các mục tiêu giám sát, theo dõi trong các lĩnh vực này để điều hành
được các chính sách kinh tế vĩ mô đã hoạch định.
Thử hai, các hạn chế về di chuyển vốn được bãi bỏ, tạo ra sự bình
đẳng đối với tất cả các hạng mục của tài khoản vốn và giữa các chủ thể
tham gia các giao dịch này. Đây là một u cầu khá khó khăn vì bài toán
đặt ra khi dờ bỏ các hạn chế về giao dịch vốn sẽ phức tạp hơn rất nhiều nếu
nên kinh tê chưa đủ điêu kiện đê thả lỏng các cơ chế, chính sách can thiệp
dù trực tiếp hay gián tiếp vào các hoạt động của cán cân vốn. Tuy nhiên,
trong xu thế tồn cầu hố sâu rộng và hội nhập kinh tế quốc tế, không thể
không dê cập đên việc tự do hoá và tháo dỡ các rào cản trong cán cân vãng
lai, cán cân vòn. Vân đê của mỗi quốc gia là làm sao chọn được cho mình
một lộ trình phù hợp với sức khoẻ của nền kinh tế để phát huy hết những
lợi ích mà tự do tài khoản vốn mang lại.
- Thứ ba, cơ cấu thể chế được xây dựng đồng bộ và linh hoạt, đặc biệt
là chính sách tỷ giá và chính sách lãi suất, những chính sách tác động trực
tiêp đên các quyêt định của nhà đâu tư cũng như các thành viên tham gia
giao dịch vốn. Sự cởi mở, linh hoạt và được điều tiết theo thị trường trong
nước, thị trường quổc tế của lãi suất và tỷ giá là điều kiện quan trọng để có
thê dỡ bỏ các rào cản trong sự di chuyển vốn và góp phần quyết định mức
độ tự do hoá tài khoản vốn của một quốc gia. Đặc biệt là yếu tố tỷ giá, tự
do hóa tài khoản vốn gắn liền với việc thực hiện một cơ chế tỷ giá rất linh
hoạt, khách quan theo tín hiệu thị trường vì trong bổi cảnh các luồng vốn tự
do ”đi lại” sự vận hành của chúng rất nhanh và linh hoạt, một cơ chế tỷ giá
cứng nhăc không thê tạo điều kiện cho một thị trường ngoại hối phát triển,
không tạo tính ơn định cua mơi trường kinh tế vĩ mơ phục vụ cho việc thực

thi các chính sách về tài khoản vốn.

-

9

-


1.1.2. Lợi ích và rủi ro của tự do hố tài khoản vốn
ỉ. 1.2.1. Lợi ích của tự do hố tài khoản vốn
1.1.2.1.1. Góp phân huy động nguồn von tot hơn và phân bơ vốn có
hiệu quả hơn
Đổi với nguồn vốn trong nước: Khi lãi suất không bị khống chế, không
bị qui định các trần lãi suất, các định chế tài chính sẽ có cơ hội và buộc
phải cạnh tranh lẫn nhau để tìm kiếm, huy động các nguồn vốn có thể. Các
ngân hàng sẽ chủ động trong việc quản lý cả tài sản nợ và tài sản có của
mình. Điều này trái ngược với một thị trường lãi suất bị kiểm soát bởi
những yếu tố phi thị trường, các ngân hàng thương mại thường bị thị động
trong việc quản lý tài sản nợ. Họ không thể tăng lãi suất để bù đắp sự tăng
lên của tài khoản tài sản có. Trong mơi trường lạm phát cao, lãi suất danh
nghĩa bị áp đặt có thể đẩy đến tình trạng lãi suất thực âm, tạo ra sự mất cân
đối giữa tài sản nợ và tài sản có của các NHTM. Một sự ngưng trệ, ách tắc
trong dòng chảy vốn làm giảm tính hiệu quả của hệ thống tài chính và
những chi phí NHTM bỏ ra đế điều chinh bảng cân đối của mình đã biến
thành những chi phí xã hội. Hơn nữa, mức lãi suất âm sẽ khuyến khích dân
cư giữ tiền hơn là gửi vào các ngân hàng; đây là một trong những thất bại
của hệ thống tài chính nói chung và của hệ thống NHTM nói riêng.
Tự do hố tài khoản vốn góp phần phân bổ vốn có hiệu quả vì vốn sẽ
được giành cho các dự án tốt nhất, có hiệu quả nhất theo nhu cầu đầu tư của

xã hội. Các dự án này mang lại mức lợi nhuận cao nhất và sẵn sàng chấp
nhận mức lãi suất cao nhất đế có nguồn vốn cho tái đầu tư. Các dự án kém
lợi nhuận hơn sẽ khơng có cơ hội giành được vốn, như thế, lãi suất cho vay
đã trở thành tín hiệu tốt giúp nguồn vốn hữu hạn được phục vụ cho các địa
chi có khả năng sinh lời cao, hiệu quả sử dụng tổt.
Đôi với vốn vay nước ngồi: Tự do hố tài khoản vốn tạo cơ hội lớn thu
hút đầu tư nước ngoài qua các kênh đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và vay
thương mại. Việc tháo dỡ các rào cản khi thực hiện các giao dịch vốn tạo ra

-

10

-


một tâm lý cởi mở, thơng thống có tính thị trường cao để các nhà đầu tư
tìm kiếm và có cơ sở kỳ vọng ở các dự án tiềm năng có thể thực hiện ở
quốc gia này do đó có thể tăng nguồn vốn vào, một kênh quan trọng cho
phát triển kinh tế cả về vổn, về công nghệ kỹ thuật, phát triển nguồn nhân
lực và góp phần khơng nhỏ trong biểu đồ tăng trưởng của mồi quốc gia.
Khi tài khoản vổn được tự do hóa, các luồng vốn di chuyển không bị ràng
buộc và hạn chế trong phạm vi quốc gia, nó sẽ tự do di chuyển đến những
khu vực mà bản thân dòng vổn sẽ được sứ dụng có hiệu quả với mục tiêu
tơi đa hóa lợi nhuận. Như vậy, bản thân sự tự do của dòng vốn sẽ góp phần
tạo nên sự phân bơ vốn có hiệu qua trên phạm vi toàn cầu, khu vực nào,
quốc gia nào có sự hấp thụ vốn tốt sẽ thu hút dịng vốn vào và nếu khơng
phát huy được hiệu quả sử dụng các dịng vốn này, chúng sẽ tìm kiếm và di
chuyến sang các vùng khác, do đó, bản thân khu vực kinh tế, các quốc gia
muốn “giữ” được các dịng vốn đầu tư cũng phải tìm biện pháp cải thiện

mơi trường dầu tư của mình và nâng cao khả năng sử dụng, hẩp thụ vốn
của nền kinh tế.
1.1.2.1.2.

Thúc đấy mơi truờng cạnh tranh lành mạnh

Tự do hố tài khoản vổn góp phần giảm chi phí trung gian tài chính, tăng
hiệu quả hoạt dộng của các tổ chức tài chính. Các tổ chức tài chính phải
cạnh tranh với nhau trong việc thu hút các luồng vốn, thị trường tài chính
sẽ có nhiều sản phẩm tài chính với chất lượng cao hơn để phục vụ mục đích
quản lý rủi ro và thanh khoản. Các tổ chức tài chính khơng những phải
cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính quốc
tế. Kết quả là chỉ có những tổ chức tốt nhất mới có thế tồn tại và để tiếp tục
phát triển chúng sẽ phải hoạt động tốt hơn, hoàn thiện hơn. Sự xuất hiện
của các tổ chức tài chính quốc tế có uy tín sẽ kéo theo sự cải thiện trong
hoạt động của các tổ chức tài chính trong nước: hồn thiện hệ thống kế tốn
chn, tn thủ tính minh bạch, cơng tác phát triên mạng lưới khách hàng,
kỹ năng thanh toán quốc tế.. .Mặc dù có thể có những tổn thất nhất định do


việc xoá bỏ những biện pháp bảo hộ song về lâu dài môi trường cạnh tranh
này sẽ giúp các tổ chức tài chính trong nước khơng chỉ phát triển tốt để
phục vụ nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế.
1.1.2.1.3. Giúp các thành viên trong xã hội tiếp cận với dịch vụ tài
chỉnh tốt hơn
Đây là thành quả tất yếu của quá trình hội nhập và tự do hố. Trong mơi
trường cạnh tranh, chi phí dịch vụ giảm, chất lượng dịch vụ được nâng cao
các loại hình dịch vụ được đa dang hố, khách hàng được tiếp cận với các
lọai hình dịch vụ tốt nhất, nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả. Rất nhiều dịch
vụ được chn hố tồn cầu và xố bỏ sự khác việt về phạm vi lãnh thổ tạo

ra thói quen trong hoạt động tài chính mang tính chất tồn cầu. Điều này
khong chi mang lại lợi ích cho người tiêu dùng mà cịn góp phần nâng cao
hiệu quả của nền kinh tế.
ỉ. 1.2.1.4 Thúc đay thương mại quốc tế
I hương mại quôc tế giúp đường giới hạn khả năng sản xuất của
mỗi quốc gia dịch chuyến sang bên phải, tức là đời sống nhân dân được cải
thiện và quốc gia thịnh vượng hơn. Giao dịch thương mại bao gồm hai
chieu, chuyên giao hàng hoá dịch vụ và thanh toán. Việc thanh toán các
giao dịch thương mại quốc tế thuộc cán cân vốn phụ thuộc rất nhiều vào độ
tự do của tài khoản vốn và do đó có thể thúc đẩy rất tốt mối quan hệ thương
mại quốc tế, kéo theo sự phát triển trong các lĩnh vực khác như quan hệ đại
lý giữa các tơ chức tài chính, tạo cơ hội liên doanh liên kết...Đây là một
trong những nội dung quan trọng trong yêu cầu hội nhập của nền kinh tế.
1-ỉ -2.1.5.

Thúc đây chát lượng của công tác thanh tra, kiểm tra

giảm sát
Quoc tê hóa các dịch vụ tài chính sẽ gia tăng áp lực nâng cao công tác
thanh tra, giám sát, nguyên tăc công bô thông tin, khung pháp lý về dịch vụ
tài chính cũng sẽ được cải thiện và việc lựa chọn dự án và giám sát các
công ty cũng sẽ được nâng cao. Đồng thời, quốc tể hóa các dịch vụ tài

-

12

-



chính cũng nâng cao sự tin tưởng vào các nguyên tắc, luật lệ khi một quốc
gia tham gia vào các thỏa thuận quốc tế. Người ta cũng cho rằng các tổ
chức tài chính nước ngồi sẽ chuyến giao cơng nghệ và kỹ năng cho các tổ
chức tài chính trong nước và khuyến khích áp dụng các thơng lệ tốt nhất,
tăng cường năng lực của các tổ chức tài chính trong việc đánh giá, giảm rủi
ro và khả năng do vỡ của khu vực tài chính bởi vì các tổ chức nước ngồi
có danh mục đầu tư đa dạng hơn và có thể được cơng ty mẹ hồ trợ khi gặp
khó khăn

Nhìn chung, mở cửa và tự do hóa dịch vụ tài chính vừa tăng áp

lực, vừa góp phần phát triển hạ tầng tài chính của một nền kinh tế12. Do vậy
cần tăng cường cơng tác quản lý an tồn để tối đa hóa lợi ích đồng thời
giảm thiểu nguy cơ từ việc mở cửa và tụ do hố tài chính.
1.1.2.2. Rủi ro khi tự do hoả tài khoản vốn:
1.1.2.2.1. Nguv cơ khủng hoảng
Tự do hố tài chính nói chung và tài khoản vốn nói riêng, nếu trong nền
kinh tê có sự giám sát yếu ớt của Chính phủ sẽ có nguy cơ tiềm ẩn rất lớn
về khủng hoảng tài chính, tiền tệ, suy thoái kinh tế, mất ổn định về chính
trị, xã hội. Bản thân q trình tự do hố khơng tạo ra khủng hoảng, nó vạch
ra, làm rõ ra những yểu kém của hệ thống tài chính, sự hạn chế của Chính
phu trong điều hành kinh tế, sự thiếu hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật, hệ
thống quản lý tài chính. Năng lực cạnh tranh yếu kém của các chủ thể tài
chính, sự can thiệp yếu ớt cua chính phủ để ổn định thị trường khi cần thiết
là những nguy cơ lớn dẫn đến khủng hoảng. Khủng hoảng cũng có thể đến
từ sự lây truyền khủng hoảng, đặc biệt là khi mức độ hội nhập quốc tế càng
sâu thì môi quan hệ, gắn kết giữa các nền kinh tế, các thị trường trên thế
giưói càng trở lên chặt chẽ, gắn bó. Sự chặt chẽ, gắn bó này tạo thành một
hệ thống có những mối quan hệ hữu cơ với nhau mà sự bất ổn định của một


1 Pontines 2001
2 Claesens and G laessner 1997

-

13

-


phân tử trong đó sẽ là tác động gây ra sự mất ốn định của các bộ phận khác
trong mối liên quan chặt chẽ.
Rui ro lớn nhất đổi với quá trình tự do hóa chính là nguy cơ khung
hoảng tài chính mà thường được bắt đầu từ việc này sinh mâu thuẫn khi rơi
vào tình trạng “bộ ba bât khả thi”. Khi dịng vốn tự do, vốn nước ngồi
chayy vào tăng dễ dẫn đến tình trạng nhập siêu tăng. Để duy trì tỷ giá hoặc
tỷ giá chưa đủ độ linh hoạt để hoàn toàn điều tiết theo thị trường, NHTW sẽ
phải bán nội tệ đế can thiệp thị trường, lúc này lại dẫn đến tăng lạm phát.
Đây là hiện tượng mà hiện tại Việt Nam đang gặp phải, đó là nguy cơ
khung hoảng khả năng thanh toán khi đối mặt với tình trạng dịng vốn đảo
chiều.
1.1.2.2.2. Nguy cơ phát sinh rủi ro tài chỉnh
Song song với những lợi ích có thể thu được khi mở cửa dịng vốn, rất có
thê việc cho phép dịng vơn tự do vào ra, cho phép các định chế tài chính,
các chủ thê tham gia thị trường tiêp cận rộng rãi và không bị cán trở bởi các
hạn chê se dẫn đến việc tiếp cận với các dịng vốn từ nước ngồi mà chửa
dựng hay tiêm ân rất nhiều rủi ro, thậm chí những khoản nợ xấu. Các rủi ro
trong giao dịch vốn qua biên giới có thể phát sinh nhiều dạng, cụ thể như:
- Rủi ro tín dụng: Những rủi ro gây ra bởi bên đối tác thất bại trong việc
thực hiện họp đồng tín dụng. Mức độ thua lỗ là giá trị thay thế của hợp

đồng trên thị trường.
- Rủi ro thanh khoản: Rủi ro vì khơng có đủ khả năng thanh khoản để
thực hiện họp đồng.
-Rủi ro lãi suất: Rủi ro do thay đổi lãi suẩt đổi với giá trị của tài sản
- Rủi ro thanh tốn: Rủi ro do một phía khơng thanh tốn hoặc khơng
chun phân giá trị ci cùng khi thực hiện các điều khoản của họp đồng
-Rủi do hoạt động: Rủi ro do sự thất bại của quá trình kiếm tra, quy
trình, thiết bị vận hành nội bộ.

-

14

-


- Rủi ro luật lệ: Các rủi ro do sự không đầy đủ của luật lệ, bao gồm sự
bất dịnh trong các định nghĩa chính thức về các điều khoản của hợp đồng
hoặc sự khác biệt về khái niệm giữa các quy định luật pháp và các qui định
trên thị trường.
-Rủi ro tín nhiệm: Rủi ro do sự mất tín nhiệm của một người tham gia thị
trường dẫn đến việc thị trường cắt bỏ tín dụng đổi với các giao dịch với
đơn vị đó.
-Rủi ro hệ thống: Sự thất bại của một người tham gia thị trường dẫn đến
sự thât bại lan truyền đến các nơi khác trong hệ thống.
Chính vì những rủi ro có thể phát sinh trong việc tự do hố tài khoản
vơn, việc mở cửa theo trình tự là một trong những biện pháp nhằm giảm
thiêu rủi ro có thê gặp phải và cùng chính dựa vào nghiên cứu những rủi ro
này, nhiêu nước dã tiếp cận với tự do hoá tài khoản vốn bằng phương pháp
đánh giá rủi ro như các nội dung được trình bày ở phần sau.

1.1.2.2.3

Nguy cơ yếu kém do cạnh tranh mạnh mẽ

Trong quốc gia có hệ thống tài chính chưa phát triển hoặc phts triển chưa
đủ mạnh, các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính có năng lực cạnh tranh
thâp. Tự do hố tài khoản vơn đơng nghĩa với việc dỡ bỏ những bảo hệ, ưu
đãi vốn có đối với các chú thể cung cấp dịch vụ trong nuớc. Điều này có
thê tạo ra những động lực mới, nâng cao sức cạnh tranh cho các chủ thể
trong nước nếu các chủ thể này đã có một năng lực nhất định và sẵn sàng
cho cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu sự chênh lệch về trình độ và năng lực của
các chủ thế trong và ngồi nước thì sự tự do hố tài khoản vốn sẽ có thể trở
thành một thảm hoạ đối với hệ thống tài chính trong nước và nền kinh tế
khó tránh khỏi những cú sốc mà khơng dễ dàng gì vượt qua ngay được.
Ngồi ra, tự do hố tài khoản vốn có thể làm tội phạm tài chính xuất hiện
nhiều hơn và phức tạp hơn làm môi trường kinh doanh trở lên khó khăn
hơn.
1.1.2.2.4. Nguy cơ vỡ nợ hoặc gánh nặng nợ trầm trọng

-

15

-


1rong điêu kiện tự do hoá tài khoản vốn, luồng vốn vào theo con đường
đầu tư trực tiếp (FDI) hay theo hình thức vay nợ đều có thể tăng và tăng
mạnh theo chiên lược thu hút vôn của môi quôc gia. Đặc biệt đối với khu
vực FDI, hầu hết các dự án FDI đều có nhu cầu vổn vay rất lớn, cộng thêm

nguồn vốn vào bằng vay nợ nước ngoài làm tăng gánh nặng nợ của quốc
gia, thay dôi các chi số tính tốn về nợ và rất có thể gây ra tình trạng khơng
đủ khả năng để thực hiện nghĩa vụ nợ, rơi vào tình trạng nợ trầm trong,
giảm hệ số tín nhiệm của quốc gia cúng như goảm uy tín hoạt động của các
chủ thế kinh tế, các doanh nghiệp trên thị trường tài chính quốc tế. Việc
này cịn ảnh hưởng đến các chiến lược chính trị khác của quốc gia.
Nguy cơ tiền tháo chạy hay dòng vốn đảo chiều rất dễ xảy ra do thiếu
các biện pháp quản lý dòng vốn ngắn hạn mà đã rất nhiều nước gặp phải
như các nước châu Mỹ La tinh hay Thái Lan của những năm khủng hoảng
tài chính khu vực. Đe đối phó với tình trạng này, ví dụ như ở Chi lê, đã yêu
câu các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư gián tiếp phải giữ tiền mặt trong nước
ít nhât 1 năm; và từ tháng 9.1998 các nhà đâu tư tài chính nước ngồi phải
đóng thuế dưới dạng nộp vào quĩ dự trữ 30% tổng số tiền cho vay những
không được hưởng lợi tức, đồng thời đánh thuế 1,2% trên tồn bộ vốn đưa
vào khơng ke thời hạn 3. Một số hạn chế đổi ngoại tệ cũng góp phần ngăn
chặn nguy cơ tiền tháo chạy.
1.1.3. Các mức độ tự do tài khoản vốn
Như dược đề cập ở trên, tự do hoá tài khoản vốn là một trong những nội
dung chính của q trình tư do hố tài chính. Do đó, xác định mức độ tự
do hố tài khoản vốn cần phải đặt trong bối cảnh của tự do hố tài chính và
có hai vân đề chính đặt ra với các quốc gia trong quá trình nghiên cứu , áp
dụng các chính sách liên quan dến vấn đề quản lý tài chính, đó là vấn đề
’’kiềm chế tài chính” và ngược lại là ”tự do hố tài chính” với các cấp độ
I S. V ũ Đ ình Á nh, Bản chất cùa tự do hóa tài chính, T ài liệu hội thào “ T ự do hóa tài chính, xu thế và
giải pháp chinh sách” , N H N N V N năm 2007

-

16


-


khác nhau, tuỳ từng điều kiện có thể đáp ứng của từng nước. Mức độ tự do
hoá tài khoản vốn được thể hiện khá rõ ràng trong khuôn khổ chung của
mức độ tự do hố tài chính, được trình bày sau đây.
1.1.3.1.

Kiêm sốt dịng vơn trong chế độ kiềm chế tài chính:

ơ rất nhiều nước đang phát triển, sự phát triển của khu vực tài chính và
các dịng vốn bị can thiệp quá mức đối với các trung gian tài chính. Ở nhiều
nước, lãi suất mà các ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi hoặc các khoản
cho vay dược quyết định bởi các nghị định hoặc các văn kiện của Chính
phủ. Ngồi ra, các thể chế tài chính thường bị buộc phải cho chính phủ
hoặc các thê chế khác thuộc khu vực công cộng vay với lãi suất thấp hơn
mức lãi suất thị trường hoặc buộc phải cung cấp ngoại hối cho việc trả nợ
hay thanh toán nhập khẩu cho các thể chế thuộc khu vực công với tỷ giá
chính thức, theo đó đồng tiền nội địa ln được định giá cao hon giá trị
thực của nó. Chính phủ cịn có thể tăng thu nhập khơng chính thức bằng
cách địi hỏi các ngân hàng thương mại duy trì một mức dự trừ không
hưởng lãi suất tại ngân hàng trung ương hoặc buộc các nhà xuất khẩu hàng
hóa bán ngoại tệ thu được cho ngân hàng trung ương với tỷ giá thấp hơn tỷ
giá thị trường. Tất cả những chính sách đó nằm trong chính sách ”Kiềm chế
tài chính” - những chính sách làm méo mó giá cả tương đối và làm giảm
hiệu quả phân bo của các nguồn lực.
Rât khó có thê lượng hố được một cách đầy đủ về ”kiềm chế tài chính”
ở những nước đang phát triển, những nước đang áp dụng các chính sách
như đề cập ở trên, bởi vì trong phần lớn các trường hợp hầu như khơng xác
định được mức độ, theo đó lãi suất nội địa cũng như sự di chuyển của các

dòng vốn xun quốc gia nằm ngồi sự kiểm sốt của Chính phủ. Tuy
nhiên, bàng cách sử dụng lãi suất quốc tế như một chuẩn mực, có thể các
qc gia đã thu duợc ngn lợi lớn từ những chính sách kiềm chế tài chính.
Chăng hạn ở Angeria trong thập kỷ 70 và suốt trong thập kỷ 80, thu nhập
của Chính phủ từ những chính sách kiềm chế tải chính, được ước tính lên
H Ọ C V IỆ N N G Â N H À N G

TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN

THỤ*. V IỆ N '

số.\..Lỵ.âi$m.....


đên 4% GDP môi năm. Và trong nửa đầu thập kỷ 80, ớ Ấn độ việc kiểm
soát lãi suất đã đưa lại lợi tức gần 3% mỗi năm và tới hon 20% thu nhập
chính phủ từ thuế.
1rong điều kiện kiềm chế tài chính, mọi hoạt động về gaio dịch vốn bị
hạn chê và khơng có cơ hội đê tiêp cận với khu vực tài chính bên ngồi.
Bản thân các cơ chế về tín dụng, lãi suất trong nước cũng chịu sự chỉ định
hạn mức và rất nhiều rào cản được áp dụng trong q trình thực hiện,
khơng có tính thị trường.
1.1.3.2.

Các mửc độ tự do hoá tài khoản vốn trong điều kiện tự do hoả

tài chính:
Như đã đề cập ở trên, q trình tự do hố tài chính được áp dụng một
cách linh hoạt và theo một lộ trình phù hợp sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội và
nguồn lợi đối với mỗi quốc gia. Nghiên cứu vấn đề này, các nhà kinh tế

(G.L Kamisky và S.L Schmukler) đã phân chia nội dung của tự do hóa tài
chính gồm có 3 q trình: (i) Tự do hóa khu vực tài chính nội địa, theo đó
những hạn chê đơi với lãi suât, phân bổ tín dụng và tiền gửi ở nước ngồi
được xóa bỏ; (ii) Tự do hóa tài khoản vốn, theo đó những hạn chế đối với
việc di chuyến vốn (ra và vào) cũng như đối với tỷ giá hối đối được xóa
bỏ; (iii) Tự do hóa thị trường chứng khốn, theo đó những qui định về tỷ lệ
sờ hữu cơ phiêu nội địa đơi với người nước ngồi; việc rút vốn, việc
chuyên lợi tức về nước được nới lỏng.
Trong q trình thực hiện tự do hố tài chính, 3 q trình kể trên có thể
được tiên hành đồng thời, cũng có thể được tiến hành theo những thứ tự
thời gian khác nhau, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể cua từng quốc gia.
Ngồi ra, q tự do hố tài chính cịn có thể thực hiện ở các mức độ khác
nhau. Đế đánh giá chúng, hai nhà kinh tế G.L Kamisky và S.L Schmukler
đã đưa ra các tiêu chí về tính ”kiềm chế”, ”tự do hố một phần” hoặc ”tự do
hố hồn tồn” của tài khoản vốn, khu vực tài chính nội địa và thị trường

-

18

-


chứng khốn. Nội dung cụ thế được trình bày trong bảng ” Tiêu chí về mức
độ tự do hố tài chính” như sau:
Bảng 1.1.3.2: Các tiêu chí vê mức độ tự do hố tài chính
Tài khoản vốn
Kiềm chế tài chính
Vay nước ngồi
của các ngân hàng

và Cơng ty

Các ngân hàng và các Cơng ty hầu như khơng được
phép vay nước ngồi. Dự trừ bắt buộc thường được
qui định cao hơn 50%. Trường hợp đặc biệt cần phải
đi vay, thời hạn tối thiểu thường được qui định dài
hơn 5 năm. Các khoản vay này cần có sự đảm bảo
đơi với vay mượn và có những quy định khá chặt
chẽ đối với các khu vực cụ thể.

Hoặc
Chê độ da tỷ giá và Có các tỷ giá hơi đối đặc biệt đối với các giao dịch
các hạn chế khác cua tài khoản vãng lai cũng như các giao dịch trên tài
khoản vơn. Các dịng vốn chảy ra rất bị hạn chế.
Tự do hoá một phần
Vay nước ngồi
Các ngân hàng và các Cơng ty được phép tự do vay
của các ngân hàng mượn nước ngoài nhưng với những hạn chế nhất
và Công ty
định. Những qui định về dự trữ bắt buộc thường từ
10-50%. Thời hạn tối thiểu có thể qui định từ 2-5
năm. Các khoản vay này có thể có sự đảm bảo đối
với vay mượn cũng như một số hạn chế nhất định
đối với từng khu vực cụ thể.
Hoặc
Chê độ đa tỷ giá và

Có các tỷ giá hối đoái đặc biệt đối với các giao dịch

các hạn chế khác

tài khoản vôn.

của tài khoản vãng lai cũng như các giao dịch trên
Có một số hạn chế đối với các dịng vốn chảy ra.

Tự do hố hồn tồn
Vay nước ngồi
Các ngân hàng và các Cơng ty được tự do vay mượn ở
của các ngân hàng nước ngồi. Có thể họ cần thơng báo hoạt động của

- 19 -


à Cơng ty

mình cho Chính phu nhưng nói chung Chính phủ
không đưa ra bất kỳ rào cản hay ràng buộc, hạn
chế gì đối với các hoạt động vay trả nợ nước ngồi
của Ngân hàng và Cơng ty. Dự trừ bắt buộc
thường được qui định thấp hơn 10%. Thời hạn tối
thiêu thường được qui định không dài hơn 2 năm,
ở một số quốc gia đã phát triến thậm chí khơng
qui định về thời gian áp dụng cho hoạt động vay
nợ này.

Hoặc
Chế độ da tỷ giá và

Khơng có tỷ giá chính thức đối với các giao dịch của


các hạn chế khác

tài khoản vãng lai cũng như các giao dịch trên tài
khoản vốn. Khơng có qui định về hạn chế các
dịng vốn chảy ra.

Khu vực tài chính nội địa
Kiềm chế tài chính
Lãi suất cho vay Có sự kiểm sốt với cả lãi suất vay lẫn lãi suất cho vay
Và lãi suất tiền
(tồn tại lãi suất trần và lãi suất sàn)
Hoặc
-ác chi tiêu khác
Kiểm sốt tín dụng (trợ cấp cho những khu vực cụ
thê hay có phân bố tín dụng nhất định). Khơng được
phép gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ.
Tự do hoá một phần
Lãi st cho vay
Và lãi suất tiền gửi
Hoặc

Có sự kiếm sốt với lãi suất vay hoặc lãi suất cho vay
(tồn tại lãi suất trần hoặc lãi suất sàn)

Các chỉ tiêu khác

Có thế có sự kiểm sốt tín dụng (trợ cấp cho nhũng
khu vực cụ thể hay có phân bổ tín dụng nhất định).
Có thế khơng được phép gửi tiết kiệm bằng ngoại
tệ.


Tự do hố hồn tồn

-

20

-


Lãi st cho vay Khơng có sự kiêm sốt vói lãi suất vay hoặc lãi suất
Và lãi suât tiền
cho vay (không tồn tại lãi suất trần và lãi suất sàn)
Hoặc
Cac chi tiêu khác

Khơng có sự kiêm sốt tín dụng (trọ cấp cho những
khu vực cụ thể hay có phân bổ tín dụng nhất định).
Cho phép gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ.

Thị trìig Chứng khốn
Kiềm chế tài chính
Tỷ lệ nắm giữ cổ phiểi
năm cho nội địa
của người nước
ngoài
Hoặc
Các qui định về chuyển
vôn, lợi nhuận và lợi tức
về nước


Các nhà đầu tư nước ngồi khơng được phép
giữ cổ phiếu nội địa

Vơn, lợi nhuận và lợi tức có thể được chuyển
về nước nhưng khơng trước 5 năm kể từ khi có
sự đầu tư ban đầu.

Tự do hoá một phần
Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu
nội địa cúa người nước
ngoài

Các nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ
đến 49% cố phiếu của mỗi Công ty. Có thể có
những hạn chế đối với khu vực nhất định. Có thể
có sự đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng
khốn thơng qua các quỹ đầu tư quốc gia.

Hoặc
Các qui định về chuyển
Vôn, lợi nhuận và lợi tức có thế được chuyển
vơn, lợi nhuận và lợi tức vê nước nhung thường là không sớm hon 2 năm
về nước
và khơng muộn hơn 5 năm kể từ khi có sự đầu tư
ban đầu.
Tự do hố hồn tồn

-21


-


Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu
ngoài nội địa của người
nước ngồi

Khơng có hạn chế đối với các nhà đầu tư nước
trong việc nắm giữ cổ phiếu nội địa.

Hoặc
Các qui định về chuyển

Vơn, lợi nhuận và lợi tức có thế được chuyển

vôn, lợi nhuận và lợi tức
về nước

vê nước nhưng trong vịng 2 năm kê từ khi có
sự đầu tư ban đầu.

với những trình tự khác nhau, sự khác biệt này thể hiện rất rõ không những
ở các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển mà còn thể
hiện rõ nét ở các khu vực địa lý khác nhau. Nghiên cứu cho thấy, phần lớn
các nước G7 (80% trong tổng số các trường họp) và các nước phát triển ở
Châu âu (63% trong tổng số các trường họp) đã tự do hố thị trường chứng
khốn trước, sau đó mới tự do hoá các khu vực khác. Ngược lại, ỏ phần lớn
các nước đang phát triển, phần lớn tự do hố khu vực tài chính nội địa
trước: đến 55% trong tổng số các trường hợp ở Chấu Á và 77% trong tổng
sổ các trường hợp ớ châu Mỹ Latinh thực hiện theo trình tự này. Sau khi tự

do hố khu vực tài chính nội địa, có một sổ nước ở Châu Á đã tiến hành tự
do hoá thị trường chứng khoán trước (43 trường họp trên tổng số trường
họp nghiên cứu) trong khi đó nhiều nước ở Châu Mỹ Latinh đã tiến hành tự
do hoá tài khoản vốn trước (15% trong tổng số các trường hợp nghiên
cứu)4.
1.2. ĐIỀU KIỆN TỤ DO HOÁ TÀI KHOẢN VỐN:
1.2.1. Các cách tiếp cận về tự do hoá tài khoản vốn
Nghiên cứu về các cuộc khủng hoảng tài chính trong thời gian gần đây
có thê thây rõ nguyên nhân co bản của các cuộc khủng hoảng tài chính có
mối quan hệ chặt chẽ với các biện pháp tự do hoá tài khoản vốn. Các quốc
gia gặp khủng hoảng lựa chọn một tiến trình tự do hố khơng phù hợp với
P G S .T S .N g u y ễ n H ồng Sơn. T ự do hóa tài chính: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. T à i liệu hôi thảo
Tụ do hóa tài chính: X u thê và giải pháp chính sách” , N H N N V N năm 2007

-

22

-


trình độ phát triển và chưa chuẩn bị tốt cho việc đón nhận và thích ứng với
q trình tự do hố tài khoản vổn. Có nhiều quan điểm khác nhau về vẩn đề
này, cũng như có nhiêu cách tiệp cận về tự do hoá tài khoản vốn và trên co
sở đó, tuỳ theo nền kinh tế và quan điểm định hướng của mồi quốc gia, họ
lựa chọn cho mình một lộ trình, một phương pháp thích hợp để tiến hành
q trình tự do hố.
1.2.1.1. Cách tiếp cận theo trình tụ dần dần
khơng nhất theo quan điếm rằng, tự do hố tài khoản vốn được thực
hiện ở giai đoạn cuối của q trình cải cách thị trường tài chính, cách tiếp

cận theo trình tự dần dần, tự do từng hạng mục trên cán cân vốn là phương
pháp mà các nước thuộc OECD áp dụng trong q trình tự do hố tài khoản
vơn cứa mình.
Iheo cách tiêp cận này, các quổc gia OECD đưa ra danh mục về các
loại hình vốn trong q trình tự do hố tài khoản vốn, đó là: (i) Đầu tư trực
tiếp nước ngoài; (ii) Đầu tư cổ phiếu; (iii) Đầu tư vào trái phiếu Chính phủ
và trái phiếu công ty; (iv) Các công cụ thị trường tiền tệ; (v) Tín dụng
thương mại; (vi)

rín dụng

từ các dịnh chế ngân hàng và phi ngân hàng;

(vii) Các công cụ tiền tệ và cơng cụ thị trường tiền tệ; (viii) Tín dụng phi
thương mại và (ix) Các công cụ phái sinh.
OECD khuyến nghị việc tự do hoá đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ được
tiến hành trong giai đoạn đầu của quá trình cải cách, trình tự dần dần đến
các hạng mục sau và sau cùng là công cụ phái sinh. Đặc tính nổi bật của
quy tăc OECD là khuyên khích tự do hố các dịng vốn dài hạn trước khi tự
do hố các dịng vổn ngắn hạn (tức là FDI và cổ phiếu được tự do trước tín
dụng thương mại, các khoản vay ngân hàng, các công cụ thị trường tiền tệ,
tín dụng phi thương mại và các cơng cụ phái sinh). Đây là quan điểm khá
thận trọng và mang tính quản lý rủi ro cao.
Tuy nhiên, việc lý giải không rõ ràng và tách bạch về các công cụ khác
biệt đê tự do hố tài chính trong nước và tự do hố với nước ngồi có thế
-23

-



×