Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Vai trò nhà nước đối với việc xây dựng nền kinh tế việt nam độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.78 MB, 190 trang )

HOC VIÊN CHĨNH TRI - HÀNH CHÍNH QUỐC GĨA Hổ CHÍ MINH
ế

Thư viện - Học viện Ngân Hàng

ìỊi

iliiDiiili
LA00127

5

---- I

ƠQ

FRAN THI THU HƯỜNG

ị™Ị

r


LUẬN ÁN TIẾN Si TRIẾT HỌC
K

I
HA NỘI -20H


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH Quốc GIA Hổ CHÍ MINH



TRẦN THỊ THU HƯỜNG

VAI TRỊ NHÀ NƯỚC Dồì VỚI VIỆC XÂY DỰNG
NÊN KINH TÊ VIỆT NAM ĐỘC LẬP Tự CHỦ TRONG ĐIỀU KIỆN

HỘI NHẬP KINH TÊ QUỐC TÊ HIỆN NAY
Chuyên ngành

: CNDVBC & CNDVLS

Mã số

: 62 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS,TS TRẦN PHÚC THĂNG

HÀ NỘI - 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên

cứu của riêng tôi; các sô liệu, tư liệu được sử dụng
trong luận án là trung thực, có xuât xứ rõ ràng;

những phát hiện, đưa ra trong luận án là kêt quả

nghiên cứu của tác giả luận án.

Tác giả

Trần Thị Thu Hường


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu LIÊN QUAN ĐẾN

6

ĐỀ TÀI

1.1. Vấn đề nền kinh tế độc lập tự chủ

6

1.2. Vấn đề vai trò của nhà nước

9

Chương 2: VAI TRÒ CỦA NHÀ NUỚC
kinh

trong việc xây dụng nền


TẾ ĐỘC LẬP Tự CHỦ VÀ NHŨNG NHÂN Tố ẢNH

HUỞNG đến vai trò

nhà

NUỚC việt

nam trong

XÂY DỤNG NỀN KINH TÊ ĐỘC LẬP Tự CHỦ HIỆN NAY

21

2.1. Nền kinh tế độc lập tự chủ và vai trò của nhà nước trong việc xây
dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của Nhà nước trong xây dựng

nền kinh tế độc lập tự chủ ở Việt Nam hiện nay

21
48

Chương 3: VAI TRÒ CỦA NHÀ NUỚC TRONG VIỆC XÂY DỤNG
NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP Tự CHỦ Ở NUỚC TA HIỆN

NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHŨNG VÂN ĐỂ ĐẶT RA

3.1. Thực trạng vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng nền kinh tế

độc lập tự chủ ở nước ta hiện nay
3.2. Những vấn đề đặt ra về vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng nền

kinh tế Việt Nam độc lập tự chủ hiện nay

75

75
103

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT số GIẢI PHÁP CHỦ YÊU NHẰM

NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NUỚC TRONG VIỆC

XÂY DỤNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ĐỘC LẬP Tự CHỦ
HIỆN NAY

120

4.1. Quan điểm
4.2. Một số giải pháp chủ yếu

120
125

KẾT LUẬN

173

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

175
176


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU

ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

APEC

Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

AFTA

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

ASEM

Diễn đàn họp tác Á - Âu

CNXH


Chủ nghĩa xã hội

CNTB

Chủ nghĩa tư bản

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa



Liên minh châu Ảu

FAO

Tổ chức lương thực thế giới

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phấm quốc nội

KTTT

Kinh tế thị trường


Nxb

Nhà xuất bản

IMF

Quỹ Tiền tệ thế giới

ODA

Viện trợ phát triển chính thức

OECD

Tổ chức họp tác và phát triển kinh tế

SARS

Dịch viêm phổi cấp

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

USD

Đô la Mỹ

WB


Ngân hàng thế giới

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển của các quốc gia trên thế giới nói chung cũng như ở
nước ta nói riêng đã cho thấy nhà nước ln có vai trị quan trọng trong q

trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước với tư cách là bộ phận quan trọng

nhất của kiến trúc thượng tầng, có vai trị hiện thực hố những tất yếu kinh tế,
xây dựng các mục tiêu chiến lược, các cơ sở pháp lý và các chính sách nhăm

dẫn dắt, định hướng, điều khiển sự phát triển kinh tế. Nen kinh tế phát triến
đến đâu, có chất lượng và hiệu quả như thế nào, phụ thuộc rất lớn vào năng

lực hoạt động, quản lý của bộ máy nhà nước. Nếu nhà nước khơng đủ tiềm

lực, sức mạnh, nghĩa là khơng có khả năng tạo dựng được một mơi trưịng
pháp lý đồng bộ, thống nhất, lành mạnh và thơng thống, khơng vạch ra được

chiến lược, sách lược phát triển kinh tế đúng đắn, phù họp với điều kiện hoàn

cảnh cụ thể của đất nước, cũng như khơng có khả năng hiện thực hố và kiếm
sốt một cách có hiệu quả các chiến lược, chính sách và luật pháp đó, thì nên

kinh tế khơng thể vận hành và phát triển có hiệu quả. Sự thành công của các

nước phương Tây, Nhật Bản và các nước cơng nghiệp mới đã chứng minh

điều đó. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế ở từng quốc gia, trong từng thời kỳ
đều đặt ra những yêu cầu khác nhau đổi với mức độ và cách thức tác động của

nhà nước vào nền kinh tế. Vì vậy, cùng với sự vận động, phát triển của nền
kinh tế, vai trò của nhà nước đổi với sự phát triển kinh tế cũng luôn biến đôi
cho phù họp với bối cảnh cụ thể của thời đại.

Trong những thập kỷ vừa qua, xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế,
đặc biệt là hội nhập kinh tế quốc tế có sự gia tăng mạnh mẽ. Q trình đó diễn

ra trên nhiều lĩnh vực: tài chính, thương mại, đầu tư, văn hóa, xã hội, mơi
trường..., với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và ở những mức độ khác

nhau. Tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã tạo ra sự lan toả, sự

liên hệ gắn bó chặt chẽ, sự phụ thuộc sâu sắc và những tác động qua lại hêt


2

sức nhanh nhạy giữa các quốc gia, dân tộc và giữa các nền kinh tế trên thế


giới. Q trình tồn cầu hóa hiện nay diễn ra trên nền tảng các công cụ mới,
với sự xuât hiện của những nhân vật mới, những thị trường mới, giá trị mới

và vận động dựa trên khuôn khố những quy tắc điều chỉnh mới. Những yếu tố
mới này như: sự bành trướng, mở rộng của các công ty xuyên quốc gia, đa

quốc gia; sức ép cạnh tranh ngày càng lớn; sự vận động liên tục của các luồng

tài chính; vai trị ngày càng tăng của các tố chức phi chính phủ, cùng những
quy tắc, luật lệ của các tố chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực, đã và

đang tạo ra những ảnh hưởng, tác động vô cùng lớn đối với nền kinh tế của
mỗi nhà nước quốc gia. Điều đó đã đặt ra nhũng vấn đề mới về vai trò của
nhà nước đối với việc xây dựng nền kinh tể độc lập tự chủ trong bối cảnh mới

- bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Ớ nước ta hiện nay, quá trình phát triển nền kinh tế diễn ra trong bối
cảnh mới, vừa tiến hành chuyến đối từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung

quan liêu, bao cấp sang nền KTTT định hướng XHCN với việc thiết lập các

yểu tố cơ bản của thế chế KTTT, vừa tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, vừa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện cuộc cách

mạng khoa học và công nghệ trên thế giới phát triển như vũ bão. Trong hồn
cảnh đó, Đại hội IX của Đảng đã khẳng định đường lối phát triển kinh tế của

nước ta là cần phải:


Đấy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế

độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên

phát triến lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất
phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực,

đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế đế phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng

kinh tế đi liền với phát triến văn hoá, từng bước cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng


3

xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế -

xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh [34, tr.89].
Thực hiện chủ trương, đường lối, chiến lược của Đảng, quá trình hội

nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam bước đầu đã thu được những thành tựu to
lớn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội, tạo môi

trường thuận lợi hơn để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, mặt trái của tồn cầu
hóa và hội nhập kinh tế thế giới cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn đối

với nước ta trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự độc lập tự chủ. Bởi lẽ,
chúng ta đi lên CNXH, phát triển nền KTTT định hướng XHCN, với một nền


kinh tế nông nghiệp lạc hậu, năng suất lao động thấp kém, lực lượng sản xuất,

khoa học - kỹ thuật và cơng nghệ cịn ở trình độ thấp, thua kém nhiều nước
trên thê giới, vấn đề quản lý kinh tế, quản lý xã hội của nhà nước cịn khá

nhiều bất cập. Vì vậy, trong Dự thảo Cương lĩnh Đại hội lần thứ XI, Đảng ta
cũng đã chú trọng, quan tâm tới việc giải quyết các mối quan hệ lớn như:
quan hệ giữa đối mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới

hệ thống chính trị; giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế...
Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, xây dựng nền kinh tế độc lập

tự chủ đối với sự phát triển và phát triển bền vững có ý nghĩa hết sức quan

trọng. Bởi lẽ, nếu nước ta xây dựng được một nền kinh tế độc lập tự chủ trên

cơ sở kết hợp đúng đắn giữa nội lực và ngoại lực, thì khơng sợ bất cứ một tổ
chức quốc tế nào, một thế lực thù địch nào có thể áp đặt các thiết chế, chính
sách cũng như các điều kiện kinh tế để khống chế, làm tổn hại đến chủ quyền

quốc gia, dân tộc. Muốn nâng cao được trình độ phát triển kinh tế, nâng cao
năng lực cạnh tranh, không bị tụt hậu và xây dựng được nền kinh tế độc lập tự

chủ không bị lệ thuộc vào nước ngồi cần phải phát huy mạnh mẽ vai trị của
nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay. Vì lý do trên, tác giả luận

án chọn chủ đề:

trị Nhà nước đối với việc xây dựng nền kình tế Việt


Nam độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” làm
đê tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Triết học của mình.


4

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về nhà nước và vai trò của Nhà nước đối với việc xây

dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập tự chủ, luận án đề xuất một số quan điểm

và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước đối với việc xây
dựng nên kinh tê độc lập tự chủ trong điêu kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở
nước ta hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ lý luận về nền kinh tế độc lập tự chủ và vai trò của Nhà nước

đối với việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay.

- Làm rõ thực trạng vai trò của Nhà nước Việt Nam đối với việc xây

dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở
nước ta hiện nay và những vấn đề đặt ra.

- Đe xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò


của Nhà nước đối với việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều

kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề vai trò của nhà nước đối với
sự phát triến kinh tế và vai trò của Nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng
nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở nước
ta hiện nay.

- Giới hạn luận án tập trung nghiên cứu khảo sát giai đoạn đất nước
bước vào thời kỳ hội nhập từ năm 1991 đến năm 2010.

4. Co’ sỏ’ lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
- Luận án được thực hiện trên cơ sở những quan điểm cơ bản của chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của
Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng nền


5
kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện

nay. Đồng thời, luận án có kế thừa những thành tựu đạt được của một số cơng

trình khoa học trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu


Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử đặc biệt là các
phương pháp trừu tượng hóa, khái qt hóa, phân tích và tống họp, logic - lịch

sử, quy nạp và diễn dịch đồng thời có sử dụng phương pháp thống kê xã hội học.

5. Đóng góp mói của luận án
- Luận án góp phần làm rõ vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng

nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta

hiện nay.
- Đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả vai trị của Nhà nước trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự

chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Những vấn đề mà luận án đề cập và giải quyết góp phần thiết thực vào

việc luận giải một số giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước trong xây dựng

nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta
hiện nay.

- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu,
giảng dạy và cả những ai quan tâm về vai trò của Nhà nước trong xây dựng

nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta
hiện nay.


7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục,
phụ lục, luận án gồm có 4 chương, 8 tiết.


6

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu

LIÊN QUAN ĐẾN ĐÈ TÀI
Vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đang đặt ra ở nhiều nước

trên thế giới. Ớ nước ta vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đã được
Đảng ta rất quan tâm và là một trong những nội dung quan trọng của nhiều

công trình nghiên cứu về sự phát triển kinh tế - xã hội trong q trình tồn cầu
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1. VẤN ĐẺ NÈN KINH TÉ Độc LẬP Tự CHỦ

Trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, các nhà nghiên cứu Việt Nam
đã đưa ra các quan niệm khác nhau về nền kinh tế độc lập tự chủ là: Luận án
tiến sĩ Kinh tế “Xây dựng nền kỉnh tế độc lập tự chủ của nước ta trong điều

kiện tồn cầu hố kinh tế”, của Nguyễn Thuý Anh, năm 2004; Luận vãn thạc

sĩ Triết học “Moi quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội


nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay”, của Nguyễn Thị Thu Hiền, năm
2007; Đe tài khoa học tuyến thầu cấp Bộ, năm 2005 “Chủ động hội nhập kinh

tế quốc tế và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Chủ nhiệm đề tài GS,TS Hoàng Ngọc Hoà,
năm 2007. Các cơng trình nghiên cứu đó đã bàn đến các nội dung sau:

* Quan niệm về nền kỉnh tế độc lập tự chủ trong các vãn kiện của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Vấn đề độc lập tự chủ của đất nước và đường lối độc lập tự chủ của

Đảng ta ln có một vị trí quan trọng trong các Cương lĩnh, các Văn kiện của

Đảng. Chính vì vậy, từ khi ra đời cho đến nay, Đảng ta luôn nêu rõ quan điếm

về độc lập tự chủ. Mối quan hệ giữa độc lập và tự chủ về kinh tế đã được
Đảng ta khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960, “xây


7
dựng nền kinh tế của ta thành một nền kinh tế tự chủ, tương đối hoàn chỉnh,
làm cơ sở cho độc lập của nước nhà ...” [32, tr.536]. Lần đầu tiên cụm từ

“độc lập, tự chủ”, được Đảng ta nêu trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IV
năm 1976, khi nhấn mạnh đến vai trò then chốt của “đường loi chính trị,

đường loi quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta” trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi và yêu cầu chung “giữ vững


độc lập tự chủ” của đất nước trong giai đoạn mới [33, tr.484, 619].
Đại hội lần thứ VIII của Đảng năm 1996 đã mở rộng một cách toàn diện
vấn đề độc lập, tự chủ từ “nâng cao ý thức độc lập, tự chủ” đến yêu cầu “tạo lập

được một vị thế độc lập, tự chủ” bao gồm “độc lập, tự chủ về kinh tế, quốc

phòng, an ninh” [29, tr.22], “sao cho trong mọi lĩnh vực chúng ta có cách tư duy
độc lập, có cách làm vừa hiện đại vừa mang sắc thái Việt Nam” [29, tr.3O] và

“độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế” [29, tr.84]. Chủ trương,
gắn chặt việc "xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội

nhập kinh tế quốc tế“ [34, tr.92] được đặc biệt nhấn mạnh tại Đại hội Đảng lần
thứ IX năm 2001, trong đó, “cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước phải bảo
đảm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, trước hết là độc lập tự chủ về đường

lối, chính sách, đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh...” [34, tr.91-92].

Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của

Việt Nam trong bối cảnh xu thế tồn cầu hố kinh tế gia tăng mạnh mẽ lại đặt
ra những thách thức rất mới, rất căn bản đổi với vấn đề độc lập, tự chủ của
quốc gia và sự phát triển bền vững của đất nước. Đại hội X của Đảng đã nhận

định, “lý luận vẫn chưa giải đáp được... mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và
chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” [37, tr.69]. Do vậy, Đại hội lần

thứ X của đảng ta năm 2006, khắng định:

chúng ta thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự

chủ, hồ bình, họp tác và phát triển; chính sách đổi ngoại rộng mở,
đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam là bạn,


8
đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích
cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực [37, tr.3 8].

Đồng thời, Đảng ta đã nhấn mạnh việc “Xây dựng nền kinh tế độc lập
tự chủ phải đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng và nâng cao

hiệu quả kinh tế đối ngoại, kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng

họp để phát triển đất nước” [34, tr.25-26].

Như vậy, trong bối cảnh mới đòi hỏi một cách cấp thiết phải có sự rà
sốt thận trọng cơ sở lý luận về độc lập tự chủ, đánh giá kỹ lưỡng các bài học
thực tiễn trong nước và thế giới, dự báo chính xác các xu hướng quốc tế và

tác động của chúng đối với Việt Nam, từ đó đề xuất những điều chỉnh, bổ
sung cần thiết để thực hiện thắng lợi đường lối độc lập tự chủ của Đảng,

không ngừng nâng cao vị thế và sức mạnh quốc gia, đưa đất nước phát triển
nhanh và bền vững trong giai đoạn 2010 - 2020.
* Quan niệm vể nển kinh tế độc lập tự chủ của các nhà nghiên cứu

khoa học
Đen nay có một số nhà nghiên cứu đã đưa ra các quan điểm khác nhau

về nền kinh tế độc lập tự chủ, song nhìn chung đều thống nhất ở những nội

dung cơ bản:
Một là, nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế có thể tự thân vận

động, không bị chi phối hay lệ thuộc vào nước khác, người khác, hoặc vào một
tổ chức kinh tế nào đó về đường lối, chính sách phát triển kinh tế. Sử dụng và

phát huy được nội, ngoại lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Hai là, nên kinh tế có khả năng đối phó và đúng vững trước những

thách thức, tác động tiêu cực từ bên ngoài (khu vực và thế giới).
Ba là, độc lập tự chủ về kinh tế luôn được đặt trong mối quan hệ biện

chứng với độc lập tự chủ về chính trị, văn hoá, xã hội và các mặt khác tạo
thành sức mạnh tổng hợp quốc gia [1, tr.47]; [44, tr.7J.
Ngồi ra, cịn có một số tác giả chỉ rõ rằng:


9
độc lập tự chủ vê kinh tê là phải độc lập tự chủ trong việc

hoạch định đường lối, chiến lược, qui hoạch, kế hoạch; độc lập tự
chủ trong sử dụng các giải pháp; huy động các nguồn lực để phát

triến nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập với nền kinh tế thể
giới, chú động, tích cực tham gia vào sự giao lưu, hợp tác, phân

công lao động quốc tế và trên cơ sở phát huy tốt nhất nội lực và lợi
thế so sánh của quốc gia trong tham gia hợp tác, phân công lao động
quôc tế nhằm tranh thủ ngoại lực để phát triển và cạnh tranh quốc tế


có hiệu quả [47, tr.75].
Từ việc nêu ra quan niệm về nền kinh tế độc lập tự chủ, các tác giả đã

cho răng, nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện hiện nay có những đặc
trưng: “Trước hết, và quan trọng nhất là phải đảm bảo lợi ích phát triển của

qc gia ở mức cao nhât có thê được; Thứ hai, sức cạnh tranh của nền kinh tế
phải được cải thiện và tăng dần; Thứ ba, có khả năng úng phó có hiệu quả với

những chấn động chính trị, kinh tế, xã hội bên ngoài” [1, tr.48-49]; [70, tr.52-53].
1.2. VẤN ĐÈ VAI TRÒ CỦA NHÃ NƯỚC

Nghiên cứu về vai trị của nhà nước đã có một số cơng trình tiêu biểu
như: “Cơ chê thị trường và vai trị nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam’'’, của

tác giả Lương Xuân Quỳ, Nxb Thống kê, Hà Nội, năm 1994; ‘Tác động của
nhà nước nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện

đại hố ở nước ta hiện nay”, của tác giả Nguyễn Cúc (Chủ biên), Nxb Chính

trị qc gia, Hà Nội, năm 1997; Luận án thạc sĩ khoa học Chính trị “Vai trị
của nhà nước đổi với sự phát triển ở một sổ nước ASEAN”, của tác giả
Ngun Văn Bình, năm 1998; “Vai trị của nhà nước trong nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ”, của tác giả Chu Văn cấp,

tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 9, năm 2000; Luận án tiến sĩ Triết học “Vai trò

định hướng xã hội chủ nghĩa của nhà nước đổi với sự phát triển nền kinh tế
Việt Nam hiện nay”, của Lê Thị Hồng, năm 2001; Luận văn thạc sĩ Kinh tế



10

“ Vai trò của nhà nước Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”, của Quách
Công Sơn, năm 2003; “Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội
của nước ta trong những năm qua”, của Phương Ngọc Thạch, tạp chí Phát
triển kinh tế, tháng 5, năm 2.005; “Một sổ cách tiếp cận mới về vai trị nhà

nước trong cung cấp hàng hố và dịch vụ cơng”, của tác giả Vũ Thanh Sơn,
tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 326, tháng 7/2005; Đề tài luận văn thạc sĩ Kinh

tê “Vai trò kinh tế của nhà nước trong bổi cảnh tồn cầu hố và hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Thuỳ Anh, năm 2006;

Luận văn thạc sĩ Triết học “Vai trò của nhà nước đổi với sự phát triển kinh tế

trong quá trình hội nhập kinh tế quổc tế ở Việt Nam hiện nay”, của tác giả
Ngô Thị Tân Hương, năm 2007; Đề tài “Vai trò của nhà nước trong quá trình
hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam” mã số: KT.06.01,

do Nguyễn Thùy Anh, Lê Vân Anh chủ trì, năm 2007...

Trên cơ sở nêu lên sự cần thiết của việc chuyển đổi nền kinh tế nước ta vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, tác giả Lương Xuân Quỳ

cho rằng vai trò của nhà nước cần được làm sáng tỏ là: “Nhà nước can thiệp điều

tiết, điều khiển hay quản lý nền kinh tế hay quản lý kinh tế; Nhà nước Việt Nam
cân phải làm gì đê hồn thành chức năng quản lý nền kinh tế thị trường; những

cong cụ nao có thê và cân phải được sử dụng đê nhà nước hoàn thành được chức

năng quản lý điều khiển nền kinh tế” [89, tr.l 18-119],
Từ việc trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc chuyển dịch cơ cấu

kinh tê theo hướng CNH, HĐH ở nước ta hiện nay, các tác giả cuốn “Tác
động của nhà nước nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở nước ta”, đã chỉ ra sự tác động của nhà nước đối với quá

trinh chuyên dịch cơ cau kinh tê theo hướng CNH, HĐH; kinh nghiệm tác
động kinh tế của một số nước công nghiệp mới ở châu Á (NICs) trong việc

chuyên dịch cơ câu kinh tê; thực trạng tác động kinh tế của nhà nước đối với

viẹc chuyên dịch cơ câu kinh tê ở nước ta trong những năm qua; đổi mới,


11
hồn thiện các chính sách cơng cụ kinh tế của nhà nước nhằm chuyến dịch cơ

cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH [16, tr.43-119].
Từ góc độ khoa học Chính trị, tác giả Nguyễn Văn Bình đã khái quát

về nhà nước và khẳng định nhà nước - yếu tổ rường cột trong hệ thống chính
trị; phân tích và chứng minh vai trị tích cực của nhà nước trong việc tạo ra

mơi trường chính trị và một hệ thống chính sách để phát triển kinh tế - xã hội
và các cơ hội cho sự phát triến con người ở các nước ASEAN5; trình bày
những khó khăn trong q trình phát triển của các dân tộc ASEAN5 do hạn


chê của bản chất nhà nước tư sản của nó. Trên cơ sở đó, làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận và thực tiễn đối với việc xây dựng Nhà nước Việt Nam hiện
nay. ơ đây, tác giả đã có đóng góp trong việc vạch rõ vai trị của nhà nước
trong việc tạo ra mơi trường chính trị cho sự phát triển của các nước ASEAN5
và khắng định các nhà nước ASEAN5 hiện nay hoạt động, trước hết vì lợi ích

của giai cấp tư sản, nhưng là giai cấp tư sản đang lên ở Đông Nam Á. Vì lợi

ích của giai cấp này cịn đang phù hợp với lợi ích của các quốc gia, dân tộc
ấy. Từ đó, so sánh và tìm ra những gợi mở cho việc xây dựng Nhà nước

XHCN ở Việt Nam hiện nay [8, tr.26-43].
Tác giả Chu Vãn cấp đã phân tích cơ sở để khẳng định vai trị của nhà
nước trong nền KTTT, nền KTTT không phải là một hệ thống được tổ chức

một cách hồn hảo, khơng có những vấn đề phức tạp và nan giải. Tác giả đã

chỉ ra cơ chế thị trường với 5 mặt hạn chế, khuyết tật. Vậy để khắc phục hạn
chế, khuyết tật của cơ chế thị trường cần có sự can thiệp của nhà nước. Vai
trò của nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN là:
Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho các cá nhân,

doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoạt động; nhà nước tạo
môi trường kinh tế - xã hội ổn định bằng cách xây dựng kết cấu hạ

tầng sản xuất; nhà nước soạn thảo kế hoạch, quy hoạch, các chương
trình phát triến kinh tế - xã hội và ban hành các chính sách để hướng


12


dẫn các chủ thế thị trường thực hiện các kế hoạch, quy hoạch và
chương trình đó [12, tr. 37-38].

Từ việc phân tích tính tất yếu khách quan của việc chuyển sang nền

kinh tế thị trường ở nước ta và những xu hướng phát triển của KTTT, tác giả

Lê Thị Hồng đã phân tích vai trị của nhà nước trong q trình phát triển kinh
tế nói chung, trong q trình xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng
XHCN ở Việt Nam nói riêng. “Nhà nước - nhân tố chính trị cơ bản trực tiếp định

hướng XHCN sự phát triển nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay” [56, tr.77-80]. Nội
dung cơ bản trong hoạt động của nhà nước nhằm giữ vũng định hướng XHCN

đôi với nền KTTT ở nước ta hiện nay, theo tác giả là nhà nước xây dựng và
bảo vệ những cơ sở kinh tế cho CNXH bằng việc phát triển lực lượng sản
xuất, xây dựng quan hệ sản xuất mới; tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát
triển xã hội... [56, tr.80 - 90].

Tác giả Quách Công Sơn đã hệ thống nhũng vấn đề lý luận chủ yếu,

nhằm chứng minh vai trò của nhà nước khi hội nhập kinh tế quốc tế là cần
thiết và cấp bách. Bởi lẽ, hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế tồn cầu hố,

nền kinh tế nước ta chịu sự chi phối, tác động của tồn cầu hố kinh tế và hội
nhập trên tất cả các phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội; nền kinh
tế đứng trước cả những thách thức và cả những cơ hội; có những thuận lợi và

khó khăn trong sự phát triển. Điều đó, địi hỏi nhà nước phải phát huy vai trị

của mình, điều tiết dẫn dắt nền kinh tế nhằm khai thác tối đa những lợi thế và
giảm thiểu những tác động tiêu cực của tồn cầu hố và hội nhập đem lại,
đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững [93, tr.15-16]. Vai trò của nhà

nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, theo tác giả bao gồm các nội dung: “Ổn
định chính trị - kinh tế - xã hội; nhà nước tạo môi trường pháp lý phù hợp với

luật pháp và thông lệ quốc tế; nhà nước tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho
hội nhập; nhà nước sử dụng các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế; nhà nước

hỗ trợ các doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế” [93, tr.23-36].


13
Tác giả Phương Ngọc Thạch đã cho rằng, ở nước ta trong quá trình
chuyến đối nền kinh tế quan liêu bao cấp sang KTTT, nhà nước phải có
những chủ trương chính sách đúng đắn. Hơn nữa, những thành tựu và hạn chế
về kinh tế - xã hội của nước ta trong thời gian qua chủ yếu phụ thuộc vào

những chính sách và cơ chế quản lý của nhà nước. Song “nhiều chính sách
nhà nước đưa ra khơng sát thực tế, khơng ít văn bản mâu thuẫn chồng chéo,

nhiều văn bản vừa ban hành đã phải sửa đối, bố sung, gây khó khăn cho

việc vận dụng thực thi... Các chủ trương đưa ra thì nhiều, nhưng thực tế
cách làm, cơ chế chính sách lại khơng phù hợp, nhiều khi cịn hạn chế”.
Theo tác giả, chủ trương đúng nhưng chưa đủ mà cần phải có chính sách
tốt và lấy dân làm gốc. Vì vậy, cần quan tâm đến những chính sách chủ yếu

tác động đến tăng trưởng cao và bền vững nền kinh tể của nước ta như:


“chủ trương tăng trưởng cao; chính sách thu hút đầu tư nước ngồi; chính
sách thu hút ODA; chính sách đất đai nhà ở; chính sách thương mại; chính
sách giá; chính sách khoa học cơng nghệ; chính sách giáo dục; chính sách y
tế; chính sách xố đói giảm nghèo” [101, tr. 14-17].
Tác giả Vũ Thanh Sơn cho rằng, nhà nước đóng vai trị quan trọng trong

việc cung cấp hàng hố và dịch vụ cơng, song những vấn đề đặt ra hiện nay là
liệu cấu trúc nhà nước theo kiếu hành chính quan liêu có thích hợp cho việc đáp

ứng tốt nhu cầu công dân, hay cần phải có cách tiếp cận mới về nhà nước trong
tố chức và cung ứng hàng hố và dịch vụ cơng? Bài viết đã luận giải thêm một

số điếm để góp phần trả lời cho câu hỏi đặt ra là: một số cách tiếp cận về nhà
nước hiện đại để đảm bảo nhu cầu hàng hố và dịch vụ cơng, với các nội dung

như: “Nhà nước có tinh thần kinh doanh; nhà nước theo tinh thần cạnh tranh;

nhà nước của cộng đồng”. Trên cơ sở đó, tác giả đã liên hệ với thực tiễn ở Việt

Nam trong việc nhận thức đúng đắn về chức năng phục vụ của nhà nước; môi
trường cạnh tranh trong khu vực cơng; thúc đấy q trình xã hội hố trong cung

cấp dịch vụ cơng; tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào hoạch định chính
sách và bảo đảm chất lượng hàng hoá và dịch vụ công [94, tr.32-39].


14
Tác giả Nguyễn Thuỳ Anh phân tích vai trị kinh tế của nhà nước trong


bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đó là “Xây dựng và hoàn
thiện hệ thống thể chế cho hội nhập; kiểm sốt vĩ mơ, thúc đẩy tăng trưởng;
cải cách, tự do hố thương mại; thu hút đầu tư nước ngồi” [2, tr.59-82].

Từ góc độ triết học tác giả Ngơ Thị Tân Hương đã phân tích vai trị của nhà
nước trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay. Nhà nước ở

đây với tư cách là chủ thể tổ chức, thực hiện đường lối hội nhập kinh tế quốc tế

của Đảng cộng sản Việt Nam. Đồng thời, cùng với các chủ the khác, nhà nước

trực tiếp tham gia vào q trình hội nhập, do đó nhà nước phải đối mới về nhận
thức, tổ chức, hoạt động như thế nào nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế ở nước ta thành công, thúc đẩy nền KTTT định hưóng XHCN phát triển

một cách bền vững. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhà nước có vai trị:

Thứ nhất, on định về chính trị - xã hội. Đây là điều kiện tiên
quyết đế thực hiện quá trình cam kết, mở cửa hội nhập kinh tế quốc
tế; Thứ hai, nhà nước tạo môi trường pháp lý phù hợp với luật pháp

và thông lệ quốc tế. Đây là nội dung quan trọng đế phát huy đầy đủ

vai trò của nhà nước, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về kinh tế
trong quá trình hội nhập; Thứ ba, nhà nước tạo môi trường kinh tế

thuận lợi cho hội nhập. Nội dung này thể hiện ở nhiều mức độ và
phạm vi khác nhau, liên quan đến nhiều yếu tố của nền kinh tế từ

sản xuất đến phân phổi, trao đổi, tiêu dùng, bao gồm các chức năng

kinh tế khác nhau; Thứ tư, nhà nước sử dụng các công cụ điều tiết vĩ

mô nền kinh tế; Thứ năm, nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp trong
hội nhập kinh tế [58, tr. 40-48].

Các tác giả của đề tài “Thỉ trò của nhà nước trong quá trình hội nhập tố

chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam” đã phân tích vai trị kinh tế của
nhà nước nói chung trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế,

phân tích, đánh giá vai trị kinh tế của nhà nước trong quá trình hội nhập Tổ chức

Thương mại thế giới (WTO). Ớ đây, đề tài nghiên cứu ở góc độ kinh tế và chủ


15

yếu tập trung nghiên cứu vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh tồn cầu

hố kế từ nhũng năm 1980, vai trò kinh tế của Nhà nước Việt Nam trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đa phương

hố, đa dạng hoá quan hệ kinh tế quốc tế từ năm 1991 đến nay, đặc biệt trong
điều kiện nước ta hội nhập Tố chức Thương mại thế giới (WTO) [3, tr.41 -103].

Như vậy, ở đề tài này, các tác giả chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích,
đánh giá làm rõ vai trị kinh tế của nhà nước nói chung và vai trị kinh tế của
nhà nước Việt Nam nói riêng dưới góc độ kinh tế. Cịn việc xem xét, phân

tích, đánh giá vai trị của nhà nước ở khía cạnh chính trị, văn hố, xã hội đề


tài này khơng đề cập tới.
Tác giả Phan Anh Hồng đã khắng định, do đặc tính của thị trường là

lợi nhuận, nên thị trường điều tiết tất cả các hoạt động cung cấp hàng hoá và

dịch vụ có mục đích lợi nhuận hoặc nhằm lợi ích riêng cho bản thân các cá
nhân và tố chức tham gia vào các hoạt động của thị trường. Bản thân thị
trường không tự điều chỉnh những tồn tại, thất bại, yếu kém do chính nó gây

ra. Vì vậy, nhà nước có vai trị điều tiết nhằm giảm thiếu một cách tối đa

những yếu kém, thất bại đó.

Ớ đây, tác giả trình bày vai trị của nhà nước được thế hiện với 6 nội dung:
Vai trò của nhà nước trong xây dựng cơ sở hạ tầng và on định

nền kinh tế vĩ mơ; vai trị của nhà nước đối với việc điều tiết các yếu
tố ngoại vi; trong việc đảm bảo công bằng, trật tự xã hội; trong việc

đảm bảo cạnh tranh và chống độc quyền; trong việc đảm bảo phúc

lợi xã hội; đối với chính sách tài chính tiền tệ [57, tr.4-6].
Tác giả Vũ Văn Hiền đã phân tích một cách biện chứng, sâu sắc
nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay. Cuộc khủng hoảng

bắt nguồn từ một điều cốt lõi, quan trọng nhất là do nhận thức và thực hiện sai
lệch vai trò của nhà nước trong KTTT. Chính phủ các nước đã xử lý sai lầm
quan hệ giữa nhà nước và thị trường, buông lỏng sự quản lý và giám sát điều



16
hành của nhà nước. Tác giả đã đưa ra một số dẫn chứng, chứng minh thực tế

các nền kinh tế càng nhiều nhân tố nhà nước thì ít chịu thiệt hại, ngược lại các
nền kinh tế càng ít nhân tố nhà nước thì tốn hại càng nặng nề. Chang hạn, như

Trung Quốc nền kinh tế được điều hành quản lý chặt chẽ và hiệu quả nên bị
ảnh hưởng ít nhất (dự báo tăng trưởng kinh tế trong khoảng 8,5%).

Sau khi phân tích, đánh giá tình hình ứng phó với cuộc khủng hoảng tài

chính tồn cầu của nhiều nước phù họp với thực tiễn Việt Nam, tác giả cho
rằng, thông qua cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu chúng ta có thế rút ra

được những bài học bổ ích:

Một là, cần nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa

nhà nước và thị trường; hai là, mơ hình kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan, cần khơng ngùng

hồn thiện; ba là, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu khơng chỉ đưa

tới hậu quả, thách thức to lớn, mà còn tạo ra cơ hội mới cho mỗi nền
kinh tế. Đặc biệt, cần nhân cơ hội này cấu trúc lại cân bằng giữa nội

lực và ngoại lực, phải coi nội lực là nhân tố quyết định [46, tr.1-2].

Tài liệu khai thác mạng, bài viết về “Vai trò của nhà nước đoi với quá


trĩnh chuyển dịch cơ cấu kỉnh tế theo hướng công nghiệp hoá ở nước ta”, đã
đê cập đên vân đê quản lý nhà nước nhằm chuyến dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH, HĐH là quá trình vận hành cơ chế quản lý kinh tế phù họp với

điều kiện kinh tế - xã hội, phù họp với các quy luật kinh tế khác tác động vào

hệ thống kinh tế làm biến đổi về lượng, thay đổi mối quan hệ về chất của các

bộ phận họp thành hệ thống CNH, HĐH. Vai trị quản lý nhà nước đối với

q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trước hết là việc xoá bỏ điều kiện cho thị
trường phát triển, nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ
câu kinh tế thông qua đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng vật chất, và đồng thời

nhà nước kiếm soát những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Như vậy, để
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng CNH, HĐH, nhà nước phải


17
sử dụng cơ chế thị trường như một công cụ hữu hiệu, chủ yếu đế chuyến dịch

cơ cấu kinh tế, đồng thời sửa chữa các khuyết tật của thị trường, cũng như

định hướng, kiếm soát nền kinh tế bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,

công cụ điều hành kinh tế vĩ mô [113].
Tác giả Lê Nguyễn Hương Trinh đã cho rằng, cuộc chuyến đối từ nền

kinh tế chỉ huy sang nền KTTT địi hỏi khơng chỉ cải cách kinh tế mà cả cải

cách chính trị. Chính vì vậy mà cải cách chính sách nhà nước trở thành vấn đề
cấp thiết ở tất cả các nước đang thực hiện sự chuyển đổi thể chế kinh tế. Bởi

lẽ, lịch sử đã chứng minh, các nền KTTT thành công nhất đều không thể phát
triển một cách tự phát nếu thiếu sự can thiệp hỗ trợ của nhà nước. Các nền
KTTT nguyên thuỷ dựa trên cơ sở sản xuất và trao đối giản đơn có thế hoạt

động hiệu quả mà khơng cần có sự can thiệp của nhà nước. Nhưng trong nền
kinh tế thị trường, dưới tác động bên ngoài ngày càng phức tạp,vì vậy muốn
cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả thì sự can thiệp của nhà nước là một tất

yếu. Vai trò của nhà nước trong nền KTTT theo tác giả được thể hiện trong

các lĩnh vực: “quốc phòng và trong việc sản xuất, tiêu dùng các hàng hố
cơng cộng; đối với các yếu tố ngoại vi; trong việc tạo dựng bộ khung xã hội
và pháp luật; trong chính sách cạnh tranh; đối với vấn đề thu nhập và phúc
lợi; trong các chính sách tài chính và tiền tệ” [105, tr.1-5].

Tác giả Phạm Ngọc Quang tập trung làm rõ vai trò của nhà nước trong

nên KTTT định hướng XHCN. Vai trò của nhà nước được thể hiện ở việc ưu
tiên bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và coi đó là một

vấn đề có tính ngun tắc. Nhà nước cần có cơ chế, chính sách để bảo đảm sự
ưu tiên đó, thể hiện trên các lĩnh vực cơ bản: sở hữu; quản lý; phân phối; công
băng xã hội; tăng phúc lợi xã hội. Đổ làm được những việc đó, nhà nước phải

tạo lập được khung khổ pháp lý tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất, kinh

doanh diễn ra hiệu quả; tạo lập môi trường cho thị trường phát triển (kết cấu

hạ tâng kinh tê); định hướng nên kinh tế qua các công cụ gián tiếp là các


18

chính sách kinh tể, chính sách tài chính - tiền tệ, chính sách thu nhập và việc
làm, chính sách đầu tư... Tuy nhiên, theo tác giả việc phát huy vai trò của nhà

nước đối với sự phát triến nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay
cũng cịn có nhũng hạn chế nhất định như: thể chế KTTT định hướng XHCN

chưa được xây dựng đồng bộ, vận hành suôn sẻ; quản lý nhà nước về kinh tế còn

nhiều bất cập; chưa có giải pháp mang tầm đột phá đế kinh tế nhà nước thực sự
hồn thành tốt vai trị chủ đạo trong nền kinh tể; kinh tế tập thể cịn yếu kém...
Vì vậy, đe nâng cao hon nữa vai trò của nhà nước đối với việc phát

triển KTTT định hướng XHCN ở nước hiện nay cần quan tâm đến việc sớm
hoàn thiện thế chế của nền KTTT, nhất là hệ thống pháp luật về sở hữu; phân
định rạch ròi chức năng quản lý hành chính nhà nước đối với kinh tế và quản

lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; cải cách thể chế xây dụng chính

sách, tích cực đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và các tệ nạn khác trong

bộ máy nhà nước [91, tr.7-12].
Như vậy, có the nói vai trị của nhà nước đã được các tác giả nghiên

cứu dựa trên nhũng góc độ khác nhau về chính trị, kinh tế, triết học. Ở mỗi
khía cạnh nghiên cứu, các tác giả đã chỉ ra vai trò của nhà nước trong các lĩnh


vực cụ thế như: vai trò nhà nước trong cơ chế thị trường, trong việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế; cung cấp hàng hóa dịch vụ công; trong việc hội nhập kinh
tê quôc tế; gia nhập Tố chức Thương mại WTO, đến vai trò của nhà nước
trong lĩnh vực chung là sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Song, khái

quát lại, các tác giả có một số quan điểm chung về vai trị của nhà nước, đó là:

Nhà nước tạo mơi trường kinh tế - xã hội ổn định bằng cách xây dựng

kết cấu hạ tầng sản xuất; nhà nước soạn thảo kế hoạch, quy hoạch, các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội và ban hành các chính sách để hướng

dẫn các chủ thể kinh tế thực hiện các kế hoạch, quy hoạch và chương trình đó;

nhà nước ban hành pháp luật, nhất là luật kinh tế, tạo ra mơi trường pháp lý an
tồn, thuận lợi cho các chủ thể kinh tế hoạt động.


19

Tiểu kết chương 1
Những vấn đề liên quan tới vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh

tế ở nước ta đã được các nhà nghiên cứu tiếp cận và giải quyết ở nhiều phương
diện khác nhau. Hầu hết, các cơng trình nghiên cứu đó đã góp phần làm sáng tỏ

vai trò của nhà nước đối với sự phát triến kinh tế trong hoàn cảnh cụ thể ở nước
ta. Nêu lên thực trạng vai trò của nhà nước nói chung và nhà nước ta nói riêng
trong việc phát triến kinh tể đất nước, trên cơ sở đó đưa ra quan điểm, phương


hướng và một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nhà nước đối với sự phát
triển kinh tế ở nước ta. Đặc biệt, nhũng năm gần đây đã có một số cơng trình

nghiên cứu về nền kinh tế độc lập tự chủ, vai trò của nhà nước trong nền KTTT,

vai trò của nhà nước trong việc hội nhập kinh tế quốc tế... ở nước ta.

Có thế nói, tuỳ thuộc vào chủ đích của các chủ thể nghiên cứu nên mỗi
cơng trình có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn khác nhau. Những công trình
nghiên cứu của các tác giả nói trên cũng nằm trong số những vấn đề có liên

quan đến đề tài luận án. Những cơng trình khoa học đó rất phong phú, có giá
trị khác nhau và đáng được trân trọng. Tuy vậy, vai trò của nhà nước trong

việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay được nghiên cứu ở góc độ triết học là một vấn đề

phức tạp và mới mẻ. Vì vậy, việc phân tích làm sáng tỏ vấn đề này ở nước ta

hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vơ cùng cần thiết.
Đe thực hiện luận án, tác giả tiếp thu, kế thừa có chọn lọc một số quan điểm,

quan niệm, tư tưởng trong những cơng trình khoa học có liên quan đến đề tài.
Trên cơ sở kết quả của các nhà nghiên cứu, trong luận án này, tác giả

luận án đã làm rõ thêm một số nội dung sau:
- Làm sáng tỏ thêm quan niệm về nền kinh tế độc lập tự chủ.
- Làm sáng tỏ luận cứ khoa học về vai trò của nhà nước đối với việc


xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

hiện nay.


20

- Phân tích đế thấy rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra về vai trò của

Nhà nước đối với việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập tự chủ trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

- Đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu, nhằm phát huy vai
trò của Nhà nước ta đối với việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong

điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.


×