Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Bài mẫu 3 vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.67 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO
TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC ............................................. 2
1. Giới thiệu về phép biện chứng duy vật ..................................................... 2
1.1. Khái niệm .................................................................................................. 2
1.2. Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng ............................................. 3
1.3. Các cặp phạm trù cơ bàn cùa phép biện chứng duy vật ........................... 7
1.4. Một số quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật .............................. 9
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG, ĐÀO TẠO
TẠI BỆNH VIỆN HUYỆN NHÀ BÈ ................................................................ 12
1. Giới thiệu tổng quan về Bệnh viện huyện Nhà Bè................................. 12
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................. 12
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh .............................................. 13
1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy ............................................................................. 14
1.4. Quy trình tuyển dụng của Bệnh viện huyện Nhà Bè. ............................. 15
1.5. Quy trình đào tạo của bệnh viện huyện Nhà Bè. .................................... 16
2. Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn tuyển dụng, đào tạo
nhân sự ............................................................................................................. 18
2.1. Triết lý tuyển dụng của Bệnh viện huyện Nhà Bè trên cơ sở phép biện
chứng duy vật của Triết học .......................................................................... 18
2.2. Triết lý đào tạo của Bệnh viện huyện Nhà Bè trên cơ sở phép biện chứng
duy vật của Triết học: .................................................................................... 21
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ...................................................... 23
1. Kết luận ..................................................................................................... 23
2. Kiến nghị ................................................................................................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
Nhân sự hay nhân lực là đối tượng cực kỳ quan trọng góp phần tạo nên sự thành


cơng của bệnh viện, dưới góc độ lao động, họ là người lao động làm việc cho người
sử dụng lao động. Với sự phát triển của kinh tế – xã hội, đòi hỏi các bệnh viện
ngày càng phải tuyển dụng được đội ngũ nhân lực có tri thức cao và kỹ năng hoàn
thiện.
Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của nghệ thuật tuyển dụng, thậm chí có
những đơn vị chỉ chun đi tuyển dụng cho các đơn vị sử dụng lao động, nhất là
lao động chất lượng cao gọi là đơn vị săn đầu người (headhunter) đặt ra thách thức
cho đội ngũ tuyển dụng tại phòng Tổ chức của bất kỳ Bệnh viện cơng lập nào.
Bệnh viện có thể chọn được người có tiềm năng nhất trong tất cả các ứng viên nộp
hồ sơ hay không, làm sao để tuyển dụng được nhân sự sát với nhu cầu thực tế, làm
sao để đào tạo nhân sự đi đúng với năng khiếu, sở trường của nhân viên, làm sao
để giữ chân nhân sự sau khi đào tạo. Đó là loạt các câu hỏi làm sao, làm như thế
nào được đặt ra đối với người làm công tác tuyển dụng và đào tạo nhân sự tại đơn
vị cần có phương pháp giải và lời giải đáp chính xác.
Để tuyển dụng được nhân sự tốt, tạo tiền đề cho sự phát triển của đơn vị đòi
hỏi bộ phận tuyển dụng phải nắm chắc những quy luật, nguyên lý chung của sự
vật, hiện tượng trong cuộc sống nhắm phán đốn đúng và có hành vi phù hợp trong
tuyển dụng. Nó khơng chỉ chi tiết, riêng biệt như là một cuốn sách đắc nhân tâm
mà bao quát, chi phối toàn bộ hoạt động của cuộc sống hiện nay. Đó chính là việc
hiểu và áp dụng nhuần nhuyễn phép biện chứng duy vật vào thực tiễn tuyển dụng,
đào tạo nhân sự. Đây chính là lý do em chọn đề tài này để phân tích quy trình tuyển
dụng và đào tạo tại đơn vị, xem xét nó dưới góc nhìn duy vật biện chứng, đánh giá
việc tuyển dụng và đào tạo tại Bệnh viện huyện Nhà Bè đã tuân theo các nguyên
lý, quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật hay chưa. Từ đó đưa ra những đề
xuất, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tuyển dụng và đào tạo tại đơn vị, góp
một phần và cơng cuộc thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân của Bệnh
viện huyện Nhà Bè.

1



CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO
TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC
1. Giới thiệu về phép biện chứng duy vật
1.1. Khái niệm
Thuật ngữ "biện chứng" có gốc từ tiếng Hy Lạp là dialektica (với nghĩa là nghệ
thuật đàm thoại, tranh luận). Theo nghĩa này, biện chứng là nghệ thuật tranh luận
nhằm tìm ra chân lý bằng cách phát hiện các mâu thuẫn trong lập luận của đối
phương và nghệ thuật bảo vệ những lập luận của mình. Người Hy Lạp cổ đại cho
rằng, đã là tri thức đúng thì khơng thể có mâu thuẫn trong tri thức đó và q trình
đi tới chân lý là quá trình giải quyết những mâu thuẫn trong lập luận.
Trong triết học Mác, thuật ngữ "biện chứng" được dùng đối lập với "siêu hình".
Đó là lý luận đồng thời là phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái liên hệ, tác
động qua lại lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau và trong q trình vận động, phát triển
khơng ngừng. Phương pháp đó khơng chỉ thấy những sự vật cá biệt, mà còn thấy
mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng; không chỉ thấy sự tồn tại của sự vật, mà còn
thấy cả sự sinh thành và tiêu vong của sự vật; không chỉ thấy trạng thái tĩnh, mà
cồn thấy cả trạng thái động của sự vật; không chỉ thấy "cây" mà còn thấy cả "rừng".
Theo Ph.Ăngghen, phương pháp biện chứng "xem xét những sự vật và những phản
ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong
sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng". Phương pháp
đó mềm dẻo, linh hoạt, thừa nhận trong những trường hợp nhất định, bên cạnh cái
"hoặc là... hoặc là", còn có "cả cái này lẫn cái kia" nữa.
Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật
với phương pháp biện chứng; giữa lý luận nhận thức với logic biện chứng. Sự ra
đời của phép biện chứng duy vật là cuộc cách mạng trong phương pháp tư duy triết
học; là phương pháp tư duy khác về chất so với các phương pháp tư duy trưởc đó;
là "phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh
của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự
ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng"

Phép biện chứng duy vật có khả năng đem lại cho con người tính tự giác cao
trong mọi hoạt động. Mỗi luận điểm của phép biện chứng duy vật là kết quả của
sự nghiên cứu rút ra từ giới tự nhiên, cũng như lịch sử xã hội loài người. Mỗi
nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng đều được khối quát và luận giải
trên cơ sở khoa học. Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật đã đưa phép biện
chứng từ tự phát đến tự giác.
2


1.2. Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng
Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật là hai ngun lý cơ bản và đóng
vai trị xương sống trong phép duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin khi
xem xét, kiến giải sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên
cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ
biến phản ánh hiện thực khách quan. Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Hai nguyên
lý cơ bản gồm:
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện
tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng
lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện
tượng trong thế giới. Nguyên lý này biểu hiện thông qua sáu cặp phạm trù cơ bản.
Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong trong đó khi xem xét
sự vật, hiện tượng khách quan phải ln đặt chúng vào q trình ln ln vận
động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật). Nguyên lý này biểu hiện thông qua
ba quy luật cơ bản.
1.2.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Khái niệm liên hệ. Trong khi cùng tồn tại, các đối tượng luôn tương tác với
nhau, qua đó thể hiện các thuộc tính và bộc lộ bản chất bên trong, khẳng định mình
là những đối tượng thực tồn. Sự thay đổi các tương tác tất yếu làm đối tượng, các

thuộc tính của nó thay đổi, và trong điều kiện có thể cịn làm nó biến mất, chuyển
hóa thành đối tượng khác. Sự tồn tại của đối tượng, sự hiện hữu các thuộc tính của
nó phụ thuộc vào các tương tác giữa nó với các đối tượng khác, chứng tỏ rằng, đối
tượng có liên hệ với các đối tượng khác. Nhưng thế nào là mối liên hệ?
“Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương
hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng
hoặc giữa các đối tượng với nhau. Liên hệ là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự
thay đổi của một trong số chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi. Ngược lại,
cô lập (tách rời) là trạng thái của các đối tượng, khi sự thay đổi của đối tượng này
khơng ảnh hưởng gì đến các đối tượng khác, không làm chúng thay đổi.
Liên hệ và cô lập hồn tồn khơng có nghĩa là, một số đối tượng ln liên hệ,
cịn những đối tượng khác lại chỉ cô lập. Trong các trường hợp liên hệ xét ở trên
vẫn có sự cơ lập, cũng như ở các trường hợp cơ lập vẫn có mối liên hệ qua lại.
Trong thế giới mọi đối tượng đều trong trạng thái vừa cô lập vừa liên hệ với nhau.
Chúng liên hệ với nhau ở một số khía cạnh, và khơng liên hệ với nhau ở những
khía cạnh khác, trong chúng có cả những biến đổi khiến các đối tượng khác thay
đổi, lẫn những biến đổi không làm các đối tượng khác thay đổi. Như vậy, liên hệ
và cô lập thống nhất với nhau mà ví dụ điển hình là quan hệ giữa cơ thể sống và
3


mơi trường. Cơ thể sống gắn bó với mơi trường nhưng đồng thời cũng tách biệt
với nó, có tính độc lập tương đối.
Khi quan niệm về sự liên hệ được mở rộng sang cho cả giữa các đối tượng tinh
thần và giữa chúng vốn thuộc chủ thể với các đối tượng khách quan thì sẽ có quan
niệm về mối liên hệ phổ biến. Có rất nhiều loại liên hệ, trong đó có loại liên hệ
chung, là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng, loại liên hệ này được gọi là
liên hệ phổ biến. Thế giới không phải là thể hỗn loạn các đối tượng, mà là hệ thống
các liên hệ đối tượng. Như vậy, chính tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở
cho mọi liên hệ. Nhờ sự thống nhất đó các đối tượng khơng thể tồn tại cô lập, mà

luôn tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau.
Trong phép biện chứng duy vật, mối liên hệ phổ biến dùng để khái quát mối
liên hệ, sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay
giữa các mặt, các giai đoạn phát triển của một sự vật, hiện tượng. Cơ sở các mối
liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới, theo đó, các sự vật, hiện
tượng trong thế giới dù có đa dạng, có khác nhau đến thế nào đi chăng nữa, thì
cũng chỉ là những dạng cụ thể khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất.
Các mối liên hệ có tính khách quan, phổ biến và đa dạng, chúng giữ những vai
trò khác nhau quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Trong hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn, khơng nên tuyệt đối hóa mối liên hệ nào
và cũng không nên tách rời mối liên hệ này khỏi các mối liên hệ khác bởi trên thực
tế, các mối liên hệ còn phải được nghiên cứu cụ thể trong sự biến đổi và phát triển
của chúng.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát bức tranh toàn cảnh về thế giới
trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng của nó. Tính vơ
hạn của thế giới khách quan, tính có hạn của sự vật, hiện tượng trong thế giới đó
chỉ có thể giải thích được trong mối liên hệ phổ biến và được quy định bằng nhiều
mối liên hệ có hình thức, vai trò khác nhau. Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến,
con người rút ra được những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo hoạt động nhận thức
và hoạt động thực tiễn.
Tính chất của mối liên hệ phổ biến: Phép biện chứng duy vật khẳng định tính
khách quan của các mối liên hệ, tác động trong thế giới. Có mối liên hệ, tác động
giữa các sự vật, hiện tượng vật chất với nhau. Có mối liên hệ giữa sự vật, hiện
tượng vật chất với các hiện tượng tinh thần. Có các mối liên hệ giữa những hiện
tượng tinh thần với nhau (mối liên hệ và tác động giữa các hình thức của nhận
thức)... Các mối liên hệ, tác động đó - suy đến cùng, đều là sự quy định, tác động
qua lại, chuyển hóa và phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng. Tính phổ
biến của các mối liên hệ thể hiện ở chỗ, bất kỳ nơi đâu, trong tự nhiên, trong xã
hội và trong tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ những vai
trị, vị trí khác nhau trong sự vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng. Mối

liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau khơng những diễn ra ở mọi sự vật,
4


hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, mà còn diễn ra giữa các mặt, các yếu tố, các
quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ phổ biến có tính đa dạng, phong
phú. Có mối liên hệ về mặt khơng gian và cũng có mối liên hệ về mặt thời gian
giữa các sự vật, hiện tượng. Có mối liên hệ chung tác động lên toàn bộ hay trong
những lĩnh vực rộng lớn của thế giới. Có mối liên hệ riêng chỉ tác động trong từng
lĩnh vực, từng sự vật và hiện tượng cụ thể. Có mối liên hệ trực tiếp giữa nhiều sự
vật, hiện tượng, nhưng cũng có những mối liên hệ gián tiếp. Có mối liên hệ tất
nhiên, cũng có mối liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ bản chất cũng có mối liên
hệ khơng bản chất chỉ đóng vai trị phụ thuộc. Có mối liên hệ chủ yếu và có mối
liên hệ thứ yếu... chúng giữ những vai trò khác nhau quy định sự vận động, phát
triển của sự vật, hiện tượng.
Để phân loại các mối liên hệ như trên, phải tuỳ thuộc vào tính chất và vai trị
của từng mối liên hệ. Tuy vậy, việc phân loại này cũng chỉ mang tính tương đối,
bởi vì các mối liên hệ của các đối tượng là rất phức tạp, không thể tách chúng khỏi
tất cả các mối liên hệ khác. Mọi liên hệ còn cần được nghiên cứu cụ thể trong sự
biến đổi và phát triển cụ thể của chúng.
Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ, tác động qua lại với
nhau; do vậy, khi nghiên cứu đối tượng cụ thể cần tuân thủ nguyên tắc toàn diện.
Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái quát
thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận thức
và thực tiễn như sau.
Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể
thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên
hệ của chỉnh thể đó; “cần phải nhìn bao qt và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả
các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”, tức trong chỉnh thể thống
nhất của “mối tổng hồ những quan hệ mn vẻ của sự vật ấy với các sự vật khác”

(V.I.Lênin).
Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng
đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy, nhận
thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính,
nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng.
Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với
môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp;
trong không gian, thời gian nhất định, tức cần nghiên cứu cả những mối liên hệ
của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đốn cả tương lai của nó.
Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ
thấy mặt này mà không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem
xét dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật nguỵ biện
(đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ nghĩa
5


chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối
liên hệ phổ biến).
1.2.2. Nguyên lý về sự phát triển
Trong phép biện chứng duy vật, phát triển dùng để khái quát quá trình vận động
đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn. Quá trình đó vừa diễn ra dần dần, vừa nhảy vọt làm cho sự vật, hiện tượng cũ
mất đi, sự vật, hiện tượng mới về chất ra đời. Phát triển là tự thân. Động lực của
sự phát triển là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng. Phát
triển đi theo đường “xoáy ốc”, cái mới dường như lặp lại một số đặc trưng, đặc
tính của cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn; thể hiện tính quanh co, phức tạp, có thể
có những bước thụt lùi tương đối trong sự phát triển.
Cũng như mối liên hệ phổ biến, phát triển có tính khách quan thể hiện ở chỗ,
nguồn gốc của nó nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng, chứ không phải do
tác động từ bên ngồi và đặc biệt khơng phụ thuộc vào ý thích, ý muốn chủ quan

của con người. Phát triển có tính phổ biến: sự phát triển có mặt ở khắp mọi nơi
trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Phát triển có tính kế thừa, sự vật,
hiện tượng mới ra đời không thể là sự phủ định tuyệt đối, phủ định sạch trơn, đoạn
tuyệt một cách siêu hình đối với sự vật, hiện tượng cũ. Sự vật, hiện tượng mới ra
đời từ sự vật, hiện tượng cũ, chứ khơng phải ra đời từ hư vơ, vì vậy trong sự vật,
hiện tượng mới cịn giữ lại, có chọn lọc và cải tạo các yếu tố còn tác dụng, cịn
thích hợp với chúng, trong khi vẫn gạt bỏ mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của sự vật,
hiện tượng cũ đang gây cản trở sự vật mới tiếp tục phát triển. Phát triển có tính đa
dạng, phong phú; tuy sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và
tư duy, nhưng mỗi sự vật, hiện tượng lại có q trình phát triển khơng giống nhau.
Tính đa dạng và phong phú của sự phát triển còn phụ thuộc vào không gian và thời
gian, vào các yếu tố, điều kiện tác động lên sự phát triển đó...
Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển giúp nhận thức được rằng, muốn nắm
được bản chất, nắm được khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng thì phải
tự giác tuân thủ nguyên tắc phát triển, tránh tư tưởng bảo thủ, trì trệ. Nguyên tắc
này yêu cầu:
Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu
hướng biến đổi của nó để khơng chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà cịn dự
báo được khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai.
Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai
đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình
thức, phương pháp tác động phù hợp để hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển
đó.
Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều
kiện cho nó phát triển; chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
6


Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết kế
thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều

kiện mới. Tóm lại, muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của đối
tượng nghiên cứu cần “phải xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động...
trong sự biến đổi của nó”.
1.3. Các cặp phạm trù cơ bàn cùa phép biện chứng duy vật
1.3.1. Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất.
Theo quan niệm của phép biện chứng duy vật, nhận thức bắt đầu từ sự phản
ánh những sự vật, hiện tượng cụ thể của thế giới. Nhưng trong quá trình so sánh
giữa nhũng sự vật, hiện tượng này với những sự vật, hiện tượng khác; phân biệt
chỗ giống nhau và khác nhau giữa chúng, nhận thức đì đến sự phân biệt cái riêng,
cái chung. Cái riêng là phạm trù dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng nhất định
và cái đơn nhất. Cái chung là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính
lặp lại trong nhiều sự vật, nhiều hiện tượng. Cái đơn nhất là phạm trù dùng để chỉ
những mặt, những đặc điểm chĩ có ở một sự vật, hiện tượng nào đó mà khơng lặp
lại ở các sự vật, hiện tượng khác.
Giũa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất có mối liên hệ biện chứng với nhau. Cái
chung chỉ tồn tại trong cái riêng, biểu hiện thông qua cái riêng; ngược lại, cái riêng
chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung, bao hàm cái chung; cái riêng là cái toàn
bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng;
cái đơn nhất và cối chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong q trình vận động,
phát triển của sự vật. V.I.Lênin viết: "Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa
đến cái chung. Cái chung chỉ tồn tại trong cối riêng, thông qua cái riêng. Bất cứ
cái riêng (nào cũng) là cái chung (...). Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một
cách đại khái tất cả mọi vật riêng lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy
đủ vào cái chung. Bất cứ cái riêng nào cũng thơng qua hàng nghìn sự chuyển hóa
mà liên hệ với những cái riêng thuộc loại khác”.
1.3.2. Nguyên nhân và kết quả.
Nhận thức về sự tác động qua lại, tương tác giữa các mặt, các yếu tố, hoặc giữa
các sự vật, hiện tượng với nhau dẫn đến sự xuất hiện các sự vật, hiện tượng mới
và do vậy phát hiện ra mối liên hệ nhân quả. Nguyên nhân là sự tương tác qua lại
giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với

nhau gây nên những biến đổi nhất định. Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự
tương tác qua lại giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật,
hiện tượng với nhau. Giữa nguyên nhân, kết quả có mối liên hệ qua lại, quy định
lẫn nhau. Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên ln có trước kết quả; sau khi
xuất hiện, kết quả có ảnh hưởng tích cực trở lại đối với nguyên nhân. Sự phân biệt
nguyên nhân, kết quả có tính tương đối. Một sự vật, hiện tượng ở trong mối quan
hệ này là nguyên nhân, nhưng lại là kết quả ở trong mối quan hệ khác và ngược lại
7


tạo nên chuỗi nhân - quả vô tận. Do vậy, nguyên nhân, kết quả bao giờ cũng ở
trong mối quan hệ cụ thể.
1.3.3. Tất nhiên và ngẫu nhiên.
Trong khi phản ánh hiện thực khách quan, con người nhận thức được tính
khơng một nghĩa, khơng cùng một giá trị của các mối liên hệ khác nhau của sự vật,
hiện tượng nên phân chia chúng thành nhóm các mối liên hệ nhất định phải xảy ra
đúng như thế và nhóm các mối liên hệ có thể xảy ra, cũng cố thể khơng xảy ra,
cũng có thể xảy ra thế này hay thế khác. Tất nhiên do mối liên hệ bản chất, do
những nguyên nhân cơ bản bên trong của sự vật, hiện tượng quy định và trong
những điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác. Ngẫu
nhiên do mõì liên hệ khơng bản chất, do những ngun nhân, hồn cảnh bên ngồi
quy định; có thể xuất hiện, có thể khơng xuất hiện; có thể xuất hiện thế này hoặc
có thể xuất hiện thế khác.
Giũa tất nhiên và ngẫu nhiên có mối liên hệ biện chứng với nhau. Tất nhiên bao
giờ cũng vạch đường đi cho mình thơng qua vơ số ngẫu nhiên, cịn ngẫu nhiên là
hình thức biểu hiện của tất nhiên, bổ sung cho tất nhiên. Tất nhiên đóng vai trị chi
phơi sự phát triển, cịn ngẫu nhiên chỉ có thể làm cho sự phát triển diễn ra nhanh
hoặc chậm, trong hình thức này hay hình thức khác. Sự phân biệt tất nhiên, ngẫu
nhiên có tính tương đơì; trong những điểu kiện nhất định, chúng chuyển hóa lẫn
nhau.

1.3.4. Nội dung và hình thức.
Việc nhận thức nội dung và hình thức gắn liền với việc nghiên cứu các yếu tố
quy định sự tồn tại của sự vật và phương thức tồn tại của nó. Nội dung là tổng hợp
tất cả những mặt, những yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng. Hình thức là phương
thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng; là hệ thông các mối liên hệ tương
đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật, hiện tượng.
Giữa nội dung và hình thức có mối liên hệ qua lại, quy định lẫn nhau, trong đó
nội dung giữ vai trị quyết định. Nội dung địi hỏi phải có hình thức phù hợp với
nó. Khi nội dung thay đổi thì hình thức cũng phải thay đổi theo. Tuy nhiên, hình
thức cũng có tính độc lập tương đối và tác động tích cực trở lại nội dung. Khi hình
thức phù hợp với nội dung, nó là động lực thúc đẩy nội dung phát triển, cịn khi
khơng phù hợp, hình thức cản trở sự phát triển của nội dung. Cùng một nội dung,
trong quá trình phát triển, có thể thể hiện dưới nhiều hình thức và ngược lại, cùng
một hình thức có thể phù hợp những nội dung khác nhau.
1.3.5. Bản chất và hiện tượng.
Khi có được nhận thức tương đối đầy đủ về những mặt, những mối liên hệ tất
yếu và những đặc tính riêng của sự vật, thì nhận thức đó vẫn chưa vươn tới sự phản
ánh đầy đủ về sự vật. Để nhận thức đúng sự vật, từ các hiện tượng phong phú,
nhiều vẻ, con người tiếp tục đi sâu, nghiên cứu bản chất của sự vật. Bản chất là
8


tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định bên
trong, quy định sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Hiện tượng là những
biểu hiện bề ngoài, bên ngoài của sự vật.
Giữa bản chất và hiện tượng có mối liên hệ biện chứng với nhau. Bản chất và hiện
tượng thống nhất với nhau. Sự thống nhất đó thể hiện ở chỗ: bản chất thể hiện
thơng qua hiện tượng, cịn hiện tượng là sự thể hiện của bản chất; bản chất "được
ánh lên" thông qua hiện tượng (Hêghen). Tuy vậy, "nếu như hình thái biểu hiện và
bản chất sự vật phù hợp trực tiếp với nhau, thì mọi khoa học sẽ trở nên thừa". Hiện

tượng thể hiện bản chất trong hình thức đã cải biến, nhiều khi xuyên tạc nội dung
thực sự của bản chất bằng cách bổ sung vào bản chất một vài tính chất, yếu tố do
hồn cảnh cụ thể quy định, làm hiện tượng phong phú hơn bản chất. Bản chất tương
đối ổn định, ít biến đổi hơn, còn hiện tượng "động" hơn, thường xuyên biến đổi
hơn.
1.3.6. Khả năng và hiện thực.
Khi đã nhận thức được bản chất và những mâu thuẫn vốn có của sự vật, hiện
tượng, chúng ta có thể phán đốn được sự vật, hiện tượng sẽ biến đổi theo hướng
nào, nghĩa là chúng ta có thể nhận thức được đồng thời cả hiện thực và khả năng
biến đổi của sự vật, hiện tượng. Khả năng là cái hiện chưa xảy ra, nhưng sẽ xảy ra
khi có các điều kiện thích hợp. Hiện thực là cái đang có, đang tồn tại thực sự.
Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá
trình vận động, phát triển của sự vật. Trong hiện thực bao giờ cũng chứa đựng
những khả năng nhất định; ngược lại, khả năng lại nằm trong hiện thực và khi đủ
điều kiện sẽ biến thành hiện thực mới. Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực
diễn ra rất phức tạp. Trong từng giai đoạn phát triển của sự vật thường xuất hiện
nhiều khả năng. Khả năng nào biến thành hiện thực là tuỳ thuộc vào điều kiện cụ
thể. Trong hoạt động thực tiễn phải dự báo các khả năng và tạo điều kiện cho khả
năng tốt thành hiện thực và ngăn ngừa khả nàng xấu.
Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật không phải là hệ thống bất biến,
mà phát triển cùng với sự phát triển của khoa học và thực tiễn. Mối quan hệ giữa
các phạm trù của các ngành khoa học với các phạm trù của phép biện chứng duy
vật là mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng. Do vây, khi nghiên cứu các phạm
trù cần liên hệ chúng với nhau và đấu các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy
vật, bởi dù quan trọng đến mấy, chỉ riêng các phạm trù hoặc các quy luật cơ bản
của phép biện chứng duy vật cũng khồng phản ánh đầy đủ các mối liên hệ của thế
giới.
1.4. Một số quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
1.4.1. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự
thay đổi về chất và ngược lại

Quy luật này chỉ ra cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
9


Trong đó, chất lằ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu
cơ giữa các thuộc tính làm cho nó là nó mà khơng phải là cái khác. Lượng là tính
quy định vốn có của sự vật về mặt số lương, quy mơ, trình độ, nhịp điệu của sự
vận động, phát triển của sự vật cũng như các thuộc tính của nó. Mỗi sự vật đều là
sự thống nhất giữa chất và lượng. Giới hạn, trong đó những thay đổi về lượng của
sự vật chưa gây ra những thay đổi căn bản về chất được gọi là độ. Những thay đổi
về lượng vượt quá giới hạn độ sẽ làm cho chất của sự vật biến căn bản. Điểm mà
tại đó sự thay đổi căn bản về chất được thực hiện gọi là điểm nút. Bước nhảy là
bước thay đổi căn bản về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng trước đó gây ra.
Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất cịn có chiều ngược
lại. Đến lượt nó, sự thay đổi về chất lại tác động đến lượng, thúc đẩy lượng tiếp
tục phát triển.
Nắm được nội dung quy luật này sẽ tránh nơn nóng, đốt cháy giai đoạn tích luỹ
về lượng; đồng thời tránh tư tưởng tuyệt đối hóa sự thay đổi về lượng, khơng kịp
thời chuyển những thay đổi về lượng sang nhũng thay đổi về chất, từ những thay
đổi mang tính tiến hóa sang những thay đổi mang tính cách mạng và ngược lại
không biết sử dụng chất mới để thúc đẩy lượng tiếp tục phát triển.
1.4.2. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Quy luật này là "hạt nhân" của phép biện chứng duy vật, nó chỉ ra nguồn gốc
động lực của sự vận động, phát triển. Theo phép biện chứng, mặt đối lập là những
mặt có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau. Mọi sự vật đều có những mặt đối
lập. Sự tác động giữa chúng tạo thành mâu thuẫn bên trong của sự vật. Mâu thuẫn
biện chứng là phổ biến, khách quan, vốn có của sự vật. Các mặt đối lập lại vừa
thông nhất, vừa đấu tranh với nhau. Trong đó, thống nhất là tương đối, tạm thời;
đấu tranh là tuyệt đối, vĩnh viễn. Sự thống nhất và đâu tranh của các mặt đối lập là
nguồn gốc, động lực của sự vận động, sự phát triển.

Quy luật này có ý nghĩa phương pháp luận to lớn trong việc phát hiện và phân tích
mâu thuẫn của sự vật cũng như tìm ra con đường đúng đắn để giải quyết mâu thuẫn
nhằm thúc dẩy sự vật phát triển.
1.4.3. Quy luật phủ định của phủ định.
Quy luật này chỉ ra khuynh hướng phát triển của sự vật. Phủ định biện chứng
là quá trình khách quan, tự thân, là quá trình kế thừa cái tích cực đã đạt được từ
cái cũ, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đòi của sự vật, hiện tượng mới cao
hơn, tiến bộ hơn. Quá trình phủ định của phủ định tạo thành sự vận động, phát triển
khơng ngừng mang tính chu kỳ của thế giói khách quan. Trải qua một số lần phủ
định, sự vật, hiện tượng dường như lặp lại nhũng giai đoạn đã qua trên cơ sở mới,
cao hơn và như vậy, phát triển không đi theo đường thẳng, mà theo đường "xốy
ốc".
Quy luật này có một ý nghĩa phương pháp luận to lớn trong quá trình thay thế
10


cái cũ bằng cái mới. Nó địi hỏi phải xuất phát từ những điều kiện khách quan cho
phép, phải tạo điều kiện, tiền đề cho cái mới chiến thắng cái cũ, phải biết kế thừa
và phát triển sáng tạo những cái tích cực đã đạt được từ cái cũ; đồng thời phải thấy
được tính chất quanh co, phức tạp trong quá trình ra đời cái mới.
Trong phép biện chứng duy vật, nếu quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi
về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược lại chỉ ra cách thức của sự
phát triển; quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chỉ ra nguyên nhân
và động lực bên trong của sự phát triển thì quy luật phủ định của phủ định chỉ ra
khuynh hướng, hình thức và kết quả của sự phát triển đó. Các quy luật cơ bản của
phép biện chứng duy vật định hướng việc nghiên cứu những quy luật đặc thù của
các khoa học chuyên ngành và đến lượt mình, các quy luật cơ bản về sự phát triển
của thế giới chỉ có tác dụng trên cơ sở và trong sự gắn bó với nhũng quy luật đặc
thù. Mối quan hệ qua lại giữa các quy luật cơ bản với các quy luật đặc thù tạo nên
cơ sở khách quan của mối liên hệ giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng với các khoa

học chuyên ngành.

11


CHƯƠNG II: THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG, ĐÀO TẠO TẠI
BỆNH VIỆN HUYỆN NHÀ BÈ
1. Giới thiệu tổng quan về Bệnh viện huyện Nhà Bè
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Bệnh viện huyện Nhà Bè tọa lạc tại số 281A Lê Văn Lương, xã Phước Kiển
được thành lập vào năm 2007 theo quyết định số 61/QĐ – UBND thành phố Hồ
Chí Minh trên cơ sở chia tách từ Trung Tâm Y tế Huyện Nhà Bè. Bệnh viện huyện
Nhà Bè chăm sóc sức khỏe cho hơn 100.000 người dân và khoảng 50.000 lao động
đang làm việc tại các khu công nghiệp.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của ngành y tế thành phố,
bệnh viện Nhà Bè đã từng bước xây dựng và phát triển, với mô hình bệnh viện đa
khoa, cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, với cơ cấu 110 giường bệnh bao gồm
các khoa nội, ngoại, sản, nhi, y học cổ truyền, hồi sức cấp cứu, chống độc, khoa
kiểm soát nhiễm khuẩn, khoa khám bệnh…Đội ngủ bác sĩ, điều dưỡng, hành chính
có trình độ chuyên môn từ trung cấp, đại học, cử nhân, chuyên khoa I, chuyên khoa
II, thạc sĩ, được đào tạo, bồi dưỡng, và cập nhật các kiến thức mới, công nghệ mới
thường xuyên mang tính hệ thống và chuyên sâu, nhân viên có tinh thần trách
nhiệm và hết lịng phục vụ người bệnh. Đến nay, bệnh viện Nhà Bè có thể khám
và điều trị các bệnh lý về tim mạch (Tăng huyết áp, suy tim, bệnh tim thiếu máu
cục bộ…), bệnh hô hấp (viêm phổi, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính…), bệnh chuyển hố (đái tháo đường, rối loạn lipid máu…), bệnh tiêu hoá
(loét dạ dày, viêm đại tràng, xơ gan, viêm gan siêu vi…), hồi sức cấp cứu ( cấp
cứu chân thương, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…), khoa ngoại (phẫu
thuật các bệnh lý u bướu, kết hợp xương, laser thẩm mỹ, trĩ…), khoa nhi (điều trị
viêm phổi, hen phế quản, sốt xuất huyết, tiêu chảy…), y học cổ truyền (châm cứu,

bấm huyệt, thuốc nam, tập vật lý trị liệu, laser nội mạch…), tai mũi họng (viêm
mũi họng, viêm xoang, bơm rửa xoang mũi, phẫu thuật cắt amidan, các bệnh lý
xoan mũi…), mắt (viêm kết mạc, mộng thịt, chắp, lấy dị vật, phẩu thuật thay thế
thuỷ tinh thể…), Răng hàm mặt (nhổ răng khó, trám răng thẩm mỹ, làm răng giả,
lấy tuỷ răng, nha chu…), Khoa sản (các bệnh lý phụ khoa, sanh thường, phá thai
bằng thuốc, phẫu thuật mổ bắt con, mổ u xơ tử cung, u nang buồng trứng…)
Về cận lâm sàng, bệnh viện có thể thực hiện:
Các xét nghiệm huyết học: cơng thức máu, tốc độ máu lắng, định nhóm máu,
TCK (PTT), TQ (PT),…
Sinh hoá: Triglycerric, cholesterol, ure, creatinin, SGOT, SGPT, ASO, tổng
phân tích nước tiểu, ion đồ, Albumin máu, máu ẩn trong phân…
Vi sinh: nhuộm gram, soi tươi huyết trắng, nước tiểu, cấy phân…
Miễn dịch: HbsAg, HbeAg, AntiHbs, Troponin, CK – MB, HIV, Huyết thanh
12


chẩn đoán các bệnh nhiễm ký sinh trùng, các xét nghiệm tầm soát ung thư như
AFP< CEA, CA19.9, làm Pap’smear…
Về chẩn đốn hình ảnh, bệnh viện có thể thực hiện:
Chụp X – Quang kỹ thuật số các bệnh lý đầu mặt cổ, xương khớp, phổi, chụp
KUB, chụp bụng đứnng không sửa soạn…
Siêu âm bụng tổng quát, các bệnh lý sản phụ khoa, đặc biệt kết hợp với siêu
âm đầu dò âm đạo, siêu âm 4 chiều để chẩn đoán các dị tật thai nhi, các bệnh lý
mạch máu, tuyến giáp…
Siêu âm tim mạch, siêu âm màu
Nội soi tai mũi họng, nọi soi dạ dày tá tràng, nội soi đại tràng, trực tràng, kết
hợp điều trị cầm máu qua nội soi, cắt polype, qua đó giúp pháp hiện sớm các bệnh
ung thư, chẩn đốn chính xác các bệnh nội khoa.
CT. Scanner, đo mật độ xương đa điểm bằng phương pháp DXA
Đo chức năng hô hấp, đo điện tim

Hiện nay, bệnh viện Nhà Bè có phối hợp với các bệnh viện tuyến trên như
bệnh viện nhân dân 115, bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, bệnh viện
Mắt thành phố… cùng với sự hỗ trợ của các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao đã
giúp bệnh viện thực hiện được các kỹ thuật chuyên khoa sâu như: điều trị bệnh
thoát vị đĩa đệm bằng sóng laser, phẫu thuật kết hợp xương, mổ bắt con, phẩn thuật
cắt u nang buồng trứng, u xơ tử cung, nội soi tử cung, phẩu thuật cắt Amidan, các
bệnh lý xoang mũi, phẩu thuật phaco, chạy thận nhân tạo (15 máy lọc thận thế hệ
mới)…
Bệnh viện có chức năng khám sức khoẻ và lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ
định kỳ cho công nhân và cán bộ công chức, viên chức, nhân viên các công ty,
đồng thời tư vấn các vấn đồ sức khoẻ, các thủ tục lập hồ sơ bệnh án, hồ sơ theo dõi
sức khoẻ, các chế độ chính sách được thụ hưởng khi tham gia vào các hoạt động
khám chữ bệnh tại đơn vị trên địa bàn huyện như khám sức khoẻ, diễn tập phòng
cháy chữa cháy, các phong trào thể dục thể thao của huyện, lễ hội, cơng tác phịng
chống lụt bão, hỗ trợ cấp cứu cho các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn huyện,
thực hiện công tác khám bệnh từ thiện giúp đỡ người bệnh có hồn cảnh khó khăn.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh
Bệnh viện huyện Nhà Bè là cơ sở y tế công lập trực thuộc Sở Y tế TP. Hồ Chí
Minh. Hoạt động tài chính theo mơ hình tự chủ hồn tồn chi thường xuyên.
Bệnh viện huyện Nhà Bè là đơn vị sự nghiệp chun mơn kỹ thuật về y tế,
có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp, toàn
diện của Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, đồng thời chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn
về nghiệp vụ chuyên môn của Sở Y tế.
13


Về hoạt động chuyên môn:
Bệnh viện huyện Nhà Bè là Bệnh viện đa khoa hạng III theo hệ thống xếp
loại hạng Bệnh viện của Bộ y tế, Bệnh viện có khả năng khám và điều trị các bệnh
lý thuộc các chuyên khoa Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Nội, Ngoại, Sản, Nhi,

Hồi sức Cấp cứu, Y học Cổ truyền, thực hiện các xét nghiệm căn bản và chuyên
sâu để phục vụ cho cơng tác khám chữa bệnh và tầm sốt các bệnh lý trong các đợt
khám sức khỏe định kỳ … kết hợp với nghiên cứu khoa học và hỗ trợ đào tạo bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các trường chuyên nghiệp và các trạm y tế xã
thuộc huyện Nhà Bè.
Quy mô giường bệnh: 110 giường bệnh nội trú.
Hoạt động chuyên môn ổn định, nhiều thủ thuật, kỹ thuật được triển khai, phương
pháp điều trị mới được áp dụng có hiệu quả, cơng tác điều trị có chất lượng hơn.
Số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh có tăng lên theo từng tháng. Số bệnh
nhân vào điều trị nội trú cũng tăng hơn.
Tình hình mua thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế được thực hiện đấu thầu theo quy
định, đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc cho bệnh nhân.
Thực hiện các hoạt động khám sức khỏe cho công nhân, cán bộ, công chức, viên
chức ở các cơ quan, đơn vị, khu công nghiệp…
Đặc biệt là bệnh viện đã chủ động hợp tác, liên kết với các bệnh viện lớn trong
thành phố thành lập các phòng khám chuyên khoa, phòng khám vệ tinh như Bệnh
viện Tai Mũi Họng Thành phố, Bệnh viện Mắt Thành phố, Bệnh viện Phạm Ngọc
Thạch, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Nguyễn Trãi, Bệnh viện Từ Dũ, Viện
Ngoại khoa Laser,… đến nay Bệnh viện huyện Nhà Bè có khả năng thực hiện gần
đầy đủ các kỹ thuật mang tính chuyên sâu.
1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy
Về nhân sự:
Ban Giám đốc: Gồm 03 cán bộ (01 giám đốc và 02 phó giám đốc).
Số lượng cán bộ, viên chức:
Khi mới thành lập, có 82 cán bộ, viên chức.
Hiện nay: Số cán bộ viên chức là 150 người, trong đó biên chế 89 người, hợp đồng
là 62 người. Cán bộ đại học và trên đại học 41 người, cao đẳng 01 người, trung
cấp 77 người, sơ cấp 15 người, hộ lý, bảo vệ, lái xe và nhân viên khác là 16 người.
Bộ máy tổ chức của bệnh viện: Gồm 04 phòng chức năng và 12 khoa


14


1.4. Quy trình tuyển dụng của Bệnh viện huyện Nhà Bè.
Tuyển dụng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và liên tục nhằm đảm bảo
có đủ nhân lực chất lượng cho hoạt động của Bệnh viện. Tuyển dụng được nhân
sự tốt là bước khởi đầu và là nền tảng cho sự thành công của Bệnh viện trong tương
15


lai. Do đó những sai lầm trong tuyển dụng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng
công việc, hay chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.
Một khi đã mắc sai lầm trong tuyển dụng, buộc Bệnh viện phải cho nhân viên
mới thơi việc, điều đó sẽ dẫn tới hậu quả là: gây tốn kém chi phí cho Bệnh viện,
tạo tâm lý bất an cho viên chức, người lao động, ảnh hưởng đến uy tín của Bệnh
viện hoặc có thể cịn liên quan đến vấn đề pháp lý. Do đó cơng việc tuyển dụng
nhân sự là một công việc hết sức quan trọng đối với Bệnh viện, vấn đề này không
đơn giản như khi cần người thì tuyển, khi dư thừa, hoặc người tuyển dụng khơng
đáp ứng được u cầu thì sa thải. Cũng như những đơn vị khác, Bệnh viện huyện
Nhà Bè cũng có một quy trình tuyển dụng nhân sự chặt chẽ riêng cho mình. Cụ thể
như sau:
Hàng năm, các khoa, phịng căn cứ vào mơ tả cơng việc tại khoa, phịng mình
đề xuất nhu cầu nhân sự và tiêu chuẩn trình độ đối với vị trí việc làm đang yêu cầu
nhân sự.
Phòng Tổ chức tổng hợp nhu cầu nhân sự của tồn đơn vị, trình Giám đốc xem
xét dựa trên nhu cầu nhân sự và năng lực tài chính của đơn vị. Cũng căn cứ vào
đó, Giám đốc quyết đình hình thức tuyển dụng là phỏng vấn trực tiếp, thi tuyển
hay luân chuyển từ đơn vị khác đến.
Phòng Tổ chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng dựa trên tờ trình đã được Giám
đốc xem xét, cho ý kiến chỉ đạo trước đó trình Giám đốc Bệnh viện phê duyệt. Ban

hành kế hoạch tuyển dụng cho các khoa, phòng và thông báo rộng rãi trên bảng tin
và trang web của bệnh viện.
Thông thường, thời gian kể từ ngày đăng tải thông báo đến khi kết thục nộp hồ
sơ khoảng từ 10 đến 30 ngày. Ứng viên sau khi nộp hồ sơ xin việc được tiếp nhận
và phân loại tại phòng Tổ chức. Bệnh viện ra quyết định thành lập hội đồng tuyển
dụng và thực hiện phỏng vấn, xét tuyển, hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng và báo cáo
kết quả tuyển dụng cho Giám đốc Bệnh viện phê duyệt kết quả tuyển dụng.
Trong vòng tối đa 10 ngày kể từ ngày ký quyết định phê duyệt kết quả tuyển
dụng nhân sự, phịng Tổ chức phải thơng báo cho ứng viên được biết.
Ứng viên sau khi được tuyển dụng sẽ trả qua thời gian thử việc từ 1-2 tháng
tùy thuộc trình độ, sau đó tự đánh giá kết quả và được đánh giá hiệu quả từ khoa,
phòng sử dụng lao động để xác định việc tiếp tục ký hợp đồng lao động xác định
thời hạn.
1.5. Quy trình đào tạo của bệnh viện huyện Nhà Bè.
Đối tượng đào tạo bao gồm phụ trách các bộ phận quản trị các bộ phận (Giám
Đốc, phó Giám Đốc, Trưởng, phó khoa, phịng); nhân viên y tế.
Hình thức đào tạo chọn 2 hình thức: đào tạo tại chỗ hoặc đào tạo bên ngoài.
Đào tạo tại chỗ:
16


Đối với các khoa, phịng cần tổ chức phân cơng, kèm cặp giữa người cũ và mới,
người có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm, đưa ra bản mơ tả hóa cơng việc,
các kỹ năng cần thiết mà các nhân viên phải phấn đấu đạt được.
Trưởng các khoa, phòng phải rà soát, phân loại lại năng lực của các chuyên
viên mình quản lý, thiếu, yếu vấn đề gì so với bảng mơ tả tiêu chuẩn hóa cơng việc
để có hướng đào tạo, bồi dưỡng kinh nghiệm và nghiệp vụ chuyên môn đúng kịp
thời (cần thiết hàng tháng, quý, 6 tháng thiết lập phiếu đánh giá công việc, đúc kết
sự phát triển hay khơng của từng nhân viên).
Trưởng các khoa, phịng và bộ phận nhân sự của phòng TC-HC phải kết hợp

nắm vững những thiếu, yếu, hạn chế về khả năng nghiệp vụ chuyên môn của từng
nhân viên để đề ra và theo dõi mức phấn đấu và hình thức động viên, đề xuất hình
thức tăng lương, xét Nghị quyết 03, thưởng cuối năm, thưởng đột xuất, tạo động
lực phát triển đội ngũ nhân sự.
Đối với nhân viên y tế: Tổ chức phân công kèm cặp giữa phụ trách bộ phận và
nhân viên mới. Tổ chức phân nhóm giữa các cá nhân có chun mơn nghiệp vụ
cao với người mới nhận việc.
Bộ phận nhân sự và phòng kế hoạch tổng hợp, phịng điều dưỡng, ban Giám
Đốc (có thể kết hợp với các trường, bệnh viện có chức năng đào tạo) tổ chức các
chương trình huấn luyện mục tiêu ngắn hạn, dài hạn thường xuyên hàng tháng,
hàng năm với nội dung sau: Ý thức trách nhiệm của nhân viên y tế với người bệnh.
Bồi dưỡng nâng cao tay nghề chuyên môn, nghĩa vụ, nội quy, kỷ luật
lao động, thao tác trong lao động. Làm quen với công nghệ mới, các biện pháp
phát triển năng suất lao động. Tổ chức thi tay nghề, đề bạt thăng tiến để phát triển
đội ngũ nhân viên lành nghề.
Đào tạo ngồi nơi làm việc:
Thơng qua bảng mơ tả công việc áp dụng cho từng nhân viên, từng bộ phận các
nhân viên các cấp, trưởng, phó khoa sẽ xác định những khiếm khuyết của mình
(phải phấn đấu khắc phục phát triển mà tại nơi làm việc không bổ sung hoàn thiện
này cao được) bằng cách sắp xếp giờ giấc ngoài giờ để học thêm, cập nhật kiến
thức, tiếp xúc với thông tin y tế mới liên tục nâng cao nghiệp vụ cho công việc
đang phụ trách. Phần này bộ phận nhân sự làm tham mưu các bộ phận giám sát
theo dõi, tiến trình thực hiện, báo cáo đề xuất ban giám đốc ra các đối sách thích
hợp
Bằng cách định chế cụ thể về phúc lợi, tiền lương, Bệnh viện vừa khuyến khích,
vừa ràng buộc mọi viên chức – người lao động phải thường xuyên đào tạo lại
chuyên môn nghiệp vụ của mình.

17



2. Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn tuyển dụng, đào tạo
nhân sự
2.1. Triết lý tuyển dụng của Bệnh viện huyện Nhà Bè trên cơ sở phép
biện chứng duy vật của Triết học
2.1.1. Triết lý mỗi nhân viên là một đối tác.
Trong nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, mỗi nhân viên khi được tuyển dụng
vào Bệnh viện thì nhân viên đó vừa là người lao động được sử dụng nhưng cũng
vừa nắm một phần vai trò quyết định hoạt động của bệnh viện. Nhân viên ấy được
đãi ngộ với chính sách phù hợp, mơi trường làm việc phát triển thì bản thân nhân
viên ấy lại tạo ra được nhiều giá trị hơn cho Bệnh viện.
Người nhân viên khi vào Bệnh viện liên hệ qua lại với các nhân viên khác trong
Bệnh viện thành một thể thống nhất, liên hệ chặt chẽ với nhau. Do vậy một nhân
tố tốt sẽ là một điểm nút, một cầu nối cho hệ thống trở nên vững chắc hơn. Ngược
lại, một nhân tố khơng tốt có thể gây ảnh hưởng cả hệ thống. Bên cạnh đó, các
nhân viên khác cũng tác động ngược lại với người nhân viên mới. Do vậy, khi một
tập thể vững mạnh sẽ dìu dắt được những nhân viên tiềm năng phát huy hết khả
năng của mình.
2.1.2. Triết lý mỗi nhân viên là một tài năng
Trong nguyên lý về sự phát triển, người nhân viên sẽ phát triển theo chiều
hướng đi lên cả về trình độ và nhận thức. Ban đầu có thể người nhân viên chưa
quen việc nên có thể cịn lúng túng nhưng nếu có tiềm năng và mơi trường phát
triển tiềm năng ấy thì khả năng của nhân viên sẽ bộc lộ sớm hơn. Đây cũng là lý
do để phát triển văn hóa tổ chức và môi trường làm việc của nhân viên. Nó vừa
giúp nhân viên phát triển bản thân, vừa giúp Bệnh viện lớn mạnh.
Hiểu về nguyên lý của sự phát triển sẽ giúp người tuyển dụng chọn được đúng đối
tượng theo nhu cầu và tiềm năng phát triển, từ đó tăng hiệu quả của quá trình tuyển
dụng nhân sự.
2.1.3. Về phạm trù cái chung, cái riêng, cái đơn nhất
Cái chung khơng tồn tại trừu tượng bên ngồi những cái riêng; trái lại, cái chung

chỉ tồn tại trong mỗi cái riêng, biểu hiện thơng qua mỗi cái riêng. Dựa vào đó,
trong quá trình tuyển dụng cần phải theo dõi kết quả tuyển dụng qua các chỉ số
như thời gian gắn bó, mức độ hồn thành nhiệm vụ, vị trí đã được theo từng năm.
Qua đó, chúng ta đánh giá được tình trạng chung của công tác tuyển dụng nhân sự,
đề ra được phương hướng tuyển dụng nhân sự phù hợp.
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung; khơng có cái riêng tồn
tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung. Không thể tuyển dụng nhân sự theo chính
sách độc đốn như chỉ tuyển người có họ hàng với mình, vi phạm quy định về
tuyển dụng nói chung. Như vậy, khi tuyển dụng vào một vị trí việc làm riêng biệt
18


nào đó phải tuân thủ những điều kiện chung về nhân sự đối với vị trí đó trong xã
hội.
Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện
xác định của quá trình vận động, phát triển của sự vật. Như vậy, khi mới tuyển
dụng người nhân viên có thể là một trong vơ vàn nhân viên khác, nhưng có thể sẽ
có lúc người ấy sẽ lãnh đạo đơn vị. Do vậy, khi tuyển dụng nếu phát hiện trong
những ứng viên có tiềm năng cần lưu tâm, tạo điều kiện.
2.1.4. Về phạm trù nguyên nhân và kết quả:
Sai lầm trong tuyển dụng có thể dẫn đến khủng hoảng trong hoạt động của bệnh
viện. Do vậy, muốn có kết quả hoạt động của nhân viên tốt thì ngay từ đầu, cơng
tác tuyển dụng cần phải được thắt chặt. Muốn tuyển được người giỏi thì giới hạn
tiêu chuẩn đầu vào cao.
2.1.5. Về phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên
Khi tuyển dụng nhân viên, bệnh viện luôn muốn là nhân viên sẽ phát triển. Đối
với nhân viên có tiềm năng ngay từ đầu sẽ được đào tạo theo hướng nhân viên đó
có khả năng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động cần phải xem xét những nhân
viên có những thành tích nổi bật phát sinh trong q trình đó nhằm phát hiện thêm
và bồi dưỡng nhân viên, đưa cái ngẫu nhiên về cái tất nhiên.

2.1.6. Về phạm trù bản chất và hiện tượng
Phải tìm hiểu kỹ càng hồ sơ của ứng viên nhằm xác định các hiện tượng thơng
qua các giải thưởng, khen thưởng, kỷ luật, thành tích học tập để xác định được bản
chất của ứng viên là giỏi, năng động hay khơng có gì đặc biệt. Tương tự áp dụng
tại phỏng vấn tuyển dụng bởi bản chất bao giờ cũng bộc lộ bằng hiện tượng và
hiện tượng bao giờ cũng xuất phát từ bản chất mà ra.
2.1.7. Về phạm trù khả năng và hiện thực
Cần tập trung vào hiện thực bao gồm hiện thực khách quan (bằng cấp, bảng
điểm, bằng khen, đơn xin việc) và hiện thực chủ quan (ý thức, thái độ, tư tưởng)
của ứng viên nhằm xác định khả năng ứng viên có thể thể hiện sau khi được tuyển
dụng và khả năng phát triển sau này của ứng viên tại Bệnh viện. Như vậy, nếu
tuyển dụng chỉ dựa trên thông qua gửi gắm, quen biết thì sẽ khơng chú ý được hiện
thực và do đó cũng khơng bao giờ biết được khả năng của ứng viên trước khi ững
viên được nhận.
2.1.8. Về quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự
thay đổi về chất và ngược lại
Khi xem xét hồ sơ cần chú ý về các bằng cấp, chứng chỉ và kinh nghiệm làm
việc của ứng viên vì ứng viên càng nhiều kinh nghiệm, càng học hỏi nhiều thì họ
đã gần ở điểm nút của sự phát triển. Họ sẽ có thể là nhân viên cấp cao hơn, nhạy
bén hơn, cẩn trọng hơn khi cần thiết, ít gặp sai lầm hơn, dễ dàng thích nghi với
19


mơi trường làm việc mới hơn. Bên cạnh đó, những vị trí đã trải qua trong q trình
làm việc được nêu trong hồ sơ cũng là minh chứng về việc họ đã được trải qua học
tập, đào tạo và phấn đấu đủ lượng để đến các bước nhảy lên chức vụ cao hơn kia.
Cuộc sống xã hội rất phức tạp và biến đổi không ngừng, nhất là trong môi
trường kinh doanh sản xuất thì sự thay đổi có thể tính từng giờ, từng phút. Cho nên
không thể tuyển những người có tư duy máy móc, rập khn, thiếu sáng tạo, mà
phải lựa chọn những người có tính nhanh nhẹn, nhạy bén, linh hoạt thích ứng với

sự biến đổi của hồn cảnh. Đối với doanh nghiệp, kiến thức chuyên môn của một
nhân viên rất quan trọng nhưng có thể đào tạo, vì nó thuộc về bản tính, tư chất
riêng của người đó.
Đơn vị tồn tại và phát triển rất cần tinh thần hợp tác, tinh thần đồng đội, có sự
hịa nhập vào tập thể, biết vì mục đích chung của doanh nghiệp. Do vậy, triết lý
tuyển dụng ở đây là tìm những đồng đội chứ khơng phải tìm những siêu sao. Trên
thực tế, có những người rất giỏi chun mơn, nhưng sau một thời gian thử việc họ
không phát huy được, khơng hịa nhập được với tập thể, vì họ là những người mang
tính ích kỷ, tự cao, cá nhân chủ nghĩa, không tạo dựng được êkip làm việc tốt. Phải
chăng: Sức mạnh của công ty không chỉ cần những cá nhân xuất sắc về chun
mơn, mà cơng ty cịn phải có những cá nhân biết hợp tác tốt với nhau.
2.1.9. Nguyên tắc đào tạo
Về lĩnh vực đào tạo nhân sự còn tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh của doanh
nghiệp, mục tiêu kinh doanh và tính chất, trình độ kỹ thuật, máy móc của doanh
nghiệp. Sự chi phối và ảnh hưởng của những nhân tố đặc thù của nền văn hóa cùng
với những đặc điểm nền kinh tế - xã hội cụ thể có sự tác động rất lớn đến mục tiêu
đào tạo nhân sự của doanh nghiệp chứ không phải chỉ phụ thuộc vào các triết lý
nhân sự của từng doanh nghiệp.
Ở nước ta, có lẽ nên thiên về xu hướng cung cấp những kiến thức mang tính
ứng dụng thực tế để có thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, đồng thời
nên tập trung vào đối tượng đại chúng nhằm nâng cao trình độ dân trí. Nên đặt vấn
đề đào tạo nhân sự gắn với tính chất biện chứng của nhu cầu thiết thực của doanh
nghiệp: phát hiện nhân tố mới, đào tạo bồi dưỡng để nhân tố mới hình thành và
khơng ngừng phát triển, cần phải tin tưởng vào nhân tố mới.
Thực tế hiện nay các bệnh viện rất cần đội ngũ nhân viên y tế có tay nghề, có
ý thức tổ chức kỷ luật cao; cần đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng giỏi thực hành. Để đáp
ứng được đội ngũ nhân sự nêu trên, cần phải có nhân tố hết sức quan trọng đó là
các trường đại học, cao đẳng. Những nhân viên mới tuyển dụng cần phải trải qua
quán trình đào tạo, huấn luyện của bệnh viện, q trình đó chia làm nhiều giai đoạn
và cần chú ý các triết lý sau :

2.1.10. Triết lý về làm quen với bệnh viện
Nhân viên mới tuyển dụng cần phải hiểu về lịch sử, truyền thống của bệnh viện,
20


sứ bệnh của đơn vị, các nguyên tắc làm việc, triết lý trong cung cấp dịch vụ y tế.
Nhân viên mới được học về các quy chế, quy định, quyền lợi và nghĩa vụ của họ
đối với bệnh viện, học về cơ cấu tổ chức, các chức danh chủ chốt của bệnh viện và
biết những người đảm nhận của chức vụ đó. Nhân viên mới phải được học cách ăn
nói, cách tiếp xúc, xử sự trong quan hệ với mọi người trong bệnh viện, với cấp
trên, với người bệnh và thân nhân…Tất cả những yêu cầu đó rất cần thiết đối với
một nhân viên y tế mới gia nhập vào bệnh viện nhằm tạo ra một phong cách lao
động kỷ luật làm việc, lối ứng xử đúng đắn; đặc biệt là hình thành lối tư duy hết
sức khoa học, tiến bộ, tránh được những suy nghĩ duy tâm, duy ý chí, thái độ ban
ơn hay khơng tơn trọng người bệnh.
2.2. Triết lý đào tạo của Bệnh viện huyện Nhà Bè trên cơ sở phép biện
chứng duy vật của Triết học:
Theo nguyên lý thứ 2 của triết học Mác – Lê nin: “Phát triển là một phạm trù
triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ giản đơn
đến phức tạp, từ cái kém hoàn thiện đến cái hoàn thiện”. Đối với Bệnh viện huyện
Nhà Bè việc vận dụng nguyên lý trên được thể hiện qua các khía cạnh sau:
Thứ nhất: Bệnh viện đã dựa trên nguyên lý phát triển của Chủ nghĩa duy vật
biện chứng. Theo quy luật khách quan, sự phát triển của nhân viên là điều tất yếu,
vì vậy đơn vị ln đề ra quy trình đào tạo để định hướng phát triển của nhân viên,
nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ quản lý phù hợp với vị trí của nhân viên đó.
Quy trình đào tạo của đơn vị có tính chất phổ biến và được phổ biến đến tồn thể
tất cả các nhân viên từ ban Giám đốc đến từng khoa, phịng. Mặt khác Quy trình
đào tạo của đơn vị đã được áp dụng rất linh hoạt, sửa đổi, bổ sung để thích hợp
cho từng khoa, phịng cụ thể.
Thứ hai: Bệnh viện đã vận dụng “Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về

lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược lại” vào công tác đào tạo. Bệnh
viện nhận ra rằng nếu bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho càng nhiều nhân viên, thì
những nhân viên này sẽ làm việc có chất lượng hơn. Càng nhiều nhân viên làm
việc có chất lượng sẽ thúc đẩy sự phát triển của đơn vị. Vì vậy Bệnh viện luôn
quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo nhân viên. Xem đây là yếu tố sống còn
quyết định đến sự phát triển của đơn vị.
Thứ ba: Tổ chức các lớp tập huấn và đào tạo cho nhân viên quản lý, thường
xuyên tổ chức thi tay nghề cho các nhân viên y tế và tổ chức khen thưởng những
cá nhân có thành tích xuất sắc trong cơng việc tại cơng ty tức là đã tạo được sự thi
đua trong công việc. Đó chính là đơn vị đã vận dụng Quy luật của sự thống nhất
và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động, sự phát
triển. Một mặt nâng cao tay nghề cho người lao động, mặt khác tạo động lực cho
họ tích cực trong công việc.
Thứ tư: Bệnh viện luôn đề ra kế hoạch huấn luyện và đào tạo nhân viên một
21


cách định kỳ và thường xuyên để ngày càng nâng cao tay nghề của nhân viên.
Ngoài ra đơn vị cũng có chính sách cho nhân viên được đào tạo tại các nơi đào tạo
bên ngoài (đi học tập ở các bệnh viện bạn, học các lớp huấn luyện tại các trung
tâm) nhằm cập nhật thêm nhiều kiến thức mới, loại bỏ đi những kiến thức cũ theo
quy luật phủ định của phủ định. Chính vì vậy đã tạo thành sự vận động,phát triển
khơng ngừng mang tính kế thừa phát triển theo đường “xoắn ốc” giúp đơn vị phát
triển ngày càng đi lên.
Tại bệnh viện, phải xây dựng được quan hệ chun mơn gắn bó giữa những
đồng nghiệp với nhau, giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa nhân viên với quản lý cấp
khoa, phịng, tổ vì đây là yếu tố quyết định sự phát triển của bệnh viện, quyết định
sự tồn tại và phát triển của từng cá nhân. Do vậy, hàng năm bệnh viện phải xây
dựng chương trình đào tạo lại, hoặc nâng cao hoặc tổ chức cho nhân viên học thêm
những nội dung mới. Việc làm này có tác dụng tạo cho nhân viên giỏi chuyên môn,

biết nhiều nghề để trong quá trình làm việc họ hiểu được những yêu cầu đó trong
hoạt động cung cấp dịch vụ y tế. Đồng thời khi một vị trí nào đó gặp khó khăn, các
bạn đồng nghiệp có khả năng, có chuyên môn nghiệp vụ cao sẽ giúp đỡ được lẫn
nhau.
Bệnh viện tạo điều kiện để cơng nhân, viên chức của mình hỗ trợ, giúp đỡ nhau
trong cuộc sống cũng như trong chun mơn, tránh hiện tượng ganh ghét, ích kỷ,
chủ nghĩa cá nhân… Khuyến khích nhân viên tự học tập nâng cao trình độ văn
hóa, nghiệp vụ, chun mơn ngồi giờ làm việc, linh hoạt trong khi hành động.
Mỗi nhân viên phải lấy triết lý “tự thân vận động” để nâng cao chun mơn của
mình, cịn đồng nghiệp, cơ quan, thủ trưởng … chỉ đạo điều kiện, góp phần cùng
với sự tự phấn đấu, tự nâng cao trình độ của chính mình. Do vậy, nhân viên phải
xác định được hiện tại mình đang ở vị trí nào trong bệnh viện, tương lai mình sẽ
tiến bộ thế nào và cũng phải biết các mối quan hệ trong bệnh viện ra sao? Xu hướng
phát triển của đơn vị như thế nào? Từ đó lập kế hoạch tự rèn luyện và phấn đấu
cho phù hợp với xu hướng chung của tập thể đơn vị, kết hợp chặt chẽ giữa cái riêng
và cái chung cho thỏa đáng. Một triết lý khác được đặt ra là các bệnh viện có thể
tổ chức các chương trình đào tạo tại chỗ cho cơng nhân, viên chức của mình bằng
cách thuyên chuyển, thay đổi chức vụ trong nội bộ nhằm tránh sự nhàm chán, chủ
quan, ỷ lại…do quá quen làm một loại công việc, nhưng khi nhận chức vụ mới
buộc họ phải tìm hiểu để thích nghi, tạo ra thói quen ham tìm hiểu, ham học tập.
Tạo cho nhân viên có cách nhìn tồn diện, bao qt hơn về đơn vị, thấy hết được
những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp cũng như của từng bộ phận, từ đó có
sự cảm thơng, tạo sự hợp tác, giúp đỡ nhau giữa người này với người khác, vươn
lên trong công tác.

22


CHƯƠNG III: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

Công tác tuyển dụng, đào tạo nhân lực là một công việc hết sức khó khăn và
phức tạp vì nó liên quan đến những con người cụ thể với những tâm tư tình cảm,
những điều kiện, hồn cảnh, sở thích, nguyện vọng, năng lực và văn hóa khác nhau.
Có thể nói tuyển dụng, đào tạo nhân lực là một nghệ thuật chọn lựa nhân viên để
phù hợp với năng lực của từng người và đáp ứng được u cầu vị trí cơng việc cần
tuyển trong doanh nghiệp với hiệu quả cao nhất. Muốn làm tốt điều đó thì phải
tn thủ theo các nội dung và các bước của quy trình tuyển dụng, đào tạo. Mỗi đơn
vị có thể xây dựng cho mình một quy trình tuyển dụng, đào tạo sao cho khoa học
và phù hợp với bệnh viện đó, phù hợp với yêu cầu đặt ra của công việc; đồng thời
thực hiện q trình tuyển dụng thật khách quan, cơng bằng, nghiêm túc. Có được
những con người tài giỏi, có phẩm chất, hiểu được mục tiêu, sứ mệnh của bệnh
viện, gắn bó với bệnh viện sẽ là bước khởi đầu giúp bệnh viện có thể tăng lợi thế
cạnh tranh trên thị trường cung cấp dịch vụ y tế và đảm bảo người dân được tiếp
cận dịch vụ y tế gần nhất, dễ dàng nhất, chi phí phù hợp với chất lượng cao.
2. Kiến nghị
Song song với tuyển dụng bệnh viện phải có chính sách giữ chân những nhân
viên ưu tú, thực hiện xuất sắc công việc.
Phải luôn cập nhập và đổi mới quy trình tuyển dụng cho phù hợp với xu thế
phát triển của xã hội và đúng với luật tuyển dụng của nhà nước Việt Nam.
Tránh để tình cảm cá nhân xen vào triết lý tuyển dụng của đơn vị, thực hiện
việc tuyển dụng và phỏng vấn một cách minh bạch. Trong tuyển dụng, lãnh đạo
đơn vị không chỉ chú ý đến năng lực chuyên môn mà phải chú ý đến nhiều mặt
trong từng con người được tuyển dụng như: Đạo đức, lịng nhiệt tình…
Cơng tác đào tạo đã ít nhiều ảnh hưởng đến tốc độ công việc của đơn vị (không
đủ người làm khi các người khác đang tham gia tập huấn). Do vậy cần mở rộng
các hình thức đào tạo như đào tạo trực tuyến hoặc khóa học trực tuyến có thể tự
xem bất cứ thời gian nào trên các nền tảng như SwipeRx, Youtube.
Phải có đội ngũ cán bộ đào tạo thật sự giỏi, trong thời điểm hiện nay khi chưa
có đủ đội ngũ đào tạo giỏi về chuyên môn lẫn nghiệp vụ sư phạm cần phối hợp các
bệnh viện khác hoặc các trung tâm chuyên về đào tạo chuyên đề đó để thực hiện

đào tạo.
Phải tạo được động lực cho nhân viên tích cực tham gia các khóa đào tạo của
đơn vị như hình thức tính điểm phấn đấu khi hồn thành các khóa đào tạo đã được
kiểm tra tương tự như tín chỉ. Khi đủ tín chỉ thì khen thưởng hoặc xem xét vào các
vị trí cao hơn hoặc vị trí có nhiều quyền lợi hơn.
Phải có định hướng đúng đắn, đào tạo đúng người, đúng việc.
23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo; Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên cao học và
nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học), Nhà xuất bản Lý luận
chính trị;
2. C.Mác và Ph.Ăngghen; Tồn tập, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004;
3. Đảng Cộng sản Việt Nam; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX;
4. Bài viết của Lê Doãn Hợp; Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
về tiêu chuẩn cán bộ: đức và tài thời công nghiệp 4.0.


×