Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Một số giải pháp tổ chức không gian kiến trúc noct phù hợp với văn hóa ở của người hà nội để có hướng đi đúng đắn trong quá trình quy hoạch phát triển noct

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.24 MB, 98 trang )

Sơ đồ 1.1

SƠ ĐỒ CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội đang triển khai xây dựng nhiều NOCT
nhưng qua nhiều mẫu căn hộ được áp dụng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, trong
đó có vấn đề cấu trúc căn hộ chưa phản ánh được sâu sắc văn hoá Việt. Do vậy
trong q trình sử dụng người dân ln phải cải tạo gây lãng phí, đồng thời ảnh
hưởng đến mơi trường và chất lượng cơng trình.
Trong lịch sử phát triển đất nước vấn đề nhà ở luôn được Đảng và Nhà
nước quan tâm với các chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích phát triển
đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân. Năm 1986 với việc xoá bỏ chế độ bao
cấp đã tạo tiền đề đổi mới đất nước trên nền kinh tế thị trường. Trên cơ sở đó
các đô thị lớn trong cả nước đặc biệt là thủ đô Hà Nội phát triển nhanh chưa
từng thấy, các mô hình nhà ở được hình thành rất đa dạng và phong phú trong
đó xuất hiện NOCT như một xu thế tất yếu.
Thực tế cho thấy từ những khu đô thị đầu tiên (Bắc Linh Đàm) cho đến
các khu đô thị mới ngày nay (Trung Hồ – Nhân Chính) các mẫu NOCT nhìn
chung đã được nghiên cứu và khơng ngừng hồn thiện để dần thích ứng với nhu
cầu của người dân. Tuy nhiên giải quyết vấn đề ở khơng chỉ bó gọn trong phạm
vi căn hộ, không chỉ quan tâm đến tiện nghi trong căn hộ, diện tích ở, mà cịn
phải quan tâm đến mơi trường ở nói chung. Mơi trường ở bao gồm không gian
bên trong căn hộ và không gian bên ngồi căn hộ, nó khơng đơn thuần chỉ là
khơng gian để ở mà nó cịn thể hiện văn hóa ở của người dân.
Ở Việt Nam đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về nhà ở như đề tài của tác


giả Đỗ Hồng Cương nghiên cứu về phép biến đổi không gian nội thất trong
NOCT, đề tài của tác giả Đàm Thu Trang nghiên cứu về tổ chức kiến trúc cảnh
quan trong các khu ở và một số đề tài nghiên cứu khác. Song chưa có đề tài nào
đi sâu vào nghiên cứu giải pháp tổ chức không gian kiến trúc NOCT phù hợp
với văn hoá Việt đặc biệt là ở của Hà Nội nơi yếu tố văn hố ln được đạt nên
hàng đầu thì việc nghiên cứu đề tài là hết sức cần thiết.
2


Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, nhu cầu ở của người dân
ngày một nâng cao, đòi hỏi môi trường ở không những phải tiện nghi cho sinh
hoạt hàng ngày, an tồn vệ sinh, mà cịn phải đẹp và có bản sắc. Văn hóa trong
khu ở cũng sẽ có một vai trị ngày càng quan trọng hơn, nó trở thành một tiêu
chí để đánh giá chất lượng đô thị và đặt ra nhiêm vụ trong tổ chức các khu ở.
1.1. Ý nghĩa của đề tài.
Hà Nội là một trong những thành phố tập trung nhiều người ở nhiều địa
phương khác nhau đến sinh sống và làm việc vì vậy có lối sống và phong tục
khác nhau. Đề tài nghiên cứu chẳng những góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống, nâng cao giá trị văn hóa dân tộc mà cịn góp phần trát triển Thủ đơ Hà Nội
bền vững. Chỗ ở không chỉ đơn giản giới hạn trong bốn bức tường mà còn phải
là nơi cung cấp những giá trị nhân văn và những tiện nghi xã hội cho cuộc sống.
Đó là những cơ hội tạo ra mơi trường xã hội tốt, tình cảm thân thiện giữa người
và người.
Nội dung nghiên cứu nhằm góp phần giảm đi hiện tượng lối sống cách
biệt đô thị hiện đại ngày một gia tăng để tìm lại nét truyền thống sinh hoạt cộng
đồng tốt đẹp của người Việt Nam nói chung và đặc biệt là người Hà Nội. Phản
ánh lối sống tương thân tương ái, quan tâm đùm bọc lẫn nhau giữa những thành
viên trong cộng đồng dân tộc Việt thông qua nội dung nghiên cứu tổ chức
không gian kiến trúc NOCT.
2. Mục đích nghiên cứu:

Rút ra được những bài học kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thiết kế
và sử dụng các khu NOCT ở Hà Nội.
Xác định cơ sở khoa học về tổ chức không gian kiến trúc NOCT phù hợp
với văn hóa ở của người Hà Nội. Qua đó, đề xuất một số giải pháp tổ chức
không gian kiến trúc NOCT phù hợp với văn hóa ở của người Hà Nội để có
hướng đi đúng đắn trong q trình quy hoạch phát triển NOCT. Tạo ra nền tảng
cơ bản cho sự phát triển đô thị một cách bền vững và không gian ở tiện nghi.
3. Nội dung nghiên cứu:
Xác định các nhân tố chính trong văn hóa ở, thực trạng thể hiện văn hóa ở
qua việc tổ chức khơng gian kiến trúc của các cơng trình đã và đang xây dựng ở
Hà Nội. Tìm hiểu, học hỏi những kinh nghiệm của thế giới trong việc thể hiện
văn hóa ở trong không gian kiến trúc đặc biệt đối với không gian kiến trúc
NOCT.
3


Xây dựng những cơ sở khoa học để tổ chức khơng gian kiến trúc NOCT
phù hợp với văn hóa ở của người Hà Nội.
Đề xuất các yêu cầu, nội dung, giải pháp tổ chức không gian NOCT phù
hợp với văn hóa ở của người Hà Nội bao gồm cải tạo các cơng trình cũ và giải
pháp cho các cơng trình mới sẽ xây dựng trên địa bàn Hà Nội.
Minh họa bằng những ví dụ cụ thể.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Quá trình xây dựng luận văn được sử dụng các phương pháp sau:
- Thu thập, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài (các tài liệu trong
và ngoài nước về mọi phương diện)
- Khảo sát, đánh giá thực trạng NOCT ở một số thành phố lớn trong nước
đặc biệt là thành phố Hà Nội.
- Sự dụng phương pháp điều tra, phân tích các khu NOCT đã xây dựng ở
Hà Nội. Đánh giá các mặt ưu, nhược điểm trong quá trình phát triển.

- Tổng hợp các kết quả nghiên cứu từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị
áp dụng cho các cơng trình NOCT tại Hà Nội.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
NOCT có độ cao từ 9 tầng đến 40 tầng, với hai dạng chính là: cơng trình
đơn thuần chỉ có khơng gian ở và cơng trình đa năng (khơng gian dịch vụ kết
hợp với không gian ở).
Hai khu vực được nghiên cứu chính là: Khơng gian trong từng căn hộ và
không gian bán công cộng.
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: Địa bàn Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian: Đến năm 2030.
6. Cấu trúc luận văn.
Luận văn gồm 3 phần:
Phần mở đầu:
Phần nội dung:
Chương I: Xu hướng biểu hiện văn hố ở trong tổ chức khơng gian kiến trúc
nhà ở cao tầng (NOCT) tại Việt Nam và các nước trên thế giới.
Chương II: sở khoa học cho việc tổ chức không gian kiến trúc NOCT phù hợp
với văn hoá ở của người Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp tổ chức không gian kiến trúc NOCT theo hướng
phù hợp với văn hoá ở của người Hà Nội.
Phần Kết luận, kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.
4


Sơ đồ 1.2

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I


5


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
XU HƯỚNG BIỂU HIỆN VĂN HOÁ Ở TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC NOCT TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Một số khái niệm và đặc điểm chung:
Trước khi nghiên cứu luận văn, tác giả đã đi tìm hiểu và xác định một số
khái niệm có liên quan đến đề tài.
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm văn hố Việt.
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác
nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Nhưng nếu nói một cách giản dị thì văn hóa là tất cả những yếu tố vật chất tinh
thần đặc trưng cho một cộng đồng xã hội, được cộng đồng đó chấp nhận, sử
dụng và gìn giữ nó theo thời gian. Như vậy văn hóa là yếu tố đã có sự lựa chọn
mà người làm việc đó là cả cộng đồng dân cư. Một yếu tố chỉ được coi là văn
hóa của một cộng đồng khi nó "sống" và tồn tại với cộng đồng đó trong một
khoảng thời gian nhất định. Ngồi ra, một đặc tính quan trọng khác đó là văn
hóa có thể thay đổi, bổ sung và phát triển theo thời gian, cùng với sự thay đổi và
phát triển của xã hội đó.
Bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, đặc trưng riêng của một cộng đồng văn
hóa trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc
khác. Bản sắc văn hóa thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống - ý thức
của một cộng đồng, bao gồm: cội nguồn, cách tư duy, cách sống, dựng nước,
giữ nước, sáng tạo văn hóa, khoa học - nghệ thuật... Khái niệm Bản sắc văn hóa
có hai quan hệ cơ bản: quan hệ bên ngoài là dấu hiệu để phân biệt các cộng
đồng với nhau quan hệ bên trong chỉ tính đồng nhất mà mỗi cá thể trong một
cộng đồng phải có. “Tuy nhiên, bản sắc văn hóa cũng có cả mặt tốt, tiến bộ và

mặt xấu, tiêu cực lạc hậu của nó. Bởi vậy, việc nghiên cứu, phân tích tìm ra mặt
tích cực, hạn chế mặt tiêu cực là một việc làm vô cùng quan trọng. Hơn nữa,
bản sắc văn hóa khơng phải là một khái niệm khép kín mà là một khái niệm mở
cho nên q trình vận động và tiếp xúc văn hóa của nó cũng là q trình bỏ cái
tiêu cực và phát huy cái tích cực” [21].
Đăc điểm văn hố Việt.
Văn hố Việt là văn hố nơng nghiệp với chủ thể là người nông dân.
Nhận xét đặc điểm đầu tiên của văn hoá Việt là xã hội lấy gia tộc làm cơ sở, dựa
6


trên mối quan hệ tình cảm mà đối đãi. ”Nhất thiết các luân lý đạo đức, chế độ
văn vật, chính trị pháp luật đều lấy gia tộc làm chủ nghĩa gốc” [6]. Từ đó khiến
người Việt chuộng hồ bình, thích an cư lạc nghiệp. Các đặc tính đó có thể
khơng phải thuộc sở hữu duy nhất của dân tộc Việt, nhưng đó là yếu tố cơ bản
tạo nên các nét đặc trưng của văn hố Việt Nam.
Ngồi ra có thể thấy điểm nổi bật trong văn hoá Việt là phương cách ứng
sử mềm dẻo và linh hoạt. Đặc tính này được thể hiện cả đối với thiện nhiên và
các yếu tố bên ngoài. Xuất phát từ đặc điểm thiên nhiên khắc nghiệt, địi hỏi con
người làm nơng nghiệp phải có cung cách ứng xử linh hoạt trong mối quan hệ
với yếu tố thiên nhiên. Từ đó trong tâm thức người Việt có khuynh hướng
nương nhờ, thuận theo tự nhiên mà khơng chiếm lĩnh, chinh phục tự nhiên.
Hình thành lối sống lấy quan điểm hồ thuận, gắn bó với tự nhiên là chủ đạo.
Trong mối quan hệ xã hội nổi bật lên là tính cộng đồng đồn kết đặc biệt,
dựa trên hình thức quan hệ cơng xã nơng thơn Việt Nam. Đây là sản phẩm của
nền văn minh nông nghiệp, được xem như là đặc trưng của văn minh Việt Nam.
1.1.2. Văn hố ở.
Văn hóa ở là một khía cạnh của văn hóa nói chung, nó thể hiện phong
tục, lối sống của người dân, với quan niệm sống đã hình thành từ bao đời nay đó
là: ln coi trọng giá trị tinh thần “lời chào cao hơn mâm cỗ”. Một yếu tố khác

tạo nên văn hóa ở của Hà Nội chính là sự hiện diện của nhiều thế hệ sống trong
một gia đình “tứ đại đồng đường”, tình làng nghĩa xóm ln được coi trọng,
sống hịa nhập với thiên nhiên.
1.1.3. Khơng gian bán công cộng.
Không gian bán công cộng được tổ chức trong ngôi nhà ở (trên sân
thượng, giữa các tầng, ở tầng 1) và cịn là khơng gian kế cận ngôi nhà. Đây là
không gian sinh hoạt nghỉ ngơi, giao tiếp cộng đồng. Những không gian này
được tổ chức dựa vào chức năng sử dụng của từng khu vực nhằm thỏa mãn nhu
cầu của các lứa tuổi, đặc biệt quan trọng là chỗ chơi cho trẻ em và chỗ nghỉ của
người già. Việc tổ chức không gian này rất khác nhau tạo nên ấm cúng và sắc
thái riêng cho từng khu ở.
Khu ở: Theo khái niệm cổ là bộ phận tạo nên phần “thị” là môi trường ở
của cư dân đô thị, là nơi chốn ở của thị dân tồn tại bên cạnh phần “đô”, nơi diễn
ra các hoạt động mang tính chất chính trị điều hành kể cả những hoạt động tâm
linh [16]. Ngày nay các khu ở hiện đại là một bộ phận, một cấp bậc của đô thị,
nó bao gồm nhiều đơn vị ở.
7


Đơn vị ở có NOCT: Là khu ở bao gồm NOCT, nhà ở nhiều tầng và nhà
ở biệt thự được tổ chức không gian ở với đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơng
trình cơng cộng.
Nơi chốn: Hàm chứa một ý nghĩa vượt lên trên một địa điểm bình
thường. Nó khơng những được thể hiện qua đặc trưng của những yếu tố biểu
hình trong khơng gian mà cịn được thể hiện bởi tính chất của khơng gian đó.
Nơi chốn thể hiện qua các yếu tố đặc trưng sau:
Yếu tố nơi chốn phản ánh mối liên hệ giữa các yếu tố có trong mơi
trường tự nhiên và mơi trường xây dựng tạo thành khung cảnh đô thị
Yếu tố nơi chốn phản ánh quá trình hình thành - phát triển của đô thị
Yếu tố nơi chốn phản ánh mối liên hệ giữa địa điểm với con người, hình

thành nên lối sống đặc trưng của đô thị.
1.1.4. Đặc điểm chung về kiến trúc NOCT:
1.1.4.1. Về chiều cao NOCT.
NOCT thường có hai dạng chính là nhà ở và nhà ở kết hợp với các chức
năng khác như văn phòng, thương mại, nhà hàng…
Hiện nay ở các nước khác nhau thì quy định cơng trình có số tầng hay
chiều cao tối thiểu để được coi là nhà cao tầng cũng khác nhau.
Bảng 1.1: Quy định về số tầng và chiều cao của NOCT ở một số nước
trên thế giới [26].
Tên nước

Độ cao khởi đầu nhà ở cao tầng

Trung Quốc Nhà ở cao từ 10 tầng trở lên

Nhà siêu cao
Các nước đều có quy

Kiến trúc khác trên 24 m ( từ 8 tầng)

định như sau:

Liên Xơ

Nhà ở cao từ 7 tầng trở lên

Các tồ nhà có số tầng

(cũ)


Kiến trúc khác trên 7 tầng

trên 30 tầng hoặc cao

Mỹ

Nhà ở cao từ 22-25m ( từ 7 tầng)

trên 100m

Anh

Nhà ở coa trên 50m ( từ 12 tầng)
Kiến trúc khác trên 28m

Nhật Bản

Nhà ở cao từ 24m ( từ 7 tầng)

Tây Đức

Nhà ở ao từ 31 m ( từ 11 tầng)

Bỉ

Nhà ở cao từ 25m ( từ 7 tầng)

8



Tại hội thảo quốc tế lần thứ 4 về NOCT ở Hong Kong (1990) đã quy định
NOCT là các công trình có từ 9 tầng trở lên.
Tại Việt Nam theo báo cáo tổng quan về quy hoạch - kiến trúc – Cơng
nghệ các cơng trình NOCT trên địa bàn thành phố Hà Nội – các chuyên gia đã
phân chia thành 4 loại NOCT [26].
- Loại I: từ 9 đến 16 tầng;
- Loại II: từ 17 đến 25 tầng;
- Loại III: từ 26 đến 40 tầng:
- Loại IV: từ 40 tầng trở lên.
1.1.4.2. Đặc điểm chung.
- Sử dụng mặt bằng điển hình.
- Mặt bằng đơn giản hình dạng thường đối xứng. Tuỳ theo phương thức tổ
hợp mặt bằng, kiến trúc NOCT được chia thành các loại.
+Nhà ở cao tầng kiểu đơn nguyên: Gồm nhiều đơn nguyên độc lập được tổ
hợp với nhau theo vị trí mặt bằng, địa hình, cảnh quan...
+Nhà ở cao tầng kiểu tháp: Thường là một đơn nguyên đứng độc lập, có
nhiều loại hình dạng mặt bằng khác nhau: Hình vng, hình chữ nhật, chữ T,
chữ Y, chữ thập, hình tự do…
-Ngơn ngữ kiến trúc của NOCT phản ánh rõ nét trình độ khoa học - kỹ
thuật của đất nước. Ngồi ra nó cịn là điểm nhấn của đơ thị và có tác dụng định
hướng khơng gian.
-Kết cấu đơn giản, mạch lạc (sử dụng lõi cứng) xem hình 1.1
-Vật liệu hồn thiện có tính thẩm mỹ và độ bền cao.

9


Hình 1.1

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TRONG THIẾT KẾ NOCT [23]


10


1.1.4.3. Xu hướng phát triển.
-Không gian đơn vị ở của NOCT:
+ Cơ chế thị trường đã tạo ra lối sống cởi mở, coi trọng lợi ích về mặt kinh
tế tuy nhiên yếu tố văn hoá ngày càng tác động mạnh mẽ đến cách tổ chức
không gian kiến trúc nhà ở đặc biệt là NOCT (sơ đồ 1.3).
+ Cơ chế thị trường đã tạo ra lối sống mang tính cởi mở, hướng ngoại
thích nghi với mơi trường xã hội đa dạng, do vậy trong đơn vị ở NOCT, cũng có
các khơng gian đa dạng phù hợp với các nhu cầu.
+Các đơn vị ở NOCT không nhất thiết là một khu ở cách biệt với giao
thông thành phố, với các linh hoạt. Dân cư trong các khu NOCT được phục vụ
các dịch vụ sinh hoạt ở cao tầng cũng có hệ thống dịch vụ đáp ứng tới từng căn
hộ, tới từng cá nhân.
+Tổ chức các không gian trong đơn vị ở phù hợp lối sống truyền thống
trên cơ sở các đơn vị ở láng giềng có quy mơ hợp lý, phù hợp năng lực giao tiếp
và giới hạn liên kết cộng đồng dân cư trong khu ở.
-Không gian nhà ở cao tầng:
+Trong một đơn nguyên nhà ở cao tầng có nhiều loại căn hộ cho nhiều loại
đối tượng có nhu cầu ở khác nhau (xem hình 1.2)
+Các căn hộ ở độc lập khép kín và có tiêu chuẩn ở, tiện nghi hiện đại
tương ứng với điều kiện kinh tế ngày càng đi lên của xã hội.
+Không gian giao tiếp trong căn hộ ở ưu tiên cho các quan hệ có tính gia
đình hay bạn bè thân thiết và có tính mở liên kết không gian môi trường tự
nhiên với căn hộ (sơ đồ 1.4).
+Tổ chức không gian trong căn hộ ở phải là khơng gian linh hoạt để khi có
sự thay đổi về mức sống, về cơ cấu gia đình... thì người ở có thể biến đổi khơng
gian căn hộ phù hợp với hồn cảnh mới.

+Nhà ở cao tầng có các dịch vụ thương mại và các dịch vụ sinh hoạt. Có
chỗ gửi xe cho người ở và có giao thơng thuận tiện đến nơi làm việc và các khu
vực khác trong thành phố.
+Cuộc sống người dân ngày một cải thiện nhà ở nói chung và NOCT nói
riêng giờ đây khơng chỉ là nơi để ở mà nó cịn là nơi thể hiện phong tục, lối
sống.

11


Sơ đồ 1.3

VĂN HỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC KHƠNG GIAN TRONG NOCT

12


Sơ đồ 1.4

MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC KHÔNG GIAN TRONG CĂN HỘ

13


1.2. Biểu hiện văn hố ở trong tổ chức khơng gian kiến trúc NOCT:
1.2.1. Một số nước trên thế giới.
Ở Liên Xô cũ:
Ở Liên Xô cũ, từ những năm 1960 -1970 đã xây dựng các khu ở trong các
đô thị với những kế hoạch dài hạn theo mơ hình cơng nghiệp hố, với chiều cao
trung bình là 16 tầng. Nhà ở cao tầng được xây dựng theo các mẫu thiết kế điển

hình có hình thức kiến trúc hiện đại, phong phú và da dạng, có các loại căn hộ
đa dạng để đáp ứng các nhu cầu ở khác nhau của người dân.
Bảng 1.2 : Bảng diện tích các loại căn hộ (thành phố Liên Xơ cũ)
Số phịng /căn hộ

1

Diện tích căn hộ m2 28 – 36

2

3

4

5

41 – 58

58- 63

70 - 74

84 - 91

( Nguồn: Đặng Thái Hoàng, kiến trúc nhà ở NXBXD, trang 71)
Nhà ở cao tầng được tổ chức theo kiểu tiêu chuẩn khu ở tầng bậc dựa trên
đơn vị láng giềng, trong đó có đề xuất cấu trúc bao cấp. Các cơng trình thời kỳ
này đã thể hiện được phong cách sống của người dân với lối sống đơn giản,
khơng cầu kỳ (xem hình 1.3).

Ở pháp:
Khu nhà ở Rue de Meaux do kiến trúc sư Renzo Piano thiết kế, đây là khu
ở cho người thu nhập thấp. Kiến trúc sư đã tạo ra không gian ở đầy ánh sáng,
cây xanh và điều kiện giao tiếp xóm giềng tốt.
Khu ở có khơng gian bán cơng cộng rất đẹp với cây xanh, vườn hoa và
đường dạo
Các cơng trình được bố trí xung quanh một hình chữ nhật từ đó tạo ra các
sân chung, trong các sân chung này, là nơi tất cả những cư dân của khu nhà có
thể đến tản bộ, đọc sách báo và nói chuyện với nhau.
Như vậy theo Renzo Piano, không gian ở sẽ cần một khơng gian ấm cúng,
có tính cộng đồng hẹp hơn là cần những không gian công đồng lớn, sôi động
như trong đơ thị nói chung (xem hình 1.4).

14


Ở Mỹ:
1. Tịa nhà Riverbend (NewYork, Mỹ) với khơng gian giao tiếp kế cận căn
hộ.
Chung cư Riverbend ở NewYork do hãng kiến trúc “Davis, Brondy và các cộng
sự” thiết kế. Đây là một chung cư nhiều tầng với những căn hộ vượt 2 tầng có từ
1 đến 3 phịng ngủ.
Khơng gian kiến trúc đặc trưng của chung cư Reverbend là phần hiên
trước mỗi căn hộ, một loại diện tích riêng nhưng mở và liên tục về mặt không
gian với diện tích cơng cộng. Nó đóng vai trị khơng gian đệm giữa phần công
cộng (hành lang) và phần riêng tư (căn hộ). Ở các hiên này các thành viên trong
gia đình có thể gặp gỡ hàng xóm rất thường xuyên mỗi khi họ đi qua hành lang
trước nhà. Những hoạt động giao tiếp đơn giản, thường xuyên như thăm hỏi,
nhờ vả có thể diễn ra ngay ở đây mà khơng cần sử dụng khơng gian này cho
những hoạt động giải trí với bạn bè, hàng xóm mà tránh được việc làm ảnh

hưởng đến hoạt động riêng tư khác trong nhà.
Tóm lại, cách tổ chức không gian giao tiếp trong chung cư Reverbend có thể
thúc đẩy quan hệ giao tiếp xóm giềng nhờ tạo ra khả năng tiếp xúc dễ dàng hơn
giữa các cư dân trong sinh hoạt hàng ngày ở không gian này. (xem hình 1.5)
2. Chung cư Luna park (NewYork, Mỹ) với không gian giao tiếp chung
của tầng nhà
Chung cư Luna Park xây dựng năm 1957, gồm 4 cánh nhà chứa 16 căn hộ mỗi
tầng. Nét đặc biệt của chung cư Luna Park là lõi giao thông kết hợp một sảnh
lớn tạo thành hạt nhân giao tiếp của mỗi tầng nhà. Các vách tường ngăn chia
một cách tương đối giữa các bộ phận giao thông, đủ để hoạt động giao thông và
giao tiếp cũng xảy ra đồng thời mà không làm cản trở lẫn nhau. Trên không
gian này, người già, trẻ em cũng như các thành viên khác trong tầng có thể hội
họp, tổ chức chơi những trị chơi nhỏ, gặp gỡ trò chuyện, độc sách báo. Đồng
thời, việc lõi giao thông liền kề với không gian giao tiếp và chỉ ngăn chia tương
đối, cơ hội gặp gỡ của các cư dân trong khu nhà được tăng lên rất cao, qua đó
mở ra những quan hệ mới và hoạt động giao tiếp mới.
Bên cạnh đó, việc tập trung khơng gian giao tiếp vào trung tâm các cánh
nhà không những làm cho không gian giao tiếp được rộng hơn mà các hoạt
động công cộng ở khu vực này không làm ảnh hưởng tới các căn hộ (tiếng ồn,
tia nhìn…), (xem hình 1.6).
15


Ở Trung Quốc:
Khu ở Cúc nhi hồ đồng (Bắc Kinh, Trung Quốc) và sự tiếp nối không
gian giao tiếp cộng đồng của nhà ở truyền thống.
Hồ đồng (Hutong) là một loại khu ở truyền thống trong đô thị cổ Trung Quốc
tổ chức theo dạng sân trong. Kiến trúc sư Ngô Lương Dung đã thiết kế cải tạo
một hồ đồng tên là Cúc nhi theo đúng mơ hình truyền thống. Khu Cúc nhi hồ
đồng mới gồm 46 căn hộ quây xung quanh 4 sân trong (vốn có 44 căn hộ và 7

sân trong) rất ấm cúng và có khơng khí quen thuộc với dân cư vốn sống trong
khu này. Do đó, các sân trong đóng vai trị khơng gian sinh hoạt ngồi trời và
đầu mối giao tiếp xóm giềng thân mật rất hiệu quả.
Những khu NOCT kiểu sân trong này không chỉ có ở Bắc Kinh. Trong một
số cộng đồng thiểu số người Hakka ở Trung Quốc vẫn còn sử dụng một loại
chung cư cao tầng tương tự vốn có lịch sử phát triển rất lâu đời. (xem hình 1.7)
Văn hố Trung Quốc không chỉ được thể hiện cách tổ chức khơng gian mà
nó cịn được thể hiện ra hình thức bên ngồi như hình khối cơng trình, màu sắc,
phong thuỷ…(xem hình 1.8)
Ở Nhật Bản:
Khu ở Makuhari (Tokyo, Nhật Bản) và phương thức kết hợp giữa hệ
thống không gian giao tiếp khu ở với không gian giao tiếp kiểu ô phố truyền
thống.
Khu ở Makuhari là một thị trấn ở ngoại ô Tokyo được xây dựng mới từ
đầu những năm 90. Khu ở gồm nhiều đơn vị gọi là Patios, mỗi đơn vị tương
đương với một nhóm ở tại các khu chung cư ở Hà Nội và có từ 120 đến 200 căn
hộ.
Các Patios gồm những nhà quây xung quanh một sân trong đóng vai trị
như hạt nhân giao tiếp, sinh hoạt công cộng với đầy đủ các sân chơi, vườn hoa,
kiến trúc nhỏ, thậm trí cả mặt nước khơng có đường ô tô đi vào trong mà hoàn
toàn chỉ là lối đi bộ. Bên ngoài các Patios là hệ thống giao thông nội bộ khu ở tổ
chức kiểu đường phố nhỏ giống như các khu trung tâm đô thị cũ. Tầng 1 của
các nhà chung cư là những không gian phục vụ công cộng (cửa hàng, nhà trẻ,
gara…) liền kề với mặt phố bên ngồi.
Lối tổ chức này khiến cho nhìn từ bên ngồi các Patios giống như những ơ
phố truyền thống nhưng vào bên trong lại có sự yên tĩnh và ấm cúng của các
khu ở kiểu đơn vị xóm giềng. Nhờ đó, khơng gian giao tiếp nghỉ ngơi cộng
đồng trong mỗi đơn vị được đảm bảo về môi trường cảnh quan và phân cách
16



giao thông mà bộ mặt khu ở vẫn sinh động nhờ hoạt động thương mại và giao
tiếp xã hội trên các phố xung quanh mỗi đơn vị. (xem hình 1.9).
Ngồi ra không gian nội thất và cách bố cục sân vườn cho từng căn hộ đã
phản ánh rất rõ bản sắc văn hố dân tộc. (xem hình 1.10).
Đây là một mơ hình tỏ ra rất thích hợp với thực tế Hà Nội trong việc giữ
cân bằng giữa hai yếu tố văn hoá và kinh tế người dân Hà Nội hiện nay.
Ở Malaysia
Trong những năm 90, với những xu hướng kiến trúc kết hợp hiện đại và
dân tộc trong thiết kế nhà ở cao tầng, khi đó các nhà đầu tư và người dân cùng
có những quan tâm chung là Nâng cao chất lượng sống trong các căn nhà ở cao
tầng, hài hồ với mơi trường và văn hố của Malaysia trên cơ sở sử dụng khéo
léo các giải pháp kiến trúc và vật liệu hiện đại để có thể cải tạo bộ mặt của các
đơ thị phù hợp với khí hậu. Địa lý và kinh tế –xã hội. Một trong những cơng
trình thể hiện được tinh thần đó là tháp đơi Petronas (xem hình 1.11).

17


1.2.2. Một số đơ thị lớn tại Việt Nam.
Q trình phát triển kiến trúc NOCT trong các đô thị Việt Nam gắn liền
với các thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
+Thời kỳ trước năm 1988 trong giai đoạn từ trước năm 1975 – 1988 số
lượng nhà cao tầng ở nước ta cịn ít, các cơng trình cao tầng thời kỳ này chủ
yếu là các tòa nhà văn phòng, đại sứ quán, khách sạn, ở Hà Nội chỉ có một
ngơi nhà duy nhất: Nhà ở cao 11 tầng tại Giảng Võ, sau cải tạo thành khách
sạn Hà Nội.
+Thời kỳ 1988 – 2000 trong đó các dự án thuộc lĩnh vực xây dựng, thì dự
án xây dựng NOCT tập trung ở các thành phố lớn (xem bảng 1.3) [15].
Bảng 1.3: Tỷ lệ phân bố cơng trình cao tầng ở các đơ thị

Tên thành phố

Các dự án cơng trình cao tầng
Số dự án

Tỷ lệ % tổng số

Tỷ lệ vốn/tổng

dự án

vốn các dự án

Hà Nội

38

32.8

45.1

Hồ Chí Minh

68

58.6

52.6

Đà Nẵng


2

1.7

0.5

Hải Phịng

2

1.7

0.5

Các địa phương khác

6

5.2

1.27

116

100.0

100.0

Cộng tổng số dự án


( Nguồn : Viện nghiên cứu kiến trúc 2000, điều tra đánh giá thực trạng
chất lượng kiến trúc cao tầng và đề xuất chính sách phát triển kiến trúc tại các
khu đô thị lớn ở Việt Nam trong q trình đơ thị hố)
Cũng trong thời kỳ từ 1988 - 1998, vốn đầu tư do nhà nước và các tổ
chức trong nước đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơng trình nhà ở cao tầng cũng
rất lớn.
Các hạn chế của nhà ở cao tầng đã và đang được thiết kế và xây
dựng ở Việt Nam nhìn ở khía cạnh phù hợp với văn hóa ở của từng vùng
miền:
- Áp dụng một cách thụ động các mẫu nhà ở của nước ngồi vì thế khơng
tạo dựng được các không gian đặc trưng cho người Việt.
18


- Các khu đơ thị mới trong q trình thi công đã ảnh hưởng xấu đến cảnh
quan thiên nhiên và môi trường xung quanh.
- Sử dụng các kinh nghiệm của nhà thấp tầng để làm nhà nhiều tầng vì thế
trong q trình sử dụng gặp nhiều khó khăn làm cho người dân có tâm lý sợ ở
nhà cao tầng.
- Tỷ lệ các cơng trình khi đi vào sử dụng phải sửa chữa lại là rất cao. Một
phần do cách tổ chức không gian chưa đáp ứng được các chức năng tối thiểu
như không gian phơi đồ, không gian thờ cúng…Bên cạnh đó cách tổ chức này
cũng chưa thể hiện được nét văn hố ở của người dân, đó chính là phong tục,
lối sống đã hình thành từ bao đời nay.
- Trong nền kinh tế thị trường không gian bán công cộng trong NOCT bị
thương mại hóa, tại những vị trí khơng dùng làm kinh doanh được thì dơi vào
tình trạng hoang hóa, là nơi phát sinh các tệ nạn xã hội đồng thời ảnh hưởng
đến không gian vui chơi, nghỉ ngơi của người dân đặc biệt là trẻ nhỏ và người
cao tuổi.

Một số cách tổ chức không gian kiến trúc nhà ở trong đó có NOCT tại
một số đơ thị lớn ở Việt Nam (xem hình 1.12 đến 1.18).

19


1.2.3. Ở Hà Nội.
1.2.3.1. Giai đoạn trước năm 1986:
Trong giai đoạn này hoạt động xây dựng nhà ở tại miền Bắc mà đặc biệt
là ở Hà Nội diễn ra hết sức sơi nổi có thể xem như tiêu biểu cho cả nước trong
lĩnh vực này. Mục tiêu của chiến lược nhà ở trong thời kì đó là đáp ứng một
cách nhanh nhất nhu cầu cấp bách về chỗ ở cho cán bộ công nhân viên nhà nước
cũng như các tầng lớp nhân dân khác trong điều kiện hạn chế về kinh phí xây
dựng. Vì vậy, mối quan tâm hàng đầu của lực lượng thiết kế cũng như xây dựng
chỉ tập trung vào thiết kế và sản xuất ra các căn hộ theo hướng độc lập, khép kín
càng nhiều càng tốt mà không chú ý tới việc phát triển không gian bán cơng
cộng khác của ngơi nhà, yếu tố văn hố bị lu mờ. Mỗi khối nhà hay một đơn
nguyên chỉ là một tập hợp đơn giản của các căn hộ, hay nói cách khác người ta
tạo ra các đơn nguyên bằng cách xếp các căn hộ cạnh nhau như làm một phép
cộng. Khơng gian cơng cộng trong nhà có thể dùng cho hoạt động giao tiếp hết
sức ít ỏi, người ở phải bằng lịng với những thành phần giao thơng như: hành
lang dài đơn điệu, cầu thang hoặc sảnh tầng, ngồi ra khơng có gì khác.
Ngược lại ở các khu Khương thượng, Giảng võ, Vĩnh hồ, Thành cơng thì lại rơi
vào trường hợp cơng cộng hố q đáng những đầu mối giao tiếp này như hành
lang, biến chúng trở thành một loại phố trên cao đi qua trước phòng ở khơng
gây được khơng khí ấm cúng” [22] do cách tổ hợp quá nhiều căn hộ trên một
hành lang (8 đến 10 căn). Điều này dẫn đến quan hệ giao tiếp kiểu xóm giềng bị
lỗng đi do nhóm đối tượng q lớn về số lượng, làm mất đi nét văn hoá của
người Hà Nội. Bởi với tâm lý muốn giới hạn phạm vi giao tiếp trong một quy
mô cộng đồng vừa phải. Nhờ đó có thể tạo bầu khơng khí thân mật dễ dàng

thơng cảm lẫn nhau và có thể tin tưởng trong những công việc nhờ vả, tương trợ
lẫn nhau rất hay gặp trong quan hệ láng giềng.
Không gian bán công cộng:
Các khu chung cư quy mô lớn và xây dựng đồng bộ tại Hà Nội trong giai
đoạn này đều áp dụng mơ hình tiểu khu nhà ở trong quy hoạch, thiết kế khơng
gian và các cơng trình kiến trúc. Mơ hình tiểu khu nhà ở có xuất phát từ hình
mẫu đơn vị xóm giềng của Clarence Perry đề xuất năm 1929 (xem hình 1.19).
Nhưng nó được cải biên theo nhiều hướng tuỳ theo đặc thù của từng quốc gia và
từng nền kinh tế. Có thể thấy nhiều khu chung cư xây dựng theo mơ hình này ở
Hà Nội như các khu Nguyễn Cơng Trứ (xem hình 1.20), Kim liên (xem hình
20


1.21), Trung tự (xem hình 1.22), Giảng võ (xem hình 1.23), Thanh Xn (xem
hình 1.24)...
Cơ cấu tổ chức khơng gian chung của các khu ở này là tập hợp một số
nhóm nhà ở xung quanh một trung tâm cơng cộng cấp 1 với bán kính phục vụ từ
400m đến 500m (tức là trong phạm vi thời gian đi bộ từ 10 đến 15 phút). Cách
tổ chức này đã đặt các hoạt động và tiện nghi cộng đồng vào trung tâm của các
sinh hoạt riêng tư trong những căn hộ. Nhờ đó, ngồi những tiện nghi có tính kỹ
thuật về dịch vụ cơng cộng, mơi trường, giao thơng, hạ tầng thì ý nghĩa xã hội
quan trọng của mơ hình tiểu khu nhà ở hay đơn vị xóm giềng là cung cấp cho cư
dân những phương tiện, không gian (từ cấp tiểu khu đến sát căn hộ) có thể giúp
tăng cường giao tiếp tạo ra sự gần gũi hơn giữa những người dân trong khu ở
trong mối quan hệ xóm giềng, giảm bớt phần nào sự lạnh lùng trong quan hệ
của người dân đơ thị trong thời kì cơng nghiệp hố. Nét ưu việt này cũng rất phù
hợp với lối sống có tính cộng đồng cao của người Việt Nam. Đồng thời phù hợp
với mục tiêu xây dựng một xã hội tiến bộ mà mọi quốc gia đều phải hướng tới.
Trong quá trình sử dụng do cịn thiếu cơ chế trong quản lý vì thế khơng
gian bán cơng cộng trong các khu chung cư gần như bị bỏ trắng. Rất ít khu có

được những phương tiện phục vụ hoặc trợ giúp cho hoạt động cộng đồng tạo ra
giao tiếp ở đây. Phần lớn chúng là các bãi trống và phần cây xanh mênh mơng,
điển hình như các khu Kim liên, Bách khoa, Nam đồng, Nguyễn công trứ,
Nghĩa đô. Một vài khu như Vĩnh hồ, xây dựng thời kì sau có bố trí chức năng
sân chơi cho trẻ sát với nhà ở nhưng ít và quá sơ sài với vài thứ cầu trượt bằng
xi măng cục mịch không thu hút được hoạt động vui chơi nào đáng kể [2]. Cùng
với thời gian các khơng gian này bị lấn chiếm hoặc hoang hố thành nơi đổ rác,
nơi tụ tập của tội phạm, đối tượng xấu.
Thời gian gần đây, để hạn chế tình trạng nói trên, nhiều khu tập thể đã tự
đứng ra tổ chức hoặc được nhà nước thi cơng hồn thiện những khơng gian này,
nhưng sự thiếu kiến thức đã biến chúng thành một mặt sân xi măng q rộng,
khơng có cây xanh, hay một loại vỉa hè mênh mông.

21


Kết quả của việc thiếu nghiên cứu này là không gian bị sử dụng cho
những hoạt hoạt động giao tiếp khơng thích hợp với vị từ q gần với căn hộ,
chẳng hạn phục vụ cho các môn thể thao đối kháng đơng người (bóng đá, bóng
chuyền...), hay kinh doanh ăn uống giải khát quy mơ lớn (như trong nhóm nhà
E, nhà A khu Bách Khoa, hay nhà B khu Trung Tự, Kim liên). Đồng thời chúng
chiếm mất chỗ dành cho hoạt động giao tiếp của người già, trẻ em là những đối
tượng cần phạm vi sinh hoạt gần nơi ở và có tính xóm giềng hơn.

22


1.2.3.2. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay:
Trong giai đoạn này bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường, điều kiện
sống ở Hà Nội được cải thiện đáng kể. Thành phố có chủ trương khơng bao cấp

về nhà ở, Nhà nước giao đất để dân tự xây dựng hoặc nhà nước và nhân dân
cùng làm thì việc xây dựng nhà ở của Hà Nội bùng nổ, cả Hà Nội là một cơng
trường xây dựng. Chính tại thời điểm này NOCT bắt đầu xuất hiện với mặt bằng
hình học và hình khối đơn giản. Tường bao che chịu tác động trực tiếp của ánh
sáng mặt trời. Các phân vị ngang và đứng bằng ơ văng che nắng ít được sử dụng
do khó khăn trong q trình thi cơng. Mặt bằng bố trí chật cứng để đảm bảo
hiệu quả kinh tế của các chủ đầu tư. Các loại nhà này không phù hợp với điều
kiện khí hậu nóng ẩm cũng như lối sống muốn hồ mình vào thiên nhiên ở Hà
Nội. Mặt bằng các nhà này là mặt bằng đóng kín. Khơng gian bên trong và bên
ngồi liên hệ trực tiếp qua các cửa đi, cửa sổ. Khơng có khơng gian chuyển tiếp
và các giải pháp tạo bóng râm cho tường bao che. Nếu có chỉ là các ban cơng và
lơ gia rất mỏng. Ví dụ điển hình là các cơng trình ở Bắc Linh Đàm (xem hình
1.25), khu đơ thị mới Nghĩa Đơ (xem hình 1.26)…
Hiện nay các cơng trình NOCT đã có các căn hộ với diện tích lớn hơn,
môi trường ở tốt hơn. Các căn hộ đã được thiết kế sang trọng hơn, tiện nghi hơn
nhưng đâu đó vẫn cịn thiếu một khơng gian đa năng (khơng gian thờ cúng,
khơng gian nghỉ ngơi của họ hàng,…), đây chính là các yếu tố tạo nên văn hoá
riêng của người Hà Nội. Các nhà đầu tư cũng như các nhà thiết kế vơ tình hay
cố ý đã bỏ qua các khơng gian đó tuy biết rằng nó rất cần thiết vì nó là phong
tục, lối sống bao đời nay của người Hà Nội. Thay vào đó họ quan tâm quá nhiều
đến yếu tố kinh tế, hạn chế tối đa các diện tích cơng cộng.
Các cơng trình tiêu biểu cho giai đoạn này nằm trong các khu đô thị mới
như Trung Hồ-Nhân Chính (xem hình 1.27), khu Mỹ Đình (xem hình 1.28),
đặc biệt là các mẫu nhà trong khu tái định cư Nam Trung Yên (xem hình 1.29).
Trong mấy năm gần đây Hà Nội đã có nhiều dự án có sự góp vốn của các nhà
đầu tư nước ngồi như khu Ciputra (xem hình 1.30) ở đây các căn hộ được thiết
kế sang trọng, tiện nghi. Tuy nhiên các mẫu căn hộ này cũng chỉ là cóp nhặt từ
nước ngồi vì thế nó chưa phản ánh được nét văn hố trong không gian ở của
người Hà Nội.
23



Một trong số cơng trình sẽ được xây dựng ở Hà Nội trong 1 vài năm tới
(xem hình 1.31) đã phần nào phản ánh được nét văn hoá ở của người Hà Nội.
Đây là một hướng đi cần được nghiên cứu và nhân rộng trên địa bàn Hà Nội.
Với những bất cập như trên trong quá trình sử dụng người dân đã có
những phản ứng tiêu cực, họ sẵn sang sửa chữa, cơi nới chừng nào có thể. Điều
này cho thấy phải chăng người dân thay đổi không chỉ để phù hợp với công
năng sử dụng đơn thuần mà họ cịn mong muốn tạo ra được một khơng gian gần
gũi với lối sống, phong tục - tập quán, đây chính là yếu tố văn hố trong mơi
trường ở của người Hà Nội.
Bảng 1.4: Tỷ lệ số hộ gia đình sửa chữa, cới nới ở các khu NOCT
Địa điểm

Stt

Tỷ lệ sửa chữa bên

Tỷ lệ cơi nới bên

trong căn hộ

ngoài căn hộ

1

Nguyễn Công Trứ

90%


95%

2

Trung Tự

80%

75%

3

Thanh Xuân

75%

83%

4

Nghĩa Đô

82%

96%

5

Giảng võ


65%

75%

6

Bắc Linh Đàm

85%

5%

7

Làng quốc tế Thăng Long

22%

3%

8

Trung Hồ – Nhân Chính

35%

2%

9


Mỹ Đình

15%

1,5%

5%

0%

10 Ciputra
Khơng gian bán công cộng.

Đặc điểm tổ chức không gian bán công cộng trong NOCT thời kì này là
giải phóng một số tầng phía dưới khỏi các chức năng ở và thương mại hoá thành
phần này. Nền kinh tế thị trường bắt buộc các nhà đầu tư phải chú ý đến lợi
nhuận. Kết quả tất yếu là không gian bán công cộng dùng cho giao tiếp phi dịch
vụ không phát triển khá hơn thời bao cấp. Nói cách khác trong thời kỳ này
khơng gian bán công cộng được chú trọng nhiều hơn về diện tích cũng như
24


thẩm mỹ nhưng yếu tố văn hố thì gần như vẫn bị lãng quên. Phần lớn chúng bị
khoanh vùng chia cắt thành những diện tích sở hữu cá nhân, thành viên cộng
đồng không thể sử dụng tự do, một số ít diện tích còn lại thường được sử dụng
cho những nhu cấu khác có tính giao tiếp thấp, chủ yếu là cất giữ phương tiện
giao thông cá nhân. Mặt khác chính hiện tượng thương mại hố khơng gian bán
cơng cộng đã làm mất đi không gian đặc thù trong NOCT. Ảnh hưởng lớn nhất
chính là các hoạt động của người già và trẻ em. Ngay cả các không gian bán
công cộng đầu mối như sảnh tầng 1, hành lang, cầu thang cũng không được chú

ý phát triển trong các NOCT thời kỳ này, mà về mặt diện tích cịn tiết kiện hơn
trước. Tiêu biểu là các NOCT cho người thu nhập thấp bởi các đối tượng này
khả năng về tài chính thì có hạn cịn các nhà đầu tư thì tối đa lợi nhuận. Điều
này đã tạo ra mâu thuẫn giữa thói quen sống và khả năng đáp ứng của con
người.

25


×