Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Thực trạng dinh dưỡng ở người bệnh trước phẫu thuật tuyến giáp tại khoa Ngoại chung Bệnh viện Nội tiết Trung Ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.7 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MINH THU

THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH TRƯỚC
PHẪU THUẬT TUYẾN GIÁP TẠI KHOA NGOẠI CHUNG
BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2020 - 2022

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MINH THU

THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH TRƯỚC
PHẪU THUẬT TUYẾN GIÁP TẠI KHOA NGOẠI CHUNG
BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA


KHÓA 2020 - 2022

Người hướng dẫn khoa học:
THS. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

HÀ NỘI - 2022
LỜI CẢM ƠN


Trong suốt q trình học tập và hồn thành bản tiểu luận tốt nghiệp cử
nhân y khoa này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quí báu từ các Thầy
cô, các anh chị em và các bạn đồng nghiệp, với lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc, tơi xin chân thành cảm ơn tới:
ThS. Nguyễn Thị Thu Hương– Giảng viên khoa Điều dưỡng hộ sinh,
người đã giúp tôi phát triển ý tưởng, định hướng nghiên cứu ngay từ những
ngày đầu làm tiểu luận và đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất để tơi
hồn thành tiểu luận này.
Các Quý Thầy, Cô trong Khoa Điều dưỡng - hộ sinh, Trường Đại học
Y Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy, truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong
suốt thời gian học tập, rèn luyện tại nhà trường và đã đóng góp nhiều ý kiến q
báu cho tơi trong suốt quá trình thực hiện tiểu luận này.
Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo đại học, trường Đại học Y Hà
Nội, Đảng ủy-Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Khoa Ngoại Chung
và toàn thể cán bộ của Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tạo điều kiện cho tơi
học tập, nghiên cứu và hồn thành tiểu luận.
Cuối cùng, tơi xin xin dành trọn tình u thương và lòng biết ơn sâu sắc
sâu sắc tới cha mẹ, chồng, con anh chị em và bạn bè đồng nghiệp đã ln
giúp đỡ, động viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện giúp tôi trong suốt thời
gian học tập.
Tôi xin ghi nhận những tình cảm q báu và cơng lao to lớn đó.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Sinh viên
Nguyễn Thị Minh Thu


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phịng Quản lý đào tạo đại học, Trường Đại học Y Hà Nội
- Hội đồng chấm tiểu luận tốt nghiệp
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tơi thực hiện. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu chưa được cơng bố trong cơng trình, tài liệu nào.
Hà Nội, ngày

tháng

Sinh viên

Nguyễn Thị Minh Thu

năm 2022


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT:


Bảo hiểm y tế

BMI:

Body Mass Index

ĐD:

(Chỉ số khối cơ thể)
Điều dưỡng

NB:

Người bệnh

NRS:

Nutritional risk screening

SL:

(Phương pháp sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng)
Số lượng

SGA:

Subbjective Global Assessment

SDD:


(Đánh giá dinh dưỡng tổng thể chủ quan)
Suy dinh dưỡng

TB:

Trung bình

TC/CĐ/ĐH:

Trung cấp/Cao đẳng/Đại học

THPT:

Trung học phổ thông

VCNN:

Viên chức nhà nước

WHO:

Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3

1.1. Đại cương phẫu thuật các bệnh tuyến giáp.............................................3
1.2. Vai trò của dinh dưỡng đối với người bệnh phẫu thuật..........................5
1.3. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng..................................9
1.4. Một số nghiên cứu dinh dưỡng ở người bệnh trước phẫu thuật trên thế
giới và tại Việt nam......................................................................................12
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............14
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................14
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................14
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................14
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................14
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu.....................................................................14
2.3.3. Các nhóm biến số chỉ số................................................................15
2.3.4. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin nghiên cứu.......................17
2.3.5. Thời điểm thu thập số liệu..............................................................18
2.3.6. Sai số và biện pháp khắc phục.......................................................18
2.4. Xử lý số liệu..........................................................................................19
2.5. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................20
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................21
3.1. Thơng tin chung về đối tượng nghiên cứu............................................21
3.2. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước phẫu thuật tuyến giáp tại
Bệnh viện Nội tiết Trung Ương năm 2022..................................................24


3.3. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng SDD của người bệnh trước phẫu
thuật tuyến giáp tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương năm 2022...................25
Chương 4. BÀN LUẬN.................................................................................29
4.1. Thơng tin chung về đối tượng nghiên cứu............................................29
4.2. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước phẫu thuật tuyến giáp tại
Bệnh viện Nội tiết Trung Ương năm 2022..................................................32
4.3. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng SDD của người bệnh trước phẫu

thuật tuyến giáp tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương năm 2022...................35
KẾT LUẬN....................................................................................................38
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢN
Bảng 2. 1. Đánh giá theo phương pháp SGA..................................................18
Y

Bảng 3. 1. Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh......................................21
Bảng 3.2. Đặc điểm về bệnh của người bệnh trước phẫu thuật......................23
Bảng 3.3. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo BMI.....................................24
Bảng 3. 4. Mối liên quan giữa tình trạng SDD theo SGA và tuổi...................25
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa tình trạng SDD theo SGA và giới....................25
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa tình trạng SDD theo SGA và dân tộc..............26
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa tình trạng SDD theo SGA và nghề nghiệp......26
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa tình trạng SDD theo SGA và khu vực sống....27
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa tình trạng SDD theo SGA và trình độ học vấn......27
Bảng 3. 10. Mối liên quan giữa tình trạng SDD theo SGA và bệnh lý đi kèm. 27
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tình trạng SDD theo SGA và chẩn đốn ung thư....28
Bảng 3. 12. Mối liên quan giữa tình trạng SDD theo SGA và thời gian mắc bệnh...28


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo SGA................................24


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy dinh dưỡng là vấn đề thường gặp ở những người bệnh nhập viện.
Trên thế giới, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở những người bệnh nhập viện có thể lên
tới 50%, phụ thuộc vào quần thể và tiêu chuẩn đánh giá [1]. Tại Việt Nam, tỷ
lệ suy dinh dưỡng bệnh viện khá cao, có thể lên tới 78,9% ở người bệnh suy
thận mạn giai đoạn cuối. Người bệnh bị suy dinh dưỡng phải chịu nhiều hậu
quả như thời gian nằm viện kéo dài, tăng sử dụng thuốc, tăng tỷ lệ nhiễm
khuẩn và tử vong.
Thành công của cuộc phẫu thuật khơng chỉ quyết định bởi việc chẩn
đốn, chỉ định phẫu thuật đúng, phẫu thuật viên giỏi và điều kiện trang thiết bị
đầy đủ. Bên cạnh đó tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước phẫu thuật
cũng có vai trị quan trọng khơng kém. Việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng
trước phẫu thuật là cần thiết giúp phân loại sớm tình trạng dinh dưỡng và có
những can thiệp dinh dưỡng kịp thời cho người bệnh [2]. Tại Việt Nam, đã có
nhiều nghiên cứu về vấn đề dinh dưỡng. Tuy nhiên đa phần nghiên cứu chủ
yếu về mảng dinh dưỡng cộng đồng mà chưa tập chung vào dinh dưỡng cho
người bệnh nằm viện đặc biệt là người bệnh ngoại khoa trước mổ [3].
Trên lâm sàng có nhiều cách để đánh giá tình trạng dinh dưỡng như dùng
các chỉ số nhân trắc (BMI, bề dày lớp mỡ dưới da, vòng cánh tay), các thang
điểm đánh giá như thang đánh giá dinh dưỡng tổng thể chủ quan - SGA,
thang sàng lọc nguy cơ suy dinh dưỡng - NRS hay các xét nghiệm cận lâm
sàng (Albumin, prealbumin, transferrin). Mỗi phương pháp đều có ưu và
nhược điểm riêng. Một trong những công cụ dễ áp dụng là đánh giá dinh
dưỡng tổng thể chủ quan (Subbjective Global Assessment: SGA). Từ năm
1984, SGA đã được Detsky và cộng sự xây dựng và phát triển [4]. Những
nghiên cứu so sánh cho thấy SGA có hiệu quả trong đánh giá tình trạng dinh


2


dưỡng ở người bệnh phẫu thuật tuyến giáp. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã
chỉ ra cơng cụ này có giá trị và đáng tin cậy[5, 6]. Đây là một phương pháp
đơn giản, rẻ tiền, dễ sử dụng, dễ huấn luyện và có thể áp dụng đại trà trên lâm
sàng với kết quả đáng tin cậy. Đó là lý do phương pháp này cần được mở rộng
sử dụng trong thực tế lâm sàng [7].
Trên thế giới hiện nay có khoảng 200 triệu người mắc bệnh tuyến giáp
[8]. Riêng tại Việt Nam, chỉ tính tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương, các
người bệnh mắc bệnh lý tuyến giáp đến khám và điều trị ngày càng tăng với
lượt tăng gấp 4 lần chỉ trong vòng 4 năm (2014-2017). Điều trị bệnh tuyến
giáp bằng phương pháp ngoại khoa thường cho kết quả lâu dài và bền vững
hơn điều trị nội khoa nên hiện nay nhiều người bệnh thường ưu tiên lựa chọn
phương pháp này. Tuy nhiên sau mổ vẫn có thể xảy ra một số biến chứng như
suy hô hấp sau mổ, cơn cường giáp kịch phát, nói khàn hoặc mất tiếng sau
mổ... Vì vậy can thiệp dinh dưỡng trước và sau mổ đóng vai trị quan trọng
trong việc làm giảm biến chứng sau mổ. Để có một chương trình can thiệp
dinh dưỡng hợp lý, cần phải xác định chính xác tình trạng dinh dưỡng của các
người bệnh phẫu thuật tuyến giáp. Do đó mà chúng tơi thực hiện nghiên cứu
“Thực trạng dinh dưỡng ở người bệnh trước phẫu thuật tuyến giáp tại
khoa Ngoại chung Bệnh viện Nội tiết Trung Ương” với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng dinh dưỡng ở người bệnh trước phẫu thuật
tuyến giáp tại khoa Ngoại chung Bệnh viện Nội tiết Trung Ương năm
2022
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực trạng dinh dưỡng ở
người bệnh trước phẫu thuật tuyến giáp tại khoa Ngoại chung Bệnh viện
Nội tiết Trung Ương năm 2022.


3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương phẫu thuật các bệnh tuyến giáp
1.1.1. Dịch tễ học
Hiện nay trên thế giới ước tính có khoảng 200 triệu người mắc bệnh
tuyến giáp. Rối loạn tuyến giáp có thể gặp ở mọi lứa tuổi trên cả hai giới. Tuy
nhiên tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới gấp 10 lần nam giới. Có đến 50% người mắc
bệnh khơng được chẩn đốn do triệu chứng bệnh không đặc trung, dễ nhầm
lẫn với các bệnh lý khác cũng như nhầm lẫn với những biểu hiện thường ngày
của cuộc sống bận rộn. Theo dữ liệu báo cáo của trung tâm thông kê y học
Hoa Kỳ năm 2006, bệnh lý tuyến giáp nằm trong hai bệnh thường gặp nhất
với 21,3 trường hợp phát hiện mới/1 triệu dân/năm, chỉ đứng sau các bệnh cơ
xương khớp với 33 trường hợp mới/1 triệu dân/năm [9].
Tại Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á với dân số 97
triệu người, các số liệu thống kê dịch tễ về bệnh lý tuyến giáp vẫn rất hạn chế,
vẫn chưa có nghiên cứu nào về gánh nặng ung thư tuyến giáp và xu hướng
tuổi, giới, mơ học khối u. Tuy nhiên chỉ tính riêng tại Bệnh viện Nội tiết trung
ương, các người bệnh mắc bệnh lý tuyến giáp đến khám và điều trị tại bệnh
viện ngày càng tăng với lượt khám các bệnh lý tuyến giáp tăng hơn 6 lần chỉ
trong vòng 5 năm qua (2015-2019). Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỷ
lệ mắc ung thư tuyến giáp cao. Theo GLOBOCAN 2008, ung thư tuyến giáp
đứng hàng thứ 9 trong số các ung thư nữ giới với khoảng hơn 160.000 ca mới
mắc hàng năm đứng hàng thứ 20 trong số các loại ung thư ở nam giới với gần
50.000 ca mới mắc hằng năm và đứng hàng thứ 17 chung cho cả hai giới [10].
Tỷ lệ mắc khoảng 3/100.000 dân ở cả hai giới và tỷ lệ nam/nữ là 1/3 [11].


4

1.1.2. Phân loại bệnh lý tuyến giáp

Bướu giáp đơn thuần: Bướu giáp là một bệnh khá phổ biến trên thế giới
cũng như ở Việt Nam [12],[13]. Trong bướu giáp đơn thuần có bướu giáp lan
toả, phình tuyến giáp và bướu giáp nhân, nhưng phần lớn bướu giáp đơn
thuần là lành tính, chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ chứ khơng gây nguy hại đến
sức khỏe. Về điều trị, có 2 phương pháp là: phẫu thuật và khơng phẫu thuật.
Trong đó phẫu thuật giữ vai trị then chốt góp phần quan trọng giải quyết triệt
để bướu, đặc biệt là trong bướu giáp đơn nhân lành tính, là tình trạng tuyến
giáp phình to nhưng khơng có rối loạn hoạt động của tuyến giáp [11] [14].
Bướu giáp nhiễm độc: là một căn bệnh nội tiết thường gặp, căn bệnh này
do các yếu tố phản ứng tự miễn của cơ thể từ đó gây nên sự tăng tiết của tế
bào tuyến giáp mà sinh ra bệnh. Tuyến giáp phình to là do tiết ra quá nhiều
nội tiết tố tuyến giáp, làm tăng biểu hiện chuyển hố gây bệnh. Đây là bướu
độc nhưng khơng phải ung thư. Bướu cường giáp bắt buộc phải điều trị thuốc
trước nếu có kèm bướu giáp nhân sẽ mổ cắt bướu giáp nhân. Còn với bướu
giáp lan toả, điều trị nội khoa kéo dài. Với những người bệnh có bướu to sau
điều trị tạm ổn sẽ phẫu thuật. Phương án điều trị tốt nhất là: thuốc – phẫu thuật –
xạ trị bằng i-ốt phóng xạ. Cần điều trị nội khoa trước, sau mới mổ. Sau mổ, chế độ
dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị bệnh. Riêng basedow thì khơng
được dùng muối i-ốt, vì sẽ làm tăng nội tiết tố tuyến giáp, bệnh nặng thêm. Với
bướu cường giáp thì dinh dưỡng cần phải tuân thủ chặt chẽ theo đúng chỉ dẫn của
thầy thuốc [15].
Ung thư tuyến giáp: là bệnh ác tính thường gặp, chiếm 90% người bệnh
ung thư tuyến nội tiết và khoảng 1% các loại ung thư, tỷ lệ tử vong chiếm
63% trong số tử vong do ung thư tuyến nội tiết [16],[17], [18].


5

1.1.3. Chỉ định phẫu thuật tuyến giáp
Phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp tùy thuộc vào tình

trạng cụ thể của người bệnh. Các trường hợp phổ biến được chỉ định phẫu
thuật tuyến giáp bao gồm:
Ung thư tuyến giáp: Ung thư là lý do phổ biến nhất cho việc cắt bỏ
tuyến giáp;
Bướu cổ (sự mở rộng của tuyến giáp nhưng khơng phải ung thư): Cắt
bỏ tồn bộ hoặc một phần tuyến giáp là 1 trong những lựa chọn khi bướu cổ
lớn gây khó chịu, khó thở, khó nuốt hoặc trong trường hợp bướu cổ gây ra
cường giáp.
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp của bạn sản xuất quá nhiều
hormone thyroxine.
Các nhân giáp không xác định hoặc nghi ngờ: Một số nhân giáp
không thể được xác định là ung thư hay không phải ung thư sau khi xét
nghiệm sinh thiết. Các bác sĩ có thể khuyến nghị những người có các nhân
này nên phẫu thuật cắt tuyến giáp nếu các nhân có nguy cơ ung thư cao hơn
[19], [20].
1.2. Vai trò của dinh dưỡng đối với người bệnh phẫu thuật
1.2.1. Vai trò của dinh dưỡng đối với người bệnh phẫu thuật
Chất dinh dưỡng là những chất hay hợp chất hóa học có vai trị duy trì
và phát triển sự đống, hoạt động của cơ thể thông qua quá trình trao đổi chất
và thường được cung cấp qua đường ăn uống. Đối với con người, chất dinh
dưỡng được cung cấp chính qua các bữa ăn mỗi ngày. Chất dinh dưỡng bao
gồm các chất sinh nặng lượng và không sinh năng lượng. Chất sinh năng
lượng gồm protid, lipid và glucid. Các chất không sinh năng lượng bao gồm
các vitamin, các chất khống và nước [11], [28].
-

Dinh dưỡng có ba mục đích chính:


6


-

Tạo điều kiện thuận lợi để có thể có sức khỏe tốt

-

Phịng ngừa các bệnh liên quan tới ăn uống

-

Khơi phục sức khỏe sau thời kỳ bệnh tật, thương tích.
Trung bình mỗi ngày một người cần nạp 118g protid vào cơ thể. Chất

protid đóng vai trị quan trọng trong các hoạt động sinh lý của cơ thể như tiêu
hóa thức ăn, vận chuyển oxy, hoạt động của tim, hoạt động của não bộ. Protid
có nhiều trong thức ăn từ nguồn động vật như thịt, cá, sữa, trứng và từ các
nguồn thực vật như các loại đậu, đặc biệt là đậu tương, lạc, vừng. Protid được
hấp thụ vào cơ thể dưới dạng các acid amin, là thành phần chính của các
kháng thể giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, là nguyên vật liệu xây
dựng và tái tạo các tổ chức trong cơ thể. Đồng thời protid cũng là thành phần
của các men và các nội tiết tố rất quan trọng trong q trình chuyển hóa của
cơ thể.
Glucid có vai trị chuyển hóa quan trọng và là nguồn cung ứng năng
lượng chính cho cơ thể. Nguồn thức ăn chứa nhiều glucid nhất là các hạt ngũ
cốc và hạt họ đậu. Nguồn glucid thường đi kèm theo một lượng tương ứng
với các vitamin nhóm B vì vậy các loại đường ngọt, gạo xay trắng quá dễ
thiếu vitamin B1.
Chất béo giúp cho cơ thể hấp thu các vitamin, đặc biệt là các vitamin
tan trong dầu như vitamin A, D, E, K và đóng vai trị quan trọng trong q

trình làm đơng máu tự nhiên. Lipid cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho
cơ thể. Chỉ cần 12-25g lipid/ngày là có thể đáp ứng được nhu cầu cơ thể.
Nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể là mỡ động vật và dầu thực vật. Nếu
trong mỡ động vật có nhiều cholesterol thường ứ đọng gây xơ cứng thành
mạch máu thì trong dầu thực vật lại có nhiều acid béo khơng no, có khả năng
chống lại sự phát triển của bệnh xơ vữa động mạch.


7

Vitamin là chất hữu cơ cần thiết, tuy số lượng ít nhưng chúng rất quan
trọng và bắt buộc phải có trong thức ăn.
Bên cạnh đó yếu tố vi lượng cịn tham gia vào các q trình chuyển
hóa. Do đó yếu tố vi lượng là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hằng
ngày để thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể [29].
Trong các bệnh lý ngoại khoa dinh dưỡng đóng vai trị hỗ trợ quan
trọng ở các giai đoạn trước, trong và sau phẫu thuật nhằm giúp người bệnh
vượt qua được các cuộc phẫu thuật khi mất máu và mất sức lực trong phẫu
thuật
- Dinh dưỡng tốt kích thích q trình phục hồi sau phẫu thuật nhanh hơn
- Giảm biến chứng của cuộc phẫu thuật
- Giảm bớt tỷ lệ tử vong xung quanh và sau khi phẫu thuật [30]
1.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh trước phẫu thuật
Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào giai đoạn cần cấp cứu và tình
trạng dinh dưỡng của người bệnh. Chế độ ăn cần tăng cường chất dinh dưỡng
cho người bệnh đủ sức chịu đựng cuộc phẫu thuật. người bệnh có tình trạng
dinh dưỡng bình thường cần đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng và nhu cầu đạm
theo tình trạng bệnh lý. Trong trường hợp lịch phẫu thuật 7-14 ngày người
bệnh cần chú ý tư vấn dinh dưỡng và chuẩn bị tâm lý tránh lo lắng quá mức
làm tình trạng dinh dưỡng của người bệnh bị ảnh hưởng tiêu cực. Do vậy,

đánh giá tình trạng dinh dưỡng cần được thực hiện trước các cuộc phẫu thuật
[31].
Đối với người bệnh phải mổ cấp cứu thì đối tượng người bệnh suy dinh
dưỡng nặng cần hỗ trợ càng sớm càng tốt, chọn lựa phương pháp hỗ trợ dinh
dưỡng cho đối tượng theo thứ tự ưu tiên đường miệng, ăn bổ sung, đường
ruột, đặt uống sonde, đường tĩnh mạch. Cần bổ sung vitamin và khoáng chất
khi hỗ trợ dinh dưỡng.


8

Đối với người bệnh có các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng như
đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì nên được kiểm sốt ổn định các bệnh
lý và chế độ dinh dưỡng hỗ trợ để tăng hiệu quả hồi phục sớm sau phẫu thuật
[32].
Khẩu phần ăn cân đối và cung cấp đầy đủ năng lượng góp phần quan
trọng đối với việc điều trị cũng như tăng cường thể trạng cho người bệnh
trước phẫu thuật. Do đó, một khẩu phần ăn tốt cần đảm bảo mục tiêu:
Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người bệnh
Giúp tăng cường tình trạng miễn dịch cho người bệnh
Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh trước khi phẫu thuật sẽ phụ thuộc
vào tình trạng dinh dưỡng người bệnh: Bình thường, suy dinh dưỡng, béo
phì hay các bệnh lý kèm theo như đái tháo đường, tăng huyết áp [30], [33].
1.2.3. Nhiệm vụ của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh
Theo thông tư số: 31/2021/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2021 về quy
định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện, nhiệm vụ của điều dưỡng [34]
là:
Tư vấn, giáo dục sức khỏe, hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc, theo
dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện.

Chăm sóc, giao tiếp với người bệnh với thái độ ân cần và thông cảm.
Động viên người bệnh, kịp thời giải đáp những băn khoăn, thắc mắc trong quá
trình điều trị và chăm sóc.
Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh hằng ngày gồm vệ sinh răng
miệng, vệ sinh thân thể, hỗ trợ đại tiện, tiểu tiện và thay đổi đồ vải.
Phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá, theo dõi tình trạng dinh dưỡng
và nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh. Đối với người bệnh có chỉ định ăn
qua ống thơng phải do điều dưỡng viên trực tiếp thực hiện.


9

Hướng dẫn, hỗ trợ luyện tập và phục hồi chức năng sớm cho người
bệnh
Hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện chuẩn bị cho người bệnh trước phẫu
thuật, thủ thuật theo yêu cầu của chuyên khoa và của bác sĩ điều trị.
Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Kiểm tra, hướng dẫn,
giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị. Thực hiện 5 đúng khi dùng thuốc
cho người bệnh. Theo dõi, phát hiện các tác dụng phụ, tai biến sau dùng thuốc
và báo cáo kịp thời cho bác sĩ điều trị.
Người bệnh ở giai đoạn hấp hối được bố trí buồng bệnh thích hợp.
Thơng báo, giải thích, động viên, an ủi người bệnh và người nhà người bệnh.
Khi người bệnh tử vong cần phối hợp với hộ lý thực hiện vệ sinh tử thi và
thực hiện các thủ tục cần thiết.
Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng theo quy định, quy trình kỹ thuật
phù hợp, cập nhật. Phải tn thủ quy trình kỹ thuật chun mơn, kỹ thuật vô
khuẩn.
Phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá, phân cấp chăm sóc và thực
hiện chăm sóc, theo dõi phù hợp cho từng người bệnh. Nếu phát hiện người
bệnh có dấu hiệu bất thường, phải có ngay hành động xử trí phù hợp trong

phạm vi hoạt động chuyên môn và báo cáo cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp
thời.
Thực hiện các biện pháp phịng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, bảo đảm
an toàn, tránh nhầm lẫn cho người bệnh trong việc dùng thuốc, phẫu thuật và
thủ thuật.
Ghi chép hồ sơ bệnh án: các thông tin về người bệnh chính xác và
khách quan. Ghi đầy đủ, kịp thời diễn biến bệnh và các can thiệp điều dưỡng.
Lưu trữ hồ sơ bệnh án theo quy định [35, 36] [34, 37].
1.3. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng


10

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng là xác định chi tiết, đặc hiệu và tồn
diện giúp phân loại tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh như thừa cân, béo
phì, bình thường hay suy dinh dưỡng, các thành phần của cơ thể (khối cơ, mỡ,
phù..) mà còn giúp ước lượng được tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng (như bằng
điều trị khẩu phần ăn trước nhập viện), tình trạng dụng nạp và tiêu hóa thức
ăn. Q trình đánh giá tình trạng dinh dưỡng sẽ đưa ra kế hoạch chăm sóc
dinh dưỡng cho người bệnh và cũng là cơ sở cho việc theo dõi các can thiệp
về dinh dưỡng cho người bệnh, gợi ý để chỉ định thực hiện thêm các xét
nghiệm cần thiết. Việc phát hiện sớm tình trạng thiếu dinh dưỡng giúp xây
dựng chiến lược hỗ trợ dinh dưỡng kịp thời hơn là khi người bệnh rơi vào tình
trạng suy kiệt dinh dưỡng quá nặng mới can thiệp [38].
1.3.1. Nhân trắc học (BMI)
Nhân tắc học dinh dưỡng có mục đích xác định/đo lường các biến đổi
về kích thước và cấu trúc cơ thể theo tuổi và tình trạng dinh dưỡng. Số đo
nhân trắc được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, để theo dõi thay
đổi về tình trạng và tình trạng mất khối cơ. Tuy nhiên khơng đánh giá được sự
thay đổi về tình trạng dinh dưỡng trong giai đoạn ngắn [39].

Phương pháp nhân trắc học có những ưu điểm là đơn giản, an tồn và
có thể điều tra trên một mẫu lớn, trang thiết bị không đắt, dễ vận chuyển. Có
thể khai thác được các dấu hiệu về tình trạng dinh dưỡng trong quá khứ và
xác định được mức độ suy dinh dưỡng. Tuy nhiên phương pháp nhân trắc học
cũng có một vài nhược điểm như: Khơng đánh giá được sự thay đổi về tình
trạng dinh dưỡng trong giai đoạn ngắn hoặc không nhạy để xác định các thiếu
hụt dinh dưỡng đặc hiệu.
Nhân trắc học là kết quả tổng hợp của yếu tố di truyền và môi trường
bên ngồi, trong đó yếu tố dinh dưỡng có vai trị quan trọng. Có thể chia ra
các nhóm kích thước nhân trắc sau:


11

Khối lượng cơ thể
Kích thước về độ dài
Cấu trúc cơ thể và các dự trữ về nặng lượng và protein, thông qua các
mô mềm bề mặt như lớp mỡ dưới da và cơ [30].
1.3.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp tổng thể chủ
quan
Phương pháp đánh giá tổng thể chủ quan (SGA- Subjective Glogal
Assessment) được Denstky xây dựng và công bố năm 1985, SGA là một công
cụ để đánh giá tình trạng sinh dưỡng của người bệnh lúc nhập viện trong vòng
48 giờ. Đây là phương pháp phân loại chủ quan người bệnh có dinh dưỡng
tốt, suy dinh dưỡng vừa và suy dinh dưỡng nặng dựa vào các kết quả thay đổi
cân nặng, khẩu phần, các triệu chứng dạ dày-ruột, các thay đổi chức năng và
các dấu hiệu lâm sàng liên quan đến thiếu dinh dưỡng. Các nghiên cứu cho
rằng SGA là một kỹ thuật lâm sàng đơn gian, không tốn kém, phương pháp
đáng tin cậy nhất và hiệu quả để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và suy dinh
dưỡng, ngồi ra nó cịn tiên đốn các biến chứng và tử vong liên quan đến

dinh dưỡng. SGA hiện nay là cơng cụ tốt để đánh giá tình trạng của người
trưởng thành trong nhiều mặt bệnh khác nhau như trong: phẫu thuật, bệnh
thận, bệnh xơ gan, ung thư, bệnh nặng [5], [6].
SGA xác định suy dinh dưỡng tốt hơn và độ nhạy cao khi so sánh với
nhiều chỉ số sinh hóa (Albumin) số đo nhân trắc và thành phần cơ thể.
SGA đánh giá thay đổi về cân nặng, những biểu hiện của tình trạng
dinh dưỡng kém (chán ăn, buồn nôn, nôn….) những đánh giá về lâm sàng
(mất lớp mỡ dưới da, teo cơ, phù, cổ chướng). SGA là công cụ đánh giá
khơng tốn kém, có tính nhạy, độ tin cậy và đặc hiệu cao.
SGA được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới và sử dụng rộng rãi
trong nhiều bệnh viện, nhiều loại hình chăm sóc y tế.



×