Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Những điều chỉnh trong quan hệ mỹ asean dưới thời chính quyền obama

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.02 KB, 20 trang )

NHỮNG ĐIỀU CHỈNH TRONG QUAN HỆ MỸ - ASEAN
DƯỚI THỜI CHÍNH QUYỀN OBAMA


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................3
1. KHÁI QUÁT QUAN HỆ MỸ - ASEAN TRƯỚC THỜI CHÍNH QUYỀN
OBAMA...............................................................................................................4
2. QUAN HỆ MỸ - ASEAN DƯỚI THỜI CHÍNH QUYỀN OBAMA.........5
2.1. TẠI SAO MỸ ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ ASEAN....................................5
2.2 MỸ - ASEAN DƯỚI CHÍNH QUYỀN OBAMA.....................................7
3. TÁC ĐỘNG CỦA SỰ ĐIỀU CHỈNH TRONG QUAN HỆ MỸ ASEAN
DƯỚI THỜI OBAMA......................................................................................10
3.1. LỢI ÍCH....................................................................................................11
3.2. HẠN CHẾ................................................................................................12
KẾT LUẬN........................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................16


MỞ ĐẦU
ASEAN được hình thành trong bối cảnh hai siêu cường quốc là Mỹ và Liên Xô
đang đối đầu căng thẳng sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tổ chức này được thành lập
vào năm 1967, trong giai đoạn cao trào của chiến tranh Việt Nam dưới sự ủng hộ của
Mỹ gồm 5 quốc gia: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines với mục
đích cải thiện hợp tác kinh tế xã hội và cân bằng các xung đột chính trị giữa các quốc
gia này. Tuy nhiên, mục đích cốt lõi nhất chính là ngăn chặn sự ảnh hưởng của chủ
nghĩa cộng sản trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, 5
quốc gia gồm: Brunei. Lào, Campuchia, Việt Nam, Myanmar cũng chính thức gia
nhập đưa tổng số thành viên toàn khối lên 10 và giữ nguyên con số này cho tới ngày
hôm nay.
Quan hệ đối thoại ASEAN - Mỹ chính thức bắt đầu năm 1977. Hai bên thiết


lập quan hệ đối tác tăng cường năm 2005. Mỹ tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp
tác ở Đông Nam Á (TAC) vào tháng 7/2009, đề xuất và tổ chức Hội nghị Bộ trưởng
Ngoại giao Mỹ - 4 nước Hạ nguồn Mekong (CLTV) lần đầu tiên vào tháng 7/2009.
Mỹ cũng là một trong những nước đối thoại đầu tiên chính thức lập Phái đồn ngoại
giao tại ASEAN và cử Đại sứ thường trú bên cạnh ASEAN năm 2010. Quan hệ
ASEAN - Mỹ đã được nâng lên tầm cao mới khi hai bên chính thức xác lập đối tác
chiến lược tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Mỹ lần thứ 3 (Kuala Lumpur, Malaysia,
tháng 11/2015). Để có được quan hệ đối tác chiến lược bền vững giữa Mỹ và ASEAN
như ngày hơm nay, chính quyền Obama đã nhận thức rõ và nhấn mạnh ASEAN có
tiềm năng trở thành khối dẫn dắt thế giới thực sự, khẳng định chiến lược tái thiết ảnh
hưởng của Mỹ ở khu vực năng động này.


1. KHÁI QUÁT QUAN HỆ MỸ - ASEAN TRƯỚC THỜI CHÍNH
QUYỀN OBAMA
Mặc dù là cường quốc ở Thái Bình Dương, nhưng trước đây Mỹ vẫn chưa có
một mối quan hệ chiến lược tồn diện với ASEAN. Thực tế, các chính quyền trước
thời tổng thống Obama chỉ tập trung chủ yếu vào các vấn đề Trung Đông, với các
cuộc chiến chống khủng bố ở Iraq và Afghanistan, cũng như gia tăng tầm ảnh hưởng ở
khu vực Đông Bắc Á. Và kể từ sau thời kỳ Chiến tranh lạnh, trước sự sụp đổ của Liên
bang Xô viết, sự chú ý của Mỹ tới ASEAN luôn ngắt quãng và bị chi phối bởi các
cuộc khủng hoảng. Những chính sách của Mỹ đã khơng kết nối được các vấn đề ở
ASEAN cũng như xây dựng một chiến lược hợp lý và ăn khớp. Vì vậy, vị thế bá chủ
của nước Mỹ ở khu vực này đang ngày càng suy giảm và không được duy trì một cách
thường xuyên và phải đối mặt với nguy cơ trỗi dậy đến từ phía Trung Quốc. Tuy
nhiên, ASEAN ln là trọng tâm trong chiến lược tồn cầu của Mỹ, nhưng trong mỗi
giai đoạn, sự quan tâm của chính quyền Mỹ đến khu vực này có lúc nhiều ít khác
nhau.
Dưới thời tổng thống B. Clinton, ông đã khẳng định ASEAN nói riêng và Châu
Á nói chung là một vị trí ngày càng quan trọng đối với Mỹ và là một nguồn thị trường

lớn. Tuy nhiên thời kỳ này, chính sách của Mỹ chỉ tập trung vào các nước Đông Bắc
Á ở vịng cung Châu Á - Thái Bình Dương, chưa có sự coi trọng mối quan hệ hợp tác
với ASEAN. Bên cạnh đó, Mỹ chỉ thúc đẩy các ký kết hiệp định thương mại song
phương về tự do hóa thương mại, đối với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc. Rõ ràng ưu tiên hàng đầu của chính quyền B.Clinton ở Châu Á chính là các
nước Đơng Bắc Á. Còn với quan hệ giữa ASEAN, mặc dù vẫn có một vai trị quan
trọng nhất định đối với Mỹ, nhưng vẫn là thứ yếu. Chính vì vậy quan hệ giữa Mỹ ASEAN chưa thực sự được tích cực và mạnh mẽ ở giai đoạn này.
Điều này đã làm cho nhiều nước trong khu vực ASEAN lo ngại. Nhưng những
dấu hiệu lạc quan của mối quan hệ giữa Mỹ - ASEAN đã dần trở lại kể từ thời chính
quyền G. W. Bush. Khác với chính quyền B. Clinton, chính quyền G. W. Bush đã có
những chính sách nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Mỹ và ASEAN. Một chính sách


coi trọng Đông Nam Á hơn đã xuất hiện ngay khi tổng thống Bush lên nắm quyền,
bởi trong nội các của ơng, có rất nhiều thành viên có tư tưởng hợp tác hướng về khu
vực ASEAN hơn là chỉ hướng về khu vực Đông Bắc Á như dưới thời B. Clinton. Tuy
nhiên, sau sự kiện 11/09/2001, nước Mỹ đã bị kéo hồn tồn vào các cuộc xung đột ở
Trung Đơng và Nam Á. ASEAN lại một lần nữa bị xếp vào diện địa bàn thứ yếu. Mãi
đến thời chính quyền Obama, với việc tham gia ký kết TAC của ASEAN và tuyên bố
Mỹ trở lại châu Á năm 2009, thực hiện cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN lần thứ
hai và ký kết Tuyên bố chung cuối năm 2010, ASEAN mới khẳng định lại được vị thế
và vai trò quan trọng của mình trong khu vực châu Á và thế giới.

2. QUAN HỆ MỸ - ASEAN DƯỚI THỜI CHÍNH QUYỀN OBAMA
2.1. TẠI SAO MỸ ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ ASEAN
Bước vào những thập niên đầu thế kỷ XXI, bối cảnh thế giới có rất nhiều biến
chuyển, các nước trên từng khu vực đang chịu sự chi phối bởi các xu hướng dài hạn,
lẫn những vấn đề mới nổi lên, liên quan tới tích chất quá độ của nền kinh tế và chính
trị thế giới hậu chiến tranh lạnh, kéo theo đó là hậu khủng hoảng tài chính tồn cầu
năm 2008 và sự phát triển mạnh mẽ của các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung

Quốc và Nam Phi). Điều này đã đặt ra một thách thức lớn cho Mỹ về việc đảm bảo vị
trí cường quốc số một tồn cầu của mình. Mặc dù vai trị chi phối của Mỹ ở thế giới là
rất đáng kể, nhưng Mỹ lại gặp khó khăn trong việc duy trì một thế giới đơn cực kéo
dài vì xu hướng kinh tế và chính trị thế giới đang thay đổi nhanh chóng theo hướng đa
cực hóa. Giờ đây “Khoảnh khắc đơn cực” mà nước Mỹ tự hào không thể kéo dài mãi.
Điều này bắt buộc Mỹ phải có những điều chỉnh chiến lược mới nhằm đảo bảo được
lợi ích của Mỹ và gầy dựng lại hình ảnh một siêu cường số một thế giới, củng cố vị
thế bá quyền. Và việc nâng tầm mối quan hệ với ASEAN là một trong những mục tiêu
quan trọng, chính yếu mà Mỹ theo đuổi để phục vụ cho mục đích của mình. Nhận
thức được vai trị của ASEAN có tầm quan trọng đối với an ninh và thịnh vượng của
Mỹ trong thế kỷ 21, chính quyền Obama đã có những điều chỉnh đặc biệt đối khu vực
ASEAN. Điều này cũng được khẳng định qua việc Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton là một trong những người đóng vai trị cầu nối cho mối quan hệ Mỹ - ASEAN đã phát


biểu trước lễ ký kết TAC: “Mỹ đã trở lại Đông Nam Á”. Ngoại trưởng Mỹ cũng cho
biết, bà và Tổng thống Obama tin rằng, ASEAN đóng vai trị quan trọng trong tiến
trình phát triển, hịa bình và thịnh vượng tồn cầu khi cho rằng “Khu vực Đơng Nam
Á và ASEAN là cực kỳ quan trọng trong tương lai của chúng ta”. Với nhiều lợi ích mà
ASEAN mang lại, Mỹ có rất nhiều lý do để tiến hành điều chỉnh chính sách đối với
khu vực các nước ASEAN phù hợp với khả năng của Mỹ và nhu cầu khu vực.
Về nguyên nhân kinh tế, ASEAN là bạn hàng quan trọng đối với Mỹ, là thị
trường đứng thứ tư của nước này. Ngoài ra, trao đổi thương mại giữa ASEAN và Mỹ
ngày càng tăng về giá trị, số lượng và chủng loại sản phẩm. Mỹ có thể mua nhiều sản
phẩm của ASEAN với chất lượng cao và giá rẻ. Đồng thời, Mỹ cũng có thị trường
xuất khẩu sản phẩm cơng nghệ cao của mình ở Đơng Nam Á. Với lượng vốn đầu tư
khá lớn ở khu vực này, nhiều công ty, biểu tượng sức mạnh kinh tế Mỹ đã có mặt từ
lâu trong khu vực. Có thể nói, Mỹ và khu vực ASEAN là hai đối tác cùng phát triển có
lợi, khơng thể khơng có nhau trong tương quan quan hệ kinh tế quốc tế.
Nhìn từ góc độ địa - chính trị, khu vực Đơng Nam Á có vị trí rất quan trọng,
đặc biệt là trong cuộc chạy đua Mỹ - Trung, vì đây là địa bàn mà Trung Quốc sử dụng

để vươn ra thế giới, là nơi thể hiện rõ nét nhất cạnh tranh chiến lược giữa các cường
quốc. Chính vì vậy, Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á (ASEAN) đang đóng vai trị
trung tâm trong việc duy trì hịa bình, ổn định và thúc đẩy liên kết kinh tế của khu vực
châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt hơn hết, nước Mỹ cũng cần có sự ủng hộ của các
nước để bảo vệ lợi ích của mình ở Châu Á, cũng như trên thế giới để duy trì địa vị
cường quốc số một của mình. Ngồi ra, vấn đề hạt nhân ở Đông Bắc Á, vấn đề biển
Đông, quan hệ của Mỹ với các nước lớn tại khu vực, khủng bố quốc tế, môi trường,
bệnh tật, chống nghèo đói, và nhiều vấn đề khác cũng là những nguyên nhân chi phối
chính sách đối ngoại của Mỹ đối với ASEAN nói riêng và khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương nói chung.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng có hai nhân tố chính đã dẫn tới những điều
chỉnh chính sách của Mỹ đối với khu vực ASEAN. Thứ nhất đó chính là tầm quan
trọng về kinh tế ngày càng tăng của ASEAN đối với nền kinh tế Mỹ. Thứ hai là là vai


trò ảnh hưởng của Trung Quốc đối với khu vực Đơng Nam Á đang tác động đến vai
trị của Mỹ đến khu vực này. Thực tế cho thấy, Mỹ vẫn muốn tiếp tục duy trì tầm ảnh
hưởng của mình ở khu vực ASEAN. Chính vì vậy, Mỹ đã tận dụng nhanh chóng và
triệt để nhân tố chống khủng bố và các hình thức viện trợ để thúc đẩy mối quan hệ với
các nước ASEAN và kiềm chế tầm ảnh hưởng của các nước lớn đe dọa đến lợi ích của
Mỹ ở khu vực.
Và một trong những chính sách thể hiện rõ ràng nhất động thái của chính quyền
Obama trong việc tăng cường mối quan quan hệ với ASEAN chính là chính sách
“xoay trục - đảo chiều” sang châu Á - Thái Bình Dương, hay cịn gọi là “tái cân bằng”
tại khu vực mà mục tiêu cụ thể trước mắt: Mỹ tiếp tục can dự vào khu vực châu Á Thái Bình Dương để duy trì lợi ích kinh tế, quyền lực chính trị, văn hóa, sức mạnh
qn sự và ngoại giao nhằm xây dựng lại hình ảnh nước Mỹ trước sự gia tăng ảnh
hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc và các nước lớn khác đối với khu vực ASEAN.
Chuyến thăm đầu tiên trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Obama tới Đông
Nam Á là một minh chứng và là một thông điệp mạnh mẽ, rõ ràng về sự thúc đẩy
chiến lược “xoay trục - đảo chiều” của Mỹ sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương

đánh dấu cho một sự khởi đầu tươi sáng về một khu vực ASEAN tiềm năng trong
tương lai.

2.2 MỸ - ASEAN DƯỚI CHÍNH QUYỀN OBAMA
Thế giới những năm sau chiến tranh lạnh chứng kiến và chịu sự chi phối mạnh
mẽ của cạnh tranh chiến lược gia tăng giữa các nước lớn. Điều này được phản ánh rõ
nét tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, với Đơng Nam Á là một tâm điểm,
lôi kéo sự tham gia của nhiều chủ thể, bao gồm cả các thành viên Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN). Với lợi thế là vùng đất rất giàu có về tài nguyên thiên
nhiên, nguồn nhân lực dồi dào và là một khu vực đầy năng động và đa dạng bản sắc
dân tộc bậc nhất trên thế giới. Trong bối cảnh đó, Chính quyền của Tổng thống
Obama đã thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến việc tăng cường mối quan hệ với khối
ASEAN. Ông Obama đã tự coi mình là “Tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên của
Mỹ” và mở màn cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN trong đó có cả 10 nhà lãnh


đạo của ASEAN năm 2010. Sau nhiều năm chú trọng quan hệ với các nước lớn, có thể
nói năm 2010 đã đánh dấu bước chuyển của chính quyền Mỹ trong quan hệ với các
nước nhỏ hơn, trong đó rõ ràng nhất là quan hệ Mỹ - ASEAN đã tiến một tầng nấc
mới.
Về lĩnh vực kinh tế, Mỹ tiếp tục chính sách kinh tế của Tổng thống tiền nhiệm ở
khu vực: khuyến khích các cải cách kinh tế theo hướng thị trường ở các nước thuộc
bán đảo Đông Dương và Myanmar; triển khai thực hiện những hiệp định kinh tế đã
được phê chuẩn; từng bước thúc đẩy thương mại tự do với ASEAN; cải thiện tồn
diện mơi trường đầu tư; cạnh tranh lợi ích kinh tế với Trung Quốc. Nhờ đó, Mỹ ngày
càng trở thành đối tác quan trọng trong kim ngạch xuất nhập khẩu và đầu tư của
ASEAN. ASEAN đã trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của mạng lưới sản xuất
quốc tế của Mỹ và các nước ASEAN hiện là nơi tiếp nhận đầu tư của Mỹ nhiều hơn
hẳn so với Trung Quốc và Ấn Độ. Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ tư của ASEAN,
xếp sau Trung Quốc, EU và Nhật Bản. Khi Tổng thống Obama kết thúc nhiệm kỳ hai,

hai bên cũng đã tiến hành Chương trình hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật ASEAN, tạo ra
những điều kiện quan trọng để ASEAN xây dựng Cộng đồng vào năm 2015. Mỹ ASEAN đã triển khai các hoạt động hợp tác trong Chương trình viễn cảnh phát triển
ASEAN (ADVANCE) nhằm hỗ trợ các chương trình khu vực và song phương của
ASEAN cũng như những nỗ lực liên kết kinh tế và xây dựng cộng đồng ASEAN; xây
dựng các thỏa thuận thương mại thế hệ mới, như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP), Hiệp định đối tác Thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP),
các hiệp định thương mại tự do song phương... để mở đường, tạo không gian mới thúc
đẩy các cơ chế hợp tác kinh tế đa dạng, nhiều tầng nấc.
Về quan hệ chính trị - ngoại giao, Mỹ - ASEAN đã duy trì thường xuyên các
cuộc thăm viếng cấp cao. Tuyệt đại đa số các nước ASEAN và tổ chức ASEAN đều
coi thúc đẩy quan hệ với Mỹ là trọng tâm chiến lược hàng đầu trong xây dựng và thực
thi chính sách đối ngoại. Do đó, các chuyến thăm của lãnh đạo Ban Thư ký ASEAN
và lãnh đạo các quốc gia thành viên đến Mỹ được duy trì thường xuyên. Trong đó,
một số quốc gia đã thúc đẩy nâng cấp các quan hệ với Mỹ lên tầm mức mới, cao hơn
trong giai đoạn 2009-2016. Bên cạnh đó, ASEAN có hai trong số năm đồng minh của


Mỹ ở châu Á là Philippines và Thái Lan hợp tác rất chặt chẽ với Mỹ, tạo sự tiếp cận
quan trọng với các phương tiện quân sự. Ngoài ra, một số tuyến đường vận tải biển
quan trọng nhất trên thế giới nằm ở Đông Nam Á như eo biển Malacca và Biển Đơng
liên quan trực tiếp đến lợi ích chiến lược trên biển của Mỹ. Khu vực này cũng có các
nguồn tài nguyên quan trọng, trong đó có dầu mỏ cũng như các nguồn đa dạng sinh
học phong phú nhất thế giới. Mỹ tích cực hơn với các hợp tác an ninh đa phương ở
khu vực bằng việc tham dự đầy đủ các hội nghị của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)
từ năm 2009 đến năm 2016 và có nhiều đóng góp quan trọng, thiết thực cho Diễn đàn.
Bên cạnh đó, các quan hệ song phương với các đồng minh ASEAN và sự hiện diện
quân sự của Mỹ ở một số điểm chủ chốt trong khu vực vẫn là những trụ cột cơ bản.
Cho nên, q trình triển khai chính sách trên thực tế cho thấy, một mặt Mỹ hợp tác với
ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng
(ADMM+). Mặt khác, Mỹ đã không ngừng thúc đẩy vấn đề hợp tác quân sự với từng

thành viên ASEAN và coi mối quan hệ về quân sự là con đường đi tới hợp tác toàn
diện và bền vững.
Mỹ và ASEAN cũng củng cố và xây dựng các thiết chế đa phương như Mỹ đã
tham gia Hiệp ước Hợp tác và Thân thiện ở Đông Nam Á (TAC) của ASEAN năm
2009, thúc đẩy và kết thúc đàm phán TPP, tham gia tích cực Hội nghị Cấp cao Đông
Á (EAS), APEC, ARF mà cả hai bên đều có vai trị quan trọng;... Mỹ đã bổ nhiệm Đại
sứ và một phái đoàn đại diện tại tổ chức ASEAN. Và ASEAN cũng bổ nhiệm Đại sứ
và phái đoàn đại diện tại Mỹ. Ngồi ra, Mỹ có một cơ chế riêng biệt với ASEAN bằng
việc thiết lập các cuộc đối thoại cấp cao thường niên với lãnh đạo các nước ASEAN,
trong đó, cuộc gặp cấp cao đầu tiên diễn ra tại Singapore ngày 15-11-2009. Các Hội
nghị thượng đỉnh ASEAN - Mỹ diễn ra hằng năm từ năm 2009 và thu được nhiều kết
quả tốt đẹp. Quan hệ ASEAN - Mỹ được nâng cấp lên thành đối tác chiến lược năm
2012 và phản ánh rõ nét nội hàm của quan hệ này suốt giai đoạn 2009-2016.
Hơn nữa, Mỹ cũng có các mối quan hệ xã hội và văn hóa quan trọng với khu
vực này, từ giáo dục, nghệ thuật đến các mối quan hệ giữa các dân tộc . Các nhà lãnh
đạo cũng thảo luận vấn đề chống khủng bố, các nỗ lực ngăn chặn nạn buôn lậu ma
túy, cam kết chống phổ biến hạt nhân. Trong Tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo


ASEAN còn đặc biệt hoan nghênh sự ủng hộ của Mỹ đối với Cộng đồng và Kết nối
ASEAN, cam kết hợp tác với Mỹ trong các vấn đề liên quan đến năng lượng, đầu tư,
giáo dục, nơng nghiệp, văn hóa…
Ngồi ra, có một thành viên ASEAN khác đang chịu lệnh cấm vận của Mỹ và
châu Âu là Myanmar, trong năm 2010, Mỹ cũng đã có những động thái theo đuổi một
chính sách can dự mới, mà điểm thăm dị là chuyến thăm của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ
phụ trách các vấn đề Đông Á, ông Kurt Campbell tới Myanmar ngày 9/5/2010.
Về lâu dài, Mỹ và ASEAN phải phát triển sâu sắc và tạo sự ổn định hơn nữa
cho quan hệ còn "non trẻ" này. Tuy hầu hết các nước ASEAN đều hoan nghênh chính
sách “tái cân bằng” của Mỹ, nhưng điều đó khơng có nghĩa là các nước ASEAN hồn
tồn đứng về phía Mỹ. Mỹ mong muốn sử dụng ASEAN để kiềm chế sự “trỗi dậy”

của Trung Quốc nhưng rõ ràng là vẫn chưa thực sự hiệu quả trong 8 năm ông Obama
cầm quyền.

3. TÁC ĐỘNG CỦA SỰ ĐIỀU CHỈNH TRONG QUAN HỆ MỸ
ASEAN DƯỚI THỜI OBAMA
Dưới thời Tổng thống Obama, Mỹ đã có những quan tâm chính sách cụ thể đối
với Đơng Nam Á. Chính quyền Obama đã triển khai chiến lược “xoay trục”, “tái cân
bằng” ở khu vực Đông Nam Á mà nhân tố cụ thể là tổ chức ASEAN. Quan hệ Mỹ ASEAN đã phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu quan trọng về chính trị ngoại giao, kinh tế - thương mại, an ninh - quốc phịng... Nước Mỹ có cách nhìn tồn
diện hơn về bối cảnh chung khu vực châu Á - Thái Bình Dương và những hệ lụy quốc
tế về cân bằng quyền lực tại khu vực này. Sự phát triển của ASEAN cùng với những
thách thức an ninh khu vực đã kích thích Mỹ thắt chặt hơn mối quan hệ với ASEAN,
coi đây là chìa khóa hữu hiệu và là một mắt xích quan trọng trong mối quan hệ với các
nước lớn trong khu vực. Sự điều chỉnh trong quan hệ Mỹ - ASEAN dưới thời Obama
đã mang đến nhiều lợi ích đến từng nước thành viên nói riêng và cộng đồng ASEAN
nói chung, bên cạnh đó cũng có những hạn chế nhất định.


3.1. LỢI ÍCH
Về kinh tế, hai bên đã đồng ý cùng hợp tác để mở rộng quan hệ thương mại vốn
cũng đang phát triển mạnh. Giai đoạn 2009 – 2016, Mỹ và ASEAN trở thành đối tác
thương mại chủ yếu của nhau trên nhiều lĩnh vực. Đầu năm 2010, kim ngạch thương
mại trong trao đổi hàng hóa hai chiều ASEAN - Mỹ đã đạt 84 tỷ USD, tăng 28% so
với cùng kỳ năm 2009. Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ tư của ASEAN. Năm 2017,
Mỹ trở thành nhà đầu tư lớn nhất của ASEAN. Hai bên đã thúc đẩy hiệu quả đề xuất
của Mỹ trong Sáng kiến vì sự năng động ASEAN (EAI) (về kinh tế - thương mại) và
Kế hoạch hợp tác ASEAN (ACP) về hợp tác phát triển. Ngoài ra, nguồn đầu tư trực
tiếp nước ngoài của Mỹ tại ASEAN đạt tổng cộng 153 tỷ USD năm 2008 và nguồn
đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN tại Mỹ là 13,5 tỷ USD.
Về các lợi ích an ninh và chiến lược, q trình triển khai chính sách trên thực tế
cho thấy, một mặt Mỹ hợp tác với ASEAN trong khn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc

phịng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+). Mặt khác, Mỹ đã không ngừng thúc
đẩy vấn đề hợp tác quân sự với từng thành viên ASEAN và coi mối quan hệ về quân
sự là con đường đi tới hợp tác toàn diện và bền vững. Quan điểm về hợp tác quân sự
với khu vực ASEAN của chính quyền Obama đã được cụ thể hóa qua nhiều hành
động thiết thực như các chuyến viếng thăm quân sự cấp cao, viếng thăm của các tàu
quân sự Mỹ tới khu vực và các hoạt động diễn tập song và đa phương với Đông Nam
Á. Đặc biệt, các thành viên trong khu vực đã hướng được sự quan tâm của Mỹ tới vấn
đề phức tạp của khu vực như hợp tác giải quyết vấn đề chống khủng bố, chống cướp
biển, xử lý khủng hoảng chính trị hay vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc
với một số nước thành viên ASEAN. ASEAN và Mỹ còn thúc đẩy hợp tác trong các
nỗ lực ngăn chặn nạn buôn lậu ma túy, cam kết chống phổ biến hạt nhân và nỗ lực tìm
các giải pháp hịa bình cho vấn đề hạt nhân ở Iran và Triều Tiên. Các nước ASEAN có
quan hệ quân sự với Mỹ cũng thu được nhiều lợi ích thiết thực như hợp tác, huấn
luyện và nâng cao trình độ tác chiến cho quân đội, được Mỹ ủng hộ và trợ giúp về
chống khủng bố, phòng chống thiên tai, cứu trợ nhân đạo, mua sắm vũ khí và nhiều
lợi ích trong cân bằng chiến lược với các nước khác.


Về mặt văn hóa, cho dù trong cả thập kỷ qua các chính sách của Mỹ khơng
được ủng hộ, đặc biệt là chính sách Trung Đơng và các cuộc chiến tranh ở Iraq và
Afghanistan, nhưng với nhiều nước ASEAN, Mỹ vẫn được coi là một mẫu hình về
quản trị, các quyền dân sự và tự do chính trị, kinh tế. Tiếng Anh vẫn là ngơn ngữ
chính trong kinh doanh, giáo dục và một lượng lớn sinh viên các nước ASEAN đang
theo học tại Mỹ.

3.2. HẠN CHẾ
Có thể nói Mỹ đã để lại một dấu ấn sâu đậm ở Đông Nam Á dưới thời kỳ Tổng
thống Obama. Tuy nhiên, theo nhận định của một số nhà phân tích, quan hệ giữa Mỹ ASEAN vẫn chưa thể hiện được tính bền vững cho tương lai bởi chính quyền Obama
đang phải đối mặt với nhiều vấn đề gây sức ép ngày càng tăng ở trong nước lẫn các
vấn đề cấp bách khác mà thế giới quan tâm như vấn đề Afghanistan, Trung Đông,

chương trình hạt nhân Iran...; trong khi ASEAN với mỗi quốc gia thành viên cũng có
những thách thức riêng của mình trong các vấn đề đối nội, đối ngoại. Đồng thời,
những điều chỉnh trong mối quan hệ giữa Mỹ - ASEAN dưới chính quyền Obama
đang gặp phải những trở ngại nhất định.
Một là, sự khác biệt trong quan điểm về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn
giáo giữa Mỹ và một số nước ASEAN, làm cản trở tiến trình hai bên tăng cường hợp
tác. Ngoài ra, sự khác biệt về chế độ chính trị, chênh lệch về trình độ phát triển... vẫn
tiếp tục tạo ra một số rào cản trong tiến trình tăng cường hiểu biết lẫn nhau.
Hai là, Mỹ thành cơng trong thúc đẩy hợp tác tồn diện với nhiều nước
ASEAN như Việt Nam, Malaysia, Myanmar nhưng việc xử lý mối quan hệ với hai
nước đồng minh truyền thống là Thái Lan và Philippines còn nhiều hạn chế. Cả hai
đồng minh truyền thống của Mỹ đều nghiêng về Trung Quốc nhiều hơn, với những lợi
ích về kinh tế gắn kết ngày càng chặt chẽ.
Ba là, một trong những hạn chế lớn của quan hệ Mỹ - ASEAN thời Tổng thống
Obama, đó là vấn đề đối phó với sự “trỗi dậy” và ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu
vực ASEAN. Chính quyền của Obama đã khơng kiểm sốt hiệu quả sự “trỗi dậy”


mạnh mẽ của Trung Quốc và có phần lép vế trước Trung Quốc trong cạnh tranh các
lợi ích thương mại, đầu tư tại khu vực ASEAN. Mỹ cũng khó khăn trong việc kiềm
chế tham vọng chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông khi chưa đưa ra được những
giải pháp hiệu quả, hầu như mới chỉ dừng lại ở quan điểm, phát biểu, chưa có những
hành động mạnh mẽ, quyết liệt. Nếu như Mỹ ủng hộ một ASEAN đoàn kết, vai trị
trung tâm, khả năng quản lý và kiểm sốt tốt mọi vấn đề xảy ra trong khu vực thì
Trung Quốc áp dụng chính sách “bẻ đũa từng chiếc” để chia rẽ ASEAN sâu sắc. Tuy
hầu hết các nước ASEAN đều hoan nghênh chính sách “tái cân bằng” của Mỹ, nhưng
điều đó khơng có nghĩa là các nước ASEAN hồn tồn đứng về phía Mỹ. Mỹ mong
muốn sử dụng ASEAN để kiềm chế sự “trỗi dậy” của Trung Quốc nhưng thực sự chưa
có sự hiệu quả trong 8 năm ơng Obama cầm quyền.
Bốn là, với việc trao đổi thương mại tăng trưởng nhanh, những sự cạnh tranh

về kinh tế cũng có chiều hướng gia tăng.. Trong đó, giải quyết sự khác biệt, tìm kiếm
tiếng nói chung trong điều kiện trình độ kinh tế hai bên cơ bản khác biệt là rất khó
khăn. Mỹ là nước chủ trương tự do hóa thương mại, vì thực chất, thương mại tự do rất
có lợi cho những nền kinh tế lớn mạnh như Mỹ. Nhưng thực tế cho thấy, mức độ bảo
hộ của Mỹ cao, lĩnh vực nào tự do thương mại có thể đem lại lợi ích cho Mỹ thì Mỹ
thúc đẩy các nước khác phải thực hiện tự do hóa thương mại; cịn những mặt hàng nào
mà Mỹ khó cạnh tranh thì Mỹ thực hiện bảo hộ. Mỹ sử dụng nhiều công cụ để thực
hiện chính sách quan hệ kinh tế quốc tế của mình như: luật về các hiệp định thương
mại, cải cách thương mại, thuế quan, cạnh tranh, đàm phán thương mại quốc tế, các
quy định về Đối xử quốc gia (NT), Tối huệ quốc (MFN) hay Quy chế quan hệ thương
mại bình thường (NTR), Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP). Bên cạnh đó,
Mỹ cũng thường áp dụng các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời, như các quy định
về chống bán phá giá và thuế đối kháng, các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán,
các điều luật trợ giúp xuất khẩu và thi hành các hiệp định thương mại (có các điều
khoản trừng phạt kinh tế), các quy định về nguồn gốc xuất xứ, các biện pháp bảo vệ
an ninh quốc gia, trả đũa thương mại và bảo vệ môi trường... đều là những quy định
hết sức nghiêm ngặt.


KẾT LUẬN
Nhìn chung trong quá trình hợp tác giữa Mỹ - ASEAN đã có sự thay đổi sâu
sắc ngày càng đáng kể. Mặc dù cịn có rất nhiều điểm nóng và lợi ích trên thế giới mà
Mỹ đang rất quan tâm, nhưng ASEAN vẫn luôn là một trong những mối quan hệ được
coi trọng hàng đầu của Mỹ. Do đó, những điều chỉnh trong quan hệ Mỹ - ASEAN
dưới thời chính quyền Obama mang một ý nghĩa đặc biệt và hết sức cần thiết. Vì thực
chất, Mỹ có vai trị và vị trí to lớn đối với sự phát triển hiện nay và trong tương lai của
các nước ASEAN. Với sự phát triển đi lên của các nước ASEAN, các nước này sẽ
ngày càng đóng góp nhiều vào sự thịnh vượng chung của thế giới trong xu thế hội
nhập quốc tế. Điều này thể hiện rằng, quan hệ song phương lẫn đa phương của Mỹ với
các nước thành viên sẽ có những bước phát triển tích cực trong tương lai sắp tới.

Tuy nhiên, đứng trước cơ hội và thách thức rất lớn này, các nước thành viên
ASEAN cũng phải có sự đồn kết, gắn bó thật sự và tự chủ trong quan hệ với các
nước lớn, vì lợi ích quốc gia mình cũng như lợi ích của cộng đồng ASEAN nói chung
dựa trên cơ sở tơn trọng, tin tưởng lẫn nhau, tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của
luật pháp quốc tế để xây dựng thành công một cộng đồng ASEAN vững mạnh, đồn
kết và có tiếng nói quan trọng trong các vấn đề khu vực và thế giới.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. GS. TS. Nguyễn Thiết Sơn (2012), “Quan hệ Hoa Kỳ - ASEAN 2001 –
2020”, NXB Từ điển Bách Khoa.
[2]. Kurt M. Campbell (2017), “Xoay trục – Tương lai nghệ thuật lãnh đạo của
Mỹ ở Châu Á”, NXB Trẻ.
[3]. Lương Văn Kế (2011), Giáo trình “Nhập môn khu vực học”, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[4]. Trần Văn Đào – Phan Dỗn Nam (2001), Giáo trình “Lịch sử Quan hệ
Quốc tế 1945 – 1990”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các trang web hỗ trợ
[5]. Hội nghị Quốc phòng – Quân sự, truy cập ngày 20/10/2022.
/>hZHJkqpAEEW_xQ8gqAJKZFkl2IwlowIbAugGGaScGoWvb1_H22rnLiPOjY
xzk0_5mE-HfGzq_NawIe__7eky22DqrwjEAPhEBJ5jydsV-QCSAp9A8hoAWGv_J6P2_L-UBmuVazi23wApgXJxuSaD-QFeoTD86qolg3tKVynvsHhPdoYCaxcHja9_l1fUpE1j3RNGn7lGLxp5T2ERlAGvhOKGeto6WWyIwXO1yWaH6rva5qV77huZKzYAe36rLf57gBeDwV8eJp_WPSuele308opU5tw1TfWv
kDh5OPlOWKN1NAw00teNsDakKn-AUWyqUJ6R9MVcjEmFJXkaI7l3VtJ6CTcbbMnXA3y4mwR2UNdlGlxtpKaksPCNRJkPKJCYIIwOQ


LuWh2lrllrjDU76hXEn5LOMfrDsSU-5SC9fGUR2B7O2XgZrRWISvBi8Wz__Stmo7eA78v_gXedJc8AfnlCXfJh3wMpCxop5Mxd7Pfyt791m
LoaNwM1GimbRzTqLcDJaVBxwBsd1sa3ZzQTh0aejD4tN3PnR8RjOkAFYnOjt-8adjNNpoDAwu534AFPgUow!!/dl4/d5/L2dBISEvZ0FBIS9nQSEh/
[6]. Joseph Nye, “Bàn về những thay đổi quyền lực toàn cầu”, truy cập ngày
27/10/2022.
app=desktop&v=796LfXwzIUk&t=67s


/>

NỘI DUNG CƠNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHĨM
ST
T
1

Họ và tên
Kiều Nguyễn Phương Quan

Những công việc thực hiện
- Làm outline, tổ chức cuộc họp,
phân chia công việc, nhắc nhở
các thành viên làm bài
- Phụ trách viết Mở bài.
- Mỹ -Asean Dưới Chính Quyền
Obama (mục 2.2)
- Làm word, trình bày tiểu luận,
sửa nội dung.

2

Huỳnh Nguyễn Anh Quân

- Tổng hợp bài.
- Phụ trách viết phần Khái Quát
Quan Hệ Mỹ - Asean Trước
Thời Chính Quyền Obama (mục
1).

- Tại Sao Mỹ Điều Chỉnh Quan
Hệ Asean (mục 2.1) và phần
Kết Luận
- Kiểm tra chính tả và sửa nội
dung.

3

Ngô Minh Tú

- Làm slide.
- Phụ trách viết phần Tác Động
Của Sự Điều Chỉnh Trong Quan
Hệ

Mỹ

Asean

Dưới

Thời

Ghi chú


Obama (mục 3).
- Đóng góp ý kiến, tìm kiếm
thơng tin.
- Photo tiểu luận.


PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG HOẠT ĐỘNG NHÓM
STT

1

2

3

4

5

Tiêu chí đánh giá
Tham gia đầy đủ
và đúng giờ các
buổi họp nhóm
(2đ)
Có đóng góp
trong các buổi
thảo luận nhóm
(2đ)
Hồn thành đúng
và đủ nhiệm vụ/
cơng việc được
giao (4đ)
Có thái độ hợp
tác, thân thiện và
giúp đỡ các thành

viên
khác trong nhóm
(1đ)
Có đóng góp
quan trọng vào
thành cơng của
nhóm (có sáng
kiến, ý tưởng, là
nhóm
trưởng,...) (1đ)

Kiều Nguyễn

Huỳnh Nguyễn

Ngơ Minh Tú

Phương Quan

Anh Quân

2

2

2

2

2


2

4

4

4

1

1

1

1

1

1


Tổng cộng

10

10

10


PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI THUYẾT TRÌNH NHĨM
ST
T

Tiêu chí đánh giá

Điểm tối đa
1

1

Bài thuyết trình có bố cục/cấu trúc rõ
ràng và đáp ứng được yêu cầu của đề
tài.

5

2

Nội dung chính của bài thuyết trình
được triển khai đầy đủ; thơng tin phù
hợp, chính xác và cập nhật; lập luận
chặt chẽ và logic.

1

3

Font chữ to, rõ, màu chữ hợp lý, khơng
có lỗi chính tả, có thể đọc được từ cuối

lớp; hình ảnh minh họa chất lượng tốt,
phù hợp với nội dung; các hiệu ứng
được sử dụng hợp lý.

2

4

Phong cách trình bày tự tin, diễn đạt
gãy gọn, súc tích, giọng nói rõ ràng, dễ
nghe; không phụ thuộc vào slides; sử
dụng tốt ngôn ngữ hình thể và tương
tác tốt với người nghe.

0,5

5

Các thành viên hiểu rõ đề tài thuyết
trình, hồn tốt nhiệm vụ của mình;
phân chia cơng việc hợp lý và phối hợp
nhóm hiệu quả

6

Bài thuyết trình đúng thời gian quy
định

0,5


Điểm đánh giá


TỔNG CỘNG

10

Kiều
Nguyễn
Phương
Quan
Điểm bài tiểu luận (40%)
Điểm thuyết trình nhóm
(40%)
Điểm hoạt động nhóm
(20%)
Điểm cuối cùng
Chữ ký của GV

Huỳnh
Nguyễn Anh
Qn

Ngơ Minh




×