Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Tiểu luận môn xã hội học nhu cầu tiếp cận thông tin giải trí trên mạng xã hội tik tok của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.16 KB, 56 trang )

ĐỀ TÀI NHĨM:
NHU CẦU TIẾP CẬN THƠNG TIN GIẢI TRÍ TRÊN MẠNG XÃ HỘI TIK
TOK CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

BÁO CÁO CÁ NHÂN:
HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI TIK TOK TRONG GIẢI TRÍ CỦA
SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

BÀI TẬP LỚN XÃ HỘI HỌC TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG


MỤC LỤC
A: ĐỀ CƯƠNG CHUNG CỦA NHÓM...........................................1
MỞ ĐẦU...................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề............................................................................. 1
2. Tổng quan tài liệu.............................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................7
4. Mục đích nghiên cứu........................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI......9
1.1. Một số khái niệm được sử dụng trong đề tài..................9
1.2. Lý thuyết áp dụng trong đề tài....................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................17
PHỤ LỤC................................................................................... 20
B: BÁO CÁO CÁ NHÂN............................................................25
MỞ ĐẦU..................................................................................... 25
1. Lý do chọn đề tài...........................................................25
2. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu....................27
3. Câu hỏi nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu......................27
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.....................27
5. Cấu trúc báo cáo cá nhân..............................................28


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI...............................29
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài.........................29
1.1.1. Hành vi................................................................... 29


1.1.2. Mạng xã hội...........................................................29
1.1.3. Mạng xã hội TikTok................................................29
1.1.4. Sinh viên................................................................30
1.2. Lý thuyết xã hội học áp dụng trong đề tài...................30
Chương 2. THỰC TRẠNG HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ
HỘI TIKTOK TRONG GIẢI TRÍ CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN
BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN..................................................32
1.1. Mô tả mẫu nghiên cứu.................................................32
1.2. Thực trạng hành vi sử dụng mạng xã hội TikTok trong
giải trí của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền......33
KẾT LUẬN................................................................................. 39
KHUYẾN NGHỊ.......................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................42


DANH MỤC VIẾT TẮT
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

:HVBCTT

Mạng xã hội

: MXH

Sinh viên


:SV


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1.1: : Giới tính của SV tham gia khảo sát (%)......................................32
Biểu đồ 1.1.2: Năm học của SV tham gia khảo sát (%)........................................32
Biểu đồ 1.2.1: Tình trạng sử dụng MXH TikTok của SV (%)..............................33
Biểu đồ 1.2.2: Nội dung giải trí SV theo dõi trên TikTok (%)..............................34
Biểu đồ 1.2.3: Mức độ tương tác của SV với kênh giải trí trên TikTok (%).........35
Biểu đồ 1.2.4: : Mức độ truy cập các nhóm kênh giải trí của SV (%)...................36
Biểu đồ 1.2.5: Thời gian sử dụng TikTok trung bình một ngày của SV (%)........36
Biểu đồ 1.2.6: Ý định ngưng sử dụng TikTok cho nhu cầu giải trí của SV (%).......
38


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2 Tương quan mức độ truy cập các nhóm kênh giải trí và thời gian sử
dụng TikTok trung bình một ngày của SV (N)......................................................37


A: ĐỀ CƯƠNG CHUNG CỦA NHÓM

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngày nay, sự phát triển của cơng nghệ thơng tin đóng vai trị và có sức
ảnh hưởng vơ cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Khơng những mang lại những tiện ích cho người dùng, công nghệ
thông tin mang lại một khối lượng lớn việc làm cho người lao động Việt Nam
cùng như góp phần phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt, trong giai đoạn hội

nhập việc kết nối con người với thế giới xung quanh thông qua Internet lại
càng được quan tâm hơn.
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, Internet đang từng bước khẳng định
tầm quan trọng của mình. Sau hơn 20 năm phát triển tại Việt Nam (19972019), Internet đã tạo nên nhiều thay đổi lớn trong đời sống kinh tế, chính trị,
xã hội. Theo đánh giá của hãng nghiên cứu thị trường ComScore (Mỹ), Việt
Nam hiện là một trong những quốc gia có dân số trực tuyến lớn nhất tại khu
vực ASEAN. Đây được đánh giá là điều kiện lý tưởng để cho các mạng xã hội
xuất hiện và nhanh chóng phổ biến tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển của
Internet, mạng xã hội được xem như là một trong những ứng dụng của
Internet có ảnh hưởng lớn nhất, đặc biệt là đối với giới trẻ.
Theo Emarsys, có 3,2 tỷ người dùng mạng xã hội hoạt động hàng ngày,
chiếm khoảng 42% dân số. Trong một phân tích bởi Global World Index, các
cá nhân dành trung bình 2 giờ 22 phút trên mạng xã hội (Trung bình dành 142
phút trên mạng xã hội mỗi ngày)


TikTok là một nền tảng mạng xã hội cho phép chia sẻ các đoạn video
ngắn. Nội dung ban đầu của nó chủ yếu là hát nhép, khiêu vũ hoặc ghi âm với
các hình dáng lạ mắt và các hiệu ứng khác. Dù mới chỉ được cho ra mắt 3
năm, TikTok đã nhanh chóng trở thành một trong những ứng dụng video
được thế hệ trẻ yêu thích nhất. Năm 2019 đánh dấu sự bùng nổ của TikTok
với những con số ấn tượng: Trong tháng 7 có hơn 500 triệu người dùng hàng
tháng trên thế giới, 800 triệu lượt cài đặt và 13 triệu video tải lên mỗi ngày.
Thậm chí, trong ba tháng đầu năm, TikTok đứng thứ ba, sau Whatsapp và
Facebook Messenger về số lượng người tải về trên thế giới, theo phân tích số
liệu của Sensor Tower. Theo thống kê của Business of Apps, 2019 người
dùng trung bình dành 52 phút mỗi ngày cho ứng dụng Tik Tok.
Việt Nam hiện là một trong những quốc gia Đơng Nam Á có tốc độ
tăng trưởng người dùng Tik Tok cao nhất. Theo ông Nguyễn Lâm Thành,
Giám đốc chính sách của TikTok tại Việt Nam, tính đến cuối tháng 3/2020,

nền tảng này đã có 12 triệu người dùng thường xuyên đăng ký tại Việt Nam.
Sự ra đời và phát triển của mạng xã hội Tiktok là một trong những bước
tiến của phương tiện truyền thơng mới. Nó đã và đang thâm nhập vào hầu hết
các lĩnh vực, tuy nhiên, Tik Tok thành công nhất phải kể đến ở mảng giải trí.
Đối với tầng lớp sinh viên, nó tiếp cận nhu cầu giải trí một cách mạnh mẽ,
ảnh hưởng đến nhu cầu giải trí của tầng lớp này, thậm chí là mở rộng và thiết
lập mạng lưới giao tiếp một cách nhanh chóng. Tik Tok có thể trở thành một
cơng cụ hữu dụng phục vụ cho nhu cầu giải trí của sinh viên, nhất là khi họ
biết sử dụng mạng xã hội này một cách khoa học và thông minh.
Đối với giới trẻ trong đó có sinh viên, việc sử dụng Tik Tok đã trở
thành một hoạt động thường nhật và không thể thiếu trong đời sống. Đối với
khơng ít sinh viên, thời gian sử dụng Internet cũng đồng nghĩa với việc ghé


thăm các trang mạng xã hội qua đó kết nối với nhau, chia sẻ các thông tin, các
kinh nghiệm học tập và trao đổi với bạn bè về một số chủ đề cùng quan tâm.
Sinh viên sử dụng Tik Tok mọi nơi, mọi lúc và thông qua các phương tiện
truy cập như máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại di động thông
minh… biến TikTok thành một ứng dụng phổ biến được sinh viên lựa chọn sử
dụng ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào.
Tik Tok đang làm thay đổi cách con người sử dụng mạng xã hội. Với
người dùng phổ thơng, đây như một kênh giải trí với kho nội dung vơ hạn,
thậm chí có thể kiếm được tiền. Với các nhãn hàng, công ty tiếp thị, Tik Tok
là công cụ tiếp cận khách hàng hiệu quả bậc nhất. Với các gã khổng lồ như
Facebook, Snapchat, Instagram, ứng dụng này là thế lực mới nổi không thể
coi thường. Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng Tik Tok vẫn còn tồn tại một vài
hạn chế và việc sử dụng Tik Tok cũng được nhìn nhận theo nhiều chiều
hướng khác nhau. Những lo ngại về tác động không mong muốn của mạng xã
hội Tik Tok đối với người sử dụng cũng là vấn đề đáng được chú ý.
Ở một nước có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet nhanh chóng như

ở Việt Nam, sinh viên, và cụ thể là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền đã sử dụng, tiếp cận thơng tin giải trí thơng qua mạng xã hội Tik Tok
như thế nào? Đó là nội dung mà chúng tôi muốn hướng đến để tiến hành
nghiên cứu. Chính vì vậy chúng tơi quyết định lựa chọn đề tài: “Nhu cầu tiếp
cận thơng tin giải trí trên mạng xã hội Tik Tok của sinh viên học viện Báo
chí và tuyên truyền” làm đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu này nhằm mục đích
tìm hiểu được nhu cầu tiếp cận thơng tin giải trí thơng qua mạng xã hội
Tiktok, từ đó đưa ra những khuyến nghị giúp cho sinh viên sử dụng ứng dụng
này cho nhu cầu giải trí một cách có hiệu quả.


2. Tổng quan tài liệu
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ hiện nay,
các nhà nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã có sự quan tâm và tiến
hành các nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội của giới trẻ.
2.1. Nghiên cứu trên Thế giới
Trên thế giới, những nghiên cứu về mạng xã hội là một chủ đề không
mới và cũng được tiếp cận với nhiều góc độ khác nhau.
Trong cuốn “Bùng nổ truyền thông - Sự ra đời một ý thức hệ mới”,
Philippe Breton đã đề cập đến các kỹ thuật truyền thông trong lịch sử từ
những bước đi đầu tiên của chữ viết đến nền văn minh thơng điệp với sự phát
triển của báo chí và sự ra đời của cơng luận. Tác giả phân tích sự xâm nhập
của các phương tiện truyền thông và các kỹ thuật mới đến đời sống xã hội;
hiệu quả, sự ảnh hưởng và thách thức của truyền thông đại chúng đến xã hội
dưới góc nhìn của một nhà xã hội học. [4]
Cuốn sách “Mark Zuckerberg: Hiệu ứng facebook và cuộc cách mạng
toàn cầu của mạng xã hội” của tác giả David Kirkpatrick xuất bản năm 2011
đã phân tích chi tiết về ảnh hưởng và chiến lược truyền thông của mạng xã
hội Facebook trong đời sống xã hội. Quá trình phát triển không ngừng nghỉ
của Facebook từ ngày được thai nghén ý tưởng, từng bước đạt thành công

ngày hôm nay và ảnh hưởng của Facebook và mạng xã hội tới cuộc sống xã
hội như thế nào. [5]
Trong tác phẩm “Social media communication : concepts, practices,
data, law and ethics” năm 2017, tác giả Jeremy Harris Lipschultz đã phân
tích liên ngành trên phạm vi rộng về truyền thông đại chúng. Thông qua các
nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, LinkedIn, Pinterest, Youtube và


Vine, tác giả đã khảo sát và phân tích hiệu quả báo chí, phát thanh - truyền
hình, quan hệ cơng chúng, quảng cáo và marketing. Lipschultz cịn tập trung
phân tích các khái niệm chính, các phương pháp, phân tích dữ liệu, luật và
đạo đức – những động lực thúc đẩy các nhà truyền thơng và sinh viên có tư
duy phản biện, sử dụng sao cho hiệu quả các công cụ mạng xã hội mới và
truyền thông đại chúng. Với các nghiên cứu, luận án… của các nhà truyền
thông hàng đầu trên thế giới, cuốn sách cung cấp nguồn tài nguyên giúp độc
giả đánh giá và sử dụng hiệu quả truyền thông đại chúng. [6]
Hướng nghiên cứu tới đối tượng sinh viên được đề cập trong đề tài
“The Influence of Social Networking Sites to the Interpersonal Relationships
of the students of Rogationist College” thực hiện trong năm học 2009-2010 ở
Philippine bởi John Manuel C.Asilo, Justine Angeli P.Manlapig và Jeremiah
Josh R.Rementilla. Đề tài đưa ra những lời khuyên về nhận thức tầm ảnh
hưởng của mạng xã hội và sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả, hợp lý.
Cũng như cải thiện và xây dựng các mối quan hệ xã hội một cách tích cực
trên các trang mạng này. [7]
Nghiên cứu “Báo mạng điện tử sử dụng mạng xã hội trong truyền
thông văn hóa Lào và Thái Lan (khảo sát báo mạng điện tử Vientiane Times
và Bangkok Post năm 2016)” thực hiện bởi Fongbouapheuan Phakavanh năm
2016. Đề tài khảo sát người sử dụng mạng xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào và Vương quốc Thái Lan, đặc biệt là giới trẻ - những người sử dụng
mạng xã hội nhiều nhất và dễ bị tác động bởi ảnh hưởng của thông tin trên

mạng xã hội. Thơng qua đó tìm hiểu việc sử dụng mạng xã hội trong truyền
thơng văn hóa, đồng thời đặt ra những vấn đề và giải pháp kiến nghị nhằm
tăng cường hiệu quả sử dụng mạng xã hội trong truyền thống văn hóa tại hai
quốc gia này. [8]


2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, nghiên cứu xã hội học chuyên sâu về mạng xã hội còn ít.
Các nghiên cứu có liên quan chủ yếu tập trung vào truyền thơng đại chúng và
Internet nói chung. Hầu hết các nghiên cứu đều đặt Internet nói chung và
mạng xã hội nói riêng trong vai trị một phương tiện truyền thơng mới để
phân tích thực trạng sử dụng cũng như những tác động của nó đối với đời
sống xã hội. Bên cạnh những nghiên cứu về mạng xã hội của các nhà nghiên
cứu trên thế giới, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã tiến hành một số
nghiên cứu về mạng xã hội của giới trẻ, đặc biệt là sinh viên. Các nghiên cứu
đa phần đều cho rằng mạng xã hội là một phương tiện truyền thơng mới để
phân tích thực trạng sử dụng của nó và ảnh hưởng của nó tới xã hội.
Cuốn chuyên khảo Mạng xã hội với sinh viên là sản phẩm sau 3
năm nghiên cứu lý luận và thực tiễn, được khái quát trên cơ sở đề tài “Mạng
xã hội với thanh niên Việt Nam- thực trạng và giải pháp” do Quỹ Phát triển
Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tài trợ. Cuốn sách cung cấp
cho người đọc những kiến thức tổng thể nghiên cứu về mạng xã hội (MXH)
trên thế giới và ở Việt Nam, chỉ ra thực trạng sử dụng MXH của 4205 sinh
viên Việt Nam đang học tại một số trường đại học ở Hà Nội, Hải Phòng,
Vinh, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và vấn đề tự đánh giá bản thân
họ.
Thơng qua 8 chương sách, nhóm tác giả đã tập trung làm rõ một số vấn
đề liên quan đến cách thức sử dụng MXH việc công khai và bảo mật thông tin
cá nhân trên MXH, các loại nhu cầu sử dụng MXH, tự đánh giá bản thân của
sinh viên sử dụng và những áp lực tâm lý từ việc sử dụng mạng. Từ đó, các

tác giả chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong quản lý việc sử dụng MXH và
trình bày một số kinh nghiệm quản lý của nước ngoài để việc sử dụng mạng


của giới trẻ thực sự mang lại lợi ích và giúp họ tránh được những rủi ro không
mong muốn khi tham gia vào MXH
Hoàng Thị Hải Yến vào năm 2012 với đề tài: “Trao đổi thông tin trên
mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2011 – thực trạng
và giải pháp (khảo sát mạng Facebook, Zing Me và Go.vn). Đề tài đã làm rõ
những vấn đề lý thuyết chung về mạng xã hội, nghiên cứu thực trạng trao đổi
thông tin của giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội từ năm 2010 – 2011 qua
khảo sát thông tin và người dùng ở 3 trang mạng xã hội Facebook, Zingme và
Go.vn.
Đề tài “Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học
tập và đời sống của sinh viên hiện nay”,Luận án tiến sĩ xã hội học của
Nguyễn Lan Nguyên năm 2020,Đại học Quốc gia Hà Nội.Đã làm rõ ảnh
hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập, đời sống của sinh
viên hiện nay để từ đó đưa ra một số khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả sử
dụng Facebook của sinh viên thông qua việc mô tả thực trạng sử dụng
Facebook của sinh viên (mục đích sử dụng, thời gian sử dụng, thời điểm sử
dụng, tần suất sử dụng, phương tiện truy cập,...),phân tích ảnh hưởng của việc
sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập của sinh viên,phân tích ảnh hưởng
của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến đời sống của sinh viên (quan hệ
xã hội gồm quan hệ gia đình và quan hệ bạn bè, hoạt động ngoại khóa, việc
làm)
Nghiên cứu năm 2015 về “Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh
viên", tác giả Phó Thanh Hương.Thơng qua các nghiên cứu xã hội học,bài
nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với nhóm đối tượng sinh viên thì mạng xã hội
không chỉ tạo ra sân chơi lành mạnh, là cơng cụ tìm kiếm, chia sẻ thơng tin



hiệu quả và đáng tin cậy, mà còn là kênh liên lạc quan trọng, giúp sinh viên
duy trì, củng cố và tăng cường vốn xã hội của bản thân.
Đề tài I"nternet sinh viên - lối sống một nghiên cứu xã hội học về
phương tiện truyền thông kiểu mới "của Nguyễn Quý Thanh năm 2011 đã
phân tích: Internet là một phương tiện truyền thơng kiểu mới, có tác động đa
chiều, thậm chí trái ngược nhau đến hoạt động học tập, giải trí và định hướng
giá trị của sinh viên Việt Nam hiện nay. Internet làm cho lối sống của sinh
viên trở nên năng động hơn, hướng ngoại nhiều hơn, định hướng giá trị mang
tính tự do hơn so với các thế hệ sinh viên trước kia.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Mong muốn, sở thích và nhu cầu giải trí trên TikTok của sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền như thế nào?
- Giới tính, năm học có ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu giải trí trên
mạng xã hội TikTok của Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền?
4. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ thực trạng sử dụng mạng Tik Tok giải trí của Sinh viên Học
viện Báo chí và Tun truyền.
- Tìm hiểu nhu cầu tiếp cận thơng tin giải trí thơng qua mạng xã hội
Tiktok của Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Đề xuất những khuyến nghị giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội Tik
Tok một cách hiệu quả.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích tài liệu


Khi nghiên cứu lý luận , chúng tôi tiến hành thu thập các tài liệu lý
luận , các kết quả nghiên cứu thực tiễn (sách, luận án, bài báo, tạp chí, cơng
trình nghiên cứu trong và ngồi nước,..) về các vấn đề liên quan đến đề tài.
Các tư liệu trên được nghiên cứu, phân tích, tổng hợp , hệ thống hóa để xây

dựng cơ sở lý luận cho đề tài .
Đề tài thu thập các thơng tin có sẵn từ các cơng trình nghiên cứu khoa
học của các tác giả, các bài báo, tạp chí Khoa học… Dựa vào đó sử dụng các
thông tin phù hợp để học tập, phân tích, so sánh với kết quả nghiên cứu của
đề tài này.
5.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Anket
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Anket. Kết quả được xử lý và
phân tích qua phần mềm thống kê SPSS phiên bản 20.0 để xử lý các thông tin
định lượng.
5.3. Cách thức chọn mẫu
Cỡ mẫu: 200 sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cách thức chọn mẫu: Tiến hành chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên phân tầng với khách thể là sinh viên hệ chính quy đang theo học
tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bao gồm cả sinh viên khối nghiệp vụ
và sinh viên khối lý luận, đảm bảo khách thể nghiên cứu được lựa chọn một
cách khách quan, và có cơ hội lựa chọn như nhau.
Cụ thể đề tài sẽ khảo sát thu thập thông tin từ Sinh viên đang học và
làm việc tại Học viện Báo chí và tun truyền. Trong q trình thu thập số
liệu chúng tôi đã phát ra 200 bảng hỏi và cố gắng thu thập đủ số liệu sử dụng
cho q trình phân tích và xử lý thơng tin.


Chia khách thể là sinh viên hệ chính quy đang theo học tại Học viện
Báo chí và Tuyên truyền thành 4 nhóm là sinh viên năm Nhất, sinh viên năm
Hai, sinh viên năm Ba và sinh viên năm Bốn. Tiếp theo, lại chia thành nhóm
sinh viên nam và nhóm sinh viên nữ. Như vậy, sẽ có danh sách 8 nhóm. Tiến
hành khảo sát ngẫu nhiên 25 sinh viên ở mỗi nhóm trên thu về 200 phiếu hỏi.


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1.

Một số khái niệm được sử dụng trong đề tài

1.1.1. Nhu cầu:
Theo nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970), nhu cầu là đòi hỏi
thường xuyên của mỗi con người, là trạng thái cảm thấy thiếu thốn của con
người. Các nhu cầu của con người, một mặt được tạo ra do những đòi hỏi bên
trong cơ thể, mặt khác được tạo ra từ những điều kiện nhất định của xã hội.
Từ đó, ơng đưa ra một mơ hình miêu tả các nhu cầu của con người với cấu
trúc bao gồm năm tầng, các nhu cầu này được liệt kê theo trật tự thứ bậc từ
thấp nhất tới cao nhất trong một hình kim tự tháp.
Năm tầng trong tháp nhu cầu của Maslow:
- Tầng thứ nhất: Các nhu cầu cơ bản nhất thuộc về sinh lý - thức ăn,
nước uống, nhà ở, tình dục, bài tiết, nghỉ ngơi.
- Tầng thứ hai: Nhu cầu an tồn - cần có cảm giác n tâm về an tồn
thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
- Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và thường trực thuộc
một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình n ấm, bạn bè tin cậy.
- Tầng thứ tư: Nhu cầu được q trọng, kính mến - cần có cảm giác
được tơn trọng, kính mến, được tin tưởng.


- Tầng thứ năm: Nhu cầu tự thể hiện bản thân - muốn sáng tạo, được
thể hiện khả năng, trình diễn mình, thành đạt và được cơng nhận là thành đạt.
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ xem xét nhu cầu sử dụng mạng
xã hội Tik Tok trong giải trí của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
trong những vấn đề sau:

Nhu cầu sử dụng Tik Tok để tìm kiếm những thơng tin giải trí.
- Nhu cầu sử dụng Tik Tok để chia sẻ những thông tin giải trí.
- Nhu cầu sử dụng những video giải trí trên Tik Tok để giao lưu, học
hỏi, thể hiện bản thân.
- Nhu cầu của cá nhân về thời lượng, màu sắc, âm thanh, hiệu ứng của
mỗi video giải trí trên Tik Tok.
1.1.2. Tiếp cận thơng tin giải trí:
Theo Luật số 104/2016/QH13 của Quốc hội về việc tiếp cận thông tin
ban hành ngày 06/04/2016, tại Chương 1, Điều 2 quy định “Tiếp cận thông tin
là việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin." Tiếp cận thông tin
là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp năm 2013 ghi
nhận, một quyển lên tảng và quan trọng để bảo đảm thực hiện các quyền,
nghĩa vụ khác của cơng dân. Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Luật tiếp
cận thông tin quy định nguyên tắc mọi cơng dân bình đẳng, khơng bị phân
biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thơng tin.
Giải trí là hoạt động thẩm mỹ trong thời gian rỗi, nhằm giải tỏa căng
thẳng trí não, tạo sự hứng thú cho con người và là điều kiện phát triển con
người một cách tồn diện về trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ. Giải trí là một trong
những nhu cầu cơ bản của con người, thuộc tầng thứ 3 trong tháp nhu cầu của


Maslow: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và thường trực thuộc một nhóm
cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè tin cậy.
Trong đề tài này, sự tiếp cận thơng tin giải trí được thể hiện qua tần
suất xem các thơng tin giải trí, thời điểm và thời lượng xem các thơng tin giải
trí, mức độ tập trung khi theo dõi các video giải trí trên Tik Tok, nội dung
thông tin tiếp cận và sự tương tác trong q trình tiếp cận thơng tin giải trí.
1.1.3. Mạng xã hội :
“Mạng xã hội” là khái niệm mà rất nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh
vực đã định nghĩa với nhiều góc nhìn và cách diễn giải khác nhau nhưng chưa

có một định nghĩa chính thức.
Mạng xã hội là “ hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử
dụng các dịch vụ lưu trữ ,cung cấp, sử dụng,tìm kiếm,chia sẻ và trao đổi
thơng tin với nhau,bao gồm dịch vụ trao đổi thông tin điện tử các nhân, diễn
đàn ( forum), trò chuyện ( chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh hình ảnh và các
hình thức dịch vụ tương tự khác”.
Theo định nghĩa của Fischer(1957) thì “ Mạng lưới xã hội” ( Social
Network) bao gồm nhiều mối quan hệ đơi. Mỗi người trong mạng lưới có
liên hệ với ít nhất 2 người khác nhưng khơng ai có liên hệ với tất cả các thành
viên khác”. Dựa trên định nghĩa đó,Barry Wellman đã định nghĩa” Khi mạng
máy tính kết nối con người, nó là mạng xã hội”. Nguyễn Thị Lê Uyên thì định
nghĩa “ Mạng xã hội là một trang web mà nơi đó một người có thể liên kết với
nhiều người thông qua chia sẻ những sở thích của cá nhân với mọi người như
nơi ở, đặc điểm, học vấn”
Dưới góc nhìn xã hội học, Nguyễn Hải Nguyên đưa ra khái niệm về
MXH: Mạng xã hội là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên


Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không
gian và thời gian. Tác giả giải thích thêm, mạng xã hội được hình thành khi
một nhóm người khởi xướng gửi đi thông điệp mời những người chưa quen
gia nhập và thành bạn bè trong trang web của mình. Các thành viên mới sẽ
lặp lại quá trình trên và tạo nên một mạng liên kết rộng lớn không phân biệt
không gian địa lý của các thành viên.
Mạng xã hội có đặc trưng cơ bản : Có sự tham gia trực tiếp của nhiều
cá nhân ( haowjc doanh nghiệp - đóng vai trị như một cá nhân): là một
website mở, nội dung của website được xây dựng hoàn toàn bởi các thành
viên tham gia.Tác giải Nguyễn Thị Kim Hoa có nhận định :” Mạng xã hội là
một sự liên kết giữa các cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với cộng đồng
được biểu hiện dưới nhiều hình thức để thực hiện chức năng xã hội”.

Trên cơ sở những quan điểm và định nghĩa về mạng xã hội của các tác
giả và các đặc điểm chung của mạng xã hội, chúng tôi đưa ra một khái niệm
chung về mạng xã hội như sau : Mạng xã hội ( Social Network) là một
website mở trong đó những người dùng có thể tự xây dựng nội dung nhằm kết
nối và tương tác với mọi người dùng có thể tự xây dựng nội dung nhằm kết
nối và tương tác với mọi người thơng qua các tính năng riêng biệt của MXH.
Mạng xã hội có những tính năng như gọi nghe trực tiếp, gọi qua
video,email,phim ảnh,chia sẻ blog và xã luận. Mạng xã hội ra đời giúp mọi
người liên kết với nhau thuận tiện hơn, trở thành một phần tất yếu của mỗi
người trên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều các để tìm kiếm bạn bè,
đối tác dựa theo group như tên trường hoặc tên thành phố hoặc dựa trên thông
tin cá nhân như ( Địa chỉ email) hoặc nickname để tìm bạn bè.
1.1.4. Mạng xã hội TikTok:



×