BÀI TẬP LỚN
MÔN: XÃ HỘI HỌC Y TẾ
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN SỨC
KHOẺ TÂM THẦN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO
CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Đại dịch Viêm đường
Nghĩa của chữ viết tắt
1
hô hấp cấp do chủng
COVID-19
2
3
mới của virus Corona
Tổ chức Y tế Thế giới
Sinh viên
Học viện Báo chí và
WHO
SV
4
5
Tuyên truyền
Sức khoẻ tâm thần
HVBCTT
SKTT
MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài............................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu..................................3
2.1. Hướng nghiên cứu thực trạng SKTT..........................4
2.2. Hướng nghiên cứu tác động của COVID-19 đến
SKTT...................................................................................... 6
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..................................11
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu...............12
5. Giả thuyết nghiên cứu, khung lý thuyết, biến số... .12
6. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu.........................................15
7. Phương pháp nghiên cứu.............................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................19
1. Lý do chọn đề tài
Đại dịch Viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona
(COVID-19) gây ra đang là mối nguy hiểm hàng đầu của toàn nhân loại. Hiện
nay, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với đợt dịch COVID-19 thứ 4 bùng phát
từ ngày 27/4/2021 và nguy cơ đợt dịch thứ 5 bùng phát với quy mơ và tính
chất phức tạp. Biến thể virus Delta lây lan rất mạnh và nhanh, tại nhiều tỉnh,
thành phố lớn với mật độ dân cư đông đúc, đầu mối giao thông – vận tải huyết
mạch của cả nước, các khu công nghiệp trọng điểm. Với tốc độ lây lan của
biến thể Delta, dịch bệnh chuyển sang lây theo chùm ca bệnh, F0 tăng theo
cấp số nhân… [14].
Ngày 24/11/2021, biến thể mới của SARS-CoV-2 là B.1.1.529 được
báo cáo lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Biến thể này lần đầu tiên được tìm
thấy trong các mẫu xét nghiệm ngày 11/11/2021 và ngày 14/11/2021 tại
Botswana và Nam Phi. Ngày 26/11/2021, WHO đặt tên cho biến thể này là
Omicron và phân loại là Biến thể đáng lo ngại [12]. Bộ Y tế cho biết, qua
giám sát dịch tễ chưa ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 với biến chủng
mới Omicron tại Việt Nam đến nay [11].
Có thể thấy rằng, COVID-19 tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, không chỉ gây tổn thất về sức khỏe thể chất mà cịn ẩn chứa
những tác động khơng nhỏ đến sức khoẻ tâm thần (SKTT) mỗi cá nhân:
Nhóm xã hội
Người nhiễm COVID-19
Ảnh hưởng của COVID-19
- Sức khoẻ suy sụp
và những bệnh nhân nằm - Lo lắng, hoang mang về tính mạng
viện
- Chán nản, bi quan
- Cô đơn, tuyệt vọng
- Lo lắng lây nhiễm bệnh cho người thân
Người cách ly tập trung
- ...
- Lo bị lây nhiễm
1
- Nhớ gia đình, người thân
- Cơ đơn, hoang mang
- Khó khăn do điều kiện cơ sở vật chất,
khơng gian sống, hạn chế di chuyển, tiếp
xúc
- ...
Người dân trong khu vực - Lo bị lây nhiễm
phong toả, dãn cách
- Lo khơng được tiêm vaccine
- Lo lắng tài chính, lương thực, thực phẩm
- Hoang mang, sợ hãi
- Khó khăn do hạn chế di chuyển, tiếp xúc
Trẻ em, vị thành niên
- ...
- Sợ bị lây nhiễm
- Lo sợ cách ly một mình
- Lo lắng kết quả học tập
- Cô đơn, nhớ trường lớp, bạn bè
- Chán nản, sống khép kín
- Mồ cơi do COVID-19
Người cao tuổi
- ...
- Sợ bị lây nhiễm do bệnh nền
- Lo lắng không được tiêm vaccine
- Cảm giác bị bỏ rơi
- Khó khăn do hạn chế di chuyển, tiếp xúc
- Rối loạn giấc ngủ, ăn uống
- Suy giảm nhận thức
Nhân viên y tế ở tuyến
- ...
- Áp lực quá tải, kiệt sức
đầu chống dịch, làm việc
- Lo lắng bị lây nhiễm
trong tâm dịch
- Lo lắng cho gia đình
- Nhớ gia đình, bạn bè, người thân
2
- Căng thẳng, suy sụp, rối loạn giấc
ngủ, ăn uống
- ...
Nguồn: Hội đồng Lý luận Trung ương [10]
Bên cạnh những nhóm xã hội trên, sinh viên (SV) cũng là đối tượng dễ
bị tổn thương trước tác động của COVID-19 do trường học bên cạnh việc tiếp
thu kiến thức còn là nơi tương tác và học hỏi xã hội, giãn cách xã hội khiến
SV khơng thể đến trường, học online khó tập trung và tiếp thu kiến thức, kết
quả học tập giảm sút, không được gặp thầy cô, bạn bè trong khoảng thời gian
dài, thậm chí nhiều SV khơng có bạn bè do chưa từng được học trực tiếp trên
lớp....
Là SV năm cuối tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền (HVBCTT),
muốn trả lời cho câu hỏi tác động của COVID-19 đến SKTT của SV
HVBCTT như thế nào? Tác giả lựa chọn “Tác động của đại dịch COVID-19
đến sức khoẻ tâm thần của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền”
làm đề tài nghiên cứu của mình. Từ kết quả nghiên cứu, kỳ vọng sẽ phác thảo
nên “bức chân dung” về thực trạng và tác động của COVID-19 đến SKTT của
SV HVBCTT, đề xuất một số khuyến nghị tới SV để bảo vệ, nâng cao SKTT
của bản thân và giúp nhà trường có tầm nhìn bao qt về thực trạng SKTT
của SV, từ đó hoạch định chính sách can thiệp, hỗ trợ, phòng ngừa rủi ro về
SKTT của SV HVBCTT.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu SKTT của trẻ em, vị thành niên và thanh niên nói chung là đề tài
nghiên cứu được tiến hành khá phổ biến ở các quốc gia trên thế giới, tuy
nhiên những tác động của đại dịch COVID-19 lên SKTT lại là vấn đề chưa
được nghiên cứu phổ biến tại Việt Nam. Với mục đích làm rõ những vấn đề
đã được đề cập trong các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới, đồng thời
làm rõ tính cấp thiết của việc tiến hành những nghiên cứu bổ sung về đề tài
3
này tại Việt Nam, tổng quan tình hình nghiên cứu sẽ phân tích những đóng
góp của các nghiên cứu trước theo hai hướng có liên quan chặt chẽ với hướng
phân tích của nghiên cứu:
-
Thực trạng SKTT của trẻ em, vị thành niên và thanh niên nói chung
-
Tác động của COVID-19 đến SKTT của trẻ em, vị thành niên và
thanh niên nói chung
2.1.
Hướng nghiên cứu thực trạng SKTT
Theo hướng nghiên cứu này, các tác giả hướng tới tìm hiểu thực trạng
SKTT và những vấn đề SKTT của trẻ em, vị thành niên và thanh niên nói
chung. Những phát hiện từ các nghiên cứu giúp tác giả xác định được thực
trạng SKTT và những vấn đề SKTT mang tính phổ biến của trẻ em, vị thành
niên, thanh niên nói chung.
Trên cơ sở phân tích số liệu của 2 cuộc điều tra quốc gia về vị thành
niên và thanh niên Việt Nam năm 2003 và 2009 (SAVY 1 và SAVY 2), năm
2014, tác giả Trần Thị Hồng đã nhận diện thực trạng và xu hướng một số
hành vi nguy cơ về sức khoẻ, trong đó có sức khoẻ tinh thần của thanh thiếu
niên Việt Nam giai đoạn 2003-2009 trong luận án Tiến sĩ Xã hội học “Hành
vi nguy cơ về sức khoẻ của thanh thiếu niên Việt Nam: Thực trạng và các yếu
tố tác động”. Theo phân tích của tác giả, so sánh tỷ lệ thanh thiếu niên đã
từng tìm cách tự tử qua 2 cuộc điều tra năm 2003 và 2009 thấy rằng tỷ lệ
thanh thiếu niên đã từng tìm cách tự tự có xu hướng tăng gấp đơi với phần lớn
thanh thiếu niên đã từng tìm cách tự tử là nữ giới. Từ kết quả mơ hình phân
tích giả định của tác giả, gia đình, những biến đổi xã hội và môi trường học
tập là những yếu tố tác động đến SKTT của thanh thiếu niên [3, tr.18-tr.20].
Hạn chế trong nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hồng là phân tích dựa trên cơ
sở thông tin của cuộc điều tra khác nên khơng có đầy đủ thơng tin về những
hành vi nguy cơ đến sức khoẻ của vị thành niên và không đề cập đến các yếu
4
tố sinh học và di truyền. Tuy nhiên, luận văn là một trong số khá ít các nghiên
cứu tiếp cận SKTT từ góc độ xã hội học, đồng thời đóng góp đáng kể trong
việc xây dựng cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho các nghiên cứu về hành vi
nguy cơ cho sức khoẻ thanh thiếu niên sau này.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của nhóm tác giả Đàm Thị Bảo Hoa và cộng
sự tìm hiểu thực trạng SKTT của học sinh dưới góc độ y học. Nghiên cứu tiến
hành trên 2850 học sinh, 419 phụ huynh và 84 giáo viên ở 4 trường: TH
Hoàng Văn Thụ, TH Nguyễn Viết Xuân, THCS Nguyễn Du và THCS Độc
Lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên từ: tháng 10/2009 đến Đánh giá nhu
cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh Tiểu học và Trung học Cơ sở –
Thành phố Thái Nguyên tháng 01/2010. Kết quả phân tích cho thấy, số học
sinh có rối loạn tâm thần và hành vi theo 233/2850 học sinh chiếm 8,2% tổng
số học sinh tham gia nghiên cứu. Trong đó, số học sinh Tiểu học có rối loạn
là 98 học sinh (6%); số học sinh Trung học Cơ sở có rối loạn là 135 học sinh
(11,1%). Tỷ lệ này theo nhóm tác giả là tương đối cao, đặc biệt là rối loạn
trầm cảm và nhu cầu về chăm sóc SKTT cho học sinh của phụ huynh và giáo
viên là khá lớn [2, tr.8-tr.11]. Nghiên cứu của nhóm tác giả Đàm Thị Bảo Hoa
và cộng sự thực trạng SKTT của học sinh dưới góc độ y học với công cụ
nghiên cứu chuyên biệt như sàng lọc các vấn đề SKTT, test tâm lý, bệnh án
nghiên cứu chuyên biệt... tuy nhiên nghiên cứu cịn hạn chế trong việc tìm
hiểu nguyên nhân tại sao rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh Tiểu học và
Trung học Cơ sở tại Thành phố Thái Nguyên lại cao như vậy và khơng tìm
hiểu nhu cầu chăm sóc SKTT của học sinh thông qua bản thân các em mà chỉ
tập trung phân tích nhu cầu của phụ huynh và giáo viên.
Hiểu được tính cấp thiết của nghiên cứu về SKTT và tâm lý xã hội,
năm 2018, Viện Nghiên cứu và Phát triển (ODI) tiến hành nghiên cứu về Sức
khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên tại một số tỉnh
và thành phố ở Việt Nam, đây là nghiên cứu nằm trong khuôn khổ chương
5
trình hợp tác giữa UNICEF Việt Nam và Bộ Lao động, Thương binh và Xã
hội với mục đích cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình hình SKTT và tâm
lý xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên ở Việt Nam. Nghiên cứu thực hiện
110 cuộc phỏng vấn, trong đó 23 phỏng vấn sâu trẻ em, 67 phỏng vấn người
cung cấp thơng tin chính, 20 thảo luận nhóm trên địa bàn 4 tỉnh Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Điện Biên (Thành phố Điện Biên Phủ và xã Lôm
Keo) và An Giang (Thành phố Long Xuyên và Thị trấn Phú Mỹ). Nghiên cứu
tiến hành tổng quan các bằng chứng về SKTT ở Việt Nam, cho thấy các loại
hình vấn đề SKTT phổ biến nhất ở trẻ em Việt Nam là các vấn đề hướng nội
(lo âu, trầm cảm, đơn độc) và vấn đề hướng ngoại (tăng động, giảm chú ý).
Nghiên cứu tìm hiểu cả các yếu tố nguy cơ đối với SKTT ở trẻ em và thanh
niên ở 4 cấp độ: cá nhân, hộ gia đình, nhà trường và cộng đồng, thấy rằng, sự
cô lập/ tự cô lập về cảm xúc, tiếp cận các công nghệ hiện đại, những quan
niệm tiêu cực về đặc điểm thể chất vị thành niên ở cấp độ cá nhân; các
nguyên tắc, tình trạng kinh tế - xã hội giảm sút, căng thẳng quan hệ trong cấp
độ gia đình; áp lực học tập, bất ổn trong mơi trường học đường, mối quan hệ
tình cảm trong cấp độ trường học; tiếp cận các độc chất gây nghiện, hạn chế
về cơ hội (nghề nghiệp tương lai và các hoạt động giải trí), các chuẩn mực có
hại ở cấp độ cộng động là những yếu tố nguy cơ đến SKTT của trẻ em và
thanh niên Việt Nam [1, tr.41-tr.80].
2.2.
Hướng nghiên cứu tác động của COVID-19 đến SKTT
So với hướng nghiên cứu thực trạng SKTT thì hướng nghiên cứu tác
động của COVID-19 đến SKTT tại Việt Nam là hướng nghiên cứu cịn khá
mới mẻ, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu.
Số liệu từ cuộc điều tra thăm dò của tổ chức Kaiser Family Foundation
(KFF) cho thấy nhiều người dân tại Mỹ (bao gồm thanh niên, những người
mất việc làm, phụ huynh và trẻ em, cộng đồng da màu và người lao động)
6
phải chịu những tác động tiêu cực của COVID-19 đến SKTT của họ, cụ thể
như mắc chứng khó ngủ (36%), rối loạn ăn uống (32%), uống rượu hoặc sử
dụng chất kích thích (12%), và làm trầm trọng thêm các bệnh mãn tính (12%)
do lo lắng và căng thẳng, một trong số những nguyên nhân được xác định là
do cô lập và mất việc làm. Điều tra của KFF về tác động của COVID-19 trên
SKTT của đối tượng thanh niên cho thấy, tỷ lệ cao hơn mức trung bình thanh
niên (từ 18-24 tuổi) có các triệu chứng của rối loạn lo âu và/hoặc trầm cảm
(56%). So với tất cả người trưởng thành, thanh niên có xu hướng sử dụng chất
kích thích (25% so với 13%) và có ý định tự tử (26% so với 11%) cao hơn.
Nguyên nhân đến từ việc giãn cách xã hội trong đại dịch, các trường đại học
phải đóng cửa, chuyển sang học/làm việc từ xa, mất thu nhập hoặc việc làm
[9].
Bên cạnh điều tra của KFF, kết quả từ nghiên cứu The coronavirus
(COVID‐19) pandemic's impact on mental health của nhóm tác Bilal Javed
và cộng sự cho thấy cách ly và giãn cách xã hội có thể gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến SKTT cá nhân. Nghiên cứu tập trung điều tra nhóm khách thể có
nguy cơ rủi ro cao, cụ thể là trẻ em, thanh niên, người cao tuổi, người khuyết
tật và nhân viên y tế. Theo phân tích của nhóm tác giả, trẻ em và thanh niên
phải tạm ngưng việc học tập tại trường và chuyển sang học tập trực tuyến tại
nhà có thể dẫn đến tình trạng lo lắng, chán nản, đau khổ, trầm cảm... Người
cao tuổi có nguy cơ mắc COVID-19 cao do hệ miễn dịch kém và các bệnh lý
nền. Giãn cách xã hội do bùng phát COVID-19 có thể có những tác động tiêu
cực đến SKTT của người già và người tàn tật. Người cao tuổi và người tàn tật
phụ thuộc vào nhóm người trẻ tuổi trong gia đình cho các nhu cầu thiết yếu
tương đối lớn và việc không nhận được sự giúp đỡ này có thể gây tổn hại
nghiêm trọng đến gắn kết gia đình. Các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế ở tuyến
đầu chống dịch được đánh giá là dễ gặp phải những vấn đề về SKTT như lo
sợ nhiễm bệnh, thời gian làm việc kéo dài, khơng có đủ đồ bảo hộ và vật tư y
7
tế, lượng bệnh nhân q tải, khơng có thuốc đặc trị COVID-19 hiệu quả,
chứng kiến đồng nghiệp tử vong, giãn cách xã hội khiến họ phải gia đình và
bạn bè, tình trạng nguy kịch của bệnh nhân COVID-19 có thể gây ra những
ảnh hưởng tiêu cực đến SKTT của nhân viên y tế [8].
Tại Việt Nam, tuy những nghiên cứu chuyên sâu về tác động của
COVID-19 đến SKTT chưa nhiều và phổ biến nhưng cũng đã manh mún hình
thành những cuộc điều tra, khảo sát quy mơ nhỏ, góp phần hình thành “bức
tranh” COVID-19 và SKTT tại Việt Nam. Cụ thể, khảo sát Thực trạng sức
khoẻ tâm thần và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trong làn sóng đại dịch
COVID-19 thứ nhất tại một số trường đại học khoa học sức khoẻ ở Việt Nam
năm 2020 của nhóm tác giả Nguyễn Hồng Thuỳ Linh và cộng sự tiến hành
điều tra 877 SV tại một số trường đại học khoa học sức khỏe ở Huế, Đà Nẵng,
Thành phố Hồ Chí Minh bằng khảo sát trực tuyến trên cỡ mẫu thuận tiện với
mục đích mơ tả thực trạng về sức khỏe tâm thần và các yếu tố liên quan trên
khách thể nghiên cứu trong giai đoạn dịch COVID-19 2020. Kết quả phân
tích của khảo sát, trong 877 SV tham gia nghiên cứu có khoảng 9% SV mắc
các bệnh mãn tính hoặc vấn đề sức khỏe trong thời gian dài, chỉ 1,4% đối
tượng có khiếm khuyết sức khỏe trong các hoạt động hằng ngày và 12,7% SV
có dấu hiệu bị trầm cảm bằng thang đo sàng lọc WHO-5 Well-being Index
(WHO - 5 ≤ 50: Có dấu hiệu trầm cảm, WHO-5 > 51: Khơng có dấu hiệu
trầm cảm). Hầu hết SV tại Việt Nam phải nghỉ học tập trung tại giảng đường
trong khoảng thời gian dài, thay đổi hình thức học tập sang trực tuyến trong
đại dịch COVID-19, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp lên SKTT của SV.
SV lo lắng tương lai không được đến trường để tiếp tục học tập hoặc lo lắng
phơi nhiễm với môi trường nguy cơ ở các cơ sở lâm sàng. Học viên theo học
chương trình thạc sĩ có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn so với nhóm SV đại
học, nguyên nhân có thể đến từ áp lực về chương trình học, thời gian học và
nhận thức trách nhiệm nghề nghiệp. Bên cạnh đó, nhóm đối tượng có nguồn
8
tài chính hỗ trợ việc học khơng đầy đủ có tỷ lệ trầm cảm cao hơn so với nhóm
được hỗ trợ đầy đủ. Lo lắng về một tình trạng khơng chắc chắn hay sợ hãi về
một vấn đề nào đó có thể sẽ thay đổi trong tương lai có thể dẫn đến cảm giác
khơng an tồn và dấu hiệu trầm cảm ở SV [5, tr.114-tr.120]. Khảo sát của
nhóm tác giả Nguyễn Hồng Thuỳ Linh và cộng sự phân tích thực trạng và
một số yếu tố liên quan đến SKTT trong đại dịch COVID-19 dưới góc độ y
học với những thang đo SKTT chuyên dụng, đã phác thảo được một phần
“bức tranh” thực trạng SKTT của SV Việt Nam hiện nay, tuy nhiên khảo sát
tồn tại một số hạn chế: khách thể nghiên cứu khơng thể đại diện cho tồn bộ
sinh viên khối trường khoa học sức khỏe tại Việt Nam và phương pháp thu
thập số liệu dựa trên nền tảng internet nên những SV ở những vùng khó khăn
khó có thể tiếp cận được khảo sát này này
Một nghiên cứu trên quy mơ tồn cầu về tình hình SKTT trẻ em thế
giới được thực hiện bởi Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) trong bối
cảnh COVID-19 đang là đại dịch tồn cầu. Báo cáo Tình hình trẻ em Thế giới
năm 2021 xem xét về SKTT, đặc biệt tập trung vào cách thức mà các yếu tố
nguy cơ và yếu tố bảo vệ trong gia đình, trường học và cộng đồng hình thành
nên những kết quả SKTT. Theo ước tính của UNICEF, hơn 13% trẻ vị thành
niên từ 10-19 tuổi phải chung sống với rối loạn tâm thần được chẩn đoán theo
định nghĩa của WHO, trong số đó có 86 triệu em thuộc nhóm 15-19 tuổi và 80
triệu em thuộc nhóm 10-14 tuổi. 89 triệu trẻ em trai vị thành niên từ 10-19
tuổi và 77 triệu trẻ em gái vị thành niên từ 10-19 tuổi phải chung sống với rối
loạn tâm thần. Lo âu và trầm cảm chiếm khoảng 40% các rối loạn tâm thần
được chẩn đoán, bên cạnh giảm chú ý/rối loạn tăng động, rối loạn cư xử, thiểu
năng trí tuệ, rối loạn lưỡng cực, rối loạn ăn uống, tự kỷ, tâm thần phân liệt và
một nhóm các rối loạn nhân cách. Mỗi năm có khoảng 45.800 trẻ vị thành
niên tử vong do tự tử. Đối với trẻ em trai và trẻ em gái vị thành niên từ 15-19
tuổi, tự tử là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ tư, chỉ sau tai nạn thương
9
tích giao thơng đường bộ, bệnh lao và bạo lực giữa các cá nhân. Bất chấp nhu
cầu hỗ trợ về SKTT, chi tiêu trung bình của chính phủ cho SKTT trên toàn
cầu chỉ bằng 2,1% so với chi tiêu cho y tế nói chung, ở một số quốc gia nghèo
nhất trên thế giới, chính phủ chi khơng tới 1 đơ la Mỹ cho mỗi người điều trị
các tình trạng SKTT. Đầu tư vào việc thúc đẩy và bảo vệ SKTT nói riêng –
bên cạnh đầu tư chăm sóc trẻ em đang gặp khó khăn nói chung – vẫn cịn rất
thấp, thiếu đầu tư đồng nghĩa với việc nguồn nhân lực, bao gồm cả đội ngũ tại
cộng đồng không được trang bị đầy đủ để giải quyết các vấn đề SKTT trên
nhiều lĩnh vực, bao gồm chăm sóc sức khỏe ban đầu, giáo dục, bảo trợ xã
hội... Nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp xúc với ít nhất 4 trải nghiệm tuổi thơ
bất lợi có mối liên hệ mật thiết tới việc đối mặt với rủi ro tình dục, các tình
trạng SKTT và lạm dụng rượu bia; thậm chí cịn liên quan chặt chẽ hơn đến
vấn đề sử dụng ma túy, bạo lực giữa các cá nhân và tự gây bạo lực. Trong giai
đoạn vị thành niên, sự nuôi dưỡng và hỗ trợ của cha mẹ là một trong những
biện pháp bảo vệ SKTT mạnh mẽ nhất. Theo số liệu từ báo cáo, cứ 7 trẻ em
thì có ít nhất 1 em trong tổng số trẻ em trên toàn cầu bị ảnh hưởng trực tiếp
bởi các đợt phong tỏa. Hơn 1,6 tỷ trẻ em phải hứng chịu những thiệt hại nhất
định về giáo dục. Gián đoạn trong sinh hoạt, giáo dục, giải trí cũng như trăn
trở về thu nhập gia đình và sức khỏe khiến nhiều người trẻ lo sợ, tức giận và
băn khoăn về tương lai. Một cuộc khảo sát trực tuyến tại Trung Quốc đầu
năm 2020 được trích dẫn từ Báo cáo Tình hình trẻ em Thế giới đã chỉ ra rằng
khoảng 1/3 số người tham gia cho biết họ cảm thấy sợ hãi và lo âu [6, tr.6tr.19].
Một trong số khá ít những nghiên cứu về tác động của COVID-19 đến
SKTT của SV đã được thực hiện trong khuôn khổ hợp tác giữa Đại học Quốc
gia - Hồ Chí Minh và Tập đồn Hưng Thịnh Tháng 11/2021, trường Đại học
Quốc gia - Hồ Chí Minh đã cơng bố kết quả nghiên cứu về sự tác động của
Covid-19 đối với SKTT của SV trường Đại học Quốc gia - Hồ Chí Minh.
10
Khảo sát được tiến tiến hành từ ngày 18/10/2021 đến ngày 25/10/2021 trên
nền tảng trực tuyến cho nhóm khách thể là tất cả SV đang theo học tại trường
về những nội dung: Việc giảng dạy và đánh giá SV trực tuyến; Tâm thần và
sức khỏe của SV trong giai đoạn Covid-19; Covid-19 và quan điểm của SV về
nghề nghiệp; Covid-19 và tài chính cá nhân, gia đình; Ý kiến về các chính
sách hỗ trợ người học. Kết quả khảo sát cho thấy, trong các áp lực tâm lý mà
SV phải chịu thì vấn đề áp lực học tập trực tuyến được ghi nhận cao nhất
(65,1%). SV có xu hướng lo lắng về việc này, cả vì lý do trang thiết bị và
căng thẳng liên quan đến đại dịch, cả vì sự mất đi nề nếp của trường học cùng
những khoản hỗ trợ chính thức hoặc khơng chính thức, cũng như đặc biệt lo
lắng về sự an toàn khi phải sống trong mơi trường, hồn cảnh khó khăn hoặc
nguy hiểm. Ngồi ra, những áp lực tâm thần đáng kể khác lên SV là: lo lắng
về khả năng đóng học phí (58,9%); mâu thuẫn với gia đình trong vấn đề thấu
hiểu (27,7%) hay làm việc quá sức (27,1%). Đáng chú ý, 48% SV tham gia
khảo sát thừa nhận cảm thấy bản thân nhiều thiếu sót, tự ti và mơ hồ về mục
đích sống của bản thân trong thời gian dịch bệnh. Từ số liệu thu được, cuộc
khảo sát đã cho thấy rối loạn giấc ngủ, thiếu định hướng trong học tập và cuộc
sống chính là vấn đề phổ biến ở một bộ phận SV Đại học Quốc gia - Hồ Chí
Minh trong thời gian dịch bệnh bên cạnh những vấn đề về hành vi và sức
khỏe khác [7].
Phân tích tổng quan cho thấy trên thế giới cũng như Việt Nam, thực
trạng SKTT nói chung và tác động của COVID-19 đến SKTT nói riêng thực
sự là vấn đề đáng báo động, cần quan tâm nghiên cứu và giám sát thường
xuyên. Trên thế giới, nghiên cứu về SKTT và các yếu tố xã hội có liên quan
đến SKTT được tiến hành khá phổ biến ở các nước phát triển, tại Việt Nam,
các nghiên cứu về chủ đề này cịn khá thưa thớt và ít số liệu cập nhật. Tuy
nhiên, những số liệu và vấn đề trong các nghiên cứu đi trước đã có đóng góp
rất lớn về cơ sở lý luận và thực tiễn giúp tác giả nhận định được thực trạng
11
SKTT tại Việt Nam và phát triển khung nghiên cứu về tác động của đại dịch
COVID-19 đến SKTT của trẻ em, vị thành niên, thanh niên nói chung và
nhóm SV tại Việt Nam nói riêng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.
-
Mục đích nghiên cứu
Nhận diện thực trạng các vấn đề SKTT trong đại dịch COVID-19
của SV HVBCTT
-
Xác định các yếu tố tác động của đại dịch COVID-19 đến SKTT
của SV HVBCTT
3.2.
Nhiệm vụ nghiên cứu
-
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
-
Tổng quan những tài liệu liên quan đến đề tài
-
Phân tích thực trạng các vấn đề SKTT trong đại dịch COVID-19
của SV HVBCTT
-
Phân tích, tương quan các yếu tố tác động của đại dịch COVID-19
đến SKTT của SV HVBCTT
-
Đề xuất một số khuyến nghị để SV bảo vệ, nâng cao SKTT và giúp
nhà trường có tầm nhìn bao quát về thực trạng SKTT của SV, từ đó hồn
thiện những chính sách can thiệp, hỗ trợ, phòng ngừa rủi ro về SKTT của SV
HVBCTT
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1.
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu phân tích tác động của đại dịch COVID-19 đến SKTT của
SV HVBCTT
4.2.
Khách thể nghiên cứu
SV đang theo học hệ chính quy tập trung tại HVBCTT
4.3.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: HVBCTT
12
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu, phân tích thực trạng và tác
động của đại dịch COVID-19 đến SKTT của SV HVBCTT
Phạm vi thời gian: Từ tháng 01/2022 đến hết tháng 03/2022
5. Giả thuyết nghiên cứu, khung lý thuyết, biến số
5.1.
Giả thuyết nghiên cứu
(1) SV HVBCTT chịu nhiều áp lực từ học tập trực tuyến (thiếu tập
trung, ngủ q nhiều, khơng có hứng thú học tập, kết quả giảm sút...) nhất
(2) SV với những đặc điểm nhân khẩu học (địa bàn cư trú, giới tính,
năm học, khối học) khác nhau chịu tác động của đại dịch COVID-19 đến
SKTT khác nhau
(3) SV có gắn kết bền chặt với gia đình, nhà trường, các nhóm xã hội
khác chịu tác động của đại dịch COVID-19 đến SKTT ít hơn so với nhóm SV
có gắn kết rời rạc
5.2. Khung lý thuyết
Mơi trường kinh tế - văn hố - xã hội
Các chính sách của Đảng, Nhà nước và Học viện
Đặc điểm nhân khẩu học
Địa bàn cư trú
Giới tính
Năm học
Khối học
Gắn kết xã hội
Gắn kết SV với gia đình
Gắn kết SV với nhà trường
Gắn kết SV với các nhóm xã hội
khác: bạn bè, câu lạc bộ...
Sức khoẻ tinh
thần của sinh
viên Học viện
Báo chí và
Tuyên truyền
Tình hình dịch bệnh COVID-1913tại địa phương
Chiến lược truyền thơng, cơng tác phịng, chống dịch COVID-19
tại địa phương
5.3.
Biến số
Trong khuôn khổ nghiên cứu độc lập và trên cơ sở tổng quan nghiên
cứu, các biến số độc lập, phụ thuộc của nghiên cứu được xác định cụ thể như
sau:
5.3.1. Biến số độc lập
Đặc điểm nhân khẩu học của SV, cụ thể:
Địa bàn cư trú của SV (có/khơng ca mắc COVID-19; có/khơng thực
hiện giãn cách xã hội)
Giới tính (Nam/Nữ)
Năm học (Năm nhất/hai/ba/tư)
Khối học (Lý luận/Nghiệp vụ)
-
Gắn kết xã hội, cụ thể
Gắn kết SV với gia đình (Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình; Trong gia đình, SV có/khơng bày tỏ ý kiến, lắng nghe, tơn trọng; SV
được/khơng được đối xử công bằng, tham gia các hoạt động gia đình; Gia
đình có/khơng là chỗ dựa tinh thần và khơng/có chịu áp lực)
Gắn kết với nhà trường (SV có/khơng gắn kết và cảm giác thuộc về
nhà trường; Đánh giá và mức độ gắn kết của SV với thầy cô và các SV khác;
SV có/khơng được đối xử cơng bằng, tham gia vào các hoạt động tại trường)
Nhóm xã hội khác (Có/khơng tham gia hoạt động tình nguyện;
Có/khơng tham gia câu lạc bộ; Số lượng, mức độ tương tác với bạn bè thân
thiết; Mức độ sử dụng mạng xã hội)
5.3.2. Biến số phụ thuộc
Biến số phụ thuộc: SKTT của SV HVBCTT
5.3.3. Biến can thiệp
-
Mơi trường kinh tế - văn hố – xã hội
-
Các chính sách của Đảng, Nhà nước và Học viện
-
Tình hình dịch bệnh Covid – 19 tại địa phương SV sinh sống
14
-
Chiến lược truyền thơng và cơng tác phịng, chống dịch COVID-19
tại địa phương SV sinh sống
6.
Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
6.1.
Các khái niệm
6.1.1. COVID-19
Theo WHO, COVID-19 là bệnh truyền nhiễm do virus SARS-CoV-2
gây ra. Hầu hết những người bị nhiễm virus sẽ mắc các bệnh về đường hô hấp
từ nhẹ đến trung bình và tự khỏi mà khơng cần đến điều trị đặc biệt. Tuy
nhiên, một số bệnh nhân sẽ trở nặng và cần được chăm sóc y tế. Những người
lớn tuổi và những người có bệnh lý nền như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh
hơ hấp mãn tính hoặc ung thư có nhiều khả năng phát triển bệnh nghiêm trọng
hơn và dẫn đến tử vong. Virus có thể lây lan từ miệng hoặc mũi của người bị
bệnh dưới dạng các hạt chất lỏng nhỏ khi họ ho, hắt hơi, nói, hát hoặc thở
[15].
6.1.2. Sức khoẻ tâm thần
Những năm gần đây, vai trò quan trọng của SKTT hay sức khoẻ tâm
thần (Mental health) ngày càng được cơng nhận, điều đó được thể hiện thông
qua SKTT được đưa vào các Mục tiêu Phát triển Bền vững (Sustainable
Development Goals).
Theo định nghĩa của Trung tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa bệnh tật
(CDC) Hoa Kỳ, SKTT hay sức khoẻ tâm thần bao gồm cảm xúc, tâm lý và
quan hệ xã hội. SKTT ảnh hưởng đến cách con người suy nghĩ, cảm nhận và
hành động, giúp xác định cách xử lý căng thẳng và đưa ra những lựa chọn
đúng đắn, lạc quan. SKTT quan trọng trong mọi giai đoạn của cuộc đời, từ
thời thơ ấu, thanh thiếu niên cho đến khi trưởng thành [13].
15
Theo WHO định nghĩa, SKTT là trạng thái không rối loạn tâm thần,
khả năng suy nghĩ, học hỏi, hiểu được cảm xúc và phản ứng của người khác.
SKTT là trạng thái cân bằng, bên trong cơ thể và với môi trường. Các yếu tố
văn hoá, xã hội, thể chất, tinh thần, tâm lý và các yếu tố liên quan khác tham
gia tạo thành sự cân bằng này. SKTT và thể chất có mối liên hệ khơng thể
tách rời [16]
6.1.3. Sinh viên
Nhìn từ góc độ xã hội, SV có thể xem như là nhóm nhân khẩu xã hội
đặc thù, hình thành và phát triển trong giai đoạn chuyển tiếp vô cùng quan
trọng của q trình xã hội hóa thanh niên.
Ở giai đoạn này, SV có nhiều sự biến đổi về động cơ, những thang giá
trị xã hội và bắt đầu thể hiện cá tính cá nhân trong mọi lĩnh vực của cuộc
sống.
Theo tiến trình lịch sử, thời kỳ nào cũng vậy, SV luôn là lực lượng
năng động, sáng tạo, là nguồn nhân lực quan trọng của xã hội. Mỗi thế hệ SV
đều sở hữu trình độ văn hóa nhất định, đây là tiền đề, cơ sở nhằm thực hiện
đúng vị thế và vai trò xã hội mà họ đảm nhiệm. Theo nghĩa rộng, SV là những
người đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng.
Trong đề tài nghiên cứu, SV HVBCTT là những cá nhân đang theo học
hệ đại học chính quy tập trung tại các chuyên ngành thuộc khối lý luận và
khối nghiệp vụ từ K41 đến K38 trong Học viện. Đây là đội ngũ được đào tạo
và trang bị kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về đại cương, chuyên ngành
cũng như lý luận chính trị.
6.2.
Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu
Nghiên cứu vận dụng quan điểm tiếp cận lý thuyết cấu trúc – chức năng
làm cơ sở phát triển khung nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích sự kiểm sốt
xã hội của y tế đến những hành vi và SKTT con người.
16
Theo quan điểm của thuyết cấu trúc – chức năng, y tế được coi là một
thiết chế xã hội có chức năng kiểm soát xã hội, kiểm soát những hành vi lệch
chuẩn của một nhóm xã hội hay một cá nhân xã hội.
Theo các nhà chức năng, cả hệ thống y tế và bệnh nhân đều đóng
những vai trị góp phần tạo lập trật tự xã hội hội, ngăn cản ốm đau phá vỡ hệ
thống sản xuất, mối quan hệ xã hội và các hoạt động xã hội. Hệ thống y tế có
đóng góp quan trọng trong cải thiện sức khỏe cộng đồng kể, duy trì xã hội
khỏe mạnh. Để tạo lập được trật tự xã hội, cả bệnh nhân và hệ thống y tế phải
hồn thành tốt vai trị, những quyền hạn và nghĩa vụ nhất định.
Talcott Parsons là một trong những người tiên phong đưa các quan
điểm xã hội học về y tế, sức khỏe dưới góc độ tiếp cận cấu trúc - chức năng.
Theo lý thuyết của Talcott Parsons, “ốm đau” được coi là một dạng của lệch
chuẩn xã hội và chăm sóc y tế là cơ chế phù hợp để kiểm soát và lấy lại cân
bằng xã hội [4, tr.39-tr.42]
Trong đề tài nghiên cứu Tác động của đại dịch COVID-19 đến sức
khoẻ tâm thần của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tiếp cận cấu
trúc – chức năng có ý nghĩa định hướng vấn đề, tìm hiểu đại dịch COVID-19
có tác động và mối quan hệ như thế nào đối với SKTT của SV HVBCTT,
nghiên cứu tác động đặt trong các mối quan hệ xã hội, ràng buộc xã hội của
các cá nhân.
7.
7.1.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thơng tin
Để có đủ những căn cứ khoa học giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt
ra, nghiên cứu kết hợp sử dụng phương pháp thu thập thơng tin định tính và
định lượng, trong đó chủ đạo là phương pháp định lượng và định tính hỗ trợ,
bổ sung các giải thích và bằng chứng thực tiễn
17