Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.06 KB, 81 trang )

NGUYỄN TRUNG TÍN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRUNG TÍN
LUẬN VĂN CAO HỌC

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI
THIỆT HẠI DO CON CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NĂM 2014
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRUNG TÍN

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI
THIỆT HẠI DO CON CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự - Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Thúy Hương

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014




LỜI CAM ĐOAN
Người viết Luận văn này xin cam đoan rằng toàn bộ nội dung Luận văn là
kết quả của một quá trình tổng hợp và nghiên cứu nghiêm túc của riêng bản thân
người viết. Tất cả các ý kiến của các tác giả khác được đưa vào Luận văn đều được
người viết giữ nguyên ý tưởng và trích dẫn cẩn thận.


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU………………………………………………………………………

1

CHƯ NG 1. L LUẬN CHUNG V TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI THIỆT HẠI DO CON CHƯA THÀNH NIÊN
GÂY RA …………………………………………………………………...

6

1.1. h i u t v t h nhi
d
n hư thành niên gây

6

ồi thư ng ủ h
ối v i thi t h i

……………………………………………

111

…………………………

6

112
………………………………………………………

9

…………………………………………………………

14

113 C
114
niên …………………………………………………………………………

24

115
……………………………………
1.2. Quy ịnh h
uật v t h nhi
thi t h i d
n hư thành niên gây


26

ồi thư ng ủ h
ối v i
…………………………………

31

………………………………………………………

31

121 X
1.2.2. N
……………………………………

36

CHƯ NG 2. TH C TIỄN GI I QUY T TRANH CH P TẠI T A
ÁN VÀ MỘT SỐ I N NGH V TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI THIỆT HẠI DO CON CHƯA THÀNH NIÊN
GÂY RA …………………………………………………………………….

41

2.1. Thự ti n gi i uy t t nh h
thư ng ủ h
ối v i thi t h i d

t i T

n v t h nhi
ồi
n hư thành niên gây …….

41

……………………………………………..

41

ên ……………………………………………………….

44

211 T
212 T


213 T
……………………………………………

48

…………………………………………..

56

………….

59


2.2. M t số i n nghị v t h nhi
ồi thư ng ủ h
ối v i thi t
h id
n hư thành niên gây …………………………………………

61

214 T
215 T

221
gây ra ………………………………………………………………………...

61

222
………………………………………………………………..
T LUẬN …………………………………………………………………...
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM

H O

69
71


1


MỞ ĐẦU
1. Lý d

họn

tài

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế
định quan trọng trong pháp luật dân sự, sự tồn tại của chế định này là hết sức cần
thiết góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức và mọi
chủ thể nói chung, khi những quyền này bị xâm phạm một cách trái pháp luật.
Về nguyên tắc chung, ai gây thiệt hại thì họ phải chịu trách nhiệm đối với
những hậu quả do hành vi của mình gây ra. Tuy nhiên, có những trường hợp, người
gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại hoặc trách nhiệm bồi thường được
giới hạn, thay vào đó, trách nhiệm bồi thường này được chuyển giao cho người
khác. Liên quan đến vấn đề này, nhà làm luật có quy định về trách nhiệm bồi
thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra.
Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS năm 2005) phần nào đáp ứng được yêu cầu
giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thực tiễn. Tuy nhiên, qua thực tiễn giải
quyết tranh chấp về trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với những thiệt hại do
con chưa thành niên gây ra cho thấy, một số vấn đề chưa quy định rõ ràng trong
văn bản luật. Điều này dẫn đến sự không thống nhất trong nhận thức của các đọc
giả, nhà nghiên cứu; cũng như sự lúng túng cho các cơ quan, người có thẩm quyền
trong việc thực thi pháp luật như: thời điểm xác định tuổi của người chưa thành
niên gây thiệt hại; xác định tài sản của người chưa thành niên, cha mẹ người chưa
thành niên là khi nào? khi phát sinh trách nhiệm bồi thường của cha mẹ, thì cha, mẹ
có phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại do con
chưa thành niên gây ra không? trường hợp con chưa thành niên cùng với người
khác gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường của cha mẹ người chưa thành niên với
người gây thiệt hại khác giải quyết ra sao? Do đó, việc nghiên cứu đầy đủ, cụ thể

các quy định của pháp luật về vấn đề này trên cơ sở khảo sát thực trạng áp dụng
pháp luật, từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện pháp
luật, tạo sự nhận thức đúng đắn và áp dụng pháp luật thống nhất trong thực tiễn là
một u cầu có tính cấp thiết.
Đồng thời, trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị
về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nêu rõ là phải “Hoàn thiện pháp
luật dân sự
í
ú ẩ
;
bồi thường
”. Tại Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI năm
2011, Đảng ta tiếp tục khẳng định “Đẩ


2

2020
ơ
ì

c

ý ơ ọ
dân sự

H

í


1

p” .

Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài:“Trách nhiệm bồi thường của cha
mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra” làm đề tài luận văn Thạc sĩ
Luật học.
2. Tình hình nghiên ứu

tài

Đề tài mà tác giả chọn làm luận văn Thạc sĩ Luật học không phải là một vấn
đề quá mới mẻ; một số cơng trình đã được nghiên cứu có nội dung liên quan có thể
nêu như:
Luận văn Thạc sĩ Luật học năm 2003 với đề tài “T
ý
” của tác giả Nguyễn
Thị Hồng Mai. Trong luận văn của mình, tác giả đã khái luận về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xu
hướng phát triển của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các điều
kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thực trạng và thực
tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng.
Khóa luận Cử nhân Luật học năm 2006 với đề tài “T
” của tác giả Đặng Ngọc
Cả, tác giả đã trình bày lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng do con chưa thành niên gây ra; thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra.
Ngồi ra, có một số bài viết liên quan đến đề tài đã được đăng trên các tạp
chí như: “T
15

18
” của tác giả Nguyễn Minh Tuấn được đăng trên
tạp chí Luật học số 5/1998; “B

ý
V
” của tác giả
Phạm Kim Anh được đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý số 01/2008; “T
(
ì
)” của tác giả Đỗ Văn Đại được đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý số
5/2008; bài viết của tác giả Nguyễn Trung Tín với đề tài “T

1

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), V
Sự thật, Hà Nội, tr.250.

Đ

XI, Nxb. Chính trị quốc gia-


3

” được đăng trên tạp chí Tịa án nhân dân số 4/2014. Nội dung của các bài viết
nêu trên có giá trị khoa học khá cao; tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của các bài viết
này chỉ tập trung đề cập dưới một góc độ lý luận hoặc thực tiễn.
Trong đề tài “T
”, ngồi những vấn đề mang tính lý luận chung về trách

nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tác giả tập trung nghiên cứu trách
nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra dưới
góc độ văn bản pháp luật; phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp tại Tịa án
thông qua các bản án, quyết định; trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị
nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
Như vậy, so với những cơng trình nghiên cứu ở cấp độ thạc sĩ, cử nhân nêu
trên, đề tài mà tác giả nghiên cứu có đối tượng, phạm vi hẹp hơn. Tác giả khơng
nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung; khơng
nghiên cứu tất cả các trường hợp có thể làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của
trường học, bệnh viện, tổ chức và trách nhiệm bồi thường của người giám hộ đối
với thiệt hại do người chưa thành niên gây ra. Tác giả tập trung nghiên cứu làm rõ
các vấn đề liên quan đến trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do
con chưa thành niên gây.
So với một số bài viết có liên quan đã nêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài
mang tính tồn diện, có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn; trên cơ sở đó, tác giả đề
ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này. Do đó,
đề tài luận văn này có ý nghĩa trong việc góp phần bổ sung, hồn thiện những nội
dung mà một số cơng trình nghiên cứu, bài viết trước đây tuy có đề cập nhưng chưa
được nghiên cứu sâu hoặc chỉ dưới khía cạnh nào đó.
3. Mụ

í h nghiên ứu ủ

tài

Tác giả nghiên cứu đề tài này với mục đích nhằm làm rõ các quy định của
pháp luật về trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành
niên gây ra; thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tịa án; từ đó có sự so sánh, đối
chiếu, tìm ra nguyên nhân của việc áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các
Tòa án và đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện pháp luật.

Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
, phân tích làm rõ các vấn đề lý luận, quy định của pháp luật về trách
nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra;


4

Hai là, khảo sát thực tiễn giải quyết các tranh chấp về trách nhiệm bồi
thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra tại Tòa án;
Ba là, đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện pháp luật.
4. Đối tượng, gi i h n h

vi nghiên ứu ủ

tài


: Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của
pháp luật về trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành
niên gây ra; thực trạng giải quyết các tranh chấp về vấn đề này tại Tòa án.
-P
: Liên quan đến trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối
với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra có nhiều vấn đề cần nghiên cứu. Tuy
nhiên, trong luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt
Nam về thời điểm xác định trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do
con chưa thành niên gây ra, các phương thức bồi thường và khảo sát thực tiễn giải
quyết tranh chấp chủ yếu tại các Tòa án trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
5. Phương h


ti n hành nghiên ứu

Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp biện chứng duy vật – lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin làm nền tảng tư tưởng chủ đạo; kết hợp sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như: thu thập thông tin, phân tích, chứng minh, so
sánh, tổng hợp; đồng thời tham khảo ý kiến một số chuyên gia về pháp luật và
những người cơng tác trong ngành Tịa án.
6.

nghĩ

h

họ và gi t ị ứng dụng ủ

tài

Cơng trình nghiên cứu được trình bày một cách tồn diện, có hệ thống cả về
lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con
chưa thành niên gây ra. Vì vậy, tác giả hy vọng luận văn có giá trị tham khảo nhất
định cho những người nghiên cứu, học tập cũng như những người có quan tâm về
vấn đề này.
Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả luôn bám sát vào
thực tiễn giải quyết tại Tịa án thơng qua các bản án, quyết định, phân tích những
vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật đối với những vụ việc cụ thể, trên cơ sở đó
đề ra những kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật. Chính vì vậy, đề tài này cịn
có giá trị ứng dụng trong thực tiễn cao, nhất là đối với các cá nhân, cơ quan có
thẩm quyền trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến trách nhiệm bồi
thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra.



5

7. Bố ụ



uận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận
văn gồm 2 chương:
Chương 1. Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với
thiệt hại do con chưa thành niên gây ra
Chương 2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án và một số kiến nghị về
trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra


6

CHƯ NG 1
L LUẬN CHUNG V TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA CHA
MẸ ĐỐI VỚI THIỆT HẠI DO CON CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA
d

1.1. h i u t v t h nhi
n hư thành niên gây

ồi thư ng ủ

h


ối v i thi t h i

111
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những nội
dung được quy định khá sớm trong pháp luật dân sự ở các nước trên thế giới cũng
như ở Việt Nam. Bồi thường thiệt hại được hiểu một cách chung nhất là sự bù đắp,
đền bù những tổn thất, hậu quả xấu do hành vi gây thiệt hại về vật chất hoặc tổn
thất về tinh thần của một chủ thể cho một chủ thể khác.
Trên thế giới, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng lần đầu tiên
được quy định trong luật La Mã, dù rằng những quy định này còn khá sơ khai.
Theo đó, luật La Mã khơng định nghĩa về bồi thường ngồi hợp đồng, thay vào đó
liệt kê bốn loại hành vi được coi như delicta2, đó là: trộm cắp, cướp giật, hành vi
phi pháp (iniuria) và phá hoại tài sản công3. Năm 1804, Bộ luật dân sự Napoléon
của Cộng hòa Pháp được ban hành, đây là nền tảng pháp lý giải quyết các vấn đề
bồi thường thiệt hại thuần túy mang tính chất tư; trách nhiệm dân sự tách ra khỏi
trách nhiệm hình sự, đánh dấu sự hồn thiện của chế định bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng.
Ở Việt Nam, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã xuất hiện
vào thời phong kiến. Tuy nhiên, chế định này được quy định sơ sài và tản mạn,
không phân biệt rõ trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự. Ví dụ, trong trường
hợp đánh người gây thương tích thì người phạm tội ngồi hình phạt bị đánh roi cịn
phải bồi thường cho nạn nhân theo mức như “…
ì
ơ
3
ì
1
ã
ì

10
é
ơ
ì 15
Đọ
ì
ì 30
ã
ì
ì 50
ã
ì 50


4
ơ
ì
100
…” .
2

Delicta được hiểu là vi phạm tư pháp, với loại vi phạm này chỉ có người bị thiệt hại có quyền địi phạt tiền
người gây hại (poena privata). Sự trừng phạt (sanctio) trong trường hợp này chỉ làm nảy sinh mối quan hệ
giữa người gây hại và người bị thiệt hại (quan hệ quyền tương đối actio in personam). Xem Trường Đại học
Luật – Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (1999), L
L
ã (D
ì
L
ã

Đ
ọ T
W z w – Ba Lan), Tp. Hồ Chí Minh, tr.184-185.
3
Trường Đại học Luật – Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tlđd 2, tr.185.
4
Điều 466 Bộ luật Hồng Đức.


7

Theo từ điển tiếng Việt thì thuật ngữ “trách nhiệm” được hiểu là điều phải
làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình5. Trong giới nghiên cứu khoa học
pháp lý hiện vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng, trách
nhiệm pháp lý được hiểu theo hai nghĩa – tích cực và tiêu cực6. Theo nghĩa tích
cực, trách nhiệm pháp lý được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ, thái độ tích cực và vai
trị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện pháp luật. Theo nghĩa tiêu
cực, trách nhiệm pháp lý là sự gánh chịu những hậu quả bất lợi về vật chất hoặc
tinh thần của chủ thể vi phạm pháp luật, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc
cá nhân có thẩm quyền đã áp dụng biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt đối
với chủ thể đó, mà biện pháp cưỡng chế ấy được quy định trong phần chế tài của
quy phạm pháp luật7.
Theo từ điển giải thích luật học thì trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp
lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù
đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị thiệt hại. Căn cứ vào nghĩa vụ được
tạo lập mà các bên vi phạm trách nhiệm dân sự được phân chia thành trách nhiệm
ngoài hợp đồng và trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ từ những cam kết, thỏa thuận.
Nếu nghĩa vụ được tạo lập do các bên cam kết, thỏa thuận mà người có nghĩa vụ vi
phạm thì nghĩa vụ đó được coi là nghĩa vụ theo hợp đồng. Nếu nghĩa vụ được quy
định bởi các quy định của pháp luật nói chung mà người có nghĩa vụ vi phạm thì

trách nhiệm đó được coi là trách nhiệm ngồi hợp đồng8.
Trong dân sự, thuật ngữ trách nhiệm được hiểu dưới nhiều góc độ khác
nhau. Cách hiểu thứ nhất, “trách nhiệm” được hiểu là nghĩa vụ của người gây thiệt
hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại9. Khi một người có hành vi trái pháp luật,
cho dù lỗi cố ý hay lỗi vơ ý, thậm chí trong một số trường hợp họ khơng có lỗi
nhưng xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản,
5

Bộ giáo dục và đào tạo – Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam (1998), Đ
V , Nxb.
Văn hóa thơng tin, Hà Nội, tr.1678.
6
Xem Nguyễn Văn Động (2008), G
ì Lý
(


), Nxb. Giáo dục, tr.301.
7
Có tác giả cho rằng, khi phân tích khoa học những vấn đề về trách nhiệm pháp lý chúng ta cần phải hiểu nó
theo hai nghĩa tích cực và tiêu cực và theo đó, tác giả đã đưa ra khái niệm về trách nhiệm pháp lý như sau:
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật và được thể hiện trong việc cơ quan Nhà
nước (người có chức vụ) có thẩm quyền áp dụng đối với người đã có lỗi trong việc VPPL một hoặc nhiều
biện pháp cưỡng chế (chế tài xử lý) của Nhà nước do ngành luật tương ứng quy định. Xem Lê Cảm (2007),
“Bàn về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý”, T
í Tị
, (18), tr.6.
8
Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), T
í

ọ , Nxb. Cơng an nhân dân, Hà
Nội, tr.128.
9
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2012), T
P
, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr.29.


8

quyền lợi ích hợp pháp khác của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của
pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong trường
hợp này, sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật là căn cứ phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Như vậy trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngồi hợp đồng chính là nghĩa vụ phát sinh do hành vi trái pháp luật được đề
cập tại khoản 5 Điều 281 BLDS năm 2005.
Cách hiểu thứ hai, đây là cách hiểu theo nghĩa rộng hơn so với cách hiểu thứ
nhất, “trách nhiệm” được hiểu là hệ quả của việc vi phạm nghĩa vụ theo Điều 302
BLDS năm 2005. Cụ thể, bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
Trách nhiệm ngồi hợp đồng được hiểu là trách nhiệm dân sự phát sinh giữa
các chủ thể mà trước đó khơng có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng
nhưng hành vi của người gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ thi hành theo hợp
đồng đã giao kết. Cũng cần lưu ý rằng, sự tồn tại của quan hệ hợp đồng được đề
cập ở đây phải là hợp đồng hợp pháp. Do đó, nếu giữa hai bên có tồn tại quan hệ
hợp đồng, nhưng hợp đồng này không hợp pháp theo quy định của pháp luật thì
nếu phát sinh trách nhiệm được xem là trách nhiệm ngoài hợp đồng.
Như vậy, tùy thuộc vào những tiêu chí và cách tiếp cận khác nhau mà có
những quan điểm khác nhau về khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi
hợp đồng.

Mặc dù BLDS năm 2005 khơng có điều khoản nào nêu khái niệm về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, nhưng qua những phân tích nêu trên,
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu như sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm
dân sự phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó khơng có quan hệ hợp đồng hoặc
tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây thiệt hại không thuộc về
nghĩa vụ thi hành theo hợp đồng đã giao kết. Theo đó, người có hành vi trái
pháp luật, có lỗi xâm phạm đến các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể
được pháp luật bảo vệ mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác.
Tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín của các chủ thể
nói chung là những quyền tài sản và quyền nhân thân được ghi nhận trong Hiến
pháp. Tuy nhiên, để các quyền này được đảm bảo thực thi trên thực tế địi hỏi phải
có các quy phạm pháp luật cụ thể điều chỉnh. Chính vì lẽ đó, chế định bồi thường
thiệt hại ngồi hợp đồng có ý nghĩa to lớn trong việc cụ thể hóa các quy định, đảm


9

bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi các quyền, lợi ích này bị xâm
phạm. Theo đó, người gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ
những thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, nhằm khơi phục lại tình
trạng ban đầu hoặc bù đắp những tổn thất cho người bị thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, ngồi mục đích bù đắp
thiệt hại hoặc khơi phục lại tình trạng ban đầu những quyền và lợi ích hợp pháp bị
xâm phạm, cịn có ý nghĩa trong việc giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp
luật, tơn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tài sản của Nhà
nước; phòng ngừa các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Bởi trong chế định bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhà làm luật đã quy định những trường hợp, tình
huống pháp lý cụ thể mà nếu chủ thể nào rơi vào những trường hợp đó thì phải chịu

trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Chính vì vậy, địi hỏi các chủ thể
phải có những hành vi xử sự, những lựa chọn phù hợp với quy định của pháp luật,
nếu không muốn phải chịu trách nhiệm bồi thường.
112
1121
a. Khái niệm người chưa thành niên
Theo từ điển tiếng Việt thì thuật ngữ “thành niên” được hiểu là đến tuổi
trưởng thành, được pháp luật công nhận là công dân với đầy đủ quyền và nghĩa
vụ10. Thuật ngữ “vị thành niên” được hiểu là chưa đủ tuổi để được pháp luật công
nhận là công dân11.
Trong các văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay có đề cập đến thuật ngữ
“người chưa thành niên”, nhưng thuật ngữ này chỉ được đề cập, tiếp cận và sử dụng
để điều chỉnh trong một số lĩnh vực cụ thể, chủ yếu chỉ đề cập ở phương diện về độ
tuổi mà chưa đưa ra một khái niệm thống nhất, chưa phản ánh được đặc điểm của
người chưa thành niên. Cụ thể, Điều 161 Bộ luật lao động năm 2012 quy định
“Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi”; Điều 18 BLDS
năm 2005 quy định “Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”. Trong Bộ
luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về tuổi chịu trách
nhiệm hình sự (Điều 12) và theo Điều 68 “Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến
dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của
10

Bộ giáo dục và đào tạo, Trung tâm ngơn ngữ và văn hóa Việt Nam (1998), Đ
Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr.1530.
11
Bộ giáo dục và đào tạo, Trung tâm ngơn ngữ và văn hóa Việt Nam, tlđd 10, tr.1814.

V

, Nxb.



10

chương này…”. Như vậy, độ tuổi của người chưa thành niên quy định trong BLDS
khá tương đồng với độ tuổi người chưa thành niên được quy định trong Bộ luật
hình sự và Bộ luật lao động.
Việc pháp luật quy định như trên là dễ hiểu; bởi lẽ, nội dung trong văn bản
pháp luật cần được quy định cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn. Mặt khác, dù văn bản pháp
luật không nêu rõ đặc điểm của người chưa thành niên, nhưng để đưa ra một giới
hạn về độ tuổi làm căn cứ phân định người chưa thành niên và người thành niên,
nhà làm luật phải nghiên cứu, xem xét dựa trên hai yếu tố cơ bản sau:
M
dựa trên sự phát triển về mặt thể chất và khả năng nhận thức, điều
khiển hành vi của con người. Theo đó, người chưa thành niên là người chưa có sự
phát triển hồn thiện về mặt thể chất, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi còn
hạn chế, chưa đầy đủ và khả năng này tăng dần theo độ tuổi. Yếu tố này ở các quốc
gia, các dân tộc khác nhau, điều kiện môi trường sống khác nhau thì sự phát triển
về thể chất và khả năng nhận thức của con người là không giống nhau. Nhưng quan
niệm chung đều cho rằng người chưa thành niên là người chưa trưởng thành về thể
chất và trí tuệ12. Hai là, dựa vào chính sách pháp luật, điều kiện cụ thể về chính trị,
kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước13.
Trong đời sống hàng ngày, “trẻ em” là một thuật ngữ khá gần gũi với mọi
người và thuật ngữ này rất dễ nhầm lẫn với thuật ngữ “người chưa thành niên”, vì
chúng đều nói về sự phát triển chưa hoàn thiện cả về thể chất và tâm sinh lý của
con người.
Dưới góc độ pháp lý, các văn bản pháp luật của Việt Nam và các văn kiện
quốc tế có quy định khác nhau về thuật ngữ này. Cụ thể, tại Điều 1 Công ước quốc
tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thơng qua ngày 20/11/1989
có ghi “Trong phạm vi cơng ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới mười tám tuổi,

trừ trường hợp pháp luật áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm
hơn”. Trong khi đó, tại Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
quy định “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu
tuổi”. Như vậy, nội hàm của “trẻ em” và “người chưa thành niên” theo pháp luật
Việt Nam là khác nhau; nội hàm người chưa thành niên rộng hơn trẻ em.
12

Hà Huy Nhật (2010), “Vấn đề sử dụng thống nhất các thuật ngữ liên quan đến trẻ em trong pháp luật hình
sự”, T
í Tị
, (18), tr.31.
13
Tham khảo pháp luật một số nước thấy rằng; pháp luật của Pháp quy định về độ tuổi vị thành niên tương
đồng với Việt Nam, cụ thể tại Điều 388 Bộ luật dân sự Pháp quy định: vị thành niên là nam hoặc nữ chưa đủ
18 tuổi trịn. Trong khi đó, pháp luật của Thái Lan quy định độ tuổi vị thành niên cao hơn cụ thể, Điều 19 Bộ
luật dân sự và thương mại Thái Lan quy định: khi đã đủ 20 tuổi, một người khơng cịn là vị thành niên nữa
mà trở thành người thành niên, tự lập.


11

Với những phân tích nêu trên, có thể rút ra khái niệm về người chưa thành
niên như sau:
Người chưa thành niên được hiểu là người chưa phát triển hoàn thiện về
thể chất và tinh thần, được xác định bằng một độ tuổi nhất định và chưa có đầy
đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
b. Khái niệm trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con
chưa thành niên gây ra
Ở các phần trên, tác giả đã đề cập đến khái niệm trách nhiệm bồi thường và
khái niệm người chưa thành niên. Để có thể đưa ra được một khái niệm về trách

nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra, cần
phải tiếp tục làm rõ thuật ngữ “cha mẹ”. Khi nói đến cha mẹ, chúng ta thường đặt
chúng trong mối quan hệ với con, đây là mối quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh chủ
yếu của Luật hơn nhân và gia đình. Theo khoản 12 Điều 8 của Luật hơn nhân và gia
đình năm 2000, có thể hiểu cha mẹ và con là những người có cùng dịng máu trực
hệ, hay nói cách khác giữa họ có quan hệ huyết thống; đây được xem như là một
trong những thành tố tạo nên gia đình. Theo khoản 10 Điều 8 Luật hơn nhân và gia
đình, gia đình được hiểu là tập hợp những người gắn bó với nhau do hơn nhân,
quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và
quyền giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
khi con chưa thành niên gây ra thiệt hại thì có thể làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường của cha mẹ ruột và cha mẹ nuôi. Cha mẹ nuôi được hiểu là cha mẹ nuôi hợp
pháp, được xác lập theo quy định của pháp luật14.
Với những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm bồi thường
của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra như sau:
Trách nhiệm bồi thường của cha, mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành
niên gây ra được hiểu là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng. Theo đó, cha, mẹ của người chưa thành niên phải chịu
trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con
mình gây ra cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.
14

Có tác giả cũng theo quan điểm này khi cho rằng: trong ngôn ngữ thông thường chúng ta hay được nghe
đến “cha ni”, “mẹ ni” nhưng có trường hợp giữa con và “cha mẹ nuôi” này chỉ là quan hệ mang tính
chất tình cảm. Thiết nghĩ, đối với những trường hợp tương tự, cha mẹ ni về tình cảm này không chịu sự
chi phối của chế định mà chúng ta đang nghiên cứu. Xem Đỗ Văn Đại (2008), “Trách nhiệm bồi thường của
cha mẹ khi con chưa thành niên gây thiệt hại”, T
í


ý, (5), tr.63.


12

1 1 2 2 Đặ
Trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên
gây ra cũng là một dạng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, do đó
cũng mang những đặc điểm chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, đó là:
- Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên cơ sở quy
định của pháp luật. Nhà nước là chủ thể duy nhất quy định điều kiện làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường.
- Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được pháp luật quy định. Nội dung
trách nhiệm bồi thường thể hiện ý chí của Nhà nước và mang tính áp đặt buộc các
chủ thể khi ở trong hồn cảnh, tình huống đã được dự liệu phải chấp hành.
- Thiệt hại được bồi thường bao gồm thiệt hại về vật chất và tổn thất về tinh
thần.
- Khi bên có trách nhiệm bồi thường đã thực hiện xong trách nhiệm bồi
thường thì quan hệ giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại chấm dứt15.
Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con
chưa thành niên gây ra có hai đặc điểm riêng, cụ thể là:
T
, trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung,
người nào gây thiệt hại thì người đó phải bồi thường đối với thiệt hại mà mình đã
gây ra. Tuy nhiên, trong trường hợp người chưa thành niên gây thiệt hại, thì tùy
trường hợp cụ thể mà ngoài người gây ra thiệt hại phải bồi thường, thì cịn xuất
hiện chủ thể khác có trách nhiệm bồi thường đó là cha mẹ người chưa thành niên,
mặc dù cha mẹ người chưa thành niên không phải là người trực tiếp gây ra thiệt
hại.

T
, về nguyên tắc, một người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi
họ có lỗi; lỗi là một trong những yếu tố để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, trong trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với
thiệt hại do người chưa thành niên gây ra, yếu tố lỗi được xem xét không chỉ đối
với chính người gây ra thiệt hại mà cịn được xem xét đối với người không trực tiếp
gây ra thiệt hại đó là cha mẹ người chưa thành niên. Việc xem xét yếu tố lỗi của
người chưa thành niên tương đối mờ nhạt; thậm chí có trường hợp yếu tố lỗi không
đặt ra như người chưa thành niên ở độ tuổi q nhỏ, khơng có khả năng nhận thức
15

Xem Bộ Tư pháp – Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1997), Bì
B
, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.231.



ơ


13

và điều khiển hành vi của mình. Cịn đối với cha mẹ người chưa thành niên, yếu tố
lỗi không xem xét ở khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, mà được xem xét ở
góc độ cha mẹ khơng thực hiện tốt việc chăm sóc, giáo dục, quản lý con chưa thành
niên dẫn đến con chưa thành niên gây thiệt hại.
1123

í


Như trên đã đề cập, về nguyên tắc chung thì người nào gây thiệt hại thì
người đó phải bồi thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, pháp luật
quy trách nhiệm bồi thường cho người không trực tiếp gây ra thiệt hại, trong đó có
trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra.
Vấn đề đặt ra là vì sao pháp luật quy định như vậy? Để giải đáp câu hỏi này, cần
xem xét ở cả hai góc độ người gây ra thiệt hại và người bị thiệt hại.
Xét ở góc độ người gây thiệt hại, người gây thiệt hại là người chưa thành
niên, trí lực phát triển chưa hoàn thiện nên việc họ tham gia vào các quan hệ lao
động là khá hạn chế, nhiều người sống phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ. Riêng đối
với người từ đủ 15 tuổi có thể trở thành một bên trong quan hệ lao động, do đó họ
có thể có tài sản riêng để thực hiện trách nhiệm từ hành vi của mình. Nhưng thực
tế, hầu hết những người ở độ tuổi này khơng có tài sản riêng hoặc có nhưng khơng
đáng kể. Nói cách khác, người chưa thành niên khơng hồn tồn độc lập về tài sản.
Chính vì vậy, họ khó có thể thực hiện trách nhiệm bồi thường tồn bộ và kịp thời
cho người bị thiệt hại. Do đó, cần có cơ chế quy trách nhiệm cho một chủ thể khác
không phải trực tiếp gây ra thiệt hại mà ở đây là cha mẹ của người chưa thành niên
gây thiệt hại, nhằm tăng khả năng bồi thường đối với những thiệt hại mà con họ đã
gây ra cho người bị thiệt hại. Bởi xét ở một khía cạnh nào đó, cha mẹ đã khơng
thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc giáo dục, quản lý con cái mà Luật
hơn nhân và gia đình đã quy định.
Xét ở góc độ người bị thiệt hại, một người bình thường khơng ai muốn thiệt
hại xảy ra đối với bản thân mình; bởi thiệt hại xảy ra có thể dẫn đến những hậu quả
to lớn, thậm chí có trường hợp khơng thể khắc phục được như tình trạng ban đầu.
Chính vì lẽ đó, khi thiệt hại xảy ra họ phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời đối
với những thiệt hại mà họ phải gánh chịu là điều hiển nhiên; muốn vậy, địi hỏi
người gây ra thiệt hại phải có khả năng thực hiện bồi thường trên thực tế. Việc
pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường của cha mẹ do con chưa thành niên gây
ra, thực chất là tạo cơ sở pháp lý nhằm tạo điều kiện cho người bị thiệt hại được
khôi phục, khắc phục phần nào đối với những thiệt hại mà họ phải gánh chịu. Qua
đó quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi chủ thể được pháp luật bảo vệ và đảm bảo thực



14

hiện trên thực tế. Theo tác giả đây là mục đích chính khi nhà làm luật quy định vấn
đề này.
Ngồi ra, quy định này cịn góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người
chưa thành niên và cha mẹ người chưa thành niên trong việc quản lý, giáo dục con
cái của mình. Bởi thơng qua quy định này, nó đưa đến thông điệp đối với bậc cha
mẹ phải nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong việc giáo dục, quản lý con cái,
nếu khơng thì bản thân họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ việc con mình
gây ra thiệt hại cho người khác.
113 C
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường là những yếu tố, những cơ sở để
xác định trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường, mức bồi thường. Về
nguyên tắc chung, trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa
thành niên gây ra phát sinh khi có đủ bốn yếu tố đó là: có thiệt hại xảy ra, hành vi
gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và
hành vi trái pháp luật và có lỗi. Các yếu tố phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng, thống nhất và toàn diện.
1131 C
Bản chất của bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng là nhằm bù đắp thiệt hại
hoặc khơi phục lại tình trạng ban đầu những quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm
phạm. Chính vì vậy, yếu tố có thiệt hại xảy ra là tiền đề làm phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung và căn cứ để phát sinh trách nhiệm
bồi thường của cha mẹ người chưa thành niên nói riêng. Nguyên tắc bồi thường
tồn bộ thiệt hại chỉ có thể được thực hiện đúng và đầy đủ khi xác định chính xác
toàn bộ thiệt hại là bao nhiêu và trên cơ sở đó ấn định mức bồi thường, nên việc
xác định thế nào là thiệt hại là rất cần thiết.
Điều 604 BLDS năm 2005 quy định “người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vơ ý

….mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”; còn theo Nghị quyết số 03/2006/NQHĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc
hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường
thiệt hại ngồi hợp đồng (Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP) thì “trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi…có thiệt hại xảy ra”. Như vậy,
BLDS và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP đều đề cập đến thuật ngữ “thiệt hại”
nhưng không định nghĩa thiệt hại là gì. Chính vì vậy, dưới góc độ nghiên cứu khoa
học, cịn tồn tại nhiều quan điểm về hiểu thế nào về thiệt hại. Có quan điểm cho


15

rằng, “thiệt hại là sự giảm sút về lợi ích vật chất của người bị thiệt hại mà họ đã có
hoặc sự mất mát lợi ích vật chất mà chắc chắn họ sẽ có”16, hay “thiệt hại là sự biến
thiên theo chiều xấu đi của tài sản, của các giá trị nhân thân được pháp luật bảo
vệ”17. Thuật ngữ “thiệt hại” được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hằng ngày
cũng như trong khoa học pháp lý, tuy vậy để định nghĩa một cách chính xác, đầy
đủ, tồn diện là điều khơng phải là dễ. Chính vì vậy, có tác giả cho rằng, “Thực ra
khó có thể đưa ra được một định nghĩa thuyết phục về “thiệt hại”, do đó việc BLDS
khơng đưa ra định nghĩa về thiệt hại cũng là điều dễ hiểu”18.
BLDS năm 2005 có quy định các thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, thiệt hại
do sức khỏe bị xâm phạm, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, thiệt hại do danh
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm và tại Phần II của Nghị quyết số 03/2006/NQHĐTP có hướng dẫn tương đối chi tiết về các khoản thiệt hại, cách xác định thiệt
hại do sức khỏe bị xâm phạm, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm và thiệt hại do
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; nhưng việc xác định thiệt hại trong một
số trường hợp là không hề đơn giản. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của
mình, tác giả khơng phân tích cách thức xác định thiệt hại từng trường hợp cụ thể
mà chỉ xác định các loại thiệt hại theo quy định của pháp luật. Cụ thể, cha mẹ
người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại do
con chưa thành niên gây ra bao gồm:
- Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền sở hữu đối với tài sản theo quy định của
pháp luật; được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Khi ai đó xâm phạm một cách trái
pháp luật gây thiệt hại về tài sản cho người khác thì phải có trách nhiệm bồi
thường. Điều 608 BLDS năm 2005 quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm hại được
bồi thường bao gồm “Tài sản bị mất, tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng, lợi ích gắn
liền với việc sử dụng khai thác tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và
khắc phục thiệt hại”. Như vậy, khi con chưa thành niên gây thiệt hại phát sinh trách
nhiệm bồi thường của cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường thiệt hại về tài sản bao
gồm thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp. Ví dụ, cháu Nguyễn Văn A. 14 tuổi,
dùng đá ném vào xe ô tô của anh Nguyễn Văn B.; hậu quả xe ô tơ bị hư, anh B.
phải sửa chữa chi phí 10.000.000 đồng; đồng thời, phải nghỉ chở khách một thời
16

Hoàng Thế Liên (Chủ biên) (2010), Bìn
ọ B
quốc gia, tr.697.
17
Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), L
gia, tr.471.
18
Đỗ Văn Đại (2010), L
V
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.92.

2005 (
V


II), Nxb. Chính trị
, Nxb. Đại học quốc

ì

,


16

gian. Trong trường hợp này, cha mẹ của cháu A. phải có trách nhiệm bồi thường
cho anh B. chi phí sửa chữa 10.000.000 đồng và số tiền tương ứng với mức thu
nhập bị mất từ việc anh B. không thể chở khách trong thời gian phải sửa chữa xe.
Cần lưu ý rằng, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm phải là những thiệt hại thực tế, có
thể tính tốn được thành một số tiền nhất định.
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Sức khỏe của con người là vốn quý, thiệt hại về sức khỏe không thể quy đổi
thành tiền bằng một con số cụ thể. Vì vậy, bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm
phạm thực chất có ý nghĩa là đền bù một phần thiệt hại về vật chất, tạo điều kiện
cho nạn nhân khắc phục khó khăn mà họ phải gánh chịu. Điều 609 BLDS năm
2005 quy định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi sức khỏe
và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất
hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Trường hợp người bị xâm phạm sức khỏe
cần có người chăm sóc, thì chi phí trực tiếp cho người phải chăm sóc nạn nhân theo
yêu cầu của cơ sở chữa bệnh cũng được xác định là thiệt hại. Đồng thời, chi phí
hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong
thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người
thường xun chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc
người bị thiệt hại.
Ngoài ra, người xâm phạm sức khỏe của người khác phải bồi thường thiệt
hại một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Tổn thất về tinh thần mà nạn nhân phải gánh chịu là một khái niệm trừu tượng,

khơng có mẫu số chung cho tất cả mọi người và không thể tính được bằng tiền một
cách chính xác. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm
được bồi thường cho chính người bị thiệt hại. Trong mọi trường hợp, khi sức khỏe
bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp về tinh thần;
việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề
nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân... Mức bồi thường
bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì
mức tối đa khơng q 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
- Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Cũng như sức khỏe, tính mạng của con người là vơ giá, khơng thể tính thành
tiền. Vì vậy, bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm thực chất có ý nghĩa là
đền bù một phần thiệt hại về vật chất, tạo điều kiện cho nạn nhân, gia đình họ khắc


17

phục khó khăn do thiệt hại gây nên và trong một số trường hợp chỉ có ý nghĩa là trợ
cấp cho gia đình nạn nhân. Điều 610 BLDS năm 2005, quy định thiệt hại do tính
mạng bị xâm phạm bao gồm: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm
sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp
dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Ngồi ra, người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường một
khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng
thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu khơng có những người này thì người
mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người
bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Tương tự như trường hợp thiệt hại do sức
khỏe bị xâm phạm, trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm, những
người thân thích của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất
về tinh thần. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của
người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt

hại và những người thân thích của người bị thiệt hại. Mức bồi thường bù đắp tổn
thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa
khơng q 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm có thiệt hại do
danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm; thiệt hại do danh dự, uy tín
của tổ chức bị xâm phạm. Như vậy, khác với thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị
xâm phạm chỉ áp dụng đối với cá nhân, thì thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín
áp dụng cho cả cá nhân và tổ chức bị xâm phạm. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm,
uy tín bị xâm phạm bao gồm: chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu
nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Ngồi ra, người bị xâm phạm cịn được bù
đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình bị xâm phạm.
Cũng như thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm, trong mọi trường hợp khi
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm được bồi thường
khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần, và đây là điểm mới so với quy định tương
ứng trong BLDS năm 199519. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn
cứ vào hình thức xâm phạm (bằng lời nói hay đăng trên báo viết hay báo hình…),
hành vi xâm phạm, mức độ lan truyền thông tin xúc phạm…Mức bồi thường bù
19

Bởi theo Điều 613, 614, 615 Bộ luật dân sự năm 1995, thì “tùy từng trường hợp”, Tòa án quyết định buộc
người xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín phải bồi thường một khoản tiền bù
đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm. Như vậy, việc có được hưởng khoản tiền bù đắp về tinh
thần hay không là tùy từng vụ việc cụ thể và do Tòa án quyết định.


18

đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu khơng thỏa thuận được thì mức
tối đa khơng quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Tóm lại, để phát sinh trách nhiệm bồi thường của cha mẹ thì đầu tiên là phải
có thiệt hại do con chưa thành niên gây ra.
1132 C
Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản là những
quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức được pháp luật bảo vệ và ghi nhận trong
Hiến pháp, văn bản luật; mọi chủ thể phải tôn trọng. Do vậy, nếu chủ thể nào xâm
phạm đến các quyền đã được pháp luật bảo vệ mà gây thiệt hại thì phải chịu trách
nhiệm đối với hậu quả mình đã gây ra tùy trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, không
phải cứ có hành vi gây thiệt hại thì phát sinh trách nhiệm bồi thường; bởi hành vi
gây thiệt hại có thể là hành vi hợp pháp. Ví dụ, người chỉ huy chữa cháy có quyền
quyết định phá dỡ nhà, cơng trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản trong tình
thế cấp thiết để cứu người, ngăn chặn nguy cơ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm
trọng20.
Điều 604 BLDS năm 2005, không nêu rõ hành vi trái pháp luật là như thế
nào mà chỉ liệt kê một số hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân…. Trên tinh thần
điều luật, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao ban hành Nghị quyết số 03/2006/NQHĐTP; theo đó, về nguyên tắc chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp
đồng chỉ phát sinh khi có đủ 04 yếu tố, trong đó phải có hành vi trái pháp luật.
Trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra
là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên
cũng phải thỏa mãn điều kiện này. Vấn đề đặt ra là, “hành vi trái pháp luật” được
hiểu như thế?
Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì “hành vi trái pháp luật” là
những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không
hành động trái với các quy định của pháp luật. Như vậy, theo hướng dẫn của Nghị
quyết thì hành vi trái pháp luật phải là những xử sự cụ thể của con người được thể
hiện thông qua hành động hoặc không hành động; do đó, nếu chỉ dừng lại ở ý
tưởng, suy nghĩ thì khơng thỏa mãn điều kiện này. Đồng thời, những xử sự này
phải là trái với các quy định của pháp luật. Với quy định như vậy, có tác giả cho
rằng “Các quy định của pháp luật phải tồn tại trước khi có xử sự của con người”21.

20
21

Điều 38 Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001.
Đỗ Văn Đại, tlđd 18, tr.69.


19

Có quan điểm cho rằng, việc “xâm phạm” mà gây thiệt hại có thể là hành vi
vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kể cả những hành vi vi phạm đường
lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng
đồng dân cư…22. Như vậy, hành vi trái pháp luật được hiểu theo nghĩa rất rộng và
quan điểm này khá tương đồng với hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngồi
hợp đồng được nêu trong Thơng tư 173-UBTP ngày 23/3/1972 của TAND tối
cao23. Theo đó “hành vi trái pháp luật” có thể là một việc phạm pháp về hình sự,
một vi phạm pháp luật về dân sự, một vi phạm đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước, hoặc một vi phạm quy tắc sinh hoạt xã hội.
Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, chúng ta đang xây dựng một Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì phải thượng tôn pháp luật. Chỉ các hành vi ảnh
hưởng tới các lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần của chủ thể khác được pháp luật bảo
vệ mới là hành vi trái pháp luật24.
Mỗi quan điểm nêu trên đều có tính hợp lý nhất định, dựa trên cơ sở lập
luận, cách tiếp cận riêng. Tuy vậy, tác giả ủng hộ quan điểm thứ nhất, nghĩa là
“hành vi trái pháp luật” nên hiểu theo nghĩa rộng bởi lý do sau:
, khác với trách nhiệm hình sự, một người thực hiện hành vi được
xem là trái pháp luật khi hành vi đó được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự;
cịn trong dân sự, mặc dù văn bản không quy định cụ thể nhưng một trong những
nguyên tắc cơ bản được ghi nhận đó là ngun tắc tơn trọng, bảo vệ quyền dân sự.
Theo đó, tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn

trọng và được pháp luật bảo vệ. Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì
chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền buộc bồi thường thiệt hại (Điều 9 BLDS năm 2005).
Hai là, trong dân sự có rất nhiều mối quan hệ cũng như có thể xảy ra những
tình huống, hành vi mà nhà làm luật không thể dự liệu hết. Do vậy, nếu cho rằng
phải là những hành vi được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật thì sẽ có rất
nhiều trường hợp, người bị thiệt hại sẽ khơng được bồi thường những thiệt hại, tổn
thất mà mình phải gánh chịu; cho nên, chủ thể có hành vi (không phải là những
hành vi hợp pháp) gây ra thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường cũng là điều
hợp lý.
22

Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), G
ì L
V
2, Nxb. Công an nhân dân; Hà
Nội, tr.263-264.
23
Khoản 2 mục A phần II Thông tư số 173-UBTP ngày 23/3/1972 của TAND tối cao hướng dẫn xét xử về
bồi thuờng thiệt hại ngồi hợp đồng.
24
Nguyễn Xn Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng, tlđd 17, tr.472.


20

Như vậy, để phát sinh trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại
do con chưa thành niên gây ra thì địi hỏi hành vi của con chưa thành niên gây ra
thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật. Hay nói cách khác, nếu con chưa thành niên
gây ra thiệt hại từ hành vi không trái pháp luật thì sẽ khơng phát sinh trách nhiệm

bồi thường của cha mẹ người chưa thành niên.
1.1 3 3 C
Ở phần trên, tác giả đã trình bày hai yếu tố đầu tiên để phát sinh trách nhiệm
bồi thường của cha mẹ người chưa thành niên đó là phải có thiệt hại xảy ra, hành vi
của con chưa thành niên gây ra thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên,
để phát sinh trách nhiệm bồi thường của cha mẹ cần phải xác định mối liên hệ giữa
thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật của người chưa thành niên. Theo đó, thiệt
hại xảy ra phải là kết quả trực tiếp, tất yếu của hành vi trái pháp luật của người
chưa thành niên.
Nguyên nhân, kết quả đây là cặp phạm trù trong triết học; nhân - quả là mối
quan hệ nội tại, khách quan và tất yếu của các hiện tượng tự nhiên cũng như xã hội,
không phụ thuộc vào mong muốn, nhận thức của con người. Mối quan hệ nhân quả
cũng chỉ ra rằng, có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến một hậu quả và ngược lại
một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều hậu quả; nhưng nguyên nhân bao giờ cũng
có trước kết quả và kết quả là hậu quả của nguyên nhân và từ nguyên nhân đến kết
quả được diễn ra trong một khoảng thời gian, khơng gian nhất định. Đến nay vẫn
chưa có sự thống nhất về cơ sở lý luận của khái niệm pháp lý quan hệ nhân quả.
Vẫn có quan điểm cho rằng trách nhiệm dân sự chỉ cần tìm nguyên nhân khởi
xướng người gây ra nguyên nhân ban đầu phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả mà
không cần biết đến những biến đổi khác. Quan điểm khác thì cho rằng cần xác định
nguyên nhân chủ yếu gây hậu quả nếu có nhiều nguyên nhân khác gây ra 25.
Trong BLDS năm 2005 khơng có đề cập đến mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại và thiệt hại đã xảy ra. Tuy nhiên, mối quan hệ
nhân quả được đề cập trong Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP; theo đó, thiệt hại
xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái
pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
Về mặt lý thuyết, khi có hậu quả xảy ra, con người hồn tồn có thể biết
được ngun nhân gây ra hậu quả này. Tuy vậy, việc xác định mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó
khăn. Bởi lẽ, có trường hợp hành vi gây ra thiệt hại và kết quả thiệt hại đã trải qua

25

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tlđd 9, tr.346.


×