Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Pháp luật về ký kết, thực hiện hợp đồng điện tử ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.08 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG AN THANH

PHÁP LUẬT VỀ KÝ KẾT, THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. Hồ Chí Minh, năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG AN THANH

PHÁP LUẬT VỀ KÝ KẾT, THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành

: Luật kinh tế

Mã số

: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thị Mơ



TP. Hồ Chí Minh, năm 2014


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu thể hiện trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận
văn chưa từng được công bố ở các công trình nghiên cứu trước đó.

Tác giả luận văn

ĐẶNG AN THANH


ii

MỤC LỤC

PH N MỞ Đ U ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ VÀ PHÁP LUẬT
VỀ KÝ KẾT, THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ ................................................... 7
1.1. Một số vấn đề lý luận về hợp đồng điện tử ......................................................... 7
1.1.1. Khái niệm về hợp đồng điện tử ..............................................................7
1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng điện tử .............................................................9
1.1.3. Phân loại hợp đồng điện tử ..................................................................20
1.1.4. Vai trò của hợp đồng điện tử ...............................................................22
1.2. Pháp luật về ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử.........................................24

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về ký kết và thực hiện hợp đồng
điện tử.............................................................................................................24
1.2.2. Nội dung của pháp luật về ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử ........28
CHƯƠNG 2 NHỮNG BẤT CẬP TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỀ KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ

VÀ GIẢI

PHÁP HOÀN THIỆN......................................................................................................39
2.1. Những bất cập trong quy định về hợp đồng điện tử, về nguyên tắc ký kết,
về quy trình, thủ tục ký kết hợp đồng điện tử và giải pháp hoàn thiện. .............39
2.1.1. Thực trạng các quy định về hợp đồng điện tử, về nguyên tắc, về quy
trình và thủ tục ký kết hợp đồng điện tử ........................................................39
2.1.2. Những bất cập trong các quy định về quy trình, thủ tục ký kết hợp
đồng điện tử và giải pháp ..............................................................................47
2.2. Những bất cập trong quy định về chữ ký điện tử, về cách thức lưu trữ, về
điều kiện hiệu lực của hợp đồng điện tử và giải pháp hoàn thiện .......................52


iii

2.2.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về chữ ký điện tử, về cách thức
lưu trữ hợp đồng điện tử và về điều kiện hiệu lực của hợp đồng điện tử ......52
2.2.2. Những bất cập ......................................................................................58
2.2.3. Một số giải pháp đề xuất ......................................................................60
KẾT LUẬN .......................................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1


PH N MỞ Đ U
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin (CNTT),
của Internet, thương mại điện tử (TMĐT) đã phát triển mạnh mẽ và được áp dụng ở
nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những tiện ích của TMĐT đã có
những tác động tích cực đến mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội trong đó có
hoạt động giao dịch điện tử và hợp đồng điện tử. Một trong những tác động dễ nhận
thấy nhất là TMĐT đã và đang dần từng bước hỗ trợ tích cực khơng chỉ cho doanh
nghiệp mà còn cho cả mọi người dân trong việc lựa chọn hình thức ký kết hợp
đồng: chuyển từ hình thức ký kết hợp đồng truyền thống sang hình thức ký kết hợp
đồng điện tử. Hợp đồng điện tử đã được các chủ thể, từ người tiêu dùng đến các
doanh nghiệp sử dụng như một công cụ pháp lý quan trọng trong nền kinh tế tri
thức hiện nay nhờ những ưu việt của nó như tiết kiệm thời gian đàm phán trong việc
ký kết hợp đồng, tiết kiệm chi phí giao dịch và là động lực để vươn lên chinh phục
thương mại điện tử. Tuy nhiên, cùng với những ưu điểm của nó, việc ký kết hợp
đồng điện tử có rất nhiều điểm khác biệt so với cách ký kết hợp đồng truyền thống.
Sự khác biệt thể hiện ở thủ tục ký kết hợp đồng, ở quy trình ký kết, ở chữ ký điện
tử, ở tính bảo mật của chữ ký điện tử và ở sự an toàn của các hợp đồng điện tử…
Điều này địi hỏi phải có những quy định pháp luật phù hợp hơn để một mặt tạo cơ
sở pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, mặt khác, góp phần
hướng dẫn các chủ thể hợp đồng điện tử tiếp cận với cách thức giao kết và thực hiện
loại hợp đồng mang tính hiện đại này.
Ở Việt Nam, việc ký kết và thực hiện hợp đồng được điều chỉnh bởi các văn
bản pháp luật như Bộ luật Dân sự năm 2005 (Sau đây viết tắt là BLDS 2005), Luật
Thương mại năm 2005 (Sau đây viết tắt là LTM 2005) và các văn bản pháp luật
chuyên ngành như Bộ luật Hàng hải, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Đầu tư…
Những văn bản này đã tạo ra một hệ thống tương đối đầy đủ và cụ thể điều chỉnh
việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Trong khi đó, các quy định của pháp luật điều



2

chỉnh về hợp đồng điện tử nói chung và hướng dẫn việc ký kết và thực hiện hợp
đồng điện tử nói riêng cịn thiếu, cịn hạn chế mà đặc biệt là thiếu những quy định
hướng dẫn việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong đời sống dân sự, trong
lĩnh vực thương mại cũng như các hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngồi. Năm
2005, Luật Giao dịch Điện tử ra đời - đạo luật đầu tiên đưa ra các quy định cụ thể về
giao dịch điện tử - đã đặt cơ sở pháp lý vững chắc điều chỉnh các giao dịch điện tử
trong đó có hợp đồng điện tử. Cho đến nay, nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện
Luật Giao dịch Điện tử năm 2005 (Sau đây gọi tắt là Luật GDĐT 2005) đã được
ban hành. Tuy nhiên, những quy định về ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử vẫn
còn thiếu, chưa cụ thể và chưa rõ ràng. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc ký kết và
thực hiện hợp đồng điện tử trong thực tế. Vì vậy, cần phải có sự tiếp tục bổ sung để
hoàn thiện pháp luật về ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Vấn đề đặt ra là cần
bổ sung và hoàn thiện các quy định về hợp đồng điện tử, về ký kết và thực hiện hợp
đồng điện tử như thế nào? Để có câu trả lời, cần phải có sự nghiên cứu cụ thể và
đầy đủ hơn về vấn đề này.
Đó là lý do để người viết chọn vấn đề “Pháp luật về ký kết, thực hiện hợp
đồng điện tử ở Việt Nam” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Ở nước ngồi
Ở nước ngồi, vấn đề về hợp đồng điện tử, thương mại điện tử hay chữ ký
điện tử đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Tiêu biểu trong số đó là các cơng trình
của một số tác giả như: Jens T Werner. Legal Issues raised by online contracting.
London School of

Economics, 2000; Michael Chissick & Alistair Keiman.

Electronic Commerce: Law and Practice. Sweet & Mawell, third edition, London

2002; Lorna Brazell, Electronic Signatures Law and Regulation. Sweet & Mawell,
2004 v.v…


3

Những cơng trình nêu trên chủ yếu nghiên cứu về thương mại điện tử, về chữ
ký điện tử và một số vấn đề pháp lý về hợp đồng điện tử. Chưa có cơng trình nào
nghiên cứu cụ thể vấn đề pháp luật về ký kết, thực hiện hợp đồng điện tử ở Việt
Nam.
2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề về thương mại điện tử, giao dịch điện tử và hợp đồng
điện tử cũng được nhiều tác giả nghiên cứu. Điển hình trong số đó là các bài viết
đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc gia, như bài: “Hợp đồng và chữ ký điện tử
theo Luật Thương mại Quốc tế của Hoa Kỳ” của tác giả Nguyễn Văn Thoan đăng
trên Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, số 13 năm 2005; Bài “Giải pháp cho hố ngăn cách
số” của tác giả Quốc Vinh đăng trong Tạp chí Tia Sáng, số 17 ngày 05 tháng 12
năm 2005… Bên cạnh đó, có một số sách chuyên khảo có liên quan đến hướng
nghiên cứu của đề tài đã được các nhà khoa học trong nước công bố như sách
chuyên khảo “Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử ” của GS. TS.
Nguyễn Thị Mơ (NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội năm 2006); Sách có tựa đề:
“Ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước” (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2001)…
Các cơng trình này đã cung cấp nhiều thông tin cũng như một số quan điểm
khác nhau về hợp đồng điện tử và phân tích một số khía cạnh pháp lý về hợp đồng
điện tử. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu cụ thể pháp luật về ký kết,
thực hiện hợp đồng điện tử ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu và phân tích những vấn đề ký kết,

thực hiện hợp đồng điện tử thông qua pháp luật thực định và thực tiễn ở Việt Nam
để tìm ra những bất cập nhằm đưa ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần hồn


4

thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng điện tử nói chung và ký kết,
thực hiện hợp đồng điện tử nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tác giả có nhiệm vụ:
- Làm rõ khái niệm, đặc điểm của hợp đồng điện tử và vai trị của nó;
- Phân tích những điểm cần lưu ý về mặt kỹ thuật công nghệ đối với việc ký
kết và thực hiện hợp đồng điện tử, từ đó có cơ sở để xem xét những vấn đề pháp lý
liên quan đến ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử;
- Đánh giá thực trạng pháp luật thực định của Việt Nam về ký kết và thực
hiện hợp đồng điện tử nhằm nêu ra những bất cập trong q trình áp dụng;
- Đề xuất giải pháp hồn thiện pháp luật về ký kết và thực hiện hợp đồng
điện tử ở Việt Nam trong điều kiện công nghệ thông tin đã, đang và sẽ tiếp tục ảnh
hưởng ngày càng mạnh mẽ đến các giao dịch điện tử nói chung và hợp đồng điện tử
nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hợp đồng điện tử và pháp luật về ký kết,
thực hiện hợp đồng điện tử. Đó là những quy định về hợp đồng điện tử trong Luật
GDĐT 2005, trong Luật Thương mại năm 2005, trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và
trong các văn bản hướng dẫn thi hành. Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu của đề tài
còn bao gồm cả những quy định về hợp đồng điện tử trong các Luật chuyên ngành
cùng một số các văn bản pháp luật quốc tế như Luật mẫu của UNCITRAL về hợp
đồng điện tử…



5

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung: Pháp luật về ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử có nội
dung rất rộng, bao gồm các quy định về nguyên tắc, về hình thức, chủ thể, về điều
kiện hiệu lực, về quy trình và thủ tục ký kết hợp đồng điện tử, từ giai đoạn ký kết,
cách thức gửi đề nghị ký kết và chấp nhận ký kết hợp đồng điện tử, các chứng từ
điện tử và giai đoạn thực hiện hợp đồng điện tử với những kỹ thuật và rủi ro phát
sinh. Trong khuôn khổ của một Luận văn Thạc sĩ Luật học, người viết khơng có
tham vọng phân tích tất cả các vấn đề có liên quan đến pháp luật về ký kết và thực
hiện hợp đồng điện tử. Vì vậy, nội dung nghiên cứu sẽ được giới hạn chỉ ở những
phân tích về nguyên tắc ký kết hợp đồng điện tử, quy trình ký kết hợp đồng điện tử
và điều kiện hiệu lực của hợp đồng điện tử. Ngồi ra, vì hợp đồng điện tử được ký
kết vì nhiều mục đích khác nhau như vì mục đích dân sự hoặc vì mục đích kinh
doanh thương mại, nhưng do hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu nên nội
dung của đề tài được giới hạn trong phạm vi hợp đồng điện tử nói chung, khơng
phân tích hợp đồng điện tử trong từng lĩnh vực dân sự hay thương mại cụ thể.
- Về thời gian: Khi đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về ký kết hợp
đồng điện tử, đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm
2005 - năm ban hành BLDS 2005, LTM 2005 và Luật GDĐT 2005 - cho đến hiện
nay. Những giải pháp do tác giả kiến nghị trong luận văn được đề xuất cho khoảng
thời gian từ nay đến năm 2015 và xa hơn nữa, đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin
về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về hội nhập kinh tế quốc tế và về cải cách tư pháp được tác giả quán triệt xuyên suốt
trong cả quá trình thực hiện đề tài.
Ngồi ra, để hồn thành luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên
cứu tổng hợp như phương pháp hệ thống hóa và phân tích, phương pháp luận giải,



6

phương pháp tổng hợp, phương pháp đối chiếu, phương pháp thống kê và phương
pháp so sánh Luật học.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài
gồm 2 chương:
Chương 1. Lý luận chung về hợp đồng điện tử và pháp luật về ký kết, thực
hiện hợp đồng điện tử.
Chương 2. Những bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam về ký
kết và thực hiện hợp đồng điện tử và giải pháp hoàn thiện.


7

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ VÀ PHÁP LUẬT
VỀ KÝ KẾT, THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ
1.1. Một số vấn đề lý luận về hợp đồng điện tử
1.1.1. Khái niệm về hợp đồng điện tử
Trong những năm gần đây, với tốc độ phát triển như vũ bão, công nghệ
thông tin đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực hoạt động của từng quốc gia, trong đó có
lĩnh vực thương mại điện tử nói chung và giao dịch điện tử nói riêng. Giao dịch điện
tử ra đời và phát triển, tạo nền tảng cho sự ra đời của một loại hình hợp đồng đặc
biệt, đó là hợp đồng điện tử. Nếu như vào những năm 90 thuật ngữ “Hợp đồng điện
tử” còn rất xa lạ với mọi người dân Việt Nam thì ngày nay, đặc biệt trong 5 năm
gần đây, không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam mà cả người dân Việt Nam bình
thường đều khơng cịn xa lạ với hợp đồng điện tử. Có được thực tiễn này chính là

nhờ những nỗ lực của các quốc gia nói chung và của Nhà nước Việt Nam nói riêng
trong việc tạo lập khung pháp luật cho sự hình thành và phát triển của giao dịch
điện tử, hợp đồng điện tử, trong đó có quy định về khái niệm giao dịch điện tử và
hợp đồng điện tử. Mặc dầu vậy, khái niệm về hợp đồng điện tử vẫn là khái niệm
được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy theo cách tiếp cận không giống nhau.
Hợp đồng điện tử (Tiếng Anh là Electronic Contract) còn được gọi là hợp
đồng phi giấy tờ (Paperless Contract), hợp đồng trực tuyến (Online Contract), hiểu
một cách đơn giản là hợp đồng được giao kết trên môi trường mạng, phi giấy tờ
thông qua các phương tiện điện tử.
Theo tác giả Oliver Iteanu (Đoàn Luật sư Paris), hợp đồng điện tử là: “Sự
gặp gỡ trên mạng viễn thông quốc tế giữa một lời đề nghị ký kết hợp đồng thể hiện
bằng phương tiện nghe nhìn và một lời chấp nhận đề nghị ký kết hợp đồng”1. Khái
1

Kỷ yếu Hội thảo Pháp - Việt (1999), Khoảng không vũ trụ mạng khơng gian và thơng tin viễn

thơng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 106.


8

niệm hợp đồng điện tử này được tác giả Oliver Iteanu tiếp cận trên cơ sở nhấn mạnh
về sự gặp gỡ trên mạng viễn thông quốc tế giữa hai bên ký kết hợp đồng thông qua
việc một bên gửi một đề nghị ký kết hợp đồng và bên kia gửi trả lời chấp nhận ký
kết hợp đồng thông qua phương tiện điện tử nghe và nhìn. Tuy nhiên, trong thực tế,
hợp đồng điện tử khơng chỉ hình thành ở phạm vi quốc tế mà nó có thể được hình
thành ngay ở phạm vi trong một nước. Với tinh thần này, Luật mẫu (Năm 1996) về
Thương mại Điện tử của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Pháp luật Thương mại Quốc tế
(UNCITRAL) nhấn mạnh, tại Điều 11.1, vào cách thức hình thành hợp đồng điện
tử: “Trong khn khổ hình thành hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận

khác, một chào hàng và chấp nhận một chào hàng được phép thể hiện bằng các
thông điệp dữ liệu” và Điều 2 (a) của Luật mẫu này giải thích: “Thơng điệp dữ liệu
là thông tin được tạo ra, gửi đi, tiếp nhận hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện
tử…”. Đây là cách tiếp cận theo hình thức giao kết hợp đồng, nghĩa là hợp đồng
điện tử là loại hình hợp đồng mà cách hình thành nó khơng giống như cách hình
thành một hợp đồng theo cách truyền thống như giao kết bằng lời nói, bằng văn bản
hay bằng hành vi, ngược lại, hợp đồng điện tử được hình thành trên mơi trường
mạng dựa vào các thành tựu của công nghệ thông tin như điện, điện tử, Internet…
Cách tiếp cận như vậy về khái niệm hợp đồng điện tử cũng được thể hiện trong Luật
Giao dịch Điện tử của Việt Nam năm 20052. Đặc biệt, khác với Luật mẫu của
UNCITRAL không đưa ra khái niệm về hợp đồng điện tử, Luật GDĐT 2005 đã đưa
ra định nghĩa rất cụ thể về hợp đồng điện tử tại Điều 33:“Hợp đồng điện tử là hợp
đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này”, tiếp
theo, Điều 4 Khoản 3 quy định rằng thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra,
được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử và phương tiện
điện tử là những phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật
số, từ tính, truyền dẫn khơng dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.

2

Luật Giao dịch Điện tử của Việt Nam được Quốc hội Khóa XI, Kỳ họp thứ XIII thơng qua ngày

29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 01/3/2006.


9

Từ những phân tích ở trên, người viết cho rằng khái niệm về hợp đồng điện
tử được nêu ra với những giải thích cụ thể trong Luật GDĐT 2005 là khái niệm
rộng, đầy đủ và bao quát vì khái niệm này bao trùm lên tất cả các loại hợp đồng mà

q trình hình thành được thực hiện trong mơi trường điện tử, thông qua các
phương tiện điện tử hiện đại hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật
số, từ tính, truyền dẫn khơng dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ điện tử hiện
đại khác ra đời do sự phát triển của công nghệ thông tin mà có thể vào giai đoạn
hiện nay, con người cịn chưa phát hiện. Mơi trường điện tử vì vậy cũng rất đa dạng
và đang, sẽ hình thành, phát triển một cách nhanh chóng.
1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng điện tử
So với hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử chỉ có một đặc điểm khác
biệt duy nhất, đó là sự khác biệt về quá trình hình thành, về cách thức tạo lập hợp
đồng điện tử và cách thức thể hiện nội dung trong một hợp đồng được hình thành
trên các dữ liệu điện tử. Nghĩa là, sự khác biệt làm nên đặc điểm của hợp đồng điện
tử chính là hình thức giao kết hợp đồng điện tử và cách thức điện tử hóa việc thực
hiện nội dung của hợp đồng điện tử trong thực tế. Giữa hai loại hợp đồng không có
sự khác biệt về nội dung, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong hợp
đồng…, chỉ có sự khác biệt về cách thức giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.
Cách thức giao kết, hình thành và thực hiện hợp đồng điện tử có sự khác biệt ở kỹ
thuật sử dụng các phương tiện điện tử vào việc tạo lập ra hợp đồng điện tử và tạo
lập quy trình thực hiện một hợp đồng điện tử. Chính sự khác biệt này làm nên đặc
điểm của hợp đồng điện tử so với hợp đồng truyền thống. Những đặc điểm đó là:
- Đặc điểm về kỹ thuật và cơng nghệ trong tạo lập hợp đồng điện tử: Như đã
phân tích ở trên, hợp đồng điện tử là hợp đồng được hình thành trong mơi trường
điện tử thơng qua các phương tiện điện tử hiện đại hoạt động dựa trên cơng nghệ
điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ… Việc
sử dụng các công nghệ điện tử hiện đại này tạo cho quá trình đàm phán để ký kết
hợp đồng được tự động hóa và giảm sự tác động của con người tới mức tối đa:


10

Người ta không cần gặp nhau để đàm phán, không phải vất vả mang vác các tài liệu

chữ, các thông tin cần thiết cho việc đàm phán để ký kết hợp đồng. Tất cả đều để
trong phương tiện lưu trữ dữ liệu mà ở bất kỳ đâu, tại bất kỳ nước nào, con người
cũng có thể sử dụng nhờ sự tác động của các thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị
mạng viễn thông, Internet…
Để sử dụng các công nghệ điện tử vào việc ký kết hợp đồng, các bên ký kết
hợp đồng bắt buộc phải có kỹ năng, hiểu biết về kỹ thuật điện tử và công nghệ
thông tin. Điều này có tác động tích cực là làm thay đổi cách thức quản lý hợp đồng
truyền thống, thay vào đó là sự thích ứng với cách thức quản lý hợp đồng điện tử
theo hướng hiện đại nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Không chỉ như thế, việc
ứng dụng kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tạo lập hợp đồng điện tử sẽ không
chỉ làm thay đổi nhận thức của các chủ thể trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng
mà còn tạo ra một phương thức kinh doanh mới: kinh doanh trực tuyến. Điều này
tạo cơ hội để người dân tiếp cận nhanh hơn với sự hình thành và phát triển của nền
kinh tế tri thức dưới tác động của kỹ thuật công nghệ điện tử hiện đại thông qua
việc sử dụng các phương tiện điện tử trong giao kết hầu hết tất cả các loại hợp đồng,
kể cả hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong dân sự cũng như trong
kinh doanh thương mại.
Tuy nhiên, đặc điểm này đặt ra nhiều thách thức cho những ai muốn sử dụng
phương tiện điện tử để giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Những thách thức đó
là các bên giao kết hợp đồng điện tử phải đầu tư cho các thiết bị điện tử, phải đào
tạo nguồn nhân lực thích ứng với kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong tạo lập hợp
đồng điện tử. Việc đầu tư đòi hỏi phải có kinh phí nhưng việc đào tạo con người lại
phải mất nhiều thời gian và công sức.
- Đặc điểm về mơi trường điện tử trong q trình tạo lập và thực hiện hợp
đồng điện tử: Hợp đồng điện tử được hình thành trong mơi trường điện tử. Mơi
trường điện tử là môi trường “ảo”, môi trường “phi giấy tờ”, môi trường “số hóa”,
mơi trường mạng, do đó hình thức của hợp đồng điện tử cũng phi giấy tờ, phi vật


11


chất và được hình thành trên mơi trương mạng. Mơi trường mạng là mơi trường
trong đó thơng tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi
thông qua cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin3. Luật Công nghệ thông tin năm 2006
của Việt Nam (Được Quốc hội thơng qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực từ ngày
01/01/2007) giải thích rằng cơ sở hạ tầng cơng nghệ thông tin là “hệ thống trang
thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi
thông tin số, bao gồm mạng viễn thơng, Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu.
Cùng với sự ra đời của hợp đồng điện tử trên môi trường mạng, không chỉ
các chủ thể ký kết hợp đồng điện tử mà cả các cơ quan, doanh nghiệp, tịa án hay
trọng tài sẽ khơng cịn phải vất vả với việc tìm kiếm địa điểm hay kho lưu trữ hợp
đồng điện tử cùng các văn bản, tài liệu giao dịch liên quan đến hợp đồng điện tử.
Hợp đồng điện tử và tất cả các dữ liệu, thông tin về nó đã được lưu trữ trên mơi
trường mạng, mơi trường Internet thơng qua máy tính theo cách thức và hình thức
do pháp luật về ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử quy định.
Đặc điểm về môi trường điện tử của quá trình hình thành hợp đồng điện tử
này có tác động tích cực là nó sẽ loại bỏ được các rào cản về lãnh thổ, về địa lý, về
thủ tục trong việc tạo lập hợp đồng điện tử nói chung và ký kết, thực hiện hợp đồng
điện tử nói riêng. Nói cách khác, so với hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử
mang tính phi biên giới. Điều này giúp giảm chi phí cho việc đàm phán ký kết hợp
đồng vì các bên ký kết hợp đồng không phải di chuyển xa để gặp nhau, chỉ cần một
chiếc máy tính với con chuột và nhấn chuột, người ta đa có thể nhanh chóng gửi đi
một chào hàng hay một đặt hàng và chỉ trong thời gian ngắn, thậm chí chỉ trong
giây lát, người ta đã có thể ký hợp đồng cho dù hai bên ở hai nước khác nhau với
khoảng cách địa lý và thủ tục hải quan khác nhau.
Tuy nhiên, đặc điểm này cũng đặt ra hàng loạt vấn đề về mặt pháp lý đối với
quy trình và thủ tục giao kết hợp đồng như: cách xác định thời điểm, địa điểm gửi

3


Điều 4 Khoản 3 Luật Công nghệ thông tin năm 2006.


12

đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng, vai trò của các học
thuyết truyền thống lâu nay khi xác định thời điểm hợp đồng được coi là đã hình
thành, ví dụ như Thuyết Tiếp thu và Thuyết Tống phát4 trong giao kết hợp đồng điện
tử giữa những người ở xa nhau… Ngoài ra, một thách thức cũng sẽ phát sinh là nếu
hình thức của hợp đồng điện tử mang tính “phi giấy tờ” như vậy, các bên giao kết
hợp đồng sẽ làm thế nào để cung cấp chứng cứ cho cơ quan giải quyết tranh chấp
khi tranh chấp phát sinh? Vấn đề này đặt ra cho các nhà làm luật một trách nhiệm
thật nặng nề: phải luật hóa hình thức của hợp đồng điện tử bằng các nguyên tắc, chế
định, quy định của pháp luật để các bên ký kết hợp đồng dựa vào đó mà ký kết, thực
hiện và giải quyết tranh chấp về hợp đồng điện tử.
- Đặc điểm về hình thức của hợp đồng điện tử: Nếu như hình thức của hợp
đồng truyền thống có thể được lập bằng văn bản (Có cơng chứng hoặc khơng cần
cơng chứng), bằng lời nói (Thuận mua vừa bán, “tiền trao cháo múc”) hoặc bằng
hành vi thì hợp đồng điện tử có thể được lập dưới hình thức như: Trao đổi dữ liệu
điện tử (EDI)5, Thư điện tử, Điện tín, Điện báo hoặc FAX6. Các hình thức này đều
rất đặc biệt và khác xa so với các hình thức của hợp đồng truyền thống. Các hình
thức của hợp đồng điện tử đặt ra yêu cầu là các bên giao kết hợp đồng phải có thiết
bị, máy móc và kỹ năng để sử dụng các hình thức này của hợp đồng điện tử.
Đặc điểm này của hợp đồng điện tử đặt ra một vấn đề là liệu các hình thức
như vậy của hợp đồng điện tử có được pháp luật thừa nhận khơng và chúng có giá
trị pháp lý như thế nào? Liệu chúng có giá trị ràng buộc các bên ký kết hợp đồng
hay không? Các hình thức này có thể làm chứng cứ trong các vụ tranh chấp hay
không? Những vấn đề này đã được pháp luật của hầu hết các nước quy định rằng
4


Thuyết Tống phát là Thuyết mà theo đó, hợp đồng được coi là hình thành vào thời điểm Bên được

đề nghị giao kết hợp đồng gửi đi lời chấp nhận ký kết hợp đồng. Ngược lại, theo Thuyết Tiếp thu,
hợp đồng được coi là ký kết vào thời điểm Bên được đề nghị nhận được lời chấp nhận ký kết hợp
đồng.
5

EDI là chữ viết tắt của việc Trao đổi dữ liệu điện tử bằng tiếng Anh: Electronic Data Interchange.

6

Xem Điều 2 (a) của Luật mẫu UNCITRAL 1996.


13

các hình thức nêu trên của hợp đồng điện tử có giá trị tương đương văn bản nếu
thơng tin hàm chứa trong đó có thể truy cập được để sử dụng được khi cần thiết 7 và
giá trị là chứng cứ của chúng được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách khởi
thảo, lưu trữ hoặc truyền gửi…8. Điều này đòi hỏi các bên ký kết hợp đồng điện tử
phải nghiên cứu cẩn trọng các quy định của pháp luật. Đây cũng chính là đặc điểm
rất riêng của hợp đồng điện tử.
- Đặc điểm về chữ ký của hợp đồng điện tử: Vì hợp đồng điện tử được pháp
luật thừa nhận có giá trị tương đương văn bản, do đó, chữ ký trong hợp đồng điện tử
cũng là vấn đề làm nên đặc điểm của hợp đồng điện tử so với hợp đồng được xác
lập bằng văn bản thông thường. Giữa chữ ký truyền thống và chữ ký điện tử có sự
khác biệt rất rõ về chức năng. Chữ ký truyền thống là bằng chứng chứng minh sự
hiện diện của một chủ thể tại thời gian và địa điểm ký vào văn bản. Còn chữ ký điện
tử lại khơng như vậy vì chủ thể của các giao dịch điện tử có thể lập trình sẵn một
chương trình để ký kết hoặc trả lời, dù khơng có sự hiện diện của chủ thể thì hệ

thống vẫn hoạt động bình thường, vẫn “ký” vào “văn bản điện tử” và ràng buộc chủ
thể đó. Với kỹ thuật này, trong các hợp đồng điện tử, chữ ký điện tử có thể có nhiều
loại khác nhau. Vào thập niên 1980, các công ty và một số cá nhân bắt đầu sử dụng
máy fax để truyền đi các tài liệu quan trọng. Mặc dù chữ ký trên các tài liệu này vẫn
thể hiện trên giấy nhưng q trình truyền và nhận chúng hồn tồn dựa trên tín hiệu
điện tử. Đó là dạng điện tử hoá đầu tiên của chữ ký truyền thống trên giấy. Tuy
nhiên, các phương thức này không đảm bảo được độ an toàn cho chữ ký và nội
dung văn bản được ký vì những lý do: (1) Dễ giả mạo chữ ký; (2) Dữ liệu tạo chữ
ký không gắn duy nhất với người ký; (3) Dữ liệu tạo chữ ký không thuộc sự kiểm
sốt của người ký; (4) Khó phát hiện các thay đổi đối với nội dung thông điệp sau
7

Xem thêm quy định về vấn đề này tại Điều 5, 6 của Luật mẫu UNCITRAL 1996, Điều 5.2.Chỉ thị

của EU ngày 13/12/1999 về Chữ ký điện tử và Điều 12 Luật GDĐT 2005.
8

Xem thêm quy định về vấn đề này tại Điều 9 (2) của Luật mẫu UNCITRAL 1996 và Điều 13 Luật

GDĐT 2005.


14

khi ký; (5) Khó phát hiện các thay đổi đối với bản thân chữ ký sau khi đã ký. Vì
vậy, ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, chữ ký điện tử có thể khắc
phục những nhược điểm trên. Chữ ký điện tử có thể được thực hiện trên các thư
điện tử (e-mail), qua việc nhập các số định dạng cá nhân (PIN) vào các máy ATM,
ký bằng bút điện tử với thiết bị màn hình cảm ứng tại các quầy tính tiền, chấp nhận
các điều khoản soạn sẵn dành cho người tiêu dùng khi cài đặt phần mềm máy tính

v.v…
Để thấy tầm quan trọng của chữ ký điện tử, các nước đã ban hành các quy
định về chữ ký điện tử. Ngày 13/2/1999 Hội đồng và Nghị viện EU đã ban hành Chỉ
thị về chữ ký điện tử (European Directive of the European Parliament and of the
Council of 13 December 1999 on a Community Framework for Electronic
Signature), trong đó quy định rằng “chữ ký điện tử được hiểu theo nghĩa rộng, bao
gồm các chữ ký tồn tại dưới nhiều hình thức điện tử khác nhau như chữ ký số hóa,
chữ ký bằng âm thanh, hình ảnh, v.v… dù công nghệ được sử dụng để tạo chữ ký là
cơng nghệ gì”9. Luật mẫu của UNCITRAL về chữ ký điện tử năm 2001
(UNCITRAL Model Law on E-Signature) quy định chữ ký điện tử là “dữ liệu ở
dạng điện tử, gắn với hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp điện tử nhằm xác
nhận quan hệ giữa người ký với thông điệp điện tử và chỉ ra sự thừa nhận của
người ký với thông tin trong thông điệp điện tử”10. Năm 2000, Hoa Kỳ cũng ban
hành Luật thương mại Quốc gia và Toàn cầu về Chữ ký Điện tử (Electronic
Signature in Global and National Commerce Act - E-SIGN), trong đó quy định chữ
ký điện tử là các tín hiệu âm thanh, các ký hiệu, là quá trình gắn (vật lý hoặc logic)
với hợp đồng hay văn bản và được thực hiện bởi người muốn ký vào hợp đồng hay
văn bản đó.
9

Điều 2 khoản 1 Chỉ thị EU năm 1999.

Xem toàn văn chỉ thị này tại địa chỉ />10

Điều 2 mục a Luật mẫu của UNCITRAL về chữ ký điện tử.

Xem toàn văn Luật này tại địa chỉ />

15


Như vậy, chữ ký điện tử thường gắn kết với những vấn đề kỹ thuật của công
nghệ thông tin và của môi trường mạng. Khi sử dụng chữ ký điện tử, vấn đề đầu
tiên là phải nắm được kỹ thuật tạo lập nó. Ngồi ra, cũng cần phải thấy được mục
đích của việc tạo lập chữ ký điện tử là nhằm xác nhận người ký chữ ký này với
những nội dung có trong thơng điệp điện tử. Về mặt kỹ thuật, chữ ký điện tử có thể
được tạo lập theo các hình thức như: hình ảnh chữ ký tay được số hóa, hay một mã
bất kỳ mà người ký ấn định cho bản thân mình, một dấu vân tay được qt (scan),
một dãy số nào đó hoặc thậm chí một chữ ký điện tử ở dạng mã hóa đơi mắt của
một người để xác nhận và đánh dấu (Xem Hình 1.1).
Hình 1.1 mơ tả chữ ký điện tử được tạo lập thơng qua hình thức mã hóa đơi
mắt của một người. Hình thức này được thực hiện như sau: Một người muốn qua
được cửa an ninh thì phải để đơi mắt của mình nhìn vào thiết bị cảm ứng điện tử.
Đôi mắt này được thiết bị quét kiểm tra, trên màn hình hiện ra chữ “Approved”, tức
là “chấp nhận”. Như vậy, muốn mã hóa đơi mắt thì phải có thiết bị cảm ứng điện tử.
Thiết bị cảm ứng điện tử này phải sử dụng cơng nghệ địi hỏi có sự chính xác cao vì
nó khơng chỉ được sử dụng cho một người, mà là rất nhiều người. Chỉ cần một sự
sai lệch nhỏ, rất nhỏ so với đôi mắt đã được mã hóa để nhận dạng thì lập tức thiết bị
cảm ứng điện tử này sẽ phát hiện ra và từ chối sự đi qua cửa an ninh của người
không được nhận dạng.
Hình 1.1: Chữ ký điện tử ở dạng mã hố đơi mắt của một người.

Nguồn:


16

Ngày nay người ta đã dùng những thiết bị điện tử như trên để tạo lập và xác
nhận chữ ký điện tử của một người. Trong thực tế, chữ ký điện tử cũng được điện tử
hóa bằng kỹ thuật điện tử đa dạng (Xem Hình 1.2).
Hình 1.2: Hình ảnh chữ ký bằng bút mực được điện tử hố


Hình 1.2 cho thấy chữ ký bằng bút mực truyền thống của một người tên là
John - Hancock. Bằng kỹ thuật công nghệ hiện đại, chữ ký này đã được điện tử hóa
ở dạng các dãy số và được chứng thực bởi công ty Yozons (Xem Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Chữ ký bằng bút mực được điện tử hóa ở dạng các dãy số

Dịch là: Chữ ký này là hợp lệ. Thông điệp đã được xác thực (bởi Yozons ngày 28/1/2004 lúc 11 giờ 36 phút
sáng). Chữ ký số: (chữ ký duy nhất của người gửi và ký thơng điệp này)

Nhìn cả một dãy dài chi chít chữ và số ở Bảng 1.1 nêu trên, có thể con người
sẽ thấy khó thực hiện hơn cách tạo lập chữ ký truyền thống. Ngược lại, dãy chữ số
này phải do một phần mềm cung cấp. Phần mềm để tạo lập chữ ký điện tử, hay còn
gọi là chương trình ký điện tử, là các chương trình máy tính được thiết lập để hoạt
động độc lập hoặc thông qua các thiết bị điện tử khác nhằm tạo ra một chữ ký điện


17

tử đặc trưng cho người ký thông điệp dữ liệu đó11. Phần mềm này có thể do các cá
nhân, tổ chức tự viết hoặc do cơ quan chứng thực chữ ký điện tử cung cấp. Cá nhân,
tổ chức có nhu cầu sử dụng chữ ký điện tử sẽ đăng ký với cơ quan cung cấp dịch vụ
chữ ký điện tử các yêu cầu về định dạng của chữ ký, ví dụ như chữ ký ở dạng
gương mặt đang cười của cá nhân, hoặc một âm thanh nhất định (gần giống với việc
người ta mặc định trong điện thoại di động một kiểu nhạc chng cố định và hình
ảnh cố định khi số điện thoại của một người nào đó gọi đến). Trên cơ sở các yêu cầu
này, cơ quan cung cấp dịch vụ sẽ tạo chữ ký điện tử và gắn kèm chứng chỉ xác thực
(Có thể kèm cả hạn sử dụng chữ ký điện tử). Người nhận thông điệp có thể nhìn
thấy chứng chỉ xác nhận chữ ký điện tử đó và có thể yên tâm về độ tin cậy của
thơng điệp hoặc có thể trực tiếp kiểm tra bản gốc của chữ ký này trên website của
công ty cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.

Từ ví dụ minh họa về chữ ký điện tử thơng qua dãy ký tự tại Bảng 1.1, có thể
thấy để tạo lập chữ ký điện tử, người ta hay tạo ra một dãy dài các ký tự. Đó là chữ
ký số. Vậy chữ ký số có phải là chữ ký điện tử không? Chữ ký số và chữ ký điện tử
là một hay là hai? Có điểm gì chung và khác giữa chúng?
Chữ ký số "là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một
thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng theo đó người có được
thơng điệp dữ liệu ban đầu và khóa cơng khai của người ký có thể xác định được
chính xác"12. Khi nói đến chữ ký điện tử, người ta hay đồng nghĩa với chữ ký số.
Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, chữ ký điện tử có nghĩa rộng hơn. Nó khơng chỉ
bao gồm các dãy số mà nó cịn có thể là bất kỳ dữ liệu điện tử nào kể cả dãy chữ
hoặc kết hợp cả chữ và số. Như vậy, chữ ký số là một tập con của chữ ký điện tử, là
một dạng của chữ ký điện tử. Vì vậy, chữ ký số có điểm chung và cũng có điểm
riêng so với chữ ký điện tử. Điểm chung là cả 2 loại chữ ký này đều được tạo lập
11

Điều 4 khoản 3 Luật Giao dịch điện tử Việt Nam năm 2005.

12

Điều 3 khoản 4 Nghị định số 26/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao

dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.


18

nhờ vào kỹ thuật công nghệ thông tin và kỹ thuật điện tử. Điểm khác nhau thể hiện
ở qui trình tạo lập chữ ký số và tính an tồn cao của nó.
Để tạo lập chữ ký số, về mặt kỹ thuật, cần phải có một cặp khóa gồm khóa
cơng khai và khóa bí mật. Cặp khóa này do cơng ty chứng thực chữ ký số cấp. Khóa

cơng khai được cơng bố cho mọi tổ chức, cá nhân muốn giao dịch trên mọi phương
tiện điện tử như website, danh thiếp v.v... Khóa bí mật được biết chỉ duy nhất bởi cá
nhân, tổ chức ký chữ ký số đó. Có thể hình dung hai chìa khóa này như hai chiếc
chìa của một két sắt, một chìa chun dùng để khóa và chìa kia chuyên dùng để mở.
Sau khi đã khóa bằng một chìa thì chỉ có chìa cịn lại mới có thể mở được. Có thể
mơ hình hóa qui trình tạo lập chữ ký số tại Hình 1.3 dưới đây.
Hình 1.3: Mơ hình Quy trình tạo lập chữ ký số (dạng đơn giản nhất)

Nguồn: Records Management Guidance for Agencies Implementing Electronic Signature
Technologies, National Archives and Records Administration, October 18, 2000, Policy and
Communications Staff Office of Records.


19

Những phân tích ở trên cho thấy chữ ký điện tử là một trong những đặc điểm cơ bản
làm nên tính đặc thù của hợp đồng điện tử. Như vậy, khi các bên ký kết hợp đồng
điện tử, các bên sẽ đồng thời phải am hiểu về chữ ký điện tử được sử dụng cho hợp
đồng điện tử với những kỹ năng tạo lập chữ ký và cả kỹ năng làm sao để xác nhận
được chữ ký điện tử, thậm chí cả kỹ năng bảo mật về chữ ký điện tử trên mơi trường
mạng. Ngồi ra, các bên ký kết hợp đồng điện tử cịn cần phải tìm hiểu các quy định
của pháp luật có liên quan về chữ ký điện tử và đây cũng là đặc điểm nổi bật của
hợp đồng điện tử so với hợp đồng thông thường.
- Đặc điểm về luật điều chỉnh hợp đồng điện tử: So với hợp đồng truyền
thống, hợp đồng điện tử còn phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật về hợp đồng điện
tử. Như đã phân tích ở trên, vì hợp đồng điện tử có sự khác biệt chủ yếu về cách tạo
lập so với hợp đồng truyền thống, do đó, ngồi pháp luật điều chỉnh hợp đồng nói
chung, hợp đồng điện tử còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật hướng
dẫn cách sử dụng các dữ liệu điện tử, các hình thức điện tử, cách tạo lập chữ ký điện
tử… Tùy theo cách gọi của từng nước về các văn bản này, có nước ban hành Luật

về Thương mại điện tử13, có nước ban hành Luật về Chữ ký điện tử14, có nước ban
hành Luật Giao dịch điện tử15… Thậm chí ở những nước, nơi mà thương mại điện
tử phát triển, nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến hợp đồng điện tử đã được
ban hành với những nội dung cụ thể liên quan đến từng vấn đề. Năm 1999, Hoa Kỳ
đã ban hành Luật Thống nhất về Giao dịch điện tử (Uniform Electronic
Transactions Act - UETA); Năm 2000, Chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục ban hành đạo
luật điều chỉnh chữ ký điện tử sử dụng riêng trong lĩnh vực thương mại trong nước
và quốc tế, với tên gọi là Luật Chữ ký Điện tử trong Thương mại Quốc gia và Quốc
tế (Electronic Signatures in Global and National Commerce Act - E-Sign). Điều này
cho thấy, để hợp đồng điện tử trở thành một công cụ hữu hiệu trong việc ký kết và
13

Ví dụ như Luật mẫu năm 1996 của UNCITRAL.

14

Ví dụ Luật Chữ ký điện tử năm 1999 của Hàn Quốc, Luật Chữ ký số năm 1997 của Malaysia…

15

Ví dụ Luật Giao dịch điện tử năm 1998 của Singapore, Luật Khung 1999 về Giao dịch điện tử

của Hàn Quốc, Luật GDĐT 2005 của Việt Nam…


20

thực hiện hợp đồng trong môi trường điện tử ngày nay, các nước đều ban hành các
quy định của pháp luật để điều chỉnh loại hình hợp đồng đặc thù này. Nói cách
khác, so với hợp đồng truyền thống, việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử còn

phải chịu sự điều chỉnh của các quy định riêng cho loại hình hợp đồng này. Đó là
pháp luật về hợp đồng điện tử. Đây là đặc điểm về luật điều chỉnh hợp đồng điện tử
cả ở phạm vi từng nước cũng như ở phạm vi quốc tế.
1.1.3. Phân loại hợp đồng điện tử
Giống như hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử cũng có thể được phân
thành nhiều loại dựa vào các tiêu chí nhất định, trong đó có hai căn cứ quan trọng
dưới đây:
- Căn cứ vào mục đích ký kết hợp đồng, hợp đồng điện tử có thể được phân
thành hợp đồng điện tử trong lĩnh vực dân sự và hợp đồng dân sự trong lĩnh vực
thương mại. Hợp đồng điện tử trong lĩnh vực dân sự là các loại hợp đồng dân sự
được ký kết nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của con người. Về mặt nội dung, hợp
đồng điện tử này có thể là hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch
vụ… được ký kết giữa các chủ thể của pháp luật là các cá nhân với cá nhân, cá nhân
với pháp nhân hoặc giữa các pháp nhân với nhau, thậm chí giữa cá nhân, pháp nhân
với Nhà nước. Còn hợp đồng điện tử trong lĩnh vực thương mại là những hợp đồng
được ký kết để thực hiện các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi16. Hợp
đồng điện tử trong lĩnh vực thương mại, về mặt nội dung, có thể là hợp đồng mua
bán hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng đầu tư, xúc tiến thương mại…
nhằm mục đích sinh lợi.
Việc phân loại hợp đồng căn cứ vào mục đích ký kết hợp đồng đặt ra hai vấn
đề: Thứ nhất, với những hợp đồng điện tử trong lĩnh vực thương mại, do tính đặc
thù của nó là gắn với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và chịu sự tác
động của nền kinh tế thị trường trong nước và quốc tế, cho nên các nước thường
16

Xem thêm Điều 3.1 Luật Thương mại năm 2005.


×