Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở theo hướng nghiên cứu bài học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

DƯƠNG VĂN THANH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MƠN
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THÀNH PHỐ THANH HĨA, TỈNH THANH HÓA
THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THANH HÓA, NĂM 2022



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

DƯƠNG VĂN THANH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MƠN
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THÀNH PHỐ THANH HĨA, TỈNH THANH HÓA
THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Thái Văn Thành

THANH HÓA, NĂM 2022
Danh sách Hội đồng đánh giá luận văn Thạc sĩ khoa học
(Theo Quyết định số 2238/QĐ-ĐHHĐ ngày 04 tháng 10 năm 2022

i


của Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức)
Học hàm, học vị,

Cơ quan Công tác

Họ và tên

Trường Đại học Hồng Đức

TS. Lê Thị Thu Hà

Trường Đại học

TS. Nguyễn Quốc Trị

Sư Phạm Hà Nội


Chức danh trong
Hội đồng
Chủ tịch
UV, Phản biện 1

TS. Nguyễn Thị Thanh

Trường Đại học Hồng Đức

UV, Phản biện 2

TS. Trịnh Văn Tùng

Trường CĐ sư phạm
Trung ương

Ủy viên

TS. Cao Thị Cúc

Trường Đại học Hồng Đức

Thư ký

Xác nhận của Người hướng dẫn
Học viên đã chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng
Ngày 29 tháng 12 năm 2022

GS.TS. Thái Văn Thành


LỜI CAM ĐOAN

ii


Tôi xin cam đoan luận văn không trùng lặp với các khóa luận, luận văn,
luận án và các cơng trình nghiên cứu đã công bố
Người cam đoan

Dương Văn Thanh

iii


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn GS.TS. Thái Văn Thành đã trực tiếp hướng dẫn
tơi hồn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo khoa
Tâm lý - Giáo dục Trường Đại học Hồng Đức đã giúp đỡ tơi trong q trình
học tập và làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, chuyên viên Phịng GD&ĐT thành phố
Thanh Hóa; lãnh đạo các nhà trường, các thầy giáo, cô giáo là Tổ trưởng chuyên
môn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hố đã
hỗ trợ tơi thực hiện luận văn này.
Người cảm ơn

Dương Văn Thanh

iv



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................... viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... x
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................ 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 4
8. Kết quả đạt được ................................................................................. 6
9. Cấu trúc luận văn ................................................................................ 6
Chương1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN
MÔN Ở TRƯỜNG THCS THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC ... 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .......................................................... 7
1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................ 10
1.2.1. Tổ chuyên môn trường THCS .................................................... 10
1.2.2. Hoạt động của tổ chuyên môn trường THCS ............................ 13
1.2.3. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường THCS theo hướng
nghiên cứu bài học ................................................................................ 16
1.3. Hoạt động tổ chuyên môn trường THCS theo hướng nghiên cứu bài
học ......................................................................................................... 17
1.3.1. Vị trí, vai trị của tổ chuyên môn trường THCS ......................... 17
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trường THCS............ 18

1.3.3. Mục tiêu, nội dung, phương thức hoạt động tổ chuyên môn trường
THCS theo hướng nghiên cứu bài học.................................................. 20
v


1.4. Vấn đề quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường THCS theo hướng
nghiên cứu bài học ................................................................................ 24
1.4.1. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường
THCS theo hướng nghiên cứu bài học.................................................. 24
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường THCS theo
hướng nghiên cứu bài học ..................................................................... 26
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường
THCS theo hướng nghiên cứu bài học.................................................. 32
1.5.1. Các yếu tố chủ quan .................................................................... 32
1.5.2. Các yếu tố khách quan ................................................................ 34
Kết luận chương 1 ......................................................................................... 35
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
TRONG CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ THANH HĨA, TỈNH
THANH HỐ THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC ..................... 36
2.1. Khái quát về thành phố Thanh Hoá và tình hình giáo dục tại thành
phố Thanh Hố .................................................................................... 36
2.1.1. Khái quát về thành phố Thanh Hoá .......................................... 36
2.1.2. Thực trạng giáo dục thành phố Thanh Hoá .............................. 40
2.1.3. Thực trạng giáo dục THCS ....................................................... 42
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng .................................................... 44
2.2.1. Mục đích khảo sát ..................................................................... 44
2.2.2. Nội dung khảo sát ..................................................................... 44
2.2.3. Phương pháp khảo sát ............................................................... 44
2.2.4. Mẫu khách thể khảo sát ............................................................ 44
2.2.5. Tiêu chí và thаng đánh giá ........................................................ 45

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động của TCM các trường THCS
thành phố Thanh Hố, tỉnh Thanh Hóa theo hướng nghiên cứu bài học
............................................................................................................. 46
2.3.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của
hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ................. 46
2.3.2. Đánh giá mục tiêu hoạt động của TCM tại các trường THCS
thành phố Thanh Hoá theo hướng nghiên cứu bài học ....................... 47
vi


2.3.3. Đánh giá nội dung hoạt động của TCM tại các trường THCS
thành phố Thanh Hoá theo hướng nghiên cứu bài học ....................... 49
2.3.4. Đánh giá phương thức hoạt động của TCM tại các trường THCS
thành phố Thanh Hoá theo hướng nghiên cứu bài học ....................... 52
2.4. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động TCM các trường
THCS thành phố Thanh Hố, tỉnh Thanh Hóa theo hướng nghiên cứu
bài học ................................................................................................. 54
2.4.1. Đánh giá tầm quan trọng của quản lý hoạt động TCM các trường
THCS thành phố Thanh Hố, tỉnh Thanh Hóa theo hướng nghiên cứu
bài học ................................................................................................. 54
2.4.2. Thực trạng quản lý công tác xây dựng kế hoạch hoạt động của
TCM các trường THCS theo hướng nghiên cứu bài học .................... 55
2.4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của TCM các
trường THCS theo hướng nghiên cứu bài học .................................... 57
2.4.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động của TCM các
trường THCS theo hướng nghiên cứu bài học .................................... 59
2.4.5. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động của TCM các trường
THCS theo hướng nghiên cứu bài học................................................ 60
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chun
mơn các trường THCS thành phố Thanh Hố, tỉnh Thanh Hóa theo

hướng nghiên cứu bài học ................................................................... 62
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động tổ chun mơn các
trường THCS thành phố Thanh Hóa theo hướng nghiên cứu bài học 64
2.6.1. Kết quả đạt được ....................................................................... 64
2.6.2. Hạn chế ..................................................................................... 65
2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế ......................................................... 66
Kết luận chương 2 ......................................................................................... 67
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ THANH HĨA, TỈNH THANH HỐ
THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC ............................................... 68
3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp .................................................. 68
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ........................................... 68
vii


3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ........................................... 68
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ........................................... 69
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và có hiệu quả ...................... 69
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chun mơn trường THCS
thành phố Thanh Hố, tỉnh Thanh Hóa theo hướng nghiên cứu bài học
............................................................................................................. 69
3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng Kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn
trường THCS theo hướng nghiên cứu bài học .................................... 69
3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn trường
THCS theo hướng nghiên cứu bài học................................................ 72
3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ
TCM theo hướng nghiên cứu bài học ................................................. 76
3.2.4. Biện pháp 4: Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động TCM
theo hướng nghiên cứu bài học ........................................................... 79
3.2.5. Biện pháp 5: Đảm bảo các điều kiện hoạt động TCM trường

THCS .................................................................................................. 82
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .................................................. 84
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được
đề xuất. ................................................................................................ 85
3.4.1. Khái quát chung về khảo nghiệm ............................................. 85
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm ................................................................ 86
3.4.3. Mối tương quan của các biện pháp ........................................... 89
Kết luận chương 3 ......................................................................................... 91
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 95
PHỤ LỤC……………………………………………...……………………P1

viii


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn nghĩa

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GD

Giáo dục

NCBH


Nghiên cứu bài học

TCM

Tổ chuyên môn

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

CBQL

Cán bộ quản ly

KTXH

Kinh tế xã hội

THCS

Trung học cơ sở

UBND

Uỷ ban nhân dân


ix


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Sự khác biệt giữa hoạt động TCM truyền thống và hoạt động TCM
theo hướng nghiên cứu bài học ....................................................................... 15
Bảng 2.1. Quy mô mạng lưới trường lớp thành phố Thanh Hoá (năm học 20202021)................................................................................................................ 40
Bảng 2.2. Tổng hợp GV các trường THCS trên địa bàn thành phố Thanh Hố
theo phân mơn (năm học 2020 -2021) ............................................................ 43
Bảng 2.3. Thang đo đánh giá kết quả khảo sát ............................................... 46
Bảng 2.4. Kết quả đánh giá của CBQL và GV về mục tiêu hoạt động của TCM
tại các trường THCS thành phố Thanh Hoá theo hướng nghiên cứu bài học . 47
Bảng 2.5. Kết quả đánh giá của GV và CBQL về tần suất thực hiện nội dung
hoạt động của TCM tại các trường THCS thành phố Thanh Hoá theo hướng
nghiên cứu bài học .......................................................................................... 49
Bảng 2.6. Kết quả đánh giá của GV và CBQL về hiệu quả thực hiện nội dung
hoạt động của TCM tại các trường THCS thành phố Thanh Hoá theo hướng
nghiên cứu bài học .......................................................................................... 50
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá tcủa CBQL và GV về tần suất phương thức hoạt
động của TCM tại các trường THCS thành phố Thanh Hoá theo hướng nghiên
cứu bài học ...................................................................................................... 52
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá của CBQL và GV về hiệu quả phương thức hoạt
động của TCM tại các trường THCS thành phố Thanh Hoá theo hướng nghiên
cứu bài học ...................................................................................................... 53
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá của CBQL, GV về mức độ xây dựng kế hoạch hoạt
động Tổ chuyên môn ở các trường THCS Thành phố Thanh Hoá theo hướng
nghiên cứu bài học .......................................................................................... 55
Bảng 2.10. Kết quả đánh giá của CBQL và GV về mức độ tổ chức thực hiện
kế hoạch hoạt động Tổ chun mơn ở các trường THCS Thành phố Thanh Hố
theo hướng nghiên cứu bài học ....................................................................... 57


x


Bảng 2.11. K Kết quả đánh giá mức độ chỉ đạo thực hiện hoạt động Tổ chuyên
môn ở các trường THCS Thành phố Thanh Hoá theo hướng nghiên cứu bài học
......................................................................................................................... 59
Bảng 2.12. Kết quả đánh giá của CBQL và GV về mức độ kiểm tra, đánh giá
việc thực hiện các hoạt động Tổ chuyên môn ở các trường THCS Thành phố
Thanh Hoá theo hướng nghiên cứu bài học .................................................... 61
Bảng 2.13. Kết quả đánh giá của CBQL và GV về các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động Tổ chuyên mơn ở các trường THCS Thành phố Thanh Hố theo
hướng nghiên cứu bài học ............................................................................... 62
Bảng 3.1. Mẫu phiếu quan sát giờ minh hoạ .................................................. 74
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp đề xuất ............. 86
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất ............... 90
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá mối tương quan của các biện pháp ..................... 89

xi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế thành phố Thanh Hoá năm 2021 ........................ 38
Biểu đồ 2.2. Đánh giá của CBQL và GV về vai trò của hoạt động TCM ở các
trường THCS Thành phố Thanh Hoá theo hướng nghiên cứu bài học ........... 46
Biểu 2.3. Đánh giá của CBQL và GV về tầm quan trọng của quản lý hoạt động
TCM các trường THCS thành phố Thanh Hố, tỉnh Thanh Hóa theo hướng
nghiên cứu bài học .......................................................................................... 54
Biểu đồ 3.1. Mô tả mối tương quan quả các biện pháp qua biểu đồ............... 90


xii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hành trình lịch sử của một quốc gia, giáo dục và đào tạo (GD&ĐT)
ln đóng vai trị quan trọng, là cái nơi của sự phát triển, là nền móng của khoa
học - xã hội, đem lại sự thịnh vượng cho quốc gia. Bởi GD&ĐT với sứ mệnh
nâng cao chất lượng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đã góp
phần quan trọng vào q trình phát triển đất nước.
Tại Việt Nam, một quốc gia đang trên đà hội nhập và phát triển, nhiệm
vụ đầu tư phát triển GD&ĐT được coi là quốc sách hàng đầu nhằm thúc đẩy
nền kinh tế tri thức, đẩy nhanh tiến độ cơng nghiệp hố – hiện đại hoá đất nước.
Đại hội lần thứ XII của Đảng đã nhấn manh: “Đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao”[13, tr.114], tiếp tục trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai
đoạn 2021-2030 của Việt Nam, Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng đã đề ra mục tiêu cần hướng tới: Phát triển GD&ĐT đáp ứng yêu cầu
nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội
nhập quốc tế[14]. Với quan điểm chỉ đạo đó, Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ
giải pháp đột phá để phát triển GD&ĐT giai đoạn 2011-2020 là “Đổi mới quản
lý giáo dục”.
Trong các trường THCS, các tổ chun mơn đóng vai trị quan trọng
trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và
học. Tổ chuyên môn quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định, là đầu
mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt trong công tác chuyên môn. Tổ chun
mơn có quan hệ cộng đồng, hợp tác, phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ và các
tổ chức đồn thể khác trong nhà trường, tiếp nhận các thơng tin đổi mới của
chương giáo dục mới, và triển khai xây dựng các kế hoạch giảng dạy, kế hoạch
quản lý theo chương trình mới của Bộ GD&ĐT, nghiên cứu bài học theo

chương trình hiện hành nhằm đảm bảo cho HS sớm tiếp cận chương trình giáo
dục phổ thơng mới giúp các em phát triển toàn diện về năng lực và trí tuệ. Vai
1


trị của tổ chun mơn đã được khẳng định và là một bộ phận không thể thiếu
trong hệ thống cơ cấu tổ chức nhà trường.
Những năm qua, các trường THCS trên địa bàn Thành phố Thanh Hố,
tỉnh Thanh Hóa đang cố gắng triển khai thực hiện áp dụng chương trình giáo
dục phổ thông mới vào giảng dạy, các tổ chuyên môn trong nhà trường đã
nghiên cứu đổi mới nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học,
phương pháp kiểm tra đánh giá HS theo chương trình mới. Tổ chức các hoạt
động bồi dưỡng GV trong tổ nắm bắt kỹ chương trình mới của Bộ
GD&ĐT….Tuy nhiên, quá trình quản lý hoạt động của tổ chuyên môn tại các
trường THCS cịn mang nặng tính hình thức, chiếu lệ và kém hiện quả. phần
lớn Tổ trưởng tổ chuyên môn vẫn quản lý Tổ theo kinh nghiệm, công tác quản
lý chưa chuyên sâu, chưa phát huy được hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục. Tư duy quản lý chậm đổi mới, nhận thức chưa đúng về mục
tiêu giáo dục và còn nhiều ý kiến trái chiều trong đổi mới nội dung và phương
pháp giáo dục theo chương trình mới. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải quản lý
hoạt động Tổ chuyên môn như thế nào để vẫn đảm bảo đúng quy trình quản lý
của Hiệu trưởng đáp ứng chương trình giáo dục mới và phát huy được vai trò,
khả năng sáng tạo của các thành viên tổ chuyên môn (TCM) nhà trường trong
hoạt động giảng dạy. Hiện nay, việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo
hướng nghiên cứu bài học là một hình thức mới mang lại hiệu quả cao trong
hoạt động chuyên môn tại các trường phổ thông. Đây được coi là hướng đi đúng
trong công tác chuyên môn của nhà trường hướng tới mục tiêu đổi mới giáo
dục. Các trường THCS trên địa bàn thành phố Thanh Hoá cũng đang dành sự
quan tâm phát triển tổ chuyên môn theo hướng này.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý, có thể thấy quản lý TCM là vấn đề

hết sức quan trọng và cần thiết để đổi mới tồn diện giáo dục. Tơi xin chọn đề
tài nghiên cứu của mình là: “Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường
trung học cơ sở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo hướng nghiên
cứu bài học” mong muốn sẽ tìm ra một số biện pháp phù hợp để công tác quản
lý TCM các trường THCS trên địa bàn thành phố Thanh Hoá tốt hơn trong giai
đoạn tới.
2


2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp
quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường THCS trên địa bàn thành phố Thanh
Hoá, tỉnh Thanh Hoá theo hướng nghiên cứu bài học góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục THCS của thành phố.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động tổ chuyên môn tại các trường THCS
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường
THCS trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá theo hướng nghiên
cứu bài học.
4. Giả thiết khoa học
Những năm gần đây, các trường THCS trên địa bàn thành phố Thanh
Hoá, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai các hoạt động dạy và học theo chương trình
GDPT mới 2018 và đạt được một số hiệu quả nhất định, các tổ chuyên môn
trong nhà trường đã tiếp nhận các thông tin về đổi mới giáo dục, tổ chức các
hoạt động đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học theo hướng
nghiên cứu bài học nhằm đáp ứng xu hướng hội nhập trong bối cảnh GD hiện
nay. Các tổ chuyên môn trong các trường THCS đã có đóng góp rất lớn vào
nhiệm vụ đổi mới GD tạo những bước tiếp quan trọng trong nhiệm vụ nâng cao

chất lượng GD. Tuy nhiên so với yêu cầu thực tiễn giáo dục, các hoạt động của
Tổ chun mơn trong q trình triển khai theo hướng nghiên cứu bài học còn
bộc lộ những hạn chế, bất cập… Vì vậy, nếu đề xuất được các biện pháp quản
lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Thanh
Hoá, tỉnh Thanh Hoá theo hướng nghiên cứu bài học một cách đồng bộ, khả thi
sẽ nâng cao hiệu quả quản lý TCM trong các trường THCS góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục tồn diện.

3


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở
trường THCS theo hướng nghiên cứu bài học
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động tổ chuyên môn
trong các trường THCS trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá
theo hướng nghiên cứu bài học
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong
các trường THCS trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá theo
hướng nghiên cứu bài học
5.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt
động tổ chuyên môn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thanh Hoá,
tỉnh Thanh Hoá theo hướng nghiên cứu bài học.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động tổ chuyên môn ở các
trường THCS
6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành tại 8 trường THCS trên địa bàn thành
phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá

6.3. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của luận văn là quản lý hoạt động tổ chuyên môn
ở các trường trung học cơ sở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo hướng
nghiên cứu bài học
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Tổng hợp tư liệu để hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề lý luận
có liên quan đến đề tài quản lý hoạt động tổ chun mơn các trường THCS.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát.
Luận văn xây dựng mẫu phiếu khảo sát và phát cho các CBQL, GV các
trường THCS trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá nhằm khảo
4


sát thực trạng hoạt động tổ chuyên môn và thực trạng quản lý hoạt động tổ
chuyên môn trong nhà trường.
Trong phạm vi đề tài này, luận văn chọn mẫu khảo sát thuộc hai nhóm
CBQL và GV.
Số lượng cụ thể:
+ 45 cán bộ quản lý (gồm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng tổ
chuyên môn của các trường THCS và một số cán bộ trực thuộc Phịng GD&ĐT
thành phố Thanh Hố, tỉnh Thanh Hoá)
+ 120 GV đang giảng dạy trực tiếp tại các trường THCS và có tham gia
vào cơng tác xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức dạy học theo hướng
NCBH
7.2.2. Phương pháp quan sát
Tác giả tiến hành khảo sát thực địa, tới các trường THCS trên địa bàn
thành phố Thanh Hoá để quan sát việc thực hiện các hoạt động dạy và học của
nhà trường, dự giờ một số GV và đánh giá các hoạt động của Tổ chuyên môn

thông qua các buổi họp Tổ nhằm thu thập các thông tin cần thiết.
7.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Tác giả lấy ý kiến của CBQL, GV có nhiều năm kinh nghiệm trong quá
trình quản lý để đánh giá khách quan nhất về sự cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp quản lý được đề xuất.
7.2.4. Phương pháp tổng kết và rút kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm công tác quản lý hoạt động Tổ chuyên môn tại các
trường THCS trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa.
7.3. Phương pháp thống kê tốn học
Thống kê toán học các kết quả điều tra thu được để phân tích về định
lượng và định tính của kết quả nghiên cứu. Sử dụng bảng tính Excel để xử lý,
tính toán số liệu thu được của đề tài.
- Sử dụng hình thức bảng biểu và sơ đồ để tổng hợp thông tin, kết quả
đánh giá
5


8. Kết quả đạt được
Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong
các trường THCS theo hướng nghiên cứu bài học
- Đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong các
trường THCS trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá theo hướng
nghiên cứu bài học và rút ra những hạn chế tồn tại trong công tác quản lý
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong các
trường THCS trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá theo hướng
nghiên cứu bài học
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo,
luận văn có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các

trường trung học cơ sở theo hướng nghiên cứu bài học
- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường
trung học cơ sở thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá theo hướng nghiên cứu
bài học
- Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường
trung học cơ sở thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá theo hướng nghiên cứu
bài học

6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN
MÔN Ở CÁC TRƯỜNG THCS THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về hoạt động tổ chun mơn ở các trường
trung học cơ sở theo hướng nghiên cứu bài học
Sinh hoạt tổ chuyên môn (TCM) theo hướng nghiên cứu bài học là một
mơ hình khá phổ biến tại các trường học tại Việt Nam những năm gần đây, năm
học 2014-2015, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo triển khai đại trà sinh hoạt chuyên môn
dựa trên tiếp cận nghiên cứu bài học tại các trường phổ thơng trong tồn quốc,
đã có một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề này với mục tiêu nâng cao chất
lượng dạy học và các hoạt động nghiên cứu cho đội ngũ GV trong nhà trường.
Cụ thể
Vũ Thị Sơn (2011), Đổi mới sinh hoạt chun mơn theo hướng xây dựng
văn hố học tập ở nhà trường thơng qua”Nghiên cứu bài học”, Tạp chí GD số
269, tr20-23 đã đề xuất xây dựng môi trường sư phạm theo hướng đổi mới giúp
HS trong nhà trường có được mơi trường học tập tốt, tiên tiến, trong đó lực
lượng GD cơ bản cần phải thay đổi đó là TCM, các TCM trong nhà trường cần

có cái nhìn mở về GD&ĐT, thay đổi hướng sinh hoạt chuyên môn để phát triển
năng lực giảng dạy cho GV nhà trường bằng cách sinh hoạt theo hướng nghiên
cứu bài học, tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm về các chuyên đề bài học cùng
thống nhất nội dung phương pháp giảng dạy cho HS trước khi lên lớp[26].
Nguyễn Mậu Đức, Lê Huy Hồng (2012), “Phương pháp bồi dưỡng
chun mơn nghiệp vụ cho GV, sinh viên sư phạm thơng qua mơ hình nghiên
cứu bài học”, Tạp chí GD, đã khẳng định hoạt động nghiên cứu bài học
(NCBH) là phương pháp giáo dục mới hiệu quả và nên được áp dụng tại các
trường phổ thông tại Việt Nam. Bởi hoạt động NCBH là hoạt động then chốt
của GV ở các cấp học nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp của GV và tạo cơ
hội học tập cho HS. Qua NCBH các trường phổ thông tạo ra một lực lượng GV
7


nịng cốt có chất lượng chun mơn cao, từ đó nâng cao chất lượng GD trong
nhà trường[12].
Hồng Tấn Bình Long (2013), Vấn đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa
trên nghiên cứu bài học, Tạp chí GD năm 2013 đã đề cập đến lý thuyết của
nghiên cứu bài học, nghiên cứu công tác quản lý TCM trong nhà trường, đưa
ra một số hạn chế trong hoạt động TCM theo phương pháp truyền thống và
những hình thức giáo dục thụ động khơng cịn phù hợp trong thời kỳ đổi mới
giáo dục, vì vậy bài viết đề xuất một số giải pháp đổi mới sinh hoạt trong TCM
theo hướng nghiên cứu bài học, tổ chức các buổi họp theo chuyên đề mà mỗi
GV phải chủ động xây dựng bài giảng để báo cáo, từ đó cùng GV trong tổ đúc
rút những giá trị cần thiết chung để giảng dạy cho HS[20].
Bộ GD&ĐT ban hành: Tài liệu tập huấn đổi mới hoạt động sinh hoạt
chuyên môn dùng cho CBQL, GV THCS, THPT và GDTX do NXB Đại học sư
phạm phát hành năm 2015 trình bày chi tiết vai trị, nhiệm vụ của từng đối
tượng GD trong xây dựng các hoạt động tại TCM và định hướng cho các đơn
vị GD&ĐT các hình thức đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm phát trển năng

lực dạy học cho GV và khă năng tư duy sáng tạo cho người học, giúp người
học phát triển toàn diện đạt được mục tiêu trong GD&ĐT[6].
Những năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề đổi mới sinh hoạt chuyên
môn theo cụm trường vào các trường phổ thông để thực hiện, các tài liệu tập
huấn sinh hoạt chuyên môn và đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường
được biên tập lưu hành nội bộ cho CBQL và GV trong các trường nghiên cứu
học tập, một số tài liệu về vấn đề sinh hoạt chuyên môn trong TCM là: “Tài
liệu tập huấn sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường môn giáo dục công dân”
năm 2017 [7] “Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở phổ thông cốt cán” năm
2019[8]…“Tài liệu tập huấn sinh hoạt cụm chuyên môn trong trường học môn
KHXH” năm 2016 [9] các tài liệu này đều tập trung hướng dẫn CBQL và GV
các hoạt động xây dựng kế hoạch, tổ chức dạy học và đánh giá HS theo hướng

8


phát huy năng lực người học và phát triển sự sáng tạo của GV theo chương
trình giáo dục phổ thơng hiện hành.
Căn cứ vào các Thông tư của Bộ GD&ĐT về đổi mới GD, các tài liệu tập
huấn của Bộ GD&ĐT về đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong các TCM, các
địa phương đã chủ động xây dựng những tài liệu tập huấn về vấn đề sinh hoạt
TCM phù hợp với thực tiễn địa phương và đáp ứng chương trình giáo dục phổ
thông mới 2018 ban hành mới đây. Một số địa phương đã có tài liệu tập huấn
như tỉnh Hưng Yên có: “Tài liệu tập huấn đổi mới sinh hoạt chuyên môn nghiên
cứu bài học theo cụm trường”năm 2018[27]; tỉnh Quảng Ninh: “Bài giảng tập
huấn đổi mới SHCM ở các trường THCS, THPT và THGDTX” năm 2019
[28]…
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các
trường trung học cơ sở theo hướng nghiên cứu bài học
Hoàng Xuân Hiến nghiên cứu đề tài: Quản lý hoạt động TCM ở các

trường THCS huyện Phủ Cử, tỉnh Hưng yên theo định hướng đổi mới GD [17]
đã chỉ ra các vấn đề đổi mới trong sinh hoạt TCM phù hợp với bối cảnh
GD&ĐT hiện nay, những tồn tại trong phương pháp sinh hoạt chuyên môn
truyền thống và yêu cầu đặt ra đối với đổi mới sinh hoạt TCM đáp ứng chương
trình GDPT mới. Luận văn đề xuất giải pháp đổi mới sinh hoạt chuyên môn
theo hướng nghiên cứu bài học, tập trung tìm hiểu các vấn đề của HS để tìm ra
phương hướng giải quyết giúp các em phát triển toàn diện về năng lực tư duy
và khả năng sáng tạo
Bùi Hải Ngọc (2017), “Quản lý hoạt động TCM theo hướng nghiên cứu
bài học tại các trường THCS quận Tây Hồ, TP. Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ
QLGD trường ĐH QG Hà Nội đã hệ thống hoá cơ sở lý thuyết liên quan đến
TCM và nghiên cứu bài học, đề cập đến thực tiễn hoạt động sinh hoạt chuyên
môn trong các TCM tại quận Tây Hồ, đánh giá những kết quả làm được và
những hạn chế của hình thức sinh hoạt chun mơn truyền thống, từ đó đưa ra

9


các biện pháp quản lý TCM theo hướng nghiên cứu bài học đáp ứng mục tiêu
đổi mới giáo dục[23].
Hoàng Kim Anh (2017), “Quản lý hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn
dựa vào nghiên cứu bài học ở các trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội”, Luận văn
Thạc sĩ QLGD hệ thống hoá lý thuyết về sinh hoạt TCM và nghiên cứu bài học,
đề cập đến những nét mới trong tổ chức và quản lý hoạt động sinh hoạt TCM
theo hướng nghiên cứu bài học tại các cấp trường THCS, đánh giá thực trạng
hoạt động TCM tại các trường THCS Cầu Giấy, đưa ra những quan điểm, nhận
xét về mặt mạnh, mặt yếu trong sinh hoạt TCM tại các nhà trường, qua đó xây
dựng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sinh hoạt chuyên
môn theo hướng nghiên cứu bài học[1].
Tóm lại, mỗi đề tài, mỗi bài tham luận đi sâu nghiên cứu một phạm vi,

nhưng đa phần chỉ nghiên cứu đến nâng cao hiểu quả quản lý TCM theo hướng
truyền thống mà ít đề tài đi sâu tìm hiểu theo hướng nghiên cứu bài học một
cách toàn diện. Chưa có một nghiên cứu cụ thể vấn đề này tại các trường THCS
thành phố Thanh Hoá, với mong muốn góp phần hệ thống hố lý luận và nghiên
cứu thực trạng quản lý hoạt động TCM qua hình thức bài học tại các trường
THCS thành phố Thanh Hố, tơi đề xuất nghiên cứu đề tài: Quản lý hoạt động
tổ chuyên mơn ở các trường THCS thành phố Thanh Hố, tỉnh Thanh Hoá theo
hướng nghiên cứu bài học là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Tổ chuyên môn trường THCS
1.2.1.1. Tổ chuyên môn
Điều lệ trường THCS, THPT và trường THPT có nhiếu cấp học ban hành
theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDDT ngày 15/9/2020 của Bộ GD&ĐT: TCM
là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường THCS.
Trong trường các tổ, nhóm chun mơn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối
hợp các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường

10


nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình GD, các
hoạt động GD và các hoạt động khác hướng tới mục tiêu giáo dục[5].
Cán bộ quản lý, GV, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục,
cán bộ làm công tác tư vấn cho HS của nhà trường được tổ chức thành TCM.
TCM có tổ trưởng, nếu có 7 thành viên trở lên thì có tổ phó. Tổ trưởng, tổ phó
tổ TCM do Hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng [5].
*Nhiệm vụ của TCM chủ yếu là[5]:
(1) Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình
mơn học, hoạt động giáo dục thuộc chun mơn phụ trách theo tuần, tháng, học
kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn khác xây dựng kế hoạch giáo dục

của nhà trường.
(2) Đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử
dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(3) Thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo kế hoạch giáo
dục của nhà trường đã được hội đồng trường phê duyệt.
(4) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(5) Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của tổ
chuyên môn và của nhà trường.
(6) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.
TCM tổ chức sinh hoạt chun mơn ít nhất 01 lần trong 02 tuần và có
thể họp đột xuất theo u cầu cơng việc hoặc khi Hiệu trưởng yêu cầu. Tổ
chuyên môn hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập,
giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên để phát triển năng lực chun mơn.
Từ những giải thích trên, có thể hiểu: TCM là bộ phận không thể thiếu trong
cơ cấu nhà trường, gồm các GV cùng giảng dạy về mơn học hay một nhóm cán
bộ làm cơng tác hành chính thư viện, thiết bị GD, tư vấn giáo dục…được tổ chức
lại đặt dưới sự quản lý của một tổ trưởng, tổ phó do Hiệu trưởng bổ nhiệm nhằm
thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được nhà trường giao phó.
11


×