Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Giáo trình tiện cnc (nghề cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 39 trang )

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

1


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Tiện CNC được biên soạn dựa theo chương trình đào tạo chất lượng
cao đã xây dựng và ban hành năm 2021 của trường Cao đẳng nghề Cần Thơ dành cho
nghề Cắt gọt kim loại hệ Cao đẳng.
Giáo trình được biên soạn làm tài liệu học tập, giảng dạy nên giáo trình đã được
xây dựng ở mức độ đơn giản và dễ hiểu, trong mỗi bài học đều có ví dụ và bài tập
tương ứng để áp dụng và làm sáng tỏ phần lý thuyết.
Trong quá trình thực hiện, ban biên soạn đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp
thẳng thắn, khoa học và trách nhiệm của nhiều chuyên gia, biên soạn giáo trình dựa
trên năng lực thực hiện, tuy nhiên, khơng tránh được những thiếu sót. Rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp để giáo trình được hồn thiện hơn, đáp ứng được u cầu
thực tế sản xuất của các doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai.
Cần Thơ, ngày tháng năm 20
Tham gia biên soạn
1.Chủ biên: Võ Thanh Giang
2. Huỳnh Chí Linh

2


MỤC LỤC
Trang


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ............................................................................................ 1
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 2
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 3
BÀI 1: LẬP TRÌNH TIỆN CNC ..................................................................................... 6
1. Hệ tọa độ trên máy tiện CNC ...................................................................................... 6
2. Các điểm “0” và điểm chuẩn trên máy tiện CNC ....................................................... 7
3. Các dạng điều khiển CNC ........................................................................................... 8
4. Cấu trúc chương trình NC ......................................................................................... 10
5. Lập trình tiện CNC .................................................................................................... 11
5.1. Lệnh di chuyển nhanh ............................................................................................ 11
5.2. Lệnh nội suy đường thẳng ...................................................................................... 11
5.3. Lệnh nội suy cung tròn ........................................................................................... 11
5.4. Vát cạnh và bo góc ................................................................................................. 12
5.5. Chọn mặt phẳng làm việc ....................................................................................... 12
5.6. Chu trình cắt ren ..................................................................................................... 13
5.7. Đơn vị lập trình ...................................................................................................... 13
5.8. Tiếp cận điểm tham chiếu ...................................................................................... 14
5.9. Khai báo hệ toạ độ làm việc ................................................................................... 14
5.10. Chu trình tiện thơ dọc trục ................................................................................... 14
5.11. Chu trình tiện thơ song song biên dạng................................................................ 15
5.12. Chu trình tiện tinh ................................................................................................ 15
5.13. Lập trình toạ độ tương đối tuyệt đối .................................................................... 15
5.14. Chu trình khoan lỗ ................................................................................................ 16
5.15. Bù trừ bán kính mũi dao ....................................................................................... 17
5.16. Gọi chương trình con ........................................................................................... 18
5.17. Đơn vị tốc độ cắt .................................................................................................. 19
5.18. Tập lệnh M ........................................................................................................... 19
6.Thực hành ................................................................................................................... 19
BÀI 2: VẬN HÀNH MÁY TIỆN CNC ........................................................................ 21
1. Cấu tạo máy tiện CNC .............................................................................................. 21

2. Phím điều khiển máy ................................................................................................. 25
3. Vận hành máy tiện CNC ........................................................................................... 27
4. Cài đặt tọa độ làm việc W ......................................................................................... 28
5. Ưu điểm của máy CNC ............................................................................................. 28
6. An toàn lao động trên máy tiện CNC ........................................................................ 28
7. Thực hành .................................................................................................................. 29
BÀI 3: GIA CÔNG TIỆN CNC .................................................................................... 30
1. Tiện trụ bậc ............................................................................................................... 30
2. Tiện rãnh, tiện côn..................................................................................................... 31
3. Khoan lỗ, tiện ren ...................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 39

3


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: TIỆN CNC
Mã mơ đun: MĐ 27
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị mơ đun:
- Vị trí: Là mơ đun được học sau khi sinh viên đã học xong các mô đun như
Tiện trụ, Autocad...
- Tính chất: Là mơ đun chun ngành bắt buộc.
- Ý nghĩa và vai trị mơ đun: Mơ đun Tiện CNC được dùng để đào tạo nghề cho
công nhân chất lượng cao nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho sản xuất trong tương lai.
Mô đun trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về điều khiển số, đặc biệt là
phương pháp lập trình để gia cơng chi tiết trên máy tiện CNC, kiểm tra, chạy thử và
vận hành được máy tiện CNC để sản xuất các chi tiết điển hình.
Mục tiêu của mơ đun:
Sau khi học xong mơ đun này học viên có năng lực
Kiến thức:

- Lập được chương trình tiện CNC trên phần mềm điều khiển.
- Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi tiện
trên máy tiện CNC.
-Sửa và bổ sung các lệnh cho phù hợp với phần mềm điều khiển từ chương NC
xuất bằng phần mềm CAD/CAM.
- So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa máy tiện vạn năng vá máy tiện
CNC
Kỹ năng:
-Vận hành thành thạo máy tiện CNC, cài đặt thơng số phơi, dao chính xác.
-Lập trình gia công được các chi tiết trụ, côn, cắt rãnh, khoan lỗ, tiện ren đúng
qui trình, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo năng suất, chất lượng,
an tồn.
-Kiểm tra, sửa được lỗi lập trình, lỗi vận hành máy tiện CNC.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
-Tích cực trong học tập, tìm hiểu thêm trong q trình thực tập xưởng.
-Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực
sáng tạo trong học tập.
Nội dung mơ đun:
Số
Thời gian (giờ)
TT
Tổng

Thực
Kiểm
số
thuyết hành, thí
tra
Tên các bài trong mô đun
nghiệm,

thảo luận,
bài tập
1 Bài 1: Lập trình tiện CNC
29
9
19
1
1.Hệ tọa độ trên máy tiện CNC
0.25
0.25
2.Các điểm chuẩn trên máy tiện
0.25
0.25
CNC
3.Các dạng điều khiển CNC
0.25
0.25
4.Cấu trúc chương trình NC
0.25
0.25
5.Lập trình tiện NC
8
8
6.Thực hành
19
19
4


2


3

Kiểm tra
Bài 2: Vận hành máy tiện CNC
1.Cấu tạo máy tiện CNC
2.Phím điều khiển máy
3.Vận hành máy tiện CNC
3.Cài đặt tọa độ làm việc W
5.Ưu điểm máy tiện CNC
6.An toàn lao động trên máy tiện
CNC
7.Thực hành
Kiểm tra
Bài 3: Gia công tiện CNC
1.Tiện trụ bậc
2.Tiện rãnh, tiện côn
3.Khoan lỗ, tiện ren
Kiểm tra
Cộng

5

1
25
0.5
1
1
3
0.25


6
0.5
1
1
3
0.25

0.25

0.25

18
1
21
2
4
4
1
75

18

1
1

18
20
4
8

8
15

57

1
1

1
3


BÀI 1: LẬP TRÌNH TIỆN CNC
Mã bài: MĐ27-01

Giới thiệu:
- Bài học hướng dẫn sinh viên lập trình tiện CNC. Sau khi thiết kế bản vẽ, sinh
viên sử dụng phần mềm WinNC, SSCNC để lập trình mơ phỏng gia cơng tiện chi tiết
Mục tiêu:
-Trình bày được các lệnh điều khiển máy và điều khiển dao tiện CNC.
-Lập được các chương trình tiện chi tiết đạt được yêu cầu.
-Mô phỏng, sửa được chương trình gia cơng hợp lý.
-Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực
sáng tạo trong học tập.
Nội dung chính:

1. Hệ tọa độ trên máy tiện CNC

Trong máy tiện CNC, trục công tác (trục mang chi tiết) được xác định là trục Z
(trùng với trục quay). Chiều dương của trục Z được xác định là chiều chuyển động của

dụng cụ cắt rời xa khỏi chi tiết gia cơng.
Trục X được đặt vng góc với trục Z. Tuy nhiên, chiều của trục X phụ thuộc
vào dụng cụ cắt được đặt ở phía trước hay phía sau tâm quay. Ngồi ra cón có một trục
quay, đó là trục C nếu như trục này được điều khiển.

Hình 1.1: Hệ tọa độ máy tiện CNC

6


Hình 1.2: Các trục trên máy tiện CNC

2. Các điểm “0” và điểm chuẩn trên máy tiện CNC

2.1. Điểm “0” của máy (M)

Ký hiệu:
Mỗi máy công cụ điều khiển số làm việc với một hệ tọa độ máy. Điểm “0” của
máy là điểm gốc của hệ tọa độ liên quan đến máy, vị trí của nó được xác định bởi nhà
sản xuất máy và không thể thay đổi. Điểm “0” M giới hạn vùng làm việc của máy.
2.2. Điểm “0” của chi tiết (W)
Ký hiệu:
Điểm “0” của chi tiết là gốc của hệ tọa độ liên quan đến chi tiết. Vị trí của nó
do người lập trình xác định và có thể thay đổi theo đặc điểm của q trình gia công.
Điểm “0” của chi tiết phải được xác định khi kẹp chi tiết trên bàn máy.

Hình 1.3: Các điểm chuẩn trên máy tiện CNC

2.3. Điểm tham chiếu (R)
Ký hiệu:

Mỗi máy cơng cụ CNC với hệ thống đo hành trình tương đối cần có một điểm
chuẩn, nó phục vụ đồng thời cho việc kiểm soát các chuyển động của chi tiết gia công
và dụng cụ cắt. Điểm chuẩn này gọi là điểm tham chiếu R. Vị trí của nó được cài đặt
chính xác trên mỗi trục chuyển động bởi cơng tắc hành trình. Tọa độ của điểm tham
chiếu so với điểm chuẩn máy M luôn luôn không đổi. Sau khi bật máy lên, tất cả các
trục của máy sẽ chuyển động để đưa bàn máy và trục chính đến vị trí của điểm chuẩn
R.
7


2.4. Điểm gá dao (N)
Ký hiệu:
Điểm bắt đầu đo dao. “N” nằm ở vị trí thích hợp trên ổ gá dao và được cài đặt
bởi nhà sản xuất.

3. Các dạng điều khiển CNC
3.1. Điều khiển điểm

Hình 1.4: Điều khiển điểm

Đây là dạng điều khiển đơn giản nhất. Trong điều khiển điểm, một điểm đích
được tiếp cận với tốc độ nhanh (trong hành trình này dao cắt khơng cắt chi tiết), tại
đây q trình gia cơng được thực hiện. Với cách thức này, các điểm đích khác được
điều khiển tiếp cận và gia cơng tuần tự.
Điều khiển điểm có thể được ứng dụng trong q trình gia cơng như: khoan,
kht, doa, tarơ ren, hàn điểm, dập đột,…
3.2. Điều khiển đoạn

Hình 1.5: Điều khiển đoạn


Với điều khiển đoạn, hành trình dịch chuyển lượng tiến dao đã lập trình của
dụng cụ cắt chỉ có thể được điều khiển song song với các trục. Biên dạng chi tiết gia
cơng chỉ có thể là đường song song.
Điều khiển đoạn được ứng dụng gia công những bề mặt song song với băng
máy, ví dụ tiện trụ, tiện mặt đầu, phay các mặt phẳng song song, phay lỗ suốt…Ở các
trường hợp này việc gia công chỉ diễn ra theo một hướng.
3.3. Điều khiển đường
8


Hình 1.6: Điều khiển theo đường

Với dạng điều khiển này, hành trình dịch chuyển đường thẳng, đường nghiêng,
đường cong, đường cong phi tuyến có thể được điều khiển trong mặt phẳng hoặc trong
khơng gian.
Các biên dạng bất kỳ có thể được gia công dưới tác động điều khiển đồng thời
của 2 hoặc nhiều động cơ bước tiến.
Tùy theo số lượng các trục được điều khiển đồng thời mà ta chia ra:
- Điều khiển 2D

Hình 1.7: Điều khiển 2D

Điều khiển 2D có thể điều khiển đồng thời hai trục. Do vậy, các dịch chuyển
của dụng cụ có thể thực hiện theo đường thẳng và dạng trịn trên cùng một phẳng
(Hình 1.23).
Ví dụ: Một máy phay CNC ba trục, điều khiển 2D có nghĩa là, các biên dạng có
thể được phay với hai trục, trục thứ ba là trục tiến dao độc lập với hai trục kia.
- Điều khiển 2,5D

Hình 1.8: Điều khiển 2,5D


9


Hình 1.9:Điều khiển 2,5D (Z, Y)

Điều khiển 2,5D tao ra các chuyển động của dụng cụ cắt trong nhiều mặt
phẳng, bằng cách nội suy chuyển đổi giữa một trong ba mặt phẳng chính.
Tất cả ba trục được điều khiển trong điều khiển 2,5D, tuy nhiên mỗi mặt phẳng
ln chỉ có hai trục được điều khiển đồng thời. Trục thứ ba gọi là trục tiến dao.
- Điều khiển 3D

Hình 1.10: Điều khiển 3D (X, Y, Z)

Ba trục được nội suy đồng thời trong điều khiển 3D, nhờ đó các chuyển động
của dụng cụ cắt được thực hiện trong không gian theo kích thước 3 chiều.
Điều khiển 3D có khả năng gia cơng các biên dạng phức tạp, ví dụ như chế tạo
dụng cụ cắt, chế tạo khuôn mẫu,.v.v…

4. Cấu trúc chương trình NC

Chương trình NC là một trình tự các khối lệnh được lưu trữ trong hệ điều khiển.
Khi gia công, các khối lệnh này sẽ được đọc và được kiểm tra bởi hệ điều khiển.
Chương trình NC bao gồm:
-Tên chương trình: Ví dụ O1234…
-Thân chương trình: gồm các khối lệnh điều khiển dao và điều khiển máy.
-Kết thúc chương trình: Từ lệnh M30 hoặc M02
Ví dụ:
O0001 ;
N5 G90 G54 ;

N10 T0101 ;
N15 S1000 M3 F0.2 ;
N20 G0 X80. Z5. ;
N25 G1 Z0. ;
N30 M30 ;
Địa chỉ sử dụng trong chương trình NC:
10


-O: Tên chương trình
-N: Số thứ tự khối lệnh
-G: Di chuyển dao
-X, Z: Tọa độ điểm đến
-F: Lượng chạy dao
-S: Tốc độ trục chính
-T: Dao cắt

5. Lập trình tiện CNC
5.1. Lệnh di chuyển nhanh
Cú pháp
Chức năng
Diễn giải

N.. G00 X.. Z..
Chạy dao nhanh khơng cắt gọt.
X.. Z.. toạ độ điểm đích.

5.2. Lệnh nội suy đường thẳng
Cú pháp
Chức năng

Diễn giải

N.. G01 X.. Y.. Z.. F..
Chạy dao cắt gọt theo đường thẳng.
X.. Y.. Z.. toạ độ điểm đích.
F.. lượng chạy dao.

5.3. Lệnh nội suy cung tròn
Cú pháp

N.. G02/G03 X.. Y.. Z.. I.. J.. K.. F..
hoặc
N.. G02/G03 X.. Y.. Z.. R.. F..
11


Chức năng
Diễn giải

Chạy dao cắt gọt theo cung tròn (cùng chiều hoặc ngược
chiều kim đồng hồ).
X.. Y.. Z.. toạ độ điểm cuối của cung.
I.. J.. K.. khoảng cách từ điểm đầu cung đến điểm tâm cung.
R.. bán kính cung
F.. lượng chạy dao.

5.4. Vát cạnh và bo góc
Cú pháp

N.. C..

…………..
N.. R..

Chức năng
Diễn giải

Chạy dao cắt gọt theo cạnh vát và cung tròn
C.. bắt đầu nội suy theo cạnh vát
R.. bắt đầu nội suy theo cung tròn.

5.5. Chọn mặt phẳng làm việc
Cú pháp

N.. G17/G18/G19

Chức năng
Diễn giải

Xác lập mặt phẳng làm việc.
G17 mặt phẳng XY.
G18 mặt phẳng XZ.
G19 mặt phẳng YZ.
12


5.6. Chu trình cắt ren
Cú pháp

N.. G32 X.. Z.. F..
…..


Chức năng
Diễn giải

Thực hiện cắt ren thẳng.
X.. Z.. toạ độ đáy ren.
F.. bước ren.

5.7. Đơn vị lập trình
Cú pháp

N.. G20/G21

Chức năng
Diễn giải

Xác lập đơn vị đo theo hệ Mét, hệ Inch.
G21 đo theo hệ Mét.
G20 đo theo hệ Inch.

13


5.8. Tiếp cận điểm tham chiếu
Cú pháp

N.. G28 X.. Z..

Chức năng
Diễn giải


Dịch chuyển dao về điểm tham chiếu.
X.. Z.. toạ độ điểm trung gian.

5.9. Khai báo hệ toạ độ làm việc
Cú pháp

N.. G54/G55/G56/G57/G58/G59

Chức năng
Diễn giải

Cài đặt gốc toạ độ làm việc W của phơi
Khi lập trình, có thể sử dụng từ lệnh G54-G59 để cài đặt gốc
tọa độ làm việc của phơi

5.10. Chu trình tiện thơ dọc trục
Cú pháp
Chức năng
Diễn giải

G71 U1 R
G71 P Q U2 W F S T
Tiện thô dọc trục
U1: chiều sâu cắt
R: chiều cao rút dao
P: thứ tự khối lệnh đầu biên dạng
Q: thứ tự khối lệnh cuối biên dạng
14



U2: lượng dư tinh theo phương X
W: lượng dư tinh theo phương Z

5.11. Chu trình tiện thơ song song biên dạng
Cú pháp
Chức năng
Diễn giải

G73 U1 W1 R
G73 P Q U2 W2 F S T
Tiện thô song song biên dạng
U1: lượng dư thô theo X
W1: lượng dư thô theo Z
R: số lần cắt thô
P: thứ tự khối lệnh đầu biên dạng
Q: thứ tự khối lệnh cuối biên dạng
U2: lượng dư tinh theo phương X
W2: lượng dư tinh theo phương Z

5.12. Chu trình tiện tinh
Cú pháp
Chức năng
Diễn giải

G70 P Q
Tiện tinh biên dạng
P: thứ tự khối lệnh đầu biên dạng
Q: thứ tự khối lệnh cuối biên dạng


5.13. Lập trình toạ độ tương đối tuyệt đối
15


Cú pháp

N.. G90/G91

Chức năng
Diễn giải

Lập trình theo toạ độ tuyệt đối hoặc tương đối.
G90 lập trình tuyệt đối.
G91 lập trình tương đối.

5.14. Chu trình khoan lỗ
Cú pháp
Chức năng
Diễn giải

G98 (G99) G83 X Z (R) Q P F
Khoan lỗ sâu
G98: trở về mặt phẳng bắt đầu
G99: trở về mặt phẳng lùi dao
R: vị trí mặt phẳng lùi dao
Q: chiều sâu cắt
P: thời gian dừng tại đáy lỗ

16



5.15. Bù trừ bán kính mũi dao
Cú pháp

N.. G41/G42
………
………
N.. G40

Chức năng
Diễn giải

Bù trừ bán kính dao
G41 bù trái bán kính dao
G42 bù phải bán kính dao
G40 hủy bù bán kính dao

17


5.16. Gọi chương trình con
Cú pháp
Chức năng
Diễn giải

M98 Pxxxxxx
Thực hiện đường chạy dao lặp lại
Pxxxxx……bốn kí số bên phải chỉ số hiệu chương trình con
Kí số cịn lại chỉ số lần lặp


18


5.17. Đơn vị tốc độ cắt
Cú pháp

N.. G98/G99 F..

Chức năng
Diễn giải

Xác lập đơn vị tốc độ cắt.
G98 tốc độ cắt theo mm/phút.
G99 tốc độ cắt theo mm/vòng.

5.18. Tập lệnh M
Cú pháp
M00
M01
M02
M03
M04
M05
M08
M09
M30

6.Thực hành

Chức năng

Dừng chương trình.
Dừng chương trình có điều kiện (khi OPT.STOP kích hoạt).
Kết thúc chương trình chính.
Xác lập trục chính quay cùng chiều kim đồng hồ.
Xác lập trục chính quay ngược chiều kim đồng hồ.
Dừng trục chính.
Mở dung dịch trơn nguội.
Tắt dung dịch trơn nguội.
Kết thúc và trở về đầu chương trình chính.

Lập trình gia cơng chi tiết như hình vẽ
Trình tự gia cơng
-Tiện mặt đầu
-Tiện thơ biên dạng
-Tiện tinh biên dạng
-Tiện rãnh
Thứ tự thao tác gia công:
-Viết chương trình
-Khai báo dao
-Khai báo phơi, gốc tọa độ W
-Dời gốc tọa độ
-Chạy mô phỏng, kiểm tra đường chạy dao

19


Trọng tâm cần chú ý trong bài
-Xác định trình tự gia công chi tiết phù hợp
-Xác định tọa độ làm việc của phơi W trùng với tọa độ lập trình
-Xác định tọa độ biên dạng chính xác

-Nhập đúng cú pháp từ lệnh
Bài tập mở rộng và nâng cao
1.Trình bài các dạng điều khiển máy CNC?
2.Hãy trình bày cấu trúc một chương trình gia cơng NC?
3.Lập trình gia cơng chi tiết như hình vẽ:

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập bài 1
Nội dung:
-Về kiến thức: Trình bày được cú pháp lệnh tiện CNC
- Về kỹ năng: Lập trình tiện đúng quy trình, thao tác lập trình nhanh
-Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp
Phương pháp đánh giá:
- Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.
- Về kỹ năng: Đánh giá thông qua các bài tập cá nhân và bài tập nhóm. Người
học có thể sử dụng phương pháp thuyết trình, trực quan, ứng dụng cơng nghệ thơng tin
trong việc phân tích giải quyết vấn đề trước tập thể lớp.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đánh giá phong cách học tập

20


BÀI 2: VẬN HÀNH MÁY TIỆN CNC
Mã bài: MĐ27-02

Giới thiệu:
- Bài học giúp sinh viên vận hành được máy tiện CNC
- Hiểu được chức năng các phím điều khiển trên máy tiện CNC
Mục tiêu:
- Trình bày được chức năng, cấu tạo của máy tiện CNC, các bộ phận máy và
các phụ tùng kèm theo máy

- Trình bày được quy trình thao tác vận hành máy tiện CNC.
- Vận hành thành thạo máy tiện CNC, gia công chi tiết đảm bảo chất lượng, an
tồn.
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực
sáng tạo trong học tập.
Nội dung chính:

1. Cấu tạo máy tiện CNC

Hình 2.1: Cấu tạo chung máy tiện CNC

1.1.Bàn dao
Bàn dao được gắn với hai động cơ servo để tạo ra chuyển động độc lập theo hai
phương X và Z.
1.2.Mâm cặp
Mâm cặp được gắn với trục chính để tạo chuyển động quay và dùng để kẹp chặt
chi tiết gia công. Việc kẹp chặt chi tiết được điều khiển bằng thủy lực, ta đạp vào bàn
điều khiển thủy lực để kẹp chặt hoặc nhả chi tiết.
1.3.Ụ động
Ụ động dùng để định tâm chi tiết, được điều khiển bằng thủy lực, nút điều khiển
được gắn trên bàn thao tác.
1.4. Bàn điều khiển
Bàn điều khiển dùng để nhập chương trình, hiệu chỉnh và chạy chương trình.
21


1.5. Trục điều khiển chạy dao
Bộ vítme bi có khả năng biến đổi truyền dẫn dễ dàng, ít ma sát và khơng có khe
hở khi truyền dẫn với tốc độ cao


Hình 2.2: Motor truyền động cho bàn máy qua bộ truyền vít me đai ốc bi.

Hình 2.3: Kết cấu của bộ truyền trục vít đai ốc bi.

1.6. Hệ thống đo chuyển động
- Đo trực tiếp
Khi đo trực tiếp, thước đo được gắn trên bàn xa dao hay trên bàn máy, vì thế độ
khơng chính xác của trục chính và khớp nối truyền động không ảnh hưởng đến giá trị
đo. Các giá trị đo được nhận biết bởi một cảm biến quang học trên có chia vạch của
thang đo. Cảm biến đo biến đổi các giá trị đo đã xác định sang tín hiệu điện và chuyển
chúng cho hệ điều khiển.

Hình 2.4: Đo vị trí trực tiếp.

- Đo gián tiếp
Khi đo vị trí gián tiếp, hành trình di chuyển được chuyển thành số vịng quay
của trục vít bi có gắn một đĩa xung dùng làm thước đo. Bộ phát xung ghi nhận số vòng
quay của đĩa xung và chuyển đến cho bộ điều khiển. Dựa trên số xung của đĩa quay,
bộ điều khiển sẽ tính tốn chính xác khoảng dịch chuyển hoặc vị trí hiện tại.

22


- Đo vị trí tuyệt đối

Hình 2.5: Đo vị trí gián tiếp.

Hình 2.6: Đo vị trí tuyệt đối.

Khi đo vị trí tuyệt đối, một thang đo đã được mã hóa hiển thị vị trí trực tiếp của

bàn máy liên quan tới một điểm định hướng cố định trên máy. Điểm này là điểm “0”
của máy, nó được xác định bởi nhà chế tạo máy. Phương pháp này giả định trước là
vùng đọc lớn bằng vùng gia cơng và mã hóa thước đo là hệ nhị phân.
- Đo vị trí tương đối

Hình 2.7: Đo vị trí tương đối.

Khi đo vị trí tương đối, thước đo bao gồm những vạch sáng tối song song nhau.
Chuyển động của bàn máy từ vị trí này tới vị trí kia được xác định bởi một cảm biến
đếm số vạch sáng tối và tính tốn vị trí tức thời của bàn máy dựa vào sự khác biệt tới
vị trí bàn máy trước đó.
1.7.Cơ cấu kẹp phơi
Trên máy CNC dùng đồ gá để định vị và kẹp chặt chi tiết. Đồ gá phải được thiết
kế để kẹp chặt chi tiết chính xác, vững chắc và cho phép gia cơng từ nhiều phía, kẹp
nhiều chi tiết.
23


Trong máy tiện, dùng các mâm cặp khác nhau điều khiển được để kẹp chặt chi
tiết. Các mâm cặp này được thiết kế cho phép ghép với các bộ truyền thủy lực hay khí
nén. Lực kẹp có thể điều chỉnh được cho phù hợp với trọng lượng kích thước, vật liệu
và điều kiện gia cơng.

Hình 2.8: Mâm cặp với đĩa xoắn ốc

Kẹp rút có khả năng kẹp chi tiết có dạng trụ một cách chính xác và nhanh
chóng, được sử dụng trong gia cơng loạt lớn.

Hình 2.9: Kẹp rút


Kẹp giữa hai mũi chống tâm được ứng dụng cho những chi tiết dài. Chi tiết gia
công phải được khoan mặt và khoan tâm ở cả hai mặt.

Hình 2.10:Mũi tâm

1.8.Thiết bị gá và thay dao
Máy công cụ CNC được trang bị với những thiết bị có thể điều khiển để thay
dao tự động. Tùy thuộc vào dạng cấu trúc và phạm vi ứng dụng, những thiết bị thay
dao này có thể đồng thời chứa được nhiều dao khác nhau và lắp đặt dao vào vị trí cơng
tác theo chương trình NC. Thường có các loại sau:

24


Hình 2.11: Đầu rơvolve chứa dao.

Hình 2.12: Hệ thống gá dao trên máy tiện CNC

2. Phím điều khiển máy

25


×