Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Thực tiễn áp dụng pháp luật về ưu đãi đầu tư tại tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.82 MB, 90 trang )

BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HOC NGOAI THUONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THUC TIEN AP DUNG PHAP LUAT VE UU DAI
DAU TU TAI TINH QUANG NINH

Nganh: Luat Kinh Té

LE XUAN DUY

Hà Nội - 2019


BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HOC NGOAI THUONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thực tiễn áp dụng pháp luật về ưu đãi đầu tư
tại tỉnh Quảng Ninh

Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380107

Họ và tên học viên: Lê Xuân Duy

Người hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Minh Hằng

Hà Nội - 2019




i

LOI CAM DOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi.Các
số liệu trích dẫn trong luận văn dựa trên số liệu bảo đảm độ tin cậy, chính xác và
trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được aI công bố trong

bất kỳ cơng trình nào khác.

TÁC GIÁ

Lê Xn Duy


ii

LOI CAM ON
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc và xin trân trọng cảm ơn sự hướng dan

giúp đỡ hết sức nhiệt tình, trách nhiệm và hiệu quả của PGS.TS Nguyễn Minh Hằng
trưởng khoa Luật trường Đại học ngoại thương Hà Nội.

Tơi cũng xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc và xin được gửi lời cảm ơn tới

tập thể cán bộ, giảng viên khoa Luật, tập thể thầy, cô trường giáo trường Đại học
ngoại thương Hà Nội đã giảng dạy, truyền thụ kiến thức và giúp đỡ tơi trong suốt
khóa học và thời gian nghiên cứu luận văn.


TÁC GIÁ LUẬN VĂN

LÊ XUÂN DUY


1H

MỤC LỤC
000/980). .............

i

LOI CAM ON
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTT..............................-2< se ©SZ€Ss2£Sz£Ssz£szesseessezszezssez vi
TOM TAT KET QUA NGHIEN CỨU LUẬN VĂN ..............................-----2---«- viii

667.003 ..—................,ƠỎ

1

1. Tính cấp thiết của đề tài.............................-<< cs©vsse©xse©rsserrseeresersserrssersserrsseree 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...........................2-2 se ©ssevssetzssersseerseersserrsee 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU........................................
-- << << <5 S559 5e 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................--22s s5. Phương pháp nghiÊn CỨU.................................-<< << <
5.
99155 409595 81 6
6. Kêt cầu của luận văn


CHUONG

I: NHUNG VAN DE LY LUAN CHUNG VE PHAP LUAT ĐẦU

TƯ VÀ PHÁP LUẬT VÈ ƯU ĐÃI ĐẦU TỤƯ...............................-2-2 s<£ss25s<£ 7
1.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật đầu tưr...............................--.------s°c<<- 7
1.1.1. Khái niệm pháp luật đầu tie............................---2e©ce<©see©ceeetseecrsecreeccreeccee 7
1.1.2. Nội dung của pháp luật đÌU tiế...........................--2--e<©-<©cse£©see©cseccseecrseccee 9

1.1.3. Đặc điểm của pháp luật đầu ttơ..............................2° -<©e<©s<©©cse©+seeccse> 10
1.1.4. Vai trị của pháp luật về đầu túư.............................-2< ©-<©©cs<©©s1.2. Khái niệm pháp luật về ưu đãi đầu tưr..............................----«--1.3. Vai trò của ưu đãi đầu tư đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam

1.4. Các biện pháp ưu đãi đầu tư của pháp luật Việt Nam..............................- 16

1.4.1. U đãi VỀ fÏHHẾ......................22 2< ©ce< ©2222 EE£EESEEEZEEeEEEszErezrrerreereerrerrreee 1


lv

1.4.2. Uu đãi vé cdc quyén lién quan dén sit dUng dit ...ccsccsssrsesrsessrsesrseseees 24

1.4.3. Các biện pháp hỗ trợ đầu tir...........................--2---e<©cce<©cee©czeecreecreecrreecrcee 27
1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến ưu đãi đầu tư................................-------s°-s 28
Kết luận Chương I............................--se
©S£©©seE+££SEs£©ExseErs©rxseErseerxssrrseorsssrre 32

CHUONG 2: THUC TRANG PHAP LUAT VE UU DAI DAU TU TAI VIET
NAM VA THUC TIEN AP DUNG PHAP LUAT VE UU DAI DAU TU TAI


TINH QUANG NINH q...ccsssssssscccssssssssccccssnscssecsessnssesseceessssssecssessnseesecsessuseeeesseessssees 33
2.1. Thực trang pháp luật về ưu đãi đầu tư tại Việt Nam.............................---- 33
2.1.1. Chính sách tu đãi đẩ ftf.............................---22< e<©e£ s2 £©ee£s©eseceecrseccsee 33

2.1.2. Thực trạng pháp luật về ưu đãi đầu tư
2.2. Những chính sách của tỉnh Quảng Ninh về ưu đãi đầu tưr....................... 44
2.2.1. Ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế tại Quảng Ninh.45
2.2.2. Ưu đãi đầu tư đối với lĩnh vực nông nghiệp .........................---------s--ccs2 48

2.3. Kết quả thực hiện ưu đãi đầu tư tại Quảng Ninh trong thời gian qua....49
2.4. Đánh giá pháp luật Việt Nam về ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư và
thực tiễn áp dụng tại Quảng Ninh.............................--5< 5< s2.4.1. Đánh giá pháp luật Việt Nam về ưu đãi đầu tie.........................----5--< 54
2.42. Đánh giá thực tiễn úp dụng pháp luật ưu đãi đầu tư tại Quảng Ninh
frOH tHHỜI Ỉ(IH
{80

CHƯƠNG

80).,

([I(...............................
5 << =- << << SE E1
1. SH mg
36
010"...

..............


3: GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ NHẰM

HOÀN

61

THIỆN PHÁP

LUAT VE UU DAI ĐẦU TƯ VÀ ÁP DỤNG HIỆU QUÁ PHÁP LUẬT VÈ ƯU
ĐÃI ĐẦU TƯ TẠI TỈNH QUẢNG NINH


V

3.2.2. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ đầu tư nhằm giảm chỉ phí cho doanh

Quảng Ninh ........................ ... 5-5 5 << HH.

HH HH HH Hư.

68

3.3.1. Các giải pháp về chính sách ...........................----<©-e<©see©ceeecseccreecreeccreece 68

3.3.2. Gidi phap vé NgUON NNGN ÏỊựC ............................--22--e<©se©cs<©©seccceecreeccreee 70
3.3.3. Giải pháp về hỗ trợ doanh nghiệp.............................----2---22©-<©cs<©cseeccse+ 71
C001) 00))

KÝ...
.. .. ...........


73

0n.) .............H,H,AA..:

74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MUC CHU VIET TAT
ADB

: The Asian Development Bank

Ngan hang Phat trién chau A
AFTA

: ASEAN Free Trade Area
Khu vực thương mại tự do ASEAN

APEC

: Asia-Pacific Economic Cooperation

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Chau A — Thai Binh Dương
BTC


: Bộ Tài chính

CP

: Chính phủ

CNH-HDH

: Cơng nghiệp hóa — Hiện đại hóa

DTNN

: Đầu tư nước ngoài

EU

: European Union
Liên minh Châu âu

FDI

: Foreign Direct Investment
Dau tư trực tiếp nước ngoài.

GCND

: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

GDP


: Gross Domestic Products
Tổng sản phẩm quốc nội.

GTGT

:Gia tri gia tang

IMF

: International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế

JETRO

: Japan Export Trade Research Organization

Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Ban
ND

:Nghị định

NGO

: Non-governmental organization
Tổ chức phi chính phủ

NHNN

: Ngân hàng nhà nước


OECD

: Organization for Economic Co-operation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế


vii
ODA

: Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức

QH
QD
TPP

: Quốc hội
: Quyết định

: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement

Hiép dinh Déi tac kinh té chién luge xuyén Thai Binh Duong
TT

: Thông tư

UBND

: Uỷ ban nhân dân


VAT

: Value Added Tax
Thuế giá trị gia tăng

VCCI

: Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam

WTO

: World Trade Organization
Tổ chức thương mại quốc tế

R&D

: Research & development
Nghiên cứu và phát triển


viii

TOM TAT KET QUA NGHIEN CUU LUAN VAN
Tên luận văn:

Thực tiến áp dụng pháp

luật về ưu đãi đầu tư tại tỉnh

Quảng Ninh.

Luận văn đã đạt được những kết quả chính như sau:

- Đây là luận văn thạc sĩ luật học đầu tiên nghiên cứu về pháp luật ưu đãi đầu
tư đối với các nhà đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh;
- Giải quyết tương đối đầy đủ và có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về
ưu đãi đầu tư và pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư;
- Chứng minh sự cần thiết của các quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư
đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh nói riêng và nền kinh tế nói chung:
- Đánh giá thực trạng pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư tại
tỉnh Quảng Ninh đồng thời nêu lên những kết quả đã đạt được và các bat cập tồn tại
trong thực tiễn thực hiện các quy định về ưu đãi đầu tư tại tỉnh Quang Ninh;

- Từ những vấn dé lý luận, yêu cầu của thực tiễn, tác giả đưa ra một số kiến
nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy

định về ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh.


1

MO DAU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn ba thập kỷ đổi mới, Việt Nam

đã đạt được những

thành tựu quan

trọng trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ một nền kinh tế


nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được

cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn

lực xã hội cho phát

triển. Đây là một giai đoạn lịch sử quan trọng có ý nghĩa tr ọng đại trong sự nghiệp

phát triển của đất nước, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng , Nhà nước
và nhân dân,

là quá trình cải biến sâu sắc

_„ toàn diện, triệt để,

mạng to lớn của toàn Ð ảng, tồn dân vì mục tiêu “

là sự nghiệp cách

dân giàu, nước mạnh, dân chủ,

công bằng, văn minh”.
Là quốc gia đang phát triển, trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa
đất nước, nguồn

lực cịn rất hạn chế, việc huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu

tư có hiệu quả là nhân tố quyết định trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay.

Trong quá trình hội nhập, Nhà nước ta đã có những chính sách pháp luật về ưu
đãi đầu tư nói chung và cùng với các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của từng địa phương
nói riêng đối với các nhà đầu tư để tạo nguồn lực phát triển kinh tế. Việt Nam đã
và đang ngày càng thê hiện là một môi trường hấp dẫn và tiềm năng, tăng trưởng

mạnh mẽ, đã thu hút nhiều dòng vốn của các nhà đầu tư trong nước và nguồn vốn
trực tiếp từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Thực tiễn trong nhiều năm đổi mới của đất nước đã khẳng định rằng khi nhà
nước sử dụng có hiệu quả cơng cụ pháp luật trong quản lý thì tình hình kinh tế,
chính trị xã hội ôn định, phát triển. Nếu nhà nước buông lỏng vai trò quản lý nhà
nước bằng pháp luật sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện, lợi dụng những sai sót khuyết
thiếu trong các quy định của nhà nước để trục lợi, lũng đoạn nền kinh tế, tạo nguy
hại cho cơ chế thị trường nay đã phức tạp lại càng phức tạp hơn. Vì thế rất khó để
quản lý, kiểm sốt ở một số lĩnh vực trong đó có lĩnh vực đầu tư.

Trong thời gian qua quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực đầu tư
bộc lộ nhiều vấn đề và bắt cập. Điều đó được thể hiện trên các mặt như pháp luật về


2
đầu tư cịn có những bắt cập cần sửa đổi, bỗ sung. Cơ chế chính sách chưa đồng bộ
và chưa tạo được động lực phát triển mạnh, một số cơ chế, chính sách, chưa sát với

thực tế thiếu tính khả thi, chỉ có trên ý chí nhưng kết quả lại không được như vậy.
Nhiều cấp nhiều ngành chưa thay thế, sửa đổi những quy định về quản lý nhà nước

không cịn phù hợp, chưa bổ sung những cơ chế, chính sách mới có tác dụng thực
tẾ, thay đổi hoặc cải cách khai thác triệt để nguồn


vốn đầu tư. Việc ban hành các

văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành luật cịn rất chậm. Thực tiễn quản lý vẫn cịn
trong tình trạng chồng chéo hoặc phân tán, trong quá trình quản lý thực hiện chức
năng của nhà nước đối với các bộ ngành và các cơ quan có thâm quyền như cục đầu
tư nước ngoài, ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế, sở kế hoạch

đầu tư của các địa phương trong vùng chưa thật gắn kết đồng đều. Những thiếu sót

bất cập nói trên đã ảnh hưởng khơng tốt đến mọi mặt tình hình kinh tế, xã hội, an
ninh trật tự, đòi hỏi các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước phải lưu tâm
giải quyết. Chắng hạn như tình trạng chảy máu chất xám, lộ bí mật nhà nước, vấn
đề về mơi trường sinh thái, thiết bị công nghệ lạc hậu, quản lý xuất nhập cảnh của
người nước ngoài, các hoạt động của các thương nhân, hiệp hội thương nhân nước
ngồi bị bng lỏng, một số chủ đầu tư nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam.
Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, thu hút
đầu tư bằng mọi giá, chạy theo số lượng dự án đầu tư, dự án ảo, thiếu sự tính tốn
bền vững cho lâu dài, thiếu tính thực tế, các dự án chưa đáp ứng được nhu cầu phát

triển, thiếu sự đồng bộ, liên kết giữa nhà nước và các địa phương.

Vì vậy mà

nguồn vốn thu hút đầu tư và sự phát triển của địa phương chưa thật tương xứng

với tiềm năng hoặc đánh giá tiềm năng chưa đúng, chưa phù hợp. Đây cũng
chính là những khuyết thiếu của hoạt động đầu tư tại các vùng kinh tế, làm hạn

chế sự phát triển bền vững của từng địa phương có dự án đầu tư và ảnh hưởng
đến sự phát triển chung của cả nước.


Mới đây nhất Luật đầu tư 2014 ra đời thay thế luật đầu tư 2005 với những quy
định đổi mới tiến bộ hơn. Những quy định về ưu đãi đầu tư hấp dẫn cùng một thị
trường giàu tiềm năng đã đây nhanh tốc độ phát triển của đất nước, đồng thời với
đường lối đối ngoại của nhà nước ta trong các quan hệ quốc tế, hội nhập quốc tế
trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền và phát huy nội lực, tận dụng ngoại lực để hỗ


3
tro phát huy các ưu thế trong nước. Ngoài việc phải có các biện pháp bảo đảm đầu
tư, nhà nước cũng cần phải dành cho các nhà đầu tư những ưu đãi, tận dụng mọi
nguồn lực đầu tư để góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Vốn đầu tư có vai trị quan trọng đối với q trình phát triển kinh tế - xã hội
của mỗi quốc gia. Ngay từ những năm 1950, các nhà kinh tế học của Liên Hợp quốc
đã coi sự thiếu hụt về vốn là một hạn chế chủ yếu của tăng trưởng kinh tế ở các

nước đang phát triển. Tuy vậy trên thực tế, nguồn đầu tư ở nước ta hiện nay vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu xây dựng hội nhập quốc tế cũng như chưa tương xứng
với tiềm lực về thu hút vốn đầu tư của Việt Nam. Do những biện pháp ưu đãi chưa
thật sự hấp dẫn, do đường lối chính sách chưa thật thỏa đáng, chưa lôi kéo được các

nhà đầu tư, chưa tạo ra một sân chơi bình đăng hay vẫn cịn sự phân biệt kì thi áp
đặt đối xử đầu tư trong nước và ngoài nước.
Trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư đang đặt ra nhiều vấn đề như sự bắt bình đẳng

giữa các vùng miền, chính sách thuếcịn chưa rõ ràng, pháp luật, chính sách của
Việt Nam

đối


với các

nhà đầu

tư, văn

bản

chính

sách

của

các

vùng

miền

địa

phương, cách thực thi các văn bản pháp luật, hệ thống pháp luật của Việt Nam về
ưu đãi đầu tư có được thực hiện cơng bằng hay khơng, có thực sự có ưu đãi đối với
đối với các nhà đầu tư hay khơng, Việt Nam

có thực hiện tốt các điều ước, chính

sách hội nhập quốc tế hay khơng ?
Để hiểu rõ một cách cụ thể, lý giải những vấn đề cịn vướng mắc nói trên, tác

giả chọn đề tài: “Thực tiễnáp dụng pháp luật về ưu đãi đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh”
để làm đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế. Trong luận văn này, tác giả hướng tới
nghiên cứu các biện pháp ưu đãi đầu tư và thực trạng đầu tư, đặc biệt là ưu đãi đầu

tư với các nhà đầu tư theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại một địa
phương có hoạt động đầu tư sôi động như tỉnh Quảng Ninh nhằm đưa ra các kiến
nghị hồn thiện chính sách pháp luật cũng như đề xuất giải pháp nhằm áp dụng hiệu
quả pháp luật về ưu đãi đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong

giai đoạn

hiện nay đầu tư là một

lĩnh vực

quan

trọng

trong

chiến

lượcphát triển kinh tế của mỗi quốc gia, vẫn đề để thu hút đầu tư để phát huy hết
mọi tiềm lực trong và ngoài nước rất quan trọng nếu khơng phát triển thì sẽ thụt



4
lùi.Ưu đãi đầu tư là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội
ở Việt Nam,

được thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng và được cụ thể hóa

trong các văn bản pháp luật về đầu tư. Đến nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên
cứu khoa học, hội nghị chuyên dé, hội thảo được tổ chức, nhiều dé tài cấp nhà nước,

cấp bộ và một số cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố trong thời gian qua như:

- TS. Mai Ngọc Cường (2001), Hồn thiện chính sách và thu hút đầu tư trực

tiếp nước ngồi tại Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia.
- TS. Vũ Trường Sơn (2001), Đầu tư nước ngoài với tăng trưởng kinh tế Việt
Nam, NXB Thống kê.
- TS. Nguyễn Trọng Xn (2002), Đầu tư nước ngồi với cơng cuộc cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. NXB

Khoa học xã hội.

- TS. Phùng Xuân Nhạ (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ CNH

Malaysia, kinh nghiệm đối với Việt Nam, NXB Nghiên cứu kinh tế và xã hội.
- Vũ Thúy Anh (2006), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Nhật Bản tại Việt Nam,
luận văn thạc sĩ kinh tẾ, Khoa kinh tẾ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Nguyễn Thị Trang (2014), Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp hiện nay, luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội.


- Nguyễn Thành Thái (2017), Pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối
với doanh nghiệp vừa và nhỏ từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ luật
học, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

Các cơng trình nghiên cứu trên từ các góc độ khác nhau đã phân tích, đánh giá
pháp luật về ưu đãi đầu tư nói chung, trình bày sự quan trọng và cần thiết của hoạt
động đầu tư đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam,

so sánh đầu tư nước ngoài tại

Việt Nam với các nước khác, các số liệu kết quả đầu tư qua các năm từ đó tìm ra
phương hướng giải pháp. Tuy nhiên, mỗi cơng trình có sự nhìn nhận từ các khía
cạnh khác nhau, cũng có một số cơng trình nghiên cứu đề cập đến các vấn đề về ưu
đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp, các doanh nghiệp vừa
và nhỏ song chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách cụ thé, bao quát và đi sâu
vào đánh giá các quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư,
đánh giá những tác động đối với sự phát triển kinh tế - xã hội từ thực tiễn của tỉnh


5
Quảng Ninh. Điều này khác với mục đích đề tài mà tác giả nghiên cứu, vì thế cách

thức nghiên cứu, cách thức trình bày cũng như ý nghĩa khoa học, giá trị ứng dụng
mà đề tài mang lại là khác nhau.

Đây là luận văn thạc sĩ luật học đầu tiên nghiên cứu về pháp luật ưu đãi đầu
tư và áp dụng pháp luật ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh.
Luận văn: “Thực tiễn áp dụng pháp luật về ưu đãi đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh” có


những đóng góp cơ bản sau:
- Giải quyết tương đối đầy đủ và có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về
ưu đãi đầu tư và pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư;
- Chứng minh sự cần thiết của các quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư đối
với môi trường đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh nói riêng và nền kinh tế nói chung:
- Đánh giá đúng đắn thực trạng pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu
tư tại tỉnh Quảng Ninh đồng thời nêu lên những kết quả đã đạt được và các bất cập
tồn tại trong thực tiễn thực hiện các quy định về ưu đãi đầu tư tại tỉnh Quang Ninh;

- Từ những vấn dé lý luận, yêu cầu của thực tiễn, tác gia đưa ra một kiến nghị
hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định

về ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục

đích nghiên cứu: Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn

của các biện pháp ưu đãi đầu tư, thực trạng áp dụng pháp luật và chính sách ưu đãi
đầu

tư đối

riêngnhằm

với

các

nhà


đầu

tư tại Việt Nam

thu hút và sử dụng nguồn

nói

chung,

tỉnh Quảng

vốn đầu tư của đất nước,

Ninh

nói

khu vực, địa

phương,từ đóđề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằmđây mạnh việc thu hút
nguồn vốn đầu tư thông qua việc áp dụng có hiệu quả các biện pháp ưu đãi đầu tư

tại tỉnh Quảng Ninh, đồng thờigóp phần hồn thiện pháp luậtvề ưu đãi đầu tư tại
Việt Nam.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu Sau:

+ Làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật đầu tư, pháp luật về ưu đãi đầu tư.
+ Làm rõ thực trạng chính sách pháp luật về ưu đãi đầu tư ở Việt Nam nói

chung, tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
+ Làm rõ thực trạng áp dụng pháp luật về ưu đãi đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh.


6
+ Đưa ra kiến nghị nhằm hồn thiện chính sách pháp luật về ưu đãi đầu tư tại

Việt Nam và giải pháp để áp dụng hiệu quả pháp luật về ưu đãi đầu tư tại tỉnh
Quảng Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Văn bản pháp luật, chính sách về ưu đãi đầu tư của

Việt Nam, Văn bản chính sách pháp luật của tỉnh Quảng Ninh về ưu đãi đầu tư.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Luận văn nghiên cứu các chính sách
pháp luật về ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật việt Nam, các văn bản chính
sách pháp luật về ưu đãi đầutư của tỉnh Quảng Ninh từ năm 2005 đến nay.
- Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Luận văn thu thập các văn bản tổng
kết, kết quả số liệu đánh giá tình trạng ưu đãi đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau:
+ Phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh: các nội dung của chính sách ưu đãi
của Việt Nam và của Quảng Ninh được phân tích, đánh giá trên cơ sở thực tiễn áp
dụng, có sự xem xét, so sánh với việc áp dụng ưu đãi đầu tư ở các địa phương khác

và ở một số quốc gia khác.
+ Hệ thống và liên ngành: các chính sách ưu đãi đầu tư thường xuyên có liên
quan, tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế và các hoạt động của đời


sống chính trị - xã hội, nên cần được phân tích hệ thống và liên ngành mới thấy
được hiệu quả của chính sách.
6. Kết cấu của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn
được kết cấu 3chương với nội dung sau:

Chương

1: Những vấn đề lý luận chung về pháp luật đầu tư và pháp luật ưu

đãi đầu tư.
Chương 2: Thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về ưu đãi đầu tư
tại tỉnh Quảng Ninh.

Chương 3: Một số giải pháp áp dụng hiệu quả pháp luật về ưu đãi đầu tư tại
tỉnh Quảng Ninh.


7

CHUONG I: NHUNG VAN DE LY LUAN CHUNG VE PHAP LUAT ĐẦU
TU VA PHAP LUAT VE UU DAI DAU TU
1.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật đầu tư
1.1.1. Khái niệm pháp luật đầu tr
Đầu tư là một trong những vấn đề chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế

của mỗi quốc gia, việc tranh thủ nguồn vốn từ các nhà đầu tư mang ý nghĩa vô cùng
to lớn tạo bước đà cho việc phát triển khi đất nước ta đang tiến hành cơng cuộc
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Theo từ điển bách khoa tồn thư thì đầu tư là việc bỏ ra nguồn lực, nhân lực,
tài lực nào đó sao cho có hiệu quả kinh tế xã hội. Như vậy, đầu tư phải mang lại một

giá trị nhất định, giá trị sau phải lớn hơn giá trị ban đầu của các nguồn lực đầu tư.
Mục đích khơng thể phủ nhận từ các nhà đầu tư nhằm tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên
không phải mọi hoạt động đầu tư đều đem lại lợi nhuận mà nó phải phụ thuộc vào

rất nhiều yếu tố theo quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường.
Lênin cho rằng:

Đầu tư là yếu

tố cần thiết để tạo ra một lượng của cải lớn

trong xã hội, đầu tư không chỉ đem lại nguồn lực cho bản thân doanh nghiệp mà cịn
là hình thức tư sản tất yếu của xã hội. Nếu khơng có hoạt động đầu tư thì có thể xem
xã hội đang rơi vào trạng thái đứng n, thụt lùi vì nó sẽ không tạo ra giá trị thặng
dư trong xã hội”!
Theo Luật Đầu tư năm 2005 thì đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại

tài sản hữu hình và vơ hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư
theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Tài sản
đầu tư ở đây bao gồm: tiền, vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản được quy định trong

pháp luật dân sự.
Luật đầu tư năm 2014 ra đời thay thế cho Luật đầu tư năm 2005 tập trung làm
rõ bản chất của đầu tư thông qua các khái niệm: đầu tư kinh doanh và nhà đầu tư.

Tại khoản 5 Điều 3 Luật đầu tư 2014 quy định đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư
bỏ vốn đầu tư để thực hiện các hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ


chức kinh tế; đầu tư góp vốn; mua cổ phần; phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu
tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư. Còn tại khoản

13 Điều 3

“Trường đại học kinh tế quốc dân , Giáo frình kinh tư tế đâu tư, NXB. Sự Thật, Hà Nội 2004, tr.60


8
Luật đầu tư năm 2014 quy định nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động
đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngồi và tổ chức
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Từ những vấn đề trên, chứng minh rằng đầu tư phải có tính sinh lời, mỗi nhà
đầu tư đều mong muốn

mang lại lợi nhuận tốt nhất, không một nhà dau tu nao chi

mong muốn nhận được một khoản giá tri chỉ bằng đúng hoặc thấp hơn so với vốn
ban đầu. Đầu tư được hiểu là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực
vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian

tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.
Pháp luật là công cụ quản lý nhà nước và điều chỉnh các quan hệ xã hội, là hệ
thống các quy phạm (quy tắc hành vi hay quy tắc xử sự), có tính chất bắt buộc
chung và được thực hiện lâu dài nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, do nhà nước
ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước và được nhà nước đảm bảo thực

hiện bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế bằng bộ máy nhà
nước. Pháp luật là cơ sở pháp lý cho tổ chức hoạt động của đời sống xã hội có nhà

nước, là cơng cụ để nhà nước thực hiện quyền

lực. Pháp luật được thể hiện dưới

hình thức văn bản quy phạm pháp luật và được thực hiện thông qua các hình thức
tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
Áp dụng pháp luật là một hoạt động có tính tổ chức, mang tính quyền lực nhà

nước của các cơ quan nhà nước, người có thâm quyền nhằm thực hiện trong thực tế,
các quy phạm pháp luật trong những tình huống cụ thể của cuộc sống. Áp dụng
pháp luật là hoạt động, một quá trình diễn ra theo một trình tự, thủ tục nhất định, là
hình thức thực hiện pháp luật ln gắn với cơng quyền.
Vai trị điều chỉnh đó trước hết và chủ yếu thê hiện ở các văn bản quy phạm
pháp luật. Quy phạm pháp luật về đầu tư được nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đầu tư, có tính bắt buộc chung, là khn
mau dé moi chu thé tuân thủ và là tiêu chí để đánh giá các hoạt động về đầu tư. Quy
phạm pháp luật về đầu tư hiện nay được thể hiện ở các văn bản luật (Luật đầu tư,

Luật Doanh

Nghiệp,

Luật Đất đai, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khâu,

Luật

chuyên giao công nghệ...); các văn bản dưới luật (Nghị định, thông tư, Quyết định),


9

nhưng dù dưới hình thức nào thi pháp luật về đầu tư chứa đựng các quy phạm pháp
luật điều chỉnh quan hệ phát sinh trong quá trình thu hút và hoạt động đầu tư, quản
lý của cơ quan có thâm quyền đối với hoạt động đầu tư.

Mỗi lĩnh vực pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội tương ứng. Pháp
luật đầu tư là một lĩnh vự pháp luật điều chỉnh các hoạt động xã hội đầu tư kinh
doanh và bao gồm cả quản lý nhà nước về đầu tư. Pháp luật đầu tư cũng thể hiện
chính sách đầu tư, chính sách thu hút đầu tư từ nước ngồi và khuyến khích đầu tư
trong nước của Nhà nước. Pháp luật đầu tư ra đời trong hoàn cảnh Việt Nam xây
dựng cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Nó chịu nhiều

ảnh hưởng của các yếu tố quốc tế từ chuẩn mực kinh tế cho đến các quy định hiện
hành về đầu tư tại các quốc gia phát triển cũng như các điều ước quốc tế về đầu tư
mà Việt Nam tham gia.
Pháp luật đầu tư gồm các yếu tố:
- Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Các quy định liên quan về đầu tư được quy định trong các văn bản pháp lý thuộc
các lĩnh vực luật chuyên ngành khác, bao gồm cả các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Các điều ước quốc tế về đầu tư hoặc liên quan đến đầu tư mà Việt Nam là
thành viên.
- Các tập quán đầu tư quốc tế được sử dụng được sử dụng bởi các bên liên quan.
Mặc

dù đây là lĩnh vực pháp luật mới hình thành, nhưng

luật đầu tư được

thường xuyên rà soát, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn đầu tư và nhằm cải thiện
môi trường pháp lý đầu tư tại Việt Nam cũng như phù hợp với các cam kết quốc tế

trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Kể từ khi ra đời lần đầu tiên từ
năm 1987 cho đến nay, Luật đầu tư đã trải qua 6 lần sửa đổi b6 sung dé hồn thiện.
Bên cạnh đó những đạo luật khác có liên quan đến hình thức tổ chức kinh doanh
như Luật Doanh nghiệp; liên quan đến thương mại — Luật Thương mại, Luật kinh
doanh bảo hiểm, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Sở hữu trí tuệ... ln được hồn

thiện để đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ của pháp luật về đầu tư.
1.1.2. Nội dung của pháp luật đầu tư
Xuất phát từ khái niệm của pháp luật đầu tư như trên, nội dung của pháp luật
về đầu tư phải thể hiện sự điều chỉnh đầy

đủ, toàn diện đối với các quan hệ phát

sinh trong hoạt động đầu tư. Có thể phân ra làm ba nhóm quan hệ chủ yếu:


10
-

Nhom quan hệ mang tính nội dung: Bao gồm các quy phạm pháp luật nhằm

đảm bảo về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư,
kinh doanh, các quy định về chính sách ưu đãi đầu tư, quyền và nghĩa vụ của chủ

thể quản lý nhà nước về đầu tư.
-

Nhóm quan hệ mang tính tổ chức, quản lý: Liên quan đến việc hình thành

cơ chế, hệ thống tô chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư.


Các quan hệ này liên quan đến việc hình thành cơ cấu tổ chức, quy định thâm quyền
và quy chế hoạt động của các cơ quan quản lý về đầu tư.
-

Nhom

quan hé mang

tinh chat thu tuc, trinh tu: Lién quan dén viéc thuc

hiện các thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư.
Sự thể hiện đầy đủ các nhóm quan hệ trên đây trong pháp luật về đầu tư sẽ tạo
ra khung pháp lý đối với hoạt động đầu tư, nhằm thu hút và quản lý đầu tư có hiệu
quả, đặc biệt là đối với đầu tư nước ngoài.

1.1.3. Đặc điểm của pháp luật dau tw
-_

Pháp luật về đầu tư là tổng thể các quy phạm pháp luật về đầu tư, vừa có

quy phạm mang tính hành chính, có quy phạm mang tính thủ tục, vừa có quy phạm
mang tính chính sách. Nhóm

quy phạm mang tính hành chính thể hiện chủ yếu

trong lĩnh vực quy định chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa cơ quan quản lý
nhà nước về đầu tư, mối quan hệ phối hợp với các cơ quan có liên quan trong quản
ly đầu tư. Nhóm quy phạm mang tinh thủ tục chủ yếu thê hiện trong các quy định về
trình tự, thủ tục đầu tư và thành lập doanh nghiệp, nội dung kiểm tra, thanh tra như:

Cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thủ tục
khác...Nhóm quy phạm mang tính chính sách như: quy định về chính sách ưu đãi,
danh mục các dự án hưởng ưu đãi, danh mục địa bàn hưởng ưu đãi...

- - Nguồn của pháp luật về đầu tư rất phong phú và đa dạng. Các quy định của
pháp luật về đầu tư không chỉ thê hiện ở các văn bản pháp luật chuyên ngành về đầu

tư, kinh doanh như: Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp, các Nghị đinh, Thơng tư
hướng dẫn thi hành Luật, mà cịn thê hiện ở các văn bản pháp luật có liên quan như:
Luật thuế thu nhập

doanh nghiệp,

Luật đất đai, Luật thuế xuất khẩu,

thuế nhập

khẩu...và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác. Vì vậy pháp luật về đầu tư

khơng chỉ bao gồm Luật đầu tư mà còn bao gồm các văn bản có liên quan khác như:


11
Luật đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, luật thuế xuất

khẩu, luật thuế nhập khâu và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành...

1.1.4. Vai trò của pháp luật về đầu tư
-_ Pháp luật về đầu tư là phương tiện thê chế hóa quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng đối với hoạt động đầu tư.


-_ Pháp luật về đầu tư là cơ sở để thiết lập, củng cé và tăng cường tô chức bộ

máy các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư.
Để bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư hoạt động có hiệu quả, địi hỏi
phải xác định đúng cơ chế quản lý, khoa học, xác định đúng chức năng, hợp lý giữa
các cơ quan hữu quan, tạo ra cơ chế đồng bộ, nâng các trách nhiệm của các cơ quan
quản lý nhà nước về đầu tư.
-_

Pháp luật về đầu tư tạo ra hành lang pháp lý để các tổ chức, cá nhân thực

hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh một cách bình đăng, đảm bảo cho nhà đầu tư,

doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước, thu hút đầu
tư, đầu tư nước ngồi.
-

Hệ thống pháp luật về đầu tư góp phần tạo nên sự thống nhất, đồng bộ của

hệ thống pháp luật Việt Nam: Hệ thống pháp luật gồm nhiều bộ phận, nhưng ln
có sự liên quan và thống nhất với nhau. Khơng thể có một hệ thống pháp luật thống
nhất và đồng

bộ nếu có một bộ phận nào đó thiếu đồng bộ, chồng

chéo và mâu

thuẫn với các bộ phận khác. Do vậy hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư sẽ góp


phần xây dựng và củng cố hệ thống pháp luật thống nhất và đồng bộ ở Việt Nam.
1.2. Khái niệm pháp luật về ưu đãi đầu tư

Theo từ điển tiếng Việt thì ưu đãi là việc dành cho một người những điều kiện,
quyền lợi đặc biệt hơn so với người khác. Như vậy có thể thấy ưu đãi có sự phân
chia đối lập quyền lợi giữa những đối tượng khác nhau, có thê dành cho những đối
tượng này những điều kiện cụ thể có lợi hơn so với đối tượng khác, làm cho quyền

lợi giữa các đối tượng không cân bằng.

Trước khi bỏ vốn để đầu tư một dự án thì nhà đầu tư phải tìm hiểu hiện tại:
Lĩnh vực nào được nhà nước ưu đãi?, địa bàn nào đang được ưu đãi ?, mức ưu đãi,
thời hạn ưu đãi quy định cụ thê ra sao? ...để có thể lựa chọn và quyết định đầu tư
một cách có hiệu quả và mang

lại lợi nhuận tối đa. Hầu hết các quốc gia đều sử


12
dụng các cơng cụ ưu đãi, khuyến khích đầu tư dưới hình thức này hay hình thức
khác vì các cơng cụ ưu đãi đầu tư đều có khả năng sử dụng rất đa dang dé thu hút sự
quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với nền kinh tế, kích thích nhà
đầu tư bỏ vốn đầu tư vào những lĩnh vực, khu vực nhất định. Một mặt khác, thực

hiện ưu đãi đầu tư cũng chính là hoạt động quản lý của nhà nước trong lĩnh vực đầu
tư. Vậy ưu đãi đầu tư làgì? Theo định nghĩa của Diễn đàn của Liên hợp quốc về
thương mại và phát triển (UNCTAD) thì khuyến khích đầu tư hay cịn gọi là ưu đãi
đầu tư là các biện pháp được Chính phủ sử dụng để thu hút đầu tư, hướng các dự án
đầu tư vào các ngành các khu vực cần thiết hoặc ảnh hưởng đến tính chất của đầu tư.


Có thê hiểu ưu đãi đầu tư là tập hợp của nhiều biện pháp xúc tác rất đa dạng và phong
phú để thu hút đầu tư. Nhìn chung, trên thế giới, ưu đãi đầu tư có thể quy về hai nhóm

chính: chính sách thuế khóa và chính sách khác khơng phải là thuế. Ở Việt Nam, hiện
nay chưa có một khái niệm thống nhất và chính thức về “ưu đãi đầu tư”. Trong các
văn bản pháp luật của Việt Nam còn tổn tại song song nhiều thuật ngữ khác nhau
như:

“Ưu

đãi đầu

tư”, “hỗ

trợ đầu

tư” được

sử dụng

trong

Luật đầu tư 2014;

“khuyến khích đầu tư” được sử dụng trong các văn bản phápluậtvềthuế...
Tuy nhiên những ưu đãi đầu tư đều được cụ thể hóa bằng những quy định
mang tính hiện thực và được xác định rõ trong các văn bản pháp luật để nhà đầu tư
xác định rõ, năm bắt và thực hiện. Có thể thấy rằng, ưu đãi đầu tư mang tính chất là
một sự khẳng định đã được luật hóa, là những cam kết rõ ràng về việc các nhà đầu
tư sẽ được đối xử một cách ưu đãi khi bỏ vốn đầu tư vào một hoặc một số lĩnh vực,

khu vực nhất định. Từ đó, có thể hiểu một cách

khái quát ưu đãi đầu tư là những

cam kết cụ thể của nhà nước dành cho các nhà đầu tư khi đầu tư tại nước tiếp nhận

đầu tư, đồng thời để được hưởng ưu đãi dau tu thi nha dau tư phải đáp ứng được
một số điều kiện do pháp luật nước tiếp nhận đầu tư quy định.

Từ đó, có thể định nghĩa cơ bản về ưu đãi đầu tư như sau: Ưu đãi đầu tư là tất
cả các quy định do nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi hoặc tạo ra
những lợi ích nhất định cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nhà đầu tư nước
ngoài khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam trên cơ sở kết hợp hài hịa giữa lợi ích của
nhà nước với lợi ích của các nhà đầu tư.


13
Trong Luat dau tu 2014 khơng có khái niệm ưu đãi đầu tư mà tại chương 3 của
Luật đầu tư 2014 thì chia hai mục ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư, nên trong phạm vị

của luận văn này có thê hiểu ưu đãi đầu tư bao gồm tất cả các biện pháp ưu đãi và
hỗ trợ đầu tư vì tất cả những biện pháp này đều mang lại lợi ích cho nhà đầu tư.
Pháp luật về ưu đãi đầu tư là hệ thống những quy phạm pháp luật do nhà nước
ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đầu tư, thương

mại. Mục đích của pháp luật ưu đãi đầu tư trước hết là nhằm thu hút các nhà đầu tư
bỏ vốn của họ đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cụ thể. Việc hướng các
quan hệ trong lĩnh vực đầu tư theo một trật tự có định hướng, đảm bảo đầy đủ các

quyền và lợi ích cho nhà đầu tư là nội dung quan trọng của quản lý nhà nước trong

lĩnh vực này. Nhà nước không chỉ quản lý hoạt động đầu tư bằng các nghị quyết,
chủ trương, đường lối mà cần phải cụ thể hoá các nghị quyết, chủ trương ấy thành
pháp luật, đảm bảo một hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư phát triển. Có làm
được điều này, Nhà nước mới có thể phát huy hết quyền lực và vai trị quản lý của
mình trong lĩnh vực đầu tư. Pháp luật về ưu đãi đầu tư có hợp lý và hiệu quả thì mới
đảm bảo được mơi trường bình đẳng mà ở đó các nhà đầu tư có thể phát huy hết
năng lực cuaminh.
Pháp luật về ưu đãi đầu tư được ban hành nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của Nhà nước, tổ chức kinh tế, cá nhân (Nhà đầu tư), tạo ra mơi trường dau tu,
kinh doanh bình đăng, minh bạch, tăng cường thu hút đầu tư, tăng cường pháp chế xã
hội chủ nghĩa.
1.3. Vai trò của ưu đãi đầu tư đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam
Việc sử dụng thành công những biện pháp ưu đãi đầu tư cũng như quy mô
ngày càng phổ biến trong việc sử dụng các biện pháp này trên phạm vi tồn thế giới
như một trong những cơng cụ hữu hiệu để quản lý nền kinh tế đã tạo ảnh hưởng tích
cực

đối

VỚI

nền

kinh

tế

vàxãhộicủamỗiquốcgia.

OViétNam,trongméiquanhévéichinhsachkhuyénkhichdautuchung,bén


cạnh

các

chính sách bảo đảm đầu tư cho các nhà đầu tư, trong nhiều năm qua các chính sách
về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cũng đã có tác động rất nhiều đến nền kinh tế. Điều này
đã được

chứng

minh

qua

các

số liệu về sự gia tăng nguồn

ViệtNamvàýnghĩacủanóđốivớinềnkinhtế-xãhộiï,cụthê:

vốn

đầu

tư vào


14
Thứ nhất, ưu đãi đầu tư có vai trị to lớn trong việc thu hút vốn đầu tư trong

nước và nước ngồi. Mục đích của ưu đãi đầu tư trước hết là nhằm thu hút các dự
án đầu tư vốn vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cụ thể. Nhà nước ban hành các

quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư dựa trên các chủ trương, đường lối, chính sách
về hoạch định chiến lược phát triển kinh tế quốc gia theo từng giai đoạn, từ đó tạo

thành một hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư phát triển. Nhờ có các quy định
về ưu đãi mà dịng vốn sẽ tập trung vào địa bàn, lĩnh vực trọng yếu trong danh mục
khuyến khích đầu tư. Với vai trị này, ưu đãi đầu tư có ý nghĩa như một động lực
thúc đây cải thiện môi trường đầu tư, tạo sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư, giúp
Nhà nước huy động được những nguồn vốn dồi dào trong và ngoài nước.
Thứ hai, ưu đãi đầu tư giúp Nhà nước hoạch định cơ cấu kinh tế và rút ngắn

khoảng cách vùng miền. Các quy định về ưu đãi đầu tư không áp dụng đồng đều
cho tất cả các địa bàn, ngành, lĩnh vực của nền kinh tế mà có những cấp bậc, mức
độ khuyến

khích khác nhau. Tiêu chí cơ bản để phân chia mức

độ ưu đãi ở các

ngành các lĩnh vực, địa bàn kinh tế chính là ngành nào, lĩnh vực nào, địa bàn nào

cần thu hút nhiều vốn thì có nhiều ưu đãi đầu tư hơn. Do vậy, thơng qua chính sách
ưu đãi Nhà nước có thể khắc phục được những mặt hạn chế trong việc phát triển
kinh tế cho từng ngành, lĩnh vực, địa bàn cụ thể và chủ động cơ cấu lại nền kinh tế
theo hướng thích hợp. Một mặt tạo ra những lợi ích nhất định cho nhà đầu tư, mặt
khác giúp Nhà nước chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý và phát triển được

các ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn cần tập trung đầu tư theo từng giai đoạn nhất định

từ đó phát triển đồng đều tồn bộ nền kinh tế nói chung.
Thứ ba, ưu đãi đầu tư giúp giải quyết nhiều vấn đề xã hội của địa phương nói
riêng và cả nước nói chung. Ưu đãi đầu tư thu hút nguồn vốn và các dự án đầu tư
vào những khu vực địa lý nhất định. Việc hình thành các dự án đầu tư đó khơng chỉ
thu hút lao động mà cịn kích thích các hoạt động dịch vụ phát triển và thu hút vào
các hoạt động này một số lớn lao động.Việc xây dựng các doanh nghiệp sản xuất

cũng thúc đây việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ và giải quyết được một số lượng lao
động khá lớn... Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu tuyên dụng của nhiều doanh nghiệp sẽ

thúc

đây thành

lập các cơ sở đào

tạo nghề.

Việc

này,

sẽ góp

phần

nâng

caochấtlượngnguồnnhânlựcchocácdoanhnghiệpnóiriêng, cho sự nghiệp CNH, HĐH



15
đất nước nói chung. Ở các địa phương, việc thành lập doanh nghiệp sản xuất sẽ giúp
cho tỷ lệ thất nghiệp giảm rõ rệt. Điều đó có tác động tích cực đến việc xố đói,

giảm nghèo và góp phần giảm các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra.
Thứ tư, ưu đãi thu hút đầu tư giúp tiếp nhận chuyền giao công nghệ hiện đại và
phương pháp quản lý tiên tiến của các nước phát triển. Việc tiếp thu công nghệ và
kỹ năng quản lý hiện đại một cách nhanh chóng và hiệu quả khơng chỉ là nhiệm vụ
trước mắt mà còn là mục tiêu chiến lược. Ưu đãi đầu tư giúp thu hút các doanh
nghiệp nước ngoài từ đó chúng ta sẽ có điều kiện tiếp nhận những công nghệ tiên
tiến, hiện đại trên thế giới, tận dụng được những lợi thế của nước đi Sau, rút ngắn
được khoảng cách về khoa học kỹ thuật với các nước đi trước. Mặt khác, người lao
động của chúng ta làm việc tại các cơng ty nước ngồi sẽ được đảo tạo lại, đào tạo

bổ sung dé thích hợp và tiếp thu tác phong công nghiệp, kinh nghiệm quản lý hiện
đại của nước ngoài. Việc này sẽ dần tác động đến sự thay đổi công nghệ, trang thiết
bị, chất lượng sản phẩm, cơ chế hoạt động, kiến thức và phương pháp quản lý của
các doanh nghiệp trong nước, thúc đây cho các doanh nghiệp này đổi mới để đạt

hiệu quả kinh tế cao.
Thứ năm, ưu đãi đầu tư góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại,
hợp lý và hiệu quả. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý là một nội dung cơ bản trong quá

trình CNH, HĐH ở nước ta. Ưu đãi đầu tư giúp thu hút nguồn vốn đầu tư, chủ yếu là
cácdoanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ cơng nghiệp một mặt góp phần nâng cao tỷ
trọng ngành công nghiệp trong tổng số GDP của các ngành kinh tế tạo ra trên cả nước.
Mặt

khác,


chúng

ta thu

hút

được

những

dự

án



hàm

lượng

vốn

lớn,

cơng

nghécaogépphanphattriénnganhnghémoi,dadanghoanganhnghécongnghiép.
Thứ sáu, các biện pháp ưu đãi đầu tư góp phần khắc phục những hạn chế cịn
tồn tại của mơi trường đầu tư. Các biện pháp ưu đãi đầu tư là cơ sở để tạo ra môi

trường đầu tư tốt. Việc ban hành các biện pháp ưu đãi đầu tư giúp nhà nước khắc
phục những hạn chế của địa phương tiếp nhận đầu tư như sự hạn chế về điều kiện
kinh tế - xã hội để thu hút nguồn vốn. Về mặt pháp luật, sự ổn định và mở rong
những ưu đãi đối với nhà đầu tưluônluôntilệthuậnvớisứchấpdẫncủamôitrườngđầutư.

Mặt khác qua quá trình quản lý các dự án đầu tư vào những khu vực, địa bàn

ưu đãi đầu tư nhất định, Nhà nước có thê điều chỉnh, bổ sung, hồn thiện hệ thống


×