Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Địa vị pháp lý của công ty cổ phần pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.25 KB, 20 trang )

Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài : Hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát
triển, đồng thời nhiều ngành kinh tế phát triển nhanh chong, kéo theo nhiều
công ty trong và ngoài nước đã và đang mở rộng quy mô phát triển. Nhiều
loại hình công ty mọc lên cùng với nó là nước ta phải có những chế tài nhằm
điều chỉnh sự hoạt đông dồn dập của các công ty này. Hiện nay loại hình công
ty cổ phần đã và đang phát triển rất nhanh chóng, chính vì lẽ đó tạo hành lang
pháp lý cho loại hình công ty này là rất cần thiết.
Mục đích, yêu cầu của đề tài : Nhằm mục đích nêu nên phần nào pháp chế
của nước ta với loại hình doanh nghiệp nay, qua đó nêu nên vai trò của doanh
nghiêpj này trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu : Thống kê, phân tích. . . .
Phần nội dung
1.Khái niệm và đặc điểm của công ty cổ phần
Theo luật doanh nghiệp:
1.1, Một số khái niệm cơ bản trong công ty cổ phần :
- Vốn điều lệ được chia thanh nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và
không hạn chế số lượng tối đa
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ trong phạm vi tài
sản của mình
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần ccủa mình cho người khác,
trừ những trường hợ quy định tại Khoản 3 Điều 81 và Khoản 5 Điều 84 của
Luật này
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại huy đông vốn
1
1.2, Những đặc trưng cơ bản của một công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập. Đây là loại
hinh công ty có tính tổ chức cao, hoàn thiện về vốn, hoạt động mang tính xã


hội hóa
Công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm dối với các khoản nợ bằng tài sản
riêng của công ty. Điều này có nghĩa là công ty chịu trách nhiệm bằng tài sản
của chính công ty, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vốn vào công ty
Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia là nhiều phần bằng nhau gọi là
cổ phần. Đây là đặc trưng rất cơ bản của công ty cổ phần. Trong quá trình
hoạt động, công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phiếu ra chông chúng qua
thị trường chứng khoán để công khai huy động vốn từ các nhà đầu tư. Do đó,
sự ra đời của công ty cổ phần gắn liền với sự ra đời và phát triển của thị
trường chứng khoán. Việc chuyển nhượng cổ phàn được thực hiện dễ dàng
thông qua hành vi bán cổ phiếu trên thi trường chứng khoán.
Công ty cổ phần có số lượng thành viên rất đông. Có công ty cổ phần có
tới hàng vạn cổ đông ở hầu khắp trên đất nước và trên thế giới, vì vậy khả
năng huy động vốn là rất rông rãi nhất trong công chúng để đầu tưu vào nhiều
lĩnh vực khác nhau, nhất là trong công nghiệp.
Đặc trưng quan trọng nhất của công ty cổ phần đó là cổ phần. Người mua
cổ phần gọi là cổ đông, cổ đông được công ty cấp một giấy chứng nhận sở
hữu cổ phần gọi là cổ phiếu-chứng thư chúng minh quyền sở hữu hợp pháp
của một cổ đông với công ty cổ phần đó
Cổ đông có những quyền hạn và trách nhiệm với công ty : được chia cổ
tức ( lợi nhuận thu được từ cổ phần) theo kết quả kinh doanh, được quyền bầu
cử và ứng cử vào bộ máy quản trị và kiểm soát của công ty; và phải chịu trách
nhiệm về việc thua lỗ của công hoặc phá sản của công ty trong phạm vi số cổ
phần của mình
2
Cổ phiếu được phát hành lúc thành lập công ty và lúc cần huy động thêm
vốn, giá trị ban đầu của cổ phiếu được gọi là mệnh giá. Quá trình kinhdoanh
tùy thuộc vào lợi nhuận và cách phân phối, mệnh giá sẽ tăng lên và ngày càng
bỏ xa giá trị ban đầu.

Cổ phiếu có những đặc tính chung sau :
- Mỗi cổ phiếu thể hiện giá trị thực té ban đầu được
tính thành tiền được gọi là mệnh giá cổ phiếu.
- Cổ phiếu có thể được lưu thông, chuyển nhượng
tự do trên thj trường như một thứ hàng hóa. Cổ phiếu có thể được
thừa kế và làm tài sản thế chấp, cầm đò hoặc quan hệ tín dụng
- Cổ phiếu thường không có thời hạn, nó tồn tại
cùng với sự tồn tại của công ty. Cổ đông không được rút vốn ra khỏi
công ty. Muốn thu lại tiền ban đầu khi mua cổ phiếu cổ đông chỉ có
thể bán lại cho người khác, và việc bán cổ phiếu được thực hiện trên
thị trường chứng khoán chính là lợi thế của công ty cổ phần so với
các loại hình doanh nghiệp khác, nhất là lợi thế về khả năng huy
động vốn. Công chúng thích mua cổ phiếu của công ty cổ phần để
tìm kiếm lợi nhuận mà không sợ dồng vốn của mình bị bất động, vì
họ có thể chuyển vốn đầu tư từ công ty này sang công tyckhác, từ
lĩnh vực này sang lĩnh vực khác một cách dễ dàng qua mua bán cổ
phiếu. Cổ phiếu là công cụ huy động vốn cực kỳ hiệu quả, nó khiến
cho loại hình công ty này có sức thu hút mãnh mẽ không chỉ với các
nhà kinh doanh mà còn cả với công chúng. Tuy nhiên, việc phát
hành cổ phần ra công chúng để tăng vốn nhằm phát triển quy mô sản
xuất kinh doanh là sự ưu việt của loại hình công ty cổ phần nhưng để
đầu tư tài chính thì rất dễ có hiện tượng thổi bong bong vào nền kinh
tế nếu không có sự kiểm toán chặt chẽ.
* Các loại cỏ phần và cổ đông
3
Công ty cổ phàn theo LUật Công ty 1990 cũ quy định chỉ có một loại cổ
phần nghĩa là người sở hữu cổ phần có quyền và nghĩa vụ như nhau. Xem xét
kinh nghiệm các nước cho thấy việc quy định chỉ có một loại cổ phần làm cho
cơ cấu vốn của công ty quá cứng nhăc và không tạo ra khuôn khổ linh hoạt
cho đầu tư cũng như huy động vốn. Trong khi Luật Công ty ở các nước đưa ra

áp dụng chế độ “đa dạng hóa cổ phần “ . Nói cách khác, công ty cổ phần có
thể phát hành nhiều loại cổ phần với các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Luật
Doanh nghiệp 2005 cũng đi theo xu hướng cải cách tiến bộ này. Theo quy
định này, các công ty cổ phần gồm có :
+ Công ty cổ phần phải có vổ phần phổ thông
+ Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đâĩ. Cổ phần ưu đãi gồm các loại
sau đây:
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết
- Cổ phần ưu đãi cổ tức
- Cổ phần ưu đãi hoàn lai
- Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty
+ Cổ đông phổ thông
Xét về mặ vản chất, do cổ phần phổ thông là loại cổ phần phải có khi
thành lập công ty; do vậy mà cổ đông sở hữu cổ phần này cũng đương nhiên
có. Tuy nhiên, trên thực tế loại cổ đông phổ thông có điểm phân biệt giữa cổ
đông phỏ thông đầu tiên của công ty và cổ đông thông thường.
Điều này xuất phát từ chính các quy định của Luật Doanh nghiệp với
những quy định thông thoáng cho nhà đầu tư “…phải chịu trách nhiệm về
tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh”; còn “ cơ
quan đăng ký kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng
ký kinh doanh”. Cho nên, việc kê khai số vốn điều lệ là bao nhiêu tổng số cổ
phần, mệnh giá cổ phần cũng như việc đăng ký kinh doanh là công việc nội
bô của công ty đó. Luật Doanh nghiệp chỉ quy định về việc” chuyển quyền sơ
4
hữu tài sản” và “ định giá tài sản góp vốn” cũng như quy định về việcdoanh
nghiệp kinh doanh ngành nghề gì phải có vốn pháp định thì phải đáp ứng quy
định đó.
Với cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần là cổ đông sang lập có quy
định chặt chẽ hơn. Theo đó các cổ đông sang lập phải cùng nhau đăng ký mua
ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh

toán đầy đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn chin mươi ngày, kể từ
ngày công ty được cấp giấy chúng nhận đăng ký kinh doanh.
Trong thời gian 3 năm, kể từ ngay công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh, cỏ đông sang lập có quyền tự ddo chuyển nhượng cổ phần phổ
thông của mình cho cổ đông sang lập khác nhưng phải có được sự chấp thuận
của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển
nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về chiệc chuyển nhượng các cổ
phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sang
lập của công ty. Sau thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của các cổ
đông sang lập đều bị bãi bỏ.
Quy định trên cho thấy, 3 năm được coi là thời hạn đầy đủ cho việc đầu tư,
hoàn thành và đưa dự án vào hoạt động. Những hạn chế nói trên nhăm mục
đích :
+ Thúc đẩy cổ đông sang lập phải xem xét cẩn thận trước khi quyết định
thành lập công ty để kinh doanh, khắc phục hiện tượng thành lập công ty và
quyết định đầu tư theo kiểu “ phong trào”, qua đó cũng hạn chế được những
đỏ bể gay tổn thất cho xã hội.
+ Góp phần duy trì sự ổn định cần thiết của công ty trong những năm đầu
hoaạt động
+ Tăng thêm sự bảo đảm và niềm tin cho những người tham gia góp vốn
sau khi đã đăng ký kinh doanh.
5
+ Cổ đông ưu đãi
- Cổ đông ưu đã biểu quyết : Trong công ty cổ phần có vốn ưu đãi biểu quyết
thì “ chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ dông sang lập được
quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết “. Với cổ đông ưu đãi là cổ đông
sang lập thì ưu đãi biểu quyết của cổ dông sang lập chỉ có hiệu lực trong 3
năm kể từu ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau
thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sang lập chuyển thành cổ

đông phổ thông. Lý do của việc quyết định như vậy là với cổ đông sang lập
nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết là cũng trong thừoi hạn đó, các cổ đong
sang lập phải có nghĩa vụ và trạhs nhiệm cao hơn đối với công ty, kéo theo đó
quyền hạn với công ty cũng cao hơn. Theo đó, cổ dông sở hữu cổ phần ưu đãi
biểu quyết “ có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số
phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết là do Điều Lệ công ty
quy định”
- Với cổ đông ưu đãi hoàn lại và cổ dông ưu đã cổ tức : Người được quyền
mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do
Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hôi cổ dông quyết định. VIệc quy định
2 loại cổ phần này là tạo cơ sở pháp lý để công ty cổ phần có thể huy động
được vốn đầu tư phân tán từu nhưng người có ít vốn, ít kinh nghiệm quản lý
hoặc không có khả ngăng quản lý kinh doanh. Đối với nhóm cổ đông này, thì
mức cổ tức tăng cao tính ổn định của thu nhập có được từ việc mua cổ phần
và khả năng linh động trong việc rút vốn đầu tư. Cổ dông ưu đãi cổ tức được
trả cổ tức cao hơn so với cổ đônng phổ thông hơặc mức ổn định dàng năm.
Cổ tức cố định cụ thể không phụ thuộc vao kết quả kinh doanh của công ty.
Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi
trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức. Với cổ đông ưu đã hoàn lại : do việc
công ty cổ phần được quyền sử dụng 2 loại cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ
phần được hoàn lại theo bất cứ khi nào theo yêu cầu của cổ đông và cổ phần
6
được hoàn lại theo các điều kiện do công ty và nhà đầu tư có liên quan thỏa
thuận và được ghi vào cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại mà việc cổ đông
ưu đãi hoàn lại” sẽ được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào yêu cầu của
người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu
đãi hoàn lại.
+ Cổ đông ưu đãi khác : Luật doanh nghiệp quy định ; cổ phần ưuđãi khác
và người được quyền mua cổ phaàn ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định
hơạc do đại hội cổ dông quyết định, cho thấy đây là một quy định tùy nghi mà

chính các cổ đông sang lập và Đại hội cổ đông tự quyết định xem xét là thấy
cần thiết hay không ? Thực tế các văn bản hướng dãn thi hành Luậy doanh
nghiệp cũng không quy định loại cổ phần ưu đãi khác là những loại nào và
thực tiễn ở nước ta cũng chưa có các loại cổ phần nào. Các loại cổ phần đó là”
cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt, cổ phần bán giá ưu đãi cho người lao
động, cổ phần bán trả dần tiền mua cổ phàn ưu đãi cho người lao đông
nghèo”. Trong các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa chuyển sang
hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần không phản ánh đầy đủ tính chất
của loại cổ phần ưu đãi nói chung; đó là : Người sở hữu cổ phần ưu đãi được
“ ưu đãi” về mộtquyeền hoặc mức đọ quyền nào đó so với cổ đông phổ thông
và cổ đông ưu đại đó cũng phải “ tù bỏ” đi một số quyền khác mà cổ dông
phổ thông hơặc các cổ dông ưu đãi đã có được.
Việc phần loại cổ dông như trên nhằm xác định rõ các loại cổ dông trong
công ty cổ phần giúp cho các cổ dông hiểu rõ hơn các quyền lợi cũng như
nghĩa vụ của mình với công ty khi sở hữu từng loại cổ phần trong công ty.
Tuy nhiên sự phân loại này sẽ quan trọng hơn nếu các ổ đông thiểu số bảo về
được quyện lợi của mình trước các hành vi vi phạm của các cổ đông khác.
2 Thành lập công ty cổ phần.
7
Theo quy định tại Điều 13, Luật Doanh nghiệp 2005, mọi tổ chức cá nhân
Việt Nam và nước ngoài, không thuộc đối tượng bị cấm kinh doanh đêu có
quyền quyết định thành lập công ty cổ phần.
Sau khi soạn thảo ra bản Điều lệ có các nội dng cơ bản, thành viên sang
lập xúc tiến các thủ tục thành lập công ty bao gồm đăng ký kinh doanh , thông
báo công khai và các thủ tục khác để hoaạt đông kinh doanh.
* Đăng kí kinh doanh: Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy
quyền làm bộ hồ sơ bao gồm.
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu của bộ kế hoạch và
đầu tư quy định
- Dự thảo điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký các thành viên hoặc

người đại diện theo ủy quyền. Trong bản Dự thảo này có các nội dung cơ bản
như tên công ty cổ phần, trụ sở chính, số vốn góp phải được chia thành cổ
phần và cá nhân mỗi thành viên sang lập phải ghi tỉ lệ cổ phần. Ghi rõ các loại
cổ phần ưu đãi.
- Danh sách thành viên
- Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân như
giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc các chứng thực cá nhân hợp pháp
khác nếu thành viên là các nhân
- Bản sao các quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc giấy yờ tương đương khác nếu thành viên là tổ chức. Văn bản ủy
quyèn, giấy chứng thực cá nhân của người được ủy quyền của thành viên là tổ
chức hay cá nhân.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định nếu công ty kinh doanh những
ngành nghề mà pháp luật yêu cầu phải có vốn pháp định
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng
Giám đốc và các cá nhân khác nếu công ty kinh doanh các ngành nghè mà
pháp luật quy định phải có chứng chỉ hành nghề
8
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, cơ quan có thầm quyền phải
viết và trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ. Trong khoảng thời gian 10
ngày kể từ ngày nhận, cơ quan này phải cấp giấy chứng nhận dăng ký kinh
doanh cho doanh nghiệp. Người đại diện pháp lý của công ty trực tiếp lên kí
nhận và kí vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
• Thông báo công khai về công ty : Sau khi được cấp giấy chứng nhận
Giấy đăng kí kinh doanh, công ty phải đăng bố cáo thành lập trên báo
chí. Nghĩa là phải đăng trên báo ngày 3 kì liên tiếp và lưu giữ để làm
căn cứ chứng thực việc hoàn tất thủ tục thông báo công khai việc thành
lập công ty.
• Ngoài ra : để hoạt động kinh doanh, công ty phải khắc dấu công ty csau
khi được ngành công an cho phép khắc dấu pháp nhân, đăng kí mã số

thuế và mua hóa đơn giá trị gia tăng ở cơ quan thuế. Đối với hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty phải đăng kí mã sô hải quan tại cơ
quan hải quan. Sauk hi hoàn tất các thủ tục này, hoạt đông của công ty
mới chính thức thực hiện trên thực tế.
3 .Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần
Hình thức quản lý của công ty cổ phần là quản lý tập trung thông qua cơ
cấu hội đồng. Về nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và phân phối quyền lực trong cơ
cấu tổ chức là công việc nội bộ của các nhà đầu tư.
Lịch sử công ty trên thế giới được biết đến 3 mô hình quản lý công ty : Mô
hình Anh Mĩ, mô hình Châu Âu lục địa và mô hình Nhật Bản. Mỗi mô hình
đều có những đặc điểm chung và riêng khác nhau nhưng đều có mục tiêu là
tạo khả năng để chủ sở hữu có thể quản lý được những người điều hành công
ty một cách tốt nhất. Xem xét từ các nước trên có thế thấy được một số đặc
trưng sau về cơ cấu tổ chức của một công ty ngày nay bao gồm chue yếu là :
Chủ sở hữu; Hội đồng quản trị hoặc hội đồng giám sát; Giám đốc điều hành ;
9
Ban Kiểm soát đối với công ty có số lượng thành viên trên 11 người. Chức
năng nhiệm vụ của các bộ phận như sau :
* Chủ sở hữu công ty là người cung cấp vốn đầu tư hoặc vốn cổ phần, có
một số quyền cơ bản sau :
- Bầu và bãi nhiệm Hội Dồng quản trị hoặc Hội Đồng giảm sát.
- Thông qua hoặc không thông qua một số vấn đề cơ bản có tính
nguyên tắc của công ty như thay đổi Điều lệ, sápnhập, tăng giảm vốn công ty.
- Quyết định mức lãi cổ tức và hưởng thụ lãi.
* Hội đồng quản trị là cơ quant ha mặt chủ sở hữu thực hiện việc quản lý
công ty thông qua việc thực hiện những nhiệ vụ chủ yếu sau:
- Bổ nhiệm miễn nhiệm giám đốc điều hành
- Giám sat hoạt động quản lý điều hành của giám đốc điều hành
- Xem xét và thông qua các quyết định quan trọng khác không
trực tiếp do chủ sở hữu quyết định

* Giám đốc điều hành của công ty thuuwòng không phải là một người mà là
một số người do Hội đồng quản trị lựa chọn và bổ nhiệm. Thực chất được gọi
là bộ máy điều hành công ty hoặc các nhà quản trị gia của công ty. Giám đốc
điều hành thực hiện chức năng điều hành các hoạt động hằng ngày của công
ty.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ
phần bao gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị; Giám đốc: đối với công ty
cổ phần có trên 11 cổ đông phải có ban Kiểm soát. Như vậy theo Luật doanh
nghiệp công ty cổ phần bao gồm các bộ phận sau:
3.1 Đại hội cổ đông
Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất
của công ty cổ phần, Đại hội cổ đông có quyền và nghĩa vụ như sau:
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của
từng loại; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần
10
- Bầu, Miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội Đông quản trị, thành
viên Ban kiểm soát.
- Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm
soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông của công ty;
- Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty;
- Quyết định sửa đổi và bổ sung Điều lệ công ty, trừ những trường hợp
điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vị số lượng cổ
phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty;
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm
- Thông qua định hướng phát triển của công ty, quyết đinhk bán số tài
sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế
toán của công ty;
Các quyền và nghĩa vụ khác được quy định tạ Luật doing nghiệp và
Điều lệ công ty.
3.2 Hội đồng quản trị

Là cơ quan quản lý công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh công ty
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty từ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị bao
gồm không quá 11 thành viên. Hội đông quản trị bầu chủ tịch hội đông quản
trị trong sô thành viên. Nhiệm kì, tiêu chuẩn và số lượng cụ thể do Điều lệ
công ty quy định. Chủ tịch Hội đông quản trị có thể kiêm Tổng giám đốc
công ty, trừ những trường hợp Điều lệ của công ty quy định khác. Trường hợp
chủ tịch HĐQT vắng mặt hoặc mất khả năng thực hiện được nhiệm vụ được
giao, thì thành viên được CTHĐQT ủy quyền sẽ thực hiện các quyền và nghĩa
vụ được giao của CTHĐQT. Trường hợp không có người được ủy quyền thì
các thành viên chon một người trong số thành viên tham gia tạm thời giữ chức
CTHĐQT. CTHĐQT có quyền và nghĩa vụ sau:
- Lập chương trình, kế hoạch hoaạt đông của HĐQT
11
- Chuẩn bị chương trình nôi dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp
- Triệu tập và chủ trì cuộc họp HĐQT
- Tổ chức việ thông qua các quyết định của HĐQT dưới hình
thức khác
- Theo dõi quá trình tổ chức thự hiện các quyết định của HĐQT
- Chủ tọa các cuộc họp Đại Hội cổ đông
- Các quyền và nghĩa vụ khác được quy định tài Điều lệ công ty
và Luật doanh nghiệp
Hội đồng quản trị thông qua các quyết định bằng việc biểu quyết tại cuộc
họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản hoặc bằng một hình thức khác do Điều lệ
của công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đông quản trị có một phiếu biểu
quyết. Hội đông quan trị có quyền và nghĩa vụ sau đây :
- Quyết định chiến lược phát triển của công ty
- Kiến nghị loại cổ phând và tổng sô cổ phần được quyền chào
bán của từng loại
- quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần

được quyền chào bán của từng loại
- Quyết định huy động vốn, thêm vốn theo hinhg thức khác
- Quyết định phương án đầu tư
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công
nghệ, thông qua hợp đồng mua, bán ,cho vay,vay và các hợp đồng khác có giá
trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi rong sổ kế toán của
công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơng được quy định tại Điều lệ công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đôc và các cán bộ
quản lý quan trọng khác của công ty.
- Quyết định mức lương và lợi ich của cán bộ nhân viên quản lý
trong công ty
12
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty
,quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và góp vốn,
mua cổ phần của doanh nghiệp khác
- Trình báo cáo quyết toán tại chính hàng năm lên đại hội cổ
đông
- Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục
trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh
- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty,
định giá tài sản góp vốn không phải tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đỏi,
vàng
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệ phục vụ họp tại hội đồng
cổ đông, triệu tập họp Đại hội cổ đông hoặc thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội cổ
đông thông qua các quyết định Kiến nghị việc tổ chức lại hay giải thể công ty
- Các quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Luật này và
Điều lệ công ty
3.3 Giám đốc công ty
Hội đông quản trị bổ nhiệm một trong số họ hoặc người khác làm giám
đốc hay Tổng giám đốc. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm giám đốc hay

Tổng giám đốc công ty. Trường hợp điều lệ công ty không chỉ định Chủ tịch
hội đông quản trị là đại diện theo pháp luật, thì Giám đốc (TGĐ) là người
điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội
đông quản trị về việc thực hiện công việc được giao. Giám đốc có các quyền
và nhiệm vụ sau đây:
- Quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt đông hàn ngày
của công ty
- Tổ chức thực hiện các quyết định cảu Hội đồng quản trị
- Tổ chức thực hiện kế hoach kinh doanh và phươngán đầu tư
của công ty
13
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức , quy chế quản lý
nội bộ công ty
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
- Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao đông trong
công ty, kể cả các cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đôc
(TGĐ )
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều
lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.
Quy đinh tạ Điều 13, Nghị Định 139/CP, muốn trở thành giám đốc ( TGĐ)
của công ty cổ phần thiì cổ đông phải là các nhân sở hữu ít nhất 5% số cổ
phần của công phổ thông, hoặc người khác thì phải có trình độ chuyên môn
hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong ngành nghề
kinh doanh của công ty. Nghị Định 139/CP lại cho phép trường hợp Điều lệ
công ty quy định tiêu chuẩn và điều kiên khác với tiêu chuẩn và điều kiện trên
thì áp dụng tiêu chuẩn và điều kiện do Điều lệ công ty. Quy định này cần xem
lại ở các vấn đề sau :
• Thứ nhất : việc quy định chức danh giám đốc ( TGĐ ) trong mô hình
công ty cổ phần là cá nhân sở hữu ít nhất 5% số cổ phần phổ thông là
mâu thuẫn với quy định tại Điều 57 Luật doanh nghiệp, quy định Giám

đốc ( TGĐ) của công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn phải
sở hữu từ 10% vốn điều lệ của công ty.
• Thứ hai : nếu không đủ điều kiên vốn tối thiểu để làm Giám đốc
( TGĐ) thì Nghị Định 139/CP – cũng như luật doanh nghiệp (2005) –
quy định người đó phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực
tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong ngành nghề kinh doanh chính
của công ty. Quy định này là không rõ rang, vì hiểu như thế nào là kinh
nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh ? Người làm Giám đốc (TGĐ)
phải có thâm niên quản lý là bao lâu ? Mặt khác, quy định cho phép
14
Điều lệ công ty có quyền quyết định tiêu chuẩn và điều kiện làm giám
đốc công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn khác so với Nghị
định 139/CP đã vô hiệu hóa tonà bộ các tiêu chuẩn và điều kiện để làm
giám đốc ( TGĐ ) công ty cổ phần , công ty trách nhiệm hữu hạn. Mặt
khác, mối quan hệ giữa cổ đông và giám đốc và nhiều vấn đề của mối
quan hệ này đã được nhà nghiện cứu tài chính ở các nước kinh tế thị
trường nghiên cứu từ lâu. Lý thuyết của mối quan hệ này có tên gọi là
Agency theory.
3.4 Ban kiểm soát
Công ty cổ phần có trên 11 cổ đông phải có ban kiểm soát từ 3 đến 5
thành viên, trong đó ít nhất phải có một thành viên chuyên ngành kế toán. Ban
kiểm soát bầu một thành viên là trưởng ban ; trưởng ban kiểm soat phải là cổ
đông. Quyền và nhiệm vụ của ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban
kiểm soát có nhiệm vụ và quyền hạn sau :
- Kiểm tra tính hợp lý và hợp pháp trongquản lý, điều hành hoạt
đông kinh doanh, trong ghi chép sỏ kế toán và báo cáo tài chính
- Thẩm đinh báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra
từng vấn đề cu thể liên quan đến quản lý, điều hành hoaạt đông của công ty
khi xét thấy cần thiết hoặc theo quy định của Đại hội cổ đông do Điều lệ công
ty quy định.

- Thường xuyên thông báo với Hội đông quản trị về kết quả hoạt
đông, tham khảo ý kiến của Hội đông quản trị trước khi trình báo cáo, kết
luận, kiến nghị lên Đại hội cổ đông.
- Báo cáo Đại hội cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp
pháp về việc ghi chép, lưu trữ chứng từ là lập sổ kế toán, báo cáo tài chính,
các báo cáo khác của công ty, tính trung thực và hợp pháp trong quản lý, điều
hành hoạt đông kinh doanh cảu công ty.
15
- Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức
của công ty, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty
- Các quyền và nghĩa vụ khác quy định tại Luật Doanh nghiệp
và điều lệ công ty.
3.5 Phát hành chứng khoán của công ty cổ phần
Cổ phần là công cụ huy động vốn, đồng thời cũng là một lọa “hàng hóa”.
Phát hành cổ phần tức là công ty bán cổ phần thu tiền hoặc tài sản khác phục
vụ cho hoạt đông kinh doanh. Ở đây có 2 vấn đề can quan tâm :
- Lượng hàng và laoị hàng đem bán
- Phương thức bán : Bán cổ phần huy động thêm vốn tức là bán
một phần nguyên sơ hữu của công ty cho người khác. Kết qua là sẽ làm thay
đổi vị thế của từng cổ đông hiện có trong công ty. Luật doanh nghiệp quy
định : Hội đồng quản trị quyết định giá chào bán cổ phần không thấp hơn giá
thị trường tại thời điểm chào bán, trừ : ( cổ phần chào bán lần đầu tiên sau khi
đăng kí kinh doanh). Cổ phần chào bán cho tât cả cổ dông theo tỉ lệ cổ phần
hiện tại của họ ở công ty; cổ phần chào bán cho người môi giới hoặc người
bảo lãnh.
Khác với công ty trách nhiệm hữu hạn, trong công ty cổ phần, ngay sau
khi thành lập, ngoài cổ đông sang lập, người ta cong chưa biết cổ đông khác
là cá nhân, tổ chức nào; số cổ đông còn lại là bao nhiêu cũng như thời điểm
mà họ sẽ góp vốn cần phải huy động. Đó chính là thể hiện của số cổ phần
được quyền phát hành. Nói cách khác, số cổ phàn được quyền phát hành là

tổng sô cổ phần sang lập mà các sáng lập viên dự định chào bán để huy động
đủ số vốn cần thiết như đã dự tính. Về mặt quản lý Nhà nước, việc quy định
tổng số cổ phần được quyền chào bán tạo cơ sở pháp lý cho công ty cổ phần
chủ động huy động thêm vốn mà không phải xin phép bất cứ cơ quan Nhà
nước trong mỗi làn chào bán thêm cổ phần mới trong tổng sô cổ phàn được
quyền chào bán. Như vậy sự phân biệt về tổng số cổ phần được quyền chào
16
bán và sô cổ phàn đã bán phù hợp với điều kiện kinh doanh thực tế mà không
ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích, ý đồ của chủ sở hữu.
Về phương thức bán, nói chung pháp luật rong nền kinh tế thị trường phần
biệt 2 loại phương thức bán và các công ty chỉ được thực hiện 1 trong 2
phương thức bán này :
+ Phát hành hẹp hay phát hành có địa chỉ ( Private
offẻring hay Non- Public offering ). Đặc điểm chủ yếu của phương thức này
chủ yếu là số lượng người mua không lớn, hoặc sô vốn huy động không lớn
hoặc chỉ phát hành cho các công ty đầu tư.
+ Phát hành rộng ( Public offẻing ) là phát hành
không có dặc điểm nói trên.
Luật doanh nghiệp quy định : Công ty chào bán cổ phần, trái phiếu theo
hình thức phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật
về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Việc chào bán cổ phiếu, trái
phiếu theo hinhg thức khác đo công ty quyết định và được thực hiện theo thỏa
thuận giữa công ty và người mua.
Luật pháp các nước thường quy định miễn trừ thực hiện các thủ tục về
phát hành do luật định với phát hành hẹp. Điều này có nghĩa là, công ty thực
hiên phát hành hẹp không phải thực hiện thủ tục xin phép Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước; công khai hóa thông tin; giám định thông tin và các thủ tục
khác liên quan đến phát hành hẹp. Giấy phép phát hành chỉ áp dụng cho hình
thức phát hành rộng. Luật doanh nghiệp cũng theo xu hướng này.
Quy định nói trên về phương thức phát hành dựa trên giả thiết về tiếp cận

thông tin đầy đủ chính xác vè công ty và khả năng của nhà đầu tư. Đối với
phát hành quy mô nhỏ, số lượng người mua không nhiều, thì thông thường
người có ý định mua là những người biết đến công ty. Trường hượp hị không
biết đầy đủ thông tin chính xác, thì tự họ phải tìm kêím và đáng giá về công ty
đó. Mặt khác nếu công ty muốn huy động vốn một cách nghiêm túc, thì phải
17
cung cấp đầy đủ thông tin cho người quan tâm theo yêu cầu của họ. Ngoài ra,
logic khác của sự việc là, chi phí dể thực hiện thủ tục phát hành có liên quan
đến không chỉ Công ty mà cả cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán. Một
chi phí lớn bỏ ra để huy động một sô vốn không nhiều là điều xét thấy không
nên. Nói tóm lại, trong việc phát hành hẹp, người mua phải chịu phí tổn về
việc tìm kiếm thông tin, đánh giá cơ hội đầu tư của mình.
Khác với phát hành hẹp, phát hành rộng phải tuân thủ đúng quy trình tự
thủ tục luật định. Công ty phải cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cần
thiết cho công chúng đầu tư, khắc phục khả năng lạm dụng thị trường gây
thiệt hại cho nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư tài chính. Luật doanh nghiệp quy
định việc công ty chào bán cổ phiếu, trái phiếu theo hình thức phát hành
chứng khoán ra công chúng theo quy định của Luật chứng khoán.
Tuy nhiên Luật doanh nghiệp hiện hành,có một sô vấn đề chưa rõ ràng về
việc mua bán cổ phần. Tại Khoản 1, Điều 80 quy định cổ đông phổ thông
phải “ thanh toán dủ số cổ phần đã cam kết mua trong thừoi hạn 90 ngày kể từ
ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh” . Ở đây cso sự
nhầm lẫn. Sự thật chỉ riêng các cổ đông sáng lập là phải thanh toán đủ số cổ
phần phổ thông đăng kí mua trong thời hạn trên. Đối với công ty cổ đông
khác, trên nguyên tắc họ phải thanh toán đủ một lần khi đăng ký mua, nhưng
không nhất thiết phải trong thời hạn 90 ngày như nói trên, bởi vì công ty có
quyền giao bán cổ phần trong thời hạn 3 năm sau khi được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh theo Điều 84. Luật doanh nghiệp.
Tại khoản 5, Điều 80 : “ cổ đông phổ thông phải chịu trách nhiệm cá nhân
khi nhân danh công ty… thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn phải trả trước

nguy cơ tài chính có thẻ xảy ra đối với công ty. Quy định nay vô nghĩa bởi vì
khó có thể hình dung làm thế nào cỏ đông phổ thông lại có thể nhân danh
công ty thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn của công ty nếu họ không có
thẩm quyền trong cơ cấu tổ chức quản lý của công ty.
18
4. Giải thể và phá sản công ty cổ phần.
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 102/2010/NĐ-CP,
công ty cổ phần giải thể trong các trường hợp và điều kiện sau: Kết thúc thời
hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
theo quyết định của đại hội đồng cổ đông; công ty không còn đủ số lượng
thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 6 tháng liên tục; bị thu hồi
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo
đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Thủ tục giải thể công ty cổ phần:
+ Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp (DN), gồm có các
nội dung: a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của DN; b) Lý do giải thể; c) Thời hạn,
thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của DN; thời hạn thanh
toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 6 tháng kể từ ngày thông
qua quyết định giải thể; d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp
đồng lao động; e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của DN.
+ Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản DN, trừ
trường hợp điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
+ Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết
định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ
nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong DN
và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của DN. Đối
với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể DN
phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên
tiếp. Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về
phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ,

thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn
giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
19
Các khoản nợ của DN được thanh toán theo thứ tự như sau: a) Các khoản
nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và
các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp
đồng lao động đã ký kết; b) Nợ thuế và các khoản nợ khác. Sau khi đã thanh
toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể DN, phần còn lại thuộc về cổ đông
công ty.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc giải thể DN và
thanh toán hết các khoản nợ của DN, người đại diện theo pháp luật của DN
gửi hồ sơ giải thể DN đến cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư.
Phần kết luận
Trên đây là nhưng quy định chung của pháp luật Việt Nam về loại hình
doanh nghiệp này. Tuy còn nhiều quy định khác, nhưng trên đây cũng đã
phần nào nêu nên được những ưuy định cơ bản về công ty cổ phần. Cùng với
đó giúp mọi người có được nhận thức sâuu rông về loại hình công ty này, qua
đó cũng giải thích một số khái niệm như “ cổ đông, cổ phiếu. trái phiếu…”
.Đồng thời cũng nhận ra được rằng loại hình doanh nghiệp này đang rất phát
triển tại Việt Nam và trên thế giới, và hơn nữa qua đây nhóm em cũng đã
phân tích một sô mặt hạn chế trong Luật doanh nghiệp của nước ta, mong
rằng sẽ chặt chẽ hơn với mục đích phát triển đất nước một cách toàn diện.
20

×