Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

TuvanTuoitre-FDVN 06 - Co duoc tra lai hang hoa san pham bi hu hong kem chat luong pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.29 KB, 1 trang )

Hỏi: Đầu tháng nay tôi mua hàng ở một đại lý kinh doanh thực phẩm đóng gói. Do thấy
ghi trên bao bì hạn sử dụng còn hơn một năm nên tôi đã mua với khối lượng lớn để gia
đình trong thời gian lâu dài. Tuy nhiên, khi mở ra để sử dụng thì phát hiện sản phẩm hư
hỏng, lên mốc không thể sử dụng được nữa. Tôi đem đến đại lý để đổi lại hàng nhưng
không được đại lý chấp nhận với lý do hàng đã bán rồi không được đổi lại. Xin hỏi, theo
quy định của pháp luật tôi có thể đổi được hàng không? (Trần Thị Lan, Liên Chiểu, Đà
Nẵng)
Trả lời: Theo quy định tại khoản 8 Điều 10 Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 thì
việc “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt
hại đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người tiêu dùng” được coi là hành vi trái pháp luật,
bị cấm. Khoản 3 Điều 17 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 quy định người
tiêu dùng có quyền “yêu cầu người bán hàng sửa chữa, hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới,
nhận lại hàng có khuyết tật”. Đồng thời, theo khoản 10 Điều 16 Luật chất lượng sản phẩm,
hàng hóa 2007 thì người bán hàng có nghĩa vụ “hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới, nhận lại
hàng có khuyết tật bị người mua trả lại”. Do đó, bạn có quyền trả lại sản phẩm, hàng hóa bị
hư hỏng, lên mốc cho người bán hàng (đại lý) và người bán hàng có nghĩa vụ phải hoàn lại
tiền hoặc đổi hàng mới và nhận lại hàng bị hư hỏng mà bạn đã mua.
Trường hợp nếu bạn bị thiệt hại do việc mua sản phẩm nói trên, theo quy định tại
khoản 4 Điều 17, Điều 61 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007; Điều 23, Điều 24
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa
có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung
cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá
nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp chứng
minh được khuyết tật của hàng hoá không thể phát hiện được với trình độ khoa học, kỹ
thuật tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá cung cấp cho người tiêu dùng.
Việc yêu cầu bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2005,
Bộ luật tố tụng dân sự 2004, Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010, Luật chất lượng sản phẩm,
hàng hóa 2007 cùng các văn bản hướng dẫn và các văn bản liên quan.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 66, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007, cá
nhân có hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tuỳ theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình


sự, tổ chức vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tuỳ theo tính chất, mức
độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật.
Luật sư Phạm Phùng Trọng Nghĩa
(Công ty Luật hợp danh FDVN, www.fdvn.vn)

×