Tải bản đầy đủ (.docx) (143 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng đầu tư phát triển tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.95 KB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

........../.........

......./.......

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN ĐỨC ĐẠT

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

HÀ NỘI - NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

........../.........
......./.......
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN ĐỨC ĐẠT


QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Chuyên ngành : Tài chính và Ngân hàng
Mã số

: 60 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HIỀN

HÀ NỘI - NĂM 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Luận văn này hồn tồn do tơi thực hiện. Các số liệu,
trích dẫn trong Luận văn là chính xác và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Đức Đạt


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành đề tài luận văn thạc sĩ này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng
của bản thân cịn có sự hướng dẫn nhiệt tính của quý Thầy Cô, cũng như sự động
viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực
hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành cảm ơn đến cô giáo, TS Nguyễn Thị Hiền, người đã trực tiếp

hướng dẫn, tận tình, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn toàn thể quý Thầy Cơ của Học viện Hành chính Quốc
gia đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực
hiện đề tài luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến các đồng nghiệp trong
Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Nam đã hỗ trợ cho tơi rất nhiều trong q trình
nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Học viên thực hiện

Nguyễn Đức Đạt


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCBS

Uỷ ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng
(Basel Committee on Banking Supervision)

BĐTV

Bảo đảm tiền vay


DPRR

Dự phòng rủi ro

ĐTPT

Đầu tư phát triển

KTNB

Kiểm tra nội bộ

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NSNN

Ngân sách nhà nước

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHPT

Ngân hàng Phát triển

CN NHPT Hà Nam


Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Nam

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

QTRR

Quản trị rủi ro

RRTD

Rủi ro tín dụng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCTD

Tổ chức tín dụng

XLRR

Xử lý rủi ro



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
1.

Danh mục các bảng:

Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:

Quy mô hoạt động CN NHPT Hà Nam giai đoạn 2012-2014
Một số dự án lớn vay vốn ĐTPT đến 31/12/2014
Dư nợ cho vay ĐTPT theo ngành giai đoạn từ 2012 – 2014 của CN

Bảng 2.4:

NHPT Hà Nam
Dư nợ tín dụng ĐTPT theo phân loại khách hàng giai đoạn từ 2012 –

Bảng 2.5:

2014 của CN NHPT Hà Nam
Quy mô đầu tư theo nguồn vốn đầu tư trên địa bàn tình Hà Nam giai

Bảng 2.6:

đoạn 2012 – 2014
Nợ quá hạn trong cho vay dài hạn ĐTPT của CN NHPT Hà Nam giai

Bảng 2.7:


đoạn từ 2012 – 2014
Cơ cấu nợ quá hạn ĐTPT theo ngành nghề cho vay giai đoạn 2012 –

Bảng 2.8:

2014
Cơ cấu nhóm tín dụng ĐTPT giai đoạn từ 2012 – 2014 tại CN NHPT

Bảng 2.9:

Hà Nam
Tỷ lệ nợ quá hạn của một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai

đoạn 2012 – 2014
2.
Danh mục các hình:
Hình 2.1:
Cơ cấu dư nợ cho vay ĐTPT giai đoạn 2012 – 2014 theo phân loại
khách hàng tại CN NHPT Hà Nam
Hình 2.2:
Cơ cấu nợ ĐTPT quá hạn theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2012 – 2014
3.
Danh mục sơ đồ:
Sơ đồ 2.1:
Tổ chức bộ máy tại Ngân hàng phát triển Chi nhánh Hà Nam

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài luận văn............................................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn........................................................2


3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn..............................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.............................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn..........................................................................3
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn......................................................................4
7. Kết cấu của luận văn....................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN...................................5
1.1. Tổng quan về tín dụng Đầu tư phát triển và rủi ro Tín dụng Đầu tư phát triển tại
Ngân hàng phát triển.....................................................................................................5
1.1.1. Tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng phát triển.........................................5
1.1.2. Rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển.............................10
1.1.3.Phân loại và các chỉ tiêu đánh giá rủi ro Tín dụng Đầu tư phát triển của Nhà nước. 16
1.2. Nội dung quản trị rủi ro Tín dụng Đầu tư phát triển của Ngân hàng phát triển. .21
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro Tín dụng đầu tư phát triển........................................21
1.2.2. Sự cần thiết quản trị rủi ro tín dụng đầu tư phát triển......................................23
1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng Đầu tư phát triển..........................................25
1.3.

Tiêu chí đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng Đầu tư phát triển...........32

1.3.1. Mức giảm nợ quá hạn Đầu tư phát triển...........................................................32
1.3.2. Mức giảm nợ xấu Đầu tư phát triển..................................................................33
1.3.3. Mức giảm dự phịng rủi ro tín dụng Đầu tư phát triển......................................34
1.3.4. Tỷ lệ xóa nợ rịng Đầu tư phát triển..................................................................35
1.4.

Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng và bài học đối với


Ngân hàng phát triển Việt Nam...................................................................................36
1.4.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng...............................36
1.4.2 Bài học về quản trị rủi ro tín dụng từ các ngân hàng đối với Ngân hàng Phát
triển Việt Nam.............................................................................................................. 41
Tiểu kết Chương 1.........................................................................................................42
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NAM 43


2.1.

Sự hình thành, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy và tình hình hoạt

động của Ngân hàng phát triển Chi nhánh Hà Nam...................................................43
2.1.1. Sự hình thành, phát triển của Ngân hàng phát triển Chi nhánh Hà Nam..........43
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy...............................................44
2.1.3 Thực trạng cho vay đầu tư phát triển của Ngân hàng phát triển Chi nhánh Hà Nam.....49
2.2. Thực trạng rủi ro và Quản trị rủi ro tín dụng Đầu tư phát triển của Ngân hàng
phát triển Chi nhánh Hà Nam.....................................................................................58
2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng phát triển Chi
nhánh Hà-Nam............................................................................................................. 58
2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đầu tư phát triển........................................67
2.2.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đầu tư phát triển.........................77
Tiểu kết Chương 2.........................................................................................................87
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HÀ NAM..............................................................88
3.1. Định hướng về Quản trị rủi ro Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước...........88
3.1.1 Định hướng về quản trị rủi ro Tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển...88

3.1.2. Định hướng về quản trị rủi ro Tín dụng Đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát
triển Chi nhánh Hà Nam..............................................................................................90
3.2. Giải pháp hồn thiện quản trị rủi ro tín dụng Đầu tư phát triển của Ngân hàng
phát triển Chi nhánh Hà Nam.....................................................................................93
3.2.1. Các giải pháp về cơ chế, chính sách.................................................................93
3.2.2. Các giải pháp về nghiệp vụ...............................................................................96
3.2.3. Các giải pháp hỗ trợ.......................................................................................100
3.3 Kiến nghị đối với Chính phủ, các Ban, ngành có liên quan
và Ngân hàng phát triển...........................................................................103
3.3.1. Đối với các Chính phủ, Ban, ngành liên quan.................................................103
3.3.2. Đối với Ngân hàng phát triển Việt Nam..........................................................105
Tiểu kết Chương 3.......................................................................................................107


KẾT LUẬN.........................................................................108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................109


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Kinh tế Việt Nam trong những năm qua đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tài chính của Việt Nam, thị trường tài
chính ngân hàng cũng có nhiều khởi sắc, đánh dấu một bước phát triển cả về lượng lẫn
chất của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, là một lĩnh vực kinh doanh nhạy
cảm, chịu sự tác động trực tiếp và gián tiếp của rất nhiều yếu tố, rủi ro ngân hàng rất
lớn, là điều không thể tránh khỏi và có khả năng trở thành những nguy cơ gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, ngày nay quản trị rủi ro
đã trở thành vấn đề mang tính sống cịn, là thước đo năng lực quản lý và là nghiệp vụ
trọng tâm trong chiến lược hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào. Đối với một tổ chức
thực hiện chính sách tín dụng Đầu tư phát triển (ĐTPT) của Nhà nước tại địa phương

thì Quản trị rủi ro trong cho vay ĐTPT tại Ngân hàng phát triển (NHPT) nói chung và
Chi nhánh NHPT Hà Nam nói riêng càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa quan trọng
xuất phát từ những đặc tính rủi ro cao của Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước; từ vai
trò của cho vay ĐTPT trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển cũng như
yêu cầu về bảo toàn và tăng trưởng nguồn vốn mà Nhà nước giao.
Chi nhánh NHPT Hà Nam thời gian qua đã rất quan tâm, chú trọng đến quản trị
rủi ro tín dụng đầu tư phát triển và đã đạt được một số kết quả nhất định bằng nhiều
giải pháp, như:
Tham gia sửa đổi quy chế, quy trình thẩm định, cho vay, quản lý khoản vay, tài
sản đảm bảo tiền vay ...
Chủ động, tích cực tìm nhiều giải pháp để thu hồi các khoản vay quá hạn.


Đề xuất biện pháp xử lý rủi ro, nâng cao công tác theo dõi, giám sát đối với các
khách hàng có biểu hiện khó khăn trong trả nợ ...
Tuy nhiên, kết quả của hoạt động này cho đến nay vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu đặt ra, mà biểu hiện rõ ràng và cụ thể nhất là:
Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay đầu tư phát triển trong những năm gần
đây còn ở mức cao.
Nhiều khoản nợ quá hạn phát sinh từ lâu chưa thể thu hồi dứt điểm, một số dự án
khoản vay được theo dõi ngoại bảng chưa có phương án xử lý...
Do đó, nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng có vai trị sống cịn đối với
hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung cũng như Ngân hàng phát triển và Chi
nhánh NHPT Hà Nam nói riêng, nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng ổn định, bền vững.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng đầu tư phát triển
tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam” được chọn làm đối tượng
nghiên cứu của luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Ngân hàng phát triển Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/2006 trên cơ
sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển; là một loại hình ngân hàng đặc thù, hoạt

động khơng vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0%, được Chính phủ bảo đảm
khả năng thanh toán ...với thời gian hoạt động chưa dài, do đó cũng chưa có nhiều
cơng trình nghiên cứu chun sâu lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển do Ngân hàng
phát triển quản lý, đặc biệt là công tác quản trị rủi ro tín dụng. Đến nay đã có một số
cơng trình nghiên cứu lĩnh vực tín dụng ĐTPT do NHPT quản lý dưới một số góc độ
khác nhau; có thể kể ra một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn:

2


Nguyễn Tuấn Hải (2012) “Rủi ro tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Lâm
Đồng”, Luận văn thạc sỹ, đại học Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội.
Trần Trọng Hiếu (2008) “Nâng cao hiệu quả cho vay vốn Tín dụng đầu tư của
Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Long An”, Luận văn thạc sỹ, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí
Minh.
Phạm Thị Thanh (2014) “Một số biện pháp phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín
dụng trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Nam”, Luận
văn thạc sỹ.
Mỗi đề tài nêu trên đã đề cập đến những vấn đề cơ bản trên những góc độ nghiên
cứu khác nhau và phù hợp với từng ngân hàng và địa phương cụ thể. Tuy nhiên, chưa
có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống và cụ thể cơng tác “Quản trị rủi
ro tín dụng đầu tư phát triển tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hà Nam”,
do đó việc tác giả chọn đề tài này là không trùng lặp với các đề tài đã được nghiên cứu
trước đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn: Đánh giá thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng đầu
tư phát triển tại Chi nhánh NHPT Hà Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện
cơng tác quản trị rủi ro tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh NHPT Hà Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn nhằm giải quyết ba vấn đề cơ bản sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết có liên quan về rủi ro tín dụng và quản trị

rủi ro tín dụng ĐTPT.
- Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng đầu tư phát triển và công tác quản trị rủi ro
tín dụng đầu tư phát triển tại NHPT Chi nhánh Hà Nam. Đồng thời, phân tích những

3


nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng như các hạn chế, tồn tại trong công tác quản
trị rủi ro tín dụng tại NH PT CN Hà Nam trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng , hạn chế
đến mức thấp nhất có thể những tác hại xấu do nó gây ra trong hoạt động của Chi
nhánh NHPT Hà Nam, phù hợp với tình hình hoạt động của NHPT Việt Nam và thông
lệ quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Tín dụng đầu tư phát triển, rủi ro tín dụng đầu tư phát
triển và cơng tác quản trị rủi ro Tín dụng đầu tư phát triển tại Ngân hàng PT.
- Phạm vi nghiên cứu:
 Không gian: Công tác quản trị rủi ro Tín dụng đầu tư phát triển Tại Ngân hàng
phát triển Chi nhánh Hà Nam
 Thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2014
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Trong luận văn tác giả sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh như
sau:
 Phương pháp thống kê được sử dụng trong việc hệ thống hoá các vấn đề lý luận
làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài cũng như tổng kết thực tiễn hoạt động, đúc rút kinh
nghiệm.
 Phương pháp phân tích được sử dụng trong việc luận giải, chứng minh nhằm
làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, đánh giá tình hình và lựa chọn giải pháp.

4



 Phương pháp so sánh được sử dụng trong việc đánh giá những đóng góp của
hoạt động cho vay cũng như mức độ RRTD trong hoạt động cho vay .
Tất cả các phương pháp nghiên cứu, đi từ lý thuyết đến thực tiễn nhằm làm sáng
tỏ và giải quyết các vấn đề đặt ra, đưa ra các căn cứ, số liệu minh họa, đồng thời góp
phần vào dự đốn cho giai đoạn tiếp theo. Luận văn coi quan điểm, chính sách của
Đảng, Nhà nước, các quy chế, quy trình, quy định của Ngân hàng phát triển là tiền đề
để nghiên cứu thực tiễn tại Chi nhánh NHPT Hà Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận: Luận văn là cơng trình nghiên cứu cơng tác quản trị rủi ro tín
dụng ĐTPT tại Ngân hàng phát triển Chi nhánh Hà Nam, kết quả của luận văn góp
phần bổ sung và hồn thiện cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng.
- Về mặt thực tiễn: Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng ĐTPT tại Ngân
hàng phát triển Chi nhánh Hà Nam, đánh giá những kết quả đạt được, cũng như những
tồn tại và nguyên nhân. Từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hồn thiện cơng
tác quản trị rủi ro tín dụng ĐTPT tại Ngân hàng phát triển - Chi nhánh Hà Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn sẽ được trình bày theo 3 chương gồm:
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản trị rủi ro tín dụng Đầu tư phát triển của
Ngân hàng phát triển.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng Đầu tư phát triển tại Ngân
hàng phát triển Việt Nam Chi nhánh Hà Nam.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng Đầu
tư phát triển tại Ngân hàng phát triển Việt Nam Chi nhánh Hà Nam.

5


Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
1.1. Tổng quan về tín dụng Đầu tư phát triển và rủi ro Tín dụng Đầu tư
phát triển tại Ngân hàng phát triển
1.1.1. Tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng phát triển
Tín dụng ĐTPT là một hình thức tín dụng nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu
đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện các hoạt động vay trả giữa một bên nhà
nước với các tác nhân hoạt động trong nền kinh tế, khác với loại hình tín dụng khác,
tín dụng ĐTPT khơng phục vụ cho các mục tiêu kinh tế đơn thuần mà nhằm vào các
mục tiêu rộng hơn, vừa có tính chất kinh tế, vừa có tính chất xã hội, thực hiện vai trị
điều tiết vĩ mơ của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định.
1.1.1.1. Ngân hàng Phát triển - tổ chức thực hiện chính sách tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước:
Đầu tư phát triển là một hoạt động thường xuyên liên tục của một nền kinh tế, ở
mọi quốc gia trên thế giới. Đầu tư phát triển đòi hỏi rất nhiều loại nguồn lực: nhân lực,
vật lực, tài lực... trong đó quan trọng nhất chính là nguồn vốn đầu tư. Nguồn hình
thành vốn đầu tư chính là phần tích lũy được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển
hóa thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.

6


Tín dụng đầu tư phát triển ra đời khi việc sử dụng vốn NSNN cho vay ĐTPT
chuyển từ việc cấp phát khơng hồn lại sang hình thức cho vay có hồn lại là chủ yếu.
Cùng mục đích như các hình thức tín dụng khác, tín dụng ĐTPT khơng chỉ giúp cho
nền kinh tế tập trung được lượng vốn cần thiết mà cịn có tác dụng nâng cao hiệu quả
sử dụng, bảo toàn và phát triển được nguồn vốn cho ĐTPT. Như vậy tín dụng ĐTPT là
một hình thức nhằm thực hiện chính sách ĐTPT của Nhà nước, thể hiện mối quan hệ
vay, trả giữa Nhà nước với các pháp nhân, thể nhân hoạt động trong nền kinh tế, được
Nhà nước hỗ trợ với chính sách ưu đãi cho từng đối tượng cụ thể nhằm mục tiêu phát

triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ nhất định theo định hướng của Nhà nước. Hiện
nay tín dụng ĐTPT của Nhà nước bao gồm các hình thức:
- Nghiệp vụ cho vay đầu tư với điều kiện ưu đãi: Về lãi suất, thời hạn trả nợ,
thời hạn ân hạn ...
- Bảo lãnh tín dụng đầu tư là cam kết của Nhà nước với tổ chức cho vay vốn về
việc sẽ trả nợ thay cho chủ đầu tư trong trường hợp chủ đầu tư không trả hoặc trả nợ
không đủ cho bên nhận bảo lãnh.
NHPT là một tổ chức tài chính Nhà nước với nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên
là huy động vốn trung - dài hạn để tài trợ cho các dự án ĐTPT nhằm thực hiện chính
sách của Nhà nước về phát triển KT-XH trong mỗi thời kỳ. Trong quá trình hoạt động
Ngân hàng phát triển đã từng bước phát huy vai trị của một Ngân hàng chính sách của
Chính phủ, trở thành một định chế tài chính quan trọng cung cấp nguồn lực tài chính
cho tăng trưởng kinh tế, có những đóng góp nhất định vào sự thành cơng của các
doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế và tăng trưởng kinh tế của đất nước. Kết quả hoạt
động của NHPT gắn liền với kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của
Chính phủ, có vai trị quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước
Là một nội dung của tín dụng ĐTPT Nhà nước, hoạt động cho vay ĐTPT của
NHPT cũng mang những đặc trưng của tín dụng ĐTPT Nhà nước. Những đặc điểm
này tạo nên sự khác biệt giữa cho vay ĐTPT của NHPT với các loại cho vay khác

7


trong nền kinh tế; tuy nhiên, cũng chính từ những đặc điểm này mà hoạt động cho vay
ĐTPT của NHPT chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, làm giảm khả năng thu hồi vốn vay.
1.1.1.2. Tín dụng Đầu tư phát triển của Nhà nước
Tín dụng ĐTPT của Nhà nước là sự hỗ trợ của Nhà nước thơng qua các hình thức
cấp tín dụng cho các dự án phát triển thuộc lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích. Về
mặt hình thức, tín dụng ĐTPT của Nhà nước cũng dựa trên các quan hệ vay mượn có
hồn trả cả gốc và lãi. Nhưng về nội dung, tín dụng ĐTPT của Nhà nước không phải là

hoạt động kinh doanh về tiền tệ của Nhà nước mà là kênh hỗ trợ các nhà đầu tư huy
động được vốn cho ĐTPT. Ngày nay, ngoài đầu tư trực tiếp, Chính phủ các nước
thường sử dụng tín dụng ĐTPT của Nhà nước như một công cụ khuyến khích đầu tư.
Trên thực tế, tín dụng ĐTPT của Nhà nước ra đời đã đáp ứng được mục đích của
Nhà nước chuyển từ bao cấp vốn sang hỗ trợ dưới dạng cho vay có hồn trả. Hoạt
động tín dụng ĐTPT của Nhà nước là các hoạt động đầu tư được sử dụng nguồn vốn
Nhà nước để tạo ra nguồn thu có khả năng hồn trả khoản vốn đã sử dụng, nhờ đó tín
dụng ĐTPT của Nhà nước khơng chỉ góp phần tập trung được các nguồn vốn cần thiết
cho ĐTPT mà cịn có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển được
nguồn vốn của Nhà nước. Thơng qua tín dụng ĐTPT, Nhà nước có thể mở rộng và chủ
động trong việc giải quyết các mục tiêu dài hạn.
Do tín dụng ĐTPT của Nhà nước là một hình thức tín dụng đặc biệt, ở đó thước
đo hiệu quả không phải là lợi nhuận cá biệt, mà là hiệu quả xã hội, chính trị, qn sự...
Thơng thường khi xem xét hiệu quả kinh tế của tín dụng ĐTPT của Nhà nước người ta
phải trả lời các câu hỏi sau:
- Tính vĩ mơ: tín dụng ĐTPT của Nhà nước ảnh hưởng như thế nào đến các lĩnh
vực then chốt, đến ngành, vùng, hay khu vực… của nền kinh tế quốc gia.
- Tính vi mơ: tín dụng ĐTPT của Nhà nước giúp các chủ thể kinh tế, các nhóm dân
cư cải thiện chất lượng hoạt động như thế nào. Tính vi mơ cịn thể hiện ở hiệu quả hoạt
động của các tổ chức quản lý và thực thi tín dụng ĐTPT của Nhà nước.
- Tính xã hội: tín dụng ĐTPT của Nhà nước hỗ trợ như thế nào các lĩnh vực mà
tín dụng thương mại với mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận có thể khơng giải quyết được

8


(do hiệu quả trực tiếp của nhà đầu tư không được đảm bảo, hoặc qui mô nguồn vốn
quá lớn, hay thời gian thu hồi vốn đầu tư quá dài) nhưng có vai trị quan trọng đối với
xã hội và đất nước như giải quyết việc làm cho người lao động, xố đói giảm nghèo,
điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế vùng...

- Tính chính trị: tín dụng ĐTPT của Nhà nước hỗ trợ thực thi các chương trình
của Nhà nước như thế nào? và đặc biệt là góp phần ra sao trong củng cố sức mạnh xã
hội, củng cố lòng tin của dân chúng vào Đảng và Nhà nước.
Ngoài ra, ở các nước đang phát triển, khi thị trường vốn cịn chưa hồn thiện,
việc huy động được đủ vốn dài hạn để tài trợ cho các dự án đầu tư phát triển là khó
khăn. Do vậy, tín dụng ĐTPT của Nhà nước còn phải hỗ trợ thị trường thông qua bảo
lãnh cho các chủ thể vay vốn.
1.1.1.3. Đặc điểm tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Là một loại hình tín dụng trong hệ thống tín dụng của nền kinh tế quốc dân, tín
dụng ĐTPT của Nhà nước cũng mang những đặc điểm của tín dụng nói chung (quan
hệ ba bên trong đó tổ chức tín dụng đóng vai trị trung gian giữa người có tiền tạm thời
nhàn rỗi và người có nhu cầu sử dụng tiền; quan hệ tài chính dựa trên sự tín nhiệm;
quan hệ nhượng quyền sử dụng tiền trong một thời gian nhất định; lãi suất là giá của
quyền sử dụng tiền theo thời gian…). Tuy nhiên, do được tổ chức thực hiện bởi các cơ
quan được Nhà nước uỷ quyền nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của
Nhà nước, đồng thời lại hướng đến đối tượng phục vụ là hoạt động ĐTPT, nên tín
dụng ĐTPT nhà nước mang những đặc trưng riêng, phản ánh sự đan xen giữa đặc
điểm của tín dụng và đặc điểm của sử dụng NSNN. Những đặc trưng này là:
Thứ nhất, tính chủ thể nhà nước: Trong tín dụng ĐTPT của Nhà nước, một bên chủ
thể tham gia bao giờ cũng là Nhà nước. Nhà nước có thể đóng vai trị là người đi vay hoặc
là người cho vay; nhưng trong mọi trường hợp, Nhà nước đều là người chủ động tổ chức
thực hiện hoạt động tín dụng cũng như điều chỉnh quan hệ tín dụng. Nhà nước thực hiện
vai trị chủ thể của mình trong quan hệ tín dụng ĐTPT thơng qua các cơ quan có thẩm
quyền được Nhà nước thành lập để thực thi chính sách tín dụng ĐTPT. Ở các quốc gia
khác nhau, trong từng thời kỳ nhất định có thể có những cơ quan khác nhau được
giao thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT Nhà nước.

9



Thứ hai, tính phi lợi nhuận: Khác với mục đích của các loại hình tín dụng khác
trong nền kinh tế là tìm kiếm lợi nhuận, mục đích của tín dụng ĐTPT Nhà nước là hỗ
trợ các dự án ĐTPT thuộc đối tượng được Nhà nước khuyến khích phát triển, do đó hoạt
động tín dụng ĐTPT Nhà nước khơng đặt mục đích lợi nhuận lên hàng đầu. Việc thực
thi chính sách tín dụng ĐTPT Nhà nước xuất phát từ yêu cầu thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước và là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho NSNN trong điều kiện
nguồn thu của ngân sách còn hạn hẹp.
Thứ ba, tính ưu đãi: Tín dụng ĐTPT Nhà nước hàm chứa sự ưu đãi của Nhà nước
đối với các thành phần kinh tế. Sự ưu đãi của Nhà nước có thể được thể hiện trên phương
diện khối lượng, thời hạn, lãi suất cho vay và tài sản BĐTV. Cụ thể:
- Về khối lượng: Các dự án ĐTPT thuộc đối tượng vay vốn tín dụng ĐTPT có thể
được Nhà nước cho vay một số vốn rất lớn theo ý chí của Nhà nước, ít bị ràng buộc
bởi các giới hạn về tỷ lệ an tồn như trong tín dụng NHTM.
- Về thời hạn: Các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước có thể được vay
vốn với thời hạn dài, có thể lên đến 10-15 năm hoặc dài hơn; thời kỳ ân hạn
đối với các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT Nhà nước cũng thường dài hơn so với tín
dụng ngân hàng. Đặc điểm này của tín dụng ĐTPT Nhà nước xuất phát từ đặc trưng
của các dự án ĐTPT là có thời gian thực hiện và thu hồi vốn kéo dài và cũng chính
do đặc điểm này nên hoạt động cho vay ĐTPT của Nhà nước có mức độ rủi ro cao.
- Về lãi suất vay vốn: Nhìn chung, lãi suất cho vay trong tín dụng ĐTPT Nhà
nước thường thấp hơn so với tín dụng NHTM. Đặc điểm này xuất phát từ mục đích
phi lợi nhuận của tín dụng ĐTPT Nhà nước; hơn nữa cịn là do Nhà nước có thể huy
động vốn của các chủ thể khác trong xã hội với lãi suất thấp nên có thể cho vay với lãi
suất ưu đãi.
- Về tài sản BĐTV: Các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT Nhà nước thường
được sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay để BĐTV, ngồi ra khơng phải sử dụng
các tài sản khác để BĐTV hoặc chỉ phải BĐTV với một tỷ lệ rất nhỏ trên tổng số
vốn vay.

10




×