Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.6 KB, 16 trang )

1
Chuyên đề tốt nghiệp
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại sở giao
dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam
3.1 Định hướng phát triển tín dụng của SGD NHNT VN
3.1.1 Kế hoạch phát triển của SGD NHNT VN
Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những vận hội
mới và những khó khăn lớn cần vượt qua, đặc biệt trong lĩnh vực tài
chính ngân hàng. Toàn hệ thống NHNT sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch cơ
cấu lại nhằm phát huy nội lực và tận dụng triệt để ngoại lực. Những cơ
hội về trao đổi hợp tác, tranh thủ nguồn vốn, tiếp cận những công nghệ
ngân hàng mới, đổi mới tổ chức quản lý và điều hành một cách tiên tiến
và hiện đại bậc nhất, đồng thời NH sẽ nâng cao chất lương nguồn nhân
lực, cải tiến sản phẩm trở nên hấp dẫn hơn, áp dụng những sản phẩm
dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó tăng và đảm bảo ổn định
thị phần, tạo thế và lực để có thể cạnh tranh ngay trên sân nhà và mở
rộng mạng lưới ra khu vực và thế giới. Đặc biệt lĩnh vực thế mạnh của
NHNT sẽ đứng trước thách thức lớn khi các ngân hàng nước ngoài xâm
nhập thị trường Việt Nam.
SGD đưa ra những định hướng phát triển cụ thể cho hoạt động
quản lý và kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Trong đó, SGD
đảm bảo nguyên tắc thương mại và thị trường, đảm bảo tăng trưởng đi
kèm chất lượng tín dụng lành mạnh hiệu quả và bền vững, tiếp tục thực
hiện và hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro mới đã có nhiều thành tựu rõ
nét.
Phạm Thị Thu Trang Tài chính doanh nghiệp Pháp
1
2
Chuyên đề tốt nghiệp
3.1.2 Định hướng phát triển tín dụng
Định hướng phát triển tín dụng trong những năm tới của SGD NHNT đó


là “Tăng trưởng tín dụng thận trọng, tập trụng nâng cao chất lượng và hướng tới
áp dụng các chuẩn mực quốc tế.”
Phạm Thị Thu Trang Tài chính doanh nghiệp Pháp
2
3
Chuyên đề tốt nghiệp
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại SGD
NHNT VN
3.2.1 Thay đổi cơ cấu cho vay
SGD đồng thời với tăng trưởng tín dụng cần chú ý tăng tỷ trọng tín
dụng trung và dài hạn, để đảm bảo cơ cấu cho vay hợp lý, thu nhập ổn
định.
Phạm Thị Thu Trang Tài chính doanh nghiệp Pháp
3
4
Chuyên đề tốt nghiệp
Song song với vấn đề này, SGD cần tiếp tục đa dạng hóa các
phương thức cho vay, các hình thức cho vay, đặc biệt cần phát triển các
dịch vụ mà hiện nay chưa phát triển như chiết khấu thương phiếu và các
chứng từ có giá ngắn hạn khác. Đây là một thị trường tiềm năng trong
tương lại và giảm thiểu rủi ro do ta có thể da dạng hóa khách hàng, hàng
hóa luân chuyển nhanh hơn, và như vậy khả năng ta thu hồi nợ với tỉ lệ
quay vòng vốn nhanh hơn, mở rộng số lượng giao dịch và khối lượng tín
dụng mà không cần tài sản thế chấp. Đồng thời SGD cũng tiến tới mở
rộng cho vay đối với nhóm khách hàng kinh doanh có độ an toàn cao,
các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp nhỏ, vừa và cá thể, hạn chế
cho vay đối với nhóm khách hàng kém hiệu quả, như nhóm doanh
nghiệp nhà nước. SGD có vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm kinh tế của
toàn khu vực phía Bắc nên cần tận dụng cơ hội phát triển tín dụng tại
vùng có môi trường thuận lợi này. NHNT cũng khuyến khích mở rộng

cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhon, những mặt hàng có thị
trường tiêu thụ ổn định (như điện, dầu khí, viễn thông, giày dép), thận
trọng cho vay đối với những mặt hàng có nhiều biến động về giá cả và
thị trường trong thời gian qua như bất động sản, hàng thủy sản xuất
khẩu, phân bón, sắt thép,…
3.2.2 Tăng cường huy động vốn
Phạm Thị Thu Trang Tài chính doanh nghiệp Pháp
4
5
Chuyên đề tốt nghiệp
Đây là vấn đề có ý nghĩa lớn với ngân hàng, qua kinh nghiệm thời
gian qua các ngân hàng thiếu lượng vốn tiền mặt lớn mà phải chạy đua
lãi suất, ta thấy nếu có một nguồn vốn ổn định, hoạt động của ngân hàng
sẽ phát triển tốt hơn nhiều mặt, nhờ đó mà nhiều rủi ro như rủi ro tín
dụng, rủi ro thanh khoản sẽ giảm thiểu. Nguồn vốn sẽ đảm bảo khả năng
quy mô tín dụng, có điều kiện xây dựng cơ cấu tín dụng phù hợp nhất. Ta
có thể tăng cường thu hút vốn bằng các biện pháp như đa dạng các hình
thức huy động vốn, những hình thức mới rất phong phú như tiết kiệm trả
góp hay hình thức lãi suất linh hoạt, hay nhận tiết kiệm bằng vàng,…
NHNT với thương hiệu lâu đời và uy tín lớn hoàn toàn có khả năng phát
hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi. SGD cần chuyên biệt hóa sản
phẩm, phát triển thế mạnh của mình và dần dần thâm nhập mở rộng thị
trường, tăng thị phần.
Một biện pháp phát triển tín dụng tốt nữa đó là duy trì và phát triển
các mối quan hệ tín dụng với các khách hàng lớn, đảm bảo một nguồn
thu ổn định và lâu dài. Đồng thời SGD cần có một chính sách lãi suất linh
hoạt, đảm bảo lợi ích của người gửi tiền và ngân hàng, phù hợp với từng
đối tượng khách hàng cụ thể, đồng thời cần có chính sách chăm sóc
khách hàng với những dịch vụ bổ trợ, những ưu đãi với những khách
hàng quen, theo phương châm phục vụ khách hàng với chất lượng tốt

nhất.
3.2.3 Hoàn thiện quy trình tín dụng mới
Phạm Thị Thu Trang Tài chính doanh nghiệp Pháp
5
6
Chuyên đề tốt nghiệp
Theo quy trình tín dụng cũ, chỉ 1 cán bộ tín dụng làm mọi việc như
nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, giải ngân, thu nợ. Quy trình này đã lộ rõ
những lạc hậu cần khắc phục, và quy trình tín dụng mới hiện đại hơn ra
đời, song quy trình này còn có một số nhược điểm và hạn chế, hoàn
thiện quy trình này sẽ là biện pháp tốt nhất trong vấn đề quản trị rủi ro tín
dụng.
Quy trình tín dụng gồm 10 khâu và khâu nào cũng quan trọng, là
một bước không thể thiếu sự nghiêm túc và trách nhiệm trong quá trình
thực hiện. Đặc biệt cần nâng cao trách nhiệm thu thập thông tin và trách
nhiệm về thông tin thu thập của phòng QHKH, đảm bảo tạo tiền đề tốt để
nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng của cán bộ QLRR.
Thông tin để thẩm định cần đảm bảo chính xác và đầy đủ, tránh
loãng thông tin, và cần thu thập từ nhiều nguồn, chính thức và không
chính thức. QHKH cần có quy chế rang buộc về chất lượng thông tin, mà
QLRR cũng cần chủ động thu thập thông tin từ những nguồn khác, nhằm
mục đích đảm bảo tiền đề vững chắc cho thẩm định.
Phạm Thị Thu Trang Tài chính doanh nghiệp Pháp
6

×