Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Skkn một số biện pháp dạy các dạng bài tập luyện từ nâng cao lớp 5b ở trường tiểu học hoàng hoa thám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.89 KB, 16 trang )

1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài
Trước xu thế tồn cầu hóa kinh tế tri thức của thời đại, nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ IX đã đề ra nhiệm vụ: “Nâng cao dân trí – phát huy nguồn lực trí
tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam”. Bởi vậy, giáo dục luôn được
xác định là “quốc sách hàng đầu”, mà “giáo viên là nhân tố quyết định chất
lượng giáo dục đào tạo” (Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2- khóa VIII).
Do đó, ngồi mục đích giúp các em có được những kĩ năng kiến thức, việc
dạy học còn phải chú ý phát triển tư duy và bồi dưỡng vốn từ cho học sinh.
Ngay từ bậc Tiểu học lại càng phải quan tâm làm tốt điều này - nhất là môn
Tiếng Việt. Như vậy nội dung dạy về Luyện từ và câu trong chương trình mơn
Tiếng Việt nói riêng, các mơn học nói chung ở Tiểu học chiếm một tỷ lệ đáng
kể. Điều đó nói lên ý nghĩa quan trọng của việc dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học.
Nói đến dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học, người ta thường nói tới ba nhiệm vụ
chủ yếu là giúp học sinh phong phú hoá vốn từ, chính xác hố vốn từ và tích cực
hố vốn từ. Phong phú hố vốn từ cịn gọi là mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ
nghĩa là xây dựng một vốn từ ngữ phong phú, thường trực và có hệ thống trong
trí nhớ học sinh, để tạo điều kiện cho từ đi vào hoạt động ngơn ngữ (nghe - đọc,
nói - viết) được thuận lợi. Chính xác hố vốn từ là giúp học sinh hiểu nghĩa của
từ một cách chính xác - nhất là đối với những từ ngữ mà học sinh thu nhận được
qua cách học tự nhiên, đồng thời giúp học sinh nắm được nghĩa của những từ
ngữ mới. Tích cực hố vốn từ là giúp học sinh luyện tập, sử dụng từ ngữ trong
nói - viết, nghĩa là giúp học sinh chuyển hoá những từ ngữ tiêu cực (từ ngữ mà
chủ thể nói năng hiểu nhưng khơng hoặc ít dùng) thành những từ ngữ tích cực
(từ ngữ được chủ thể nói năng sử dụng trong nói - viết) phát triển kỹ năng, kỹ
xảo phát triển từ ngữ cho học sinh. Trong ba nhiệm vụ cơ bản nói trên, nhiệm vụ
phong phú hoá vốn từ, phát triển, mở rộng vốn từ được coi là trọng tâm. Bởi vì
đối với học sinh Tiểu học, từ ngữ được cung cấp trong phân môn Luyện từ và
câu giúp các em hiểu được các phát ngơn khi nghe - đọc. Ngồi ra, ở một chừng
mực nào đó, phân mơn Luyện từ và câu ở Tiểu học cịn có nhiệm vụ cung cấp
cho học sinh một số khái niệm có tính chất sơ giản ban đầu về cấu tạo từ. Những


kiến thức có tính chất lý thuyết về từ này có tác dụng làm cơ sở, làm chỗ dựa
cho việc thực hành luyện tập về từ ngữ cho học sinh
Vốn từ là một trong những bộ phận cấu thành của ngôn ngữ. Cho nên muốn
dạy học sinh nắm vững tiếng mẹ đẻ, không thể không đặc biệt coi trọng đến việc
dạy vốn từ cho học sinh. Trong giao tiếp hàng ngày cả người nói và người nghe
đều cần nắm được từ, hiểu từ và sử dụng từ một cách chuẩn xác thì việc giao
tiếp mới diễn ra suôn sẻ, đạt được hiệu quả. Nhất là đối với học sinh độ tuổi
Tiểu học, khi mà vốn tiếng Việt nói chung, vốn từ ngữ nói riêng ở các em còn
rất hạn chế, cần phải được phát triển để đáp ứng các nhu cầu học tập, giao tiếp...
việc dạy từ cho học sinh càng được coi trọng, không thể bỏ qua.
Từ những suy nghĩ trên, tôi đã luôn trăn trở, nghiên cứu và rút ra được:
“Một số biện pháp dạy các dạng bài tập luyện từ nâng cao lớp 5B ở trường Tiểu
học Hoàng Hoa Thám ”, mà theo tôi là cách rất tốt nhằm củng cố và mở rộng
những kiến thức về từ trong môn Tiếng Việt.
1

skkn


1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm làm cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản của từ (cấu tạo, nghĩa,
từ loại,...)
- Giúp học sinh nâng cao tư duy làm bài, định hướng được các dạng bài,
nắm vững phương pháp giải quyết vấn đề qua các dạng bài tập luyện từ nâng
cao.
- Tìm ra cách giảng dạy có hiệu quả nhất trong quá trình dạy các dạng bài
tập luyện từ nâng cao ở lớp 5.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Phần kiến thức về Từ của phân môn Luyện từ và câu ở chương trình
Tiếng Việt lớp 5.

- Học sinh lớp 5B của trường Tiểu học Hồng Hoa Thám,thành phố Thanh
Hóa, tỉnh Thanh Hoá.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Tôi đã khảo sát nội dung và phương pháp
dạy học phân môn Luyện từ và câu trong các tài liệu dạy học ở Tiểu học và khảo
sát thực trạng học sinh lớp 5 trường Tiểu học Hồng Hoa Thám. Từ đó rút ra
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học các bài tập luyện từ nâng cao.
- Phương pháp thống kê phân loại: Trên cơ sở những vấn đề đã được tìm
hiểu qua q trình điều tra, tơi tiến hành thống kê và phân loại các lỗi bài tập về
từ mà học sinh thường mắc phải để tìm biện pháp khắc phục.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sau khi khảo sát, thống kê và phân loại,
tơi tiến hành phân tích những lỗi học sinh thường hay mắc phải khi làm các bài
tập về từ trong phân môn Luyện từ và câu. Từ đó tìm ra được ngun nhân về cả
phía giáo viên và học sinh để tổng hợp, đưa ra các biện pháp khắc phục thiết
thực nhất nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
- Phương pháp thực nghiệm: giảng dạy để khảo sát đối chứng.
1.5. Những điểm mới của SKKN
Qua những năm áp dụng và nghiên cứu, tôi tiếp tục phát triển đề tài với
những điểm mới về dạng bài cấu tạo từ. Cụ thể, bài tập về nhận nhiện, phân loại
của chia làm 4 dạng:
+ Sắp xếp các từ cho sẵn vào cột phân loại.
+ Cho sẵn một đoạn văn hoặc một câu, yêu cầu tìm từ theo cấu tạo.
+ Cho sẵn một tiếng, u cầu tìm các từ có tiếng đó theo những kiểu cấu
tạo khác nhau.
+ Cho một nhóm từ, trong đó có từ khác về cấu tạo so với các từ cịn lại.
Từ đó, tơi đã tìm ra biện pháp giảng dạy có hiệu quả đối với 4 dạng bài tập
trên.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Phần kiến thức về Từ học sinh đã được học ở các lớp dưới. Song đến lớp 4,
5 mới có những tiết học riêng để trang bị kiến thức cho học sinh. Các em được
mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, được trang bị kiến thức sơ giản về từ, kĩ năng
dùng từ đặt câu,... Giai đoạn này, các em thích diễn đạt, thích vận dụng từ ngữ
2

skkn


hay để nói, viết. Thế nhưng, nhiều khi các em chưa hiểu nghĩa của từ, chưa nắm
chắc ngữ pháp tiếng Việt. Thông qua phân môn Luyện từ và câu lớp 5, các em
hiểu tác dụng của cách dùng từ đặt câu để nói, viết đúng, viết hay, vận dụng một
số biện pháp tu từ. Từ đó, các em có thể trau dồi kĩ năng vận dụng từ ngữ đưa
vào ngữ cảnh phù hợp, sinh động, có thói quen dùng từ đúng, có ý thức sử dụng
tiếng Việt văn hố trong giao tiếp.
Phần kiến thức về Từ của phân môn Luyện từ và câu ở chương trình Tiếng
Việt lớp 5 bao gồm những nội dung chính sau:
a. Mở rộng và hệ thống hố vốn từ (Thơng qua các bài tập):
+ Tìm các từ ngữ theo chủ điểm
+ Tìm hiểu và nắm nghĩa của từ
+ Phân loại từ ngữ
+ Luyện cách sử dụng từ.
b. Nghĩa của từ:
- Từ đồng nghĩa, luyện tập về từ đồng nghĩa
- Từ trái nghĩa, luyện tập về từ trái nghĩa
- Từ đồng âm
- Từ nhiều nghĩa , luyện tập về từ nhiều nghĩa.
c. Từ loại:
- Đại từ, đại từ xưng hô.
- Quan hệ từ, luyện tập về quan hệ từ.

d. Ôn tập:
- Ôn tập về từ loại.
- Tổng kết vốn từ
- Ôn tập về cấu tạo từ
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Đối với giáo viên:
- Trong nhiều năm qua, mặc dù đã đổi mới phương pháp dạy học Tiếng
Việt nhưng một số giáo viên vẫn còn chưa nắm được (hoặc chưa chú ý tới) một
số đặc trưng của phân môn Luyện từ và câu.
- Một số giáo viên vốn từ ngữ chưa phong phú, chưa đáp ứng được yêu
cầu mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ cho học sinh. Bên cạnh đó việc nắm nghĩa
của từ của nhiều giáo viên chưa tốt, còn lúng túng khi miêu tả, giải thích nghĩa
của từ. Vì vậy, việc hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ cũng chưa đạt hiệu quả
cao.
- Cách dạy của một số giáo viên khi dạy các bài tập luyện từ cịn đơn
điệu, nặng nề, khơ khan, lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo khoa, hầu
như rất ít sáng tạo, chưa sinh động, chưa cuốn hút được học sinh.
* Đối với học sinh:
- Thực tế cho thấy, vẫn cịn một số học sinh ít có hứng thú khi học các bài
tập luyện từ. Các em cho rằng đây là dạng bài tập khó chỉ dành cho học sinh có
năng khiếu .
- Vốn sống, sự hiểu biết và khả năng diễn đạt của học sinh còn hạn chế,
lúng túng.
3

skkn


- Một số bài tập xuất hiện trùng lặp ở nhiều sách nâng cao gây tâm lí đơn
điệu, nhàm chán ở học sinh. Cách dạy của một số giáo viên khô khan, thiên về

áp đặt, học sinh tiếp thu thụ động bài giảng, dễ mệt mỏi, từ đó nảy sinh tâm lí
ngại học các bài tập luyện từ.
* Trước thực trạng trên, tôi thiết nghĩ, việc dạy các bài tập luyện từ nâng
cao trong phân môn Luyện từ và câu là hết sức cần thiết. Vì vậy, tơi đã chọn lớp
5B, Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám làm đối tượng nghiên cứu đề tài. Tổng
số học sinh 24 em (nam 10, nữ 14). Tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng 24 em
học sinh trên thì thấy các em cịn lúng túng nhiều khi làm một số dạng bài tập
luyện từ. Cụ thể:
Điểm 9-10

Điểm trên 5

TL
12,5 %

Bài tập về nghĩa của từ

SL
3
0

SL
18
12

TL
75 %
50 %

Điểm dưới 5

SL TL
6
25 %
12
50 %

Bài tập mở rộng vốn từ
Bài tập tích cực hóa vốn từ
BT về các biện pháp tu từ về từ
Bài tập về từ loại

3
2
1
4

12,5 %
8,3 %
4,1 %
16,7 %

19
20
17
19

79,1 %
83,3 %
70,8 %
79,1 %


5
4
7
5

Dạng bài tập
Bài tập về cấu tạo từ

20,9 %
16,7 %
29,2 %
20,9 %

Từ thực trạng trên, trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy, rút kinh nghiệm,
tơi đã tìm ra biện pháp khăc phục.
2.3. Những biện pháp thực hiện dạy các dạng bài tập
2.3.1. Bài tập về cấu tạo từ.
2.3.1.1. Bài tập nhận diện, phân loại:
Qua những năm áp dụng và nghiên cứu, tôi thấy bài tập về nhận diện phân
loại chia làm 4 dạng:
- Sắp xếp các từ cho sẵn vào cột phân loại.
- Cho sẵn một đoạn văn hoặc một câu, yêu cầu tìm từ theo cấu tạo.
- Cho sẵn một tiếng, u cầu tìm các từ có tiếng đó theo những kiểu cấu tạo
khác nhau.
- Cho một nhóm từ, trong đó có từ khác về cấu tạo so với các từ còn lại.
* Một số lỗi học sinh thường mắc phải trong loại bài tập này:
- Học sinh có thể nhầm từ ghép là từ láy (như: dẻo dai, giản dị).
- Khả năng nhận biết, phân biệt từ đơn, từ phức cịn hạn chế nên học sinh
khơng xác định được cấu tạo từ.

- Học sinh thường lẫn lộn các tiếng có phụ âm đầu giống nhau thì thường
xếp vào từ láy. Đó là các trường hợp cùng một phụ âm đầu được thể hiện bằng
các hình thức chữ viết khác nhau (như: ngộ nghĩnh).
* Dạng bài tập thứ nhất: Sắp xếp các từ cho sẵn vào cột phân loại:
Dạng bài tập này, để tăng độ khó, trong số các từ cho trước có những từ
khó xác định (thường là từ ghép nhưng có hình thức ngữ âm giống từ láy hoặc
các từ láy âm nhưng âm được láy lại có cách viết khác nhau...)
Ví dụ: Xếp các từ sau đây vào các cột tương ứng:
4

skkn


Bạn bè, hư hỏng, san sẻ, bạn học, chăm chỉ, gắn bó, bạn đường, ngoan
ngỗn, giúp đỡ, khó khăn, bạn đọc, thật thà, ngộ nghĩnh.
Từ ghép tổng hợp

Từ ghép phân loại

Từ láy

* Biện pháp thực hiện:
Để làm tốt bài tập này, tôi cho các em:
- Nắm chắc và phân biệt được từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại và từ
láy. Căn cứ vào các đặc điểm đó mà lần lượt xếp các từ đã cho vào cột tương
ứng.
- Xem xét các từ có hiện tượng giống nhau về phụ âm hoặc vần. Nếu các
tiếng đều có nghĩa thì đó là từ ghép chứ không phải từ láy. (VD: hư hỏng, san
sẻ..)
- Có thể xuất hiện trường hợp mới đầu tưởng là từ ghép nhưng thực sự lại là

từ láy . Đó là các trường hợp cùng một phụ âm đầu được thể hiện bằng các hình
thức chữ viết khác nhau ( như trường hợp : ngộ nghĩnh )
* Dạng bài tập thứ hai: Cho sẵn một đoạn văn hoặc một câu, u cầu tìm từ
theo cấu tạo.
Ví dụ: Tìm các từ láy có trong các câu sau:
Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp,
dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
* Biện pháp thực hiện:
- Cho học sinh vạch ranh giới giữa các từ trong câu.
- Đối chiếu đặc điểm của các kiểu cấu tạo từ để xếp vào các kiểu cấu tạo.
- Về trình bày: Tơi cho học sinh kẻ bảng có các cột theo các kiểu cấu tạo
(nếu phải tìm hai loại trở lên).
Với bài tập này tôi cũng lưu ý cho học sinh: Cần phân biệt các trường hợp
dễ nhầm lẫn như đã nêu ở bài tập trước ( đó là từ dẻo dai, giản dị ).
* Dạng bài tập thứ ba: Cho sẵn một tiếng, u cầu tìm các từ có tiếng đó
theo những kiểu cấu tạo khác nhau.
Ví dụ: Tìm các từ có tiếng “mờ” và cho biết cấu tạo của chúng.
* Biện pháp thực hiện:
- Yêu cầu học sinh tìm trong vốn từ của mình các từ có tiếng đã cho.
- Cho các em xếp các từ đó vào các kiểu cấu tạo khác nhau.
- Trình bày bài: Kẻ bảng theo các cột với các kiểu cấu tạo. Bảng có thể theo
cột dọc, cũng có thể lần lượt theo cột ngang.
* Dạng bài tập thứ tư: Cho một nhóm từ, trong đó có từ khác về cấu tạo so
với các từ cịn lại.
Ví dụ: Trong các nhóm từ sau, từ nào bị xếp không đúng:
(1) mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai.
(2) gắn bó, hư hỏng, san sẻ, nghộ nghĩnh.
* Biện pháp thực hiện:
- Cho học sinh tìm và phát hiện kiểu cấu tạo chung của tất cả các trường
hợp trong nhóm.

5

skkn


- Sau đó tìm từ khơng thc kiểu cấu tạo với các từ cịn lại.
Thơng thường dạng bài tập này được nâng độ khó bằng cách tạo ra từ cần
nhận diện có đặc điểm bề ngồi giống các từ cịn lại nhưng thực ra không phải.
(Dẻo dai: giống từ láy âm nhưng lại là từ ghép; ngộ nghĩnh có phụ âm đầu viết
khác nhau nhưng là từ láy, còn: hư hỏng, san sẻ lại là từ ghép giống như gắn bó)
2.3.1.2. Bài tập yêu cầu chỉ ra sự khác nhau về cấu tạo của các từ phức có
các yếu tố đồng âm với nhau:
Loại bài tập này có thể được nâng cao bằng cách yêu cầu phân biệt nghĩa và
xác định từ loại.
Ví dụ: Từ bàn tính trong hai câu sau đây có gì khác nhau về cấu tạo?
(1)
Trước đây người ta dùng bàn tính đẻ tính tốn.
(2)
Cần phải bàn tính cẩn thận trước khi lên đường.
* Một số lỗi học sinh thường mắc phải trong loại bài tập này:
- Học sinh có thể nhầm lẫn nghĩa của các yếu tố cấu tạo.
- Nhầm lẫn giữa từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại.
* Biện pháp thực hiện:
- Yêu cầu HS tìm sự khác nhau về nghĩa của các yếu tố cấu tạo.
- Phân tích quan hệ nghĩa giữa các yếu tố, nghĩa của từng từ bằng cách dựa
vào các từ đứng trước và sau.
- Cho các em xác định cấu tạo từ (tổng hợp và phân loại).
2.3.2. Bài tập về nghĩa của từ:
2.3.2.1. Bài tập chỉ ra nghĩa của các yếu tố mang nghĩa:
Đối với loại bài tập này, độ khó được tăng lên khi chọn từ Hán - Việt, thành

ngữ, tục ngữ làm ngữ liệu xác định.
Ví dụ 1: Xác định nghĩa của từ “trông” trong bài ca dao sau đây:
“Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy cịn trơng nhiều bề
Trơng trời, trơng đất, trơng mây
Trơng mưa, trơng gió, trơng ngày, trơng đêm
Trơng cho chân cứng đá mềm
Trời n bể lặng mới n tấm lịng.”
Ví dụ 2: Em hiểu các thành ngữ dưới đây như thế nào?
- Đứng núi này trông núi nọ.
- Chân cứng đá mềm.
- Một nắng hai sương.
Ví dụ 3: Mỗi câu tục ngữ sau đây khun ta điều gì?
- Có chí thì nên.
- Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
- Lá lành đùm lá rách.
* Một số lỗi học sinh thường mắc phải trong loại bài tập này:
- Học sinh nhầm lẫn giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
- Chưa phân biệt được sự khác nhau giữa nghĩa của thành ngữ và tục ngữ.
* Biện pháp thực hiện:
- Hướng dẫn học sinh xác định nghĩa của từ căn cứ vào các từ đứng trước
và đứng sau, phân biệt đúng nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
6

skkn


- Nhớ lại các trường hợp dùng thành ngữ hoặc tục ngữ để tìm ra nghĩa của
chúng. Nghĩa của thành ngữ tương đương với nghĩa của từ, còn nghĩa của tục
ngữ thường là lời khuyên, một bài học nào đấy.

2.3.2.2. Bài tập chỉ ra sự khác nhau, giống nhau về nghĩa của các yếu tố
mang nghĩa:
Ngữ liệu của các bài tập này thường là:
+ Các từ Hán Việt có cùng một yếu tố cấu tạo từ, như: phân biệt nghĩa của
các từ: dũng cảm, dũng khí.
+ Các từ nhiều nghĩa. Ví dụ: Nghĩa của “quả” trong “quả na”, “quả ổi” có
gì giống nhau và có gì khác trong “quả đất”?
+ Các từ đồng nghĩa: Phân biệt nghĩa của các từ “cho”, “biếu”, “tặng”.
* Một số lỗi học sinh thường mắc phải trong loại bài tập này:
- Học sinh nhầm lẫn từ cùng yếu tố cấu tạo sang từ đồng nghĩa.
- Chưa xác định đúng nghĩa chung và nghĩa riêng của các từ nhiều nghĩa.
- Phân biệt nghĩa của các từ đồng nghĩa chưa chính xác.
* Biện pháp thực hiện:
- Với trường hợp từ cùng yếu tố cấu tạo: Cho học sinh tìm nghĩa của yếu tố
giống nhau và nghĩa của các yếu tố còn lại.
- Kết hợp nghĩa của các yếu tố cấu tạo từ để tìm hiểu nghĩa cả tổ hợp.
- Cho học sinh thấy được nét giống nhau là nghĩa của yếu tố chung, nét
khác nhau là nghĩa của yếu tố còn lại.
2.3.3. Bài tập mở rộng vốn từ:
Đây là dạng bài tập để phát triển vốn từ cho học sinh, cũng là dạng đề
kiểm tra sự phong phú về vốn từ và khả năng hệ thống vốn từ của các em.Chúng
gồm các kiểu sau:
2.3.3.1. Bài tập tìm từ:
Loại bài tập này thường yêu cầu tìm các từ cùng chủ đề, từ đồng nghĩa, trái
nghĩa, đồng âm, các từ có cùng đặc điểm cấu tạo.
Ví dụ: (1) Kể các từ chỉ đức tính tốt của người học sinh.
(2) Tìm các từ đồng nghĩa với từ “to lớn”.
(3) Tìm các từ có tiếng “gia” có nghĩa là “nhà”.
* Một số lỗi học sinh thường mắc phải trong loại bài tập này:
- Chưa xác định đúng nghĩa của từ đã cho.

- Học sinh nhầm lẫn sang yếu tố đồng âm khác nghĩa (phân biệt “gia – nhà”
với “gia – tăng” thêm: quốc gia / tăng gia).
* Biện pháp thực hiện:
- Đối với dạng (1): Hướng dẫn học sinh tìm từ thường gặp và tiêu biểu cho
chủ đề đó, sau đó tìm thêm các từ thuộc chủ đề đã cho.
- Với dạng (2): Yêu cầu học sinh xác định đúng nghĩa của từ đã cho rồi tìm
các từ khác mang nghĩa đó.
- Với dạng (3): Yêu cầu các em xác định nghĩa của yếu tố đã cho là gì. Tìm
các từ khác có yếu tố đã cho với nghĩa vừa xác định. Cần phân biệt được yếu tố
đồng âm khác nghĩa.
2.3.3.2. Bài tập phân nhóm từ:
Bài tập phân nhóm từ tơi thấy gồm 3 kiểu sau:
7

skkn


- Phân nhóm theo cấu tạo.
- Phân nhóm theo nghĩa.
- Loại bỏ từ lạc nhóm.
Ví dụ: Trong các nhóm từ sau, mõi nhóm có một từ khơng cùng đặc điểm
với ba từ cịn lại. Em hãy chỉ ra từ đó và chỉ ra sự khác biệt giữa chúng:
(1)
anh trai, chị gái, thầy giáo, em gái.
(2)
u thương, kính trọng, cơ giáo, chăm sóc.
(3)
Cao lớn, lùn tịt, lênh khênh, béo phì.
* Một số lỗi học sinh thường mắc phải trong loại bài tập này:
- Học sinh chưa xác định đúng nghĩa khái quát của nhóm từ đã cho.

- Chưa phân biệt được nhóm từ đó có cùng cấu tạo hay cùng nhóm nghĩa.
* Biện pháp thực hiện:
- Kiểu bài tập phân nhóm theo cấu tạo: (Tơi đã trình bày ở BT về cấu tạo
từ).
- Kiểu phân nhóm theo nghĩa: Cho học sinh xác định các nghĩa khái quát
của các từ, xếp các từ vào các nghĩa khái quát đó.
- Kiểu bài tập bỏ từ lạc nhóm:
+Yêu cầu HS xác định nghĩa của đại đa số các trường hợp trong nhóm.
+ Phát hiện từ không mang nghĩa đã xác định.
+ Bỏ các từ khơng có nghĩa đã xác định.
2.3.4. Bài tập tích cực hóa vốn từ:
2.3.4.1. Bài tập thay thế từ:
Cho từ ngữ dùng chưa hay, thay bằng từ khác hay hơn (chính xác hơn, gợi
cảm hơn, giàu hình ảnh hơn).
Ví dụ: Thay các từ gạch chân dưới đây bằng từ láy để câu văn gợi tả hơn:
Gió thổi mạnh. Lá cây rơi nhiều. Từng đàn chim bay nhanh trong mây.
* Một số lỗi học sinh thường mắc phải trong loại bài tập này:
- Học sinh tìm sang những từ đồng nghĩa với từ đã cho nhưng chưa phù hợp
với văn cảnh.
* Biện pháp thực hiện:
- Tìm từ khác có nghĩa tương đương với từ đã cho nhưng gợi tả, gợi cảm
hơn.
- Chọn trong các từ tìm được lấy từ hay nhất để thay thế.
- Yêu cầu học sinh kiểm tra lại xem từ đã cho có phù hợp với từ trước và
sau nó cũng như với cả câu hay chưa.
2.3.4.2. Bài tập điền từ:
Cho câu hoặc đoạn văn có một số vị trí bỏ trống, yêu cầu điền từ phù hợp.
Ví dụ: Điền từ “tự lực” hoặc “tự lập” thích hợp vào chỗ trống:
(1)
Anh ấy sống ........... từ bé.

(2)
Chúng ta cần ........... làm bài.
* Một số lỗi học sinh thường mắc phải trong loại bài tập này:
- Học sinh chưa xác định đúng nghĩa của những từ đã cho nên chọn từ cần
điền chưa phù hợp.
* Biện pháp thực hiện:
- Căn cứ vào các từ đứng trước và sau để xác định nghĩa của từ cần điền.
8

skkn


- Tìm từ biểu thị ý nghĩa vừa xác định và điền vào chỗ trống.
- Kiểm tra lại xem từ vừa điền đã phù hợp chưa (phù hợp với các từ đứng
trước và sau cũng như với cả câu). Nếu thấy chưa được thì phải tìm từ khác.
2.3.4.3. Bài tập đặt câu, viết đoạn với các từ cho trước:
Các bài tập nâng cao thường kèm thêm một số yêu cầu bổ sung: chức vụ
ngữ pháp của từ, mục đích nói của câu, nội dung cần biểu đạt của câu hoặc đoạn
văn.
Ví dụ : Đặt câu với từng từ tả hoạt động của thú rừng sau: rình , rượt, vồ ,
quắp.
Những bài tập đặt câu với từ dành cho học sinh được nâng cao thường kèm
thêm một yêu cầu nào đó , chẳng hạn quy định chức vụ ngữ pháp của từ được
dùng để đặt câu .
Ví dụ : Đặt ba câu với từ “năm nay” sao cho chúng giữ chức vụ trạng ngữ,
chủ ngữ, nằm ở bộ phận vị ngữ, hoặc quy định mục đích nói của câu , quy định
nội dung của câu hoặc đoạn văn.
* Một số lỗi học sinh thường mắc phải trong loại bài tập này:
- Học sinh đặt câu, viết đoạn chỉ tập trung có đầy đủ những từ đã cho chứ
không xác định đúng ý nghĩa của các từ đó.

- Chưa chú ý đến cách diễn đạt của cả đoạn văn. Bởi vậy nội dung thường
thiếu mạch lạc, lủng củng.
* Biện pháp thực hiện:
- Yêu cầu học sinh xác định ý nghĩa của từ đã cho.
- Hướng dẫn học sinh xác định các yêu cầu bổ sung (nếu có).
- Đặt câu và dựng đoạn có các từ đã cho thỏa mãn các yêu cầu cần bổ sung.
- Kiểm tra để sữa chữa những sai sót về chính tả, ngữ pháp.
2.3.4.4. Bài tập chỉ ra cái hay của việc dùng từ:
Loại bài tập này thường cho một câu hoặc một đoạn văn ngắn. Yêu cầu học
sinh chỉ ra cái hay của các từ sử dụng có giá trị trong câu hoặc trong đoạn (có
thể xác định trước những từ đó hoặc có thể yêu cầu học sinh tự xác định từ hay).
* Một số lỗi học sinh thường mắc phải trong loại bài tập này:
- Học sinh chọn từ chưa chính xác.
- HS chỉ ra nhiều từ, do đó chưa làm nổi bật từ đặc sắc cần phân tích.
* Biện pháp thực hiện:
- Yêu cầu học sinh xác định các từ được sử dụng hay có giá trị trong câu
hoặc trong đoạn (từ dùng chính xác, gợi tả, gợi cảm xúc).
- Lưu ý học sinh không nên chọn nhiều mà chỉ chọn từ hay nhất và mình
cảm thấy thích nhất.
- Phân tích các từ mình cho là hay (dựa vào tính chính xác, gợi tả, gợi cảm).
2.3.5. Bài tập về các biện pháp tu từ về từ:
2.3.5. 1. Bài tập tạo lập biện pháp tu từ:
Thuộc dạng bài tập này là những bài tập lắp ghép hoặc thêm bộ phận còn
thiếu để tạo biện pháp tu từ (thường là biện pháp so sánh).
Ví dụ: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hồn chỉnh hình ảnh so
sánh về cây bàng trong từng câu sau:
(1)
Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như ...
9


skkn


(2)
Những chiếc lá bàng mùa đông đỏ như ...
(3)
Cành bàng trụi lá trơng giống ...
(4)
Tán bàng xịe ra giống ...
* Một số lỗi học sinh thường mắc phải trong loại bài tập này:
- Chọn hình ảnh so sánh chưa phù hợp.
- Chưa xác định đúng mục đích so sánh.
* Biện pháp thực hiện:
- Học sinh cần nắm được cấu tạo và yêu cầu của biện pháp so sánh.
- Xác định mục đích so sánh: để làm nổi bật đặc điểm gì của đối tượng.
- Tìm hình ảnh so sánh thỏa mãn mục đích đã xác định.
2.3.5.2. Bài tập phát hiện đánh giá giá trị của biện pháp tu từ về từ (so sánh
hoặc nhân hóa):
Bài tập thường cung cấp ngữ liệu là một đoạn văn, một khổ thơ có sử dụng
so sánh, nhân hóa và yêu cầu xác định và phân tích giá trị của chúng.
Ví dụ: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác
dụng của biện pháp tu từ đó:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
( Nguyễn Khoa Điềm)
* Một số lỗi học sinh thường mắc phải trong loại bài tập này:
- Học sinh chưa phát hiện đúng biện pháp so sánh hoặc nhân hóa có trong
đoạn văn hoặc khổ thơ đã cho.
* Biện pháp thực hiện:
-Hướng dẫn học sinh đọc kĩ ngữ liệu đã cho để phát hiện ra biện pháp so

sánh hoặc nhân hóa được sử dụng. (So sánh có hai vế: cái được so sánh và cái so
sánh; nhân hóa là dùng các hoạt động, tính cách của người để nói về vật,...)
- Phân tích tính gợi hình, gợi cảm của các biện pháp đó.
- Giáo viên cần cho học sinh nắm được:
+ So sánh có tác dụng gợi hình, gợi cảm. Phải tìm ra được đặc điểm cần so
sánh, sự tương đồng giữa các vế so sánh.
+ Nhân hóa làm cho câu văn, đoạn văn sinh động, vật được miêu tả có sức
sống, gần gũi hơn đối với con người.
2.3.6. Bài tập về từ loại:
2.3.6.1. Bài tập nhận diện xác định từ loại (hoặc kiểu loại) của các từ hoặc
một số từ trong câu hoặc trong đoạn văn:
Ví dụ: Hãy chỉ ra danh từ, động từ, tính từ trong câu sau:
Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân
danh dự đứng trang nghiêm.
* Một số lỗi học sinh thường mắc phải trong loại bài tập này:
- Xác định chưa đúng từ loại trong văn cảnh. (VD: Từ danh dự vốn là danh
từ, nhưng trong trường hợp này, nó được sử dụng như tính từ).
- Khi xác định cịn bỏ sót từ.
* Biện pháp thực hiện:
- Yêu cầu học sinh nhớ lại đặc điểm của các từ loại hoặc kiểu loại.
- Phân các từ cần xác định vào các từ loại hoặc kiểu loại.
10

skkn


- Cho học sinh kẻ bảng hoặc phân theo từ loại để diễn đạt gọn hơn, tránh bỏ
sót, khơng nên trình bày lần lượt theo danh sách các từ đã cho.
2.3.6.2. Bài tập tìm sự đối lập từ loại, kiểu loại:
Loại bài tập này thường hướng vào các từ có khả năng chuyển từ loại hoặc

kiểu loại trong tiếng Việt. Các từ này thường được đặt vào các câu cụ thể đẻ từ
loại của chúng được thể hiện.
Ví dụ: Từ “suy nghĩ” trong các câu sau thuộc từ loại nào?
(1)
Phải suy nghĩ kĩ càng trước khi làm việc.
(2)
Những suy nghĩ của bạn thật đúng đắn.
* Một số lỗi học sinh thường mắc phải trong loại bài tập này:
- Học sinh chưa xác định đúng nghĩa của từ mà đề bài yêu cầu. Do đó xác
định từ loại sai.
* Biện pháp thực hiện:
- Cho học sinh đọc kĩ các ngữ liệu (câu, đoạn văn có chứa từ cần xác định
từ loại) để xác định nghĩa của từ được xác định.
- Căn cứ vào nghĩa của từ cần xếp chúng vào các từ loại, kiểu loại khác
nhau và nêu sự khác nhau giữa chúng.
2.3.6.3. Bài tập yêu cầu sử dụng từ theo từ loại:
Bài tập này yêu cầu sử dụng từ cùng loại, đồng nghĩa vào các câu, đoạn
văn.
Ví dụ: Chọn tính từ chỉ màu trắng thích hợp cho dưới đây điền vào từng
chỗ trống trong bài thơ sau:
Tuyết rơi…………một màu.
Vườn chim chiều xế……………cánh cị.
Da………….người ốm o.
Bé khỏe đơi má non tơ……………
Sợi len……………..như bơng.
Làn mây………………bồng bềnh trời xanh.
……………..đồng muối nắng hanh.
Ngó sen ở dưới bùn tanh……
Lay ơn .............. tuyệt trần.
Sương mù .............. khơng gian nhạt nhịa.

Gạch men .............. nền nhà.
Trẻ em .............. hiền hòa dễ thương.
* Một số lỗi học sinh thường mắc phải trong loại bài tập này:
- Hiểu chưa đúng nghĩa của từng từ đã cho.
- Học sinh chọn từ chưa phù hợp.
* Biện pháp thực hiện:
-Hướng dẫn học sinh căn cứ vào các từ đứng trước và sau chỗ trống để
đoán nghĩa của chúng cho phù hợp.
- Chọn từ trong danh sách đã cho để điền.
- Kiểm tra lại kết quả cho thật chính xác.
Ví dụ: Tuyết rơi .............. một màu.
11

skkn


Căn cứ vào các từ đứng trước “tuyết rơi” từ đứng sau “một màu” ta có thể
đốn: màu trắng ở đây là màu của tuyết (rất trắng và sáng) và tạo cảm giác
không gian rộng. Trong các từ đã cho thì “trắng xóa” là phù hợp nhất.
2.3.6.4. Bài tập chữa lỗi dùng sai từ loại:
Ví dụ:
(1) Hãy tìm từ dùng sai trong câu sau: Em thân thương bạn Linh.
Từ dung sai là danh từ , động từ hay tính từ? Hãy đặt một câu với từ đó.
(2) Tìm chỗ sai trong các câu dưới đây và chữa lại cho đúng:
a.Bạn Vân đang nấu cơm nước.
b.Bác nông dân đang cày ruộng nương.
c.Mẹ cháu vừa đi chợ búa.
d.Em có một người bạn bè rất thân.
Ở bài tập (1), câu đã cho có lỗi dùng từ vì đã dung tính từ thân thương
như một động từ.

Bài tập (2) có thể xếp vào bài tập sử dụng từ sai cấu tạo , cũng có thể xếp
vào bài tập sử dụng sai theo tiểu loại của từ .
Các câu (a), (b), (c) ở bài tập (2) bị sai vì đã sử dụng những danh từ chỉ
gộp (danh từ tổng hợp ) kết hợp với một động từ cụ thể. Câu (d0 sai vì danh
từ tổng hợp bạn bè không kết hợp được với danh từ chỉ đơn vị người.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua quá trình triển khai “Một số kinh nghiệm dạy các bài tập luyện từ nâng
cao lớp 5 ở trường Tiểu học Hồng Hoa Thám ”, tơi thấy chất lượng học tập của
các em được nâng cao rõ rệt. Từ chỗ học sinh còn lúng túng khi làm những bài
tập luyện từ, qua áp dụng kinh nghiệm của tôi, các em đã làm tốt và thành thạo
hơn rất nhiều.
- Học sinh nắm chắc hơn về từ, mở rộng được vốn từ.
- Học sinh có kĩ năng tốt trong việc sử dụng từ, đặt câu.
- Học sinh có khả năng vận dụng thực hành tốt hơn.
- Đặc biệt khả năng giao tiếp, vốn từ ngữ phong phú, chính xác hơn trong
học tập, vui chơi.
Kết quả cụ thể của học sinh qua các dạng bài tập như sau:
Dạng bài tập
Bài tập về cấu tạo từ
Bài tập về nghĩa của từ
Bài tập mở rộng vốn từ
Bài tập tích cực hóa vốn từ
BT về các biện pháp tu từ về từ
Bài tập về từ loại

Điểm 9-10
SL TL
14
58,3 %
8

33,3 %

Điểm trên 5
SL TL
24
100 %
22
91,7 %

Điểm dưới 5
SL TL
0
2
8,3 %

12

50 %

23

95,9 %

1

4,1 %

12
10
18


50 %
41,6 %
75 %

24
23
24

100 %
95,9 %
100 %

0
1
0

4,1 %

2.5. Một số thành tích đã đạt trong năm học .
- Có nhiều học sinh đạt các giải Tỉnh, Thành phố về cuộc thi Trạng Nguyên
Tiếng Việt .
12

skkn


- Có nhiều học sinh tham gia viết thư Quốc Tế UPU , tham gia Hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp… kĩ năng thuyết trình , tranh luận của các em tăng lên rõ
rệt.

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Tôi đã sử dụng những biện pháp trên để dạy những bài tập luyện từ nâng
cao của phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5B trường TH Hoàng Hoa Thám thì
thấy HS tiếp thu bài tốt hơn, làm bài ít sai sót hơn. Để giúp HS làm đúng yêu
cầu của bài tập, trong q trình dạy học, tơi thấy người giáo viên cần:
- Ngay từ đầu năm học phải phân loại và nắm rõ các đối tượng tiếp thu của
học sinh trong lớp để phân thành các tổ nhóm học tập. Mặt khác việc phân loại
đối tượng tiếp thu cũng giúp giáo viên nắm được khả năng của từng nhóm để có
nội dung , phương pháp giảng dạy phù hợp.
- Giúp học sinh xác định rõ các đặc điểm, cấu tạo của chúng về hình thức
và ngữ nghĩa. Qua các bài tập luyện từ giáo viên cần cho học sinh tự kiểm tra
lẫn nhau về kết quả mình đã làm được.
- Tìm hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của vấn đề.
- Nghiên cứu tìm những biện pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn và lựa
chọn biện pháp phù hợp với từng bài dạy. Phát huy tính tích cực của học sinh, tổ
chức linh hoạt các hình thức học tập.
- Giáo viên khơng chỉ nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa mà
cần phải nắm vững mục tiêu và nhiệm vụ môn học, nắm vững các hình thức,
phương pháp giảng dạy mơn Tiếng Việt cấp Tiểu học.
-Người giáo viên phải trang bị cho mình vốn kiến thức Tiếng Việt vững
chắc , phong phú. Ngoài kiến thức sách giáo khoa cần phải tham khảo học thêm
qua các tài liệu , sách báo… có liên quan đến mơn học.
- Giáo viên phải hết sức nhiệt tình, chịu khó, kiên nhẫn trong q trình
nghiên cứu và thực hiện. Cần nắm bắt rõ năng lực học tập của từng đối tượng
học sinh để giảng dạy có hiệu quả. Tự học và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ
nghiệp vụ của bản thân góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với Ban giám hiệu:
-Thăm lớp , dự giờ thường xuyên để đánh giá tiết dạy.

-Tổ chức các HĐNGLL, khuyến khích học sinh dự thi một số cuộc thi qua
mạng : Trạng Nguyên Tiếng Việt, Trạng Ngun Tồn Tài giúp các em có các
sân chơi đầy bổ ích .
- Quan tâm, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ chun mơn có nhiều
kinh nghiệm. Từ đó nâng cao hơn chất lượng sinh hoạt của tổ chun mơn nhà
trường.
3.2.2. Đối với Phịng giáo dục và đào tạo.

13

skkn


- Phòng Giáo dục thường xuyên mở các lớp chuyên đề môn Tiếng Việt để
giáo viên tiếp thu những chuyên đề mới cũng như trao đổi kinh nghiệm nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tơi đã rút ra trong q trình dạy Tiếng
Việt ở lớp 5. Mặc dù cịn có những vấn đề phải hồn thiện tiếp song tơi cũng xin
trình bày để đồng nghiệp tham khảo. Mong các đồng chí góp ý và bổ sung để đề
tài được hồn chỉnh hơn. Tơi xin trân trọng cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 3 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung người khác.
Người viết:

Lê Thị Loan


14

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Mục tiêu, chương trình mơn Tiếng Việt ở tiểu học - Bộ giáo dục-NXB Giáo
dục.
2.Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt tiểu học - GS,TS Lê Phương Nga
- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3.Hướng dẫn chuẩn kiến thức , kỹ năng các môn học ở Tiểu học (lớp 5) NXB Giáo dục.
4.Sách giáo khoa Tiếng Việt 5- Bộ giáo dục - NXB Giáo dục.
5.Ôn luyện kiến thức Tiếng Việt tiểu học - Lê A - NXB Giáo dục Việt Nam.
6 Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở tiểu học. NXB Đại học sư phạm, 2010
GS.TS Lê Phương Nga:
7. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội
Lê Phương Nga “
8. VBT nâng cao Từ và Câu lớp 5, 2010 - GS.TS Lê Phương Nga. TS Lê Hữu
Tỉnh,
9. 35 đề ôn luyện Tiếng Việt 5, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011- GS.TS Lê
Phương Nga, ThS Nguyễn Thị Thanh Hằng:

DANH MỤC
15

skkn


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ

CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN.
Họ và tên tác giả: Lê Thị Loan
Chức vụ và đơn vị cơng tác : Giáo viên - Trường TH Hồng Hoa Thám .
ST Tên đề tài SKKN
Cấp đánh
Kết quả
Năm học
T
giá xếp loại đánh giá đánh giá xếp
(Phòng , Sở, xếp loại
loại
Tỉnh)
( A, B
hoặc C)
1.
Một số kinh nghiệm triển
Sở
C
2013 - 2014
khai ý chính trong kiểu bài
văn tả người.
2.
Các dạng bài hướng dẫn học
Phòng
B
2017- 2018
sinh lớp 5 thực hành về loại
từ Tiếng Việt trong chương
trình tiểu học.
3.

Một số giải pháp hướng dẫn
Sở
C
2018 - 2019
học sinh lớp 5 phân biệt từ
đồng âm và từ nhiều nghĩa.

16

skkn



×