Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Skkn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học địa lí nhằm phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh tại trường thpt quảng xương ii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.26 KB, 35 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNGII
 

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HỌC SINH
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG II THÔNG QUA VIỆC
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THƠNG TIN VÀO DẠY HỌC
ĐỊA LÍ ”

Họ và tên: PHẠM THỊ THU HỒNG
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: THPT Quảng Xương II - tỉnh Thanh Hóa
Sáng kiến kinh nghiệm thuộc mơn: Địa lý

THANH HĨA, NĂM 2022

Trang 1

skkn


MỤC LỤC
STT

Nội dung

1


2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Bìa
Mục lục
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. dạy học theo định hướng phát triển năng lực.

13

2.1.1.3. Giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh .

2.1.1.1. nội dung các thuật ngữ trong một số các khái niệm
2.1.1.2. Sự cần thiết phải “ Dạy học theo định hướng phát triển năng lực.”


2.1.2. “Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công
nghệ trong dạy học ở nhà trường THPT” .
2.1.2.1. Vai trị của cơng nghệ thơng tin, học liệu số và thiết bị công nghệ
15
trong dạy học học sinh THPT .
16 2.1.2.2. Tạo điều kiện học tập đa dạng cho HS.
2.1.2.3. Hỗ trợ GV thực hiện dạy học, giáo dục theo hướng phát triển PC, NL
17 HS một cách thuận lợi và hiệu quả.
14

18
19
20
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29

2.1.2.4. Tạo điều kiện tự học, tự bồi dưỡng của GV; Các tác động CNTT đối
với quá trình dạy học và giáo dục .
2.1.3. Các phần mềm và thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học học sinh
THPT
2.1.2.3. . Ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong

hoạt động dạy học học sinh THPT
2.2.2. Thực trạng tại trường THPT Quảng Xương II, tỉnh Thanh Hóa
2.2.3. giải pháp của thực trạng
2.2.4. Kết quả của thực trạng
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn
đề.
2.3.1. Mục tiêu của giải pháp
2.3.2. Các giải pháp
2.3.3. Thực hiện giải pháp
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục
2.4.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với bản thân, đồng nghiệp và nhà
trường
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Phụ lục
Tài liệu tham khảo

Trang 2

skkn

Trang
1
2
3
3
4

4
6
6
7
7
7
8
8
8
8
9
9
10
11
13
15
16
8
21
14
15
17
17
17
26
35
35
35
36
40



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong hồn cảnh mới, công nghệ thông tin với những ưu thế vượt trội
của nó đã đi vào tất cả các lĩnh vực. Thế giới này thay đổi rất nhanh, Những
cái cũ khơng cịn phù hợp sẽ được thay thế bằng cái tốt hơn! Youtube ra đời
đĩa DVD mất tích....Uber ra đời tắc xi truyền thống ít đi, SMS ra đời thư viết
tay cũng ít đi; Internet ra đời, Goole ra đời, Wikipedia ra đời bách khoa toàn
thư ít dùng.... bạn đã từng giỏi, người giỏi hơn bạn sẽ xuất hiện. Câu hỏi lớn “
Thay đổi hay là chết? “.Nếu khơng chịu thay đổi thích nghi với cái mới bạn
sẽ bị thay thế. Đối với ngành  giáo dục và đào tạo, hiện nay giáo dục phổ
thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận
nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học
sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc
học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc
chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy
cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và
phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về
kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải
quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh
giá trong q trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng
của hoạt động dạy học và giáo dục.
Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới
phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự học của học sinh đang thu hút
sự quan tâm của toàn ngành giáo dục,đặc biệt là các chủ thể của hoạt động
dạy và học – giáo viên và học sinh. Dạy học nặng về truyền thụ kiến thức,
việc rèn luyện kỹ năng được quan tâm chưa nhiều dần được thay thay thế bởi
phương pháp mới chương trình dạy học mới . Các ứng dụng cơng nghệ thơng
tin (CNTT) đóng một vai trị to lớn, có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi

nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện để
tiến tới một “ xã hội học tập”, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh
tế tri thức. Cùng với sự phát triển của khoa học cơng nghệ, nhận thức
của nhân dân nói chung, của giáo viên và học sinh đã có nhiều thay đổi, được
tiếp cận nhiều với máy tính, mạng Internet. Với những phần mềm hỗ trợ cho
việc dạy, học, thi; CNTT thực sự là thiết bị hữu hiệu có thể thay tất cả những
phương tiện thủ công trước đây. Để ứng dụng CNTT thành công trong giảng
dạy cần sự chung tay hợp tác của giáo viên, ban giám hiệu và sự nhất trí đồng
thuận của đơng đảo phụ huynh và học sinh. Trước hết người giáo viên trực
tiếp đứng lớp phải có sự đầu tư về thời gian thích đáng để tìm tịi, nghiên cứu,
khơng ngừng nâng cao trình độ CNTT từ đó tổ chức hoạt động học tập có hiệu
quả và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trong các thời khắc lịch
sử khác nhau. Những tồn tại như trong hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa
Trang 3

skkn


thực sự khách quan, chính xác (chủ yếu tái hiện kiến thức), chú trọng đánh giá
cuối kì chưa chú trọng đánh giá quá trình; Các ứng dụng CNTT giúp khắc
phục nhanh hơn các tồn tại này . Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh đã
chuyển từ học cịn thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong
thực tiễn chuyển sang hoạt động học mới chum động hơn tự tin và linh hoạt
hơn trong học tập và lao động, nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà
trường . Trong bài báo cáo, qua q trình cơng tác này tơi xin mạnh dạn trình
bày “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÍ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 2”

1.2. Mục đích nghiên cứu:

1.2.1. Mục đích nghiên cứu dạy học theo định hướng phát triển năng lực:
Điểm khác biệt cơ bản của mục tiêu là dạy học theo định hướng nội
dung chủ yếu đạt đến hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người học mà
chưa cụ thể thành phẩm chất và năng lực giải quyết các vấn đề áp dụng vào
thực tiễn như dạy học phát triển năng lực. Chú trọng hình thành phẩm chất
và năng lực thơng qua việc hình thành kiến thức, kỹ năng; mục tiêu dạy học
được mơ tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. Học để sống, học để
biết làm
nội dung dạy học phát triển năng lực có điểm khác cơ bản so với dạy
học trang bị kiến thức là: chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng lý thuyết
vào thực tiễn, nội dung chương trình có tính mở, khắc phục được tồn tại của
sách giáo khoa - không theo hệ thống kiến thức liền mạch. Nội dung được lựa
chọn nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định; chương trình chỉ quy định
những nội dung chính.Chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng lý thuyết
vào thực tiễn. Sách giáo khoa khơng trình bày thành hệ thống mà phân nhánh
và xen kẽ kiến thức với hoạt động. Nội dung chương trình khơng q chi tiết,
có tính mở nên tạo điều kiện để người dạy dễ cập nhật tri thức mới. 
đặc điểm cơ bản của dạy học phát triển năng lực là lấy người học làm
trung tâm, sử dụng các PPDH tích cực kết hợp truyền thống, thầy chủ yếu giữ
vai trị dẫn dắt, tổ chức, trị chủ động. Từ đó phát huy tối đa năng lực giải
quyết vấn đề, năng lực sáng tạo và tự học của người học.  Người dạy chủ yếu
là người tổ chức, hỗ trợ trò chiếm lĩnh tri thức; chú trọng phát triển khả năng
giải quyết vấn đề của trò. Coi trọng các tổ chức hoạt động, trò chủ động tham
gia các hoạt động. Coi trọng hướng dẫn trị tự tìm tịi, Giáo án được thiết kế
phân nhánh, có sự phân hóa theo trình độ và năng lực. Người học có nhiều cơ
hội được bày tỏ ý kiến, tham gia phản biện. Giáo viên sử dụng nhiều PPDH
tích cực (giải quyết vấn đề, tự phát hiện, trải nghiệm…) kết hợp PP truyền
thống ,
 dạy học phát triển năng lực so với dạy học truyền thống có khác biệt là:
người dạy có thể đứng phía sau, đứng ở gần, ở xa… để điều khiển nhóm học

tập, tạo khơng khí cởi mở, thân thiện trong lớp học. Lớp học có thể ở khơng
gian ngồi trời, ở thực địa, có thể kê bàn ghế quây vào nhau…Tri thức người
học có được là khả năng áp dụng vào thực tiễn. Phát huy sự tìm tòi nên người
Trang 4

skkn


học khơng phụ thuộc vào Giáo trình/Tài liệu/Sách giáo khoa. Phát huy khả
năngứng dụng nên sản phẩm GD là những con người năng động, tự tin.
1.2.1. Mục đích nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng
CNTT cho hoạt động học địa lí ở trường THPT Quảng Xương II .
Tìm hiểu vai trị của cơng nghệ thơng tin, học liệu số và thiết bị công
nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh . Mục tiêu dạy học mơn địa lí là hình
thành và phát triển ở học sinh (HS) năng lực địa lí, các năng lực chung và
phẩm chất chủ yếu. Trong việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học
(ví dụ như ứng dụng CNTT) phát triển phẩm chất, năng lực người học, vai trò
chủ yếu của GV là tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tham gia hoạt động, tạo
những tình huống có vấn đề để học sinh tích cực tham gia các hoạt động học
tập. Tài liệu đọc, học liệu số bao thường được CNTT sử dụng gồm: Video;
phim ảnh,;Trang web;Giáo trình điện tử. Một số yêu cầu cơ bản liên quan đến
tính khoa học của việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ
trong dạy học, giáo dục cần phân tích các vấn đề như : Ứng dụng CNTT, học
liệu số và thiết bị công nghệ phải được nghiên cứu, dựa trên quan điểm, lí
thuyết khoa học, phù hợp với các mơ hình cụ thể; Đảm bảo logic ;Đảm bảo
tính pháp lý; Đảm bảo tính khoa học; Đảm bảo tính thực tiễn, có hệ thống và
khách quan giữa nội dung dạy học với học liệu số, thiết bị công nghệ và
CNTT khi triển khai ứng dụng. Đảm bảo tính chính xác, đầy đủ về yêu cầu cơ
bản, nguyên tắc khi ứng dụng, sử dụng học liệu số và tài nguyên học tập, thiết
bị công nghệ và CNTT. Mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, đặc điểm của

phương pháp và kĩ thuật dạy học, bối cảnh giáo dục là cơ sở để lựa chọn
phương pháp và kĩ thuật dạy học, giáo dục chủ đề (bài học) trong môn địa
lí .Các phần mềm và thiết bị cơng nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục
học sinh ở trường THPT .Thời gian vừa qua thế giới nói chung, Việt Nam nói
riêng đang đối mặt với những tác động tiêu cực , khó khăn từ dịch bệnh
Covit19 . Các ứng dụng của CNTT giúp hoạt động dạy & học thích ứng với
hồn cảnh thực tế mới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của học sinh trường THPT Quảng
Xương II.
- Hoạt động học của học sinh THPT Quảng Xương II , cụ thể học sinh tại lớp
12A5, 12A6 và 12A10 mà tôi giảng dạy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Thu thập những thông tin lý luận về” dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh” và” ứng dụng CNTT cho hoạt động học địa lí ở
trường THPT”
1.4.2 Phương pháp quan sát:
+ Là phương pháp giáo viên dựa trên sự tri giác có chủ định, có mục đích
nhằm xác định các đặc điểm tâm lí và mức độ khó khăn của học sinh qua hành
vi, cử chỉ, lời nói, biểu cảm....trong các hồn cảnh để hỗ trợ hoạt động học và
hợp tác trong tập thể của HS.
1.4.3 Phương pháp điều tra và tổng kết kinh nghiệm
Trang 5

skkn


+ Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường,
đoàn trường. Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên

+ Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, hội cha mẹ học sinh
(CMHS), bạn bè và hàng xóm của HS.
1.4.4 Phương pháp trắc nghiệm
+ Là phương pháp sử dụng một hay nhiều công cụ đã được chuẩn hóa
dùng để đo lường một cách khách quan một hay một số nội dung kiến thức kỹ
năng thông qua một số ứng dụng CNTT
1.4.5. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động học
+ Là phương pháp trong đó giáo viên căn cứ vào những kết quả, sản phẩm
của học sinh( Nhóm học sinh) thực hiện trong q trình học tập và tham gia các
hoạt động giáo dục để tìm hiểu, đánh giá mức độ nhận thức, trí tuệ, tình cảm, sở
thích, hứng thú, đặc điểm tính cách…cũng như biểu hiện khó khăn của học sinh
trong học tập và cuộc sống. Ví dụ sản phẩm hoạt động của học sinh như: tranh
vẽ, bài thuyết trình. Giúp giáo viên có thêm thơng tin và có cơ sở để đánh giá
học sinh một cách khách quan và toàn diện. Bởi lẽ những sản phẩm do học sinh
thực hiện trong học tập, lao động và rèn luyện sẽ phần nào nói lên đặc điểm riêng
về phẩm chất, năng lực, sở thích, hứng thú
1.4.6. Phương pháp trực quan
+ Là phương pháp giáo viên sử dụng những phương tiện trực quan (như
tranh ảnh, video, mẫu vật thật...) hay phương tiện kỹ thuật trong quá trình dạy
học hỗ trợ giúp học sinh nhận diện vấn đề cần thực hiện, khám phá cái mới để từ
đó đưa ra các biện pháp giải quyết mà bản thân sẽ gặp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
2.1.1.1. Nội dung các thuật ngữ trong một số các khái niệm.
Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm năng
lực được sử dụng như sau:
- Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy
học được mô tả thơng qua các năng lực cần hình thành
- Trong chương trình, những nội dung học tập và hoạt động cơ bản

được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực
- Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn.
- Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá
mức độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động và hành động
dạy học về mặt phương pháp
- năng lực môn học: Năng lực mô tả việc giải quyết những địi hỏi về
nội dung trong các tình huống..
- Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên biệt tạo thành nền
tảng chung cho công việc giáo dục và dạy
Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức
kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm đáp
ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định.
Trang 6

skkn


Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người
lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá
nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó.
Năng lực của người học là khả năng làm chủ hệ thống tri thức, kĩ năng,
thái độ... và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành
công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho họ trong
cuộc sống.
2.1.1.2. Sự cần thiết phải “ Dạy học theo định hướng phát triển
năng lực.”
Dạy học định hướng phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu
ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất
nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực
tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc

sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trị của người học với
tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. Khác với chương trình định hướng
nội dung, chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào
việc mơ tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình
dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào”
sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của người học.
Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và
cấu trúc của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và
các thành phần năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành
động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên
môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể.
Dạy học theo tiếp cận trang bị kiến thức và dạy học theo định hướng
phát triển năng lực: Năng lực trong dự thảo chương trình giáo dục phở thơng.
Các năng lực chung: Năng lực tự chủ; Năng lực hợp tác; Năng lực sáng tạo.
Các năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp; Năng lực tính tốn; Năng lực Tin
học; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất.
2.1.1.3. Giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh .
Thuyết kiến tạo: Con người chủ động tự xây dựng kiến thức cho bản
thân. Người học kết nối thông tin mới với thông tin hiện tại để kiến thức mới
có ý nghĩa với cá nhân người đó. Con người xây dựng kiến thức của riêng
mình và thể hiện kiến thức từ trải nghiệm của mình. Mỗi người học tự xây
dựng hiểu biết hợp lý mang tính cá nhân của riêng mình. Kiến thức được hình
thành thơng qua tương tác xã hội. Học tập không phải bị động thu nhận mà do
người học chủ động kiến tạo thông qua trải nghiệm và suy ngẫm
Phương pháp giảng dạy theo thuyết kiến tạo: Học tập tích cực, học
bằng việc làm , lấy học sinh làm trung tâm, học tập qua vấn đề, học tập qua dự
án, học tập qua trải nghiệm, học tập qua khám phá, học tập gợi mở, học tập
theo nhóm.
2.1.2. “Ứng dụng cơng nghệ thơng tin, khai thác và sử dụng thiết bị
công nghệ trong dạy học ở nhà trường THPT” .

2.1.2.1. Vai trị của cơng nghệ thơng tin, học liệu số và thiết bị công
nghệ trong dạy học học sinh THPT .
Trang 7

skkn


CNTT có vai trị rất quan trọng trong dạy học, giáo dục, ở cấp THPT như:
CNTT tạo điều kiện để đa dạng hóa hình thức dạy học, giáo dục, đáp
ứng mục tiêu học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập dựa trên sự kích
hoạt mối tương tác xã hội, khuyến khích sự tham gia của các nhà giáo dục và
chuyên gia, tạo dựng một cộng đồng chia sẻ thông tin và nguồn tài nguyên
học tập trong dạy học, giáo dục có trách nhiệm. Nhiều khóa học đã được xây
dựng với những hình thức khác nhau, nhưng tựu trung lại có thể phân loại
thành: dạy học trực tiếp hồn tồn, dạy học trực tiếp có ứng dụng CNTT, dạy
học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp, hoàn toàn dạy học trực tuyến thay thế
dạy học trực tiếp. Không chỉ HS mà nhiều người học đa dạng cũng được hỗ
trợ bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao NL nghề nghiệp góp phần đáp ứng
nhu cầu thực tiễn
CNTT còn hỗ trợ GV chuẩn bị cho việc dạy học, giáo dục, xây dựng kế
hoạch dạy học, giáo dục cụ thể là KHBD, làm cơ sở quan trọng cho việc tổ
chức q trình dạy học trong/ngồi lớp học một cách tích cực, hiệu quả. Cụ
thể như, CNTT hỗ trợ người học thiết kế KHBD triển khai bằng các phần
mềm, khai thác các phần mềm để tổ chức dạy học bằng trị chơi, thực hành mơ
phỏng, thực hành thi đua nâng cao hứng thú HS cũng như rèn luyện kĩ năng
người học một cách chủ động thông qua các cải tiến về hình thức dạy học.
Nhờ đó, GV có thể thiết kế mơi trường giáo dục, triển khai các hình thức dạy
học, giáo dục một cách chủ động, hiện đại, đảm bảo thực hiện hoạt động dạy
học, giáo dục đúng hướng phát triển NL người học, nhất là triển khai dạy học
lấy người học là trung tâm. Chẳng hạn, GV có thể xây dựng các bài giảng đa

phương tiện, tác động đến các giác quan của HS, xây dựng môi trường học giả
định và môi trường học ảo để HS khám phá, trải nghiệm. Như vậy, CNTT góp
phần tạo ra mơi trường giáo dục đa dạng để người học phát triển và hồn thiện
bản thân thơng qua sự đa dạng hóa hình thức dạy học.
2.1.2.2. Tạo điều kiện học tập đa dạng cho học sinh(HS).
CNTT tạo điều kiện để người học khám phá tích cực và chủ động
nguồn tri thức, tương tác với người dạy qua các thao tác để phát triển NL của
bản thân một cách hiệu quả, không chỉ là NL nhận thức, NL thực hành có liên
quan đến tri thức, kĩ năng mà còn NL CNTT và các PC có liên quan
CNTT cũng hỗ trợ HS phát triển, nâng cao NL thích ứng, nhất là với
các điều kiện đặc biệt về thời gian, hồn cảnh, để góp phần phát triển nhân
cách của HS. Cụ thể, thúc đẩy NL ứng dụng của người học, nhất là NL ứng
dụng và thực hành trong bối cảnh xã hội phát triển với các yêu cầu của cuộc
cách mạng công nghệ 4.0 với sự đổi thay của cơng nghệ, máy móc và tự động
hóa.  CNTT đã hỗ trợ người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, cụ thể như học
qua e-Learning hay học theo phương thức lớp học đảo ngược. Ngoài ra,
CNTT giúp người học có thể chủ động về thời gian nhất là đảm bảo việc học
tập liên tục ngay cả những điều kiện khó khăn, bất thường. CNTT cịn đồng
hành và hỗ trợ người học có nhu cầu đặc biệt để minh chứng cho các giá trị
nhân văn của giáo dục và dạy học.  điện toán đám mây tiếp tục được ứng dụng
rộng rãi trong dạy học, giáo dục hiện nay. GV và HS sẽ không phải lo lắng khi
lỡ tay xóa, làm mất tài liệu quan trọng. Các tri thức, nội dung liên quan đến
Trang 8

skkn


lịch học, bài tập, ơn tập… có thể được chia sẻ dễ dàng hơn và lưu trữ an toàn
trên đám mây như Google Drive. GV cũng có thể dễ dàng giao bài tập, kiểm
tra tiến độ và chấm bài cho nhiều HS dựa trên phần mềm ứng dụng CNTT.

Nhờ lưu trữ dữ liệu một cách tập trung, điện toán đám mây cho phép HS và
GV tăng phạm vi tiếp cận, chia sẻ thơng tin mà khơng tăng chi phí hoặc thêm
áp lực thời gian trong dạy và học.
2.1.2.3. Hỗ trợ GV thực hiện dạy học, giáo dục theo hướng phát
triển phẩm chất, năng lực học sinh một cách thuận lợi và hiệu quả.
CNTT hỗ trợ GV chuẩn bị cho việc dạy học, giáo dục, xây dựng kế
hoạch dạy học, giáo dục cụ thể là KHBD, làm cơ sở quan trọng cho việc tổ
chức q trình dạy học trong/ngồi lớp học một cách tích cực, hiệu quả. Cụ
thể như, CNTT hỗ trợ người học thiết kế KHBD triển khai bằng các phần
mềm, khai thác các phần mềm để tổ chức dạy học bằng trị chơi, thực hành mơ
phỏng, thực hành thi đua nâng cao hứng thú HS cũng như rèn luyện kĩ năng
người học một cách chủ động dựa trên các học liệu tìm kiếm được.
CNTT giúp điều chỉnh vai trị của người dạy và người học trong thực
tiễn giáo dục nhằm hỗ trợ GV thực hiện hiệu quả dạy học, giáo dục phát triển
PC, NL HS bằng việc thực thi tổ chức hoạt động học một cách tích cực, chủ
động. Người dạy có thể là một người điều hành; người tổ chức (khơng cịn là
trung tâm của dạy học); người học là chủ thể có thể khai thác, sử dụng các
nguồn học liệu, thiết bị công nghệ, phần mềm trong học tập nhằm phát triển
hiệu quả NL và PC của mình hướng đến sự thành cơng trong nghề nghiệp và
cuộc sống ở thời đại số. Sự tương tác này vừa tạo những điều kiện thuận lợi
để hoạt động dạy học, giáo dục diễn ra trong thực tiễn, vừa đảm bảo các yêu
cầu về hiệu quả mong đợi.
CNTT còn tạo điều kiện để GV đánh giá kết quả học tập và giáo dục;
nhất là tổ chức kiểm tra đánh giá bằng cách ứng dụng CNTT từ khâu chuẩn bị,
thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá, hậu kiểm. CNTT còn có thể chủ
động tổ chức kiểm tra đánh giá dựa trên các dữ liệu nội dung kiểm tra đánh
giá đã được xây dựng, tiến hành tổ chức kiểm tra đánh giá trên nền tảng
CNTT với các tính năng vượt trội để đảm bảo các u cầu về tính khách quan,
cơng bằng… của kì đánh giá.
CNTT cịn theo dõi sự tiến bộ, phát triển người học một cách hiệu quả

thông qua các dữ liệu, các minh chứng và cơ sở đề xuất tác động dạy học,
giáo dục phù hợp. Đơn cử như các phần mềm có thể hỗ trợ việc xây dựng các
bài kiểm tra, lưu trữ kết quả học tập và rèn luyện của người học; ghi nhận và
so sánh về các diễn tiến học tập, sự tiến bộ của người học. Bên cạnh đó, việc
lưu trữ dữ liệu và chuyển giao dữ liệu về người học nếu có sẽ tiện lợi và khách
quan nếu có sự hỗ trợ của CNTT với các yêu cầu kĩ thuật cụ thể. Hoặc để có
kết quả kiểm tra nhanh và dữ liệu phân tích phản hồi, việc đánh giá NL trên
máy tính mang đến những kết quả khá thuyết phục và có giá trị.
2.1.2.4. Tạo điều kiện tự học, tự bồi dưỡng của GV; Các tác động CNTT
đối với quá trình dạy học và giáo dục .
CNTT cịn có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc phát triển GV, góp
phần đáp ứng các yêu cầu mới của việc dạy học, giáo dục.Vai trò của học liệu
Trang 9

skkn


số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục .Học liệu số và thiết bị cơng
nghệ có vai trò rất quan trọng bởi đây là “nguồn tiềm lực” quan trọng để khai
thác và sử dụng trong dạy học, giáo dục. CNTT tác động đến các thành tố
của quá trình dạy học, giáo dục cụ thể:
Tác động đến mục tiêu dạy học: Mục tiêu dạy học bậc phổ thông ở
Việt Nam hiện nay là phát triển các PC và NL ở HS được quy định trong
chương trình GDPT 2018. Việc sử dụng thiết bị công nghệ và học liệu số để
triển khai hoạt động học không những giúp HS phát triển NL đặc thù của môn
học, các NL chung mà cịn góp phần phát triển NL tin học. Nếu bối cảnh nhà
trường khơng có điều kiện cho HS tiến hành thí nghiệm thực thì việc sử dụng
phần mềm thí nghiệm ảo hoặc học liệu số dạng video là rất cần thiết để có thể
giúp HS đáp ứng mục tiêu dạy học mà chương trình mơn học, HĐGD đã đặt
ra

Tác động đến nội dung dạy học: Theo chương trình GDPT 2018, nội
dung trong SGK chỉ đóng vai trị tham khảo. GV có thể chủ động xây dựng
nội dung dạy học phù hợp từ nhiều nguồn học liệu khác nhau: học liệu truyền
thống trên trong SGK, hay học liệu số được chia sẻ trên Internet hoặc từ đồng
nghiệp nhất là các kho học liệu số hữu dụng, các học liệu số được kiểm duyệt
và khuyến khích dùng chung. Từ các nguồn học liệu đó, GV sẽ chủ động thiết
kế, biên tập thành các dạng học liệu số mới đa dạng hơn, sinh động hơn, phù
hợp với nội dung dạy học và nội dung kiểm tra, đánh giá được xác lập
Tác động đến phương pháp và kĩ thuật dạy học : Trong dạy học phát
triển NL, HS là chủ thể của hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng và chuyển
hóa kiến thức, kĩ năng thành NL. Vì vậy, xét góc độ cách thức tổ chức dạy
học, để giúp HS phát triển NL thì GV cần sử dụng các phương pháp dạy học
(PPDH) tích cực hóa hoạt động của HS như dạy học trực quan, dạy học khám
phá, dạy học hợp tác, dạy học giải quyết vấn đề. Học liệu số và thiết bị công
nghệ tạo thêm cơ hội cho GV chủ động lựa chọn PPDH, lựa chọn cách thức
triển khai hoạt động học mà ở đó HS là chủ thể của hoạt động. mỗi PPDH
thường được triển khai qua bốn bước theo tiến trình chung. Thiết bị cơng nghệ
cùng tính đa dạng của học liệu số sẽ thể hiện ưu thế khác nhau trong hỗ trợ
đối với mỗi bước triển khai PPDH cụ thể. Trong quá trình triển khai PPDH
cùng với việc sử dụng thiết bị công nghệ, GV sẽ giảm được thời gian ghi
bảng, thay vào đó, có thể quan sát, kịp thời hỗ trợ, điều chỉnh hoạt động của
HS, nhất là ở bước HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Tác động đến phương tiện dạy học và học liệu dạy học, giáo dục: Về
bản chất, thiết bị công nghệ và học liệu số cũng là phương tiện và học liệu dạy
học, giáo dục. Như vậy, chính thiết bị cơng nghệ và học liệu số có vai trị làm
đa dạng hố, hiện đại hóa các phương tiện và học liệu dạy học, giáo dục, từ đó
giúp cho việc dạy học, giáo dục trở nên “trực quan” hơn, hứng thú và hiệu quả
hơn.
Tác động đến quá trình kiểm tra, đánh giá: Việc tổ chức kiểm tra
đánh giá trong dạy học phát triển PC, NL địi hỏi đa dạng về hình thức,

phương pháp, công cụ đánh giá. Các thiết bị công nghệ và học liệu số dạng
câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá góp phần giải quyết yêu cầu trên
Trang 10

skkn


 Tạo điều kiện và kích thích GV tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục
đa dạng, hiệu quả : Thiết bị công nghệ và học liệu số tạo động lực, kích thích
người dạy khai thác ý tưởng dạy học mới, thiết kế KHBD hiện đại với sự kết
hợp giữa CNTT, học liệu số và yêu cầu khác có liên quan đến thiết bị cơng
nghệ.  Thiết bị cơng nghệ cịn hỗ trợ người dạy triển khai các ý tưởng sư phạm
để tổ chức dạy học, giáo dục đa dạng theo hình thức dạy học trực tuyến, dạy
học bán trực tuyến kết hợpThiết bị cơng nghệ và học liệu số cịn tạo điều kiện
để GV chủ động chọn lựa phương pháp, kĩ thuật dạy học, hình thức dạy học,
cơng cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục đáp ứng yêu cầu của dạy
học, giáo dục phát triển NL, PC. Ví dụ với sự phối hợp giữa thiết bị trình
chiếu đa phương tiện và học liệu số có liên quan như video thí nghiệm ảo,
hình ảnh động… GV sẽ kết hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học trực quan,
trải nghiệm gây hiệu ứng với HS. Thiết bị công nghệ và học liệu số cịn góp
phần hỗ trợ, cải tiến các phương pháp dạy học, giáo dục truyền thống cũng
như thay thế khi cần thiết, phù hợp nhất là trong điều kiện tự nhiên, các bối
cảnh khó khăn của dịch bệnh, các tác động khó kiểm sốt khác từ bối cảnh
ảnh hưởng đến việc dạy học, giáo dục để triển khai dạy học, giáo dục một
cách chủ động.
 Góp phần phát triển hứng thú học tập và kĩ năng của người học:
Thiết bị cơng nghệ và học liệu số góp phần “trực quan hoá” các dữ liệu học
tập cùng với các tiện ích của chúng đã tạo thêm sự hứng thú học tập, kích
thích ý tưởng và hoạt động khám phá, sáng tạo của người học. Ngồi ra, cịn
giúp người học có động lực và trách nhiệm hơn trong việc tự học để hồn

thiện chính mình, góp phần phát triển khả năng người học nói chung và khả
năng cơng nghệ trong việc khai thác học liệu số và thiết bị công nghệ. Thiết bị
công nghệ và học liệu số giúp người học có thể chủ động tiếp cận khơng giới
hạn nguồn tài nguyên ở lĩnh vực mà họ đang học tập và nghiên cứu, từ đó khai
thác và thúc đẩy việc phát triển NL ở các lĩnh vực người học quan tâm, hứng
thú cũng như có tiềm lực, tố chất
2.1.3. Các phần mềm và thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học học
sinh THPT.
với các ứng dụng thiết bị cơng nghệ, q trình tương tác của người học với
sản phẩm của trí tuệ nhân tạo (AI), ứng dụng Robot trong dạy học, công nghệ
nhận diện khuôn mặt (Face recognition), tâm trắc (Biometrics), nhận diện cảm
xúc (Emotive recognition) sẽ tạo ra cơ hội tiếp cận thông tin mới, đa dạng đối
với học tập cá nhân hóa. Thực tế ảo (VR)/thực tế tăng cường (AR)/thực tế hỗn
hợp (MR)/thực tế tạo ảnh (CR) sẽ tạo ra các cơ hội tương tác trong không gian
vật chất/ảo, đa chiều, tăng khả năng tiếp cận, xử lí thơng tin; nới rộng khơng
gian, mơi trường học tập; phát triển NL tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề. VR
và AR sẽ hữu ích đối với những mơn học cần nghiên cứu các mơ hình phức
tạp như giải phẫu cơ thể người hay thiết kế xây dựng. HS có thể tiếp cận với
đồ họa 3D trực quan thay vì những hình vẽ 2D nhàm chán trong sách hỗ trợ
dạy và học đạt đến hiệu quả tích cực. Hiện nay có 10 ứng dụng cơng nghệ các
hoạt động dạy học ở nhà trường phổ thông đang sử dụng như:  
Trang 11

skkn


10. Parlay: Nếu thầy cô ưa chuộng các hoạt động thảo luận bằng tin nhắn
cùng học sinh, thì Parlay là một lựa chọn phù hợp. Một số điểm nổi bật
của Parlay đối với các thầy cơ: 1) Kết nối với học trị từ xa ; 2) Điều phối, tổ
chức, và quan sát các cuộc thảo luận; 3) Quan sát được học sinh nào vừa đưa ra

phản hồi, tần suất tham gia thảo luận cũng như thời gian phản hồi thực tế của
từng học sinh; 4) Dành nhiều thời gian hơn cho việc đánh giá năng lực học sinh
dựa trên các phản hồi của các em.
9. Flipgrid: Flipgrid là một trong những công cụ học trực tuyến phổ biến
và được tín nhiệm bởi nhiều giáo viên. Một số điểm nổi bật của Flipgrid: 1)
Học sinh có thể linh hoạt nộp các bài tập dự án; 2) Các hoạt động góp ý giữa
học sinh với học sinh, và giữa giáo viên với học sinh cũng diễn ra hiệu quả
( được lưu lại, so sánh,. rút ra kết luận…)
8. Edpuzzle: Edpuzzle hỗ trợ người dạy rất nhiều, đặc biệt khi sử dụng
trong các lớp học trực tuyến. Edpuzzle không chỉ giúp giáo viên tạo các video
clips khi dạy học mà còn tăng tính tương tác cho các video này bằng cách cho
phép giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra phản hồi. Việc này giúp cho giáo viên dễ
dàng thu nhận và đánh giá các phản hồi của học sinh.
7. Pear Deck: Nếu như Edpuzzle hỗ trợ các videos trở nên tương tác hơn,
thì Pear Deck cũng có ưu điểm tương tự đối với Google Slides (*một cơng cụ
trình chiếu của Google). Việc sử dụng Pear Deck giúp cho giáo viên thu nhận
phản hồi của học sinh nhanh chóng và tức thời.
6. Prezi: Prezi là cơng cụ trình chiếu trực tuyến được nhiều người sử
dụng, trong đó có rất nhiều giáo viên. Một số ưu điểm hữu ích của Prezi đối với
các thầy cơ: 1) Slide trình chiếu hiển thị thông tin và cả các biểu đồ. Việc này
tạo nên bài trình chiếu sinh động hơn hẳn; 2) Có thể tạo dựng và ghi lại các bài
giảng ngắn, các giải thích, hoặc các loại nội dung khác một cách sinh động và có
tính cá nhân hố cao. Đây là ưu điểm nổi bật khi so sánh Prezi với những cách
chèn âm thanh hoặc hiển thị ảnh thu nhỏ (thumbnail) khi chèn video tại một góc
màn hình trình chiếu.
5. Screencastify: Screencastify giúp các thầy cô: 1) Đánh giá năng lực
học sinh hiệu quả hơn bằng cách cho giáo viên biết mạch suy nghĩ của học sinh;
2) Giảm thiểu tính khơng trung thực trong thi cử vì giáo viên có thể quan sát các
học sinh làm bài và giải thích các câu trả lời, thay vì học sinh chỉ ghi hình và gửi
đáp án cho thầy cô.

4. Mural: Mural là nền tảng có thế mạnh về tính kết nối, đóng góp ý
kiến trực tuyến. Mural phù hợp để tổ chức các cuộc họp trực tuyến có yêu cầu
cao về mặt đóng góp ý kiến và lưu trữ các ý kiến đấy ở dạng chữ viết. Trong
phạm vi ứng dụng dạy-học, Mural có các ưu điểm sau: 1) Cho phép các giáo
viên, học sinh, và cả những người tham gia khác viết và gửi suy nghĩ lên các
giấy ghi chú trực tuyến, sau đấy sắp xếp chúng trực tuyến và ngay tức thời; 2)
Lưu trữ các ý tưởng đã được đóng góp nêu trên. Nhờ vậy, các thầy cô và học
Trang 12

skkn


sinh có thể có ngay “bản tổng hợp” ý kiến ngay sau buổi học. Ngồi ra, thao tác
xóa trao đổi cũng dễ dàng được thực hiện, giúp thầy cô dễ dàng xóa các phần
trao đổi khơng cần thiết lưu trữ.(*Một lựa chọn tương tự Mural
là Jamboard  - jamboard.google.com)
3. Gimkit: Tương tự như Kahoot!, Gimkit là một nền tảng đố vui học
tập. Nền tảng này được một học sinh trung học tạo nên, với hy vọng có thể cải
thiện phần mềm đố vui học tập so với Kahoot!. Điểm nổi trội của Gimkit: Giáo
viên tạo được những bộ câu hỏi có thể được trả lời nhiều lần với lựa chọn thi
đấu giữa nhiều học sinh. Điều này giúp cho các con vừa ôn tập kiến thức với
tinh thần “vừa học vừa chơi”. Tuy nhiên, cũng với đặc tính này, bộ câu hỏi này
có lẽ phù hợp hơn với những bài ôn tập và kiểm tra nhanh kiến thức (so với việc
học sâu).
2. Mentimeter và Slido: Đây là 2 nền tảng phù hợp cho việc thu thập ý
kiến nhóm.Với Slido (miễn phí và dễ sử dụng), người tham gia buổi trao đổi có
thể đặt câu hỏi và thể hiện sự đồng tình với ý kiến những thành viên khác.
Với Mentimeter, giáo viên và học sinh có thể đặt câu hỏi và thu thập dữ liệu, ý
kiến ngay lập tức với nhiều hình thức khác nhau như “đám mây từ ngữ” (word
clouds), xếp hạng ý kiến, và các thang đánh giá khác.

1. Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (Learning management
system, hay LMS)
Bài viết này đã đề cập rất nhiều ứng dụng và nền tảng hỗ trợ việc học tập
trực tuyến có thể bổ ích cho cơng tác dạy và học online. Tuy nhiên, công cụ chỉ
là công cụ. Chất lượng dạy-học và công tác quản lý ở cấp độ trường học có thể
bị giảm hiệu quả nếu chúng ta lạm dụng các nền tảng này một cách thiếu hệ
thống. Đó là lý do bất kỳ trường học hay cơ sở đào tạo nào cũng cần chọn một
hệ thống quản lý học tập trực tuyến (hay LMS). Một số hệ thống phổ biến:
Canvas, Schoology, và Google Classroom.
2.1.2.3. . Ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ
trong hoạt động dạy học học sinh THPT.
Theo ông Peter Van Gils, chuyên gia dự án Công nghệ thông tin trong
giáo dục và quản lý nhà trường (ICTEM) khẳng định: “Chúng ta đang sống
trong một xã hội mà người ta gọi là một xã hội tri thức hay một xã hội thông
tin. Điều này có nghĩa rằng những sản phẩm đầu ra mang tính cơng nghiệp
trong xã hội của chúng ta đã mất đi cái tầm quan trọng của nó. Thay vào đó
là những “dịch vụ” và “những sản phẩm tri thức”.  Máy vi tính và những kĩ
thuật liên quan đã đóng một vai trò chủ yếu trong việc lưu trữ và truyền tải
thông tin và tri thức.  thông tin đã trở thành một loại hàng hố cực kì quan
trọng.Trong ngành giáo dục & đào tạo, khi nói đến ứng dụng cơng nghệ thơng
tin trong dạy học có nghĩa là: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị
công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên và học
sinh; Sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, các phần mềm làm công cụ hỗ
Trang 13

skkn


trợ việc dạy và học các môn học trong nhà trường, khai thác tốt các phần mềm
thiết kế bài dạy như phần mềm powerpoint, word, violet…;

Tăng cường sử dụng mạng internet để khai thác thông tin, tham khảo và xây
dựng giáo án điện tử có chất lượng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
các nhà trường hiện nay được chia thành 4 mức độ sau:
  - Mức 1: Ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ giáo viên trong việc soạn
giáo án, sưu tầm và in ấn tài liệu…, chưa sử dụng trong việc tổ chức các tiết
học cụ thể của từng môn học.
  - Mức 2: Sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ một khâu, một cơng việc
nào đó trong tồn bộ q trình dạy học.
  - Mức 3: Sử dụng phần mềm dạy học để tổ chức lên lớp một tiết học, một
chủ đề hoặc một chương trình học tập.
  - Mức 4: Tích hợp cơng nghệ thơng tin vào tồn bộ q trình dạy học.
Thiết bị cơng nghệ và học liệu số cịn góp phần làm đa dạng các hình
thức tương tác trong hoạt động của HS: tương tác giữa HS – HS, HS – GV,
HS – cộng đồng. Các tương tác này tạo cơ hội phát triển NL giao tiếp và hợp
tác bên cạnh các PC và NL đã được xác định trong chương trình GDPT 2018.
Có thể khẳng định về sự kết hợp chặt chẽ giữa CNTT, học liệu số và thiết bị
công nghệ trong dạy học, giáo dục HS như một mối liên kết đồng thời. Cùng
với CNTT và học liệu số, thiết bị cơng nghệ có vai trị quan trọng trong dạy
học, giáo dục bởi CNTT giúp thực hiện những hoạt động mà nếu khơng có nó
sẽ khơng thể thực hiện được.CNTT giúp tăng hiệu quả thực hiện hoạt động
(nhanh hơn, hiệu quả hơn về mức độ đạt được của NL, PC).
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cần thiết cho việc ứng dụng công
nghệ thông tin được đầu tư, việc kết nối Internet được thực hiện, hầu hết các
nhà trường đều đã trang bị phòng máy tính, đáp ứng tương đối đầy đủ máy
chiếu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập; kho bài giảng điện tử, kho tài
liệu tham khảo và bài giảng PowerPoint được xây dựng online trên website
của ngành, nhiều phần mềm hỗ trợ công tác quản lý, dạy học được áp dụng
rộng rãi.
Trong giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo
(GD&ĐT), công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang là “trợ thủ đắc lực”. Vì

vậy, những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT được ngành giáo dục xác định
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đổi mới phương pháp giảng
dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo
dục. Ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học là một xu thế tất yếu của thời
đại. Nhất là trong bối cảnh phòng, chống dịch việc phát huy tối đa ứng dụng
CNTT trong mọi hoạt động không chỉ góp phần hạn chế sự lây lan dịch bệnh
mà cịn bảo đảm hiệu quả trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ ở mỗi đơn vị
trường
2.2. Thực trạng của vấn đề tại trương THPT quảng Xương II trước khi
áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1 Cơ sở vật chất.

Trang 14

skkn


Trải qua gần 55 năm xây dựng và trưởng thành, bộ mặt nhà trường có
nhiều thay đổi khang trang hơn hiện đại hơn nhiều phòng học và phương tiện
dạy và học tốt hơn. Nhưng nổi bật nhất có lẽ phải kể tới quyết tâm nỗ lực
đồng thuận và sự chung tay gắng sức của các cấp chính quyền từ xã đến
huyện, các sở các cơ quan cấp tỉnh nhà, cùng ban giám hiệu, toàn thể giáo
viên nhà trường, hội phụ huynh, học sinh, cựu học sinh của nhà trường đã
nâng cấp sửa chữa và thay mới, bổ sung các phương tiện để thầy trò nhà
trường thực sự được tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập
và giảng dạy, tổ chức các hoạt động giáo dục , giảng dạy trong nhà trường.
Tuy nhiên sự thiếu phòng học, phòng chức năng vẫn còn. Các dụng cụ
dạy học cũ khá lạc hậu so với bài học như bản đồ địa lí kinh tế, dân cư.. khi
dùng dụng cụ tư liệu học liệu điện tử trên máy tính lại gặp tình trạng điện yếu,
mất điện thường xuyên do giảm tải phục vụ sản xuất, từng bước trường chúng

tôi đang nỗ khắc phục .
2.2.2. Tổ chức quản lý.
Các tổ chức của tổ nhóm chun mơn vận hành theo phân cơng cơng của
ban giám hiệu và các cơ quan tổ chức trong ngành; còn thụ động; chưa mạnh
dạn đổi mới. Thực hiện đổi mới trong học tập giảng dạy còn chịu tác động
không nhỏ của lối tư duy thủ cựu, cho rằng cứ như vậy cho ổn định, mua dây
buộc mình. Tổ chức quản lí ngày nay có sự phân cấp phân quyền đã tạo điều
kiện cho giáo viên học sinh có mơi trường hoạt động, mơi trường cho đổi mới
trong tồn diện các q trình giáo dục !
2.2.3. Chương trình mơn học.
Giáo viên thực hiện giảng dạy trên lớp cần tuân thủ đầy đủ nghiêm túc các
quy định của ngành của chun mơn . Thực hiện theo phân phối chương trình
đã được ban hành cho các trường , mọi lớp trong mọi hoàn cảnh khác nhau
giữa các địa phương. Do vậy muốn thực hiện các chuyên đề các dự án khó sắp
xếp được thời gian. Bài học nội dung dài ngắn khác nhau và liên hệ thực tế địa
phương nơi cư trú có những nội dung lồng ghép kiến tghuwcs tìm hiểu địab lí
địa phương khó thực hiện được tốt.
Nay chương trình giáo dục 2018 thực hiện đổi mới tồn diện cho phép gv
chúng tơi góp ý xây dựng kế hoạch chương trình dạy học phù hợp hơn giúp
chúng tơi thực hiện được phiều phương pháp dạy học mới .
2.2.4. Một số khó khăn khi thực hiện “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÍ NHẰM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT QUẢNG
XƯƠNG II”:

Trong quá trình thực hiện kế hoạch dạy học có sử dụng các giải pháp của
SKKN ( sáng kiến kinh nghiệm) chúng tơi gặp một số khó khăn như:

Trang 15


skkn


Trong quá trình đổi mới, sử dụng thành tựu CNTT trong dạy học về mặt
cơ sở vật chất còn nhiều tồn tại như: Máy tính của giáo viên nhiều loại cũ khó
sử dụng tích hợp với các ứng dụng mới. Nguồn điện còn chưa ổn định, nhiều
khi quá tải, yếu, vào thời kỳ cao điểm bị cắt luôn phiên để giảm tải. Đối với
học sinh nhiều em cịn chưa có điện thoại thơng minh hay máy tính nên ảnh
hưởng khơng nhỏ đến quá trình tham gia các hoạt động giảng dạy và giáo dục.
Trình độ và kỹ năng trong sử dụng cơng nghệ thơng tin cịn chưa đồng
đều ở cả giáo viên và học sinh
Theo quan niệm của xã hội, của cha mẹ học sinh và một số bộ môn
khác thì địa lí là mơn học phụ, khơng học cũng biết vì tồn học về những thứ
xung quanh mình. Vì có sự thiên lệch trong nhận thức về tầm quan trọng của
mơn học, từ đó chưa khuyến khích động viên học sinh học tốt mơn địa lí.
Học sinh cịn học lệch, học đối phó để kiểm tra, thi cử, nhất là học sinh
khối 12 ban khoa học tự nhiên nên khơng quan tâm nhiều đến mơn học. Thói
quen từ những cấp học trước ít được quan tâm.
2.3. Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Mục tiêu của giải pháp
- Khắc phục các mặt còn yếu còn thiếu trong đội ngũ cán bộ giáo viên và rào
cản của cơ chế, tổ chức và cơ sở vật chất đối với thực mục tiêu của giáo dục
nói chung và mục tiêu của mơn địa lí trong nhà trường nói riêng
- Tạo mơi trường học tập mới , phát huy tính chủ động sáng tạo cho các em
học sinh
- Thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục, của bộ địa lí được nêu ta trong
công văn hướng dẫn 5512 của bộ giáo dục & đào tạo về xây dựng và tổ chức
thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; và công văn số 2613/ BGDDTDGTrH về việc triển khai thực hiện chương trình năm học 2021-2022. Thực
hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo tiến tới mục tiêu “ dạy
học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh “

2.3.2. Các giải pháp.
Hịa chung khơng khí khơng ngừng thi đua của thầy trị trường THPT
Quảng Xương 2, Bộ mơn địa lí cũng say sưa với bài vở nghiên cứu chương
trình tìm kiếm các cách tiếp cận với những ứng dụng CNTT trong dạy và học;
đem những tinh thần nhiệt huyết cùng kiến thức được tiếp thu từ các chương
trình tập huấn kết hợp kinh nghiệm tích lũy sau bao năm giảng dạy để tìm các
phương pháp dạy học đạt kết quả cao nhất tốt nhất cho các em. Tôi xin liệt kê
ra một vài thuận lợi khó khăn và một số hoạt chun mơn.
2.3.2.1. Về phía giáo viên.
 Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trị, lợi ích và hiệu
quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Qua tuyên truyền
Trang 16

skkn


giáo viên thấy được sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trên thế
giới và trong nước, chỉ ra những tác động tích cực mà ứng dụng cơng nghệ
thơng tin có thể mang lại, từ đó sẵn sàng hơn với việc đổi mới tư duy, nội
dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức thực hiện, đổi mới việc kiểm tra,
đánh giá trong hoạt động giáo dục cho phù hợp. Xây dựng và nêu gương các
điển hình tiên tiến – những thầy cô trong tổ tin học và các than viên than thục
tin học đảm nhận . Thành lập ban chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong
nhà trường, đưa các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin vào kế hoạch năm
học. Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, báo cáo kinh nghiệm, tham quan,
học tập, rút kinh nghiệm các đơn vị bạn. Đưa kết quả ứng dụng này vào tiêu
chí thi đua của nhà trường.
- Phải xây dựng kế hoạch giảng dạy và giáo dục; đồng thời có những
điều chỉnh linh hoạt kịp thời khi tình hình nhà trường có thay đổi. Để thực
hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực, giáo viên không chỉ nắm

vững kiến thức mà cần xác định mục tiêu dạy học chi tiết đến từng bài từng
đơn vị kiến thức trong bài. Từ mục tiêu sẽ xác định nội dung, phương pháp
dạy học và cách kiểm tra đánh giá để đạt được mục tiêu đó. Tích cực tổ chức
cho học sinh luyện tập, tăng cường vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn.
Trong quá trình dạy học chúng tôi xây dựng hồ sơ hồ sơ học tập cho từng học
sinh, cho mỗi nhóm, mỗi lớp. Qua đó có căn cứ để nhận xét đánh giá phản hồi
quá trình học tập, tập trung vào hỗ trợ và điều chỉnh việc học của học sinh. Nó
cho phép các em cơ hội để nhìn nhận lại và suy ngẫm về sản phẩm và q
trình mà mình đã thực hiện, qua đó có biện pháp để phát huy điểm mạnh và
khắc phục hạn chế trong học tập. Đối với giáo viên, thực hiện điều chỉnh
phương pháp kỹ thuật cho phù hợp hơn.
- Tổ chức hội thảo, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy; triển
khai kế hoạch giáo dục khai phóng. Những giáo viên có kinh nghiệm hỗ trợ
hướng dẫn các đồng chí khác cịn chưa thành thục. Chia sẽ các tài nguyên,
nguồn tư liệu, các văn bản quản lý và cả phương tiện công nghệ thông tin.
- Giáo viên thành thục trong sử dụng và hướng dẫn học sinh sử dụng
công nghệ thông tin phục vụ cho học tập cả trên lớp và ôn luyện ở nhà. Trên
lớp chúng tôi dùng máy tính và tivi hỗ trợ bài dạy. Luyện tập chúng tôi sử
dụng các ứng dụng của CNTT để giao nhiệm vụ và rèn luyện. Tuy nhiên ở các
đối tượng khác nhau tôi cũng dùng các sản phẩm khác nhau. Cụ thể đối với
những em còn ham chơi chưa chuyên tâm vào học tập, ứng dụng luyện đề trên
quzi để tạo ra các game học tập đã thu hút và từng bước củng cố rèn luyện
kiến thức kỹ năng vươn lên đạt chuẩn đến trên chuẩn của môn học. Đối với
học sinh có mục đích tiến xa hơn trong học tập ứng dụng goole form lại hữu
ích hơn khi các em được luyện đề và tiếp cận với đáp án cho đề cùng các căn
cứ cách giải... Hoạt động này khơng dừng ở lớp hay trường mà cơ trị chúng

Trang 17

skkn



tơi cịn tham giao lưu liên kết học tập cùng các trường THPT trong toàn tỉnh.
Trong tuần định kỳ chúng tơi có 2 buổi tối dành cho giải đề trực tuyến.
+ Trong chuẩn bị bài học: Chúng tôi dùng máy tính kết nối mạng để
hướng dẫn học sinh khai thác các số liệu thống kê mới làm minh chứng cho
kết luận của bài học, đưa các em đến gần thực tế cuộc, giảm sự lạc hậu, cũ
trong số liệu định lượng trong sách giáo khoa. Thiết kế giáo án điện tử với các
hiệu ứng bắt mắt vui nhộn kích thích sự hứng thú tò mò của các em, tạo ấn
tượng, truyền cảm hứng để nêu gương khi chuyển đến các em những video có
liên quan đến nội dung bài học để tích hợp kiến thức. Vượt lên trên dạy kiến
thức là giáo dục ý thức rèn luyện kỹ năng để các em có khả năng hịa nhập với
các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương và có nhìn nhận đúng đắn chuẩn
mực phù hợp truyền thống của dân tộc và pháp luật của nhà nước.
+ Trong công tác bồi dưỡng phụ đạo cho học sinh (tập trung vào nhóm
đối tượng yếu và đội tuyển học sinh giỏi) Chúng tôi đã sử dụng các ứng dụng
công nghệ để tiếp tục thực hiện các hoạt động.
+ Trong công tác quản lý đánh giá mức độ nhận thức và kỹ năng của học
sinh cũng thuận lợi hơn. Các em không chỉ học trên lớp trên trường mà còn
học cả ở mơi trường địa phương xung quang mình. Chúng tơi đã tổ chức cho
các cháu đi thực địa sau giờ học chính khóa để tìm hiểu về mơi trường và tình
hình kinh tế - xã hội đại cương. Báo cáo trình chiếu, thu thập số liệu các em
dùng ứng dụng của CNTT rất hữu ích. Cơ nêu mục tiêu và tiêu chí, cơ trị
cùng nhau khám phá học tập.
Q trình này có nhiều mức độ khác nhau, từ ít đến nhiều, từ đơn giản
đến phức tạp, có thể chia thành 4 mức độ.
+ Mức 1 là Sử dụng công nghệ thông tin để trợ giúp giáo viên trong một
số thao tác như soạn thảo giáo án, in ấn, sưu tầm tài liệu.
+ Mức 2 là ứng dụng CNTT để hỗ trợ một khâu, một cơng việc nào đó
trong tồn bộ q trình dạy học. Kiểm tra; luyện đề qua ứng dụng quizi,

Goolefroom; Claasroom...
+ Mức 3 là sử dụng phần mềm dạy học để tổ chức dạy học một chương,
một số tiết, một vài chủ đề mơn học
+ Mức 4 là tích hợp CNTT vào quá trình dạy học, sử dụng CNTT trong
tổ chức dạy học và các tiết học cụ thể của mơn học địa lí ( dạy học trực tuyến
qua Zoom meeting, LMS…)
Trong thời kỳ địa phương chịu tác động của dịch bệnh, địa phương thực
hiện chỉ thị 15, 16 của chính phủ, CNTT là cơng cụ rất hữu ích, tuy không đến
trường do giãn cách xã hội nhưng quá trình học tập của thầy trị trong nhà
trường khơng dừng, không bị gián đoạn.

Trang 18

skkn


2.3.2.2. Về phía nhà trường
-  Có quy định về nề nếp , quy chế quản lí dạy và học , thi trực tuyến.
- Có kế hoạch quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trị, lợi
ích và hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đối với
giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh. .
- Trang bị cơ sở vật chất và kỹ thuật như hệ thống đường truyền mạng;
các gói cước cao; tivi, máy tính.....
- Có hướng dẫn ; khuyến khích , kiểm tra đánh giá cho hoạt đổi mới ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học và giáo dục rõ ràng kịp thời.
- Tăng cường chỉ đạo việc ứng dụng các phần mềm giáo dục trong quản
lý dạy học theo hướng tích hợp, khai thác và sử dụng có hiệu quả các ứng
dụng trên mạng và Internet

2.3.2.3. Về phía học sinh và phụ huynh

- Đối với phụ huynh:
Phối kết hợp chặt chẽ nắm được tình hình học tập của nhà trường; chuẩn
bị trang thiết bị cần thiết cho phép con sử dụng phương tiện CNTT như điện
thoại thông minh, máy tính nối mạng. Đồng thời hướng dẫn con sử dụng và
quản lý nhắc nhở giúp con thực hiện tốt nội quy học tập và hoàn thành nhiệm
vụ học tập.
- Đối với học sinh:
+ Chuẩn bị dụng cụ học tập, làm đầy đủ bài tập, tìm hiểu trước bài mới theo
yêu cầu của giáo viên trước mỗi buổi học.
+ Vào lớp học trước 5-10 phút theo thời khóa biểu, thực hiện tốt nội quy học
tập
+ Ngồi học nghiêm túc, trật tự, chỉ được nói khi giáo viên cho phép.
2.2.4. Kết quả của thực trạng.
Như bao trường THPT khác trong toàn tỉnh, trong cả nước; khi thực
hiện chương trình giáo dục cũ theo hướng tiếp cận tri thức với các phương
pháp truyền thống chủ yếu truyền thụ một chiều . Sự quan tâm đến người học
đã có, xong chưa nhiều cịn vướng mắc và níu giữ bởi lối tư duy cũ của đại bộ
phận nông dân trong khu vực vùng đồng chiêm trũng – địa bàn tuyển sinh
của nhà trừơng. Do vậy cố gắng lắm kết quả chung chỉ vươn được lên mức
trung bình của huyện , của tỉnh. Sau khi
thực hiện các giải pháp đồng bộ để đổi mới giáo dục được thực hiện trên cơ sở
phù hợp với điều kiện của địa phương, địa bàn nơi trường thực hiện tuyển
sinh. Các kết quả về giáo dục đại trà, thành tích mũi nhọn trong các cuộc thi
học sinh giỏi ; thứ hạng của nhà trường trong toàn tỉnh có những bước tiến
vượt bậc.
2.4 Các giải pháp.
Trang 19

skkn



2.3.2.1. Công tác chuẩn bị , trang bị.
Cơ sở vật chất:
Nổi bật nhất có lẽ phải kể tới quyết tâm nỗ lực đồng thuận và sự chung
tay gắng sức của các cấp chính quyền từ xã đến huyện, các sở các cơ quan cấp
tỉnh nhà, cùng ban giám hiệu, toàn thể giáo viên nhà trường, hội phụ huynh,
học sinh, cựu học sinh của nhà trường đã nâng cấp sửa chữa và thay mới, bổ
sung các phương tiện để thầy trò nhà trường thực sự được tiếp cận và ứng
dụng công nghệ thông tin trong học tập và giảng dạy, tổ chức các hoạt động
giáo dục , giảng dạy trong nhà trường. Trong 3 năm qua nhà trường đã lắp đặt
được hệ thống các tivi màn hình lớn cùng đường truyền Internet đến từng lớp
học và các phòng chức năng. Giáo viên nói chung và giáo viên dạy địa lí nói
riêng được tham gia tập huấn và bồi dưỡng thường xuyên các chương trình
giáo dục trung học phổ thơng. Hội phụ huynh đồng thuận, phối kết hợp cùng
giáo viên nhà trường trang bị điện thoại máy tính, hướng dẫn và quản lý học
sinh trong quá trình học tập cả ở trường và ở nhà; Trong thời gian địa phương
thực hiện chỉ thị .
Tổ chức quản lý:
Trong tồn trường, q trình học tập và rèn luyện của các em như được
tiếp thêm năng lượng tạo động lực thi đua giữa các học sinh; giữa các đội; các
nhóm; các câu lạc bộ; các lớp để nhận điểm thưởng nề nếp; nhận được các
vouchers thưởng của hiệu trưởng và của nhà trường...tạo nên phong trào sôi
động xuyên sốt trong năm học. Không phải là hoạt động phong trào nên
không dừng ở một hoạt động hay một mặt mà ở các mặt trong của các đoàn
thể trong nhà trường cùng sổi nổi thi đua hoạt động như: Phong trào khai
phóng; phong trào thanh niên tình nguyện với mơi trường, đồn viên thanh
niên với cổng trường an toàn và thư viện tự quản; Các câu lạc bộ nhạc, múa,
nhảy... phát thanh, bóng đá; võ thuật; kịch... thầy và trị nhà trường thực sự đã
có mơi trường học tập tốt” mỗi ngày đến trường là một ngày vui”; Buổi sinh
hoạt tập thể dưới cờ được các em mong chờ, sôi động; vui vẻ rạng ngời và

nhiều ý nghĩa. Nó đã trở thành động lực để các em nhiệt tình chủ động tích
cực trong các mơn học, trong đó có mơn địa lí. Mơi trường học tập khơng chỉ
là điều kiện hoàn cảnh, cơ sở ban đầu cho các hoạt động chuyên môn của nhà
trường được thúc đẩy hoạt động và phát huy các thế mạnh của giáo dục ở địa
phương, còn là minh chứng cho sự đổi mới không ngừng trong cách nghĩ cách
làm cách dạy và cách học. Chúng tơi đã có đội nhóm hoạt động rất thường
xun sơi nổi như: Nhóm ứng dụng cơng nghệ thơng tin; nhóm thầy cơ đã
thay đổi; nhóm hướng dẫn học tập qua ứng dụng goole - classroom;
quzzi.com; azota.vn.... từng bước làm thay đổi suy nghĩ tưu duy về cách học
cách dạy nhằm hướng đến mục tiêu của môn học theo thông tư...phát triển
phẩm chất và năng lực của học sinh.
Trang 20

skkn


Chương trình mơn học.
Cũng đề ra những ngun tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về
phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục
và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, tạo điều kiện
giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình phù
hợp với tiến bộ khoa học- cơng nghệ và yêu cầu của thực tế địa phương.
Chúng tôi đã xây dựng được nhiều môi trường học tập, thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học qua đó đã bồi dưỡng nhiều phẩm chất năng lực cho học
sinh như:
+ Học tập trực tiếp trên lớp với sự hỗ trợ của qua ứng dụng.
+ Ơn tập ngồi giờ tại thư viện, tại lớp ơn tập bổ sung tăng cường.
+ Ngoại khóa.
+ Thực địa.....
Thời gian qua dù chịu tác động từ dịch bệnh, cách ly; giãn cách xã hội

nhưng quá trình học tập của thầy trị trong nhà trường khơng dừng, khơng bị
gián đoạn. Với sự linh hoạt trong học tập, giảng dạy, kiểm tra đánh giá,
thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng và hoàn
cảnh cụ thể của nhà trường, của địa phương đã bước đầu nâng cao chất lượng
công tác giảng dạy tại trường THPT Quảng Xương 2 nói chung, mơn địa lí nói
riêng.
2.3. Hiệu quả của biện pháp đối với yêu cầu nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy, phù hợp với đối tượng học sinh, thực tiễn nhà trường, địa
phương.
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy đối với học sinh khối 12, đối với q
trình ơn thi THPTQG kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng và cần phải tăng
cường đánh giá thường xuyên vì : Đánh giá vì học tập, Đánh giá là học tập,
Đánh giá kết quả học tập. Phân tích yêu cầu cần đạt và kết quả kiểm tra của
học sinh giúp cho cả giáo viên và học sinh có căn cứ để lựa chọn các
phương pháp và công cụ dạy và học phù hợp. Kết quả kiểm
tra đánh giá qua các ứng dụng CNTT dùng để học tập tập trung
vào hỗ trợ và điều chỉnh việc học của HS, khắc phục những phần còn yếu
thiếu và khắc sâu những kiến thức khó . Nó cho phép HS cơ hội để nhìn nhận
lại và suy ngẫm về sản phẩm và q trình mà mình đã thực hiện, qua đó các
em phát huy điểm mạnh và khắc phục hạn chế trong học tập. Các em tham gia
Trang 21

skkn


đầy đủ trong lớp học ảo – trên ứng dụng classroom; Các em tham gia luyện đề
ở nhà theo lịch chung của nhà trường; tham gia khảo sát trực tuyến giao lưu
với các trườ ng THPT trong toàn tỉnh. ( />Với sự miệt mài chuyên cần, chăm chỉ của học sinh; Sự động viên
khuyến khích, nhắc nhở bổ sung điều chỉnh quá trình dạy học của giáo viên
kịp thời, phù hợp với từng đối tượng học sinh khác nhau đã bước đầu có

những kết quả tích cực hơn, ngay cả khi địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề
của dịch bệnh .
2.3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ
trong hoạt động dạy học môn địa lí cho học sinh THPT tại trường Quảng
Xương II; Tạo điều kiện học sinh có các hoạt động học trong mơn địa lí
đa dạng.
Tác phầm tham gia cuộc thi : Khai phóng lớp 12A5 – trường THPT Quảng
Xương II - mơn địa+anh (video:

Hình ảnh trong video : thi tóm tắt nội dung các bài theo sơ đồ - ôn tập
của lớp 10C7 – trường THPT Quảng Xương II .

BUỔI THỰC ĐỊA TẠI NÚI VĂN TRINH – QUẢNG NGỌC

THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN VỚI HOẠT ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

HỘI THẢO: BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KHAI PHĨNG

2.4.2. Hỗ trợ GV thực hiện dạy học, giáo dục theo hướng phát triển PC,
NL HS một cách thuận lợi và hiệu quả; góp phần phát triển hứng thú học
tập và kĩ năng của người học
Một vài hình ảnh minh chứng cho các quá trình dạy học có ứng dụng CNTT , tạo hứng thú
cho học sinh đồng thời phát triển phẩm chất năng lực chung cũng như môn học cho học
sinh. Thể hiện tính tự giác chum động trong quản lí thư viện , ôn tập học tập liên môn trong
các buổi ngoại khóa; tham gia thi trực tuyến …!
Tạo các lớp trên ứng dụng
Trang 22

skkn



2.4.3. Các phần mềm và thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy
học học sinh THPT.
+ Mức 1 là Sử dụng công nghệ thông tin để trợ giúp giáo viên trong một số
thao tác như soạn thảo giáo án, in ấn, sưu tầm tài liệu.
+ Mức 2 là ứng dụng CNTT để hỗ trợ một khâu, một công việc nào đó trong
tồn bộ q trình dạy học. Kiểm tra; luyện đề qua ứng dụng quizi,
Goolefroom; Claasroom...
+ Mức 3 là sử dụng phần mềm dạy học để tổ chức dạy học một chương, một
số tiết, một vài chủ đề môn học
+ Mức 4 là tích hợp CNTT vào q trình dạy học, sử dụng CNTT trong tổ
chức dạy học và các tiết học cụ thể của mơn học địa lí ( dạy học trực tuyến
qua Zoom meeting, LMS…)

Nhờ có ứng dụng CNTT mà chúng tơi nhanh chóng thống kê so sánh
đánh giá đúng và kịp thời tìm thấy các bạn học sinh còn hổng kiến thức những
học sinh còn yếu có nguy cơ trượt tốt nghiệp để từ do có biện pháp hỗ trợ tốt
nhất thích hợp với mơi trường, khả năng, tính cách của từng em.
. DANH SÁCH HỌC SINH DỰ KIẾN NGUY CƠ CAO TRƯỢT TỐT NGHIỆP
ST
T
1
2
3
4
5
6

Họ và
tên

Hoàng
Quang

Trọng
Lê Hữu
Bùi
Huỳnh
Vũ Thị
Nhật
Nguyễn
Phương

Ngày sinh

Lớp

05/08/200
3

12A1

23/02/200
3

12A3

05/05/200
3

12A4


Đức

29/07/200
3

Lệ

14/05/200
3

12A1
0
12A1
1

Thảo

19/05/200
3

12A9

Linh
Trường
Lon
g

Tốn


Văn Anh
4.50

4.0
5.4
3.2
3.8
2.8

4.5
0
3.5
0
6.5
0

Trang 23

skkn

3.4
2.
4
2.
8
1.
8
3.
0
2.

0


3.25
3.5
0
3.0
0
4.5
0
2.2
5
1.5
0

Hóa Sinh
6.75
5.5
0
1.2
5
6.0
0
4.7
5
3.0
0

Điểm Điểm
Nghề TB TN KQDK


1.50

2

4.5
3.7
5
4.7
5
5.2
5
2.7
5

2
2
2
2
2

8.0

4.80 Hỏng

7.1

4.39 Hỏng

6.7


4.26 Hỏng

6.5

4.85 Hỏng

6.9

4.94 Hỏng

6.8

4.79 Hỏng


DANH SÁCH HỌC SINH NGUY CƠ THẤP TRƯỢT TỐT NGHIỆP
STT
1
2

Họ và
tên
Nguyễn
Văn
Trung
Ng Cao Huyề
Ngọc
n


3

Lê Kỳ
Hồng
4
Trung
Nguyễn
5
Hữu
Nguyễn
6
Văn
Hồng
7
Anh
Trương
8
Ngọc
Nguyễn
9
Thị
Trần
10 Thị
Khánh
Đỗ
11
Xn

Ngày sinh


Lớp

27/11/200
3

12A8

11/08/200
3
21/08/200
3

12A1
1
12A1
1

26/03/200
3

12A2

Minh

20/10/200
3

12A1
1


Huy

09/10/200
3

12A4

Hưng

25/09/200
3

Anh
Nguy
ên

Anh
Nguy
ên
Linh
Long

Văn Anh Lý

Tốn

Hóa Sinh

Điểm Điểm
Nghề TB

TN KQDK

4.2 5.50

2.4 2.75 3.75 5.25

2

6.4

2.4 5.50

2.2 4.00 4.75

6

2

3.4 6.00

2.2 3.25 4.25 4.50

2

5.0 3.75

2.2 3.50 5.50 3.00 1.5

3.2 5.50


2.8 2.25 4.75 4.75

2

4.2 5.50

4.0 3.75 2.50 4.25

2

12A1
1

4.8 3.50

2.8 3.25 4.75 6.25

2

21/09/200
2

12A1
1

2.8 6.50

3.0 3.25 4.50 4.00

2


08/05/200
3

12A6

3.2 6.00

2.0 2.00 4.50 5.00

2

04/03/200
3

12A1
0

4.4 4.75

2.8 2.75 4.00 4.50

2

15/01/200
3

12A8

3.4


2.6 3.50 5.00 3.25

2

7.1
7.0
7.7
7.2
6.2
7.0
6.8
7.5

5.07 Đậu
5.11 Đậu
5.18 Đậu
5.19 Đậu
5.21 Đậu
5.22 Đậu
5.22 Đậu
5.23 Đậu
5.23 Đậu

7.2
7

5.26 Đậu
6.6


5.29 Đậu

DANH SÁCH HỌC SINH CÓ MƠN DƯỚI 2 ĐIỂM
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Họ và
tên
Nguyễn
Ngọc
Trần
Văn
Nguyễn
Anh
Bùi
Huỳnh
Hồng
Thị Lan
Nguyễn
Văn

Xn
Nguyễn

Phương

Ngày sinh

Lớp

20/04/2003

12A2

04/10/2003

12A2

15/08/2003

12A2

29/07/2003

12A10

10/05/2002

12A11

25/03/2003

12A7


10/09/2003

12A2

19/05/2003

12A9

Thắng 07/08/2003

12A3

5.8 6.75

05/05/2003

12A4

5.4

Anh
Minh
Tn
Đức
Anh
Duy
An
Thảo

9 Lê Bá

10 Lê Hữu Long
11

Hoàng
Quang Linh

05/08/2003

12A1

12

Lê Thế Thắng 22/06/2003

12A3

13 Lê Thị
Ngọc

Mai

06/11/2003

12A9

Văn Anh Lý

Tốn

Hóa Sinh


Điểm Điểm
Nghề TB
TN
5.75

Đậu

6.88

Đậu

6.13

Đậu

4.85

Hỏng

5.71

Đậu

5.34

Đậu

5.36


Đậu

6.8

4.79

Hỏng

2

7.8

5.88

Đậu

2.8 3.00 1.25 3.75

2

6.7

4.26

Hỏng

3.4 3.25 6.75 1.50

2


8.0

4.80

Hỏng

6.36

Đậu

5.79

Đậu

6.4 5.00

1.6

3.5

2

8.8 6.75

1.8 6.00 6.25 4.50

2

7.4 7.00


1.2 3.75 6.00 4.00

2

3.2 4.50

1.8 4.50 6.00 4.75

2

5.6 6.75

1.4 3.50 2.75 5.75

2

5.4 7.00

1.8 3.25 5.25 5.50

6.4 5.25

3.6 1.50 3.25 2.50

2

2.8 6.50

2.0 1.50 3.00 2.75


2

4.2 3.50 1.00

4.50

8.7

3 2.25

8.4
7.5
6.5
7.5
6.8
6.4

7.4 6.00

4.6 3.25 5.50 1.75

2

7.5

5.0 8.00

2.0 4.25 5.50 1.00

2


7.3

Trang 24

skkn

KQDK


Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy đối với học sinh khối 12, đối với q
trình ơn thi THPTQG kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng và cần phải tăng
cường đánh giá thường xuyên vì: Đánh giá vì học tập, Đánh giá là học tập,
Đánh giá kết quả học tập. Phân tích yêu cầu cần đạt và kết quả kiểm tra của
học sinh giúp cho cả giáo viên và học sinh có căn cứ để lựa chọn các
phương pháp và công cụ dạy và học phù hợp. Kết quả kiểm
tra đánh giá qua các ứng dụng CNTT dùng để học tập tập trung
vào hỗ trợ và điều chỉnh việc học của HS, khắc phục những phần còn yếu
thiếu và khắc sâu những kiến thức khó. Nó cho phép HS cơ hội để nhìn nhận
lại và suy ngẫm về sản phẩm và quá trình mà mình đã thực hiện, qua đó các
em phát huy điểm mạnh và khắc phục hạn chế trong học tập.
Qua các học động học tập ở cả trong và ngồi lớp học với các hình thức
học phong phú được kiểm chứng thơng qua các hình thức kiểm tra, thường
xuyên và định kỳ chúng tôi nhận thấy sự phân hóa khác biệt trong q trình và
mục đích học tập ở các em. Mức độ tiến bộ và thay đổi ở các em cũng khác
nhau.
Bảng số liệu sau được khảo sát tại các lớp tôi dạy 12 A5; 12A6; 12A10 là
một minh chứng.
ĐIỂM LỆCH CHUẨN SO VỚI TRUNG BÌNH TỒN KHỐI (3 LẦN THI)


Lớp

Sử
L1

Địa
L2

12A1
0
-1.18 -0.07

KSĐS

L1

L2

KSĐS

-0.13

-0.97
Hồng

-0.45

-0.13

Chí


12A5 -0.21 0.05

0.41

Việt

12A6 -0.14 0.16
Chí

CD

0.20

0.67
Hồng
0.10
Hồng

L1

L2
0.2
0.11 5

KSĐ
S

-0.10


Ninh

0.52

0.47

0.5
0.78 1

0.70

Ninh

0.30

0.35

1.76 0.85

0.66

Thủy

Qua đây thấy sự chuyển biến tích cực ở các em, đặc biệt chuyển biến
nhanh ở những lớp cuối khối vươn từ điểm bình quân thi khảo sát dưới 5 để
dần tiến bộ qua mỗi lần khảo sát cụ thể: Lớp 12A10 từ xuất phát điểm thấp ,
khoảng cách điểm bình quân so với các lớp khác khá xa; sau mỗi lần thi kiểm
tra khắc phục những phần kiến còn thiếu các em lại tự nâng mình lên và tiến
bộ hơn so với chính mình. Các em không những đủ điểm đậu được tốt nghiệp
mà các cịn vươn lên đạt gần bằng điểm thi trung bình của cả nước và cao hơn


Trang 25

skkn


×