Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Skkn một số giải pháp rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh lớp 3e trong dạy học phân môn tập làm văn lớp 3 ở trường th vĩnh long, huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.28 KB, 28 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Bước sang thế kỉ XXI, điều kiện kinh tế xã hội nước ta có những thay đổi
lớn. Đất nước bước vào thời kì cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Cơ cấu kinh tế,
trình độ phát triển sản xuất khoa học kĩ thuật, nhu cầu xã hội, thu nhập quốc
dân... có những bước phát triển quan trọng. Vấn đề hội nhập, giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hoá dân tộc, xu hướng quốc tế hố, tồn cầu hố trong kinh tế đang
thường xun đặt ra và ngày càng cấp bách. Những thay đổi đó trong kinh tế xã
hội, trong giáo dục đã dẫn tới yêu cầu mới trong dạy tiếng nói chung, tiếng mẹ
đẻ nói riêng. Để Tiếng Việt ngày càng trở thành công cụ đắc lực cho sự phát
triển kinh tế xã hội, cho sự phát triển giáo dục, việc dạy tiếng cần phải nhằm vào
cả hai chức năng của ngôn ngữ: vừa là công cụ của tư duy, vừa là công cụ của
giao tiếp; phải chú trọng cả vào 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Từ góc nhìn của
hoạt động nói năng các phân mơn Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập viết,
Kể chuyện, Tập làm văn đều lấy trục hoạt động giao tiếp làm điểm tựa, lấy trục
rèn kĩ năng giao tiếp làm mục đích dạy học. Đặc biệt so với chương trình cũ,
phân mơn Tập làm văn là phần thể hiện rõ nhất việc dạy Tiếng Việt theo hướng
giao tiếp. Một trong những mục đích quan trọng nhất của dạy Tập làm văn cho
học sinh trong nhà trường là giúp các em hiểu và sử dụng được Tiếng Việt - một
phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của người Việt.
Xuất phát từ tầm quan trọng của phân mơn Tập làm văn ở trường Tiểu
học, chương trình Tiểu học 2000 đã chú trọng việc rèn luyện cho học sinh các kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết thơng qua hệ thống các bài tập. Qua đó dần hình thành
cho các em thái độ học tập tích cực, tác phong linh hoạt, nhanh nhẹn trong hoạt
động và giao tiếp. Để đạt được điều này thì yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy
học thể hiện được quan điểm giao tiếp, phát huy tính tích cực của học sinh là
một việc làm cần thiết đối với mỗi giáo viên và mỗi nhà trường. Song trong thực
tế, việc đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng dạy - học Tập làm văn cịn
gặp nhiều khó khăn. Một số giáo viên q quen với phương pháp dạy cũ, chưa
phát huy được tính tích cực của học sinh. Giáo viên còn giảng nhiều, chưa chú
trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng cho học sinh. Việc sử dụng các hình thức


luyện tập cịn đơn điệu không gây được hứng thú học tập cho học sinh. Bên cạnh
đó, học sinh ở nơng thơn cịn nhút nhát, vốn từ ngữ hạn chế, chưa mạnh dạn
tham gia giao tiếp nên các em cịn ngại học phân mơn này. Vì vậy việc rèn kĩ
năng, đặc biệt là kĩ năng nghe - nói cho học sinh cịn nhiều hạn chế, chất lượng
học tập phân môn Tập làm văn chưa cao.
Là một giáo viên trực tiếp tham gia công tác giảng dạy ở lớp 3 trong nhiều
năm, tôi luôn trăn trở với câu hỏi “Làm thế nào để hướng học sinh vào hoạt
động giao tiếp, phát triển kĩ năng nghe - nói, phát huy tính sáng tạo chủ động
của học sinh trong giờ Tập làm văn nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân
mơn tập làm văn lớp 3 nói riêng, chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở trường
Tiểu học Vĩnh Long nói chung”? Xuất phát từ những mong muốn đó, tơi đã
quyết định lựa chọn “ Một số giải pháp rèn kĩ năng nghe - nói cho học sinh
lớp 3E trong dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3 ở trường Tiểu học Vĩnh
Long - Huyện Vĩnh Lộc - Tỉnh Thanh Hoá” làm vấn đề nghiên cứu.

skkn


2
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tơi nghiên cứu vấn đề này nhằm tìm hiểu những điểm mới về nội dung
chương trình, phương pháp giảng dạy phân môn Tập làm văn lớp 3. Từ đó đưa
ra một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, rèn luyện kĩ năng
nghe - nói cho học sinh trong giờ Tập làm văn lớp 3 trong kiểu bài: Nghe - kể lại
câu chuyện, kể chuyện ... Góp phần phát huy sự tham gia tích cực của học sinh
vào q trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của
học sinh, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học nội dung kiến thức này
nói riêng và chất lượng dạy học Tiếng Việt nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp rèn kĩ năng nghe - nói cho học sinh lớp 3E trong dạy

học phân môn Tập làm văn lớp 3 ở trường Tiểu học Vĩnh Long.
Giáo viên và học sinh lớp 3E trường Tiểu học Vĩnh Long.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng như sau:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
Tơi tiến hành đọc, tìm hiểu, nghiên cứu, chắt lọc từ một số tài liệu liên
quan như: Thiết kế bài giảng Tiếng Việt lớp 3, Sách giáo viên Tiếng Việt 3,
nguồn Iternet... và đặc biệt là khai thác nội dung chương trình sách giáo khoa
Tiếng Việt Tiểu học ở lớp 2 và lớp 3.
1.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế thu thập thông tin
Tôi tiến hành quan sát, thu thập những thao tác, những biểu hiện ở các giờ
dạy của giáo viên, khảo sát học sinh.
1.4.3. Phương pháp thực nghiệm
Để kiểm nghiệm và đánh giá hiệu quả của việc vận dụng các biện pháp
dạy học đã đề xuất, tôi soạn giáo án, tổ chức thực nghiệm cách dạy mới. Chọn
hai lớp có trình độ ngang nhau một lớp dạy theo cách dạy mới, một lớp dạy theo
cách dạy cũ, so sánh đối chiếu kết quả để rút ra kết luận.
1.4.4. Phương pháp thống kê xử lí số liệu
Thu thập thống kê số liệu, phân tích và xử lí số liệu điều tra khảo sát.
1.4.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Để tìm ra được phương pháp dạy học vấn đề này một cách thiết thực và
có hiệu quả, tơi học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi ý kiến dạy học vấn đề
này với nhiều giáo viên khác và đúc rút kinh nghiệm từ bản thân qua dạy học ở
lớp 3.

skkn


3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
“Tập làm văn là một trong những phân mơn có vị trí quan trọng của môn
Tiếng Việt. Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh tạo lập văn bản, góp phần
dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt”. [1] Để làm được một
bài văn không những học sinh phải sử dụng cả bốn kỹ năng: nghe - nói - đọc viết mà còn phải vận dụng các kỹ năng về Tiếng Việt, về cuộc sống thực tiễn. Vì
vậy Tập làm văn là phân mơn có tính tổng hợp, có liên quan mật thiết đến các
môn học khác.
“Mục tiêu của phân môn tập làm văn lớp 3 là rèn cả 4 kĩ năng nghe, nói,
đọc và viết. Trong giờ Tập làm văn, học sinh được cung cấp kiến thức về cách
làm bài và làm các bài tập (nói, viết) xây dựng được các loại văn bản và các bộ
phận cấu thành của văn bản. Bên cạnh đó, học sinh cịn tập kể lại những mẩu
chuyện được nghe thầy, cô kể trên lớp”. [1] Trong quá trình dạy một tiết Tập
làm văn, để đạt mục tiêu đề ra ngoài phương pháp của thầy, học sinh cần phải có
vốn kiến thức ngơn ngữ về đời sống thực tế, khả năng nói và viết phải trơi chảy,
lưu lốt rõ ràng để người nghe hiểu được nội dung mình cần nói, cần viết. Đó
chính là yêu cầu cần đạt trong việc rèn luyện khả năng giao tiếp và góp phần đắc
lực vào việc giữ gìn, phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt và hình thành nhân
cách con người Việt Nam.
Về nội dung, phân môn Tập làm văn lớp 3 tiếp tục đường hướng chung là
hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp cho học sinh, nhưng so với lớp 2, ở
lớp 3, học sinh được dạy các kĩ năng giao tiếp bậc cao hơn: khơng phải là những
nghi thức lời nói thơng thường như chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi,... mà là các hoạt
động giao tiếp có tính chất chính thức như viết thư, làm đơn, khai giấy tờ, hội
họp, giới thiệu hoạt động, viết quảng cáo, làm báo cáo ... “Tăng cường rèn luyện
kĩ năng nói thơng qua hình thức nghe - kể (trung bình 3 tuần / 1 lần nghe và kể
lại một mẩu chuyện - chủ yếu là mẩu chuyện vui) và tăng cường các hình thức
sinh hoạt tập thể tự nhiên như họp nhóm, họp tổ, giới thiệu tranh ảnh về các
cảnh đẹp đất nước cho lớp hoặc tổ nghe,...” [1] Có thể nói Tập làm văn là phân
mơn thực hành và rèn luyện tổng hợp, có tính chất tích hợp các phân mơn khác
trong mơn Tiếng Việt. Qua từng nội dung bài dạy, phân môn Tập làm văn bồi

dưỡng thái độ ứng xử có văn hố, tinh thần trách nhiệm trong cơng việc, bồi
dưỡng tình cảm lành mạnh tốt đẹp cho học sinh.
2.2. Thực trạng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3 trước khi áp
dụng sáng kiến kinh nghiệm ở trường tiểu học Vĩnh Long
2.2.1. Thực trạng việc dạy của giáo viên
Để tìm hiểu thực trạng dạy học nội dung nghe - nói trong phân môn Tập
làm văn cho học sinh lớp 3, tôi đã tiến hành dự giờ một số tiết học của các giáo
viên cùng khối:
- Tiết Tập làm văn “Viết đơn” ngày 13 tháng 9 năm 2021 của cơ Lưu Thị
Hịa, lớp 3C.
- Tiết Tập làm văn “Kể về gia đình. Điền vào giấy tờ in sẵn” ngày 16
tháng 9 năm 2021 của cô Trương Thị Lan, lớp 3A.

skkn


4
- Tiết Tập làm văn “Nghe - kể: Dại gì mà đổi. Điền vào giấy tờ in sẵn”
ngày 22 tháng 9 năm 2021 của cô Trần Thị Huyền, lớp 3B.
- Tiết Tập làm văn “nghe - kể: Khơng nỡ nhìn” ngày 4 tháng 10 năm 2021
của cô Lê Thị Hương, lớp 3D.
Qua dự giờ tơi nhận thấy các đồng chí chưa coi trọng việc dạy học theo
định hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, cụ thể như sau:
Giáo viên chưa thống kê, phân biệt được sự khác nhau cơ bản của các
kiểu bài Tập làm văn trong chương trình và phương pháp đặc trưng của mỗi
dạng bài này. Vì vậy cịn dạy một cách dập khn máy móc theo một quy trình
đã định sẵn, chưa có sự linh hoạt sáng tạo trong từng bài dạy. Giáo viên mới chỉ
chú ý đến việc cho học sinh làm lần lượt các bài tập trong sách giáo khoa mà sau
mỗi bài tập chưa chú ý hướng dẫn học sinh rút ra nội dung kiến thức cơ bản mà
các em cần được lĩnh hội.

Ngồi ra, tơi cịn quan sát một số tiết tập làm văn do giáo viên khác trong
khối xây dựng để dạy và đã nhận thấy: Khi lập kế hoạch dạy học hầu hết giáo
viên chưa xác định một cách đầy đủ và chính xác mục đích của từng bài tập
nhằm đạt được là gì? Chưa tìm hiểu những kiến thức cũ liên quan đến bài học và
hướng học sinh tới những kiến thức sẽ học ở những bài sau, lớp sau nên tiết dạy
cịn rời rạc, khơng có sự liên kết giữa các bài học, các phân mơn.
Về phương pháp giảng dạy của giáo viên cịn chậm đổi mới. Giáo viên
quá quen với phương pháp dạy cũ: giảng giải, thuyết trình nhiều vì sợ học sinh
khơng hiểu nên thời gian dành cho học sinh luyện tập ít, chưa phát huy được
tính tích cực sáng tạo của học sinh. Do vậy học sinh khơng có cơ hội để phát
huy khả năng nói, viết theo cách nghĩ và vốn hiểu biết của mình.
Giáo viên chưa chú trọng đến việc rèn kĩ năng cho học sinh đặc biệt là kĩ
năng nghe - nói. Trong các giờ học chưa quan tâm đến các đối tượng học sinh
trong lớp mà thường mới tập trung cho các em học sinh hoàn thành tốt được nói
trước lớp.
2.2.2. Thực trạng việc học phân mơn tập làm văn của học sinh
Từ việc dạy học theo kiểu áp đặt, khô khan của giáo viên, qua thực tế cho
thấy các em thường ngại học Tiếng Việt hơn học Tốn. Trong các bài luyện nói,
học sinh cịn nhút nhát, chưa mạnh dạn, diễn đạt chưa rõ ràng mạch lạc thường
bắt chước theo mẫu, lời nói khơng tự nhiên, chưa có sự sáng tạo trong các tình
huống giao tiếp thơng thường. Về kĩ năng viết của học sinh cũng còn nhiều hạn
chế. Bài viết chưa có sự liên kết về ý, chưa sáng tạo mà còn viết theo kiểu trả lời
lần lượt từng câu hỏi. Kĩ năng trình bày bài chưa tốt, thường bắt chước theo mẫu
trong sách giáo khoa hoặc mẫu của giáo viên. Học sinh chưa mạnh dạn khi phát
biểu ý kiến, tổ chức cuộc họp hay giới thiệu về bản thân, về người thân...chưa tự
nhiên. Trong các bài tập nghe - kể, khả năng nghe để nhớ và nắm nội dung
truyện còn chậm nên khi kể nhiều học sinh chưa kể được liền mạch mà chủ yếu
trả lời riêng rẽ từng câu hỏi theo nội dung truyện.
2.2.3. Kết quả của thực trạng
* Với học sinh:

Thực trạng trên được thể hiện khi tôi dự giờ và khảo sát chất lượng của
lớp 3E và lớp 3D ở trường Vĩnh Long vào tháng 9 năm học 2021 - 2022:

skkn


5
Bài 1: Em hãy kể 5 - 7 câu về gia đình em (Tuần 3).
Bài 2: Nghe - kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi (Tuần 4).
Kết quả như sau:
Bảng 1: Tổng hợp kết quả bài kiểm tra khảo sát.

Lớp

Sĩ số

Hồn thành tốt

3E

37

SL
5

3D

39

6


Hồn thành

Chưa hồn thành

%
13,5

SL
24

%
64,9

SL
8

%
21,6

15,4

26

66,7

7

17,9


Nhìn bảng thống kê cho thấy chất lượng học sinh hoàn thành và chưa
hoàn thành chiếm tỉ lệ cao với số học sinh hoàn thành tốt (ở cả hai lớp 3E và
3D).
* Với giáo viên:
Tơi đã dự giờ 4 đồng chí giáo viên trong khối.
Kết quả: 3 tiết đạt giờ dạy Khá, 1 tiết đạt giờ dạy Giỏi.
2.2.4. Nguyên nhân của thực trạng
Qua dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp và qua khảo chất lượng tơi đã tìm ra
ngun nhân học sinh học chưa nói tốt trong giờ tập làm văn nghe - kể lại câu
chuyện như sau:
Trong tiết học, giáo viên quá chú trọng vào hình thành kiến thức mà xem
nhẹ việc thực hành rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh theo các đối tượng khác
nhau.
Giáo viên chưa chịu khó suy nghĩ, tìm tịi, vận dụng các phương pháp dạy
học và hình thức dạy học khác nhau vào các tiết dạy mà chỉ giảng dạy theo một
quy trình áp đặt rập khn, chưa chú trọng sửa lỗi cho học sinh trong quá trình
luyện nói.
Khả năng tự tin nói trước lớp của học sinh khơng tốt, nhiều em cịn thiếu
tự tin, ngại nói trước lớp, không tự tin giơ tay phát biểu trong giờ học, nếu được
cơ gọi thì miễn cưỡng đứng lên trả lời.
Học sinh khơng được rèn luyện nói trước lớp thường xun nên khi bạn
nói cũng khơng tập trung nghe. Vì vậy khả năng phân tích nhận xét đánh giá bài
bạn cịn yếu chưa có kĩ năng chữa lỗi giúp nhau.
Học sinh lớp 3 các em vẫn đang ở lứa tuổi tò mò, ham học hỏi hay bắt
chước nhưng lại chóng chán, nhanh qn, ngại tìm hiểu những văn bản dài và
khó như tập làm văn, các em cịn học thụ động, bắt buộc, trong giờ học còn tỏ ra
uể oải, mệt mỏi khơng thích học mơn Tập làm văn.
Là giáo viên trực tiếp dạy học lớp 3, tôi đã băn khoăn trăn trở rất nhiều về
vấn đề này. Để việc dạy và học đạt hiệu quả cao hơn, tôi mạnh dạn nghiên cứu,
tìm tịi và học hỏi đồng nghiệp để đưa ra một số giải pháp giúp học sinh lớp 3

nghe - nói tốt nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển giáo dục toàn diện trong giai
đoạn hiện nay.

skkn


6
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Giải pháp 1: Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học để hướng dẫn học sinh thực hành nghe - nói trong giờ Tập làm
văn “Nghe – kể lại câu chuyện”
Để giúp học sinh tích cực chủ động rèn kĩ năng nghe - nói trong giờ Tập
làm văn Nghe kể lại câu chuyện, trong quá trình thực hiện tùy theo nội dung
từng câu chuyện, tôi làm như sau:
2.3.1.1. Hướng dẫn học sinh xem tranh và đoán nội dung truyện.
Để nâng cao chất lượng kể chuyện trong giờ Tập làm văn tôi tổ chức cho
học sinh xem tranh và đoán được nội dung truyện. Muốn vậy tôi đã chuẩn bị
tranh chu đáo, đẹp, đảm bảo nội dung câu chuyện. Trước khi học sinh quan sát
tranh, tôi giao việc để định hướng học sinh khi quan sát tranh. Thơng qua đó học
sinh nêu được nội dung truyện. Cụ thể:
Giáo viên đưa tranh phóng to hoặc cho học sinh quan sát tranh SGK.
Học sinh thảo luận cặp, đoán nội dung truyện. (Ảnh 1 - Phụ lục 1)
Giáo viên ghi một số ý kiến cơ bản (nhân vật, một vài sự kiện) mà học
sinh đã đoán được lên bảng.
Học sinh nghe giáo viên kể chuyện hai lần.
Học sinh đối chiếu giữa nội dung câu chuyện vừa được nghe với nội dung
mình đã đốn để điều chỉnh những điều đã được ghi trên lớp (cho học sinh làm
vào phiếu học tập).
Học sinh trao đổi về một vài điều thú vị hay ý nghĩa của câu chuyện.
Học sinh kể lại câu chuyện theo cặp (theo nhóm).

Đại diện nhóm học sinh kể lại câu chuyện trước lớp (có thể nhập vai kể).
Học sinh nhận xét, giáo viên bổ sung, nhận xét chung.
Ví dụ:
Nghe kể lại câu chuyện: Dại gì mà đổi (Bài tập 1, Tiếng Việt 3,
Tập 1, trang 36). [2]
Nội dung câu chuyện trong Sách giáo viên Tiếng Việt 3, tập 1, trang 103.
a. Chuẩn bị:
Tranh vẽ ở sách giáo khoa phóng to.
Phiếu bài tập: Em hãy xem tranh và đoán thử xem nội dung câu chuyện
theo bảng sau và điều chỉnh lại khi nghe truyện.
a. Thử đoán nội
b. Điều chỉnh nội
Câu hỏi gợi ý
dung câu chuyện
dung khi nghe kể
Câu chuyện có mấy nhân vật

.................................

...............................

Họ đang làm gì?

..................................
................................

...............................
...............................

..................................

..................................

...............................
...............................

..................................
................................

...............................
...............................

Người mẹ đã nói với con điều
gì? Người con trả lời mẹ ra
sao?
Kết quả câu chuyện như
thế nào?

skkn


7
b. Cách tiến hành:
Giáo viên treo tranh vẽ trên bảng, chia nhóm học sinh và phát phiếu học
tập cho các nhóm, cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập ghi trên phiếu và tiến
hành làm bài tập a.
Giáo viên theo dõi, gọi đại diện các nhóm nêu một số ý và ghi lên bảng.
Giáo viên kể chuyện 2 lần (nội dung câu chuyện có trong Sách giáo viên)
học sinh đối chiếu giữa nội dung câu chuyện vừa được nghe với nội dung mình
đã đốn để điều chỉnh ở phần b của bài tập.
Ví dụ:

b. Điều chỉnh nội dung khi
Câu hỏi gợi ý
a. Thử đốn nội dung
nghe kể
Câu chuyện có mấy Câu chuyện có hai nhân Câu chuyện có hai nhân
nhân vật?
vật.
vật.
Người mẹ dọa sẽ đổi cậu
Họ đang nói chuyện với
Họ đang làm gì?
bé để lấy một đưa con
nhau.
ngoan về ni.
Người mẹ nói sẽ đối con để
lấy đứa con ngoan về ni.
Người mẹ đã nói Người mẹ nói với con
Người con trả lời với mẹ là
với con điều gì? phải ngoan, nghe lời
mẹ chẳng bao giờ đổi được
người con trả lời mẹ. Người con ngồi im
đâu vì khơng ai dại gì mà
mẹ ra sao?
lặng.
đổi đứa con ngoan lấy đưa
con nghịch ngợm cả.
Dại gì mà đổi một đứa con
Kết quả câu chuyện Người con không nghe
ngoan lấy một đứa con
như thế nào?

lời mẹ
nghịch.
Giáo viên bao quát lớp, kèm cặp thêm cho học sinh chưa hoàn thành.
Cho học sinh trao đổi về một điều thú vị trong truyện hay nêu ý nghĩa
chuyện: Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào? (Chuyện buồn cười vì cậu bé nghịch
ngợm mới 4 tuổi cũng biết rằng không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một
đứa con nghịch ngợm). Giáo viên chốt lại nội dung: Không ai dại gì mà đổi một
đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm cả.
Cho học sinh kể lại chuyện theo nhóm.
Đại diện nhóm kể lại trước lớp. Học sinh nhận xét bổ sung, giáo viên
nhận xét chung.
2.3.1.2. Hướng dẫn học sinh dự đoán diễn biến câu chuyện
Giáo viên kể một phần đầu của câu chuyện sau đó đặt câu hỏi đề nghị học
sinh đốn sự kiện gì có thể xảy ra tiếp theo. Giáo viên ghi một vài ý học sinh
đoán lên bảng.
Học sinh nghe giáo viên kể tiếp rồi trao đổi đối chiếu điều được nghe với
điều đã đoán để điều chỉnh phần được ghi trên bảng.
Giáo viên kể lại câu chuyện 2 lần đề nghị học sinh nêu thêm một số tình
tiết nữa phần đầu của truyện (ở hoạt động này giáo viên có thể dùng thẻ từ ghi

skkn


8
các sự kiện thể hiện trong phần đầu của truyện và học sinh chọn đưa vào dàn ý
đã có trên bảng).
Học sinh trao đổi về ý nghĩa hoặc một vài chi tiết thú vị trong câu chuyện.
Học sinh kể lại câu chuyện (theo nhóm hay cặp).
Đại diện vài nhóm học sinh kể lại câu chuyện trước lớp.
Cả lớp nhận xét, giáo viên bổ sung và nhận xét chung.

Ví dụ minh hoạ: Nghe kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi. (Bài tập 1, Tiếng
Việt 3, Tập 1, Trang 36). [2]
Nội dung câu chuyện trong Sách giáo viên Tiếng Việt 3, Tập 1, trang 103. [3]
a. Chuẩn bị: Tranh vẽ ở sách giáo khoa phóng to.
b. Cách tiến hành:
Giáo viên treo tranh vẽ lên bảng.
Giáo viên kể phần đầu của câu chuyện kết hợp chỉ tranh: “Có một cậu bé
4 tuổi nhưng rất nghịch ngợm. Một hôm, mẹ cậu doạ sẽ đổi cậu để lấy một đứa
trẻ ngoan về nuôi.”
Giáo viên hỏi: Các em thử đoán xem cậu bé trả lời như thế nào?
Giáo viên ghi một vài ý học sinh đốn lên bảng:
Ví dụ :
Cậu bé ịa khóc.
Cậu bé hét lên.
Cậu bé mừng rỡ.
Cậu bé không đồng ý đổi.
Giáo viên kể tiếp câu chuyện và cho học sinh đối chiếu điều được nghe
với điều đã đoán để điều chỉnh phần ghi ở bảng.
Giáo viên kể chuyện lần 2, đề nghị học sinh nêu lên một số tình tiết nửa
phần đầu của câu chuyện. Giáo viên có thể đưa lên một số thẻ từ ghi một số tình
tiết của câu chuyện.
Ví dụ:
Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu!
Vì sao thế?
Chẳng ai muốn đổi đứa con ngoan để lấy đứa con nghịch.
Học sinh trao đổi về ý nghĩa hoặc một vài chi tiết thú vị của câu chuyện.
Học sinh kể lại câu chuyện (theo nhóm hay cặp) kết hợp câu hỏi gợi ý ở
sách giáo khoa.
Đại diện vài nhóm học sinh kể trước lớp.
Cả lớp nhận xét, giáo viên bổ sung, nhận xét chung.

2.3.1.3: Xây dựng mạng câu chuyện.
Bước 1: Giáo viên kể lần 1, hỏi học sinh câu chuyện có mấy nhân vật.
Giáo viên phác hoạ hình các nhân vật ấy lên bảng (bằng cách vẽ các ơ
trịn rồi ghi tên các nhân vật đó vào).
Bước 2: Giáo viên kể lần 2.
Học sinh chú ý nghe, viết xung quanh nhân vật một số từ hay cụm từ thể
hiện hành động, suy nghĩ của nhân vật (xây dựng mạng câu chuyện). Nếu học
sinh có khó khăn thì giáo viên đặt một số gợi ý.
Học sinh trao đổi, điều chỉnh mạng câu chuyện theo nhóm hoặc cả lớp.

skkn


9
Bước 3: Học sinh kể.
Học sinh kể tốt nhìn mạng câu chuyện kể mẫu trước lớp.
Học sinh kể theo cặp (nhóm).
Học sinh chọn kể những chi tiết hay nhất, giải thích vì sao hay?
Học sinh thảo luận theo ý nghĩa của câu chuyện.
Ví dụ: Nghe - kể lại câu chuyện “Chàng trai làng Phù Ủng”. [2]
a. Chuẩn bị:
Phiếu bài tập xây dựng mạng câu chuyện:
b. Cách tiến hành:
Giáo viên kể lần 1.
Câu chuyện có mấy nhân vật chính? Là những nhân vật nào? (2 nhân vật
chính, Chàng trai (Phạm Ngũ Lão) và Trần Hưng Đạo). Giáo viên vẽ 2 vòng
tròn lên bảng, ghi lên 2 nhân vật.
Giáo viên kể chuyện lần 2. Học sinh nghe - xây dựng mạng câu chuyện.
Học sinh thảo luận rồi điều chỉnh mạng câu chuyện, có thể như sau:


Gọi một vài học sinh nhìn mạng kể lại câu chuyện cho cả lớp nghe.
(Ảnh 3, phụ lục 1)
Học sinh nhận xét, giáo viên bổ sung và động viên khuyến khích các em.
Học sinh dựa vào mạng câu chuyện để kể lại theo nhóm, giáo viên kèm
cặp giúp đỡ học sinh chưa hồn thành.
Đại diện nhóm kể trước lớp. Học sinh nhận xét, giáo viên bổ sung, nhận
xét chung. Giáo viên hỏi học sinh: Qua câu chuyện này, em biết gì về Phạm Ngũ
Lão? (Giáo viên nói thêm: Phạm Ngũ Lão là một người có tài và nhân hậu, biết
cách giúp đỡ người nghèo khổ).
Cả lớp và giáo viên bình chọn bạn kể chuyện hay, hiểu câu chuyện nhất.
* Một số lưu ý khi dạy dạng bài trên:
Có rất nhiều cách để tiến hành giờ học dạy dạng bài “Nghe - kể lại câu
chuyện”. Giáo viên có thể tuỳ vào tình hình của lớp, trình độ học sinh để chọn
cách dạy phù hợp nhất.
Cho dù dạy theo cách nào, giáo viên cũng phải có sự chuẩn bị bài trước
(Tranh ảnh phục vụ nội dung câu chuyện hoặc xây dựng mạng câu chuyện,
phiếu bài tập) để giờ học sinh động, gây hứng thú học tập cho học sinh hơn.
Chú ý giao việc cho học sinh rõ ràng đặc biệt là khi hoạt động nhóm và
nên theo dõi kèm cặp thêm cho học sinh nhút nhát, chưa hoàn thành, tạo cho các
em niềm tin, mạnh dạn hơn trong học tập.

skkn


10
2.3.2. Giải pháp 2: Tạo hứng thú cho học sinh thơng qua các trị chơi
học tập
Ngồi việc vận dụng linh hoạt, thay đổi hình thức tổ chức cho học sinh
nghe - kể theo các phương án đã nêu, để tạo hứng thú học tập cho học sinh tôi đã
sử dụng thêm phương pháp tổ chức trò chơi học tập như : Đóng vai - Thi kể theo

lời nhân vật; Đi tìm diễn viên... (Ảnh 4, phụ lục 1)
2.3.2.1. Trị chơi đóng vai
Yêu cầu của kiểu bài Nghe - kể lại câu chuyện không chú trọng đến yếu tố
nhập vai, thể hiện sự sáng tạo khi kể nhưng đây chính là một yếu tố cơ bản để
bồi dưỡng phát huy học sinh năng khiếu. Hơn nữa việc tổ chức trò chơi đóng vai
sẽ làm thay đổi khơng khí lớp học tạo cho học sinh hứng thú khi kể và khi nghe
bạn kể góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy. Để tổ chức trị chơi đóng vai có
hiệu quả, tơi đã tiến hành như sau:
Trước hết cho học sinh nhận xét về số nhân vật trong truyện.
Chia nhóm, học sinh tự nhận vai.
Học sinh tập kể phân vai trong nhóm.
Thi kể giữa các nhóm.
Bình bầu nhóm kể hay nhất.
Tun dương khen thưởng.
2.3.2.2. Trị chơi “Đi tìm diễn viên”
Mục đích:
Rèn kĩ năng kể chuyện theo lời một nhân vật trong truyện; trau dồi cách
diễn đạt giàu trí tưởng tượng qua việc thay đổi ngôi kể.
Rèn khả năng ghi nhớ, cách dùng từ ngữ chính xác, diễn đạt rõ ý và làm
nổi bật ý nghĩa câu chuyện.
Chuẩn bị: Một số trang phục để đóng vai.
Cách tiến hành:
Giáo viên nêu tên trị chơi.
Phổ biến cách chơi: Học sinh chọn một nhân vật trong câu chuyện vừa
được nghe. Tập nói lời của nhân vật ấy kết hợp cử chỉ điệu bộ sao cho phù hợp.
Nhiều học sinh cùng thể hiện 1 vai diễn.
Cho học sinh diễn trước lớp.
Học sinh cả lớp bình chọn “ Diễn viên xuất sắc nhất” của lớp.
Lưu ý: Trước khi cho học sinh thi kể, cho cả lớp bầu ban giám khảo và
nêu cách tính điểm của Ban giám khảo.

Sau khi nghe xong truyện, học sinh phải xếp đúng theo trình tự: a - c - d g - b - e rồi dựa vào trình tự đó để kể lại câu chuyện.
2.3.3. Giải pháp 3: Luyện cho học sinh cách kể hay, nói về một chủ đề ở
phân mơn Tập làm văn lớp 3
Mục đích: Nội dung các bài tập thuộc dạng bài này nhằm rèn cho học sinh kỹ
năng diễn đạt bằng lời nói về một chủ đề nào đó: Nói viết về thành thị hoặc
nơng thơn; kể về gia đình; kể về một buổi thi đấu thể thao...
Xem xét cách triển khai câu hỏi gợi ý ở mỗi đề, chúng ta có thể thấy dạng
đề này hầu như là sự kết hợp của nhiều thể loại: miêu tả, tường thuật, thuyết

skkn


11
minh và phát biểu cảm nghĩ. Trong sách giáo viên, các kiểu đề này chủ yếu được
tiến hành theo một trình tự như sau:
Giáo viên giới thiệu bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài.
Học sinh đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
Giáo viên cho học sinh tìm ý theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa,
hệ thống câu hỏi trong sách giáo viên hoặc giải thích cho học sinh cách làm bài.
Một học sinh kể mẫu và giáo viên nhận xét.
Học sinh tập nói theo tổ (nhóm).
Đại diện một số nhóm nói trước lớp. Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Cả lớp viết bài vào vở nếu bài u cầu cả nói và viết.
Theo tơi khi dạy dạng đề này ngoài phương án được nêu trên trong sách
giáo viên, giáo viên có thể sử dụng mạng ý nghĩa để giúp học sinh tìm kiếm và
phát triển diễn đạt ý tưởng tạo cho các em sự mạnh dạn tự tin trong học tập.
Sử dụng “Mạng ý nghĩa” là như sử dụng một đồ dùng dạy học, một biện
pháp dạy học cụ thể - Sử dụng mạng ý nghĩa là cách thức giáo viên tổ chức cho
học sinh suy nghĩ diễn đạt một cách chủ động và sáng tạo trong dạy học Tập làm

văn. Phương pháp này hướng đến việc cá thể hố tối đa hoạt động nói và viết
của học sinh sao cho sản phẩm làm văn của các em vừa bảo đảm được chuẩn
mực cơ bản của một thể loại văn bản, vừa thể hiện bản chất cái tôi của mỗi học
sinh trên cơ sở khai thác khái niệm và hiểu biết có trước của các em cũng như
những ý tưởng và ngôn từ trong các bài đọc theo chủ đề mà các em đã được học
trong sách giáo khoa.
Tiến trình thực hiện phương pháp mạng ý nghĩa:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đề
Học sinh định hình cụ thể đối tượng nói hay viết trong trí nhớ đồng thời
biết đối tượng đó là ai? Là gì? ở đâu? Lúc nào?... vào khung chủ đề. Trong
trường hợp dùng vật thật hay tranh ảnh thì khung chủ đề cũng chính là chúng.
Để thực hiện hoạt động này giáo viên có thể sử dụng các bước sau:
Giáo viên trị chuyện khơi gợi rồi đề nghị học sinh nghĩ về đối tượng.
Tạo tình huống khơi gợi rồi đề nghị học sinh nghĩ đến chủ đề hay đề tài.
Kể một mẩu chuyện nhỏ kết hợp đặt câu hỏi hướng học sinh đến đề tài.
Dùng tranh ảnh hoăc mẫu vật thật do giáo viên mang đến lớp hay do học
sinh tự sưu tầm.
Cho học sinh tô màu rồi đặt tên cho một hình vẽ nào đó (do giáo viên
cung cấp) liên quan đến đề tài.
Sử dụng mơ hình (khung ngơi nhà, khung ngôi trường ...). Trên nền
khung giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ hay viết thêm chi tiết vào.
Sử dụng một đoạn văn mẫu lấy từ bài tập đọc đã học hay từ các bài làm
của học sinh.
* Hoạt động 2: Tìm ý
Học sinh tập trung động não nghĩ về đối tượng đã xác định trong khung
chủ đề và viết ra bất kì những từ ngữ nào liên quan đến đối tượng ấy. Khi tiến
hành hoạt động này giáo viên cần sử dụng một trong các bước sau:
Sử dụng hệ thống câu hỏi để kích thích và định hướng cho học sinh phát

skkn



12
triển ý. Cần lưu ý câu hỏi phải có tính chất mở, hướng đến việc khơi gợi kinh
nghiệm riêng của các em.
Ví dụ: Đối với văn miêu tả, câu hỏi có thể được triển khai theo hướng mở
sau: Em thấy gì? Em nghe gì? Em nghĩ gì? Em cảm thấy gì?...
Đưa ra một khung mạng trong đó cho sẵn vài ý, phần còn lại để học sinh
suy nghĩ và đưa thêm ý vào để hoàn thành mạng (khung mạng ý nghĩa có thể
được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo nội dung từng bài: Bông
hoa, chùm bong bóng, mạng nhện, một cây với những cành lá...)
Đối với học sinh đã quen với việc sử dụng mạng, giáo viên nên để các em
tự nghĩ và viết ra các ý mà không cần đưa một hệ thống câu hỏi hoàn chỉnh.
Học sinh viết các ý dưới dạng từ hay cụm từ xung quanh chủ đề. Giáo
viên tuyệt đối tránh viết chốt lại một số từ về đề bài. Cần xoá đi những ý đã
được ghi lên bảng trong giai đoạn làm mẫu nghĩa là khi học sinh làm việc cá
nhân trong phiếu học tập thì trên bảng chỉ cịn lại khung mạng trống.
* Hoạt động 3: Lập dàn ý - Sắp xếp ý đã có trong mạng
Hướng dẫn học sinh đánh số thứ tự cho các ý tìm được, lưu ý trình tự
chung của thể loại văn đang làm và hướng dẫn có tích chất mở (đoạn văn miêu
tả thì lưu ý những chi tiết nào có ý nghĩa giới thiệu chung thì nói trước, ý nào
miêu tả chi tiết, cụ thể thì nói sau).
Mỗi học sinh xem lại các ý trong mạng và đánh số thứ tự.
Gọi vài học sinh lên thể hiện mạng ý nghĩa của mình đã làm trước lớp để
cả lớp theo dõi việc làm mẫu của một số học sinh. Ngoài khung mạng làm mẫu,
giáo viên vẽ sẵn trên bảng các mạng tương tự và che chúng lại. Sau khi học sinh
đã tìm ý và hình thành mạng ý nghĩa trong phiếu bài tập, giáo viên cho một số
em lên thể hiện lại ý của mình vào các khung mạng trên bảng.
* Hoạt động 4: Học sinh diễn đạt các ý trong mạng ý nghĩa thành bài dưới
dạng nói.

Giáo viên hướng dẫn học sinh nhìn mạng ý nghĩa của mình diễn đạt thành
câu, thành bài trước lớp hay theo nhóm, cặp, theo nhóm đơi.
Hình thành và phát triển “môi trường tư liệu ở lớp học” để giúp học sinh
có điều kiện dễ dàng sử dụng từ ngữ khi tìm ý và ý thành bài.
Thu thập và trưng bày các bài văn của học sinh hồn thành tốt năm trước.
Phân tích điểm hay của các bài đọc tiêu biểu cho các thể loại văn bản, giới
thiệu thành bộ sưu tập và trưng bày.
Xây dựng từ điển lớp: Giáo viên đưa ra, hướng dẫn học sinh thu thập
danh mục từ mà các em đã biết theo chủ đề Tập làm văn trong sách giáo khoa.
Tập cho học sinh có thói quen quan tâm đến các trường hợp sử dụng từ
hay trong khi đọc, kể chuyện hay luyện từ và câu.
* Hoạt động 5: Trao đổi, sửa chữa và nhận xét
Cho vài nhóm học sinh thể hiện lại trước lớp rồi tổ chức trao đổi nhận xét
và rút kinh nghiệm về cách nói phù hợp với yêu cầu của nội dung và thể loại của
đề bài.
Ví dụ:
Đề bài: Nói về quê hương em (Bài tập 2, Tiếng Việt 3, Tập1). [2]
1. Chuẩn bị: Phiếu học tập

skkn


13
a. Hoàn thành bảng dưới đây:
Tên bài đọc

Quê hương là...

Chi tiết làm em xúc động nhất


Giọng quê hương

.............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................

......................................................
......................................................
.....................................................
...................................................
......................................................
......................................................
......................................................
......................................................

..............................
..............................

......................................................
......................................................

Quê hương
Đất quý, đất u
Vẽ q hương
Chõ bánh khúc của

dì tơi

b. Đánh dấu X trước mỗi câu nếu em đồng ý.
Qua các bài đọc trên em thấy quê hương:
Là tất cả những gì gần gũi, thân thương đối với mình.
Là nơi mình sinh ra và lớn lên.
Là những điều mình có thể nghe, có thể thấy, có thể sờ, có thể nếm.
Là cái gì đó mà khi xa mình thấy nhớ thương.
c. Các em hãy nghĩ về quê hương mình.
Quê em ở đâu? Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương? Cảnh vật đó có gì
đáng nhớ? Tình cảm của em đối với quê hương như thế nào?
2. Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Giúp học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài và chuẩn bị
thơng tin ý tưởng để nói. Trước hết giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và
dẫn dắt học sinh hoàn thành bài tập a, b trên phiếu (theo nhóm).
Giáo viên treo bảng phụ có ghi các bài tập a, b trên bảng. Cho các nhóm
tự nêu kết quả bài làm của mình, các nhóm khác nhận xét, giáo viên bổ sung
hoàn thành bài tập.
* Hoạt động 2: Học sinh tập trung động não nghĩ về quê hương đã xác
định trong khung chủ đề và viết ra bất kì những từ ngữ nào liên quan đến quê
hương mà mình đang nghĩ tới.
Giáo viên treo bài tập (ghi sẵn ở bảng phụ) lên bảng kèm với lời dẫn dắt
để kích thích học sinh hồi tưởng.
Học sinh làm vào giấy nháp; giáo viên đồng thời gọi hai em làm vào bảng
phụ ghi vào khung chủ đề cụm từ “Quê hương em” rồi sau đó ghi ra bất kì ý
tưởng nào của mình có được xung quanh chủ đề ấy (lưu ý học sinh chỉ ghi từ
hoặc cụm từ).
Ví dụ:
ngơi nhà
vườn bách thú

thành phố
con sơng
q hương em
cây đa, giếng nước
nông thôn
đường phố
nhà cao tầng
Hoạt động 3: Học sinh đánh số thứ tự các ý mình vừa tìm được, giáo viên
hướng dẫn các em sắp xếp các ý bằng số thứ tự 1, 2, 3.

skkn


14
Giáo viên bao quát lớp, chú ý học sinh để giúp các em điều chỉnh.
Hoạt động 4: Học sinh nhìn mạng của mình và nói. Cho hai em nói mẫu
trước lớp.
Ví dụ :
Em sinh ra và lớp lên ở nơng thơn. Q hương em thật là đẹp. Ở đó có cây
đa cổ thụ che bóng rợp cả một vùng. Giếng nước trong veo. Trước mặt ngôi nhà
em là con sông q hương. Em rất thích tắm mình dưới con sơng ấy khi mùa hè
đến. Em yêu quê hương của mình.
Hoặc: Em và gia đình sống ở thành phố. Ở đó em thấy có nhiều ngơi nhà
cao tầng. Trên đường phố, mọi người và xe cộ đi lại tấp nập. Ngày nghỉ, em
thường được bố mẹ dẫn đi xem vườn bách thú, được ngồi trên lưng chú voi con.
Cảm giác của em lúc đó rất là thích. Em u q nơi này.
Cả lớp nhận xét, giáo viên bổ sung.
Hoạt động 5: Học sinh nói theo cặp (hoặc nhóm 4)
Giáo viên bao quát lớp đặc biệt lưu ý giúp học sinh nhút nhát.
Hoạt động 6: Học sinh nói thể hiện trước lớp

Giáo viên gọi đại diện nhóm lên nói trước lớp (khơng nhìn mạng ý nghĩa).
Nếu là học sinh nắm bài chưa tốt, giáo viên cho học sinh nhìn mạng để nói.
Tổ chức cho học sinh thể hiện mở rộng cảm xúc về q hương mình.
Khuyến khích học sinh tự tìm đặt thêm câu hỏi mở rộng. Giáo viên nhận xét
chung.
Ví dụ 2:
Dạy bài: Kể về gia đình (Bài tập 1, Tiếng Việt 3, Tập 1, Trang 28). [2]
Đối với bài tập này, giáo viên cần rèn cho học sinh kỹ năng nói: Kể được
một cách đơn giản về gia đình mình với một người bạn mới quen.
a. Chuẩn bị :
Bảng phụ: Gia đình em có những ai? Làm cơng việc gì?Tính tình như thế
nào? Tình cảm của em đối với gia đình?
b. Cách tiến hành :
Hoạt động 1: Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập, giáo viên giúp học sinh
tìm hiểu yêu cầu của bài tập. Kể về gia đình mình cho bạn mới quen biết.
Học sinh tập trung động não nghĩ về gia đình mình và viết ra bất kỳ
những từ ngữ nào liên quan đến gia đình mình.
Giáo viên treo bảng phụ lên bảng. Học sinh đọc thầm và hồi tưởng.
Học sinh làm vào giấy nháp. Giáo viên gọi đồng thời hai em làm vào bảng
phụ, ghi vào khung chủ đề cụm từ “gia đình mình” rồi sau đó ghi ra bất kì ý
tưởng nào của mình có được xung quanh chủ đề đó.
Hoạt động 2: Học sinh đánh số thứ tự của mình vừa tìm được theo thứ tự.
Giáo viên bao quát lớp đặc biệt là chú ý học sinh chưa hoàn thành để giúp
các em điều chỉnh.
Hoạt động 3: Học sinh nhìn mạng ý nghĩa của mình và nói
Giáo viên gọi 2 em đại diện kể về gia đình mình trước lớp.
Ví dụ:
Gia đình tớ có 5 người: Bố mẹ tớ, anh Hải, chị Hằng và tớ. Bố tớ là công
nhân nhà máy dệt. Mẹ tớ làm nhân viên bán hàng tại siêu thị. Anh Hải, chị Hằng


skkn


15
đều là học sinh. Mẹ tớ rất hiền. Những lúc nhàn rỗi, mẹ tớ thường kể chuyện cho
tớ nghe. Lúc nào về nhà, bố cũng mua quà cho anh em chúng tớ. Gia đình tớ rất
hạnh phúc. [4]
Cả lớp nhận xét, giáo viên sửa lỗi và cách diễn đạt cho các em (nếu sai).
Ngoài việc sử dụng mạng ý nghĩa nêu trên, trong khi dạy tập làm văn lớp
3, chúng ta sử dụng bản đồ tư duy thay cho sơ đồ mạng ý nghĩa. Bản đồ tư duy
là một phương tiện trực quan, muốn xây dựng được nó để dạy tập làm văn,
người giáo viên cũng phải suy nghĩ, tìm tòi đặc biệt là các từ ngữ phục vụ theo
yêu cầu của từng chủ đề, đề bài. Giáo viên thiết kế bản đồ tư duy cần phải đảm
bảo đúng kiến thức của từng bài, từng chủ đề và đảm bảo tính thẩm mĩ để qua
đó học sinh tiếp nhận kiến thức bài một cách tích cực và mang lại hiệu quả giờ
học cao hơn.
Ví dụ khi dạy bài: Nói về quê hương em (Bài tập 2, Tiếng Việt 3, tập 2,
trang 92). [2]
Các bước đi như đã trình bày ở trên, giáo viên sử dụng bản đồ tư duy như
sau thay cho việc sử dụng mạng ý nghĩa.
Qua bản đồ tư duy này, học sinh sẽ dựa vào các dữ liệu (các từ ngữ phục
vụ cho đề bài) để hoàn thành bài nói về q hương dễ dàng hơn.
Ví dụ 1: Quê hương em ở thành phố Thanh Hóa. Ở nơi đây có nhiều nhà
cao tầng, xe cộ đơng đúc, náo nhiệt. Vào những ngày nghỉ, em thường được bố
mẹ dẫn đi xem công viên, đi siêu thị ăn kem thật là thích. Em rất u q hương
của mình. [4]
Ví dụ 2: Nông thôn là nơi em sinh ra và lớn lên. Quê hương em thật là
đẹp. Ở nơi đây có những con đị chạy trên dịng sơng Mã thân thương. Đầu làng
có giếng nước trong veo, cây đa cổ thụ tỏa bóng che mát cả một vùng đất rộng.
Những ngày hè nóng nực, em thường được bố mẹ dẫn đi tắm mát dưới dịng

sơng. Em u q nơi này biết bao. [4]
Khi dạy bài Kể về gia đình (Bài tập 1, Tiếng Việt 3, Tập 1, Trang 28). [2]
Giáo viên thực hiện các bước như sau:
Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập, giáo viên giúp học sinh tìm hiểu yêu
cầu của bài tập: Kể về gia đình mình cho bạn mới quen biết.
Học sinh tập trung động não nghĩ về gia đình mình và viết ra bất kỳ
những từ ngữ nào liên quan đến gia đình mình.
Giáo viên treo bảng phụ vẽ bản đồ tư duy lên bảng. Giới thiệu cho học
sinh biết một số từ ngữ liên quan đến gia đình. Học sinh nhìn bản đồ tư duy, tự
suy nghĩ và hồi tưởng.
Học sinh ghi vào giấy nháp về gia đình mình.
Giáo viên gọi một vài em kể về gia đình mình cho cả lớp nghe.
Cho học sinh nhận xét lời kể của bạn. Giáo viên nhận xét chung.
Lưu ý: Học sinh lớp 3 tư duy chưa nhanh, suy nghĩ để tìm ra các từ ngữ phục vụ
cho đề bài chưa nhiều nên học sinh khó vẽ được bản đồ tư duy hoàn chỉnh. Bởi
vậy trong khi dạy Tập làm văn muốn đạt hiệu quả, giáo viên nên chuẩn bị bản
đồ tư duy hoặc sơ đồ mạng ý nghĩa áp dụng vào giảng dạy. Đối với những học
sinh hồn thành tốt, giáo viên cũng có thể hướng dẫn các em vẽ bản đồ tư duy
trong một số bài học nhưng không yêu cầu quá cao đối với học sinh. Nếu học

skkn


16
sinh vẽ được bản đồ tư duy phục vụ cho bài học thì giáo viên cần định lượng
thời gian phù hợp để các em hoàn thành.
2.3.4. Giải pháp 4: Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục khác trong
nhà trường để thực hiện tốt việc rèn kĩ năng nghe - nói cho học sinh.
Với việc phối kết hợp với các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường là
việc cần thiết trong dạy và học phân môn Tập làm văn Lớp 3. Nhằm giúp các

em có thêm vốn hiểu biết thực tế để vận dụng linh hoạt vào viết văn theo đúng
yêu cầu của đề bài.
Đối với công tác Đội của nhà trường, giáo viên tổng phụ trách sẽ tổ chức
cho học sinh tham gia các tiết hoạt động tập thể theo các chủ đề như: tìm hiểu về
các lễ hội và hoạt động có trong lễ hội; các buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng
các ngày lễ như: ngày khai giảng, ngày 20/11, ngày 8/3... Tất cả những hoạt
động trong tiết hoạt động tập thể mà các em được quan sát, tìm hiểu thực tế cuộc
sống sẽ là tư liệu để học sinh có thể vận dụng vào viết bài văn theo đề bài như:
Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem, Kể về một ngày hội mà
em biết, ...
Với môn Thể dục, giáo viên bộ môn sẽ cho học sinh được học hỏi, quan
sát và tham gia thi đấu các môn thể thao như: bóng bàn, võ thuật, nhảy dây,
bóng rổ, bóng đá,... để từ đó hình thành cho học sinh có sự hiểu biết về các môn
thể thao và biết vận dụng linh hoạt vào viết bài văn theo đề bài: Viết về một trận
thi đấu thể thao. Chính nhờ sự quan sát thực tế một trận thi đấu thể thao qua tiết
thể dục thì học sinh mới có thể kể, viết được linh hoạt về một trận thi đấu thể
thao mà mình đã được xem.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài và vận dụng các biện pháp mới
trong việc dạy học phân môn Tập làm văn ở lớp 3E của tôi và phổ biến cùng các
đồng nghiệp thực hiện trong tồn khối, chúng tơi nhận được kết quả rất khả
quan. Qua các tiết dự giờ của đồng nghiệp trong khối dạy về Tập làm văn, tơi
thấy khả năng nói của các em tiến bộ vượt trội. Nhiều em giơ tay xin được nói
trước lớp, kĩ năng diễn đạt cũng tốt hơn, lỗi về từ, câu không nhiều, các em cũng
rất mạnh dạn khi nhận xét và chỉ ra lỗi sai của bạn. Qua các đợt kiểm tra viết,
bài viết của các em có chất lượng cao hơn, vốn từ của học sinh phong phú hơn,
câu văn rõ ràng mạch lạc và giàu hình ảnh, các em có hứng thú hơn khi học
phân môn này.
Khi thực hiện theo phương pháp này, tơi nhận thấy học sinh lớp tơi rất

thích học phân môn Tập làm văn. Giờ học Tập làm văn đã trở nên nhẹ nhàng và
cuốn hút học sinh tích cực hoạt động hơn. Những học sinh nhút nhát, ít nhiều
cũng biết nói được một vài câu theo chủ đề hoặc kể được một đoạn câu chuyện
và ngày càng tiến bộ hơn.Trong đợt giao lưu văn nghệ chào mừng ngày 8 tháng
3, các em đã tự tin dẫn chương trình tổ ch
Trong kì thi Giao lưu câu lạc bộ Tiếng Việt cấp trường, lớp tôi đã đạt
được 8 giải trong tổng số 9 em tham gia. Trong đó có 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3
giải 3 và 2 giả khuyến khích.

skkn


17
Bảng 2: Bảng tổng hợp kết quả bài kiểm tra tại thời điểm khảo sát tháng 3
năm 2022.
Lớp

Sĩ số

3E
3B

37
39

Hoàn thành tốt
SL
%
15
40,5

10
25,7

Hoàn thành
SL
%
22
59,5
24
61,5

Chưa hoàn thành
SL
%
0
5
12,8

Đối chiếu kết quả kiểm tra trước và sau khi thực nghiệm có thể thấy, các
biện pháp mà tơi đưa ra hướng dẫn học sinh có tính khả thi. Nhiều em ở các lần
kiểm tra trước chưa đạt yêu cầu thì nay đã tiến bộ rất nhiều, số học sinh hồn
thành tốt tăng lên rõ rệt, khơng cịn học sinh chưa hồn thành. Chất lượng phân
mơn Tập làm văn nói riêng, mơn Tiếng Việt nói chung của lớp tơi đến cuối học
kì 2 có 100% học sinh đạt mức hồn thành tốt và hồn thành. Trong đó học sinh
hoàn thành tốt là 15 em, đạt tỉ lệ 40,5%; học sinh hoàn thành là 22 em, đạt tỉ lệ
59,5%. Lớp khơng có học sinh nào khơng hồn thành.
(Ảnh 5 và ảnh 6, phụ lục 1)
Với những kinh nghiệm đã áp dụng ở lớp mình, tơi cảm thấy phương
pháp này đã thực sự đạt hiệu quả, chất lượng môn Tiếng Việt được tăng lên, chất
lượng giáo dục toàn diện có nhiều chuyển biến tích cực hơn.


skkn


18
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu lí luận và thực tiễn, bản thân tôi đã áp dụng
những giải pháp trên vào việc giảng dạy dạng bài Nghe - kể lại câu chuyện của
phân môn Tập làm văn lớp 3 và tiếp tục khắc phục, điều chỉnh những hạn chế để
áp dụng vào thời gian tiếp theo. Tôi đã khẳng định những giải pháp tôi đã áp
dụng mang lại hiệu quả đáng kể: Học sinh u thích học phân mơn Tập làm văn,
kĩ năng nghe - nói tốt hơn, chất lượng phân mơn Tập làm văn nói riêng, mơn
Tiếng Việt nói chung được nâng lên rõ rệt.
Để có được những thành quả trên, giáo viên cần:
Dạy theo phương pháp tích hợp các phân mơn trong môn Tiếng Việt như:
Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả,... Biết kết hợp mối quan hệ chặt
chẽ về yêu cầu kiến thức phân môn Tập làm văn của các khối lớp. Nắm vững
nội dung chương trình môn Tiếng Việt lớp 3, đặc biệt là các bài dạy Tập làm
văn có trong chương trình để từ đó xâu chuỗi được các kiến thức cần cung cấp
cho học sinh qua các giờ dạy.
Trong từng tiết học cần vận dụng nhiều phương pháp và hình thức dạy
học khác nhau, khắc sâu kiến thức bài giảng giúp mỗi học sinh đều hiểu và làm
bài tập được ngay tại lớp.
Đối với các bài tập: “Nghe - kể lại câu chuyện”, giáo viên cần trau dồi
giọng kể của mình, đảm bảo âm lượng vừa đủ, kể đúng ngữ điệu, biết nhấn
giọng khi cần thiết đặc biệt là những câu chuyện có nhiều câu hội thoại.
Đối với mỗi dạng bài tập, giáo viên cần xác định đối tượng học sinh tiếp
thu chậm và tìm ngun nhân dẫn đến việc học sinh khơng theo kịp bài để có
biện pháp giúp đỡ kịp thời giúp các em có điều kiện và niềm tin học tiếp các bài

học sau.
Động viên khen thưởng kịp thời để gây hứng thú học tập cho học sinh.
Rèn cho học sinh có thói quen đọc sách báo, truyện phù hợp với lứa tuổi, tập ghi
chép sổ tay những từ ngữ, câu văn hay các em đọc được ở sách báo và truyện.
Giúp học sinh tự tin, mạnh dạn phát biểu trong các hoạt động học tập, có kĩ năng
trong giao tiếp ứng xử.
Việc tìm hiểu những khó khăn của học sinh và tìm ra được hướng để khắc
phục những vướng mắc khi lĩnh hội tri thức mới là một điều không thể thiếu
trong quá trình dạy học. Với việc tìm hiểu thực trạng dạy và học phân môn Tập
làm văn lớp 3, cùng với những giải pháp được đưa ra đã cho tôi một kết quả học
tập của học sinh rất khả quan. Tìm hiểu những biện pháp phù hợp với từng nội
dung bài học là yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi giáo viên khi lên lớp. Với
đề tài này tơi mong góp một phần nhỏ bé vào trong kho tàng kinh nghiệm giảng
dạy Tập làm văn trong môn Tiếng Việt lớp 3 nói riêng và trong cả bậc tiểu học
nói chung.
3.2. Kiến nghị
Với giáo viên: Giáo viên cần chú trọng việc dạy Tiếng Việt theo quan
điểm giao tiếp, tập trung rèn cho học sinh các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết, thu
hút học sinh tham gia vào hoạt động giao tiếp trong giờ học cũng như ngoài giờ
học.

skkn


19
Với nhà trường: Nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua đổi mới
phương pháp dạy học, có nhiều hình thức nhằm khích lệ giáo viên tích cực đúc
rút các sáng kiến kinh nghiệm dạy học.
Với Phòng giáo dục: Phịng giáo dục nên tiếp tục duy trì, tổ chức tốt các
chuyên đề, hội thảo, hội giảng cấp cụm, huyện về đổi mới phương pháp dạy học

đối với phân môn Tập làm văn nói riêng cũng như các mơn học khác nói chung
để giáo viên có điều kiện học hỏi, trao dồi kinh nghiệm, nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân mà tôi đã đúc rút ra từ thực
tế dạy giảng dạy. Trong q trình cơng tác tơi đã áp dụng và thu được kết quả
nhất định. Tuy nhiên với thời gian và khả năng cịn hạn chế, trong q trình làm
sáng kiến khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong được sự góp ý chân
thành của các bạn đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường và cấp trên để đề tài
được hoàn thiện hơn giúp cho việc học tập đạt hiệu quả tốt nhất, góp phần đổi
mới phương pháp dạy học thành công.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Vĩnh Long, ngày 21 tháng 3 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
NGƯỜI VIẾT

T
Trịnh Thị Hồng

skkn


20

skkn



21

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH LỘC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
RÈN KĨ NĂNG NGHE - NÓI CHO HỌC SINH LỚP 3E
TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 3
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH LONG - HUYỆN VĨNH LỘCTỈNH THANH HOÁ

Người thực hiện: Trịnh Thị Hồng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Vĩnh Long
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt

VĨNH LỘC, NĂM 2022

skkn


3.

22

TT
1

1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.3
13
2.3.1

2.3.1
2.3.2

2.3.3

2.3.4
2.4
3
3.1
3.2

MỤC LỤC
NỘI DUNG
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
.
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3 trước khi áp
dụng sáng kiến kinh nghiệm ở trường tiểu học Vĩnh Long
Thực trạng việc dạy của giáo viên
Thực trạng việc học phân môn Tập làm văn của học sinh

Kết quả của thực trạng
Nguyên nhân của thực trạng
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học để hướng dẫn học sinh thực hành nghe - nói
trong giờ Tập làm văn “Nghe – kể lại câu chuyện”
Giải pháp 2: Tạo hứng thú cho học sinh thơng qua các trị chơi
học tập
Giải pháp 3: Luyện cho học sinh cách kể hay, nói về một chủ đề
ở phân môn Tập làm văn lớp 3
2.3.4. Giải pháp 4: Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục
khác trong nhà trường để thực hiện tốt việc rèn kĩ năng
nghe – nói cho học sinh
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.


skkn

Trang
1
1
2
2
2
3
3
3
3
4
4
5
6
6
10
10

16
16
18
18
18


23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Thiết kế bài giảng Tiếng Việt lớp 3

[2]. Sách giáo khoa Tiếng Việt 3
[3]. Sách giáo viên Tiếng Việt 3
[4]. Nguồn Iternet

skkn


24
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH
VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Hồng
Chức vụ đơn vị công tác: Giáo viên trường tiểu học Vĩnh Long

TT

1

2

3

4

5

Cấp đánh giá
xếp loại


Tên đề tài SKKN

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh, Tỉnh
Thanh Hóa)

Một số kinh nghiệm giúp học
sinh lớp 3A trường Tiểu học
Vĩnh Long II học tốt phân
môn Tập làm văn.
Một số kinh nghiệm giúp học
sinh lớp 1D trường Tiểu học
Vĩnh Long I học tốt nội dung
đại lượng và đo đại lượng.
Một số giải pháp rèn kĩ năng
giải Bài tốn có lời văn cho
học sinh lớp 1D trường Tiểu
học Vĩnh Long I
Một số biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng học các phép
tính cộng, trừ trong phần số
học cho học sinh lớp 1D
trường Tiểu học Vĩnh Long.
Một số giải pháp rèn kĩ năng
giải Bài tốn có lời văn cho
học sinh lớp 1D trường Tiểu
học Vĩnh Long

Kết quả
đánh giá

xếp loại
(A, B, hoặc
C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Phòng
GD&ĐT Vĩnh
Lộc

C

2011 - 2012

Phòng
GD&ĐT Vĩnh
Lộc

C

2013 - 2014

Hội đồng khoa
học huyện
Vĩnh Lộc

B


2015 - 2016

Hội đồng khoa
học huyện
Vĩnh Lộc

C

2017 - 2018

Hội đồng khoa
học huyện
Vĩnh Lộc

C

2019 -2020

skkn


25
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

Ảnh 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh xem tranh, đoán nội dung truyện

Ảnh 2: Học sinh hoạt động theo nhóm

skkn



×