Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.19 KB, 26 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi
trong trường mầm non.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển tình cảm- kỹ năng- xã hội
3. Tác giả :
Họ và tên : Đoàn Thị Cúc

Nữ

Ngày tháng / Năm sinh : 20 /10/1984.
Trình độ chuyên môn : Đại học.
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường mầm non Chí Minh
Điện thoại : 0936.865.966.
4. Đồng tác giả : Không
5. Chủ đầu tư tạo ra sang kiến: Trường mầm non Chí Minh, điện thoại :
03203587950.
6. Đơn vị áp dụng sang kiến lần đầu: Trường mầm non Chí Minh. Điện
thoại : 03203587950.
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Cơ sở truờng lớp khang trang sạch sẽ, đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị để
dạy và giáo dục trẻ.
- Giáo viên nhiệt tình, đủ năng lực và trình độ chuyên môn sư phạm.
- Đối tượng cần áp dụng là trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng 9 năm 2014 đến tháng
2 năm 2015.
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN

Đoàn Thị Cúc



ơ

1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì có rất nhiều
các bậc phụ huynh luôn bận rộn với những xu thế của thời đại cuộc sống,
nhưng chắc ai trong chúng ta cũng mong muốn luôn bên cạnh con mình trên
mỗi bước đi. Tuy nhiên trong lứa tuổi mầm non việc trẻ có kỹ năng sống còn
rất hạn chế, mang tính thụ động chưa biết ứng phó với hoàn cảnh nguy hiểm,
kỹ năng giao tiếp hay tự phục vụ bản thần mình. Kỹ năng sống chính là chìa
khoá vàng để giúp trẻ tích cực, chủ động, sáng tạo tự tin vững vàng trước mọi
khó khăn thử thách và thành công của mỗi con người.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
Với mong muốn hình thành cho trẻ về kỹ năng sống tôi đã lựa chọn nội
dung: “ Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường
mầm non” để nghiên cứu và áp dụng. Thời gian từ tháng 9 / 2014 đến tháng 2/
2015 tại nhóm lớp 5 – 6 tuổi mà tôi chủ nhiệm.
Để áp dụng sáng kiến cần những điều kiện sau:
+ Môi trường học tập có đầy đủ cơ sở vật chất, các trang thiết bị.
+ Giáo viên cần phải có trình độ chuyên môn, nhiệt tình tâm huyết với nghề
3. Nội dung sáng kiến.
Trong nội dung sáng kiến tôi đã đưa ra thực trang khó khăn tồn tại của
trẻ trên lớp cũng như những thuận lợi để thực hiện thành công đề tài, từ đó tôi
đã xây dựng và đề xuất ra 5 giải pháp sau:
Giải pháp 1. Tạo môi trường rèn kỹ năng sống cho trẻ.
Giải pháp 2. Rèn kỹ năng sống thông qua các hoạt động học trong

các chủ đề.
Giải pháp 3. Rèn kỹ năng sống Tích hợp vào chế độ hoạt động trong ngày.
Giải pháp 4. Giải pháp rèn kỹ năng sống thông qua hoạt động đi dạo đi thăm.
Giải pháp 5: Phối kết hợp cùng gia đình để rèn kỹ năng sống cho trẻ.
* Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:

2


Học để cùng chung sống chính là vấn đề then chốt hiện nay của giáo
dục. Trên thực tế thì nhận thức và hành vi của con người thì chưa chắc đã có
hành vi đúng. Bản thân giáo viên chưa có tài liệu hay môn học cụ thể rèn kỹ
năng. Tôi đã tích hợp rèn với từng chủ đề theo sự liên kết giữa mục tiêu - nôi
dung - hoạt động của chủ đề đó. Một điểm mới tiếp theo là tôi cung cấp cái gì?
các tổ chức gần gũi, sáng tạo, sinh động hay các tình huống thực hành cụ thể
kích thích trẻ tích cực tham gia.
* Khả năng áp dụng sáng kiến.
Tôi khẳng định rằng các giải pháp của tôi sẽ áp dụng và triển khai rộng
rãi ở tất cả các trường mầm non trong toàn Thị xã. Với từng điều kiện nhà
trường, giáo viên và học sinh thì mức độ áp dụng và hiệu quả có sự khác nhau.
*Lợi ích của sáng kiến: Giúp giáo viên có kiến thức về nội dung tích hợp
rèn kỹ năng sống, xây dựng lồng ghép cụ thể, đặt ra các tình huống giúp trẻ tháo
gỡ và thay đổi cách sống sinh hoạt. Giúp trẻ có những kỹ năng, kinh nghiệm trong
cuộc sống biết được những điều nên làm và không nên làm, trẻ tự tin, chủ động
chia sẻ cùng bạn bè, người lớn và biết cách phòng tránh các nguy hiểm.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
Kết quả của sáng kiến: “Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5 –
6 tuổi trong trường mầm non”được áp dụng đồng bộ, linh hoạt mang lại hiệu
quả đáng kể : Giáo viên chủ động linh hoạt sáng sạo hơn trong việc xây dựng
kế hoạch, tổ chức hoạt động tích hợp nội dung rèn kỹ năng một cách hiệu quả.

Đa số trẻ lắm được các kỹ năng, thái độ đúng đắn về kỹ năng sống của bản
thân, hình thành ý thức tự giác trong mọi hoạt động. Phụ huynh quan tâm, chia
sẻ và nhận thức được vấn đề rèn cho trẻ ở nhà.
5. Đề xuất kiến nghị .
+ Đối với trường: Xây dựng các hoạt động, tiết chuyên đề về rèn kỹ năng
sống cho trẻ..
Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu nội dung rèn kỹ năng để giáo viên nghiên cứu
tổ chức cho trẻ.
+ Đối với các cấp quản lý: Mở các lớp tập huấn, cung cấp tài liệu, tổ
chức các hội thi về kỹ năng rèn cho trẻ.
3


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không hề đơn giản mà nó là mục tiêu của
giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển về các lĩnh vực thể chất, tình cảm , trí tuệ,
thẩm mĩ, hình thành yếu tố đầu tiên về nhân cách chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào
lớp một. Hình thành ở trẻ những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi,
khơi dậy và phát triển tối đa khả năng tiểm ẩn đặt nền tảng trang bị cho trẻ
hành trang vững vàng bước vào cuộc sống mới. Hơn nữa với các phương pháp
giáo dục trẻ trước đều là dạy vẹt, học vẹt không được giáo dục thực tế hay thay
đổi cách sống học tập của trẻ. Trong cách giáo dục mới trẻ được trải nghiệm,
tìm tòi, khám phá xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu,
hứng thú của trẻ theo phương châm “ học mà chơi, chơi mà học” .
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ muốn tốt thì đòi hỏi mỗi chúng ta phải
nhiệt tình, tâm huyết với nghề, ngay từ đầu năm học khi xây dựng kế hoạch
nhiệm vụ năm học tôi đã quan tâm tới nội dung rèn kỹ năng sống cho trẻ. Tuy
nhiên khi làm tôi không tránh khỏi khó khăn: trẻ mầm non thì thuờng hay thụ
động, nhút nhát chưa có ý thức chào hỏi, không biết ứng phó với những hoàn

cảnh nguy cấp, bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, chưa biết hoà đồng, đoàn kết
giúp đỡ bạn bè, một số quy định về nơi công cộng vẫn còn lung tung, bừa bãi
không có kỷ luật. Lớp tôi có một cháu khuyết tật câm điếc bẩm sinh nên cũng
cần phải có giải pháp rèn kỹ năng sống giúp trẻ hoà nhập cùng cộng đồng. Do
đó việc rèn kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết nó tạo cho trẻ một kinh nghiệm
trong cuộc sống.
Bên cạnh đó một mặt phụ huynh do chạy đua theo cuộc sống chưa quan
tâm đến trẻ,kỹ năng nói giao tiếp chưa chuẩn mực còn nói tục.Trẻ dễ bị ảnh
hưởng bắt chước thực hiện theo một số hành vi, thói quen xấu của người lớn.
Mặt khác nhiều phụ huynh quá yêu thương con, bao bọc làm cho con tất cả mọi
việc nến vấn đề quan tâm giáo dục kỹ năng cho con còn chưa được thường
xuyên và bị ảnh hưởng từ người lớn rất nhiều. Điều đó đã là đòn bẩy thôi thúc

4


tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5 –
6 tuổi trong trường mầm non” để làm đề tài nghiên cứu.
2. Cơ sở lý luận.
Kỹ năng sống là hành động tích cực, có liên quan đến kiến thức thái độ
trực tiếp hướng vào hoạt động của cá nhân hoặc tác động của người khác làm
thay đổi môi trường xung quanh giúp mỗi cá nhân ứng phó có hiệu quả với các
yêu cầu, thách thức của cuộc sống.
Giáo dục mầm non ( ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT- BGD
ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009) nêu nên mục tiêu lĩnh vực phát triển tình cảm
và kĩ năng xung quanh bao gồm các nội dung về giáo dục kỹ năng sống. Các kỹ
năng sống thông qua các hoạt động tích cực của trẻ, đối với trẻ là các hành vi
bắt chước, nhập tâm, qua việc luyện tập và thực hành hàng ngày, lâu dần sẽ trở
thành kỹ năng hoàn thiện ở trẻ.
3. Thực trạng của vấn đề.

Để việc tiến hành áp dụng ““ Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ
5 – 6 tuổi trong trường mầm non” trong lớp tôi chủ nhiệm tôi đã khảo sát thực
trạng và thấy một số thuận lợi và hạn chế như sau:
3.1. Thuận lợi.
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ, thường xuyên tư sửa
cơ sở vật chất tạo không gian trường mầm non khang trang và sạch sẽ có đầy
đủ đồ dùng, trang thiết bị dạy .
Bản thân tôi là giáo viên đã có nhiều năm công tác nên hiểu được tâm sinh
lý của trẻ đồng thời luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ có tâm huyết với nghề.
Trẻ của lớp đều khoẻ mạnh, ngoan biết nghe lời người lớn, có đủ điều
kiện phát triển toàn diện về Đức – Trí – Thể - Mĩ.
3.2. Hạn chế
Giáo viên chưa chú trọng vào rèn kỹ năng sống của trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Phụ huynh chưa quan tâm có trẻ ở cùng ông bà vì bố mẹ đi làm xa. Hay
nhiều gia đình có một con thường rất hay chiều chuộng yêu thương và làm theo
ý thích của trẻ.
5


Trẻ của lớp tôi đông, nhiều trẻ nhút nhát, chưa mạnh dạn về kỹ năng giao
tiếp: chào hỏi vẫn còn mang tình thụ động chào vẹt, chưa biết tự phục vụ chăm
sóc và bảo vệ bản thân, chưa biết phòng tránh các tai nạn thương tích, ứng phó
với biến đổi của khí hậu, chưa biết phối hợp đoàn kết giúp đỡ bạn bè. Trẻ
khuyết tật chưa được quan tâm, chăm sóc rèn kỹ năng sống riêng.
* Kết quả khảo sát thực tế trên trẻ
Bảng khảo sát được đánh giá trẻ đầu năm học tháng 9/ 2014 với số lượng
là 30 trẻ lớp tôi chủ nhiệm như sau:
Nội dung

Số


khảo sát

trẻ

Kỹ năng
Tháng

giao tiếp
Kỹ năng tự phục

9/ 2014 vụ và bảo vệ
Kỹ năng vận
động
Kỹ năng hợp tác

30

Tỉ
Tốt

lệ

5

%
17

6


%
20

8

%
27

6

%
20

Tỉ
Khá

lệ

Trung

Tỉ

bình

lệ %

10

%
33


15

50%

10

%
33

14

47%

12

%
40

10

33%

9

%
30

15


50%

%
%
Qua bảng đánh giá khảo sát về mức độ các kỹ năng sống của trẻ tôi thấy
với trẻ 5 – 6 thì mức độ đạt tốt khá vẫn chưa cao: Về kỹ năng giao tiếp tốt
chiếm 17 %, Kỹ năng tự phục vụ và bảo vệ khá chiếm 33%, Trung bình ở kỹ
năng hợp tác chiếm 50%
4. Các giải pháp thực hiện.
4.1. Tạo môi trường rèn kỹ năng sống cho trẻ.
Môi trường cho trẻ rèn kỹ năng sống bao gồm môi trường trong lớp và
ngoài lớp học bởi vậy trước mắt yêu cầu giáo viên phải có kiến thức .Vì thế mà
tôi đã luôn dành thời gian nghiên cứu tài liệu, xem các chương trình dạy kỹ
năng sống cho trẻ trên internet, sách báo…để có kế hoạch cụ thể cho mình từ
đầu năm học xây dựng nên kế hoạch cụ thể cho từng tháng, đưa ra các công
việc cụ thể cho từng nội dung. Ngay từ buổi đầu năm học mới tôi đã tận dụng
các buổi trưa hay ngày nghỉ đã trang trí các góc tuyên truyền về nội dung rèn
6


kỹ năng bên ngoài lớp như: bé khoanh tay chào bố mẹ, giúp đỡ bạn khi bị ngã
và một số hình ảnh phòng chống tai nạn thương tích, các trò chơi nhằm phát
triển vận động ( hình ảnh 1), Mục đích tuyên truyền để trẻ xem tìm hiểu về
những kỹ năng nhận biết được hành động nào đúng hành động nào là sai trong
và ngoài trường mầm non.
Môi trường gần gũi và thân thiện với trẻ như bàn ghế, các giá đồ chơi, tủ
cá nhân, các đồ chơi, dụng cụ để học tập cũng giúp trẻ có thể hoạt động cá nhân
và rèn cho mình kỹ năng của bản thân như : Trẻ có thể sử dụng nhẹ nhàng, cẩn
thận các đồ dùng học tập, các đồ dùng cá nhân như ca cốc, khăn mặt, tủ đựng
đồ..Đồng thời qua những đồ dùng đó tôi có thể dạy trẻ cách sử dụng đúng cách.

Ví dụ : Tôi đưa ra tình huống “ Con lấy giúp cô cốc nước” trẻ của tôi đã
lấy giúp tôi và đưa cho tôi bằng 1 tay và không mời. Tôi đưa 2 tay ra lấy cốc
nước và nói “ Cô xin! Cô cảm ơn con! Đồng thời nhắc nhở trẻ và rèn luôn cho
trẻ “ Khi con đưa cho cô hay làm giúp người lớn bất kỳ công việc gì con cũng
phải mời và đưa bằng hai tay…”. ( Hình ảnh 2)
Cũng như khi trẻ đi vệ sinh, hoạt động ngoài trời vào lớp thì trẻ thường
vội vàng, xô đẩy bạn chạy ùa vào lớp vứt bỏ dép không để lên giá... Tôi cũng
đã nhắc nhở trẻ đi nhẹ nhàng không xô đẩy nhau, với những đồ dùng của trẻ tôi
gọi trẻ lại gần và bảo “ Con hãy sắp xếp lại dép của mình cho đúng tổ, không
được để bừa bãi sẽ bị mất dép…”.Cũng có nhiều tình huống tôi gọi các trẻ
gương mẫu của lớp ra làm giúp cho bạn học tập( hình ảnh 3)
Ngày nay với công nghệ thông tin đang phát triển việc rèn kỹ năng sống
cũng rất phong phú tôi đã bật cho trẻ xem chương trình “ Kỹ năng sống mầm
non” trong đó có các tập phim, bài học thu hút trẻ. Tôi có thể sử dụng các ứng
dụng của công nghệ tạo lên các “slide” Ví dụ : Trò chơi “ đố vui” tôi đã xây
dựng các hiệu ứng có các hình ảnh về “hình ảnh vật nguy hiểm” cho trẻ chơi di
chuột đến các hình ảnh đó sẽ phát ra âm “ Bạn chọn tôi” “ chọn tôi bạn nhé” và
khi trẻ di chuột kích vào hình ảnh nào thì sẽ phát ra âm thanh “ bạn đúng rồi” “
bạn giỏi quá” hay “ bạn sai rồi” “ bạn thử lại xem nào”…

7


3.2. Giải pháp rèn kỹ năng sống thông qua các hoạt động học trong các
chủ đề:
Giáo dục mầm non chưa có môn học về kỹ năng sống mà trẻ chỉ có thể
tiếp nhận tích hợp qua các hoạt động học trong 9 chủ đề. Điều này đòi hỏi tôi
phải thiết lập kế hoạch lựa chọn nội dung rèn kỹ năng sống lồng ghép tích hợp
sao cho phù hợp. Tôi thường tích hợp lồng ghép trong tất cả các lĩnh vực, gần
gũi và thân thiện thực tế trẻ của lớp.

Sau đây là các chủ đề tôi đã xây dựng rèn kỹ năng sống cho trẻ dựa vào
các nội dung sau: Mục tiêu – mạng nội dung – mạng hoạt động.
T
T
1

2

Tên
chủ đề

Mục tiêu

-Biết kính trọng
yêu quý cô giáo,
các bạn trong
trường lớp, thân
thiện, hợp tác
Trường
với bạn trong
mầm
lớp.
non
- Biết giữ gìn đồ
dùng, đồ chơi
trong lớp, vứt
rác đúng nơi
quy đinh.
- Biết chăm sóc
bản thân, vệ

sinh cá nhân và
sử dụng một số
đồ dùng trong
sinh hoạt hàng
ngày.
Bản
- Biết một số kỹ
thân
năng tự bảo vệ
khi gặp nguy
hiểm, tránh một
số vật nguy
hiểm.

Nội dung

Hoạt động

- Công việc
của các cô,
tên các bạn,
sở thích, khả
năng của trẻ.
- Một số hoạt
động rèn kỹ
năng
gọn
gàng
ngăn
lắp và giữ

gìn vệ sinh
môi trường.
- Một số kỹ
năng chăm
sóc bản thân,
tự phục vụ và
sử dụng đồ
dùng.

-Trò chuyện làm quen với
cô và các bạn
( Chào
các bạn! Tớ tên là Gia
Linh..)
- Vệ sinh lau dọn, sắp xếp
các đồ dùng đồ chơi.
- Trò chơi đóng vai : Lớp
mẫu giáo.

- Những nơi
nguy hiểm,
vật
dụng
nguy
hiểm
không được
đến gần.

8


- Chăm sóc răng miệng,
rửa mặt, rửa tay…
- Không đến gần nơi, vật
nguy hiểm.
- Trò chơi: Phòng
Khám.


3

4

5

6

- Biết thực hiện
các quy tắc cư
xử với các thành
viên trong gia
đình.
- Biết chia sẻ
cùng người thân
khi gặp khó
khăn.
- Biết sử dụng
đồ dùng trong
gia đình.

- Những kỹ

năng ứng xử
với
người
thân.
- Một số kỹ
năng tự bảo
vệ, chăm sóc
Gia
bản thân.
đình
- Những kỹ
năng khi sử
dụng
đồ
dùng điều gì
nên làm và
không
nên
làm.
- Biết đặc điểm - Bé với một
của một số số nghề.
nghề: bán hàng
Nghề cứu hoả,
Nghề
giáo - Nhận biết
Nghề
viên…
đồ
dùng,
nghiệp.

- Biết một số kỹ dụng cụ và
năng sử dụng sản phẩm các
dụng cụ các nghề.
nghề nơi làm
việc.
- Biết yêu mến - Lợi ích của
thân thiện với con vật với
con vật gần gũi, con người , ý
muốn bảo vệ thức
chăm
chăm
sóc sóc và bảo vệ
chúng.
động vật.
- Biết các hành - Những việc
Động
động săn bắt, làm
không
vật
giết hại động tốt của con
vật quý hiếm
người đối với
động vật
- Biết được các - Việc tiếp
con vật hung xúc với con
giữ nguy hiểm
vật
nguy
hiểm
Thực - Biết trồng cây - Lợi ích của

vật
xanh cho môi cây xanh đối
trường
trong với
con
sạch.
người, chăm
9

- Chào hỏi lễ phép với
người thân…
- Làm gì khi bị lạc.( Con
sẽ nói với người lớn địa
chỉ nhà, nói tên bố mẹ
hoặc nhờ gọi điện cho
người thân).
- Tắt điện khi ra khỏi
phòng, khoá vòi nước khi
không sử dụng.
- Trò chơi : Gia đình ngăn
nắp.

- Cho trẻ đóng vai tập
làm cô bán hàng, lính cứu
hoả, cô giáo thể hiện các
vai, trao đổi giao lưu
cùng bạn…
- Tự tạo làm sản phẩm
các nghề: làm bánh, vẽ
tranh, làm bưu thiếp tặng

chú bộ đội.
- Trò chơi : Xây dựng
doanh trại bộ đội.
- Quan sát chăm sóc và
bảo vệ con vật trẻ thích :
Cho ăn, bế âu yếm
chúng…
- Xem vi deo về việc săn
bắt động vật.Trò chuyện
cùng trẻ về những việc
làm không tốt.
- Tránh xa con vật nguy
hiểm, phải làm gì khi gặp
chúng.
- Trò chơi : Trại chăn
nuôi.
- Thực hành các kỹ năng
chăm sóc cây.
- Video hành động chặt


- Biết các hành
vi đúng sai của
con người với
cây.

sóc và bảo vệ cây, phá rừng.
cây.
- Trò chơi : Nói lời hay
- Các hoạt làm việc tốt.

động của con
người đối với
cây.
- Thực hành cho trẻ đóng
vai tham gia giao thông:
Phươn - Biết một số kỹ
- Kỹ năng
đội mũ bảo hiểm, đi bên
g tiện
năng, quy định khi thực hiện
7
phải đường, đèn xanh đi
giao
khi tham gia
tham gia giao
đèn đỏ dừng lại…
thông
giao thông.
thông.
- Trò chơi : Đèn xanh,
đèn đỏ
- Biết một số kỹ - Cách giữ - Tìm hiểu về hiện tượng
Hiện năng bảo vệ bản gìn sức khoẻ lũ lụt.
tượng thân khi gặp theo
mùa, - Trò chơi : Bé ứng phó
8
tự
thiên tai, mưa bảo vệ sức với biến đổi khí hậu.
nhiên bão, sấm chớp.. khoẻ khi gặp
thiên tai.

Quê
- Biết được cảnh - Tình yêu - Xem video về Thủ đô
hương quan văn hoá quê hương Hà Nội, đi dạo đi thăm
– đất nét đẹp của quê đất nước, ý các di tích lịch sử của quê
nước – hương đất nước. thức giữ gìn hương: Chùa, Đình.
Bác Hồ
các di tích
9
- Biết tình cảm lịch sử.
- Xem video về Bác đến
Trường của Bác với các - Tình cảm thăm chia quà cho các
tiểu
cháu thiểu nhi.
của Bác đối cháu thiếu nhi.
học.
với
cháu
thiếu nhi
Việc xây dựng kế hoạch tích hợp lồng ghép rèn kỹ năng sống cho trẻ trong
các chủ đề đã cung cấp cho trẻ những kiến thức gần gũi, những kỹ năng cần
thiết phù hợp với trẻ.
4.3. Giải pháp rèn kỹ năng sống vào chế độ hoạt động trong ngày.
Khi xây dựng hoạt động tích hợp lồng ghép rèn kỹ năng sống tôi luôn
chú ý các vấn đề : Rèn trên hoạt động gì? Rèn kỹ năng gì?Cần những gì ? ( Đồ
dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, thời gian, không gian)Tiến hành bằng cách
nào ? Làm thế nào để trẻ lĩnh hội được kỹ năng sống? điều đó được thực hiện
trong các hoạt động sau:
4.3.1. Đón trẻ, trò chuyện buổi sáng.
10



* Đón trẻ : Tôi chào phụ huynh, học sinh và hướng dẫn trẻ chào người
thân, sau đó tự trẻ cải bỏ đồ dùng cá nhân, quần áo không cần sự giúp đỡ của
người lớn vào tủ và cất dép lên giá và vào lớp.
* Trò chuyện : Với cá nhân, nhóm hay tập thể về trước khi đến lớp con đã
làm việc gì ? làm việc đó như thế nào ?
Ví dụ : Sáng nay bố, mẹ cho con ăn sáng chưa ?
- Khi ăn con có mời người lớn không? Ăn có nhanh không?
- Trong tủ thuốc có lọ thuốc của con mà bố mẹ gửi cô, con ra tìm đúng lọ
thuốc của mình? Vì sao lại bị ho vậy ? làm thế nào để hết ho ? Khi ho con phải
thế nào ?
4.3.2. Hoạt động học.
Tôi thường lựa chọn các hoạt động nhẹ nhàng, phù hợp với tình huống
khuyến khích trẻ thể hiện kỹ năng đã biết tham gia vào hoạt động. Tôi xin trình
bày giáo án về rèn kỹ năng sống, đề tài :“ Bé nói lời lễ phép” (Giáo án 1)
Ngoài ra một số tiết học khác tôi cũng lồng ghép rèn kỹ năng sống cho trẻ.
Ví dụ : Trong tiết học thơ: “Tình bạn” trẻ ngoài việc học thuộc thơ, đọc diễn
cảm mà tôi còn giáo dục trẻ về tình bạn bè trong lớp, đoàn kết, giúp đỡ nhau
trong khó khăn. Liên hệ thực tế tại lớp có một bạn đã bị khuyết tật giáo dục
phải giúp đỡ bạn, giúp bạn hoà nhập với lớp.
Với tiết “ Tạo hình” “ In hình lá cây” tôi đã chuẩn bị nguyên vật liệu có
sẵn như lá cây, màu nước, khăn , giấy tôi cho trẻ thực hành in. Trong khi đó tôi
đi quan sát và đến hướng dẫn một số trẻ còn quét nhiều màu vào lá hay làm
màu bôi ra bẩn bàn, tranh nhau khăn. Tôi đã nhắc nhở làm bài cẩn thận nhẹ
nhàng, gọn gàng giữ gìn sản phẩm cuả mình và không tranh giành đồ của bạn.
Hoạt động KPKH đề tài “ Đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình tôi
xin trình bày giáo án cụ thể “(Giáo án 2)
4.3.3 Hoạt động ngoài trời.
Hoạt động này góp phần tích cực vào việc rèn kỹ năng cho trẻ.Ví dụ: Dạo
chơi quan sát các khu vực của trường. Tôi đã đưa trẻ đến các lớp học giới thiệu

với trẻ về các cô giáo, bạn và các em. Ngoài việc trẻ được làm quen được thăm
11


quan khu vực xung quanh trường tôi còn giáo dục trẻ biết lễ phép chào hỏi khi
gặp các cô, khách đến thăm trường, lớp. Giáo dục trẻ ý thức đi nhẹ nói khẽ,
không xô đẩy chen nhau.
4.3.4. Hoạt động góc.
Hoạt động trong “ góc phân vai” là hoạt động mà rèn kỹ năng cho trẻ rõ
rệt nhất, thực tế nhất, các kỹ năng được trẻ thể hiện ở đây bởi xã hội trẻ em
được đóng làm người lớn xuất hiện có bố mẹ các con, bác sĩ, người bán hàng,
người mua hàng …Trong khi chơi bố mẹ đưa con đi học, đến lớp nhắc con
khoanh tay chào cô, đưa con đi khám bác sĩ biết nói về bệnh của mình. Bác sĩ
khám bệnh cho bệnh nhân bằng ống nghe, biết nói tên bệnh..( Hình ảnh4) . Cô
bán hàng niềm nở chào mời khách đến mua “ Bác ơi vào đây mua bánh mỳ này,
bánh mỳ vừa mới ra lò rất ngon và thơm, mời bác! Mời bác! ”…
4.3.5. Tổ chức giờ ăn, ngủ, vệ sinh.
Tổ chức ăn, ngủ cho trẻ là là hoạt động nhằm hình thành các nề nếp thói
quen trong sinh hoạt, đáp ứng sinh lí, trẻ được vui vẻ và thoải mái như: Trước
khi ăn cơm tôi thường nhắc trẻ các kỹ năng như rửa tay bằng xà phòng trước
khi ăn cơm, hướng dẫn trẻ một số công việc tự phục vụ vừa với sức của trẻ
như: kê bàn, xếp ghế, lấy khay đựng cơm rơi, vãi, khăn lau tay......Trong khi ăn
tôi giáo dục trẻ những hành vi văn minh, lịch sự ( khi ngồi phải ngay ngắn, khi
ăn phải mời cô, mời bạn, trong khi ăn không nói chuyện riêng, ăn từ tốn, không
nhai nhanh...). Khi trẻ ăn xong cô nhắc nhở trẻ không chạy nhảy, giúp đỡ cô
những công việc nhỏ như lau bàn, quét nhà, trải đệm, ga...
Nhắc trẻ giữ vệ sinh phòng, nhóm sạch sẽ, đi vệ sinh phải đi đúng nơi
quy định, đi xong để dép lên giá xếp ngay ngắn theo tổ, sau đó biết lấy gối đi
ngủ, quần áo gấp và để đúng nơi quy định.
4.3.6. Hoạt động chiều.

Việc rèn kỹ năng sống tôi tiến hành mọi lúc mọi nơi và được củng cố nhiều
lần để nó trở thành kỹ năng kỹ xảo của trẻ. Vào những buổi chiều thứ 6 tôi
thường tổ chức phân công cho các tổ nhóm lao động, sắp xếp lau dọn lại đồ
dùng đồ chơi trong lớp. Tôi thường cho trẻ thảo luận và tự phân công nhận
12


công việc và phân làm các nhóm : nhặt lá cây khô, vỏ sữa...Nhóm thực hiện:
tưới cây, nhặt cỏ cho cây, để rác đúng nơi quy định,...Nhóm thực hiện: sắp xếp
đồ dùng, đồ chơi ngăn lắp gọn gàng, đúng nơi quy định, cô là người bao quát
và hướng dẫn trẻ.
Ngoài ra thông qua hoạt động nêu gương tôi cho trẻ kể về những việc làm
tốt như kê ghế, nhặt rác bỏ vào thùng… và nhận ra việc làm chưa tốt của bản
thân ..Trong những buổi nêu gương như vậy tôi đã giúp trẻ có được những thói
quen vệ sinh cá nhân và tập thể. Khi trẻ làm được những việc làm tốt tôi đã
tuyên dương trẻ, khích lệ và cho trẻ được cắm cờ. Với những trẻ có lỗi như
tranh nhau đồ chơi, xô đẩy bạn ngã, không ăn hết xuất ăn, hay nói chuyện …tôi
giúp trẻ nhận ra lỗi yêu cầu trẻ xin lỗi cô và các bạn như : “ Con xin lỗi cô, tôi
xin lỗi bạn lần sau tôi không như thế nữa …”.
Tóm lại : Việc tích hợp rèn kỹ năng sống trong hoạt động hàng ngày
bằng nhiều hình thức, tình huống cụ thể đã giúp trẻ năng động, sáng tạo và
hứng thú hơn đã có kỹ năng thay đổi rõ rệt.
4.4. Giải pháp rèn kỹ năng sống khi trẻ được đi dạo đi thăm.
Qua hoạt động đi dạo đi thăm giúp trẻ hình thành, củng cố kỹ năng sống rất
hiệu quả.Trẻ được đi dạo đi thăm tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, vui vẻ bởi vậy
tôi đã tổ chức một chuyến đi thăm quan Đình gần trường. Ví dụ Trước khi đi
thăm quan tôi cho trẻ thảo luận về nguyên tắc và nhiệm vụ học tập mà trẻ được
thực hiện đó là : Khi đi ra đường phải chú ý đi cùng cô và các bạn, nắm tay
nhau cùng đi ; Nghe lời cô giáo; gặp người lớn trên đường phải chào, đến Đình
phải chú ý quan sát, nói nhỏ, không xô đẩy nhau, lắng nghe ông phụ trách Đình

kể về di tích….
Kết quả : Sau chuyến đi trẻ hứng thú vui vẻ đã được thực hiện các hành
vi ứng xử văn minh
4.5. Rèn kỹ năng sống phối kết hợp cùng gia đình.
Tâm lý trẻ mầm non là “ chóng nhớ, chóng quên” bởi vậy ngoài sự nhiệt
tình của giáo viên thì việc kết hợp giữa gia đình và cô giáo là rất cần thiết .

13


Hiểu được điều đó mà tôi đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền với phụ huynh
bằng hình thức phong phú, điều này thể hiện sau đây:
Ngay từ đầu năm học được nhà trường cho tổ chức họp phụ huynh học
sinh tôi đưa ra các quy định nội quy của lớp và mạnh dạn cho phụ huynh đăng
ký mua cuốn “ Sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường” ( hình ảnh 5). Để
thường xuyên từng tháng tôi sẽ có thông tin cụ thể về việc chăm sóc giáo dục
của trẻ tại lớp.
Ngoài ra tôi lựa chọn các nội dung có liên quan đến kỹ năng sống để trình
bày với phụ huynh : Làm thể nào để trẻ có kỹ năng sống tốt? tôi đã hướng dẫn phụ
huynh vào mạng xem chương trình “ rèn kỹ năng trẻ mầm non” cung cấp cho phụ
huynh xem cuốn sách “ Lời khuyên cho các bậc cha mẹ trẻ” ( hình ảnh 6) Để làm
tốt điều đó trước hết chúng tôi kêu gọi các bậc phụ huynh là những tấm gương cho
trẻ noi theo như : ăn mặc quần áo gọn gàng phù hợp với thời tiết, sử dụng tiết kiệm
điện, nước trong sinh hoạt, niềm nở chan hoà cùng mọi người giúp đỡ người khác,
trồng nhiều cây xanh bảo vệ môi trường, ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi
trường bỏ rác đúng nơi quy định, thu gom rác thải…cũng phần nào giảm đi tác hại
của biến đổi khí hậu và bảo vệ bản thân.
Ngoài ra trong các giờ đón, trả trẻ… giáo viên chúng tôi thường xuyên
trao đổi với phụ huynh về những gì đã và đang làm được giúp trẻ hình thành kỹ
năng sống ở lớp cũng như ở nhà, trao đổi về những tiến bộ cũng như thái độ

tiêu cực của trẻ để có biện pháp rèn trẻ phù hợp hơn..
Ví dụ : Hàng tuần sau buổi trả trẻ tôi trao đổi cùng phụ huynh như : “Bà
về nhà hôm nay cho cháu tự tập mặc và cởi được áo nhé! hay rửa tay, rửa mặt
theo đúng quy trình; Cháu về nhà ăn cơm có mời ông bà, bố mẹ anh chị ăn cơm
không? …” Qua đó phụ huynh cũng đã phần nào biết những kỹ năng cô đã
hướng dẫn ở lớp và giúp cho việc rèn một số kỹ năng ở nhà dễ dàng hơn, phụ
huynh sẽ quan tâm và tin tưởng cô hơn. Cũng có nhiều cháu về nhà do được
chiều nên không nghe lời người lớn, phụ huynh còn trao đổi nhờ cô nhắc trẻ : “
Cô bảo giúp cháu hôm nay về nhà tự ăn cơm hộ tôi hay cô bảo cháu giúp tôi là
phải đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ…”
14


Hay qua hội thi “ Bé khoẻ, bé tài năng” được phòng giáo dục tổ chức
giao lưu theo cụm, chúng tôi cũng đã mời các bậc phụ huynh đến xem và cổ vũ
cho con em mình, nhiều phụ huynh xin nghỉ làm ở nhà đưa con đi từ sớm và
còn giúp chúng tôi chuẩn bị đồ dùng.
5 Kết quả đạt được.
Trên đây là những giải pháp mà tôi đã áp dụng với mục đích nhằm rèn
những kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp, tôi nhận thấy :
Bản thân giáo viên chủ nhiệm lớp sau khi tích cực học tập bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ về rèn kỹ năng sống cho trẻ lớp mình, tôi thấy mình
hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này. Chính nhận thức được điều đó mà các hoạt
động rèn kỹ năng sống cho trẻ đã có sự tích hợp một cách gần gũi, hợp lý hơn,
đã có nhiều hoạt động được nhà trường đánh giá cao về ý thức học sinh của
lớp. Đó là điều rất đáng mừng đối với nhiệm vụ giáo dục rèn kỹ năng sống cho
trẻ trong năm học này.
Trẻ đã có những hiểu biết về kỹ năng sống biết điều gì, việc làm gì là tốt,
hành động nào nên làm và hành động không nên làm để thích nghi với cuộc sống.
Trẻ cũng đã có kỹ năng cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày: Biết tự bảo

vệ và phục vụ bản thân, lẽ phép chào hỏi khi gặp người lớn không chào vẹt thụ
động và đã biết nghe lời ông bà bố mẹ và cô giáo, đoàn kết chia sẻ cùng bạn bè
đã biết giúp đỡ bạn khuyết tật hoà nhập như : Trẻ biết giúp bạn tô màu chọn
màu giống mình hay khi đi ra sân trường chơi thì rủ cùng chơi. Ngoài ra trẻ còn
thể hiện rõ các hành vi văn minh, văn hoá lịch sự đón tiếp chào mời khi có
khách đến nhà lấy nước mời khách, các cô đến lớp chơi trẻ biết lấy ghế mời cô
ngồi, biết tránh xa các vật và các nơi nguy hiểm.
Trẻ khuyết tật của lớp cũng đã hoà nhập được với cô và các bạn, trẻ biết tự
mình chăm sóc bản thân, đi vệ sinh đúng nơi quy định, lấy đồ dùng và biết để
đúng chỗ, biết khoanh tay cúi chào cô khi đến lớp cũng như lúc về, trẻ cũng gần
gũi với cô hơn, tôi còn thấy trẻ cười lên thành tiếng to khi chơi cùng các bạn.

15


Kết quả cụ thể đánh giá tháng 9/ 2014 đến tháng 2/ 2015 như sau:
Số

Nội dung

trẻ

khảo sát
Kỹ năng giao

Tháng
9/

30


tiếp
Kỹ năng tự phục
vụ và bảo vệ
Kỹ năng vận

2014

động
Kỹ năng hợp tác
Kỹ năng
Tháng
2/
2015

30
trẻ

giao tiếp
Kỹ năng tự phục
vụ và bảo vệ
Kỹ năng
vận động
Kỹ năng hợp tác

Tốt

Tỉ lệ
%

Khá


Tỉ lệ

Trung

Tỉ lệ

%

bình

%

5

17%

10

33%

15

50%

6

20%

10


33%

14

47%

8

27%

12

40%

10

33%

6

20%

9

30%

15

50%


26

87%

3

10%

1

3%

21

70%

8

27%

1

3%

22

73%

6


20%

2

7%

18

60%

11

37%

1

3%

Từ bảng khảo sát trên tôi nhận thấy đã có sự chuyển biến rõ rệt ở các nội
dung: Kỹ năng giao tiếp tốt tăng 70%, kỹ năng tự phục vụ và bảo vệ trung bình
giảm từ 44 % xuống còn 3%, kỹ năng vận động khá giảm 20%, kỹ năng hợp tác
tốt tăng 40%.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.
Giáo viên tích cực trau dồi chuyên môn nghiệp vụ bằng các hình thức
tìm tòi, các phương pháp rèn kỹ năng sống phù hợp với trẻ của lớp.
Phải nắm vững được tâm sinh lý của lứa tuổi, hiểu được mong muốn sở
thích, kỹ năng của trẻ .. để tạo ra các tình huống các bài tập giáo dục hình thành
các kỹ năng, thói quen tốt thích nghi với cuộc sống hàng ngày.
Giáo viên luôn gương mẫu trong các hoạt động, việc làm của mình, kiên

trì trong việc giúp trẻ rèn kỹ năng thay đổỉ những lối giáo dục xưa.
Trên cơ sở đó hiểu sâu sắc về nội dung việc rèn kỹ năng để vận dụng một
cách linh hoạt vào việc thực hiện chương trình dạy trẻ.
16


Xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung việc rèn kỹ năng cho trẻ để tích
hợp vào các chủ đề, các đề tài phù hợp.
Kết hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng rèn trẻ mọi lúc mọi nơi
đạt hiệu quả cao.
Thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ để thực sự đưa đến hiệu quả
về giáo dục trẻ có kỹ năng sống tốt và có ích.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Trong những năm gần đây bậc học Mầm non luôn được sự quan tâm của
toàn Đảng, toàn dân, các cấp lãnh đạo, được sự ửng hộ nhiệt tình và tích cực
17


của cha mẹ phụ huynh học sinh, bởi vậy ngành học Mầm non đang có sự
chuyển mình mạnh mẽ. Bởi lẽ đó, là một giáo viên trực tiếp phụ trách nhóm lớp
phải xác định được nhiệm vụ chính là nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục
trẻ. Để làm được điều đó đòi hỏi mỗi chúng ta phải có nhiều giải pháp thiết
thực hiệu quả nhưng mang tính khoa học, giáo dục của ngành, từ đó xây dựng
nên một trình độ chuẩn vững vàng về chuyên môn tận tâm, tận lực với nghề mà
hiện nay Đảng, nhân dân, các cơ sở giáo dục Mầm non, phụ huynh rất “ Cần
lắm lòng yêu nghề của giáo viên mầm non”
Vì vậy việc rèn kỹ năng sống cho trẻ là rất quan trọng bởi kỹ năng sống
cho trẻ mầm non vô cùng cần thiết đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của xã hội.

Khi áp dụng đồng bộ các giải pháp tôi đưa ra sẽ giúp bản thân hiểu sâu
rộng hơn về nội dung “ rèn kỹ năng sống cho trẻ” từ đó tăng thêm kiến thức, kỹ
năng lồng ghép tích hợp, tổ chức các hoạt động học tập cho trẻ một cách chủ
động, sáng tạo hiệu quả.
2. Khuyến nghị.
Sau khi thực hiện đề tài ““Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non” tôi xin mạnh dạn đề xuất một số khuyến
nghị sau:
+ Đối với cấp trường.
Xây dựng các tiết mẫu có tích hợp lồng ghép nội dung rèn kỹ năng sống
cho giáo viên bồi dưỡng thêm chuyên môn nghiệp vụ.
Chọn lọc các đoạn phim, video, hình ảnh về rèn kỹ năng sống xây dựng
thành “slide” cho giáo viên chúng tôi thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động
cho trẻ.
Xây dựng những tranh ảnh, các góc tuyên truyền hợp lý, thẩm mĩ phù
hợp với lứa tuổi, đặc biệt là trẻ khuyết tật trong trường mầm non.
+ Đối với cấp phòng, sở giáo dục.
Tạo điều kiện cơ hội cho giáo viên trau dồi năng lực sư phạm qua các
lớp bồi dưỡng tập huấn chuyên môn về rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non.

18


Cung cấp các tài liệu có nội dung lễ giáo, rèn kỹ năng sống để giáo viên
nghiên cứu và học tập.
Tổ chức các hội thi, trò chơi mang tính giáo dục về kỹ năng sống thu hút
cả phụ huynh và học sinh ủng hộ tham gia.
Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn kỹ năng cho
trẻ 5 – 6 tuổi trong lớp tôi chủ nhiệm. Trong quá trình thực hiện đề tài bản thân
tôi rất cố gắng, song về mặt nội dung cũng như hình thức trình bày không tránh

khỏi thiếu sót. Tôi rất mong sự nhận xét đóng góp ý kiến của hội đồng khoa
học các cấp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

PHỤ LỤC 1:

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

19


1. Chương trình giáo dục mầm non.- Bộ giáo dục và Đào tạo- Nhà xuất
bản giáo dục Việt Nam.
2. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu
giáo lớn ( 5 – 6 tuổi). – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
3. Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường
mầm non theo chủ đề ( trẻ 5 – 6 tuổi)
4. Bộ giáo án minh hoạ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu
giáo 5 tuổi thông qua các hoạt động giáo dục – Sở giáo dục và Đào tạo- Chủ
nhiệm : Đoàn thị Minh Công.
5. Tài liệu bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm
học 2012 – 2013. – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
6. 100 hoạt động phát triển kỹ năng cho trẻ khuyết tật tuổi mầm non học
hoà nhập. – Bộ giáo dục và Đào tạo – Hà Nội 2010.
7. Cuốn sách lời khuyên cho các bậc cha mẹ trẻ - Nhà xuất bản phụ nữ.
8. Một số trang Web:
www.youtube.com/watch?v=wD5BEVQCl_0

/>www.youtube.com/watch?v=ik2ix41g_zo


PHỤ LỤC 2 : Hình ảnh minh hoạ.
20


Hình ảnh 1: Tranh góc tuyên truyền.

Hình ảnh 2: Bé đưa bằng 2 tay

Hình ảnh 3: Bé sắp xếp lại giá dép

Hình ảnh 4: Bé chơi đóng vai Hình ảnh 5: Sổ liên lạc

Hình ảnh 6: Cuốn sách

PHỤ LỤC 3: Giáo án minh hoạ cụ thể:
Giáo án 1: Đề tài : Bé nói lời lễ phép.
21


I. Mục đích.
- Trẻ biết chào hỏi lễ phép, biết xin lỗi khi có lỗi, biết chào hỏi đúng tư
thế với mọi người.
- Rèn trẻ kỹ năng chào, chào to rõ ràng, tự nhận ra lỗi của chính mình.
- Giáo dục có thói quen chào hỏi, biết xin lỗi khi mắc lỗi.
II. Chuẩn bị.
- Slide chào hỏi, xin lỗi các tư thế chào, chữ, hình ảnh các thành viên
trong gia đình, ba lô.
III. Tiến hành.
Hoạt động cô
a/ HĐ1: Gây hứng thú.


Hoạt động trẻ

Cháo mừng các bé đến với chương trình “ Kỹ

- Trẻ hứng thú .

năng sống “ của trường A ngày hôm nay.
- Sau đây mời các bé đến với bài hát “ Lời

- Trẻ hát.

chào của em” do các bé lớp 5 tuổi A thể hiện.
b/ HĐ2: Trọng tâm.
- Để biết điều gì bí mật trong chủ đề cô mời
các con hãy hướng lên màn hình: bạn nhỏ

- Trẻ chú ý.

đang chào ai?
- Hàng ngày các con chào những ai?

- Trẻ trả lời.

- Khi chào tư thế như thế nào là đúng nhất?
- Cô khái quát lại : Khi chào người lớn các
con phải khoanh tay đầu hơi cúi mắt nhìn
thẳng vào người đối diện và miệng tươi cười.

- Trẻ chú ý


- Cô cho trẻ xem video về tư thế choà và cho
trẻ thực hành.
- Khi mắc lỗi ta phải làm gì?
- Trẻ thực hiện

- Cô cho trẻ tập xin lỗi
- Tặng quà cho trẻ.cho trẻ đi xem phim

- Trẻ trả lời.

c/ HĐ3: Diễn viên nhí.
22

Ghi chú


- Cô tổ chức cho trẻ đóng gia đình thực hành

- Trẻ thực hành.

chào bố mẹ và chào ông bà cô giáo.
Giáo án2: Khám phá khoa học.
Đề tài: “ Một số đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình bé”
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức.
- Biết được một số đồ dùng bằng điện trong gia đình, công dụng của điện
và phân biệt được công dụng của một số đồ dùng bằng điện: Ti vi, đài, đồ dùng
phục vụ ăn uống như tủ lạnh, máy xay…
2. Kỹ năng.

- Rèn kỹ năng phân loại đồ dùng trong gia đình theo công dụng và chất liệu
- Rèn trẻ biết cách sử dụng một số đồ dùng bằng điện đúng cách.
3. Thái độ.
- Có ý thức tắt quạt, tắt đài, ti vi khi không sử dụng, chỉ mở tủ lạnh có nhu
cầu. Biết gễt gìn, bảo quản sắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn nắp gọn gàng.
II. Chuẩn bị.
- Một số hình ảnh về một số đồ dùng.
Một số đồ dùng trong gia đình ( bằng đồ chơi hoặc đồ thật ) ví dụ : Ti vi,
quạt, máy sấy tóc..
III. Tiến hành.
Hoạt động cô
HĐ1: Gây hứng thú.

Hoạt động của trẻ

-Tổ chức cho trẻ chơi chương trình “ Ở nhà
chủ nhật”

- Trẻ đứng dậy vỗ tay

- Đến với hội chơi hôm nay là sự tham gia có
mặt của 3 gia đình: Gia đình số 1 tên goi :
Tiết kiệm; Gia đình số 2 : Ngăn nắp; Gia
đình số 3; Sạch sẽ.

- Lần lượt từng đội

- Cho 3 gia đình cùng hát bài hát

đứng dậy.


HĐ2: Trọng tâm.
23

Ghi chú


- Cô GT 3 phần thi của chương trình.

- Trẻ hát.

+ Phần 1: Thi xem đội nào nhanh.
- Cho 3 đội kể lần lượt kể tên các đồ dùng sử - Trẻ chú ý
dụng bằng điện trong gia đình.
- Chú ý : Không được kể những đồ dùng mà
đội bạn đã kể rồi.
- Cho trẻ kể thi đua các đội.
+ Phần 2: Cùng chia sẻ.
- Mỗi đội chơi chọn cho mình một số ô trên
màn hình sau khi ô số mở ra thì các đội sẽ

- Trẻ kể.

đưa đến cho hội thi một thông điệp.
* Đội tiết kiệm: Để tiết kiệm điện cần điều gì
?

- Trẻ chú ý.

- Khi dùng tủ lạnh có nên mở cửa lâu

không ?
- Cô chốt : Giáo dục trẻ khi sử dụng không
nên để đồ nóng vào tủ lạnh và mở cửa tủ lâu
sẽ bị hỏng tủ và tốn điện, cần sử dụng cẩn
thận thì tủ lạnh sẽ bền.
* Đội ngăn nắp: Quạt thường dùng khi nào ?

- Trẻ trả lời

- Cô khái quát lại : Khi dùng quạt xong phait

- Cho các đội trao đổi

tắt và cất đúng nơi quy định, không sử dụng

và đưa ra các ý kiến

quạt khi có gió tự nhiên.

- Trẻ trả lời.

* Đội sạch sẽ : Khi xem ti vi phải ngồi như
thế nào? Không xem ti vi phải làm gì?
- Cho trẻ quan sát các đồ dùng bằng điện mà
trẻ vừa kể. Cô giáo dục trẻ là tất cả đồ dùng
bằng điện khi không sử dụng thì phải tắt đi..

- Trẻ chú ý.

+ Phần 3: Cùng chung sức

- Cả đội sẽ chọn tranh vẽ về các đồ dùng và
- Trẻ chọn tranh và tổ
dán thành một bức tranh về các đồ dùng bằng
24


điện đánh số tương ứng.
HĐ3: Kết thúc.
- Thu dọn đồ dùng và hát bài niềm vui gia
đình

chức thi.
- Trẻ cất đồ dùng gọn
gàng ngăn nắp.

MỤC LỤC
Số TT
1

Trang bìa

Các đề mục
Thông tin chung về sáng kiến
25

Trang
1



×