Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Giờ học sử, giờ "du lịch về nguồn" pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.13 KB, 2 trang )

Giờ học sử, giờ "du lịch về
nguồn"

Không ai phủ nhận tính hấp dẫn của môn Lịch sử, nhưng vì
sao hấp dẫn mà học sinh vẫn không thích học và học kém?
Trả lời câu hỏi đó, trước hết trách nhiệm thuộc về phía
người thầy. Nếu mỗi giờ học sử là một giờ "du lịch về
nguồn" thì có lẽ rất ít học sinh biếng học. Có được điều đó
đòi hỏi người thầy phải có tâm, có tài.
Tránh kiểu dạy “nhồi nhét” kiến thức lịch sử
Thực tế dạy và học lịch sử đã được báo động từ nhiều năm trước
nhưng tình hình không được cải thiện mà còn có chiều hướng đi
xuống. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là do
phương pháp giảng dạy trong các trường học, trong cách thức ra
đề thi, không thực sự lôi cuốn học sinh với môn học, khiến học
sinh mang trong đầu tư tưởng đó là môn học phải thuộc lòng các
mặt chữ trong sách, vở một cách thụ động. Nội dung trong sách
giáo khoa thì quá dàn trải, số tiết học lại quá ít trong khi đó, các
trường sẵn sàng cắt tiết giảm giờ học của môn học này để đầu tư
cho các môn học khác. Ngành giáo dục mấy năm nay chủ trương
giảm tải cho học sinh, nhưng giảm tiết học mà nội dung sách
vẫn như cũ, nội dung đó trước kia học trong 2-3 tiết thì bây giờ
phải học xong trong một tiết. Giáo viên phải dạy lướt qua thật
nhanh mới mong hết 5-6 trang sách đầy chữ trong 45 phút. Còn
nhiệm vụ học sinh là phải về “nhồi nhét” 5-6 trang sách ấy để trả
bài. Trong khi đó lại có rất ít các chương trình bổ trợ lôi cuốn
học sinh tìm hiểu về lịch sử dân tộc trong thời đại bùng nổ về
các phương tiện thông tin đại chúng như hiện nay, khi mà giới
trẻ luôn bị bao vây bởi các phim truyền hình về lịch sử nước
ngoài.
Có lẽ để khắc phục tình trạng kém lịch sử trong học sinh, sinh


viên hiện nay, cần phải xác định vị trí quan trọng của môn Lịch
sử qua đó có những sự thay đổi phù hợp trong xây dựng nội
dung chương trình giảng dạy trong các trường phổ thông. Bồi
dưỡng phương pháp cho giáo viên nhằm tăng tính tương tác cho
người học, để giáo viên là người cùng “góp lửa” chứ không phải
là một “họa sĩ”, thích vẽ gì lên “tờ giấy trắng” ấy thì vẽ. Mặt
khác, xã hội cũng cần phải trọng dụng đối với những người chọn
các ngành khoa học xã hội nhân văn nói chung, lịch sử nói riêng
làm con đường lập nghiệp, cho họ có được cuộc sống yên ổn để
theo đuổi đam mê lịch sử.
Riêng đối với các bạn học sinh, sinh viên người viết bài này
muốn nhắn gửi tới những ai đang còn thờ ơ với những kiến thức
lịch sử của dân tộc rằng: Lịch sử là một môn học có ý nghĩa
quan trọng góp phần xây dựng nhân cách con người. Nếu không
hiểu lịch sử thì làm sao có thể sống tốt trong cuộc đời này?!

×