Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

VÀI NÉT KHÁI QUÁT VHVN TỪ NĂM 1975 ĐẾN HẾT TK XX pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.61 KB, 3 trang )

VÀI NÉT KHÁI QUÁT VHVN TỪ NĂM 1975 ĐẾN HẾT TK XX
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:
Lịch sử dân tộc ta mở ra một thời kì mới - độc lập, tự do và thống nhất.
- Từ 1975 đến 1985: đất nước ta lại gặp những khó khăn và thử thách mới.
- Từ 1986: Đảng đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện.
+ Kinh tế: Chuyển sang kinh tế thị trường
+ Văn hoá: Tiếp xúc và giao lưu văn hoá được mở rộng.
+ văn học dịch thuật, báo chí và các phương tiện truyền thông phát triển mạnh
mẽ.
 Sự nghiệp đổi mới thúc đẩy nền văn học cũng đổi mới để phù hợp với nguyện
vọng của nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của văn
học
- Thơ không tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn như các giai đoạn trước nhưng vẫn có
những tác phẩm đáng chú ý: Di cảo thơ - Chế Lan Viên, Tự hát – Xuân Quỳnh,
Người đàn bà ngồi đan – Ý Nhi, Ánh trăng - Nguyễn Duy
+ Nở rộ trường ca: Những người đi tới biển – Thanh Thảo,Đường tới thành phố
Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn Nguyễn Đức Mậu
+ Những cây bút thơ thế hệ sau 1975 xuất hiện: Một chấm xanh – Phùng Khắc
Bắc, Tiếng hát tháng giêng – Y Phương…
- Văn xuôi: Một số cây bút bộc lộ ý thức đổi mới cách viết về chiến tranh, cách
tiếp cận hiện thực đời sống. Đất trắng - Nguyễn Trọng Oánh, Hai người trở lại
trung đoàn – Thái Bá Lộc, Cha và con …, Gặp gỡ cuối năm - Nguyễn Khải….
- Từ 1986, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới: gắn bó, cập nhật
hơn đối với những vấn đề của đời sống
+ Phóng sự xuất hiện, đề cập những vấn đề bức xúc của cuộc sống:
+ Văn xuôi: Chiến thuyền ngoài xa - NGuyễn Minh Châu, Mảnh đất lắm người
nhiều ma - Nguyễn Khắc Tường, Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh
+ Bút kí: Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Cát bụi chân ai
– Tô Hoài
- Từ sau năm 1975, kịch nói phát triển mạnh: Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu
Quang Vũ), Mùa hè ở biển (Xuân Trình. ),…


2. Một số phương diện đổi mới trong văn học:
- Vận động theo khuynh hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu
sắc.
- Phát triển đa dạng về đề tài, chủ đề; phong phú và mới mẻ về thủ pháp nghệ
thuật
- Đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mới cách nhìn nhận, tiếp cận con
người và hiện thực đời sống, đã khám phá con người trong những mối quan hệ đa
dạng và phức tạp, thể hiện con người ở nhiều phương diện của đời sống, kể cả đời
sống tâm linh.
 Tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những
hoàn cảnh phức tạp, đời thường.
- Quá trình đổi mới cũng xuất hiện những khuynh hướng tiêu cực, những biểu
hiện quá đà, thiếu lành mạnh

5. Cñng cè: GV tæng kÕt toµn Bài
6. Dặn dò:
- ChuÈn bÞ Bài häc sau.

×