Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt theo quy định của hiệp định chống bán phá giá của wto

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TRẦN NAM TRUNG

CHẾ ĐỘ ĐỐI XỬ ĐẶC BIỆT VÀ KHÁC BIỆT
THEO QUY ĐỊNH CỦA HIỆP ĐỊNH
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ

TP HỒ CHÍ MINH - THÁNG 10 - NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

CHẾ ĐỘ ĐỐI XỬ ĐẶC BIỆT VÀ KHÁC BIỆT
THEO QUY ĐỊNH CỦA HIỆP ĐỊNH
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO

Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60380108

Người hướng dẫn khoa học

: PGS. TS. Trần Thị Thùy Dương.

Học viên

: Trần Nam Trung,


Cao học Luật khóa 20.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tác giả, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Trần Thị
Thùy Dương, chưa được người khác cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nghiên
cứu nào. Mọi thơng tin, số liệu và trích dẫn được sử dụng trong luận văn là trung
thực và có chú thích nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả

Trần Nam Trung


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa đầy đủ

Chữ viết
tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt
Hiệp định Chống bán phá giá

ADA


Anti-dumping Agreement

DSB

Dispute Settlement Body

EC

European Communities

Cộng đồng châu Âu

EU

European Union

Liên minh châu Âu

GATT

Cơ quan giải quyết tranh chấp của
WTO

General Agreement on Tariffs Hiệp định chung về Thuế quan và
and Trade

Mậu dịch

GNI


Gross National Income

Tổng thu nhập quốc dân

HDI

Human Development Index

Chỉ số phát triển con người

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

UN

United Nations

Liên hợp quốc

UNDP

United Nations Development Chương trình phát triển Liên hợp
Programme

quốc

WB


World Bank

Ngân hàng thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: NHỮNG KHÍA CẠNH PHÁP LÝ CỦA CHẾ ĐỘ ĐỐI XỬ ĐẶC
BIỆT VÀ KHÁC BIỆT TRONG HIỆP ĐỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA
WTO ...........................................................................................................................5
1.1. Quốc gia đang phát triển ...................................................................................5
1.2. Khái niệm chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt ..............................................13
1.2.1. Định nghĩa chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt ..............................................14
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt
theo quy định tại GATT và Hiệp định Chống bán phá giá .......................................15
1.3. Quy định của Hiệp định Chống bán phá giá về chế độ đối xử đặc biệt và
khác biệt ...................................................................................................................20
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................25
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ ĐỐI XỬ ĐẶC BIỆT VÀ
KHÁC BIỆT TRONG MỘT SỐ VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI
WTO .........................................................................................................................26
2.1. Vụ kiện EC - Thuế chống bán phá giá áp dụng đối với khăn trải giƣờng
cotton nhập khẩu từ Ấn Độ (WT/DS141) .............................................................26

2.1.1. Bối cảnh vụ kiện..............................................................................................26
2.1.2. Các vấn đề pháp lý liên quan đến chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt trong vụ
kiện ............................................................................................................................28
2.2. Vụ kiện EC - Biện pháp chống bán phá giá đối với ống sắt đúc nhập khẩu
từ Brazil (WT/DS219) .............................................................................................41
2.2.1. Bối cảnh vụ kiện..............................................................................................42
2.2.2. Các vấn đề pháp lý liên quan đến chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt trong vụ
kiện ............................................................................................................................43
2.3. Một số bất cập của quy định về chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt trong
Hiệp định Chống bán phá giá và kinh nghiệm cho Việt Nam ............................56
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................63
KẾT LUẬN ..............................................................................................................64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt là sự kiện gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) mang lại nhiều cơ hội cũng như tạo ra nhiều thách
thức với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Qua gần 10 năm chính
thức là thành viên của WTO, ta có thể nhận thấy việc thực hiện luật của WTO về
chống bán phá giá đóng vai trị rất quan trọng. Được điều chỉnh bởi Điều VI Hiệp
định Chung về Thuế quan và Mậu dịch 1994 (GATT 1994) và Hiệp định Chống bán
phá giá (ADA) chi tiết hoá Điều VI GATT 1994, bán phá giá trong thương mại
quốc tế có thể hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hoá được xuất khẩu từ
nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá thông thường của hàng hố đó1.
Trong WTO, đây được xem là “hành vi cạnh tranh không lành mạnh” của các nhà

sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đối với ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu. Tuy
nhiên, với nhóm nước đang phát triển, những tiêu chuẩn và điều kiện đặt ra trong
việc thực thi những nghĩa vụ của Hiệp định Chống bán phá giá có một số ưu đãi.
Những cơ chế này cịn được biết tới với tên gọi “chế độ đối xử đặc biệt và khác
biệt”. Thực tiễn qua một số vụ kiện chống bán phá giá tại WTO đã minh chứng lợi
thế cũng như hạn chế của cơ chế này đối với thương mại của một số quốc gia đang
phát triển.
Sau khi tham gia vào sân chơi WTO, số lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam vào thị trường các quốc gia thành viên WTO tăng lên đáng kể, đặc biệt là ở
các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Xuất khẩu nhiều đồng nghĩa với việc
hàng hóa Việt Nam có nguy cơ trở thành đối tượng của các biện pháp phòng vệ
thương mại (trade remedies), mà chủ yếu là các biện pháp chống bán phá giá. Thực
tiễn cho thấy qua gần 10 năm kể từ ngày gia nhập WTO, hàng hóa xuất khẩu của
Việt Nam đã rất nhiều lần bị cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nhập khẩu tiến
hành điều tra và bị áp thuế chống bán phá giá, gây thiệt hại lớn cho các doanh
nghiệp Việt Nam. Để hạn chế những tác động tiêu cực từ các biện pháp chống bán
1

Điều 2.1 ADA quy định: “Trong phạm vi Hiệp định này, một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được

đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác với giá thấp hơn trị giá thơng thường của sản phẩm đó)
nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá
có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại
thông thường”.


2

phá giá, Việt Nam cần biết cách tận dụng các ưu đãi, trong đó có chế độ đối xử đặc
biệt và khác biệt của WTO dành cho các quốc gia đang phát triển.2

Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài“Chế độ đối xử đặc biệt và
khác biệt theo quy định của Hiệp định Chống bán phá giá của WTO” để nghiên
cứu làm luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề chống bán phá giá và
chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt ở cả góc độ lý luận và thực tiễn. Điển hình trong
số những tác giả và cơng trình nghiên cứu nói trên phải kể đến:
- Lê Thị Ánh Nguyệt (2009), Pháp luật chống bán phá giá Hoa Kỳ và tác
động đối với Việt Nam, NXB ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.
- Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật thương mại
quốc tế - Phần I, Trần Việt Dũng, NXB Hồng Đức.
- Mai Hồng Quỳ, Trần Việt Dũng (2012), Luật Luật thương mại quốc tế (Tái
bản lần thứ nhất), NXB ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.
- Mai Hồng Quỳ, Lê Thị Ánh Nguyệt (2012), Luật tổ chức thương mại thế
giới. Tóm tắt và bình luật án (sách tham khảo), NXB Hồng Đức.
- Trần Thị Thùy Dương (Chủ nhiệm đề tài) (2012), Một số vụ kiện về chống
bán phá giá trong khuôn khổ WTO - Bài học kinh nhiệm cho Việt Nam, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
- Trần Việt Dũng, Trần Thị Thùy Dương (chủ biên) (2013), Tìm hiểu luật
WTO qua một số vụ kiện về chống bán phá giá, NXB Hồng Đức.
- Nguyễn Thị Thu Hiền (2014), Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá
trong khuôn khổ WTO và sự tham gia của các nước đang phát triển và Việt Nam Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật
Hà Nội.
Trong số các cơng trình nghiên cứu ở quy mơ nhỏ hơn có:
- Trần Thị Hà Tiên (2011), Tìm hiểu một số vụ kiện chống bán phá giá trong
WTO và kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận văn Cử nhân Luật học, Trường Đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh.

2


Tại đoạn 6 Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam tự nhận “là một nước
đang phát triển với thu nhập thấp và nợ nước ngoài cao”.


3

- Nguyễn Thị Lê Thi (2012), Kinh nghiệm vận dung chế độ đối xử đặc biệt
và khác biệt của Ấn Độ trong các vụ kiện chống bán phá giá tại WTO, Luận văn Cử
nhân Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
- Lê Thị Ngọc Hà (2012), “Chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các
nước đang phát triển trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO”, Tạp chí Khoa
học pháp lý, số 01 (68), trang 44-53.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu nói trên đã đề cập, ở những mức độ
chi tiết khác nhau pháp luật của WTO về chống bán phá giá, cơ chế giải quyết tranh
chấp tại WTO, các vụ kiện chống bán phá giá tiêu biểu tại WTO và kinh nghiệm
cho Việt Nam khi tham gia các vụ kiện chống bán phá giá tương tự trong tương lai
tại WTO.
Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu ở góc độ các
tranh chấp về chống bán phá giá giá, cũng như chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt
trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, mà chưa đề cập cụ thể và phân tích
sâu cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt trong
Hiệp định Chống bán phá giá qua các vụ kiện tại WTO. Đồng thời, cho đến hiện
nay, chưa có cơng trình nghiên cứu hay bài viết nào ở cấp độ Luận văn Thạc sĩ và
Luận án Tiến sĩ viết về vấn đề chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt theo quy định của
Hiệp định Chống bán phá giá của WTO.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích một số quy định pháp luật quốc tế về chế độ đối xử đặc
biệt và khác biệt theo Hiệp định Chống bán phá giá đối với các quốc gia đang phát
triển, luận văn đi sâu phân tích, đánh giá những cơ sở pháp lý liên quan, phân tích
thực tiễn các vụ việc tranh chấp thực tế trong khuôn khổ WTO đồng thời rút ra các

kinh nghiệm cho Việt Nam để có thể được hưởng lợi ích từ các quy định về đối xử
đặc biệt và khác biệt.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm các vấn đề: quốc gia đang phát
triển; chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt trong Hiệp định Chống bán phá giá, quá
trình hình thành và phát triển của chế độ này theo quy định của GATT và ADA;
thực tiễn vận dụng ưu đãi này qua các vụ tranh chấp chống bán phá giá được giải
quyết tại WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ những thực tiễn trên.
Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả chủ yếu nghiên cứu xung quanh quy định
về chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt trong Hiệp định Chống bán phá giá, kết hợp


4

với hai vụ tranh chấp điển hình có liên quan là vụ kiện EC - Thuế chống bán phá
giá áp dụng đối với khăn trải giường cotton nhập khẩu từ Ấn Độ (WT/DS141) và
vụ kiện EC - Biện pháp chống bán phá giá đối với ống sắt đúc nhập khẩu từ Brazil
(WT/DS219).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu nêu trên, Luận văn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, như:
Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng trong tồn bộ luận
văn với mục đích làm sáng tỏ những khía cạnh pháp lý của chế độ đối xử đặc biệt
và khác biệt trong Hiệp định Chống bán phá giá của WTO, thực tiễn vận dụng quy
chế này của Ấn Độ và Brazil qua hai số vụ kiện chống bán phá giá tại WTO.
Phương pháp đối chiếu, so sánh: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng
trong chương 2. Trong quá trình phân tích vụ kiện, tác giả đồng thời sử dụng
phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các vụ kiện chống bán phá giá với nhau để tìm
ra những ưu điểm và hạn chế trong từng vụ kiện. Từ đó, rút ra được những bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam.

Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong cả hai chương
nhằm liên kết, xâu chuỗi các vấn đề đã được phân tích.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Với việc thực hiện đề tài này, tác giả mong muốn góp phần trình bày lý luận
liên quan tới chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt theo Hiệp định Chống bán phá giá
đối với các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam cũng như các quy định
liên quan của Việt Nam. Luận văn này sẽ là một trong những tài liệu khoa học hữu
ích cho việc học tập, nghiên cứu pháp luật WTO.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, nội dung, phần kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phần phục lục. Nội dung luận văn được bố cục thành hai chương, có
kết luận của từng chương, cụ thể:
Chương 1: Những khía cạnh pháp lý của chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt
trong Hiệp định Chống bán phá giá của WTO.
Chương 2: Thực tiễn vận dụng chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt trong một
số vụ kiện chống bán phá giá tại WTO.


5

CHƢƠNG 1. NHỮNG KHÍA CẠNH PHÁP LÝ CỦA CHẾ ĐỘ ĐỐI XỬ
ĐẶC BIỆT VÀ KHÁC BIỆT TRONG HIỆP ĐỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
CỦA WTO
Điều 15 Hiệp định Chống bán phá giá quy định: “Cũng thừa nhận rằng các
Thành viên phát triển cần phải có các chiếu cố đặc biệt đến tình hình đặc thù của
các Thành viên đang phát triển trong khi xem xét các đơn đề nghị về các biện pháp
chống bán phá giá theo các quy định của Hiệp định này. Các biện pháp điều chỉnh
mang tính chất phối hợp xây dựng sẽ được đem ra xem xét trước khi áp dụng các
mức thuế chống phá giá nếu biện pháp này ảnh hưởng tới lợi ích cơ bản của các
Thành viên đang phát triển”. Đây là quy định ưu đãi, đặc thù chỉ dành riêng cho các

quốc gia thành viên đang phát triển, buộc quốc gia thành viên phát triển phải thực
hiện nghĩa vụ đối xử đặc biệt và khác biệt đối với quốc gia thành viên đang phát
triển trước khi áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Trong chương này, tác giả sẽ làm rõ hai vấn đề sau:
(i) Quốc gia đang phát triển - Đối tượng được hưởng lợi ích từ điều khoản
này;
(ii) Khái niệm chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt;
(iii) Quy định của Hiệp định Chống bán phá giá về chế độ đối xử đặc biệt và
khác biệt.
1.1. Quốc gia đang phát triển
Trong luật quốc tế và các ngành khoa học chính trị, quốc gia được hiểu là
thực thể pháp lý của cộng đồng quốc tế có khả năng đầy đủ để thực hiện các quyền
và nghĩa vụ hợp pháp trong quan hệ quốc tế. Quốc gia với tư cách là một chủ thể
của pháp luật quốc tế cần phải hội đủ các tiêu chuẩn cơ bản sau: (1) có lãnh thổ
riêng, (2) có dân cư ổn định, (3) có chính phủ và (4) có khả năng thực hiện các quan
hệ với các quốc gia khác. Bốn yếu tố cơ bản này được coi là mang tính quyết định
tư cách chủ thể của các thực thể trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là năng lực tiến
hành quan hệ đối ngoại với các quốc gia khác. Trong thực tiễn thương mại quốc tế,
có nhiều vùng lãnh thổ và khu vực hải quan khơng có chủ quyền quốc gia theo quy
định của luật quốc tế, nhưng tự chủ trong việc xây dựng và thực hiện chính sách
kinh tế và ngoại thương vẫn được công nhận các quyền năng chủ thể dành cho quốc
gia và có địa vị pháp lý như các quốc gia. Cả ba vùng lãnh thổ Hồng Kông, Ma Cao
và Đài Loan đều thuộc Trung Quốc hay Liên minh liên châu Âu EU - một liên kết


6

thương mại khu vực giữa các quốc gia châu Âu, không phải là quốc gia, nhưng các
thực thể này đều là thành viên đầy đủ của WTO và nhiều tổ chức quốc tế lớn khác. 3
Tuy vậy, nhìn chung các vùng lãnh thổ và khu vực hải quan trên cũng chỉ là những

trường hợp ngoại lệ, chiếm số lượng không lớn; các quốc gia với đầy đủ các yếu tố
chủ thể theo quy định của luật quốc tế mới là quan trọng nhất, cơ bản nhất thiết lập
khung pháp lý cho hoạt động thương mại quốc tế, điều phối hoạt động thương mại
quốc tế và là cơ sở cho sự hình thành cộng đồng quốc tế. Trong đó, có sự đóng góp
khơng nhỏ của các quốc gia đang phát triển.
“Quốc gia đang phát triển” là khái niệm tương đối phổ biến trong hoạt động
quốc tế nói chung và hoạt động thương mại quốc tế nói riêng. Trong hầu hết các tổ
chức quốc tế liên chính phủ, tỷ lệ thành viên là các quốc gia đang phát triển luôn áp
đảo và có xu hướng khơng ngừng tăng. Với số lượng đơng đảo, các quốc gia đang
phát triển ngày càng đóng vai trị quan trọng trong các hoạt động tồn cầu.
Riêng trong hoạt động thương mại quốc tế, vị thế của các quốc gia đang phát
triển không những được củng cố, mà còn gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.
Trong thời kỳ đầu của kỷ nguyên GATT 1947 (Hiệp định chung về Thuế quan và
Mậu dịch năm 1947 - Tiền thân của WTO), số lượng các quốc gia đang phát triển
khá khiêm tốn, chưa tới một nữa trong số 23 quốc gia thành viên ban đầu là quốc
gia đang phát triển.4 Bước sang những năm đầu của thập niên 1950, số lượng các
quốc gia đang phát triển hầu như không thay đổi. Trong những năm đầu tiên, dường
như GATT 1947 vẫn là “sân chơi” dành riêng cho các nước phát triển. Thậm chí,
đến cuối thập niên 1950, khi nhiều quốc gia mới dành được độc lập nộp đơn xin gia
nhập GATT 1947, thì tình hình bước đầu có chuyển biến, nhưng số lượng quốc gia
đang phát triển vẫn chiếm thiểu số (16 quốc gia đang phát triển trong tổng số 37
thành viên). Tuy nhiên, bước sang thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, trong khi
số lượng các quốc gia phát triển có xu hướng chững lại thì số lượng các quốc gia

3

Xem thêm: Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật thương mại quốc tế -

Phần I, Trần Việt Dũng, NXB Hồng Đức, trang 28-29; và Mai Hồng Quỳ, Trần Việt Dũng (2012), Luật
thương mại quốc tế (Tái bản lần thứ nhất), NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, trang 14-15.

4

Mười quốc gia thành viên đang phát triển, gồm: Brazil, Miến Điện (Myanmar), Ceylon (Sri Lanka), Chile,

Cuba, Trung Hoa Dân Quốc, Ấn Độ, Li Băng, Pakistan, Syria. Nguồn: Robert E. Hudec (1987), Developing
countries
in
the
GATT/WTO
legal
system,
trang
31,
/>26/10/2016.

truy

cập

ngày


7

đang phát triển nộp đơn xin gia nhập và trở thành thành viên của GATT 1947 lại
tăng mạnh, gấp đôi so với quốc gia phát triển.5
Kết thúc vòng đàm phán Uruguay, chính thức khép lại GATT 1947, đồng
thời, đánh dấu sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 19946, với số
lượng thành viên đông đảo hơn, lên đến 76 quốc gia tại thời điểm ngày 01/01/1995.
Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, tính đến nay, WTO có tổng

cộng 164 thành viên (trong đó, hơn 3/4 các quốc gia đang và kém phát triển).7 Các
thành viên của WTO đến từ mọi châu lục với chế độ chính trị, kinh tế, xã hội khác
nhau và trình độ phát triển khơng đồng đều. Do đó, để có cách nhìn tồn diện,
khách quan và ban hành những quy định phù hợp, WTO đã phân các Thành viên ra
thành bốn nhóm nước cơ bản: nhóm các nước phát triển (developed countries),
nhóm các nước có nền kinh tế chuyển đổi (economies in transition), nhóm các nước
đang phát triển (developing countries) và nhóm các nước kém phát triển nhất (leastdeveloped countries). Đồng thời, tại Hội nghị Bộ trưởng WTO (được tổ chức ở
Geneva, Thụy Sỹ) vào năm 1998, lần đầu tiên người ta cũng bàn đến “một số nền
kinh tế nhỏ bé” trong khn khổ của nhóm các nước đang phát triển. Tuy nhiên,
hiện nay, WTO vẫn chưa đưa ra các tiêu chí để phân biệt các quốc gia thành một
trong bốn nhóm trên.8 WTO chỉ cơng nhận nhóm “quốc gia kém phát triển nhất”
theo xếp loại Liên hợp quốc.9

5

Tính đến tháng 5/1970, GATT 1947 có 77 thành viên, trong đó 25 quốc gia phát triển và đến 52 quốc gia
đang phát triển. Nguồn: Robert E. Hudec, tlđd số 4, trang 31.
6

Hiệp định Marakesh về thành lập WTO được ký kết vào ngày 15/4/1994 và bắt đầu có hiệu lực thi hành vào
ngày 01/01/1995.
7

“Members and Observers”, truy cập ngày

26/10/2016.
8
Nguyễn Thị Mơ (2007), “Hội nhập của các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi”, Vị trí, vai
trò và cơ chế hoạt động của Tổ chức Thương mại thế giới trong hệ thống thương mại đa phương, NXB Lao
động - Xã hội, trang 398.

9

Thuật ngữ “quốc gia kém phát triển nhất” được Liên hợp quốc định nghĩa và WTO cơng nhận dựa trên ba
tiêu chí: thu nhập thấp, sự yếu kém về tài sản nhân lực, tính dễ tổn thương về mặt kinh tế. Nguồn: “What are
least developed countries (LDCs)?”, truy
cập ngày 26/10/2016.
Theo xếp loại của Liên hợp quốc, trên thế giới hiện nay có 48 quốc gia kém phát triển nhất, trong đó có tới
36
nước
đã

thành
viên
của
WTO.
Nguồn:
“Least
developed
truy cập ngày 26/10/2016.

countries”,


8

Tại Phụ lục VII của Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Hiệp
định SCM) có nêu các quốc gia đang phát triển là nước có thu nhập quốc dân trên
đầu người dưới 1.000 USD mỗi năm.10 Ngồi ra, WTO khơng đưa ra thêm bất kỳ
định nghĩa, giải thích hay xây dựng một tiêu chí nào về quốc gia đang phát triển. Do
đó, mỗi quốc gia sẽ tự xác lập tư cách của mình là “đang phát triển” hay “phát

triển” thông qua cơ chế “tự tuyên bố”. Có tới ¾ Thành viên WTO tự tun bố là
quốc gia đang phát triển với những trình độ phát triển rất khác nhau. Mặc dù vậy,
hành động tự công nhận trên không phải lúc nào cũng được chấp nhận một cách tự
động bởi các cơ quan của WTO và có thể bị các thành viên khác khiếu nại.11 Bởi vì
khi đã được công nhận là quốc gia đang phát triển, Thành viên đó sẽ được hưởng
nhiều ưu đãi đối xử đặc biệt và khác biệt so với các Thành viên cịn lại khơng được
cơng nhận, trong đó bao gồm cả ưu đãi đặc biệt và khác biệt trong lĩnh vực chống
bán phá giá.
Trên thực tế, một nước đang phát triển thường được xác định dựa trên các
định nghĩa hoặc phân loại của các tổ chức quốc tế liên chính phủ như: Liên hợp
quốc (UN), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Ngân hàng Thế giới
(WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Tên gọi dành cho đối tượng này khơng đồng
nhất12 và có thay đổi ở một số nước về vị trí nhóm trong bảng phân loại giữa các tổ
chức13, nhưng những khác biệt như vậy là không đáng kể.
Là tổ chức quốc tế với số lượng thành viên đông nhất thế giới, Liên hợp quốc
căn cứ vào những điều kiện kinh tế cơ bản (basic economic conditions) và GNI
(tổng thu nhập quốc gia) để chia Thành viên của mình thành ba nhóm (1) các nền
kinh tế phát triển gồm 07 nước công nghiệp hàng đầu thế giới - G7, các nước thành

10

Khoản (b) Phục lục VII Hiệp định SCM liệt kê những Thành viên đang phát triển bao gồm: Bolivia,

Cameroon, Congo, Bờ biển Ngà (Côte d’ Ivoire), Cộng hoà Dominica, Hy lạp, Ghana, Guyana, Ấn Độ,
Indonesia, Kenya, Ma-rốc, Nicaragua, Nigeria, Pakistan, Phillipines, Senegal, Sri Lanca, và Zimbabue. Đồng
thời, việc đưa một Thành viên đang phát triển vào danh sách nêu tại khoản (b) dựa phải trên số liệu gần nhất
của Ngân hàng Thế giới về thu nhập quốc dân trên đầu người (chú thích số 68 của Hiệp định SCM).
11

WTO,

“Who
are
the
developing
countries
in
truy cập ngày 26/10/2016.
12

the

WTO?”,

Liên hợp quốc xếp các quốc gia Trung và Đông Âu, Cộng đồng các quốc gia độc lập vào nhóm các nền

kinh tế chuyển đổi, trong khi, IMF xếp các quốc gia này vào nhóm các nền kinh tế đang phát triển và mới
nổi.
13

Theo phân loại của Liên hợp quốc thì Isreal là quốc gia đang phát triển, nhưng trong phân loại của IMF thì
Isreal lại thuộc nhóm nước phát triển.


9

viên Liên minh châu Âu - EU, các nước phát triển khác; (2) các nền kinh tế chuyển
đổi gồm các quốc gia Trung và Đông Âu, Cộng đồng các quốc gia độc lập 14; (3) các
nền kinh tế đang phát triển gồm các quốc gia còn lại ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ
Latin và Caribbean.15 Theo cách xếp loại như trên của Liên hợp quốc, thì khơng có
quốc gia nào ở châu Âu thuộc nhóm nước đang phát triển, nhưng trên thực tế, hầu

hết các quốc gia Trung và Đông Âu, Cộng đồng các quốc gia độc lập đều là những
nước thuộc nền kinh tế đang phát tiển.
UNDP dựa vào chỉ số phát triển con người (HDI)16 và GNI để phân loại các
nước trên thế giới thành (i) nhóm các nước đang phát triển (gồm cả các nước kém
phát triển nhất); (ii) nhóm các nước thuộc khu vực Trung - Nam Âu và Cộng đồng
các quốc gia độc lập là những thành viên cũ của Liên bang Xô Viết đã tách ra thành
những nước độc lập sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở châu Âu vào năm
1990; (iii) nhóm các nước là thành viên của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển
(OECD)17. Trong số các nước đang phát triển, UNDP tiếp tục chia ra thành các khu
vực khác nhau gồm: (i) các quốc gia Ả Rập; (ii) các quốc gia Đông Á và Thái Bình

14

Cộng đồng các quốc gia độc lập (Commonwealth of Independent States - CIS) là tổ chức khu vực bao gồm

các quốc gia thành viên cũ của Liên bang Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Xơ Viết thành lập ngày 8 tháng 12 năm
1991. CIS ra đời trong bối cảnh sau khi Liên Xơ tan rã, các nước cộng hồ thuộc Liên Xô cũ mặc dù đã tuyên
bố độc lập nhưng vẫn có nhu cầu phối hợp hoạt động cùng nhau trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hố, chính sách đối ngoại…. Hiện nay tổ chức này có 09 Thành viên: Armenia, Azerbaijan, Belarus,
Kazakhstan,
Kyrgyztan,
Moldova,
Nga,
Tajikistan,
Uzbekistan.
Xem
thêm:
truy cập ngày 27/10/2016.
15
Liên

hợp
quốc
(2014),
Country
classification,
trang
144-146,
/>truy cập ngày 26/10/2016.
16
Chỉ số HDI dựa trên các chỉ số về tuổi thọ trung bình, học vấn và GNI bình quân đầu người. Xem thêm:
UNDP, “Human Development Index (HDI)”, />truy cập ngày 26/10/2016.
17

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Co-operation and Development): Được
thành lập vào năm 1961 với mục tiêu ban đầu là xây dựng các nền kinh tế mạnh ở các nước thành viên, thúc
đẩy và nâng cao hiệu quả kinh tế thị trường, mở rộng thương mại tự do và góp phần phát triển kinh tế ở các
nước công nghiệp. Những năm gần đây, OECD đã mở rộng phạm vi hoạt động, chia sẻ kết quả nghiên cứu và
kinh nghiệm phát triển cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi sang kinh tế thị
trường. Hiện OECD có 34 thành viên, hầu hết trong số đó là các quốc gia có thu nhập cao. Xem thêm:
truy cập ngày 27/10/2016.


10

Dương; (iii) các quốc gia Nam Á; (iv) các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean; (v) các
quốc gia Nam Âu và (vi) các quốc gia ở khu vực châu Phi phía nam sa mạc.18
Vào năm 1978, Ngân hàng Thế giới đã xây dựng hệ thống phân loại các nền
kinh tế đầu tiên trên thế giới và xếp các quốc gia thành ba nhóm: (i) các quốc gia
đang phát triển, (2) các quốc gia công nghiệp, (3) các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ có
thặng dư tư bản lớn (capital surplus oil exporting countries, gồm: Ả-rập Xê-út, Ly

Bi, Cô-oét). Các quốc gia có thu nhập thấp (GNI bình qn đầu người từ 250
USD/năm trở xuống) và trung bình (GNI bình quân đầu người trên 250 USD/năm)
được xếp vào loại quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, cách phân loại trên sau đó đã
bộc lộ những điểm bất hợp lý, mâu thuẫn, chẳng hạn: Ai Len với GNI bình quân
đầu người là 2.560 USD/năm và Nam Phi với GNI bình quân đầu người là 1.340
USD/năm, lại được xếp vào nhóm các quốc gia công nghiệp, trong khi Israel,
Singapore, Venezuela, Hy Lạp và Tây Ban Nha với mức thu nhập GNI cao hơn Ai
Len, nhưng lại được phân loại là các quốc gia đang phát triển.19 Trước những hạn
chế này, vào năm 2016, WB đã khơng cịn giữ cách phân loại quốc gia phát triển và
đang phát triển như trước đây trước đây, mà thay vào đó WB dựa trên chỉ số GNI
năm trước của các nước để phân loại các quốc gia thành các quốc gia có thu nhập
thấp, thu nhập dưới mức trung bình, thu nhập trung bình và thu nhập cao.20
IMF căn cứ vào các dữ liệu về kinh tế và tài chính của các quốc gia thành
viên để chia các quốc gia thành viên thành hai nhóm: (1) nhóm các nền kinh tế tiên
tiến (advanced economies) gồm khu vực Euro, 07 nước công nghiệp hàng đầu thế
giới (G7), các nền kinh tế công nghiệp mới nổi ở châu Á (Hồng Công, Hàn Quốc,
Đài Loan, Singapore) và các nền kinh tế tiên tiến khác (ngoài khu vực Euro và
G7)21; (2) nhóm các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, gồm các quốc gia Trung
và Đông Âu, Cộng đồng các quốc gia độc lập, các nước châu Á đang phát triển, 05
18

UNDP

(2008),

Human

Development

Report


2007/2008,

trang

377,

truy cập ngày 26/10/2016.
19
Lynge Nielsen (2011), Classifications of countries based on their level of development: How it is done and
how it could be done, IMF, trang 11, , truy cập
ngày 27/10/2016.
20

Thu nhập thấp: từ 1.025 USD trở xuống; thu nhập dưới mức trung bình: từ 1.026 - 4.035 USD, thu nhập

trung bình: từ 4.036 - 12.475 USD, thu nhập cao: từ 12.476 USD. Xem thêm: WB, “World Bank country and
lending groups”, truy cập ngày
26/10/2016.
21
Úc, New Zealand, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Na Uy, Iceland, Israel, Đan Mạch, Cộng hòa Séc.


11

quốc gia ASEAN (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam), các nước
Trung Đơng, châu Phi phía nam sa mạc và các quốc gia ở Tây bán cầu (khu vực Mỹ
Latin và Caribbean). Theo Báo cáo Toàn cảnh kinh tế thế giới tháng 4/2016 của
IMF, trên thế giới hiện có 152 nền kinh tế đang phát triển (gồm cả quốc gia và vùng
lãnh thổ) và 39 nền kinh tế phát triển (gồm cả quốc gia và vùng lãnh thổ).22

Dựa vào các cách phân loại trên, theo tác giả, có thể khái quát nước đang
phát triển là những nước có chỉ số phát triển con người không cao, mức sống và thu
nhập bình qn đầu người thấp. Bên cạnh đó, các nước này cịn có đặc điểm như:
nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và khai thác tài nguyên thiên nhiên, năng
suất lao động thấp, nguồn nhân lực chưa được đào tạo đầy đủ và chuyên nghiệp, bộ
máy quản lý hành chính cồng kềnh, bất ổn về chính trị.23
Các nhận định và cách phân loại trên chỉ mang tính tương đối. Trong số các
quốc gia đang phát triển, có nhiều quốc gia đạt được trình độ phát triển cao, nổi bật
trong nhiều lĩnh vực công nghiệp hoặc mức sống cao nhưng vì một số lí do lại
khơng được xếp vào các nước tiên tiến hay phát triển như: Liên bang Nga hay Thổ
Nhĩ Kỳ ở châu Âu, Mexico hay Brazil ở châu Mỹ, Thái Lan hay Malaysia ở châu Á,
Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) hay Ả-rập Xê-út ở Trung Đơng,
Nam Phi ở châu Phi.24 Ngồi ra, giữa các quốc gia đang phát triển với nhau cũng có
sự chênh lệch rất lớn về trình độ phát triển kinh tế, kỹ thuật, như giữa các quốc gia
ở phía trên của bảng phân loại và các quốc gia nằm phía cuối bảng.25 Nguồn nhân
lực, năng suất lao động của các nước này khơng ngang bằng nhau. Do đó, khơng
phải tất cả quốc gia đang phát triển đều có cùng một vị thế, cùng giống nhau về tình
hình kinh tế, xã hội, trình độ phát triển.
Vì những khác biệt trên mà các quốc gia tham gia vòng đàm phán Doha đã
đề nghị xem xét, phân loại, xếp hạng lại các quốc gia đang phát triển trong WTO
nhằm thiết kế một chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt chính xác và chặt chẽ hơn,

22

IMF

(2016),

World


Economic

Outlook,

April

2016,

trang

145-151,

, truy cập ngày 26/10/2016.
23
Nguyễn Thị Mơ, tlđd số 8, trang 401-402.
24

Theo xếp loại hiện nay của IMF thì các quốc gia trên thuộc nhóm các nền kinh tế đang phát triển và mới

nổi.
25
Đều là những quốc gia đang phát triển, nhưng Ấn Độ, Trung Quốc có trình độ phát triển kinh tế, kỹ thuật
khá cao, trong khi nhiều quốc gia khác ở châu Mỹ, châu Phi lại có trình phát triển kinh tế, kỹ thuật rất thấp,
như Nigeria, Cameroon, El Sanvado, Honduras,…


12

hướng đến sự công bằng giữa các quốc gia thành viên và tn thủ ngun tắc đối xử
bình đẳng, có đi có lại trong WTO. Yêu cầu này đến nay vẫn cịn để mở và chưa có

kết luận chính thức.
Về khách quan, dựa trên các tiêu chí và bảng phân loại mà các tổ chức có uy
tín đưa ra, Việt nam thuộc nhóm các nước có nền kinh tế đang phát triển với thu
nhập thấp (dưới mức trung bình)26, chỉ số phát triển con người HDI ở mức trung
bình27. Về chủ quan, từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam ln tự xem mình là
nước đang phát triển.28 Tuy nhiên, trong vụ kiện Hoa Kỳ - Một số biện pháp chống
bán phá giá đối với sản phẩm tôm từ Việt Nam (WT/DS404), trong suốt hơn 100
trang báo cáo của Ban hội thẩm, chúng ta không hề thấy đề cập gì đến thuật ngữ
quốc gia đang phát triển. Trên thực tế, Việt Nam có nhiều mặt hàng nơng sản xuất
khẩu trên thế giới được xếp hạng cao. Chẳng hạn, gạo (đứng thứ hai, thứ ba thế
giới), cà phê (đứng thứ hai trên thế giới), hạt tiêu (đứng đầu thế giới), hạt điều (số
hai thế giới), chè (thứ tám thế giới), thủy hải sản (đứng thứ tám, thứ chín trên thế
giới). Do đó, cho đến hiện nay, Hoa Kỳ khơng cơng nhận Việt Nam là quốc gia
đang phát triển, đặc biệt là quốc gia đang phát triển trong các điều tra chống bán
phá giá. Nói cách khác, Hoa Kỳ đã, đang và sẽ không đối xử ưu đãi đối với Việt
Nam với tư cách là quốc gia đang phát triển trong các vụ kiện chống bán phá giá
hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.29
Việc WTO bỏ ngõ khái niệm “quốc gia đang phát triển” và để các Thành
viên tự xác lập địa vị của mình thơng qua cơ chế “tự tuyên bố” và được các Thành
viên khác công nhận, dường như Tổ chức này đã trao quá nhiều quyền tự quyết cho
các Thành viên của mình. Có những Thành viên ở trình độ phát triển kinh tế khá
26

Tại Bảng E, trang 150 của Báo cáo Toàn cảnh kinh tế thế giới tháng 4/2016 của IMF, Việt Nam là một

quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp; Theo phân loại hiện nay của WB, Việt Nam nằm trong nhóm quốc
gia có thu nhập dưới mức trung bình.
27
Trong Báo cáo Phát triển Con người năm 2015 của UNDP, Việt Nam được xếp vào hàng các quốc gia
đang phát triển (Bảng 6, trang 229) có chỉ số phát triển con người trung bình (Bảng 1 đến Bảng 5, Bảng 8 đến

Bảng 16).
Ngoài ra, trong Danh sách các quốc gia đang phát triển của Viện Thống kê quốc tế (ISI), Việt Nam cũng nằm
trong hàng ngũ các quốc gia đang phát triển. Xem thêm: ISI, “Developing countries”, truy cập ngày 26/10/2016.
28

Tại đoạn 6 Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam tự nhận “là một nước
đang phát triển với thu nhập thấp và nợ nước ngoài cao”.
29

Mai Hồng Quỳ, Lê Thị Ánh Nguyệt (2012), Luật tổ chức thương mại thế giới. Tóm tắt và bình luận án,
NXB Hồng Đức, trang 99-100.


13

cao nhưng vẫn có thể được cơng nhận là quốc gia đang phát triển và được hưởng
chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt nhờ vào các mối quan hệ và ảnh hưởng về kinh
tế, chính trị, tuyền thống. Ngược lại, có những Thành viên có trình độ phát triển
thấp hoặc trung bình, nhưng vì các lý do liên quan đến yếu tố chính trị (như Việt
Nam) chẳng hạn thì lại bị khước từ tư cách quốc gia đang phát triển. Điều này vơ
hình chung đã vơ hiệu hóa nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt, vốn là động lực
thúc đẩy các quốc gia đang phát triển gia nhập vào WTO. Do đó, Việt Nam cần
phối hợp với các quốc gia đang phát triển khác, cùng yêu cầu WTO phải làm rõ
khái niệm “quốc gia đang phát triển” theo hướng đưa ra định nghĩa, giải thích cụ thể
như thế nào là “quốc gia đang phát triển”, hàng năm WTO nên đưa ra bảng phân
loại cụ thể liệt kê những Thành viên nào là quốc gia phát triển và đang quốc gia
phát triển trên cơ sở tham khảo phân loại và các tiêu chí do IMF, WB, UNDP đưa
ra. Đặc biệt, WTO cũng nên phân hóa các quốc gia đang phát triển thành (i) nhóm
quốc gia đang phát triển ở trình độ cao (như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ,…) 30, (ii)
nhóm quốc gia đang phát triển ở trình độ trung bình (như Thái Lan, Việt Nam,…)

và (iii) nhóm quốc gia đang phát triển ở trình độ thấp (các quốc gia kém phát triển
nhất theo xếp loại của Liên hợp quốc), nhằm tối ưu hóa các ưu đãi đặc biệt và khác
biệt dành cho các quốc gia này.
1.2. Khái niệm chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt
Một trong những mục tiêu nền tảng của WTO được ghi nhận trong Lời nói
đầu của Hiệp định Marakesh là “Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, đảm
bảo cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được
thụ hưởng những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp
với nhu cầu phát triển của các nước này”. Mục tiêu này được các Thành viên WTO
cụ thể hóa bằng việc thơng qua nhiều quy định liên quan đến đối xử đặc biệt và
khác biệt dành cho các quốc gia đang phát triển.
Trong phần này, tác giả sẽ làm rõ hai khía cạnh:
(1) Chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt là gì?
(2) Chế độ này được hình thành và phát triển như thế nào trong hệ thống
thương mại đa phương GATT/WTO?

30

Đây là những quốc gia có cấu trúc nền kinh tế rất lớn, tổng thu nhập quốc dân cao. Các quốc gia này là
thành viên của G20 (nhóm các nền kinh tế lớn), BRIC (nhóm các nền kinh tế mới nổi).


14

1.2.1. Định nghĩa chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt
Như đã phân tích ở trên, WTO đã chia các thành viên của mình thành bốn
nhóm quốc gia, trong đó nhóm các quốc gia đang phát triển, kém phát triển và có
nền kinh tế chuyển đổi (gọi chung là các quốc gia đang phát triển) được GATT
1947 và WTO dành những đối xử đặc biệt và khác biệt hơn so với nhóm các quốc
gia phát triển, nhằm phù hợp với trình độ phát triển của họ. Riêng đối với 36 quốc

gia thành viên kém phát triển nhất (được thành lập dựa trên danh sách do Liên hợp
quốc đưa ra), WTO dành ưu đãi ở mức độ cao hơn so với các quốc gia đang phát
triển khác.31
Những ưu đãi đặc biệt và khác biệt này được chi tiết hóa dưới hình thức là
các điều khoản đối xử đặc biệt và khác biệt (special and differential treatment
provisions). Các điều khoản này được ghi nhận trong toàn bộ các Hiệp định của hệ
thống thương mại GATT/WTO32. Thậm chí, GATT đã dành một chương IV độc lập
để quy định về chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước đang phát triển.
Ngoài ra, WTO cũng quy định các chế độ thương mại ưu đãi và thuận lợi dành cho
các nước đang phát triển phải mang tính đơn phương - nghĩa là thành viên phát triển
khi thực hiện những chế độ ưu đãi dành cho các quốc gia phát triển không được đòi
hỏi từ họ những cam kết nhượng bộ thương mại theo ngun tắc “có đi có lại”
thơng thường.33
Như vậy, theo tác giả, chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D) là những
quy định của WTO dành riêng cho các thành viên là các quốc gia đang và kém phát
triển, theo đó, các thành viên này có thể được miễn hoặc giảm nhẹ việc thực hiện
các nghĩa vụ trong WTO so với các thành viên khác.
Theo đó, các quốc gia thành viên phát triển được yêu cầu đối xử với các
quốc gia thành viên đang phát triển ở mức độ thuận lợi hơn so với những thành viên
khác. Chẳng hạn như: quốc gia thụ hưởng được miễn không phải thực hiện một
nghĩa vụ nào đó; mức độ cam kết thấp hơn; thời gian thực hiện những cam kết dài

31

Các quốc gia kém phát triển được Liên hợp quốc thừa nhận sẽ chỉ bị bắt buộc cam kết và nhượng bộ trong
phạm vi phù hợp với trình độ phát triển của mỗi nước, nhu cầu về tài chính thương mại hoặc năng lực quản
lý và thể chế của mình. Xem thêm: Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tlđd số 3, trang 86, 125.
32

Theo thống kê của Ban thư ký WTO, hệ thống các hiệp định của WTO có 148 điều khoản và quy định điều

chỉnh chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt. Xem thêm: WTO (2013), Special and differential treatment
provisions in WTO Agreements and Decisions, WT/COMTD/W/196, trang 5.
33
Mai Hồng Quỳ, Trần Việt Dũng, tlđd số 3, trang 29-30.


15

hơn… Hiện nay, WTO phân chia các điều khoản đối xử đặc biệt và khác biệt thành
sáu loại: (1) quy định hướng tới việc gia tăng cơ hội phát triển thương mại ở quốc
gia đang phát triển; (2) quy định yêu cầu các Thành viên WTO phải bảo vệ lợi ích
của các quốc gia đang phát triển; (3) quy định cho phép các quốc gia đang phát triển
linh hoạt thực hiện nghĩa vụ trong các Hiệp định của WTO; (4) quy định về thời
gian chuyển đổi dài hơn34; (5) quy định về hỗ trợ kỹ thuật; (6) những quy định dành
riêng cho các quốc gia kém phát triển.35
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt
theo quy định tại GATT và Hiệp định Chống bán phá giá
Để có được cái nhìn rõ nét về chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt, cần phải
nắm và hiểu rõ quá trình hình thành và phát triển của nó. Q trình này được thể
hiện qua ba giai đoạn chính: trước vịng đàm phán Uruguay, vòng đàm phán
Uruguay, vòng đàm phán Doha.
1.2.2.1. Trước vòng đàm phán Uruguay
Thời gian đầu, trong GATT 1947 khơng có sự phân biệt giữa các quốc gia
phát triển và đang phát triển, nghĩa là quy định về đối xử đặc biệt không tồn tại
trong giai đoạn đầu của GATT 1947.36 Quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết là
ngang nhau, bất kể trình độ phát triển như thế nào. Đến đầu thập niên 1950, khi số
lượng các quốc gia đang phát triển trở thành thành viên bắt đầu tăng lên, các quốc
gia này cho rằng sẽ là không công bằng nếu yêu cầu các quốc gia đang phát triển
với nền kinh tế yếu kém, dễ bị tổn thương phải cạnh tranh trong cùng điều kiện với
các quốc gia phát triển. Cần có những quy định đặc biệt để các quốc gia này giảm

sự phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên liệu thô và phát triển một ngành công nghiệp
mũi nhọn.37
34

Theo đó, (i) các quốc gia phát triển được miễn thực hiện một số cam kết, quy định so với các thành viên
khác, hoặc (ii) thực hiện ở mức độ thấp hơn và (iii) được áp dụng các thủ tục linh hoạt, gọn nhẹ như: thủ tục
thông báo đơn giản hơn, ít bị rà soát chính sách thương mại hơn, tiến hành các biện phá tự vệ với thủ tục đơn
giản hơn. Nguồn: Akiko Yanai (2013), Rethinking special and differential treatment in the WTO, trang 3,
www.ide.go.jp/English/Publish/Download/Dp/pdf/435.pdf, truy cập ngày 26/10/2016.
35
WTO, tlđd số 32, trang 3-4.
36

Tại Lời nói đầu của GATT 1947 đã nhấn mạnh “Mong muốn đóng góp vào các mục tiêu nêu trên thông

qua các thỏa thuận tương hỗ và cùng có lợi theo hướng tới giảm mạnh thuế quan và các trở ngại thương mại
khác và hướng tới triệt tiêu sự phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế”.
37

Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (2005), Tác động của các Hiệp định WTO đối với các nước
đang phát triển, Hà Nội, trang 30.


16

Trong q trình rà sốt các điều khoản của GATT 1947 trong những năm
1954 - 1955, quan điểm trên đã được cụ thể hóa bằng việc sửa đổi Điều XVIII (mục
A, B, C)38 theo hướng cho phép các nước đang phát triển điều chỉnh hay rút bỏ
nghĩa vụ cắt giảm thuế quan nhằm tạo thuận lợi cho việc tạo dựng một ngành công
nghiệp cụ thể, được quyền giữ lại các thương mại định lượng để khích lệ các chính

sách thay thế hàng nhập khẩu và trong một số trường hợp, để đương đầu với những
vấn đề nghiêm trọng về cán cân thanh toán và cho phép sự hỗ trợ của Chính phủ
nhằm bảo vệ các ngành cơng nghiệp trong nước trước cạnh tranh quốc tế; đồng thời,
bổ sung Điều XXVIII (B) về đàm phán cắt giảm thuế quan.39
Tuy nhiên, các nước đang phát triển vẫn không xem GATT 1947 là một diễn
đàn đem lại những lợi ích cho họ. Do đó, các nước đang phát triển bắt đầu vận động
hành lang nhằm tạo ra một diễn đàn quốc tế thể hiện tiếng nói của thế giới thứ ba,
thơng qua đó thiết lập sự cơng bằng và bình đẳng trong cơ chế thương mại quốc
tế.40 Do đó, bước sang năm 1964, UNCTAD - Diễn đàn Liên hợp quốc về Thương
mại và Phát triển được thành lập nhằm thúc đẩy thương mại và lợi ích phát triển ở
các quốc gia thành viên, nhất là các quốc gia đang phát triển. Các cuộc thảo luận
giữa GATT và UNCTAD đã dẫn tới các quy định trong GATT được mở rộng, với
Phần IV (Điều XXXVI, XXXVII, XXXVIII) - mang tiêu đề “Thương mại và Phát
triển”. Mặc dù Phần IV không liên quan tới bất kỳ một quyền hay cam kết gì mới và
các mục tiêu được đưa ra nhằm thúc đẩy thương mại và phát triển ở các quốc gia
đang phát triển, song quy định mới này là một tuyên bố chính trị quan trọng khẳng
định địa vị đặc biệt của các quốc gia đang phát triển trong GATT.41

38

Điều 18.2 GATT 1947 quy định: “Các Bên cho rằng cần dự kiến trước những điều kiện thuận lợi cho các

bên ký kết nói trên để họ có thể duy trì cơ cấu thuế quan có sự mềm dẻo đủ để có một sự bảo hộ thơng qua
thuế quan cần thiết cho việc tạo dựng một ngành sản xuất nhất định và kiến lập các hạn chế số lượng nhằm
bảo hộ cho cán cân thanh toán theo cách để có tính tốn đầy đủ đến mức nhu cầu nhập khẩu cao và ngày
càng tăng có thể phát sinh do việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế”.
Điều 18.13 GATT 1947 quy định: “Nếu một bên ký kết thuộc diện nêu tại điểm 4 a) của điều khoản này thấy
rằng Nhà nước cần có sự giúp đỡ tạo thuận lợi cho việc tạo dựng một ngành sản xuất nhất định có tác dụng
nâng cao mức sống chung của nhân dân, nhưng lại không thể vận dụng được các biện pháp thich hợp với
các quy định của Hiệp định này, bên ký kết đó có quyền vận dụng các quy định và thủ tục của điểm này”.

39

Thomas Fritz (2005), Special and differential treatment for developing countries, trang 6, truy cập ngày 26/10/2016.
40
41

Thomas Fritz, tlđd số 39, trang 7.
Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, tlđd số 37, trang 30-31.


17

Cũng trong khoảng thời gian này, tại vòng đàm phán Kennedy vào năm
1967, Bộ luật Chống bán phá giá (Anti-dumping Code) đầu tiên đã ra đời. Bộ luật
gồm những nội dung chính sau: (1) làm rõ và cụ thể hóa những khái niệm và một số
điểm còn chưa rõ của Điều VI của GATT; (2) bổ sung Điều VI thông qua việc hình
thành những đề nghị về thủ tục phù hợp nhằm tiến hành điều tra chống bán phá giá;
(3) loại bỏ những văn bản pháp luật về thuế chống bán phá giá không thống nhất
của các quốc gia thành viên và buộc tất cả các bên ký kết GATT phải tuân thủ Điều
VI. Bên cạnh đó, Điều 17 của Bộ luật còn đề nghị thành lập một Ủy ban có chức
năng giám sát việc thực thi Bộ luật Chống bán phá giá và phát triển một hệ thống
các án lệ liên quan đến việc giải thích bộ luật, qua đó cho phép tăng cường mức độ
ổn định và có thể dự đoán trước của Điều VI.42 Tuy nhiên, Bộ luật Chống bán phá
giá của vịng đàm phán Kennedy khơng có bất kỳ quy định nào về chế độ đối xử
đặc biệt và khác biệt dành cho các quốc gia đang phát triển.
Trong phiên họp cuối cùng của vòng đàm phán Tokyo vào năm 1979,
nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt chính thức được thể chế hóa khi các bên
tham gia thông qua Điều khoản khả thể (Enabling clause43). Nội dung của Điều
khoản này bao gồm: (i) ưu đãi tiếp cận thị trường dành cho các quốc gia đang phát
triển dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử và khơng có qua có lại, (ii) đối xử

khác biệt và thuận lợi hơn đối với các quốc gia đang phát triển liên quan đến các
điều khoản của GATT điều chỉnh về những hàng rào phi thuế quan, (iii) tổng kết
những thỏa thuận ưu đãi giữa các nước đang phát triển với nhau và (iv) đối xử đặc
biệt dành riêng cho các quốc gia kém phát triển nhất.44 Đặc biệt, điều khoản này cịn
hợp pháp hóa các ưu đãi thuế quan dành cho các quốc gia đang phát triển trong

Điều 36.1(b) GATT 1947 quy định: “Xét thấy rằng thu nhập qua xuất khẩu của các bên ký kết có nền kinh tế
kém phát triển hơn có thể đóng vai trò quyết định trong việc phát triển kinh tế của mình, và rằng sự đóng góp
đó có tầm quan trọng thế nào còn tuỳ thuộc vào giá cả mà các bên ký kết đã phải trả cho việc nhập khẩu các
sản phẩm thiết yểu, vào khối lượng xuất khẩu và giá cả có được nhờ xuất khẩu”.
42
Raj Bhala (2001), Luật thương mại quốc tế: Những vấn đề lý luận và thực tiễn (tái bản lần thứ hai), người
dịch: Lê Thành Long, Đặng Hoàng Anh và một số dịch giả khác (2006), NXB Tư pháp, trang 629.
43
Tên gọi chính thức và đầy đủ của Điều khoản này là: Đối xử khác biệt và thuận lợi hơn, sự có qua có lại và
sự tham gia đầy đủ hơn của các quốc gia đang phát triển (Differential and more favourable treatment,
reciprocity and fuller participation of developing countries), được các bên ký kết GATT 1947 thông qua vào
ngày 28/11/1979. Nguồn: truy cập ngày
26/10/2016.
44
Thomas Fritz, tlđd số 39, trang 8.


18

khuôn khổ Hệ thống Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và cho phép Chính phủ của
các quốc gia đang phát triển được ban hành những quy định, chính sách như những
rào cản thương mại nhằm bảo vệ các công ty trong nước.45
Kết thúc vòng đàm phán Tokyo, một Bộ luật Chống bán phá giá mới đã được
thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/1980. Bộ luật mới bước đầu đã có những

quan tâm dành cho các quốc gia thành viên đang phát triển thông qua quy định tại
Điều 13: “Cũng thừa nhận rằng các quốc gia phát triển cần phải có các chiếu cố
đặc biệt đến tình hình đặc thù của các quốc gia đang phát triển trong khi xem xét
các đơn đề nghị về các biện pháp chống bán phá giá theo các quy định của Bộ luật
này. Các biện pháp điều chỉnh mang tính chất phối hợp xây dựng sẽ được đem ra
xem xét trước khi áp dụng các mức thuế chống phá giá nếu biện pháp này ảnh
hưởng tới lợi ích cơ bản của các quốc gia đang phát triển”.
Qua đó, Bộ luật mới quy định các quốc gia phát triển có nghĩa vụ quan tâm
và xem xét đặc biệt đến tình trạng đang phát triển ở những quốc gia thành viên
khác. Điểm hạn chế của điều luật này cũng như của Bộ luật Chống bán phá giá của
vịng đàm phán Tokyo là tính chất tùy nghi, khơng bắt buộc của các quy định. Chỉ
có các quốc gia tham gia Bộ luật mới bắt buộc phải thi hành, các quốc gia thành
viên khác của GATT 1947 khơng chấp thuận Bộ luật này thì khơng phải thực hiện
nghĩa vụ trên.46
1.2.2.2. Vòng đàm phán Uruguay
Bước sang thập niên 1980, một số bên tham gia vào GATT 1947 cho rằng
các quốc gia đang phát triển cần tham gia tích cực hơn vào các cuộc đàm phán. Do
đó, khi vòng đàm phán Uruguay được khởi động vào năm 1986, nhiều quốc gia
đang phát triển đã quyết định tham gia vào các cuộc đàm phán và chấp nhận các
quy định của GATT được áp dụng đồng bộ cho tất cả các bên tham gia. Mặc dù
vậy, các điều khoản về đối xử đặc biệt và khác biệt không thay đổi và thực tế vẫn
tồn tại thông qua các quy định đặc biệt cụ thể trong khuôn khổ từng hiệp định.47

45

Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, tlđd số 37, trang 31.

46

Có 25 quốc gia thành viên thi hành Bộ luật, đó là: Úc, Áo, Brazil, Canada, Tiệp Khắc, EC, Ai Cập, Phần


Lan, Hồng Kông, Hungary, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, New Zealand, Na Uy, Pakistan, Ba Lan,
Rumania, Singapore, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Hoa Kỳ và Nam Tư. Xem thêm: Raj Bhala, tlđd số
42, trang 630.
47
Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, tlđd số 37, trang 31.


19

Chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt trong Hiệp định Chống bán phá giá của
vòng đàm phán này được thể hiện thông qua Điều 15: “Cũng thừa nhận rằng các
Thành viên phát triển cần phải có các chiếu cố đặc biệt đến tình hình đặc thù của
các Thành viên đang phát triển trong khi xem xét các đơn đề nghị về các biện pháp
chống bán phá giá theo các quy định của Hiệp định này. Các biện pháp điều chỉnh
mang tính chất phối hợp xây dựng sẽ được đem ra xem xét trước khi áp dụng các
mức thuế chống phá giá nếu biện pháp này ảnh hưởng tới lợi ích cơ bản của các
Thành viên đang phát triển”.
Nhìn chung, điều khoản này tương tự với các quy định tại Điều 10.1 Hiệp
định về Các biện pháp kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS)48, Điều 12.2 Hiệp
định về Các hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT)49. Về bản chất,
nội dung Điều 15 giống với Điều 13 của Bộ luật Chống bán phá giá trong vòng đàm
phán Tokyo. Tuy nhiên, xét về giá trị pháp lý, Điều 15 có giá trị cao hơn, khơng chỉ
giới hạn trong phạm vi 25 quốc gia ký kết mà còn bắt buộc đối với tất cả các nước
thành viên WTO.50 Nói cách khác, Điều 15 của Hiệp định Chống bán phá giá có
phạm vi đối tượng điều chỉnh rộng hơn so với trước đây.
1.2.2.3. Vòng đàm phán Doha
Với trọng tâm là giải quyết các vấn đề về nhu cầu và lợi ích phát triển của
các quốc gia đang phát triển, những nước tham gia vòng đàm phán Doha đã dành
nhiều thời gian để thảo luận về các điều khoản liên quan đến chế độ đối xử đặc biệt

và khác biệt trong các Hiệp định của WTO. Tại đây, các nước châu Phi và các quốc
gia kém phát triển nhất đã yêu cầu các quy định về chế độ đối xử đặc biệt và khác
biệt phải có giá trị pháp lý cao hơn (dưới hình thức những nghĩa vụ bắt buộc), nên
48

Điều 10.1 SPS quy định: “Khi chuẩn bị và áp dụng các biện pháp vệ sinh động-thực vật, các Thành viên sẽ

tính đến các nhu cầu đặc biệt của các Thành viên đang phát triển, và đặc biệt là các Thành viên kém phát
triển”.
49
Điều 12.2 TBT quy định: “Các Thành viên sẽ dành sự quan tâm đặc biệt đến các quy định của Hiệp định
này liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các Thành viên đang phát triển và sẽ xem xét các nhu cầu đặc
biệt về tài chính, thương mại và phát triển của các nước Thành viên đang phát triển trong việc thực hiện
Hiệp định này, cả trong phạm vi quốc gia và trong việc thực hiện các thoả thuận về thể chế của Hiệp định
này”.
50

Giá trị pháp lý bắt buộc được hiểu là các Thành viên WTO khơng có nghĩa vụ bắt buộc phải ban hành pháp

luật trong nước tương ứng về vấn đề chống bán phá giá nhưng việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá
phải đảm bảo tuân thủ theo trình tự thủ tục điều tra được ghi nhận trong ADA. Nguồn: Lê Thị Ánh Nguyệt
(2009), Pháp luật chống bán phá giá Hoa Kỳ và tác động đối với Việt Nam, NXB ĐHQG TP. Hồ Chí Minh,
trang 15.


20

đưa ra những biện pháp linh hoạt để hỗ trợ phát triển nền công nghiệp trong nước;
đồng thời, nghĩa vụ thực thi những cam kết đặt ra cho các quốc gia này cũng phải
phù hợp với sự phát triển, thương mại và nhu cầu phát triển của họ.51

Để giải quyết các đòi hỏi trên, Ban thư ký của WTO đã tiến hành rà soát tất
cả các điều luật liên quan đến chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt trong toàn bộ các
Hiệp định của WTO, cũng như tại các Quyết định của Hội nghị Bộ trưởng, phân
loại những điều khoản này thành những điều khoản bắt buộc và không bắt buộc.52
Trong nỗ lực thúc đẩy các quốc gia đang và kém phát triển hội nhập kinh tế toàn
cầu, các Hội nghị của WTO đã thảo luận để tìm những giải pháp thích hợp nhằm
làm cho các quy định về chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt có thể được vận dụng
linh hoạt hơn. Tuy nhiên, Hội nghị Bộ trưởng những năm tiếp theo đều không đem
đến một kết quả khả thi. Cho đến nay, mục tiêu sửa đổi để chế độ đối xử đặc biệt và
khác biệt trở nên hiệu quả vẫn chưa có bước chuyển biến đáng kể.
1.3. Quy định của Hiệp định Chống bán phá giá về chế độ đối xử đặc biệt và
khác biệt
Hiệp định Chống bán phá giá có tên đầy đủ là Hiệp định về việc Thực thi
Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch năm 1994 (GATT 1994).
Điều VI của GATT 1994 cho phép các Thành viên áp dụng các biện pháp chống lại
hành vi bán phá giá và quy định chi tiết các điều kiện để các thành viên WTO có thể
thực hiện các biện pháp này. Cả ADA và Điều VI GATT 1994 được sử dụng cùng
nhau để điều chỉnh các biện pháp chống bán phá giá. Mỗi quốc gia thành viên WTO
có quyền ban hành và áp dụng pháp luật về chống bán phá giá tại nước mình nhưng
phải tuân thủ đầy đủ các quy định mang tính bắt buộc về nội dung cũng như thủ tục
trong ADA. Pháp luật về chống bán phá giá của mỗi quốc gia có thể cụ thể hóa
nhưng khơng được trái với các quy định liên quan tại ADA.53

51

WTO (2002), Special and differential treatment provisions, TN/CTD/W/3, đoạn 19.

52

WTO,

“Special
and
differential
treatment
/>
provisions”,
truy cập ngày

26/10/2016.
53

Điều 18.4 ADA quy định: “Các Thành viên sẽ thực hiện các bước cần thiết, chung hay theo các trường
hợp cụ thể, để đảm bảo thực hiện các nội dung này không muộn hơn thời điểm Hiệp định WTO có hiệu lực
đối với Thành viên, để đảm bảo sự phù hợp của các pháp luật, qui định và các thủ tục hành chính của nước
này theo các quy định trong Hiệp định khi áp dụng đối với các Thành viên đó”.


×