Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.4 KB, 5 trang )

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ

Người giáo viên địa lí muốn thành công trong công tác giảng
dạy của mình thì ngoài việc phải nắm vững kiến thức và kĩ năng
địa lí, họ cần phải nắm được phương pháp giảng dạy bộ môn và
biết cách nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực
này. Điều đó rất cần thiết để đánh giá được những công việc của
chính mình, học tập kinh nghiệm của người khác, đồng thời phát
huy được hết năng lực sáng tạo của bản than trong công tác
chuyên môn.
Công tác nghiên cứu lĩnh vực giảng dạy môn học ngày nay
không còn là việc riêng của các cán bộ chuyên môn trong lĩnh
vực nghiên cứu mà còn là công việc sáng tạo của đông đảo các
giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp.
Muốn nghiên cứu phương pháp dạy học trong lĩnh vực các
môn học, trước hết phải dựa vào phương pháp luận bộ môn, vào
các vấn đề lí luận dạy học đại cương, vào cơ sở duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử. Nếu không nắm vững quan điểm nói
trên thì người nghiên cứu không thể hiểu được một cách sâu sắc
đối tượng cũng như không thể lựa chọn, xử lí được các tài liệu
khoa học một cách đúng đắn để đưa vào nội dung giảng dạy và
học tập trong nhà trường.
Trong việc nghiên cứu các đề tài khoa học giáo dục (trong đó
có các đề tài về phương pháp dạy bộ môn), người ta thường vận
dụng các phương pháp nghiên cứu thuộc hai nhóm sau đây:
1. Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu phương pháp dạy
học địa lí cũng như phương pháp dạy học các môn học khác,
người ta thường sử dụng phổ biến một số phương pháp lí thuyết
(cũng gọi là quan điểm tiếp cận) như: phương pháp phân tích hệ


thống - cấu trúc, phương pháp phân loại, phương pháp lịch sử
v.v…
Nội dung chủ yếu của phương pháp phân tích hệ thống - cấu
trúc là đem đối tượng được nghiên cứu, xem xét nó trong một hệ
thống hoàn chỉnh gồm có những yếu tố có lien quan với nhau
theo một cấu trúc chặt chẽ.
Trong cấu trúc đó, mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa các
yếu tố được đặc biệt chú ý, chẳng hạn: khi nghiên cứu quá trình
dạy học Địa lí (đối tượng của môn Phương pháp dạy học Địa lí),
người ta phải nghiên cứu toàn bộ những mối quan hệ giữa hoạt
động của thầy và trò (tức là giữa hoạt động dạy và học), giữa
việc nắm tri thức địa lí và phát triển nhân cách của học sinh,
giữa mục tiêu và nội dung của môn Địa lí với các hình thức tổ
chức, các phương pháp kể cả các phương tiện dạy học địa lí
v.v…
Nếu sử dụng phương pháp phân loại thì trước hết người nghiên
cứu cần tập hợp tất cả những đối tượng và hiện tượng cần
nghiên cứu, rồi so sánh, phân loại theo các dấu hiệu đặc trưng.
Ví dụ: khi nghiên cứu vấn đề dạy học Địa lí, trước tiên người ta
tập hợp tất cả các yếu tố về nội dung lại, rồi phân chúng ra các
thành phần như: các loại kiến thức (lí thuyết, thực tiễn hay tự
nhiên, kinh tế - xã hội v.v…), các loại kĩ năng (kĩ năng bản đồ,
kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo đạc…), các mô hình sang tạo
v.v…rồi sau đó mới nghiên cứu chúng theo từng loại. Các vấn
đề về phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học
v.v…cũng đều phải được tiến hành phân loại cụ thể. Sự phân
loại cũng còn được vận dụng cho các kiểu hoạt động nhận thức
của học sinh: các kiểu bài, kiểu tiết lên lớp v.v…
Trong khi nghiên cứu phương pháp dạy học địa lí, một phương
pháp thường được sử dụng nữa là phương pháp toán học. Giá trị

của nó không chỉ giới hạn trong việc tính toán (xử lí hang loạt
các số liệu về thực nghiệm v.v…) mà chủ yếu là giải thích và
làm rõ những mối quan hệ qua lại phức tạp và những quy luật
trong các vấn đề dạy học Điạ lí dựa trên các số liệu đã xử lí và
những mối quan hệ có tính định lượng giữa tâm, sinh lí và khả
năng nhận thức của học sinh v.v…
2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nghiên cứu thực tiễn chủ yếu là khai thác những tài liệu,
những kinh nghiệm cụ thể, có thực đã xảy ra ở các trường, với
mục đích ghi lại và làm sáng tỏ những vấn đề đã diễn ra trong
các điều kiện và hoàn cảnh thực tế. Các phương pháp này có giá
trị lớn trong việc hoàn thiện các dự thảo chương trình và sách
giáo khoa, vạch ra cách thức bồi dưỡng giáo viên, tổng kết và
phổ biến các kinh nghiệm dạy học mới v.v…
Những phương pháp nghiên cứu thực tiễn thường được sử
dụng là: quan sát quá trình dạy học trên lớp, điều tra giáo viên
và học sinh, nghiên cứu các sổ điểm của lớp, giáo án của giáo
viên, tiếp xúc, trao đổi với giáo viên, học sinh và tiến hành các
bài kiểm tra, tổng kết kinh nghiệm v.v…
Thường thì các phương pháp này được phối hợp với nhau,
được sử dụng tuỳ theo mục đích và nhu cầu cần thiết tìm hiểu, ví
dụ: nếu cần nắm trình độ kiến thức và kĩ năng địa lí của học
sinh thì cần tiến hành kiểm tra đồng thời cũng có thể phối hợp
với việc quan sát trên lớp, điều tra trong giáo viên và học sinh,
nghiên cứu tài liệu, sổ điểm của lớp, sau đó đặt kế hoạch và
chuẩn bị chu đáo trình tự các công việc phải làm như: dự những
giờ nào trên lớp hoặc soạn ra các câu hỏi kiểm tra nào cho học
sinh v.v…
Trong các phương pháp thực tiễn, quan trọng nhất là phương
pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp này thường được tiến

hành để tìm ra những kinh nghiệm dạy học mới, xác định xem
nôịu dung của chương trình hoặc tài liệu giáo khoa có phù hợp
với trình độ của học sinh không, hoặc đánh giá cách tiến hành
một phương pháp, hiệu quả của một đồ dung dạy học mới (một
loại bản đồ chẳng hạn…) trong quá trình dạy học v.v…
Khi tiến hành thực nghiệm, người nghiên cứu cần phải suy
nghĩ kĩ về giả thuyết đặt ra, về những vấn đề cần kiểm tra để
chứng minh kết quả. Đối với những đề tài nghiên cứu về phương
pháp, giả thuyết đặt ra thường nhằm vào tính hợp lí cũng như
tính hiệu quả của những cải tiến về trình tự tiến hành, về cách
thức hướng dẫn học sinh cũng như về các phương tiện dạy học.
Một điều cần thiết để tiến hành thực nghiệm là: tài liệu biên
soạn để dạy thử phải phù với giả thuyết đề ra (giáo án, bài tập,
câu hỏi kiểm tra v.v…)
Tiêu chuẩn chính để đánh giá những đề xuất về phương pháp
giảng dạy (hoàn thiện nội dung, phương pháp và đồ dung dạy
học…) là kết quả thể hiện ở việc học sinh nắm vững kiến thức
và kĩ năng, ở sự phát triển hứng thú và mức độ hoạt động tự giác
của họ, bởi vậy trong quá trình thực nghiệm cần phải có những
biện pháp kiểm tra để đo những tiến bộ đó.
Một hình thức khá phổ biến trong việc tổ chức dạy thực
nghiệm là có các lớp đối chứng dạy song song bên cạnh các lớp
thực nghiệm. Trong các lớp thực nghiệm, việc giảng dạy được
tiến hành theo các phương án phù hợp với giả thiết, còn trong
các lớp đối chứng, việc giảng dạy vẫn tiến hành một cách bình
thường không có gì thay đổi. Một điểm cần lưu ý là học sinh ở
các lớp thực nghiệm phải được chọn lọc sao cho các em có trình
độ và khả năng nhận thức tương tự như học sinh ở các lớp đối
chứng. Ngoài ra, sự đồng đều về nền nếp, kỉ luật học tập ở các
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cũng là một điều kiện đáng

chú ý, tuy không phải là điều kiện cơ bản.
Hiện nay, trong việc nghiên cứu phương pháp dạy học nói
chung, phương pháp thực nghiệm sư phạm được coi là phương
pháp đáng tin cậy nhất vì những kết quả thu được đã trải qua quá
trình kiểm chứng, do đó các kết luận rút ra thường có giá trị thực
tiễn và tính thuyết phục cao.
Thông thường các phương pháp nghiên cứu thực tiễn và nghiên
cứu lí thuyết được sử dụng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Bất cứ
một lí luận khái quát nào về mặt lí thuyết cũng phải dựa trên
những sự kiện thực tiễn. Ngược lại, bất cứ một kết luận thực tiễn
nào cũng đều cũng phải dựa trên những giả định về mặt lí
thuyết.

×