Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

phương phap day hoc dia ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.51 KB, 1 trang )

Phương pháp dạy học địa lí
Những điều kiện để dạy tốt môn Địa lý.
GD - Về giáo viên (GV): GV cần thay đổi nhận thức về dạy học, phân biệt được
sự khác nhau giữa dạy học tích cực với dạy học thụ động, nhận thức được vai
trò và sự cần thiết của việc dạy học tích cực; GV phải vững về chuyên môn,
phải được đào tạo bồi dưỡng chu đáo về kiến thức địa lí và những kiến thức
chuyên môn; GV phải có trình độ sư phạm lành nghề, biết khai thác các mặt
tích cực của các phương pháp (PP), hình thức tổ chức dạy học và có kĩ thuật
thực hiện các PP, hình thức đó.
Về học sinh (HS): mỗi HS cần có đủ SGK và các phương tiện học tập cần thiết khác như tranh ảnh, bản đồ…; được sự giúp
đỡ, hướng dẫn của GV, HS dần dần có những phẩm chất, năng lực phù hợp với việc dạy học tích cực.
Về chương trình và SGK: cần được biên soạn sao cho HS có điều kiện tiếp thu các kiến thức và hình thành các kĩ năng học
tập môn địa lý. Cụ thể là trong chương trình phải chỉ rõ các kiến thức và kĩ năng cần hình thành ở HS, định hướng về PP và
đánh giá. SGK không chỉ cung cấp các kiến thức mà cần cung cấp cả PP học của HS. SGK phải được trình bày theo hướng
phục vụ quá trình học tập tích cực chủ động của HS để chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của GV.
Về cơ sở vật chất: Phòng học nên thay bộ bàn ghế dài bằng bộ bàn ghế cá nhân, giúp HS dễ dàng thay đổi vị trí khi cần
thực hiện những nhiệm vụ học tập đa dạng, phong phú. Sử dụng bốn bức tường của phòng học, không gian xung quanh để
trưng bày các đồ dùng học tập môn địa lí; về trang thiết bị cần tăng cường các thiết bị phục vụ dạy học theo hướng tự phát
triển tri thức, xây dựng các băng hình học tập theo nội dung chương trình từng lớp và trong điều kiện có thể tăng cường
việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại như video, máy thu thanh. Biên soạn các loại phiếu học tập khác nhau để HS
sử dụng cá nhân hoặc theo nhóm. Biên soạn các loại sách, tài liệu tham khảo nhằm bổ túc, nâng cao kiến thức và hướng
dẫn PP dạy cho GV.
Về đánh giá, một giờ học địa lý được đánh giá là tích cực nếu có những dấu hiệu sau: GV là người đưa HS vào những tình
huống có vấn đề, biết khơi dậy và kích thích tính tò mò, lòng ham muốn tìm hiểu các kiến thức địa lí. GV là người chủ đạo,
biết tạo điều kiện và biết cách tổ chức những hoạt động học tập cho HS. GV là người hướng dẫn HS cách làm việc với các
phương tiện học tập, biết phát hiện những chỗ sai của HS và đưa ra những biện pháp sửa chữa uốn nắn kịp thời; HS có
nhu cầu hứng thú học tập, chủ động huy động các chức năng tâm lí ở mức cao trong việc chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ
năng địa lí, thích thể hiện và biết cách thể hiện những hiểu biết của mình về địa lí với bạn bè, biết tự đánh giá kết quả học
tập của mình, của bạn…
Các PP dạy học
PP hình thành biểu tượng địa lí: Các biểu tượng địa lí là những hình ảnh về các sự vật, hiện tượng địa lí được tri giác, phản


ánh vào trong ý thức của HS, được giữ lại trong trí nhớ và có khả năng tái tạo theo ý muốn. Có hai biểu tượng địa lí: biểu
tượng kí ức là sự phản ánh đối tượng đã được trực tiếp tri giác trong quá khứ, biểu tượng tưởng tượng là sự phản ánh
những đối tượng tuy không tri giác trực tiếp nhưng được tư duy tạo ra trên cơ sở những đối tượng có liên quan đã tri giác
được.
Có ba bước hình thành biểu tượng kí ức là lựa chọn đối tượng quan sát, xác định mục đích quan sát và tổ chức, hướng dẫn
cho HS quan sát đối tượng thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập.
PP sử dụng bản đồ: Bản đồ địa lí là hình vẽ thu nhỏ bề mặt trái đất hoặc một bộ phận của bề mặt trái đất trên mặt phẳng
dựa vào các PP toán học, PP biểu hiện bằng kí hiệu để thể hiện các thông tin về địa lí. GV cần xác định kiến thức trong bài
mà HS phải nắm qua lược đồ sao cho phù hợp để HS có thể sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học tự phát hiện ra kiến thức
mới. GV cần soạn một hệ thống câu hỏi dựa trên lược đồ trong SGK và trình độ HS để dẫn dắt HS tự khám phá kiến thức.
Về phía HS phải được trang bị một số kiến thức tối thiểu, cần thiết để biết cách làm việc với bản đồ.
GV hướng dẫn HS để các em thực hiện các bước sau: nắm được mục đích làm việc với bản đồ, xem bảng chú giải, tìm vị trí
địa lí của đối tượng trên bản đồ, quan sát đối tượng trên bản đồ, xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố và các
thành phần như địa hình, khí hậu.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×