Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng hạt ca cao ở Việt Nam - MS2 " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.36 KB, 14 trang )



Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Báo cáo tiến độ


013/05VIE
Lên men, sấy và đánh giá chất lượng hạt ca cao
ở Việt Nam





MS2: Báo cáo 6 tháng lần thứ nhất









Tháng 8 năm 2006



1
1. Thông tin cơ quan


Tên dự án
Lên men, sấy và đánh giá chất lượng hạt ca cao ở
Việt Nam
Cơ quan Việt Nam
Trường Đại học Cần Thơ
Điều hành dự án phía Việt Nam
Tiến sĩ Hà Thanh Toàn.
Cơ quan Việt nam
Trường Đại học Nông Lâm
Điều hành dự án phía Việt Nam
Tiến sĩ Phạm Hồng Đức Phước
Cơ quan Việt Nam
Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm Tây Nguyên
Điều hành dự án phía Việt Nam
Tiến sĩ Nguyễn Văn Thường
Tổ chức Úc
QDPI&F
Nhân sự
Neil Hollywood
Ngày bắt đầu
06/2
Ngày hoàn thành (lúc đầu)
08/2
Ngày hoàn thành (lúc sau)
08/8
Thời gian báo cáo
6 tháng đầu đến 06/08

Nhân viên liên hệ
Phía Úc : điều hành

Tên:
Neil Hollywood
Telephone:
617 34068643
Chức
vụ:
Nhà vi sinh vật học
Fax:
617 34068699
Tổ chức
QDPI&F
Email:



Phía Úc: liên hệ hành chính
Tên:
Michelle Robbins
Telephone:
617 33462711
Chức
vụ:
Nhân viên kế hoạch
Fax:
617 33462727
Tổ chức
QDPI&F
Email:




Phía Việt Nam
Tên:
Hà Thanh Toàn
Telephone:
84 71 830604
Chức vụ:
Giám đốc Viện NC&PT CNSH
Fax:
84 71 830604
Cơ quan
Trường Đại học Cần Thơ
Email:



2
2. Tóm lược dự án






















Chính phủ Việt Nam đang tập trung vào chất lượng cao của hạt ca cao Việt Nam và đề ra
mục đích sẽ có 10.000 hecta trồng ca cao đến 2010, với trọng tâm là ở tỉnh Đắc lắc và với
18.000 ha ở Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi là vùng ưu tiên cho dự án CARD. Các hộ nông
dân sản xuất nhỏ sẽ canh tác hầu hết ở vùng này và thấy rằng giá trị cao của ca cao được
thấy rỏ ca cao có thể dẫn dắt sự phát tri
ển nông thôn. Tuy nhiên, có ý kiến rằng Việt Nam
sản xuất cacao được lên men chất lượng cao với giá cao chênh lệch, điều đó sẽ tăng thêm
thu nhập cho người nông dân trồng cacao Việt Nam. Phương thức tốt nhất để đảm bảo
thuộc tính chất lượng tốt là huấn luyện những chuyên gia Việt Nam về phương pháp đánh
giá các thuộc tính chất lượng cacao, các phương pháp lên men và sấy khô. Những nhà khoa
học của nhóm phát triển ca cao Việt Nam s
ẽ được chọn để huấn luyện bao gồm các nhà
khoa học của Đại học Nông lâm, Đại học Cần Thơ (nằm tại một trong những vùng trồng
cacao rộng lớn nhất Đồng bằng Sông Cửu Long),và WASI (Viện nghiên cứu ca cao của
chính phủ, đặt tại tỉnh Đắc lắc). Trong dự án, phương pháp lên men và sấy mặt trời cacao
phạm vi hộ gia đình, đã được phát triển ở các nước khác, sẽ
được kiểm chứng và điều chỉnh
trong điều kiện Việt Nam và sự chấp nhận làm theo các mặt thực tiễn của người dân. Những
phương pháp này sẽ được chuyển giao cho các hộ nông dân và các hệ thống khác. Kế tiếp
sau đó, đội ngũ cán bộ được tập huấn phân tích hóa học và cảm quan cacao dưới sự chỉ đạo
của QDPI&F. Điều này sẽ đáp ứng mục

đích sản xuất cacao với chất lượng mong muốn, từ
đó cacao có thể được kiểm soát bởi các đơn vị Việt Nam tham gia dự án.
3. Tóm tắt về hành chính
Mục tiêu dự án cho 6 tháng đầu và các kết quả đạt được là:
Chuyến công tác đầu tiên của nhà hợp tác Úc thực hiện vào tháng 4-5. Trong quá trình công
tác, 3 ba cơ quan hợp tác được mời làm việc nhưL Success alliance, Sở khoa học và công
nghệ Bến Tre và một vài nhân sự công nghiệp. Các hoạt động và các yếu tố liên quan được
ghi chú:
Mục đích của chuyến thăm này được hoạch định tóm lược trong tài liệu dự án phần 2.3.1
“Thực hiện và chiến lược”. Mục đích của chuyến đi được mô tả trong ph
ần này là cho người
điều hành dự án phía Úc:

1. Thăm các cơ quan Việt Nam và các nhà kinh doanh chế biến.
2. Các kỹ thuật ở nông thông như thu hoạch, lên men và sấy hiện taij và thu nhập từ công việc
này. Họp với nhân sự SUCCESS liên quan đến các dữ liệu đã có về sản xuất hộ gia đình và
thu nhập cũng như các chỉ dẫn liên quan đến công nghệ sấy và lên men.
3. Phân bố thu nhập các nông hộ và phân bố lao độ
ng và các yếu tố xã hội liên quan.
4. Yếu tố công nghiệp như: chuyên chở và tiêu thụ sản phẩm
5. Đánh giá giá cả, nguyên vật liệu cần thiết để làm các thùng sấy lên men, máy sấy năng
lượng ,mặt trời và nhà kính năng lượng mặt trời.
6. Đánh giá các vị trí thích hợp đặt các thùng lên men và máy xấy cho thử nghiệm.
8. Tổ chức thời gian tập huấn cho nhân sự việt Nam tại cơ quan Úc.
7. Th
ảo luận danh sách thiết bị và vật dụng cần thiết mua ở Úc.
8. Tham gia các thí nghiệm bước đầu lên men và sấy. Đã được thực hiện tại Viện nghiên cứu
hoặc ở các cơ sở lên men gần hoặc ở các tỉnh nơi đang áp dụng kỷ thuật lên men và sấy.



3


Các mục đích khác nhau đã đạt được như sau:

Tỉnh Cần Thơ và trường Đại Học Cần Thơ

Tỉnh cần thơ hiện tại không phải là tỉnh có sản lượng ca cao lớn và Success Allience không có hoạt
động tại đây. Chỉ có một nông hộ trồng chính tại thành Phố Cần Thơ. Nông hộ này nằm trong vùng
sản xuất mà đã có các nông hộ khác sản xuất nhưng do sản xuất nhỏ (30-40 cây) nên chỉ bán trái
thay vì tự họ lên men và sấy.

Phương pháp trồng thì giống như ở Bến Tre nhưng không có sự hổ trợ c
ủa các tổ chức như DOST
và SUCCESS Alliance. Các nông hộ gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm và ca cao phải chở
đi Bến Tre để bán. Tổng thể phương pháp lên men và sấy hạt ca cao của nông hộ tại đay là có chát
lượng cao và mức độ về phát kiến. Họ chỉ cần một số thay đổi nhỏ để đạt được tiêu chuẩn tây phi.
Khó khăn chính của họ là vấn đề sấy hạt ca cao vào mùa mưa.

Tr
ường Đại học Cần Thơ được đánh giá là có đủ phương tiện và thiết bị phòng thí nghiệm để tiến
hành các thí nghiệm của quá trình lên men và sấy. Tuy nhiên, trong vùng không có đủ hạt ca cao do
đó phải mua từ Bến Tre để tiến hành các thí nghiệm đầu tiên. Do thiếu nguồn nguyên liệu ở Cần thơ
và trường Đại học Cần thơ không có khu trồng ca cao riêng nên CTU không là nơi tốt nhất để tiến
hành các thí nghiệm lên men và sấy. với nhu cầu thu mua ca cao t
ại Bến Tre và thiếu nông hộ sản
xuất ca cao trong vùng, nhu cầu cần thử nghiệm sấy và lên men và thùng lên men và làm máy sấy,
mốc làm việc thứ hay không thể hoàn tất về khảo sát các hoạt động của nông dân. Điều này đã được
tiến hành trong chuyến đến Cần Thơ lần thứ 2 vào tháng 8.
Trường Đại học Nông Lâm


Trường đại học Nông Lâm đã được đến thăm. Ở đây có đầy đủ thiế
t bị cho việc phân tích chất
lượng và đánh giá cảm quan sane phẩm. Nó cũng được trang thiết bị sấy kỹ thuật cao. Trường cũng
có khu trồng ca cao riêng, khu nhân giống và hạt sấy khô để bán.

WASI và tỉnh Đắc lắc

Thông tin cơ bản liên quan đến sản xuất ca cao ở Cao nguyên và các biẻu đồ hình vẽ của sự thay thế
trồng cà phê bằng ca cao đã được ghi nhận trong chuyến đến WASI. WASI được đánh giá trang bị
tốt các thiết bị phòng thí nghiệm phù hợp cho cá thí nghiệm về lên men và sấy hạt ca cao. Họ cũng
có diện tích trồng ca cao rất lớn, vượt xa diện tích trồng ở Nông Lâm và là điểm nên chọn để tiến
hành lên men và sấy hạt ca cao và cho c
ả việc thí điểm nhà kính sấy do thời tiết mát.


2. SUCCESS ALLIANCE và Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre

2 cơ quan này đã cung cấp các thông tin sau:

Tỉnh Bến Tre là vùng trông ca cao phát triển nhất ở Việt Nam, với hơn 3.000 nông hộ, và trong số
đó có hơn 100 đã có hạt sản xuất và chế biến năm 2005. Nhiều sự ước đoán khác nhau, nhưng sản
lượng đã là 30 tấn trái tươi đã được thu hoạch vào năm 2004. Sản lượng nhỏ nhưng tốc độ phát triển
rất nhanh và nó rất quan trọng ảnh hưởng t
ới việc chấp nhận mức tiêu chẩn hạt ca cao. Đến nay, đã
có 2900 nông hộ tham gia vào dự án SUCCESS alliance tại Bến Tre với 4 cơ sở lên men, 11 nông
tại kiểu mẫu và 5 cơ sở nhân giống. Nó được sự giúp đỡ bởi một mạng lưới gồm 72 huấn luyện
viên, 10 nhân viên DARD và 4 nhân viên SUCCESS alliance. Thêm vào đó, ED&F MAN Ltd và
Cargill Ltd. Có các trạm thu mua tại Bến Tre.



4
Các biẻu đồ về việc trồng và dự án trồng cũng được cung cấp bởi SUCCESS alliance trong tài liệu
đính kèm. Các báo cáo khảo sát của SUCCESS alliance về nông hộ tham gia từ năm 2005 cũng
được vung cấp và trích ra trong tài liệu đính kèm.

Các cơ sở thu mua chính cao cao là Cargill, ED&F Mann và Masterfoods. Các thông tin
liên quan thị trường thì không được chia sẽ. Các thông tin từ Cargill Gerkinss và Success
Alliance được ghi nhận trong tập tài liệu riêng.
3. Khảo sát tình hình hoạt động ca cao ở các nông hộ:

Công việc này được khảo sát ở cả Bến Tre và Cần Thơ ở tại các nhà nông dân hay các trạm
thu mua. Cần Thơ chỉ có một nông hộ lên men và sấy hạt ca cao. Do đó, cuộc khảo sát hầu
như tiến hành tại Bến Tre. Cuộc khảo sát đã được tiế
n hành vào tháng 8 và kết quả ghi nhận
trong tài liệu riêng.

4. Đánh giá giá cả và nguyên vật liệu cho thùng lên men và máy sấy năng lượng mặt
trời.

Xây dựng các thùng lên men và máy sấy đầu tiên được tiến hành tại trường Đại học Cần thơ. Một
xưởng đóng gỗ đã hợp tác làm các thùng lên men. Bốn cái của bốn kích cỡ thùng đã được làm là
100 kg, 50 kg, 25 kg và 10 kg hạt ước đã được làm. Tổng giá các thùng là 500 USD. Giá này được
xem là quá đắt đối với nông dân. Giá gia công là rất lớn. Điều này có thể được giải quyết là các
nông dân sẽ tự đóng các thùng lên men này. Và vì thể sẽ giảm được giá thành của các thùng lên
men. 50 mm dầy của thùng được đóng thùng cho mục đích ngăn trao đổi nhiệt. Độ dày có thể giảm
đi và vì vậy cũng giảm được giá. Một set thùng lên men được đặt tại Cần Thơ và một set thùng
được đưa xuống cá cơ sở lân cận. Trong chuyến đi 2 set thùng cũng được đưa đi Bến tre và một set
được đưa xuống ông Vinh ở Cần thơ.


Một máy sấy lượng lớn với di
ện tích sấy là 3M x 4M đã được làm tại Trường Đại Học Cần Thơ.
Kích thước này là tương đối lớn so với dự tính cho các nông hộ (2Mx2M). Máy sấy được thiết kế
với kích cỡ này để phù hợp với lượng mẫu và số lượng các thí nghiệm có đến 8 nghiệm thức của
quá trình lên men một lần.

Trước chuyến đi, nguyên liệu các tấm polycarbonate sử dụng đã được kiểm tra từ Israel. Nó không
có bán tại Việt Nam vì vậy phải đặt từ nhà sản xuất và chuyên chở đến Việt Nam.

Các vật liệu, phần lớn là các thanh sắt vuông, còn lại có bán tại Việt Nam. Giá thành tổng của máy
sấy là khoảng 800 USD. Một cái máy sấy khác diện tích sấy là 2Mx2M đã được làm và giá khoảng
400 USD. Vì vậy, có thể kết luận rằng việc dùng các thanh sắt vuông cho khung máy sấy và hàn là
rất cao.

Chuyến đi lần 2 đến Việt Nam được thực hiện bở
i cộng tác viên Úc và chuyên gia về máy sấy
QDPI&F. Chuyên gia đã xem xét và thiết kế tối ưu quá việc sử dụng máy sấy. Công việc này đã
được báo cáo.

5. Xem xét nơi đặt các thùng lên men và máy sấy:

Một nông hộ tại thành phố Cần thơ và 2 nơi ở Bến Tre kết hợp với SA và DOST đã được chọn để
lên đặt thiết bị.

6. Tổ chức thời gian cho chuyến tập huấn.

Tập huấn cho lên men và s
ấy hạt ca cao đã được hoàn thành trong chuyến thực tập. Nhân sự phòng
thí nghiệm đã được hướng dẫn các phương pháp hoá học và lý học.


5

Ngày tập huấn về đánh giá cảm quan ca cao đã được tiến hành tại Úc. Chủ nhiệm dự án Phía Úc đã
thu xếp ngày tập huấn sau khi trở về từ Việt Nam. Các mẫu được sử dụng là các mẫu lên men và
sấy tại Trường Đại Học Cần thơ và cá mẫu thu thập từ các nông hộ ở Cần Thơ và Bến Tre. Đợt tập
huấn diễn ra vào tháng 8 tại QDPI&F.

7. Lên kế hoạch mua trang thi
ết bị và dụng cụ tại Úc:

Các vật liệu và dụng cụ đã được hoàn tất trong chuyến đi. Hầu hết các dụng cụ đều được mua từ Úc
hoặc vận chuyển từ Úc. Chúng bao gồm data logger, cối và chày motơ cho WASI và đầu đo độ ẫm
khí. Các vật dụng khác có ở Việt Nam.

8. Tham gia các thí nghiệm lên men và sấy
Các thí nghiệm đầu tiên đã được tiến hành trong chuyến đi lần 1. 4 dạng kích c
ở thùng lên men
và lên men ngoài đã được làm. Kếta quả nhận được của máy sấy hoạt động tốt ở 60
o
C trong vài
giờ của ngày. Thời gian sấy mất là 4-5 ngày. điều này thấy tốt hơn so với thời gian sấy của nông
dân là 10-12 ngày. Kết quả này được đệ trình nếu có yêu cầu.

Yếu tố ngân sách

Với ngân sách dự kiến, một số yếu tố ngược lại đã xảy ra. Đầu tiên là các tấm
polycarbonate bị giữ ở hải quan 3 tuần với chi trả là 1.000 USD. Lý do chính bị giữ lại là
cho vật liệu được gửi trực tiếp từ Israel và khó khăn xảy ra liên quan đến hoá đơn gốc bị
yêu cầu ở hải quan. Do đó phải lấy tiền từ làm thùng lên men và máy sấy cho việ
c chi trả.

Thứ hai là giá nhân công cao hơn dự kiến. Có các khoản rẻ hơn như vé xe tàu đi lại, linh
kiện mua sắp. Các khoản tính toán lại sẽ được đưa lên CARD.


4. Giới thiệu và cơ cấu
Chúng ta thấy rằng công nghiệp hạt ca cao nghiền và sự tiêu thụ rất mạnh, có sự thiếu hụt
hạt ca cao lên men chất lượng cao ở vùng Châu Á Thái Bình Dương. Hầu hết ca cao lên
men hiện tại chủ yếu từ Tây Phi. Việt Nam có khả năng để lấp đầy ít nhất là phần cần cung
cấp này, nhưng tiêu chuẩn là ca cao Việt Nam phải có thể so sánh được với ca cao chất
lượng tốt nhất từ Tây Phi.
Chính phủ Việ
t Nam đã xem xét lại việc trồng ca cao trong thời gian trước đây để đạt mục
tiêu chất lượng cao và sản lượng nhỏ và đặt ra mục tiêu có 10.000 hecta trồng cây ca cao
vào năm 2010, tập trung tại hai tỉnh: Đắc Lắc và đặc biệt là vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long. Những nông hộ sẽ trồng hầu hết diện tích này. Vùng ĐBSCL có đủ tiêu chuẩn để
đón nhận sự ưu tiên của dự án CARD. Hiện tại đ
ã có 2.700ha ca cao đã được trồng ở Việt
Nam . Vùng ĐBSCL, ca cao chủ yếu là ở tỉnh Bến Tre. Đây là tỉnh lân cận với thành phố
Cần Thơ, nơi đặt vị trí của trường Đại Học Cần Thơ và người đề xuất. Tỉnh Bến Tre cũng
đang được khởi xướng bởi chính phủ như một tỉnh đi đầu trong việc phát triển ca cao ở
vùng ĐBSCL. Nhữ
ng hoạt động phát triển ca cao có sự ủng hộ mạnh mẽ từ Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
Mục đích của dự án bao gồm các nghiên cứu các phương pháp chế biến hạt ca cao, đặc biệt
là thu hoạch, lên men và sấy. Đắc Lắc, do thời tiết lạnh hơn nên nó có các yêu cầu khác hơn
so với 2 tỉnh còn lại. Điều này có thể sẽ làm tăng thêm giá hạt ca cao. Sau khi các phương
pháp đượ
c thiết lập trên cơ sở lượng hạt thu hoạch thì các thử nghiệm tại vườn sẽ được tiến
hành. Các thí nghiệm này bao gồm việc phân phối các lò máy sấy, các thùng lên men đến
Cần Thơ, Bến Tre và Đắc lắc. Các vùng thí điểm khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau sẽ


6
được ghi nhận: chất lượng hạt, vấn đề bảo trì, phân phối lao động và cả thu nhập. Các công
việc này phải được tiến hành ít nhất 1 năm để đánh giá một cách tương đối các vấn đề có
thể phát sinh và trong các mùa vụ khác nhau.
Với việc thử nghiệm thành công trên vườn, các hoạt động mở rộng sẽ được nối tiếp. Đây có thể là
các quyển sổ hướng dẫn, mô hình đơn giản của thùng lên men và máy sấy, phóng sự trên các thông
tin địa phương và phân bố rộng hơn phạm vi hoạt động thông qua cơ quan chức năng và các chương
trình tập huấn như SA.
Đối với việc đánh giá chất lượng, các nhân sự từ 3 vùng sẽ cùng nhau tham gia tậ
p huấn đánh giá
cảm quan, hoá và lý học. Họ cũng sẽ được tập huấn về lên man và sấy hạt ca cao.
5. Sự tiến triển hiện tại
5.1 Các điểm thực hiện nổi bật
Các mục tiêu của đề án trong 6 tháng đầu và kết quả đạt được phản ánh hợp đồng và Khung
Logarít Hoạt động của dự án như sau:
Hợp đồng và hoạt động 1: Trạng trái kí kết hợp đồng: Hoàn tất.
Hoạt động 2.1 trong Khung Logarít của đề tài: Chủ trì đề tài phía Úc đến Việt Nam
khởi đầu các hoạt động 2.2-2.6 trong khung Logarít. Chuyến làm việc đầu tiên vào tháng
4, 2006.
Hoạt động 2.2 trong Khung Logarít của đề tài: Việc thu thậ
p dữ liệu cơ bản của nền
công nghiệp hiện tại và công suất của Viện – Hoạt động này cho thấy khó đạt được đặc
biệt là trong các hộ nông sản xuất nhỏ. Điều này không nhận ra trước chuyến làm việc tại
một khu công nghiệp sản xuất cacao ở Cần Thơ, nơi có cơ quan dẫn đầu phía Việt Nam,
là không tồn tại thực tiễn. Toàn tỉnh có khoảng 12 h
ộ dân có lượng cây cho năng suất thấp
và không bón phân cũng như sấy khô hạt vì không đủ số lượng hạt để đầu tư những công
việc như trên. Duy nhất một hộ nông ở Cần Thơ trồng và thu hoạch đủ lượng hạt cho việc
lên men và mua vỏ từ các hộ nông khác. Thông tin vạch ranh giới về giá của vỏ trái cacao

và giá thu từ cacao lên men hay sấy khô cũng được ghi nhận từ hộ nông này. Việc này
cũng
được tiến hành tại một số điểm ở Bến Tre. Tuy nhiên việc thu nhận các dữ liệu cơ
bản này lại không đủ cung cấp thông tin về nguồn nhân công đầu vào, vấn đề giới tính và
thu nhập. Điều này đã được hi vọng rằng sẽ thu được nhiều dữ liệu từ Success Alliance và
MARD nhưng thực tế cho thấy ngược lại. Hạn chế về thời gian, khoảng cách và các đi
ều
kiện cần thiết để khởi động các hoạt động khác cho thấy việc thu thập dữ liệu cơ bản từ
các thí điểm ở hộ nông dân phải luôn chặt chẽ, sâu sát. Khi trở về Úc, chủ trì đề tài chính
phía Úc tổ chức cơ cấu của một bảng các câu hỏi chi tiết được thực hiện tại Bến Tre.
Trong suốt chuyến làm việc lần hai vào tháng 8, bảng câu hỏi này đượ
c thực hiện để thu
thập dữ liệu với 50 hộ dân ở Bến Tre. Dữ liệu này được phân tích (ở hoạt động 2.3 trong
Khung Logarít của dự án) được ghi nhận tại Đầu ra 2 trong bảng tóm tắt các cột mốc
quan trọng và có ghi chú là triển khai chậm. Điều này cho thấy kết quả thu được ở Bến
Tre được xem là các trường hợp hộ nông dân điển hình tại Việt Nam và dữ liệu này đáp
ứng đầy đủ cho đầu ra 2.
Hoạt động 2.4 trong Khung Logarít của đề tài: Mỗi cơ quan hợp tác của Việt Nam
được tham quan các phòng thí nghiệm của nhau vào tháng 4 từ đó đúc kết các thiết bị cần
thiết để kiểm soát quá trình lên men và sấy khô. Tuy nhiên tại Đại học Cần Thơ, nơi tiến
hành hầu hết các thử nghiệm lên men và sấy khô đều được kiểm soát mặc dù không có đủ
thiết bị hỗ trợ quá trình s
ấy khô.
Hoạt động 2.5 trong Khung Logarít của đề tài: Việc tiến hành thiết lập các bồn lên
men, lò sấy bằng năng lượng mặt trời và các nhà cung cấp sức nóng: có 4 kích cỡ bồn lên
men khác nhau (100kg, 50 kg, 25 kg và 10 kg) đã được thiết lập trong quá trình làm việc.
Các bồn lên men này được phân phối: một cho CTU để thử nghiệm lên men và sấy khô

7
và một cho một hộ nông nhỏ ở Cần Thơ, còn lại hai cái được chuyển đến Sở Khoa học và

Công nghệ tỉnh Bến Tre là nơi được lựa chọn từ SA. Hoạt động này hoàn tất trong điều
kiện thời gian gấp rút nhưng theo đúng thiết kế của WASI. Các nhà cung cấp sức nóng
kiểm soát sự lên men trong điều kiện thời tiết lạnh của vùng Tây Nguyên nên chỉ được
thiết k
ế tại vùng này. Một lò sấy bằng năng lượng mặt trời lớn và một cái nhỏ hơn phù
hợp với hộ nông nhỏ được thiết kế tại CTU. Lò sấy to hơn tại CTU thiết kế cho việc lên
men các mẫu hạt được xử lí ở nhiều điều kiện khác nhau.
Hoạt động 2.6 trong Khung Logarít của đề tài: Việc tiến hành thử nghiệm sấy được
kiểm soát khi liên kết v
ới việc lên men và sấy từ 4-5 ngày (kết quả này được so sánh với
phương pháp của hộ nông kéo dài 10-12 ngày).
Hoạt động 2.7 trong Khung Logarít của đề tài: Tiến hành thử nghiệm lên men: được
kiểm sóat tại CTU nhưng gặp phải một số vấn đề. Đầu tiên, vỏ trái không thu đủ lượng tại
Cần Thơ vì thế phải tốn thời gian, tiền bạc để thu mua ở Bến Tre. Thứ hai, khi đập vỡ vỏ
thu hạt thì hạt thường có chứa vi sinh vật do một loại ruồi đặc trưng cho cây cacao gây ra.
Trong suốt quá trình đập vỏ thu hạt tại Cần Thơ, không phải lúc nào hạt cũng bị nhiễm vi
sinh nhưng 5 thử nghiệm xử lí lên men khác nhau cho kết quả không chính xác. Ngay cả
khi vỏ trái được mua cũng không đa dạng về thời hạn trữ hơn là độ tươi. Ở các thử
nghiệm sắp tới, trong thử nghiệm tr
ữ vỏ trái để hạt còn tươi sẽ không tiến hành tại CTU.
Các thử nghiệm kiểm soát điều kiện lên men sẽ được tiến hành tại WASI vì có nguồn
cacao được trồng tại đó. Điều này có thể được đề nghị của người viết đề tài. Hoạt động
này sẽ tiến hành vào đợt làm việc thứ ba của các chuyên gia Úc, trùng vào thời điểm thu
hoạch cao độ. Nơi tiến hành hoạ
t động này là tại NLU mặc dù họ không có đủ khả năng
như WASI.
Hoạt động 2.8 trong Khung Logarít của đề tài: Thu thập mẫu cacao từ nguồn địa
phương và thử nghiệm lên men để kết luận việc tập huấn tại QDPI&F. Kết quả rất tốt với
các mẫu thu tại Cần Thơ, Bến Tre, WASI và một điểm lên men tại CTU và chế biến thành
dạng lỏng tại NLU.Collection of samples of cocoa from local sources and fermentation

trials for inclusion in training at QDPI&F.
Ho
ạt động 2.9 trong Khung Logarít của đề tài: Chi trả cho phía Úc và phân phối các
mục không thể sử dụng tại Việt Nam như các tấm polycarbonate và phân tích dữ liệu.
Một mồi oxygen được chi trả nhưng không chuyển cho Việt Nam. Một cái cối và chày đặt
tại Anh vào tháng 4 nhưng vẫn chưa chuyển qua được cho QDPI&F. Có một vấn đề xảy
ra khi chuyển tấm polycarbonate cho người mua vì chúng được chuyển từ Israel nhưng
không có hóa đơn hợp lí. Vì thế phải bị
giữ lại 3 tuần với phí thu là 1000USD. Một nồi
dùng để rang hạt cho WASI đã được mua nhưng thấy là không cần thiết.
Hoạt động 3.1 và 3.2 trong Khung Logarít của đề tài: Tập huấn đánh giá cảm
quan,phương pháp phân tích và sinh trắc học tại QDPI&F cho cán bộ Việt Nam vào tháng
8. Khóa tập huấn trong vòng 1 tháng theo kế hoạch bổ sung các kiến thức cập nhật về
thiết bị phân tích tại QDPI&F. ĐH Nông Lâm cử một sinh viên đang ở Brisbane nên
không tố
n vé máy bay. Số tiền này được dành để cử một cán bộ của WASI. Đây là đầu
vào cần thiết cho tập huấn về qui trình trắc nghiệm và phân tích cho cán bộ của QDPI&F.
This took place in August, associated training notes can be provided if requested. It took
place 1 month later than planned due to a need to install up to date analytical equipment
at QDPI&F. For this Hoạt động Nong Lam University nominated a student already in
Brisbane thus saving an airfare. This airfare was then used to bring a staff member from
WASI. This therefore negates the need for Hoạt động 6.1 trong Khung Logarít của đề
tài.
Hoạt động 3.3 và 4.1 trong Khung Logarít của đề tài: Thiết lập cả bảng cảm quan và
phương pháp phân tích tại CTU và NLU và hoàn tất vào cuối tháng 8. Tuy nhiên, NLU
vừa hoàn tất phần thứ hai.

8
Hoạt động 8.1 trong Khung Logarít của đề tài: Làm việc tại Việt Nam của đối tác Úc
và chuyên gia sấy của QDPI&F vào tháng 8 và đề nghị các thay đổi về thiết kế lò sấy.

Các thay đổi này nhằm tối ưu việc sử dụng nguồn nguyên liệu và vì thế giảm giá thành
cho một lò sấy đã được thiết kế và trình bày trong phần đính kèm.
5.2 Lợi ích cho các hộ nông
Cacao có thể lên men hoặc sấy khô để có hương vị tốt hơn có giá trung bình từ 100-200
USD/tấn. trên thị trường Đông Nam Á. Điều này có ý nghĩa rằng nếu dự án thành công khi
thiết lập một chuẩn về chất lượng cao thì các hộ nông Việt Nam có thể thu nhập thêm từ 1-2
triệu USD/năm cho 10.000 ha vào năm 2010. Đối với Đồng bằng sông Cửu Long thì hộ nông
trồng cacao có khả năng thu nhập từ 1.8-3.6 triệu USD. Hiện tại, ch
ỉ có một số ít lượng cacao
được trồng tại vùng duyên hải miền Trung nhưng cũng không có chương trình phát triển
cacao nào cho vùng này. Vì thế dự án này chỉ tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long. Dựa
theo lượng mưa tương đương, việc phát triển các phương pháp học cho đồng bằng sông Cửu
Long nên chuyển giao cho vùng duyên hải miền Trung nếu việc sản xuất cacao được tiến
hành tại đây.
Một tổng kết ngắn g
ần đây về các hộ nông trồng cacao ở Bến Tre cho thấy cây cacao 2 năm
tuổi có thể cho 50 kg hạt/ tháng/ ha. Ở cây trồng 4 năm tuổi, sản lượng tăng đến 200 kg hạt/
tháng/ ha. Với giá hiện tại là 18.000 VNĐ/ kg cho hạt đã lên men, nông dân có thể thu nhập
3.6 tỉ VNĐ/ tháng/ ha (hay 235 USD/ tháng/ ha). Hạt cacao nên lên men và phơi khô để giữ
giá.
5.3 Khả năng xây dựng
Các cơ quan tham gia phía Việt Nam sẽ được tập huấn trên các thí nghiệm về lên men và
sấy, lên quan đến cá thí nghiệm vật lý, hoá học hạt ca cao lên men, hạt trong quá trình sấy
và sản phẩm sấy. Việc đánh giá hạt cacao cuối quá trình sấy đòi hỏi các đánh giá cảm quan
tốt. Để thực hiện chính xác điều đó cần có trang thiết bị liên quan và tập huấn cán bộ kỹ
thuật. Đội ngũ cán bộ tập huấn v
ề đánh giá cảm quan và các sử dụng thiết bị cho các thí
nghiệm phân tích được kiểm soát. Cơ quan hợp tác phía Úc có thể cung cấp các khóa tập
huấn và các điều kiện cần thiết sau:
1. Tập huấn công tác lên men và sấy hạt ca cao và xác định các thông số. Sau đó, chúng sẽ

được áp dụng cho qui trình chế biến hạt ca cao tại Việt Nam
2. Việc sử dụng HPLC để xác định ethanol và acid hữu cơ.
3. Sắc kí khí-Quang phổ khối xác định các hợp ch
ất thơm.
4. Đánh giá cảm quan.
5. Sinh trắc học cho kết quả cảm quan và phân tích.
5.4 Tính công khai

Các điểm sau có thể được áp dụng để công khai các liên quan về AusAID và CARD
The following would be applied to publicise AusAID & CARD

Qua báo chí, tài liệu và truyền hình, truyền thanh

Các điểm tham quan và kí kết với các thí điểm, giới thiệu và khóa tập
huấn ngắn hạn
• Tham quan các lớp tập huấn cán bộ

Đánh giá các thiết bị được hỗ trợ

Tham gia GoV và kí kết với Úc về hỗ trợ về điều kiện phòng thí
nghiệm.

9
5.5 Quản lí dự án
Các cơ quan Việt Nam chịu trách nhiệm sắp xếp kế hoạch và kiểm soát thử nghiệm lên
men và sấy khô cũng như việc tập huấn phân tích và đánh giá cảm quan. Cơ quan Việt
Nam cũng chịu trách nhiệm việc theo dõi các thử nghiệm và các tác động lên nông dân
bao gồm công việc và thu nhập cũng như chất lượng của cacao mà các hộ nông thu hoạch
khi tiến hành các thử nghiệm. Cơ quan Úc sẽ phối hợp theo dõi, phân tích dữ liệu thu
được, vi

ệc sản xuất các nguyên liệu phụ thêm và báo cáo tiến trình dự án đồng thời quản
lí kinh phí dự án.

6. Báo cáo các phát sinh chồng chéo
6.1 Môi trường
Việc trồng cacao có thể có ít tác động phức tạp lên môi trường hơn các hình thức canh tác
khác. Các dãy sản xuất thường nhỏ, thường là cacao được trồng xen với dừa hay một số nông
sản khác. Các báo cáo nghiên cứu, gồm việc giới thiệu tại một hội nghị ICCO (Brazin, 1996)
cho thấy sự đa dạng loài như động vật, chim, côn trùng v.v ở các dãy trồng cacao cũng
tương tự như các rừng nhiệt đới ở các vùng trồng cacao.

Việc giới thiệu áp dụng lò sấy bằng năng lượng mặt trời vào công nghiệp cacao ở Việt Nam
cũng là một tác động tích cực lên môi trường ở mức hộ nông. Nhiều nước dùng lò sấy đốt gỗ
để cung cấp nhiệt, trung bình khoảng 0.75 tấn gỗ đốt cho mỗi tấn cacao sấy khô. Gỗ đốt ở các
vùng ô nhiễm cao có thể là một vấn đề ảnh hưởng đến sinh hoạt củ
a dân cư.
Mối nguy hại đến môi trường khi tiến hành dự án này là rất ít. Dự án gồm tiến trình trồng
cacao hiện tại và tương lai. Việc trồng cacao tương lai có thể tác động lên quần thể động vật
và thực vật nhưng chương trình không mở rộng diện tích trồng cacao. Cacao cũng được xem
là một loại hoa màu ôn hòa. Ở đồng bằng sông Cửu Long, cacao được trồng với các hệ hoa
màu khác, thường là dừa hoặc trong mộ
t hệ thống rất đa dạng có thể đến 15 loại cây trồng
khác nhau như cây cho quả, hạt, cây bụi, dây leo và cây thuốc tạo nên sự đa dạng sinh học
cao.

6.2 Vấn đề giới tính và xã hội
Nhiều hộ nông trồng cacao ở Việt Nam vừa hoàn tất việc lên men và sấy cacao do
chính các hộ này thu hoạch và vì thế có nhiều kinh nghiệm trong các công đoạn này.
Trong suốt thử nghiệm tối ưu hóa kỹ thuật lên men, một nỗ lực để kết hợp chặt chẽ
nhằm thu được kết quả tốt nhất khi tiến hành các phương pháp do chúng tôi đề nghị.

Sự kết h
ợp này bao gồm các kê hai nguyên liệu sử dụng và môi trường, công việc thử
nghiệm và yếu tố xã hội.
Một điều tra của Success Alliance cho thấy:
SA có 4 tỉnh tham gia gồm Bình Phước (1095 hộ dân), Bà Rịa Vũng Tàu (1560),
Tiền Giang (1600) và Bến Tre (1679). Ở các tỉnh này, lao động phụ nữ chiếm từ 9% ở
Bình Phước đến 20% ở Bến Tre. Tiền Giang có 16% và Bà Rịa Vũng Tàu là 13%.

Gần như các tỉnh tham gia có hộ nông canh tác để có thu nhập. Số lượ
ng người tham
gia có độ tuổi từ 26-55 được xem là lực lượng lao động có kinh nghiệm. Lượng người
tham gia thuộc một gia đình là 3-5 thành viên. Tỉ lệ nông dân có trình độ văn hóa cấp

10
II và cấp III là 69-77% trải đều ở các tỉnh, vì thế tỉ lệ cao người có trình độ văn hóa
rất thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức, kỹ thuật mới.

Tại tỉnh Bình Phước có 90% nông dân thu nhập từ 12-100 triệu VNĐ/năm cho tất cả
loại thu hoạch. Trung bình là 40 triệu VNĐ. Ở Bà Rịa Vũng Tàu, gần 90% nông dân
thu nhập từ 1-45 triệu VNĐ, trung bình là 17 triệu VNĐ. Ở Bến Tre, 90% nông dân
có thu nhập 1-10 triệu VNĐ, trung bình là 4 triệu VNĐ. Ở Tiền Giang là 2-10 triệu
VNĐ, trung bình 5 triệu VNĐ. Ở Cần Thơ chỉ có một hộ trồng cacao có thu nhập
hàng năm là 16 triệu VNĐ từ cacao.
Các cuộc khảo sát, được tiến hành trong dự án này, đã được hoàn tất và đã được trình
bài trong tập tài liệu riêng.
7. Vấn đề ứng dụng và thực tế
7.1 Vấn đề và giới hạn

Các đánh giá sau về vấn đề, nguy cơ và giới hạn được ghi nhận trong văn bản
của dự án:

Hầu hết việc đánh giá nguy cơ được hoàn tất trong chuyến làm việc của đối tác Úc
trong chuyến áp dụng cuối năm. Các yếu tố được xác định như sau:

1. Một là các lò sấy dùng năng lượng mặt trời không phù hợp cho các hộ nông nhỏ vì
giá thành cao và phức tạp. Tuy nhiên có thể thiết kế một dạng lò sấy nhỏ hơn phù hợp
với các hộ nông nhỏ. Các đề nghị cho thấy các bảng sấy làm bằng tre, trên đó trải một
lớp mỏng hạt cacao đã lên men và đem phơi nắng là một hệ thống sấy tốt phù hợp với
các hộ nông. Các hộ nông hi
ện nay sấy cacao bằng nhiều cách như phơi trên mặt đất,
trên tre, nền xi măng và ác bề mặt khác có thể nhiễm nấm khi trời ẩm ướt. Lò sấy
bằng năng lượng mặt trời vẫn được xem là thực thi do các chuyên gia Úc giới thiệu
cho các nơi lên men cacao qui mô nhỏ và vừa được thiết kế ở nhiều vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Các lò sấy này cũng phải phù hợp để sấy cacao trong suốt mùa mưa.
Trong th
ời gian thu hoạch cao điểm thường các hộ riêng lẻ có ít cacao để lên men và
sấy hơn, do đó một sự phối hợp có lẽ tốt hơn khi bán hạt cacao ướt và chưa lên men
cho các cơ sở lên men.


2. Hai là giá thành các lò sấy không được cao hơn 10.000 USD là mức mà các hộ
nông chấp nhận. Các thử nghiệm thiết lập lò sấy ở Cần Thơ cho thấy nguyên liệu địa
phương và giá nhân công cao hơn mức cho phép. Các phương pháp làm giảm giá
thành được vạch ra trong suốt thời gian các chuyên gia về lò sấy đến làm việc tại đây.
Hiện tại, các lò sấy nhỏ đặt tại các hộ nông có giá thành cao hơn giá cho phép là 200
USD.

3. Ba là các hộ nông nhỏ phải sẵn sàng hợp tác việc sấ
y cacao. Một ví dụ về việc này
là đặt một lò sấy tại một nơi trung tâm mà mộ số hộ nông có thể chia xẻ và sử dụng lò
sấy. Gỗ dừa, sẵn có và giá rẻ, có thể dùng để thiết kế lò sấy. Gỗ dừa có thể sử dụng

trong 5 năm. Tre có thể được dùng thay dừa và có thời gian sử dụng lâu hơn.

4. Bốn là việc lên men cacao ở các hộ nông thường dùng các giỏ tre được đậy kín
bằng lá chuối. Một số thử nghiệm cho thấy khi lên men với khối lượng nhỏ hơn 20 kg
cần phải giữ nhiệt độ ổn định. Khi lên men một lượng khoảng 13 kg trong vỏ trái

11
Styrofoam, nhiệt độ có thể đạt 50
o
C. Việc đánh giá cảm quan cacao từ những thử
nghiệm này do Smilja Lambert ở Indonesia tiến hành và báo cáo một hương vị giống
như styrene. Nhóm cũng đang tiến hành sắp xếp các thùng chứa cacao để tránh làm
hỏng chúng. Khi lên men cacao dưới 5 kg thì cần phải kiểm soát trực tiếp dưới ánh
mặt trời. Đây là những vấn đề thường gặp trong PNG và hiện các phương pháp lên
men và sấy vẫn còn tính thực thi ở Việt Nam.

5.
Các công việc được kiểm soát cho thấy việc trữ hạt lại trong vỏ có thể làm tăng
chất lượng cacao vừa dễ dàng tiến hành liên kết các thử nghiệm.

Có một điều lưu ý tất cả phương pháp học phát triển đều được đánh giá và tiến hành, các
nguy cơ khi thực hiện dự án là rất thấp.
Khi thực hiện dự án và hai chuyên gia Úc đến làm việc các vấn đề phát sinh
không dự báo trước cũng như các hạn chế.
• Lò sấy dùng năng lượng mặt trời, thùng lên men và việc xây dựng nhà
cung cấp nhiệt
Yếu tố quan trọng nhất là các tấm polycarbonate chuyển từ Israel nhưng bị giữ lại
trong 3 tuần và chi phí phát sinh là 1000 USD. Thứ hai nguyên liệu và nhân công khi
vận hành lò sấy thì chi phí vượt quá mức cho phép. Thứ ba ĐH Cần Thơ không có
thiết bị

sấy và lên men cần thiết khi thiết kế lò sấy bằng năng lượng mặt trời loại lớn
cho các mẫu đã lên men thử nghiệm. Thứ tư, gỗ để thiết kế thùng lên men vượt xa chi
phí dự tính. Các yếu tố này làm vượt chi phí đã dự tính cho việc thiết kế lò sấy, nhà
cung cấp nhiệt và thùng lên men. Tổng chi phí cho việc thiết kế này khi tiến hành thí
nghiệm và ngoài đồng đã vượt mức cho phép là 6000 USD. Việc vượt m
ức chi phí
cho phép của chương trình và những chi phí phát sinh khi thiết kế lò sấy và nhà cung
cấp nhiệt ở WASI hay lò sấy, nhà cung cấp nhiệt và thùng lên men cho các thí điểm
hộ nông dân. Vì thế có sự điều chỉnh chi phí cho việc mua nguyên liệu cần thiết khi
vận hành lò sấy được thiết kế lại. Vấn đề này sẽ được đề cập s at WASI and for
dryers, hot houses and fermentation boxes at smallholder sites. The cost situation has
been rectified to some extent by the work of the project engineer in minimizing the
materials required in his updated design for dryers. However, it’s estimated an amount
of approximately $6,0000 will have to be found to completed construction at WASI
and smallholder sites. This issue will be mentioned/addressed trong một phần yêu cầu
bổ sung hợp đồng.
M
ột điều không nhận thức ngay từ đầu là lượng cacao thu hoạch tại Cần Thơ rất thấp.
Vì thế việc thăm dò về nông dân (giai đoạn 2 trong hợp đồng) bị trì hoãn đến khi
chuyên gia Úc sang làm việc vào tháng 8. Bảng thăm dò này đã được thực hiện ở Bến
Tre và các tỉnh, quận lân cận để tiến hành giải ngân nằm trong chi phí giai đoạn 2.
Việc thiếu hụt cacao ở Cần Thơ cho thấ
y phải thu mua trái cacao ở Bến Tre làm phát
sinh phí nhiên liệu và chậm trễ thử nghiệm. Trái cacao mua tại Bến Tre được thu
hoạch từ nhiều vụ mùa khác nhau và được trữ lại. Điều này cho thấy các thử nghiệm
trữ trái cacao là một khâu quan trọng đối với nông dân đã không được đánh giá, kiểm
soát ở Cần Thơ. Một yếu tố quan trọng khác khi trái bị đập ra để thu hạt tại Cần Thơ
thì không có một loạ
i ruồi chỉ có ở khu trồng nhiều cacao để kí sinh với cây cacao và
lên men hạt. Khi kiểm soát 5 thí nghiệm lên men ở các điều kiện xử lí khác nhau, có 4

nghiệm thức không lên men (lên men “chết”). Nghiệm thức thứ năm có phủ lá chuối
có sự lên men. Điều này có nghĩa là có rất nhiều yếu tố chi phối quá trình lên men
không điển hình và phù hợp đã được kiểm soát tại Cần Thơ. Trong điều chỉnh hợp

12
đồng theo yêu cầu, các thử nghiệm lên men và sấy sắp tới ở WASI phải được kiểm
soát khi họ được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, thiết bị và một nhà máy lên men sẵn có. Diện
tích trồng cacao lớn và lượng thu hoạch ổn định nên nguồn trái tươi cho các thử
nghiệm trữ trái và lượng hạt cần thiết cho thử nghiệm lên men luôn ổn định. Một hạn
chế là phải có sự
cho phép của cơ quan chức năng. Nếu hạn chế này xảy ra thì kế
hoạch sẽ được tiến hành ở ĐH Nông Lâm. Nơi đây có trồng cacao và điều kiện hỗ trợ
cần thiết cho các thí nghiệm lên men và sấy nhưng không nằm trong khu vực của
WASI.
Thời điểm chuyên gia Úc làm việc ở Việt Nam lại không trùng khớp với thời điểm
hoàn tất các hoạt động. Việc gia hạ
n thời gian làm việc sẽ được đề cập trong Bảng
điều chỉnh hợp đồng.
Việc kéo dài dự án 6 tháng so với qui định là đo việc phân phối chày và cối cho
WASI của QDPI&F sẽ được sửa chữa ngắn gọn.
Hầu hết các hoạt động trong 6 tháng đầu đều hoàn thành trước hay đúng thời hạn. Chỉ
có 2 trường hợp ngoại lệ ở điều khoản 2 trong hợp đồng ch
ỉ hoàn thành vào tháng 8
và hoạt động 2.7 “các thử nghiệm lên men” vì không có điều kiện ủ lên men tự nhiên
khi thử nghiệm lên men ở ĐH Cần Thơ.

7.2 Các lựa chọn
Các lựa chọn được đề cập bên trên I.E.
• Việc điều chỉnh lại chi phí giúp hoàn tất việc thiết kế lò sấy dùng năng lượng
mặt trời, nhà cung cấp nhiệt và thùng lên men cho WASI và các hộ nông tại

các thí điểm.
• Việc ch
ọn WASI để tiếp tục thử nghiệm lên men, trữ trái và sấy khô.
• Đề nghị tăng thời gian làm việc của chuyên gia Úc tại Việt Nam.
Tất cả yếu tố này xuất phát từ quan sát thực tế và đều được đề cập trong bảng hợp
đồng điều chỉnh.

7.3 Khả năng duy trì
Các thử nghiệm được kiểm soát tại Cần Thơ cộng thêm việc tập huấn cán bộ
của ĐH
Cần Thơ, Nông Lâm và WASI có khả năng duy trì cao.
8. Các bước chính tiếp theo
Các bước chính tiếp theo là mỗi một mục nhỏ trong bảng liệt kê hoạt động của đề tài:

Hoạt động 6.1 trong Khung Logarít của đề tài: Tập huấn kỹ thuật cán bộ của WASI về
đánh giá cảm quan và phân tích tại ĐH Cần Thơ và ĐH Nông Lâm.

Họat động này không nhất thiết phải tiến hành tiếp. Cán bộ được đề cử của ĐH Nông
Lâm đang ở Brisbane nên tiền vé máy bay sẽ dùng cho một cán bộ khác của WASI
đến QDPI&F tập huấn. Chi phí cho hoạt động này được đề cập trong Bảng hợp đồng
điều chỉnh.

Hoạt động 2.7 trong Khung Logarít của đề tài: Tiến hành các thử nghiệm lên men. Các
thí nghiệm lên men tại Cần Thơ không điển hình. Tuy nhiên, có một vấn đề là khi phá

13
vở trái ca cao mà chúng ta có thể giải quyết bằng phá vở tại vườn.Các thí nghiệm về
tồn trữ và nhà kính tăng nhiệt độ cần được thực hiện tại WASI. Công việc này sẽ
được tiến hành vào tháng 12, khi các chuyên gia Úc sang.
Hoạt động 7.1 trong Khung Logarít của đề tài: Việc nâng cao chất lượng cacao của các

hộ nông khi tối ưu hóa điều kiện lên men: hoạt động này hoàn tất vào tháng 01/2007.

Hoạt động 7.2 trong Khung Logarít của đề tài: Đánh giá dữ liệu của thử nghiệm lên
men: hoạt động này hoàn tất vào tháng 02/2007.

Hoạt động 7.3 trong Khung Logarít của đề tài: Đánh giá dữ liệu của thử nghiệm sấy.
Hoạt động này đã hoàn thành ở ĐH Cần Thơ nhưng vẫn phải thực hiện lại ở thời tiết
lạnh hơn như ở Đắc Lắc.

Hoạt động 7.4 trong Khung Logarít của đề tài: Thiết lập lò sấy dùng năng lượng mặt
trời ở ĐH Cần Thơ, Nông Lâm và WASI. Hoạt động này đã tiến hành ở Cần Thơ,
đang được tiến hành ở WASI nhưng ở ĐH Nông Lâm thì không cần thiết.

Hoạt động 7.5 trong Khung Logarít của đề tài: Đánh giá thử nghiệm sấy. Hoạt động
này hoàn tất ở ĐH Cần Thơ và đang được tiến hành ở WASI.

Hoạt động 8.1 trong Khung Logarít của đề tài: Chuyến làm việc của chuyên gia Úc và
QDPI&F. Hoạt động này vừa hoàn tất.

Hoạt động 8.2 trong Khung Logarít của đề tài: Điều chỉnh phần thiết kế lò sấy dùng
năng lượng mặt trời. Các lò sấy được thiết kế cho WASI có thể được thay đổi theo
những đề nghị.

Hoạt động 8.3 trong Khung Logarít của đề tài: Đánh giá phần thiết kế thêm cho lò sấy.
Hoạt động này diễn ra ở WASI.

Hoạt động 10.1 trong Khung Logarít của đề tài: Chuyên gia Úc làm việc tại Việt Nam
theo kế hoạch là vào tháng 12, hầu hết là làm việc với WASI.









14

×