Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 94 trang )





VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
TRUNG TÂM TƯ VẤN CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP

Dự án CARD 030/06 VIE: Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong
chuỗi giá trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG
NGÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM
PHẦN I: Sản xuất thức ăn chăn nuôi
Phạm Thị Liên Phương
1
, Nguyễn Thị Thịnh
1
, Donna Brennan
2
, Sally Marsh
2
, Bùi
Hải Nguyên
1

1
Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông
nghiệp Nông thôn, Hà Nội
2
Khoa Kinh tế Nông nghiệp và Tài nguyên, Đại học Tây Úc








Hà Nội, tháng 4 năm 2010

i
TÓM TẮT TỔNG QUAN
Xuất phát điểm của nghiên cứu này là từ các nghiên cứu trước đó về ngành thức ăn chăn
nuôi ở Việt Nam với hạn chế về chi phí sản xuất cao và năng suất thấp. Tuy nhiên, chưa
từng có nghiên cứu nào xem xét sự khác biệt giữa các doanh nghiệp sản xuất theo quy
mô, vùng và hình thức sở hữu. Bởi vậy, các giải pháp trước đây nhằm đẩy mạnh khả năng
cạnh tranh của các doanh nghi
ệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ thường là các giải pháp chung chung chứ không cụ thể hóa cho từng loại
doanh nghiệp. Nghiên cứu này tập trung vào các doanh nghiệp cụ thể trong ngành thức ăn
chăn nuôi ở Việt Nam trong đó tập trung đặc biệt vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ
(DNVVN) ở các vùng khác nhau.
Báo cáo này cung cấp một bức tranh tổng quan về ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở
Việt Nam. Bên cạnh việc phác thảo môi trường và cơ sở hạ tầng mà doanh nghiệp sản
xuất thức ăn chăn nuôi đang hoạt động, một phần quan trọng của báo cáo này là cung cấp
thông tin về cách thức hoạt động của các doanh nghiệp dọc chuỗi cung ứng, mô tả mối
quan hệ với các nhà cung cấp nguyên liệu và các đối tượng khách hàng. Số liệu được thu
thập vào giữa năm 2008 với việc
điều tra 62 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trên
toàn quốc. Thông tin thu thập được liên quan đến các hoạt động sản xuất và kinh doanh
của các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, các kênh phân phối và trình độ công nghệ sử
dụng.

Trọng tâm của bản báo cáo này là việc so sánh các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các
doanh nghiệp lớn trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh như sử dụng nguyên liệu
đầu vào, lưu kho, chủng loại sản phẩm, quản lý ch
ất lượng và các loại khách hàng. Các
hoạt động này thể hiện cách thức mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ cạnh tranh với các
doanh nghiệp lớn hơn. Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi được phân loại theo
tiêu chí như sau: doanh nghiệp nhỏ có sản lượng dưới 10.000 tấn một năm, doanh nghiệp
trung bình có sản lượng từ 10.000 đến dưới 60.000 tấn một năm và doanh nghiệp lớn có
sản lượng từ 60.000 tấn m
ột năm trở lên.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã khai thác các khía cạnh đánh giá khả năng cạnh tranh
trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Cạnh tranh trong ngành không chỉ liên quan tới
hiệu quả về mặt chi phí do tính kinh tế theo quy mô. Cạnh tranh trong ngành sản xuất
thức ăn chăn nuôi còn liên quan đến các khía cạnh về chất lượng thức ăn (và nhận thức về
chất lượng), các dịch vụ khi bán hàng, các kênh thu mua và phân phối mà doanh nghiệp
sử dụng.
Trong nghiên c
ứu này chúng tôi đã tìm ra bằng chứng thống kê cho thấy chi phí sản xuất
tỷ lệ nghịch với quy mô, trong đó các doanh nghiệp nhỏ có chi phí sản xuất trên một kg
sản phẩm đầu ra cao hơn về mặt thống kê so với các doanh nghiệp trung bình và các
doanh nghiệp trung bình lại có chi phí sản xuất cao hơn các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên
chỉ riêng kết quả này không đủ nói lên hiệu quả kém của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chẳng hạn, chúng tôi thấy rằng các doanh nghi
ệp vừa và nhỏ thường tập trung sản xuất
thức ăn đậm đặc nhiều hơn so với các doanh nghiệp lớn. Sản xuất thức ăn đậm đặc đòi
hỏi chi phí nguyên liệu đầu vào trên một đơn vị sản phẩm đầu ra cao hơn, do đó chi phí
sản xuất trên 1 kg sản phẩm có thể cũng sẽ cao hơn đối với các doanh nghiệp sản xuất
nhiều thứ
c ăn đậm đặc hơn.
Chúng tôi không tìm thấy bằng chứng thống kê cho thấy các doanh nghiệp nhỏ phải trả

nhiều hơn cho các nguyên liệu thô đầu vào chính trong sản xuất thức ăn. Các phân tích về
giá mua nguyên liệu theo vùng cũng chỉ ra rằng không có sự khác biệt về mặt thống kê
giữa miền Bắc và miền Nam. Kết quả của chúng tôi cho thấy chi phí cho nguyên liệu thô

ii
chiếm khoảng 80% tổng chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi. Một phân tích về các chi phí
ngoài chi phí nguyên liệu thô cho thấy các doanh nghiệp lớn có chi phí thấp hơn về mặt
thống kê so với các doanh nghiệp nhỏ. Các chỉ số khác trong báo cáo này cho thấy chi phí
sản xuất thấp hơn ở các doanh nghiệp quy mô lớn có thể phản ánh hiệu quả cao hơn.
Dữ liệu của chúng tôi chỉ ra rằng các doanh nghiệp nhỏ (sản xuất dưới 10.000 t
ấn thức ăn
một năm) rất khó khăn để có thể duy trì cạnh tranh. Số liệu cho thấy họ phải đối mặt với
chi phí cao hơn và bán một số loại thức ăn ở mức giá thấp hơn về mặt thống kê, dẫn đến
lợi nhuận thấp hơn đáng kể. Điều này cũng được hỗ trợ bởi các báo cáo về thực trạng
ngừng hoạt động ở các doanh nghiệp nhỏ,và theo quan sát của chúng tôi khi thực hiện
cuộc điều tra, rất nhiều doanh nghiệp trong danh sách trước đây không còn hoạt động
nữa. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các doanh nghiệp trung bình (sản xuất
từ 10.000 đến 60.000 tấn một năm) vẫn duy trì được khả năng cạnh tranh, họ có chi phí,
chủng loại sản phẩm và giá cả tương tự với các doanh nghiệp l
ớn.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy chuỗi cung cấp/phân phối của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ có sự khác biệt tương đối với các doanh nghiệp lớn trong ngành thức
ăn chăn nuôi. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm mua nguyên liệu thô và phân phối sản
phẩm khác với doanh nghiệp lớn. Họ thường giao dịch nhiều hơn với các hộ nông dân và
tư thương để thu mua nguyên liệu thô và phân phối sản phẩm. Các doanh nghiệ
p lớn
thường phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu (chẳng hạn như ngô) để đáp ứng nhu cầu về
nguyên liệu thô, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng tìm mua nguyên liệu
trong nước nhiều hơn. Cũng có thể là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp hỗ trợ trực
tiếp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác cũng hoạt động trong ngành chăn nuôi.

Quản lý chất lượng được thực hiệ
n ở mức thấp hơn trong các doanh nghiệp nội địa so với
các doanh nghiệp nước ngoài/ liên doanh, mặc dù hàm lượng đạm (ghi trên bao bì thức
ăn) trong thức ăn chăn nuôi sản xuất bởi các doanh nghiệp trong nước không thấp hơn về
mặt thống kê so với các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế là các tiêu chuẩn
tiên tiến quốc tế về quản lý chất lượng chẳng hạn như ISO hay HACPP chỉ được áp dụng
tại các doanh nghi
ệp nước ngoài và liên doanh, chứng tỏ quy trình quản lý chất lượng tốt
hơn đối với cả nguyên liệu thô và sản phẩm ở các doanh nghiệp nước ngoài/quy mô lớn.
So với nhóm doanh nghiệp nội địa, các doanh nghiệp này cũng thường có phòng thí
nghiệm kiểm soát chất lượng, có dây chuyền sản xuất riêng biệt, có hệ thống làm sạch tự
động và sử dụng phần mềm phân chia tỷ lệ thức ăn với chi phí thấp nh
ất.
Dựa trên những kết quả của nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị chính sách
như sau đối với các nhà hoạch định chính sách:
• Cần tập trung vào việc quản lý chất lượng. Để đạt được mục tiêu lâu dài về an
toàn lương thực và tiềm năng xuất khẩu, chính phủ Việt Nam cần giải quyết các
vấn đề chất lượng trong quá trình sản xuất các sản phẩm th
ức ăn chăn nuôi.
• Cần giải quyết những rào cản đối với việc chuyển hàng hóa do việc kiểm soát của
cảnh sát.
• Đầu tư cho sản xuất nguyên liệu thô nội địa sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn
nuôi.
• Cần mở rộng hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành sản
xuất thức ăn chăn nuôi.

Hỗ trợ và mở rộng vai trò của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam (VAFA).
• Xem xét các khả năng có thể để chính phủ có thể cung cấp hỗ trợ về giá đối với
nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra.


iii
Chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị sau đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động
trong ngành:
• Các doanh nghiệp nhỏ cần tăng quy mô hoạt động.
• Nâng cao nhận thức về các tiêu chuẩn quản lý chất lượng.
• Tiếp tục tìm kiếm và khai thác các cơ hội thị trường chuyên biệt.
• Xem xét các lợi thế từ việc đa dạng hóa và/hoặc cấu trúc mô hình hợ
p tác xã.
• Hỗ trợ cho vai trò của Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam.

iv
LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn chương trình CARD của Chính phủ Úc đã hỗ trợ
kinh phí để thực hiện Dự án CARD 030/06 VIE: Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông
nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi
Nhóm tác giả chân thành cảm ơn những đóng góp cho báo cáo nghiên cứu của các cán bộ
nghiên cứu khác thuộc Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp: Phạ
m Tuyết Mai,
Trần Công Thắng, Nguyễn Ngọc Quế, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Nguyễn Anh Phong và
Nguyễn Lệ Hoa.
Nhóm tác giả cũng ghi nhận những thảo luận hữu ích của ông Lê Bá Lịch (VAFA), ông
Trần Công Xuân (VPA), bà Bùi Thị Oanh (MARD) và ông Lã Văn Kính (VAAS phân
viện phía Nam) cũng như các đại biểu tham gia hai hội thảo lấy ý kiến các bên liên quan
tổ chức vào tháng 12 năm 2009 tại Hà Nội và tháng 1 năm 2010 tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Chúng tôi đã nhận được ý kiến góp ý về
các vấn đề kỹ thuật của các chuyên gia
Việt Nam nói trên và của TS Johanna Pluske (chuyên gia tư vấn kinh tế chăn nuôi) và
GS. John Pluske (chuyên gia về dinh dưỡng vật nuôi từ Trường ĐH Murdoch, Tây Úc)
TS. Johanna Pluske cũng đã đưa ra ý kiến phản hồi đối với các bản thảo của báo cáo này

và chúng tôi đánh giá rất cao các góp ý và bình luận hữu ích của bà.
Cuối cùng, chúng tôi xin ghi nhận và cảm ơn đại diện của các doanh nghiệp tham gia điều
tra vì sự hỗ trợ nhiệt tình cho công tác
điều tra và cung cấp các thông tin chi tiết liên quan
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANOVA Phân tích Phương sai
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CAP Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
CARD Chương trình Hợp tác Phát triển về Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
CP Công ty Charoen Pokphand
DLP Cục Chăn nuôi
FAO Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GMP Thực hành Quản lý tốt
HACCP Phân tích mối nguy hại và kiểm soát các điểm tới hạn
ISO Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế
MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
MCP Mono Calcium Phosphate
NSD Không có s
ự khác biệt về mặt thống kê
SD Độ lệch chuẩn
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
SOE Doanh nghiệp Nhà nước
VAFA Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam
VAT Thuế giá trị gia tăng
VBARD Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
VND Đồng Việt Nam


v
MỤC LỤC

TÓM TẮT i
DANH SÁCH CÁC HÌNH
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
vii
1 GIỚI THIỆU 10
1.1 Bối cảnh 10
1.1.1 Ngành chăn nuôi gia súc ở Việt Nam 10
1.1.2 Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 10
1.1.3 Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thức ăn ở chăn nuôi ở Việt Nam 11
1.2 Mục tiêu 11
1.3 Các câu hỏi nghiên cứu 12
1.4 Phương pháp luận 12
1.4.1 Các nghiên cứu nền tảng 12
1.4.2 Thiết kế điều tra và địa bàn 13
1.4.3 Thiết kế mẫu 13
1.4.4 Thu thập số liệu và xử lí 14
1.5 Những hạn chế
và cấu trúc của báo cáo 16
1.5.1 Những hạn chế 16
1.5.2 Cấu trúc 16
2 NHỮNG THAY ĐỔI GẦN ĐÂY TRONG NGÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI
VIỆT NAM 17
3 THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỨC ĂN
CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM 22
3.1 Các đặc điểm cơ bản 22
3.2 Sử dụng lao động và trả lương 24

3.3 Cơ sở hạ tầng 26
4 CƠ CẤU CHI PHÍ VÀ SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU THÔ 30

4.1 Cơ cấu chi phí của các doanh nghiệp SX thức ăn chăn nuôi 30
4.2 Thu mua nguyên liệu thô 31
4.2.1 Giá phải trả cho nguyên liệu thô và phần trăm nguyên liệu thô từ các
nguồn khác nhau 31

4.2.2 Các nhà cung cấp nguyên liệu thô 36
4.2.3 Phương thức thanh toán đối với việc mua nguyên liệu 37
5 Đầu ra của nhà máy 39
5.1 Các loại đầu ra 39
5.2 Lợi nhuận 42
5.3 Thị phần và cạnh tranh 43
5.4 Thành phần dinh dường và sử dụng chất phụ gia 43
6 CHUỖI CUNG CẤP 45
6.1 Các kênh phân phối- khoảng cách vận chuyển 45
6.2 Các kênh phân phối- đối tượng khách hàng 45
6.3 Tổng quan về nguồn cung đầu vào và các kênh phân phối đầu ra đối với cá
doanh nghiệp quy mô khác nhau 48
6.3.1 Các nguồn cung ứng và các kênh phân phối đối với các nhà máy thức ăn
chăn nuôi quy mô lớn 48
6.3.2 Các nguồn cung ứng và các kênh phân ph
ối đối với nhà máy thức ăn chăn
nuôi quy mô trung bình 49
6.3.3 Các nguồn cung ứng và các kênh phân phối đối với các nhà máy thức ăn
chăn nuôi quy mô nhỏ 50
Deleted: 29
Deleted: 29
Deleted: 30

Deleted: 30
Deleted: 35
Deleted: 36

vi
6.3.4 Tóm tắt nguồn cung ứng đầu vào và các kênh phân phối 50
6.4 Các phương thức thanh toán 51
6.4.1 Phương thức thanh toán đối với thức ăn hỗn hợp 51
6.4.2 Các phương thức thanh toán đối với thức ăn đậm đặc 52
6.5 Các dịch vụ Error! Bookmark not defined.

6.5.1 Dịch vụ đối với các đại lý 53
6.5.2 Dịch vụ đối với người chăn nuôi 54
6.6 Nhân tố quyết định giá thức ăn chăn nuôi 55
6.6.1 Định giá thức ăn chăn nuôi 55
6.6.2 Tỷ lệ hoa hồng 56
6.6.3 Thay đổi về giá bởi các doanh nghiệp trong năm 2007 57
6.7 Kiểm tra chất lượng sản phẩm 59
6.7.1 Cấp chứng chỉ và xét nghiệm Error! Bookmark not defined.

6.7.2 Phương pháp chế biến 61
6.7.3 Công thức sản phẩm 62
6.7.4 Khâu sau sản xuất và bảo quản 63

6.8 Vị trí, nguồn thông tin và các khó khăn trong quá trình vận chuyển hàng hóa .65
6.8.1 Vị trí của các doanh nghiệp 65
6.8.2 Các khó khăn mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong quá trình vận
chuyển hàng hóa 66

6.8.3 Các nguồn thông tin cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi 67

7 CÁC VẤN ĐỀ KHÁC 70

7.1 Cho vay Error! Bookmark not defined.
7.2 Lợi nhuận và đầu tư 71
7.3 Các vấn đề, cơ hội và khó khăn 73
8 TỔNG KẾT CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH VÀ CÁC NGỤ Ý VỀ CHÍNH SÁCH 76
8.1 Các phát hiện chính 76
8.1.1 Các chi phí sản xuất 76
8.1.2 Doanh thu và các hoạt động sản xuất 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
93



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Số lượng doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi, tổng sản xuất thức ăn chăn nuôi (bao
gồm thức ăn trộn sẵn) phân theo năng lực theo khu vực năm 2006 18
Hình 2. Giá trị nhập khẩu của Việt Nam về thức ăn động vật và nguyên liệu đầu vào cho
chế biến thức ăn giai đoạn 2001 - 2008 20
Hình 3. Giá một số nguyên liệu thô để SX thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2007-2008 21
Hình 4. Giá cả một số nguyên liệu thô và thức ăn hỗn hợp cho lợn của Công ty Proconco
năm 2007 21
Hình 5. Phân bổ các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy mô sản xuất ở
miền Bắc và miền Nam (%) 22
Hình 6. Quy mô lao động của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi: doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp nước ngoài 24
Hình 7. Quy mô lao động của các doanh nghiệp SX thức ăn chăn nuôi theo quy mô sản
xuất 25
Hình 8. Mức lươ
ng trung bình cho lao động của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn

nuôi theo quy mô sản xuất 26
Deleted: 53
Deleted: 59
Deleted: 62
Deleted: 67
Deleted: 71
Deleted: 71
Deleted: 72
Deleted: 74
Deleted: 77
Deleted: 77
Deleted: 77
Deleted: 78

vii
Hình 9. Chi phí mua nguyên liệu thô/tấn, theo hình thức sở hữu và quy mô sản xuất 31
Hình 10. Thành phần giàu năng lượng trên tỷ lệ phần trăm tổng nguyên liệu năng lượng
sử dụng 32
Hình 11. Thành phần giàu chất đạm trong tổng số nguyên liệu giàu chất đạm sử dụng 33

Hình 12. Nguyên liệu đầu vào sử dụng để sản xuất một tấn sản phẩm đầu ra theo quy mô
sản xuất 35
Hình 13. Các phương thức thanh toán nguyên liệu đầu vào phân theo quy mô sản xuất 37
Hình 14. Tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp trả thuế VAT cho nguyên liệu đầu vào phân
theo quy mô sản xuất 38
Hình 15. Tỷ lệ các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp và thức ăn đậm đặc
40
Hình 16. Các nguồn cung
ứng và các kênh phân phối cho các nhà máy thức ăn chăn nuôi
quy mô lớn ở Việt Nam 48

Hình 17. Nguồn cung ứng và các kênh phân phối cho các nhà máy quy mô trung bình ở
Việt Nam 49
Hình 18. Các nguồn cung ứng và kênh phân phối cho các nhà máy quy mô nhỏ 50
Hình 19. Tỷ lệ các nhà máy thức ăn chăn nuôi và các đại lý bán lẻ cố định giá, phân theo
qui mô sản xuất 56
Hình 20. Hoa hồng tính trên giá mà các đại lý bán (gồm cả các đại lý bán buôn và bán lẻ)
đối với sản phẩm của các nhà máy nhỏ, trung bình và lớn 57
Hình 21. Sự thay đổi về giá nhà máy của sản phẩ
m chính trong quí 2, 3, 4 và sự thay đổi
tổng thể trong năm 2006/2007, phân theo qui mô sản xuất 58
Hình 22. Các phòng thí nghiệp sử dụng xét nghiệm các nguyên liệu thô và các sản phẩm
phân theo qui mô nhà máy lớn, trung bình và nhỏ 60
Hình 23. Các phương pháp được các nhà máy sử dụng để làm sạch sản phẩm 62
Hình 24. Tổng số ngày và tỷ lệ ngày lưu kho của sản phẩm chính phân theo nhà máy, đại
lý và khác theo quy mô sản xuất 64
Hình 25. Tỷ trọng sản phẩm chính gần tới ngày hết hạn sử dụng 65
Hình 26. Tỷ l
ệ phần trăm các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy mô sản
xuất với các đặc điểm đa dạng về vị trí nhà máy 66
Hình 27. Tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đưa ra các khó
khăn quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự vận chuyển hàng hóa 67
Hình 28. Các nguyên nhân do các cơ sở sản xuất đưa ra về việc không thể vay nhiều hơ
n
70

Hình 29. Các ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi các doanh nghiệp kỳ vọng phát triển
mạnh trong tương lai, theo quy mô doanh nghiệp 73

Hình 30. Tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã nói rằng chính
phủ nên hỗ trợ các lĩnh vực sau, tính theo quy mô doanh nghiệp 75



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Danh sách các doanh nghiệp sẵn sàng phỏng vấn và số lượng các doanh nghiệp
được phỏng vấn và tỷ lệ % các doanh nghiệp được phỏng vấn ở mỗi tỉnh trong toàn
dự án 14
Bảng 2. Các hình thức sở hữu: tổng số cơ sở sản xuất trong mẫu gốc; số lượng doanh
nghiệp trong mỗi phân loại và tổng số doanh nghiệp cung cấp thông tin nhất quán để
phân tích số liệu và tỷ lệ
phần trăm của mẫu gốc cung cấp thông tin nhất quán 15
Bảng 3 . Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2008 17
Bảng 4. Sản xuất trong nước về các nguyên liệu đầu vào cơ bản cho sản xuất thức ăn chăn
nuôi và dự báo nhu cầu về đầu vào cho SX thức ăn (1000 tấn) 19
Deleted: 32
Deleted: 71
Deleted: 74
Deleted: 76

viii
Bảng 5. Số lượng nguyên liệu đầu vào nhập khẩu năm 2006 (nghìn tấn) 19
Bảng 6. Sản lượng thực tế và thiết kế của các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi và tỷ lệ
phần trăm tận dụng công suất thiết kế năm 2007 phân theo quy mô và khu vực 23
Bảng 7. Doanh thu trung bình từ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất thức
ăn chă
n nuôi năm 2007 23
Bảng 8. Sở hữu/thuê đất và phần trăm đất do các doanh nghiệp SX thức ăn chăn nuôi sử
dụng phân theo quy mô và khu vực 26
Bảng 9. Phân phối của các doanh nghiệp sở hữu hoặc thuê đất và vị trí (phần trăm) 27
Bảng 10. Tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp có thiết bị lưu kho theo quy mô và khu vực
27

Bảng 11. Công suất trung bình (tấn) của các thiết bị lưu kho 28
Bảng 12. Thời gian, số l
ượng và vị trí của các nguyên liệu lưu kho của các doanh nghiệp
SX thức ăn chăn nuôi theo khu vực và quy mô 29

Bảng 13. Chi phí sản xuất (nghìn đồng/kg) và tỷ lệ trong tổng chi phí (%) 30
Hình 14. So sánh giá cả nguyên liệu thô phân theo quy mô, nguồn và địa điểm 33
Bảng 15. Phần trăm nguyên liệu thô mua từ các nguồn khác nhau theo quy mô sản xuất34
Bảng 16. Phần trăm nguyên liệu thô mua từ các nhà cung cấp khác nhau theo quy mô sản
xuất của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi 36
Bảng 17. Tỷ trọng các doanh nghiệp sản xuất từng loại thức ăn chăn nuôi, chia theo qui
mô sản xuất và theo vùng 39
Bảng 18. Tỷ lệ các công ty sản xuất th
ức ăn chăn nuôi tổng hợp và chức năng cho các loại
vật nuôi 41
Bảng 19. Phân tích ANOVA về giá thức ăn nuôi lợn và gà (1000đ/kg): giá trị trung bình,
độ lệch chuẩn và phương sai giá theo vùng và quy mô sản xuất 41
Bảng 20. Lợi nhuận (triệu đồng) tính theo quy mô sản xuất 42
Bảng 21. Chi phí và lợi nhuận đối với các công ty phân nhóm dựa trên tầm quan trọng
của sản xuất thức ăn đậm đặc Error! Bookmark not defined.

Bảng 22. Hàm lượng protein của các sản phẩm chính và tỷ trọng các công ty sử dụng chất
phụ gia chia theo loại hình sở hữu 44
Bảng 23. Khoảng cách vận chuyển trung bình tính theo vùng và quy mô sản xuất 46
Bảng 24. Khối lượng và tỷ trọng thức ăn hỗn hợp bán cho các loại khách hàng khác nhau
chia theo các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi quy mô nhỏ, trung bình và
lớn 46
Bảng 25. Khối lượng và tỷ trọng thức ăn đậm đặ
c bán cho các đối tượng khách hàng khác
nhau chia theo các doanh nghiệp sản xuất thức ăn quy mô nhỏ, trung bình và lớn 47

Bảng 26. Phương thức thanh toán mà người mua thức ăn hỗn hợp sử dụng chi trả cho các
nhà máy thức ăn chăn nuôi chia theo quy mô 52
Bảng 27. Các phương thức thanh toán đối với thức ăn đậm đặc mua của các nhà máy
phân theo qui mô 53
Bảng 28. Tỷ lệ các nhà máy thức ăn chăn nuôi cung cấp các dịch vụ khác nhau cho các
đại lý 54
Bảng 29. Tỷ trọng các nhà máy th
ức ăn chăn nuôi cung cấp các dịch vụ khác nhau cho
người chăn nuôi 55
Bảng 30. Tỷ trọng các nhà máy thức ăn chăn nuôi ấn định giá bán cho các đại lý bán
buôn/thương nhân, phân theo qui mô sản xuất 55

Bảng 31. Nguyên nhân chính dẫn tới thay đổi về giá sản phẩm thức ăn chăn nuôi (tỷ lệ
các nhà máy nước ngoài, trong nước và tổng số nhà máy ) 58
Bảng 32. Tỷ lệ nhà máy có chứng chỉ chính thức 59
Bảng 33. Tỷ trọng các nhà máy có phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng và tỷ trọng các
xét nghiệm tiến hành trong các phòng thì nghiệm này 60
Deleted: 28
Deleted: 29
Deleted: 43
Deleted: 56

ix
Bảng 34. Tỷ lệ các nhà máy hoàn thành các kiểm tra khác nhau đối với nguyên liệu thô và
sản phẩm 61

Bảng 35. Thời gian hết hạn (số ngày) do các nhà máy quy định đối với các sản phẩm,
phân theo vùng 63
Bảng 36. Sự sắp xếp trung bình tầm quan trọng của đặc điểm vị trí 66
Bảng 37. Các nguồn thông tin quan trọng nhất cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn

chăn nuôi, theo quy mô doanh nghiệp 69
Bảng 38. Thông tin cho vay của các doanh nghiệp theo quy mô 70

Bảng 39. Tỷ lệ phần trăm của các khoản vay từ các nguồn, số tiền vay trung bình và thời
gian vay, theo quy mô của doanh nghiệp 71

Bảng 40. Tỷ lệ phần trăm các khoản vay cho thức ăn chăn nuôi/nguyên liệu thô, nhà
xưởng/trang thiết bị và các mục đích khác từ các nguồn vay khác nhau, theo quy mô
doanh nghiệp 72

Bảng 41. Các nguyên nhân chính mà các cơ sở sản xuất đưa ra giải thích về sự thay đổi
lợi nhuận trong năm 2007 và 2005 72

Bảng 42. Những kỳ vọng của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cung cấp
nguyên liệu thô cho thị trường nội địa trong tương lai, theo quy mô doanh nghiệp.74






Deleted: 60
Deleted: 71
Deleted: 72
Deleted: 73
Deleted: 73
Deleted: 75

10
1

GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh
1.1.1 Ngành chăn nuôi ở Việt Nam
Giá thức ăn chăn nuôi thế giới đã và đang tăng lên và xu hướng này dường như sẽ tiếp tục
trong tương lai. Có hai lý do chính dẫn tới giá thức ăn chăn nuôi tăng: thứ nhất, nhu cầu
đối với thức ăn chăn nuôi tăng cao xuất phát từ nhu cầu cao hơn đối với thịt và các sản
phẩm có liên quan; và thứ hai, nhu cầu tăng lên đối với ngô và các sản phẩm thô khác để
sản xuấ
t các sản phẩm nhiên liệu sinh học đang cạnh tranh với việc sử dụng các nguyên
liệu thô này để sản xuất thức ăn chăn nuôi (Pluske, 2007).
Ở Việt Nam, ngành chăn nuôi giữ vai trò ngày càng tăng trong tổng GDP của ngành nông
nghiệp với tỷ lệ đóng góp dao động từ 22,6% đến 25,5% trong giai đoạn 2001-2007 và dự
kiến tăng lên 25% - 26% trong năm 2008 (Cục chăn nuôi, 2008). Ngành chăn nuôi đã
tăng trưởng một cách nhanh chóng và tự phát và rất nhiều v
ấn đề đã nảy sinh do thiếu quy
định: ví dụ có nhiều nhà sản xuất nhỏ lẻ, phân tán gặp phải các vấn đề về năng suất thấp,
dịch bệnh bùng phát; và sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành chăn nuôi theo quy mô
thương mại nhưng thiếu tầm nhìn về môi trường. Hơn nữa, chi phí cho thức ăn chăn nuôi
chiếm tới khoảng 75% tổng chi phí sản xuất của các hộ chăn nuôi.
Trong thờ
i gian gần đây, một trong những vấn đề “nóng” nhất mà ngành chăn nuôi phải
đối mặt đó là xu hướng tăng giá thức ăn chăn nuôi. Sự phụ thuộc lớn vào việc nhập khẩu
các nguyên liệu thô như đậu tương và ngô, thuế nhập khẩu cao và năng suất thấp của các
nguyên liệu này được coi là các nguyên nhân khiến giá thức ăn chăn nuôi trong nước tăng
cao. Giá thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở Việ
t Nam cao hơn khoảng 10-15% so với các
nước khác trong khu vực như Thái Lan hay Trung Quốc. Ước tính Việt Nam nhập khẩu
khoảng 20-30% về khối lượng nguyên liệu thô sử dụng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi,
tương đương với khoảng 45% tổng giá trị nguyên liệu thô (www.mard.gov.vn). Giá thức
ăn chăn nuôi cao ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ chăn nuôi vì làm tăng chi phí sản xuất,

đặc biệt là khi giá sản phẩm chăn nuôi tă
ng không đủ đề bù đắp phần tăng lên trong chi
phí.
1.1.2 Doanh nghiệp vừa và nhỏ
1
(DNVVN) ở Việt Nam
Thể hiện thế mạnh nội tại đầy ấn tượng, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam đã tăng gấp
15 lần trong vòng 9 năm (1999-2008) (Đối thoại chính sách trực tuyến về con đường phát
triển của DNVVN Việt Nam, 2010). Chiếm tới 97% trong tổng số hơn 400 nghìn doanh
nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế Việt Nam, các DNVVN được ghi nhận là động
lực phát triển của Việt Nam thời gian qua. Tuy nhiên, các DNVVN chưa
đóng góp được
nhiều như kỳ vọng do tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế cũng như những tồn
tại vốn có trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam và những hạn chế nội tại của nhiều
DNVVN.
Những khó khăn như thiếu vốn, khó tiếp cận đất đai làm mặt bằng kinh doanh, công nghệ
lạc hậu, năng lực cạnh tranh yếu, trình độ quản trị doanh nghi
ệp hạn chế và những khó
khăn trong việc tiếp cận thị trường đã và đang là những cản trở lớn đối với các DNVVN.
Chính phủ Việt Nam gần đây đã công bố một loạt các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô


1
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật
hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300
người. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các
biện pháp và chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc
một trong hai chỉ tiêu nói trên. (
Điều 3, Nghị định 90/2001/NĐ-CP, ngày 23-11-2001).


11
bằng cách bơm vốn và dỡ bỏ các thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường thuận lợi cho
các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không rõ các doanh nghiệp Việt Nam đã được hưởng lợi
bao nhiêu từ những hỗ trợ này. Số lượng các DNVVN ở Việt Nam vẫn đang tăng lên thay
vì dự báo 80% DNVVN gặp khó khăn và 20% sẽ biến mất (Đối thoại chính sách trực
tuyến về con đường phát triển của DNVVN Việt Nam, 2010).
Trong bối cảnh những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu và hội nhập quốc tế, việc đánh
giá khả năng cạnh tranh của các DNVVN về phương diện vị trí, điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức trở nên ngày càng cấp thiết. Những đánh giá này sẽ là nền tảng quan
trọng để nhà nước đưa thêm hỗ trợ đối với sự phát triển của các DNVVN trong tươ
ng lai.
1.1.3 Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thức ăn ở chăn nuôi ở Việt Nam
Năm 2008, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn trong đó có tập đoàn CP,
Cargill và Proconco đóng góp gần 70% thị phần trên thị trường thức ăn chăn nuôi Việt
Nam. Nông dân Việt Nam cho rằng các doanh nghiệp lớn này là những người “làm giá”
trên thị trường. Các doanh nghiệp lớn cũng bị coi là những tác nhân làm tăng giá thức ăn
chăn nuôi ở Việt Nam do vị trí thống trị của họ trên thị trường này. Vẫn còn có nh
ững câu
hỏi mở về vai trò của các DNVVN trong ngành thức ăn chăn nuôi và liệu họ có thể cạnh
tranh được với các doanh nghiệp lớn trong cơ cấu thị trường hiện tại hay không.
Có nhiều cuộc thảo luận khác nhau về việc phân loại DNVVN nói chung, cũng như các
DNVVN trong ngành thức ăn chăn nuôi nói riêng đã diễn ra. Việc phân loại các doanh
nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam thường dựa trên công su
ất thiết kế của các
doanh nghiệp chứ ít khi dựa trên các tiêu chí như số lượng công nhân hay nguồn vốn của
các cổ đông hoặc tài sản cố định, hay vốn, thường được sử dụng ở một số nước ASEAN.
Thêm vào đó, các cơ quan khác nhau như Bộ NN&PTNT, Hiệp hội thức ăn chăn nuôi
Việt Nam (VAFA) và bản thân các doanh nghiệp sử dụng tiêu chí về công suất thiết kế để
phân loại doanh nghi
ệp theo quy mô nhỏ, trung bình và lớn cũng không giống nhau. Việc

phân loại quy mô doanh nghiệp hiện vẫn còn nhiều tranh cãi.
Cho tới nay, có rất ít các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp sản xuất
thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam và các kênh phân phối của họ. Theo số liệu gần đây của
VAFA, tính đến tháng 2/2009, có khoảng 40 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thức
ăn chăn nuôi trong nước có nguy cơ phải đóng cửa hoặ
c phá sản do chi phí phát sinh cao
khi giá nhập khẩu tăng quá nhanh. Có rất ít các nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của
các DNVVN khi so sánh với các doanh nghiệp lớn và đặc biệt về phương diện sử dụng
nguyên liệu đầu vào và mức độ quan hệ với sản phẩm đầu ra. Mục tiêu của nghiên cứu
này là thu hẹp khoảng trống đó thông qua các thông tin về các hoạt động sản xuất và kinh
doanh của doanh nghiệp ở các quy mô khác nhau, các kênh phân phối và trình độ công
ngh
ệ của họ. Những thông tin này là hết sức quan trọng đối với các nhà hoạch định chính
sách trong việc xây dựng các chính sách phù hợp cho ngành chăn nuôi trong những năm
tới.
1.2 Mục đích
Mục tiêu chính của cuộc điều tra các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi là nhằm
cung cấp một đánh giá định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của
ngành thức ă
n chăn nuôi ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu đó, các mục đích nghiên cứu
sau đây cần phải đạt được:
• Đưa ra đánh giá về các đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi và
chi phí sản xuất, sản phẩm đầu ra và giá cả theo hình thức sở hữu, vùng và quy mô
của doanh nghiệp;

12
• Tìm ra bản chất của thông tin và dòng sản phẩm, tiêu chuẩn và quy trình quản lý
chất lượng của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi; và
• Đánh giá khả năng cạnh tranh của các DNVVN so với các doanh nghiệp lớn.


1.3 Các câu hỏi nghiên cứu
Trong suốt các hoạt động thuộc phạm vi của nghiên cứu này, một điều rõ ràng là các
doanh nghiệp nhỏ thường được coi là sử dụng nguyên liệu có hàm lượng đạ
m thấp, giá rẻ
(đôi lúc bị nhiễm bẩn), thiếu quản lý chất lượng và thiết bị nghèo nàn, và do đó họ thường
bán sản phẩm ở mức giá tương đối thấp. Khách hàng chủ yếu của các doanh nghiệp nhỏ
thường là các hộ chăn nuôi và đại lý quy mô nhỏ, đặc biệt là ở vùng xa xôi. Tuy nhiên,
một số ý kiến lập luận rằng các DNVVN Việt Nam có thể tồn tại và cạnh tranh được trên
các thị
trường chuyên biệt giống như các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi quy
mô nhỏ ở Thái Lan.
Do đó, trong nghiên cứu này, mục tiêu chính là nhằm có được cái nhìn sâu hơn về hoạt
động sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi nói chung, đối với cả doanh nghiệp quy
mô nhỏ và lớn.
Nghiên cứu này tập trung trả lời các câu hỏi sau:
• Có bằng chứng về tính kinh tế theo quy mô trong ngành sản xuất thức ăn chăn
nuôi
ở Việt Nam hay không?
• Có sự khác biệt nào trong hoạt động sản xuất và thương mại giữa các doanh
nghiệp quy mô lớn và DNVVN về phương diện sử dụng nguyên liệu đầu vào, lưu
kho, chủng loại sản phẩm, quản lý chất lượng, đối tượng khách hàng và loại hình
dịch vụ cung cấp cho khách hàng?
• Các kênh thu mua nguyên liệu và phân phối sản phẩm đầu ra của các DNVVN có
và các doanh nghiệp lớn có sự khác nhau nào không?
• Các DNVVN trong n
ước cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài có quy mô
lớn hơn như thế nào?
• Có bằng chứng nào về giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cao hơn so với nguyên
liệu trong nước?
• Có cơ hội nào cho các DNVVN Việt Nam có thể cạnh tranh trên các thị trường

chuyên biệt (chẳng hạn các doanh nghiệp nhỏ hơn hướng tới các khu vực vùng
sâu, vùng xa) hay không?
• Đâu là những khó khăn mà các DNVVN Việt Nam hoạt động trong ngành sản xu
ất
thức ăn chăn nuôi đang phải đối mặt?

1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Các nghiên cứu nền
Một số hoạt động thuộc phạm vi dự án đã được triển khai trong các giai đoạn đầu của dự
án nhằm thu thập ý kiến về các vấn đề mà ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đang phải đối
mặt và những ý kiến này đã được sử dụng làm cơ sở cho việc thiết kế một cuộc điều tra
các doanh nghiệp sản xuất thứ
c ăn chăn nuôi ở Việt Nam.

13
Báo cáo của tác giả Pluske (2007) “Tổng quan ngành thức ăn chăn nuôi trên quy mô toàn
cầu” được sử dụng làm tài liệu nền cho cuộc điều tra. Báo cáo này kết luận rằng có thể
các DNVVN đóng vai trò nhất định trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở các nước
đang phát triển, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa nơi mà các doanh nghiệp lớn có thể
không có lợi nhuận khi hoạt động ở đây. Tuy nhiên, cần xây dựng các chính sách phù hợp
để
đảm bảo rằng sự tồn tại của các DNVVN mang lại lợi ích cho xã hội xét về tổng thể
chứ không chỉ cho riêng ngành này. Và kết quả là các nhà hoạch định chính sách cần có
hiểu biết nhất định về các chuỗi giá trị tương ứng và các cách tổ chức thể chế khác liên
quan trong quá trình ra quyết định trong ngành sản xuất thức ăn và chăn nuôi.
Để có thể hiểu được những vấn đề hiện nay mà các doanh nghiệ
p sản xuất thức ăn chăn
nuôi và các hộ chăn nuôi đang phải đối mặt, vào tháng 8 năm 2007, các nghiên cứu viên
tham gia dự án này đã tới một số điểm nghiên cứu và gặp gỡ nhiều nhà lãnh đạo cấp cao
trong ngành. Các hoạt động này một lần nữa cho thấy sự khác biệt về cơ sở hạ tầng và

đầu ra giữa các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi quy mô lớn vớ
i các DNVVN.
Ngoài ra các cuộc thảo luận với các hộ chăn nuôi và các nhà lãnh đạo trong ngành đã
cung cấp cái nhìn sâu về các yếu tố quyết định đến nhu cầu đối với thức ăn chăn nuôi.
1.4.2 Thiết kế và địa bàn điều tra
Phiếu điều tra các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi được thiết kế dựa trên ý kiến
của tất cả các đối tượng liên quan tới dự án, được tiến hành điều tra thử và hoàn thiện sau
khi thảo luận góp ý sôi nổi. Điều tra được thực hiện dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp
một cán bộ lãnh đạo của từng doanh nghiệp. Mỗi cuộ
c phỏng vấn thường kéo dài từ hai
đến ba giờ. Trong một số trường hợp, điều tra viên cần quay lại doanh nghiệp để hoàn tất
hoặc làm rõ số liệu thu thập. Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ở 7 tỉnh trong
cả nước được lựa chọn tham gia cuộc điều tra diễn ra từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2008.
Để có cái nhìn tổng thể về các loại hình sản xuất thức
ăn chăn nuôi và việc sử dụng thức
ăn chăn nuôi, một cuộc điều tra các hộ chăn nuôi lợn và gà cũng được xây dựng trong
khuôn khổ của dự án này. Cuộc điều tra hộ được thực hiện từ tháng 11 đến tháng 12 năm
2008 ở 6 trên 7 tỉnh tiến hành điều tra doanh nghiệp. Các số liệu kết quả về hộ được trình
bày và thảo luận trong phần II.
Để bao quát một b
ộ phận tiêu biểu các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, công tác
điều tra thực địa đã được thực hiện ở ba khu vực sinh thái, tại các tỉnh có các doanh
nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất cả nước. Các doanh nghiệp được điều tra ở Hà
Nội, Hà Tây và Hưng Yên thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng; Đồng Nai và Bình
Dương thuộc khu vực Đông Nam Bộ; Ti
ền Giang và Long An thuộc khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long. Ba khu vực này trước đó đã được xác định trong đề cương dự án và 6
trong số 7 tỉnh đã được nhóm nghiên cứu và chương trình CARD nhất trí lựa chọn làm
đại diện cho mỗi khu vực. Tỉnh Hưng Yên được thêm vào danh sách điều tra do thiếu các
doanh nghiệp ở Hà Nội, xuất phát từ những thay đổi gần đây ở tỉnh này khi so sánh với số

liệu nă
m 2006 (thời điểm tiến hành các lựa chọn tỉnh ban đầu) và do nhiều doanh nghiệp
trong danh sách năm 2006 đến thời điểm điều tra đã ngừng hoạt động.
1.4.3 Thiết kế mẫu
Căn cứ vào danh sách các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong năm 2006 do
Cục Chăn nuôi cung cấp, cùng với những hạn chế trong ngân sách dự án, ban đầu chúng
tôi dự định khảo sát tổng cộng 70 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi và đại lí ở 6
tỉnh như đã nêu ở mục 1.4.2. Phương pháp chọn mẫu để đảm bảo lựa chọn đại diện của
các doanh nghiệp nh
ỏ, trung bình và lớn, được xây dựng như sau:

14
• Thu thập danh sách 241 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi hoạt động năm
2006 (bao gồm cả địa điểm và công suất) từ Cục Chăn nuôi
• Một tiêu chí phân loại quy mô phân tầng được cụ thể hóa chia doanh nghiệp thành
5 nhóm dựa trên công suất sản lượng (tấn/năm: (1) <5.000; (2): >=5.000 và
<10.000; (3): >=10.000 và < 20.000; (4): >=20.000 và <80.000; và (5): >=80.000
tấn.
• Dựa trên 70 doanh nghiệp được yêu cầu tham gia vào nghiên cứu này, số lượng
các doanh nghiệp theo mỗi quy mô lấ
y mẫu ở mỗi tỉnh được tính toán cân đối với
số lượng thực tế và phân bố quy mô doanh nghiệp ở 7 tỉnh điều tra.
• Trong trường hợp một trong 5 nhóm quy mô không được đại diện ở một tỉnh (ví
dụ, mức công suất trên 80.000 tấn), doanh nghiệp ở tỉnh khác được thêm vào để
đảm bảo số lượng cần thiết. Chẳng hạn, tỉnh Hưng Yên (thuộc khu vực Đồ
ng bằng
sông Hồng) có những đặc điểm tương tự như Hà Nội và Hà Tây do đó được sử
dụng làm tỉnh thay thế;
• Các doanh nghiệp trong danh sách được lựa chọn ngẫu nhiên cho đến khi đạt được
số lượng mong muốn;

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong danh sách cung cấp đến thời điểm điều tra đã ngừng
hoạt động và không thể được thay thế bằng các doanh nghiệp khác tương
đương do đó chỉ
có 62 doanh nghiệp được điều tra trong nghiên cứu này. Phân bố mẫu cuối cùng của 7
tỉnh được trình bày trong Bảng 1.
Bảng 1. Số lượng doanh nghiệp trong danh sách điều tra và số lượng doanh nghiệp
thực tế được điều tra, và tỷ lệ % các doanh nghiệp được điều tra ở mỗi tỉnh so với
tổng dự án.

Tỉnh Khu vực Số lượng
doanh nghiệp
trong danh
sách
Số lượng
doanh nghiệp
đã điều tra
Tỷ lệ đã điều
tra trong
tổng số
Hà Nội ĐB sông Hồng 41 9 14.5
Hà Tây ĐB sông Hồng 11 6 9.7
Hưng Yên ĐB sông Hồng 24 12 19.4
Bình Dương Đông Nam Bộ 28 19 30.7
Đồng Nai Đông Nam Bộ 17 9 14.5
Long An ĐB sông Cửu Long 6 4 6.5
Tiền Giang ĐB sông Cửu Long 4 3 4.8
Tổng số 131 62 100
1.4.4 Thu thập và xử lí số liệu
Trước mỗi cuộc điều tra, chúng tôi đã thu thập số liệu thứ cấp và thông tin tổng quan về
tình hình chăn nuôi và việc sử dụng thức ăn chăn nuôi ở từng tỉnh. Trong quá trình điều

tra, đội ngũ điều tra viên giàu kinh nghiệm đã làm việc dưới sự giám sát chặt chẽ và được
kiểm tra ngẫu nhiên bởi nhóm nghiên cứu. Thông tin do người được phỏng vấn cung cấp
đôi khi không thống nhấ
t giữa các phần của bảng hỏi bởi do một số doanh nghiệp không
tự nguyện cung cấp một số thông tin nhất định. Sau khi hoàn thành cuộc điều tra, công

15
việc nhập liệu được thực hiện trên phần mềm Microsoft Access. Khung nhập liệu được
nhóm nghiên cứu thiết kế và chạy thử vào thời điểm cuộc điều tra diễn ra. Bộ dữ liệu cuối
cùng được chuyển sang phần mềm Stata™ kèm theo các ghi chú cho từng trường hợp cụ
thể do đó công việc phân tích số liệu ở giai đoạn sau trở nên dễ dàng hơn.
Nh
ư đã đề cập ở trên, một vài số liệu do các doanh nghiệp cung cấp không nhất quán.
Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra và làm sạch số liệu rất cẩn thận để đảm bảo rằng các phần
tương ứng của số liệu là nhất quán. Chẳng hạn, chúng tôi so sánh khối lượng nguyên liệu
thô đầu vào với sản lượng đầu ra và trong một vài trường hợp khi số liệu này thực sự
không nhấ
t quán và chúng tôi không thể giải quyết được, chúng tôi buộc phải loại bỏ các
thông tin khỏi mẫu phân tích. Một trong những vấn đề về số liệu khác mà chúng tôi gặp
phải đó là tính nhạy cảm đối với các câu hỏi về chi phí sản xuất. Để giải quyết vấn đề này
chúng tôi để người được phỏng vấn cơ hội trả lời chi phí sản xuất dưới dạng tỷ lệ phầ
n
trăm. Sau đó, với các thông tin chi tiết về chi phí nguyên liệu thô đầu vào, chúng tôi có
thể sử dụng số liệu về tỷ lệ phần trăm của chi phí sản xuất để tính ngược trở lại tổng chi
phí sản xuất trong trường hợp người phỏng vấn không trả lời một cách trực tiếp. Trong
trường hợp người trả lời cung cấp thông tin về tổng chi phí nguyên liệu thô, chúng tôi tiến
hành so sánh giữ
a số liệu tổng chi phí sản xuất được cung cấp với chi phí nguyên liệu thô
đầu vào được tính toán là một phần trong quá trình kiểm tra chéo số liệu. Cuối cùng mặc
dù tổng số mẫu điều tra là 62 doanh nghiệp, chỉ có số liệu của 44 doanh nghiệp được sử

dụng để phân tích về quy mô và chi phí sản xuất.
Bảng 2 mô tả phân bố quy mô mẫu ban đầu đối với mỗi hình thức sở hữu. Ngoài ra, các
doanh nghiệp cung c
ấp số liệu nhất quán về sản xuất có thể được phân chia theo quy mô.
Phân loại quy mô sản xuất dựa trên số liệu về sản lượng thức ăn chăn nuôi của các doanh
nghiệp trong năm 2007 như sau: doanh nghiệp nhỏ có quy mô dưới 10.000 tấn/năm;
doanh nghiệp trung bình: quy mô sản xuất từ 10.000 tấn đến dưới 60.000 tấn/năm và
nhóm doanh nghiệp lớn có sản lượng từ 60.000 tấn trở lên. Việc phân tích số liệ
u sơ bộ
chỉ ra rằng cách phân loại mẫu này tạo ra một vài điểm khác biệt giữa nhóm doanh nghiệp
lớn với nhóm trung bình - nhỏ và số lượng các doanh nghiệp nhỏ và trung bình là gần như
tương đương. Việc phân loại các DNVVN cho thấy rõ có những doanh nghiệp rất nhỏ
chiếm tới một nửa trong tổng số các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cuộc điều tra này.
Khoảng 70% tổng mẫu điề
u tra được chấp nhận cung cấp các số liệu nhất quán về chi phí
sản xuất và quy mô trong khi số còn lại bị loại bỏ (Bảng 2). Cụ thể, chúng tôi đã loại bỏ
gần một nửa số doanh nghiệp trong nhóm có vốn đầu tư nước ngoài đăng kí trong quá
trình làm sạch số liệu do họ không có câu trả lời hoặc không nhất quán trong phần trả lời
về chi phí sản xuất. Trong báo cáo này tất cả các phân tích theo vùng và tình trạng s
ở hữu
được thực hiện với tổng số mẫu là 62 nhưng chỉ có số liệu của 44 doanh nghiệp được sử
dụng cho phần phân tích quy mô.

Bảng 2. Theo hình thức sở hữu: tổng số doanh nghiệp trong mẫu ban đầu; số lượng
doanh nghiệp ở từng quy mô và số doanh nghiệp cung cấp thông tin nhất quán cho
việc phân tích số liệu; và tỷ lệ phần trăm trong mẫu ban đầu cung cấp thông tin nhất
quán

Số
lượng

mẫu
ban đầu Phân loại theo quy mô
a

Tỷ lệ phần
trăm so với
mẫu ban
đầu
Theo tình trạng sở
hữu
Nhỏ
Trung
bình Lớn Tổng số

16
Doanh nghiệp nhà nước 3 1 1 1 3 100.0
Doanh nghiệp cổ phần
hóa 14 6 4 2 12 85.7
DN tư nhân nước ngoài
có đăng kí 13 1 4 2 7 53.9
Liên doanh 4 0 2 1 3 75.0
DN tư nhân trong nước
có đăng kí 28 9 9 1 19 67.9
Tổng số 62 17 20 7 44
71.0
a: Phân loại theo quy mô dựa trên sản lượng thức ăn , DN nhỏ có sản lượng dưới 10.000 tấn/năm, DN
trung bình có sản lượng từ 10.000 đến dưới 60.000 tấn/năm, doanh nghiệp lớn có sản lượng trên 60.000
tấn/năm
1.5 Hạn chế và cấu trúc của báo cáo
1.5.1 Hạn chế của báo cáo

Một trong những hạn chế chính của báo cáo này là những khó khăn trong việc tiếp cận
các doanh nghiệp và thu thập một số thông tin. Cụ thể, hầu hết các doanh nghiệp không
sẵn sàng cung cấp thông tin chi tiết liên quan tới sản xuất và doanh thu. Giống như các
cuộc điều tra doanh nghiệp khác, kết quả của cuộc điều tra này phụ thuộc rất nhiều vào
các yếu tố khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của nhóm dự án. M
ặc dù phương pháp
chọn mẫu là logic, song chúng tôi đã thực hiện các điều chỉnh lớn đối với cuộc điều tra
thực tế tùy thuộc vào tình trạng của các doanh nghiệp hiện tại cũng như sự sẵn sàng của
người được phỏng vấn khi trả lời các câu hỏi. Do đó, công việc làm sạch và phân tích số
liệu gặp nhiều khó khăn và nhóm nghiên cứu đã mất nhiều thờ
i gian thực hiện, với mong
muốn đảm bảo rằng thông tin ở các phần khác nhau của bảng hỏi phỏng vấn là nhất quán.
Thứ hai, số lượng điều tra viên hạn chế và những khó khăn trong việc tiếp cận với lãnh
đạo các doanh nghiệp đã làm đứt quãng công việc điều tra ở các tỉnh. Những khó khăn
này cùng với vị trí phân tán của 62 doanh nghiệp ở 7 tỉnh và 3 khu vực sinh thái của Việt
Nam khi
ến cho thời gian thực hiện điều tra kéo dài hơn so với dự kiến.
Một khó khăn nữa đó là sự cần thiết phải loại bỏ ra ngoài phân tích một vài số liệu và
quan sát không nhất quán. Kết quả sẽ có giá trị lớn hơn và độ tin cậy cao hơn với số mẫu
điều tra lớn hơn nhưng do hạn chế về ngân sách, cộng với những yêu cầu rộng về
mặt nội
dung nghiên cứu, việc mở rộng quy mô mẫu không thể thực hiện được.
1.5.2 Cấu trúc báo cáo
Báo cáo này ngoài chương mở đầu bao gồm 7 chương nữa. Chương 2 là đánh giá tổng
quan về những thay đổi gần đây trong ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam, bao gồm một
số thảo luận về tình hình sản xuất, sự biến động giá của các loại thức ăn và nguyên liệu
thô. Kết quả điều tra các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, bao gồm số liệu về các
thông tin chung, các hình th
ức sản xuất, việc sử dụng nguyên liệu thô, sản phẩm đầu ra và
chuỗi cung ứng cũng như các vấn đề liên quan (ví dụ như vận chuyển, liên lạc, tín dụng,

lợi nhuận và đầu tư, cơ hội, khó khăn) được trình bày từ chương 3 đến chương 7. Phần
tóm tắt các kết quả nghiên cứu chính và gợi ý chính sách cho ngành sản xuất thức ăn chăn
nuôi nói chung và các DNVVN nói riêng được trình bày ở chương cuố
i cùng.

17
2
NHỮNG THAY ĐỔI GẦN ĐÂY TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT NAM
Kể từ những năm 90, ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam đã phát
triển nhanh chóng cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi. Tốc độ tăng trưởng trung
bình trong tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi có xu hướng tăng từ năm 2000, đạt trung
bình khoảng 16,6% từ năm 2000 đến năm 2008 (Bảng 3).
Bảng 3 . Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam giai đo
ạn 2000 - 2008

Năm
Thức ăn
hỗn hợp
(nghìn tấn)
Thức ăn đậm
đặc
(nghìn tấn)
Tổng số
(nghìn
tấn)
Tổng số (quy
tương đương
thức ăn hỗn
hợp) (nghìn tấn)

Tốc độ tăng
trưởng
(%)
2000
1.700 330 2.030 2.690
2001
1.950 350 2.300 3.000 11,5
2002
2.400 340 2.740 3.420 14,0
2003
2.650 400 3.050 3.850 12,6
2004
2.700 400 3.100 3.900 1,3
2

2005
3.238 702 3.940 5.344 37,0
2006
4.361 747 5.118 6.600 23,5
2007
5.300 825 6.125 7.776 17,8
2008
6.882 684 7.567 8.935 14,9
Trung
bình (%)

16,6
Nguồn: Chiến lược Phát triển Chăn nuôi đến năm 2020 (Cục Chăn nuôi 2007), Nguyễn (2009)
Nhận thức lợi nhuận tiềm năng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, ngày càng có nhiều
doanh nghiệp trong và ngoài nước thiết lập hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam.

Ngoài ra, nhờ các chính sách đổi mới của Chính phủ Việt Nam cũng như khuyến khích
đầu tư trong nước và nước ngoài, các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi đa quốc gia như
Cargill, CP, Proconco và Japfa đã bắt đầu hoạt động tại Vi
ệt Nam.
Số liệu từ Cục chăn nuôi cho thấy, trong năm 2006, có 241 nhà máy sản xuất thức ăn
chăn nuôi có đăng kí
3
ở Việt Nam trong đó có 33 công ty nước ngoài, 10 công ty liên
doanh và 198 doanh nghiệp nội địa. Tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi (bao gồm cả thức
ăn quy hỗn hợp và thức ăn bổ sung) năm 2006 là 6612,4 nghìn tấn, chiếm khoảng 75%
công suất thiết kế 8803,9 nghìn tấn (Hình 1). Khu vực đồng bằng sông Hồng, với gần một
nửa doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi Việt nam đang hoạt động và có công suất lớn nhấ
t
trong 8 khu vực với tổng sản lượng thức ăn công nghiệp là là 2427,1 nghìn tấn (Hình 1).
Khu vực Đông Nam bộ có sản lượng thức ăn chăn nuôi lớn nhất (3274,5 nghìn tấn) với
việc các nhà máy sử dụng gần hết công suất (Hình 1). Khu vực sản xuất lớn thứ ba là
đồng bằng sông Cửu Long (771,6 nghìn tấn), tiếp theo là khu vực Bắc Trung Bộ. Khu vực


2
Tốc độ tăng trưởng giảm sút do sản lượng thức ăn cho gia cầm giảm khoảng 25-30% trong thời điểm dịch
cúm gia cầm (Cục Chăn nuôi, 2006)
3
Tổng số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có đăng ký ở Việt Nam năm 2008 là 225, bao gồm 42 công ty
nước ngoài, 12 liên doanh và 171 doanh nghiệp trong nước. Khu vực đồng bằng sông Hồng và Đông Nam
Bộ vẫn là hai vùng sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất cả nước, đóng góp 45,8% và 28,9% tổng số các nhà
máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trong cả nước.

18
sản xuất nhỏ nhất là Tây Nguyên với hai cơ sở nhỏ sản xuất khoảng 200 tấn. Sự phát triển

của ngành thức ăn chăn nuôi, với sự góp mặt của các doanh nghiệp lớn nước ngoài, đã
dần làm thay đổi phương thức chăn nuôi gia súc và gia cầm truyền thống trong các hộ ở
Việt Nam. Nhiều hộ gia đình không còn sử dụng nguyên liệu thô tự túc để chăn nuôi.
Thay vào đó h
ọ tăng cường sử dụng thức ăn công nghiệp ở các tỉnh phía Nam, hoặc trộn
thức ăn công nghiệp với thức ăn thô để chăn nuôi ở miền Bắc.
36.8 22.3
2427.1
67.6
13.4 0.2
3274.5
771.6
6612.4
0
2000
4000
6000
8000
10000
N
or
t
h East
N
o
rt
h

W
est

Red River Del
t
a
Nort
h
Central Regio
n
Sout
h

C
entral

Coa
s
t
Cent
r
al
H
ighl
a
nds
S
ou
t
h
Ea
s
t reg

ion
Mekong River Delta
Total
Region
thousand ton
0
50
100
150
200
250
300
no.
Industrial feed production Capacity No. of enterprises

Nguồn: Cục chăn nuôi, 2006

Hình 1. Số lượng doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi, tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi
công nghiệp (bao gồm thức ăn bổ sung) so với công suất thiết kế theo khu vực năm
2006
Nguồn cung nguyên liệu nội địa cho cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là các
nguyên liệu giàu đạm, còn hạn chế so với nhu cầu trong nước, do đó doanh nghiệp phải
nhập khẩu để bù
đắp vào lượng thiếu hụt. Khối lượng nguyên liệu nhập khẩu đạt xấp xỉ 3
triệu tấn năm 2006, gần gấp đôi mức của năm 2005 (Bảng 4).
Ước tính có hơn 10 loại trong tổng số 22 loại nguyên liệu được các doanh nghiệp sản xuất
thức ăn nhập khẩu. Theo số liệu từ Cục chăn nuôi (2007), khối lượng nguyên liệu thô
nhập khẩu để sản xu
ất thức ăn chăn nuôi năm 2006 đạt 3170,7 nghìn tấn (Bảng 5) với kim
ngạch nhập khẩu 11,8 nghìn tỷ đồng và chiếm khoảng 40% trong tổng số 30,4 nghìn tỷ

đồng giá trị sản lượng thức ăn công nghiệp nội địa. Xu hướng nhập khẩu một số nguyên
liệu thô tăng đáng kể trong hai năm gần đây, đặc biệt là với đậu tương, khô đầu đậu
tương, bột cá, vitamin b
ổ sung, và trong nửa đầu năm 2009, trên 3.000 tấn nguyên liệu
thức ăn đã được nhập khẩu. Số liệu trong Bảng 5 cho thấy rõ ràng ngành sản xuất thức ăn

19
chăn nuôi của Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn
giàu đạm so với các nguyên liệu giàu năng lượng. Hơn nữa, ngành sản xuất thức ăn trong
nước chưa sản xuất được nguyên liệu để sản xuất thức ăn bổ sung và chất phụ gia.
Bảng 4. Sản lượng trong nước của các nguyên liệu đầu vào chính cho sản xuất thứ
c
ăn chăn nuôi và dự báo nhu cầu (1000 tấn)

Loại nguyên liệu Năm 2005 Năm 2006
1. Tấm, thóc và cám
4
6084 6090
2. Ngô 3401 3437
3. Sắn và khoai tây 2421 2785
4. Đậu tương và khô dầu đậu tương 114 127
5. Bột cá 35 112
6. Khoáng chất và thức ăn bổ sung 68 138
Tổng sản lượng nguyên liệu đầu vào
cho sản xuất thức ăn chăn nuôi
12123 12975
Nhu cầu
13630 15864
Khối lượng thiếu hụt
-1507 -2889

Nguồn: Chiến lược Phát triển Chăn nuôi đến năm 2020, Cục chăn nuôi (2007)

Bảng 5. Khối lượng nguyên liệu đầu vào nhập khẩu năm 2006 (nghìn tấn)

Nguyên liệu đầu vào
2006 2007 2008 6 tháng đầu
năm 2009
Ngô 564,5
612,8 467,8 871,6
Cám gạo vỡ 190,2
488,0 199,9 259,9
Cám mì, bột mì 490,6
333,6 639,5 105,9
Dầu thực vật, dầu cá 26,4
54,2 - -
Khô dầu đậu tương 1591,8
1686,3 2161,8 1468,9
Đậu tương 17,6
17,7 293,3 200,9
Gluten ngô 35,0
54,0 23,5 15,9
Dinh dưỡng gia súc 10,7
18,7 166,4 77,7
Lactose -
25,9 10,1 -
Bột cá 54,8
41,2 153,8 50,3
Phụ phẩm động vật 84,2
-
Vitamin bổ sung 8,3

37,5 0,7 12,8
Amino acid (Lyz, Met, Thre) 21,9
19,3 51,9 17,4
Khoáng chất, phụ gia 74,7
98,8 16,1 28,3
Tổng số
3170,7 3488 4184,8 3109,6
Nguồn: Chiến lược Phát triển Chăn nuôi đến năm 2020, Cục chăn nuôi (2007, 2009)

4
Gạo tấm quy tương đương với 3% gạo, thóc để sản xuất thức ăn tương tương với 3% tổng số thóc và cám
tương đương 11%. Tỷ lệ dành cho chăn nuôi của ngô là 90%, sắn và khoai tây 80% và đậu tương là 33% so
với tổng sản lượng.

20
Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu chế biến có xu hướng tăng lên đặc biệt là hai
năm gần đây (Hình 2). Năm 2001, kim ngạch nhập khẩu chỉ ở mức dưới 200.000 nghìn
đô la Mỹ và đến năm 2007 giá trị đã tăng gấp 6 lần. Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 ước
đạt trên trên 1.700.000 nghìn đô la Mỹ.
0
200,000
400,000
600,000
800,000
1,000,000
1,200,000
1,400,000
1,600,000
1,800,000
thousand USD

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
(estimate)
Year

Nguồn Bộ NN&PTNT, 2009
Hình 2. Giá trị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu đầu vào cho chế biến
thức ăn của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2008
Trong vài năm qua giá của nhiều loại nguyên liệu thô sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn
nuôi đã tăng mạnh. Hình 3 mô tả xu hướng giá một số nguyên liệu thô ở Việt Nam trong
hai năm 2007 và 2008. Giá của hai loại nguyên liệu chính (ngô và khô dầu đậu tương) đã
và đang tiế
p tục xu hướng đi lên. Giá ngô trong nước tăng cùng với xu hướng tăng giá thế
giới trong bối cảnh nhu cầu thế giới trong việc sản xuất ethanol đang tăng lên. Khô dầu
đậu tương chiếm khoảng 60% đến 70% tổng chi phí sản xuất thức ăn đậm đặc và 20-30%
chi phí sản xuất thức ăn hỗn hợp. Nguồn cung khô dầu đậu tương đến từ Mỹ, Ahentina và
Ấn Độ và nhìn chung giá đã t
ăng lên gấp đôi từ mức dưới 5.000 đồng/kg lên khoảng
10.000 đồng/kg trong thời gian từ tháng 3-2007 đến tháng 9-2008. Thêm vào đó, giá
nguyên liệu Mono Calcium Phosphate (MCP) cũng tăng đều đặn trong thời gian này. Giá
bột cá dường như có xu hướng giảm trong năm 2007 nhưng sau đó bắt đầu tăng mạnh trở
lại từ đầu năm 2008. Cần lưu ý tằng có sự tương đối giữa giữa giá bột cá nhập khẩu và giá
sản xu
ất trong nước.
Proconco, một liên doanh sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn, đưa ra giá của một số nguyên
liệu đầu vào và thức ăn hỗn hợp cho lợn (Hình 4). Dựa trên xu hướng tăng giá nguyên
liệu trong suốt năm 2007, giá thức ăn chăn nuôi cũng theo xu hướng điều chỉnh đi lên khi
giá đầu vào tăng (Hình 4). Ngoại trừ giá sắn chỉ tăng 10%, các nguyên liệu khác tăng giá
đáng kể, đặc biệt là khô dầ
u đậu tương - sản phẩm đắt nhất với mức tăng giá trên 50% so
với đầu năm 2007. Giá thức ăn hỗn hợp cho lợn từ 30 đến 60kg đã tăng khoảng 30%

trong vòng 12 tháng. Với mức tăng giá thức ăn hỗn hợp cao như vậy, có thể thấy những
thay đổi trong chi phí nguyên liệu thô đầu vào đã chuyển cho người mua.

21
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
18000
20000
Mar-07 Jun-07 Sep-07 Dec-07 Mar-08 Jun-08 Sep-08
dong/kg
Domestic maize Imported maize
MCP Yam
Rice bran Fish meal 60% domestic protein
Fish meal 60% import protein Argentina soybean cake

Nguồn: Cục chăn nuôi, 2008
Hình 3. Giá một số nguyên liệu thô cho SX thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2007-2008
0
1000
2000
3000
4000
5000

6000
Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec
dong/kg
Maize Soybean cake Cassava Complete feed (30-60kg)

Nguồn: Cục Chăn nuôi
5

Hình 4. Giá nguyên liệu thô và thức ăn hỗn hợp cho lợn của Công ty Proconco năm
2007



5
Chú thích: Giá của Proconco (2008) (đồng/kg, chưa bao gồm thuế VAT)

22
3
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
THỨC ĂN CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM
3.1 Các đặc điểm chung
Hình 5 trình bày sự phân loại theo quy mô của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn điều tra
ở miền Bắc và miền Nam. Phân loại theo quy mô sử dụng ở đây và trong toàn báo cáo là:
doanh nghiệp lớn có sản lượng từ 60.000 tấn/năm trở lên (có 7 doanh nghiệp), doanh
nghiệp quy mô trung bình có sản lượng từ 10.000 đến dưới 60.000 tấn/năm (mẫu là 20)
và doanh nghiệp sản xuất dưới 10.000 tấn/năm (mẫu bằng 17)
được phân loại là quy mô
nhỏ. Nhìn chung quy mô sản xuất thức ăn có xu hướng lớn hơn ở miền Nam so với miền
Bắc. Một nửa số cơ sở sản xuất ở miền Bắc có quy mô nhỏ so với tỷ lệ 27% ở phía Nam.
Trong khi đó tỷ lệ doanh nghiệp trung bình và lớn đều cao hơn ở khu vực phía Nam.

Khoảng 45% doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi ở miền Nam có quy mô trung bình trong
khi tỷ lệ này là 27%
ở miền Bắc.
0.0
10.0
20.0
30.0
40.0
50.0
60.0
north south
%
Small Medium Large

Hình 5. Phân bổ doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy mô sản xuất ở
miền Bắc và miền Nam (%)

Bảng 6 trình bày sự khác biệt giữa sản lượng thực tế và sản lượng thiết kế trong năm 2007
theo quy mô và khu vực của các cơ sở doanh nghiệp khảo sát cũng như tỷ lệ % sử dụng
công suất thiết kế. Theo khu vực, sản lượng trung bình thực tế của các DNVVN
ở miền
Bắc thấp hơn so với doanh nghiệp cùng loại ở miền Nam. Có nhiều doanh nghiệp nhỏ ở
miền Bắc hơn so với ở miền Nam (xem Hình 5). Các doanh nghiệp lớn ở miền Bắc có có
sản lượng thực tế lớn hơn tương đối so với các doanh nghiệp cùng loại ở miền Nam
(78.429 tấn so với 66.225 tấn). Tuy nhiên, sản lượng thức ăn chăn nuôi của các doanh
nghiệp mi
ền Bắc nói chung dường như thấp hơn so với các doanh nghiệp miền Nam
(18.697 tấn so với 26.092 tấn).
Có một số đặc điểm tương tự trong việc sử dụng công suất thiết kế của các doanh nghiệp
ở tất cả các nhóm quy mô. Ở cả hai miền, doanh nghiệp ở tất cả các nhóm quy mô sản

xuất với mức thấp hơn một chút so với công suất thiết kế, ngoại tr
ừ nhóm doanh nghiệp

23
trung bình ở miền Bắc (sản lượng thực tế là 22.400 tấn so với công suất thiết kế 22.293
tấn). Doanh nghiệp lớn ở miền Bắc có khoảng cách lớn hơn giữa sản lượng thực tế (dưới
80.000 tấn) so với công suất thiết kế là 110.000 tấn. Đáng chú ý, công suất thiết kế của
các doanh nghiệp lớn ở miền Bắc cao hơn rất nhiều so với chỉ
tiêu này ở các doanh
nghiệp cùng loại ở miền Nam.
Công suất thiết kế được sử dụng tối đa ở các doanh nghiệp quy mô trung bình ở miền Bắc
trong khi tỷ lệ sử dụng dường như thấp nhất đối với nhóm doanh nghiệp lớn (71,3%). Ở
miền Nam, tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế tăng theo quy mô sản xuất, từ 89,4% đến
98,1%
Bảng 6. Sản lượng th
ực tế và công suất thiết kế của các doanh nghiệp sản xuất thức
ăn chăn nuôi và tỷ lệ phần trăm sử dụng công suất thiết kế năm 2007, phân theo quy
mô và vùng

Miền Bắc (n=27) Miền Nam (n=35)

Sản lượng
thực tế
(tấn)
Công suất
thiết kế
(tấn)
Tỷ lệ sử
dụng công
suất

(%)
Sản lượng
thực tế
(tấn)
Công suất
thiết kế
(tấn)
Tỷ lệ sử
dụng công
suất
(%)
Nhỏ 2.543 3,255 78,1 5.325 5.955 89,4
Trung bình 22.400 22,293 100,5 24.818 26.691 93,0
Lớn 78.429 110,000 71,3 66.225 67.509 98,1
Tổng số 18.697 22,519 83,0 26.092 27.630 94,4

Doanh thu từ các hoạt động khác nhau của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi
rất đa dạng giữa ba nhóm (Bảng 7). Các doanh nghiệp lớn phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt
động sản xuất thức ăn trong khi doanh nghiệp nhỏ có xu hướng đa dạng hóa hoạt động
của mình thông qua việc làm đại lí hoặc sản xuất thức ăn bổ sung với tỷ lệ doanh thu từ
các hoạt động này là 7,5% và 2,5% tương
ứng. Đối với hoạt động sản xuất, việc sản xuất
thức ăn đậm đặc quan trọng hơn tương đối ở các doanh nghiệp quy mô nhỏ so với doanh
nghiệp trung bình và lớn, và các doanh nghiệp nhỏ ít tập trung sản xuất thức ăn hỗn hợp.
Tỷ lệ doanh thu từ thức ăn hỗn hợp là trên 50% đối với các nhà máy nhỏ trong khi tỷ lệ
này là trên 80% ở nhóm trung bình và lớn. Xét về quy mô doanh thu từ
hoạt động sản
xuất thức ăn hỗn hợp và đậm đặc lớn, các doanh nghiệp lớn có mức doanh thu gấp 7 lần
và nhóm trung bình gấp 5 lần so với nhóm quy mô nhỏ.
Bảng 7. Doanh thu trung bình từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp năm 2007

Doanh thu (triệu đồng) Tỷ lệ (%)

Thức ăn
hỗn hợp
Thức ăn
đậm đặc
Mua và
bán
thức ăn
Khác
Tổng
Thức ăn
hỗn hợp
Thức ăn
đậm đặc
Mua và
bán thức
ăn
Khác
Nhỏ
10.505 4.404 1.293 255
16.458
53 37 7,5 2,5
Trung
bình
102.332 22.294 50 0
124.676
82 18 0,2 0

Lớn
510.100 79.294 0 0
589.394
87 11 0,0 0,0
Tổng số
140.203 25.644 486 91 166.424 72 24 2,7 0,9

24

3.2 Sử dụng lao động và trả lương
Hình 6 mô tả việc phân phối lao động trong các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài
6
.
Khoảng 2/3 trong tổng số doanh nghiệp nội địa điều tra có dưới 100 lao động trong khi tỷ
lệ này ở các doanh nghiệp nước ngoài là dưới 39%. Trong khi đó, khoảng một phần tư
trong các doanh nghiệp nước ngoài có trên 300 lao động
7
so với tỷ lệ 8,9% của các doanh
nghiệp trong nước. Phân tích về hiệu suất lao động được trình bày ở phần 4.2.

66.67
38.89
24.44
38.89
8.89
22.22
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Domestic
(n=45)
Foreign

(n=17)
Less than 100 100-300 employees More than 300 employees


Hình 6. Quy mô lao động của các doanh nghiệp thức ăn theo hình thức sở hữu

Hình 6 đưa ra một vài biểu thị về quy mô doanh nghiệp đối với toàn bộ 62 doanh nghiệp
trong mẫu điều tra. Số lượng lao động có thể được sử dụng là một biến số đại diện cho
quy mô (xem chú thích 7): tức là các doanh nghiệp nhỏ có dưới 100 lao động, doanh
nghiệp trung bình có từ 100-300 lao động và các doanh nghiệp lớn có trên 300 lao động.
Sử dụng các tiêu chí này v
ới tổng mẫu là 62 doanh nghiệp, 58,7% là doanh nghiệp nhỏ,
28,6% có quy mô trung bình và 12,7% là doanh nghiệp lớn. Kết quả này so sánh với tiêu
chí phân loại của chúng tôi về 44 doanh nghiệp trong đó 38,6% là doanh nghiệp nhỏ (sản
xuất dưới 10.000 tấn/năm), 45,5% thuộc quy mô trung bình (sản xuất từ 10.000 tấn đến
đến 60.000 tấn/năm), và 15,9% doanh nghiệp lớn (sản xuất trên 60.000 tấn/năm). Như
vậy, kết quả phân loại doanh nghiệp lớn là tương đối giống nhau; phân loạ
i của chúng tôi
đối với các doanh nghiệp trung bình và nhỏ trong phần này được lựa chọn để chỉ ra có các
doanh nghiệp rất nhỏ - chiếm một nửa trong tổng số các doanh nghiệp quy mô nhỏ-trung
bình trong cuộc điều tra này.
Hình 7 trình bày số lượng lao động của các doanh nghiệp theo cách phân loại của chúng
tôi chia theo quy mô nhỏ, trung bình và lớn. Chỉ có 14% các doanh nghiệp lớn có trên


6
Doanh nghiệp có sở hữu nước ngoài bao gồm cả liên doanh
7
Việt nam phân loại các DNVVN là các doanh nghiệp có dưới 300 lao động. Ở phần tiếp theo chúng tôi đề
xuất rằng các doanh nghiệp trung bình có trên 100 lao động.

×