Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài tập Sinh học tế bào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.54 KB, 6 trang )

07/10/2023
Câu 1:
1.1 Nhỏ vài giọt 1-2 ml phosphatidylcholine có đánh dấu 32P phóng xạ vào nước cất và quan sát dưới kính hiển
vi điện tử, người ta thấy có 3 cấu trúc chính được tạo thành. Ở một thí nghiệm khác, người ta tổng hợp nên 3
loại túi màng nhân tạo kích thước giống nhau (bản chất là lớp kép phosphatidylcholine) có các đặc điểm như
bảng 1:
Bảng 1
ST
T
1
2


i
A
B

Đặc điểm

100% phân tử phosphatidylcholine được cấu thành từ chỉ acid stearic (acid béo no).
50% phân tử phosphatidycholine được cấu thành từ acid stearic và acid cis-oleic (là một loại acid
béo không no), 50% còn lại được cấu thành từ chỉ acid stearic.
3
C
Giống với túi A nhưng có thêm các phân tử cholesterol xen giữa màng.
a) Trình bày các đặc điểm đặc trưng của 3 cấu trúc quan sát được?
b) Khi hạ nhiệt độ thì màng của túi A hay B bị đơng cứng lại nhanh hơn? Giải thích.
c) Khi thực hiện thì nghiệm so sánh độ bền vững giữa túi A và túi C, người ta nhận thấy dù giảm hay tăng
nhiệt độ thì túi A ln bị đơng cứng (hoặc bị tan rã) trước túi C. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm trên?
1.2 Bảng 2 thể hiện kết quả của một thí nghiệm điển hình về sự dung hợp tế bào của người và chuột trong các
điều kiện khác nhau:


Bảng 2
Thí nghiệm
1

Mơ tả
Nhiệt độ
Dung hợp tế bào người và chuột.
37°C
Dung hợp tế bào người và chuột, bổ
2
37°C
sung các chất ức chế tổng hợp ATP.
3
Dung hợp tế bào người và chuột.
4°C
Từ kết quả trên có thể rút ra những kết luận gì? Giải thích.

Kết quả
Các protein màng trộn lẫn với nhau.
Các protein màng trộn lẫn với nhau.
Khơng có sự trộn lẫn protein màng.

Câu 2:
2.1 Hãy cho biết nhận định sau đây đúng? Nhận định nào sau đây sai? Nếu sai hãy giải thích.
a) Trong đường phân chỉ tạo ATP mà khơng tạo ra ADP.
b) Phân tử NADH và FADH2 đều là dạng oxi hố, đều được giải phóng từ chuỗi chuyền điện tử ở màng
trong ty thể.
c) Sản phẩm của đường phân được trực tiếp đi vào chu trình Krep.
d) Trong điều kiện có oxi hay khơng có oxi thì q trình đường phân vẫn xảy ra.
e) Một số enzim của chuỗi chuyền electron do gen trong ti thể quy định, các phân tử mARN phiên mã từ

các gen này được chuyển ra tế bào chất để dịch mã.
2.2 Em hãy đề xuất những điểm giống nhau về quá trình tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm, diễn ra ở màng
sinh chất của vi khuẩn hiếu khí, màng trong ti thể và màng tilacoit của lục lạp? Từ những điểm giống nhau đó
em có thể rút ra được kết luận gì?
2.3 Theo em, q trình hơ hấp tế bào đã tạo ra những sản phẩm trung gian quan trọng nào? Giải thích?
Câu 3: Hãy cho biết các câu sau đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích?
a) Cacbon là ngun tố chiếm hàm lượng lớn nhất trong cơ thể sống.
b) Nước điều hòa nhiệt độ bằng hấp thụ nhiệt để hình thành các liên kết hidro và giải phóng nhiệt khi phá
vỡ liên kết hidro giữa chúng.
c) Liên kết disunfit là một loại liên kết yếu có trong cấu trúc bậc 3, bậc 4 của protein.


d) Protein được gắn với cacbohydrat tạo glicoprotein ở lưới nội chất hạt.
e) Lipit gắn với cacbohydrat ở bộ máy Gongi.
Câu 4:
4.1 Trong các phân tử prơtêin có cấu trúc bậc 3 hoặc cấu trúc bậc 4, nhóm R của các amino axit có thể tham gia
hình thành nên các loại liên kết nào?
4.2 Một phân tử prôtêin hoạt động chức năng ở lưới nội chất hạt (ER) nhưng cần được sửa đổi ở bộ máy gơngi
trước khi nó có thể thực hiện được chức năng. Nêu tóm tắt đường đi của prơtêin này trong tế bào từ khi nó được
tổng hợp.

14/10/2023
Câu 1:
1.1 Khi thiết kế các loại thuốc đi qua màng tế bào, các nhà khoa học thường gắn vào thuốc nhóm methyl (CH 3)
để phân tử thuốc dễ dàng đi vào trong tế bào. Ngược lại, khi thiết kế thuốc cần hoạt động bên ngồi tế bào thì
họ thường gắn vào thuốc nhóm tích điện để giảm khả năng thuốc đi qua màng vào trong tế bào. Giải thích?
1.2 Thành tế bào thực vật có vai trị quan trọng trong sự tăng kích thước tế bào cùng với sự hỗ trợ của một bào
quan có trong tế bào, bào quan đó là gì? Nêu cấu trúc và chức năng của bào quan này.
Câu 2:
2.1 Giả sử một chủng nấm men có thể sinh trưởng trong mơi trường với nguồn cacbon là oleat (acid béo có

mạch cacbon dài) nhờ khả năng phân giải oleat theo con đường β ôxi hóa. Chúng cũng có thể sinh trưởng trên
nguồn cacbon là glycerol. Khi bị đột biến, nấm men này không thể sinh trưởng trên môi trường với nguồn
cacbon là oleat. Thể đột biến này có khiếm khuyết ở bào quan nào? Giải
thích.
2.2 Một số chất hóa học có thể ức chế chuỗi chuyền êlectron và ATP
synthase trong hô hấp tế bào. Dưới đây là tác động của một số chất đó:




Cyanide: Chất ức chế cạnh tranh với O2, bám vào trung tâm của
cytochrome c oxidase.
Oligomycin: Ức chế tiểu phần F0 của ATP synthase.
2,4 - DNP: Giảm chênh lệch nồng độ prôton hai bên màng trong ti
thể.

Cho biết, ở biểu đồ hình bên, X và Y có thể là những chất nào? Giải thích.
Câu 3:
3.1 Nhiều phân tử tín hiệu ở động vật, gồm cả các chất dẫn truyền thần kinh, các yếu tố sinh trưởng, hoocmôn,
gây đáp ứng ở các tế bào đích thơng qua các con đường truyền tín hiệu làm tăng nồng độ Ca 2+ trong tế bào chất.
Con đường truyền tín hiệu này có sự tham gia của các phân tử như inositol triphosphates (IP 3) và diacylglycerol
(DAG). Hãy cho biết:
a) Tại sao trong điều kiện bình thường, lượng Ca2+ ở trong tế bào chất thường thấp hơn
b) nhiều lần so với dịch ngoại bào và xoang lưới nội chất?
c) Các giai đoạn truyền tin qua màng với Ca2+ đóng vai trị là chất truyền tin thứ 2.
3.2 Nuôi cấy 2 chủng vi khuẩn E.coli trên những môi trường khác nhau, cho kết quả sau:
A: Môi trường tối thiểu
B: A + biotin
C: A + lizin


(+): Có mọc khuẩn lạc
(-): Không mọc khuẩn lạc


Cho biết nhu cầu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn này đối với biotin và lizin. Kiểu dinh dưỡng của mỗi
chủng là gì?

Câu 4:
a) Dựa trên đặc điểm về cấu trúc phân tử của xenlulozơ và tinh bột, hãy cho biết vì sao sợi bơng vừa bền
chắc vừa mềm mại hơn so với sợi bún khô, mỳ khô, miến khơ?
b) Nếu phải chiên, rán đồ ăn thì nên dùng dầu thực vật hay mỡ động vật? Giải thích. Nói “bơ thực vật là
nguồn cung cấp acid béo không no cần thiết cho con người” có đúng khơng? Tại sao?

21/10/2023
Câu 1:
Chi tiết của chuỗi phản ứng tối quang hợp được phát hiện bởi Melvin Calvin và cộng sự nhờ việc sử dụng thực
nghiệm với bình “lollipop” được mơ tả như hình dưới đây:

Trong thực nghiệm này, các tế bào tảo được ni cấu trong một bình thủy tinh có chiếu sáng. Nguồn carbon vô
cơ được bơm vào dưới dạng HCO 3- được đánh dấu phóng xạ 14C. Cứ sau mỗi 5 giây, van tự động sẽ mở để một
ít mẫu tảo được rơi xuống ống nghiệm chứa methanol nóng. Thành phần chứa trong tảo rơi xuống sau đó đem
phân tích những tính chất có đánh dấu phóng xạ. Thành phần sản phẩm thể hiện qua bảng dưới đây:
Thời gian (giây)
0

Cơ chất được đánh dấu phóng xạ
HCO3-


a)

b)
c)
d)

5
3 – Phosphoglycerate
10
G3P + Triosephosphate
15
G3P + Triosephosphate + Glucose
20
G3P + Triosephosphate + Glucose + RiDP
Chỉ ra hai lý do tại sao cần cung cấp nguồn carbon có tính phóng xạ trong thực nghiệm kể trên?
Giải thích tại sao thơng tin có trong bảng trên cung cấp bằng chứng cho thấy G3P được chuyển hóa
thành triosephosphate.
Vai trị của methanol nóng được sử dụng trong thực nghiệm này là gì? Lý giải cơ chế của hiện tượng.
Trong thực nghiệm tiếp theo, các mẫu tảo được thu nhận trong các khoảng thời gian 1 phút, thu 5 lần
trong 5 phút. Lượng G3P và RiDP được đo. Thời điểm đầu của thực nghiệm, nguồn cung cấp HCO 3- rất
cao. Sau 2 phút, đột ngột làm giảm nguồn cung cấp HCO 3-. Kết quả thực nghiệm cho thấy, trong 2 phút
đầu, nồng độ RiDP và G3P khơng đổi, trong đó G3P ở mức cao hơn. Khi làm giảm HCO 3- , nồng độ
G3P suy giảm nhanh chóng về một mức cân bằng. Cịn RiDP tăng lên nhanh chóng đến một hàm lượng
tối đa (3 phút 30 giây) rồi giảm nhẹ. Ở phút thứ 5, nồng độ RiDP cao hơn G3P. Giải thích sự biến đổi
nồng độ RiDP và G3P.

Câu 2:
a) Màng sinh chất của vi khuẩn thực hiện được 3 chức năng gì mà màng sinh chất tế bào nhân thực không
thực hiện được? Nêu đặc điểm cấu trúc của màng phù hợp với chức năng này.
b) Tại sao vi sinh vật lên men cần tiêu tốn nhiều nguyên liệu cho quá trình sinh trưởng?
c) Một bà mẹ có con bị viêm phổi do nhiễm Mycoplasma pneumoniae đã tự ý mua thuốc kháng sinh
penicillin cho con uống nhưng bệnh không khỏi. Bà mẹ cho rằng đứa con đã bị nhờn thuốc. Nhận định

của bà là đúng hay sai? Giải thích.
Câu 3:

a) Người ta giữ khoai tây một tuần trong khơng khí sạch, sau đó giữ một tuần trong nitơ sạch rồi lại giữ
một tuần trong khơng khí sạch. Lượng CO2 giải phóng ra trong thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị.
Em hãy giải thích kết quả thí nghiệm?
b) Điều gì xảy ra nếu loại bỏ dihydroxyaxeton photphat ngay khi nó được tạo ra trong đường phân?
Câu 4:
Những năm 1970, các nhà khoa học đã làm 1 thí nghiệm:



Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở pha S, thấy nhân của tế bào ở pha G1 bước ngay
vào pha S.
Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở pha M, thấy tế bào đang ở pha G1 bước ngay vào
pha M.

Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này? Giải thích kết quả?

28/10/2023
Câu 1:


1.1 Các đồ thị sau đây mô tả sự thay đổi hàm lượng ADN nhiễm sắc thể ở các pha khác nhau của chu kì tế bào ở
thực vật lưỡng bội.
a. Hãy cho biết các hình 1, 2, 3, 4 tương ứng với các pha nào của chu kì tế bào? Giải thích.
b. Nếu tế bào bị xử lí bằng hóa chất cơnsisin gây ức chế hình thành thoi phân bào thì đồ thị ở hình nào bị
thay đổi? Thay đổi như thế nào? Giải thích.
1.2 Nêu cơ chế phân tử giúp điều chỉnh chu kì tế bào ở điểm kiểm sốt G2.
Câu 2:

Ngồi việc tham gia vào q trình cố định CO 2,
enzyme RuBisCO cịn có khả năng xúc tác phản ứng
gắn O2 vào RiDP gây ra hô hấp sáng như được minh
họa ở Hình 2.2. Biết khi thực hiện hoạt tính
carboxylase, 3 x RiDP sẽ được xúc tác, qua chu trình
Calvin tạo ra 6 x 3-APG. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Tại sao hô hấp sáng làm tiêu tốn sản phẩm
quang hợp nhưng vẫn được duy trì ở nhóm
thực vật C3?
b) Có bao nhiêu % cacbon trong hợp chất 2photphoglicolat được thu hồi lại chu trình
Calvin qua hơ hấp sáng? Giải thích.
Câu 3:
Một vùng rừng ngập mặn có áp suất thẩm thấu của mơi trường bằng 3,5 atm. Áp suất thẩm thấu được tính bằng
cơng thức: P = R.T.C.i. Trong đó, R là hằng số khí (R = 0,083 atm.M -1K-1), T là nhiệt độ tuyệt đối (K=273 +
t°C), C là nồng độ dung dịch (M) và i là hệ số Van-Hop (cho rằng i trong trường hợp này bằng 1). Trong các
điều kiện sau, khả năng sinh trưởng của cây sẽ như thế nào (tốt hay khơng tốt)? Giả sử các điều kiện cịn lại
thuận lợi cho cây phát triển.
a) Mùa hè, nhiệt độ từ 30-35°C, các tế bào lơng hút duy trì nồng độ dịch bào lớn hơn 0,14M.
b) Mùa đông, nhiệt độ thấp hơn mùa hè khoảng 15°C, nồng độ dịch bào giảm 8mM.
Câu 4:
Các tế bào sinh trưởng, phân chia trong môi trường phù hợp có bổ sung thymidine phóng xạ sẽ kết hợp
thymidine vào ADN của chúng trong pha S. Trong một thí nghiệm, các tế bào ở các pha khác nhau được ủ trong
mơi trường chứa thymidine phóng xạ trong 30 phút. Sau đó, các tế bào được rửa sạch và ni cấy trong mơi
trường mới khơng chứa thymidine phóng xạ. Các mẫu tế bào trong môi trường mới được thu nhận định kỳ để
xác định tỉ lệ phần trăm tế bào ở pha phân chia (pha M) có ADN mang tín hiệu phóng xạ dựa trên kỹ thuật
phóng xạ tự ghi. Kết quả thí nghiệm được mơ tả ở hình 1.


a) Hãy cho biết toàn bộ tế bào đều chứa ADN có tín hiệu
phóng xạ sau khi được ủ trong mơi trường chứa thymidine

phóng xạ hay khơng? Giải thích.
b) Tại sao trong 2,5 giờ đầu không thu nhận các tế bào ở pha
M có tín hiệu phóng xạ?
c) Giải thích chiều hướng thay đổi của đồ thị ở hình 1 trong
các khoảng thời gian sau: (1) từ 2,5 giờ đến 7,5 giờ; (2) từ
7,5 giờ đến 18 giờ và (3) sau 18 giờ?
d) Biết rằng, có thể sử dụng các điểm trên đường cong tương
ứng với 50% tế bào đang ở pha M có tín hiệu phóng xạ để
tính tốn độ dài của chu kỳ tế bào. Nếu mỗi lần lấy mẫu, có
khoảng 2,5% tế bào đang ở pha M; hãy ước tính tương đối
thời gian của mỗi pha G1, S, G2 và M (theo đơn vị: giờ).



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×