Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

BÀI tập SINH học tế bào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.58 KB, 7 trang )

Chuyên đề sinh học tế bào

ThS. Lê Hồng Thái

CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP SINH HỌC TẾ BÀO
BÀI TẬP NGUYÊN PHÂN
Bài 1: Có 1 số hợp tử nguyên phân bình thường.1/4 số hợp tử qua 3 lần nguyên phân, 1/3 số hợp tử qua 4
đợt nguyên phân, số hợp tử còn lại qua 5 đợt nguyên phân. Tổng số tế bào con tạo thành là 248.
a. Tìm số hợp tử nói trên .
b. Tính số tế bào con sinh ra từ mỗi nhóm hợp tử.
ĐS: a. 12; b. 24, 64, 160
Bài 2: Ở một loài thực vật, nếu các gen trên một NST đều liên kết hoàn toàn thì khi tự thụ phấn nó có khả năng
tạo nên 1024 kiểu tổ hợp giao tử. Trong một thí nghiệm người ta thu được một số hợp tử. Cho ẳ số hợp tử phân
chia 3 lần liên tiếp, 2/3 số hợp tử phân chia 2 lần liên tiếp, còn bao nhiêu chỉ qua phân chia 1 lần. Sau khi phân
chia số NST tổng cộng của tất cả các hợp tử là 580. Hỏi số noãn được thụ tinh?
ĐS: 12
Bài 3: Ba hợp tử của một loài, lúc chưa nhân đôi số lượng NST đơn trong mỗi tế bào bằng 20. Hợp tử 1 có số
đợt nguyên phân bằng 1/4 số lần nguyên phân của hợp tử 2. Hợp tử 2 có số đợt nguyên phân liên tiếp bằng
50% số đợt nguyên phân của hợp tử 3. Số lượng NST đơn lúc chưa nhân đôi trong tất cả các tế bào con sinh ra
từ 3 hợp tử bằng 5480.
a. Tính số đợt nguyên phân liên tiếp của mỗi hợp tử ?
b. Số lượng NST đơn được tạo ra từ nguyên liệu môi trường tế bào đã cung cấp cho
mỗi hợp tử để nguyên phân là bao nhiêu
ĐS: a. 1, 3, 8; b. 20, 300, 5100
Bài 4: ở đợt nguyên phân đầu tiên của 1 hợp tử, ghi nhận được trung bình ,mỗi kì của NP là 5 phút, giai đoạn
chuyển tiếp với đợt phân bào kế tiếp là 10 phút.Khi hợp tử nguyên phân được 210 phút, hỏi hợp tử đã trải qua
bao nhiêu đợt nguyên phân? Biết rằng thời gian của đợt nguyên phân cuối cùng là 40 phút và tốc độ giảm dần
đều.
a. Tính thời gian của đợt phân bào đầu tiên.
b. Tìm số đợt nguyên phân của hợp tử.
ĐS: a. 30 phút; b. 6


Bài 5: Có 4 hợp tử thuộc cùng 1 loài là: A,B,C và D.Hợp tử A nguyên phân 1 số đợt liên tiếp cho các TB con,
số TB con này bằng ¼ số NST có trong 1 hợp tử khi nó chưa tiến hành nguyên phân.Hợp tử B nguyên phân
cho các TB con với tổng số NST đơn nhiều gấp 4 lần số NST đơn của 1 TB con.Hợp tử C nguyên phân cho
các TB con cần nguyên liệu tương đương 480 NST đơn. Hợp tử D nguyên phân tạo các TB con chứa 960 NST
đơn cấu thành hoàn toàn từ nguyên liệu mới cung cẩp trong quá trình nguyên phân này. Tất cả các TB con
được hình thành nói trên chứa 1920 NSTđơn ở trạng thái chưa tự nhân đôi.
a. Tìm bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài
b. Số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử A, B, C, D ?
c. Giả thuyết tốc độ nguyên phân của hợp tử A và B tăng dần đều, thời gian của đợt phân bào sau kém
hơn thời gian của đợt phân bào trước là 2 phút.Tốc độ nguyên phân của hợp tử C, D giảm dần đều, thời gian
của đợt phân bào sau nhiều hơn thời gian của đợt phân bào trước 2 phút.Tính thời gian nguyên phân liên tiếp
nói trên của mỗi hợp tử. Biết rằng thời gian đợt phân bào đầu
tiên của mỗi hợp tử đều là 20 phút.
ĐS: a. 2n=32; b. 3, 2, 4, 5; c. 54, 38, 92, 120
Bài 6: Tổng hàm lượng ADN của các tế bào sinh tinh trùng và các tế bào sinh trứng ở ruồi giấm là 68pg
(picrôgam). Tổng hàm lượng ADN có trong tất cả các tinh trùng được tạo thành nhiều hơn tổng hàm lượng ADN
trong tất cả các trứng được tạo thành là 126pg. Biết rằng tất cả các trứng đều được thụ tinh, hàm lượng ADN có
trong mỗi tế bào 2n của ruồi giấm ở trạng thái chưa nhân đôi bằng 2pg.
1. Xác định số lần nguyên phân liên tiếp của mỗi tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái ban đầu (các tế bào
sinh dục này đã sinh ra các tế bào sinh dục con để từ đó sinh ra các tinh trùng và các trứng nói trên).
2. Nếu tất cả các hợp tử được hình thành đều trải qua một số lần nguyên phân liên tiếp như nhau và tổng
hàm lượng ADN chứa trong tất cả các tế bào con được sinh ra sau những lần nguyên phân ấy là 256pg thì mỗi
hợp tử đã nguyên phân liên tiếp mấy lần?
1


Chuyên đề sinh học tế bào

ThS. Lê Hồng Thái


ĐS: a. 5, 1; b. 6
Bài 8: Ở một loài sinh vật có 2n = 28.
1. Xác định:
- Số tâm động ở kỳ trước, kỳ giữa của nguyên phân.
- Số cromatit ở kỳ trước, kỳ giữa của nguyên phân.
- Số tâm động, số nhiễm sắc thể đơn ở kỳ sau, tiền kỳ cuối nguyên phân.
2. Tính:
- Số loại hợp tử chứa 4 nhiễm sắc thể ông nội và 3 nhiễm sắc thể bà ngoại.
- Nếu có 50 tế bào trên cùng nguyên phân 6 đợt thì số nhiễm sắc thể tương đương mà nguyên liệu môi
trường cung cấp và số nhiễm sắc thể hoàn toàn mới là bao nhiêu?
ĐS: 1. 28, 56, 56; 2. 364 364; 88200; 86800
Bài 9:
1. Ở loài chironomus, cùng giống với ruồi, có khoảng 4,3.10 -13 gam ADN trong một tế bào lưỡng bội và
3,4.10-9 gam ADN trong nhân đa bội.
a) Xác định số lượng trung bình các phân tử ADN có trong một nhiễm sắc thể đa sợi. Biết mỗi crômatit
chứa một phân tử ADN.
b) Tính số lần sao chép của một phân tử ADN (hay cromatit) cần thực hiện để đạt được đủ số bản sao
trung bình trong một nhiễm sắc thể đa sợi.
2. Ở một loài vi sinh vật, tần số xuất hiện đột biến a - (mất khả năng tổng hợp chất a) là 2 x 10 -6 cho một
thế hệ và tần số đột biến b- là 8 x 10-5. Nếu thể đột biến mang đồng thời hai đột biến a -b- thì nó sẽ xuất hiện với
tần số bao nhiêu?
ĐS: 1 a. 158.814; b. 13; 2. 1,6 x 10-10
Bài 10: Một hợp tử có 2n = 26 nguyên phân liên tiếp. Biết chu kỳ nguyên phân là 40 phút, tỉ lệ thời gian giữa
giai đoạn chuẩn bị với quá trình phân chia chính thức là 3/1 ; thời gian của kỳ trước, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối
tương ứng với tỉ lệ : 1 :1,5 ;1 ;1,5. Theo dõi quá trình nguyên phân của hợp tử từ đầu giai đoạn chuẩn bị của lần
phân bào đầu tiên. Xác định số tế bào, số crômatit, số NST cùng trạng thái của nó trong các tế bào ở 2 giờ 34
phút.
ĐS: 8, 416, 208
Bài 11: Ba hợp tử A,B,C thuộc cùng một loài nguyên phân phân một số đợt đã tạo ra 112 tế bào con .Hợp tử A
môi trường cung cấp 2394 NST đơn .Số NST đơn mới hoàn toàn chứa trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử B là

1140.Tổng số NST có trong các tế bào con ở trạng thái chưa nhân đôi tạo ra từ hợp tử C là 608.Biết rằng tốc độ
nguyên phân của hợp tử A là nhanh dần đều ,của hợp tử B giảm dần đều .Còn hợp tử C là không đổi .
Biết rằg thời gian nguyên phân đầu tiên của mỗi hợp tử đều là 8 phút và chênh lệch thời gian giữa hai lần
nguyên phân liên tiếp ở hợp tử A và B đều bằng 1/10 thời gian của lần nguyên phân đầu tiên.
a. Xác định bộ NST của loài 2n
b. Thời gian mguyên phân của mỗi hợp tử
ĐS: a. 2n = 38; b. 36, 48, 32
Bài 12(Casio Tây Ninh, 2010): Ba hợp tử cùng một loài nguyên phân một số đợt không bằng nhau đã tạo ra
tổng số 112 tế bào con. Trong quá trình này môi trường nội bào cung cấp cho hợp tử 1 là 2394 NST đơn. Số
NST đơn hoàn toàn mới chứa trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử 2 là 1140. Tổng số NST ở trạng thái chưa
nhân đôi có trong tất cả các tế bào con tạo ra từ hợp tử 3 là 608.
a. Xác định bộ NST 2n của loài.
b. Xác định số tế bào con sinh ra từ mỗi hợp tử.
c. Tốc độ nguyên phân của hợp tử 1 nhanh dần đều, của hợp tử 2 chậm dần đều, của hợp tử 3 không đổi.
Thời gian lần nguyên phân đầu tiên của các hợp tử đều bằng 8 phút, chênh lệch thời gian giữa 2 lần phân bào
liên tiếp ở hợp tử 1 và hợp tử 2 đều bằng 1/10 thời gian nguyên phân của lần đầu tiên. Hãy xác định thời gian
nguyên phân của mỗi hợp tử.
ĐS: a. 2n = 38; b. 64, 32, 16; c. 36, 48, 32
Bài 13(Casio Tây Ninh, 2011): Một tế bào sinh dưỡng ở lúa 2n = 24 NST. Nguyên phân liên tiếp 6 lần, nhưng
khi kết thúc lần phân bào 3, trong số tế bào con, do tác nhân đột biến có 1 tế bào bị rối loạn phân bào xảy ra trên
tất cả các cặp NST. (Biết rằng tế bào đột biến tiếp tục phân bào đến lần 6).
2


Chuyên đề sinh học tế bào

ThS. Lê Hồng Thái

a. Tìm số lượng tế bào con hình thành
b. Tính tỉ lệ tế bào đột biến với tế bào bình thường

c. Trong các lần phân bào môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương đã tạo ra bao nhiêu
NST đơn mới
ĐS: a. 60; b. 1/14; c. 1488
Bài 14: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể (NST) lưỡng bội 2n=38, quan sát tế bào (tb) sinh dưỡng phân bào
đếm được, ta có:
- Tổng số NST kép xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và các NST đơn đang phân li về 2 cực
của tb là 1064.
- Số NST đơn nhiêù hơn số NST kép là 152. Xác định:
a. Các tb trên đang thực hiện quá trình phân bào gì? Kì nào?
b. Số lượng tb tương ứng của mỗi kì là bao nhiêu?
c. Số NST môi trường cung cấp cho quá trình trên?
ĐS: a. kì giữa và kì sau của nguyên phân; b. 12, 8; c. 44
Bài 15: Ở chó 2n = 78 NST, sau thụ tinh có 3 hợp tử hình thành. Các hợp tử nguyên phân để tạo ra các tế bào
con. Tổng số NST đơn trong các tế bào con sinh ra từ 3 hợp tử là 8112. Tỉ lệ số tế bào con sinh ra từ hợp tử 1 so
với hợp tử 2 là 1/4 . Số tế bào con sinh ra từ hợp tử 3 gấp 1/6 lần số tế bào con sinh ra từ hợp tử 1 và 2.
a. Tìm số lượng tế bào con sinh ra từ mỗi hợp tử
b. Tính số lần nguyên phân liên tiếp của mỗi hợp tử
c. Tính số NST môi trường cung cấp cho 3 hợp tử thực hiện các lần nguyên
ĐS: a. 8, 32, 64; b. 3, 5, 6; c. 7878
Bài 16: Ở cà chua 2n = 78, số lượng NST kép trong tế bào vào thời điểm tập trung trên mặt phẳng xích đạo ít
hơn số lượng NST đơn của các tế bào đang có phân li về 2 cực là 1200. Tổng số NST trong 2 nhóm tế bào là:
2640. Hãy xác định:
a. Số tế bào con của từng nhóm trong nguyên phân
b. Số tế bào con của cả nhóm khi kết thúc nguyên phân
c. Số NST môi trường cung cấp trong nguyên phân
ĐS: a. 720, 1920; b. 30, 40; c. 140
Bài 17: Ở ngô 2n = 20, tổng số NST kép đang nằm ở mặt phẳng xích đạo và số NST đơn đang phân li về các
cực của nhóm tế bào ngô đang nguyên phân là 640. Trong đó số NST đơn nhiều hơn NST kép là 160.
a. Các nhóm tế bào đang nguyên phân ở kì nào ? Xác định số tế bào ở mỗi kì
b. Nếu nhóm tế bào hoàn tất quá trình nguyên phân thì tạo ra bao nhiêu tế bào con

ĐS: a. Kỳ giữa 10, kỳ sau 12; b. 44
Bài 18: Ở đậu Hà Lan 2n = 14. Xác định số tế bào mới tạo ra qua nguyên phân liên tiếp từ 1 tế bào trong 2
trường hợp sau đây:
TH1: Môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liện tạo ra tương đương với 434 NST đơn
TH 2: Trong tổng số tế bào mới được tạo thành có 868 NST đơn được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu
của môi trường tế bào.
Biết rằng ở thế hệ tế bào cuối cùng NST chưa nhân đôi .
ĐS: 32, 64
BÀI TẬP GIẢM PHÂN
Bài 1: Ở vùng sinh trưởng của 1 tinh hoàn có 2560 TB sinh tinh mang cặp NST giới tính XY đều qua GP tạo
các tinh trùng.Tại vùng sinh trưởng của 1 buồng trứng, các TB sinh trứng mang cặp NST XX đều qua GP tạo
trứng.Trong quá trình thụ tinh , trong số tinh trùng X hình thành chỉ có 50% là kết hợp được với trứng, còn
trong số tinh trùng mang Y hình thành thì có 40% kết hợp được với trứng.Trong khi tỉ lệ thụ tinh của trứng là
100%.
a. Tìm số hợp tử XX và XY thu được.
b. Tính số TB sinh trứng ở vùng sinh trưởng của buồng trứng.
ĐS: a. 2560; b. 2560, 2548; c. 4608
3


Chuyên đề sinh học tế bào

ThS. Lê Hồng Thái

Bài 2: Ở đậu Hà Lan 2n = 14, cho rằng giảm phân tạo thành các giao tử không xảy ra trao đổi đoạn.
a. Cho biết số loại giao tử hình thành với các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc
cha mẹ? tỉ lệ mỗi loại giao tử?
b. Trong số các loại giao tử nói trên cho biết:
- Bao nhiêu loại giao tử chứa 2 NST có nguồn gốc từ bố? Tỉ lệ các loại giao
tử này?

-Bao nhiêu loại giao tử chứa 3NST có nguồn gốc từ mẹ ? Tỉ lệ các loại giao
tử này?
ĐS: a. 7,8125.10-3 ; b. 0,1641; 0,2734
Bài 3: Quá trình nhân đôi liên tiếp 7 lần từ một tế bào ban đầu của một cá thể lưỡng bội đã cần cung cấp nguyên
liệu để tạo ra 3048 nhiễm sắc thể đơn mới.
a. Tính số nhiễm sắc thể trong lưỡng bội của cá thể đó.
c. Quá trình nguyên phân nói trên đã hình thành bao nhiêu thoi vô sắc?
b. Trong bộ nhiễm sắc thể của cá thể này có 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng chỉ chứa toàn các cặp gen
đồng hợp, 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng chỉ chứa 1 cặp gen dị hợp có trao đổi đoạn tại 2 điểm và 3 cặp nhiễm
sắc thể tương đồng chứa nhiều cặp gen dị hợp có trao đổi đoạn tại 1 điểm trong quá trình giảm phân. Các cặp
nhiễm sắc thể tương đồng còn lại đều chứa nhiều cặp gen dị hợp nhưng trong giảm phân không xảy ra trao đổi
đoạn. Nếu không xảy ra đột biến thì khả năng tối đa cá thể này có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử.
ĐA: a. 24; b. 127; c. 8192
Bài 4: Trong vùng sinh sản của 1 cơ thể động vật có 4 tế bào sinh dục sơ khai gọi là A, B, C, D. Trong cùng 1
thời gian cả 4 tế bào này trải qua sinh sản liên tục để tạo ra các tế bào sinh dục sơ khai khác đã đòi hỏi môi
trường cung cấp 2652 NST đơn. Các tế bào sinh dục sơ khai này vào vùng chín hình thành các tế bào sinh giao
tử. Trong quá trình tạo giao tử lại đòi hỏi môi trường cung cấp 2964 NST đơn. Các giao tử tạo ra có 12,5% tham
gia thụ tinh tạo được 19 hợp tử. Xác định tên và giới tính của động vật này.
ĐA: 2n = 78 NST -> đó là loài gà; Số giao tử được tao ra từ 1 tế bào là: 152: 38 = 4 giao tử; Giới tính:đực
Bài 5: Trên 1 cá thể rày nâu, tại vùng sinh sản có 4 tế bào A, B, C, D chúng phân chia trong 1 thời gian bằng
nhau và thu hút của môi trường nội bào 1098.103 nucleotit các loại. Qua vùng sinh trưởng tới vùng chín, các tế
bào này lại đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 1342.10 3 nucleotit các loại để tạo thành 88 giao tử. Hãy cho
biết số giao tử do mỗi tế bào trên sinh ra là bao nhiêu? Cá thể thuộc giới tính gì?
ĐS: 4, con đực
Bài 6: Lai 2 cơ thể đều dị hợp tử 2 cặp gen, mỗi gen trờn 1 NST thường. Tại vùng sinh sản trong cơ quan sinh dục
của cơ thể đực có 4 tế bào A, B, C, D phõn chia liờn tiếp nhiều đợt để hình thành các tế bào sinh dục sơ khai, sau
đú tất cả đều qua vựng sinh trưởng và tới vựng chín để hình thành giao tử. Số giao tử có nguồn gốc từ tế bào A
sinh ra bằng tớch số của các tế bào sinh dục sơ khai do tế bào A và tế bào B sinh ra. Số giao tử do các tế bào có
nguồn gốc từ tế bào C sinh ra gấp đụi số giao tử có nguồn gốc từ tế bào A. Số giao tử do các tế bào có nguồn gốc
từ tế bào D sinh ra đúng bằng số tế bào sinh dục sơ khai có nguồn gốc từ tế bào A. Tất cả các giao tử đều tham gia

thụ tinh nhưng chỉ có 80% đạt kết quả. Tớnh ra mỗi kiểu tổ hợp giao tử đó thu được 6 hợp tử. Nếu thời gian phõn
chia tại vựng sinh sản của các tế bào A, B, C, D bằng nhau thì tốc độ phân chia của tế bào nào nhanh hơn và
nhanh hơn bao nhiêu lần?
ĐS: 3 :2 :4 :1
Bài 7: Một tế bào sinh dục sơ khai của gà (2n = 78 NST) nguyên phân liên tiếp một số đợt tạo ra các tế bào con
có 39780 NST hoàn toàn mới. Các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh trứng giảm phân cho trứng. Hiệu
suất thụ tinh của trứng là 25%, của tinh trùng là 3,2%. Mỗi trứng thụ tinh với 1 tinh trùng tạo ra một hợp tử bình
thường.
a) Tìm số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai ban đầu và số hợp tử hình thành.
b) Tính số lượng tế bào sinh tinh cần thiết cho quá trình thụ tinh.
ĐA: a. Số hợp tử hình thành là 128 hợp tử; b. Số lượng tế bào sinh tinh là 1000 tế bào.
Bài 8: Khi theo dõi sự hình thành giao tử của 1 cá thể ở một loài sinh vật người ta nhận thấy loại giao tử đực
chứa 2 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ bố trong các cặp tương đồng là 45.
1. Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài.
4


Chuyên đề sinh học tế bào

ThS. Lê Hồng Thái

2. Tính tỉ lệ giao tử cái chứa 3 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ mẹ trong các cặp tương đồng.
3. Tính tỉ lệ hợp tử sinh ra được di truyền 2 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ đời ông nội và 2 nhiễm sắc
thể có nguồn gốc từ đời bà ngoại.
ĐA: 1. 2n = 20; 2. ≈ 0,1172; 3. ≈1,9312.10-3
Bài 9: 100 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung cấp
24800 nhiễm sắc thể đơn, tất cả các tế bào con giảm phân đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp thêm 25600
nhiễm sắc thể đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 10% và tạo ra 1280 hợp tử. Biết không có hiện tượng trao
đổi chéo xảy ra trong giảm phân. Hãy xác định:
a. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài và tên của loài đó?.

b. Tế bào sinh dục sơ khai là đực hay cái? Giải thích?
ĐS: a. 2n = 8 ; b. 4, con đực.
Bài 10: Cho biết ở người, bộ nhiễm sắc thể 2n = 46; ở gà, 2n = 78; ở ngô, 2n = 20. Hãy xác định:
1. Số kiểu giao tử được hình thành với các tổ hợp khác nhau về nguồn gốc bố, mẹ của tất cả các nhiễm
sắc thể ở các loài trên. Tỉ lệ mỗi kiểu giao tử khác nhau bằng bao nhiêu?
2. Tỉ lệ con sinh ra chứa ½ số nhiễm sắc thể là của “bà nội”.
ĐS: 1. Người: 8.388.608, Gà:5,4976 x 1011, Ngô: 1024; Người ≈ 1,0306; Gà ≈ 1,0179; Ngô ≈ 1,0718; 2. Người
≈ 1,921 x 10-07; Gà ≈ 1,8190 x 10-12; Ngô ≈ 9,7656 x 10-04
Bài 11: Ở loài ruồi giấm, một số tế bào sinh dục sơ khai đực nguyên phân liên tiếp 5 lần. Có 87,5% số tế bào
con tạo ra được sang vùng chín. Trong số các tinh trùng tạo ra chỉ có 25% số tinh trùng chứa X và 12,5% số tinh
trùng chứa Y thụ tinh tạo 168 hợp tử.
1. Tính số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho quá trình phát sinh tinh trùng từ các tế bào sinh dục sơ
khai đực nói trên.
2. Xác định số cá thể đực và số cá thể cái được nở ra nếu tỉ lệ nở của số hợp tử XY là 50% và số hợp tử
XX là 25%.
ĐS: 1. 4032; 2. 28; 28.
Bài 12: Khi theo dõi sự hình thành giao tử của 1 cá thể ở một loài sinh vật người ta nhận thấy loại giao tử đực
chứa 2 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ bố trong các cặp tương đồng là 45.
1. Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài.
2. Tính tỉ lệ giao tử cái chứa 3 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ mẹ trong các cặp tương đồng.
3. Tính tỉ lệ hợp tử sinh ra được di truyền 2 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ đời ông nội và 2 nhiễm sắc
thể có nguồn gốc từ đời bà ngoại.
ĐS: 1. 2n = 20, 2. ≈ 0,1172; 3. ≈1,9312.10-3
Bài 13: Tổng hàm lượng ADN của tế bào sinh tinh trùng và các tế bào sinh trứng ở ruồi giấm là 68pg
(picrogam). Tổng hàm lượng ADN có trong tất cả các tinh trùng được tạo ra là nhiều hơn tổng hàm lượng ADN
trong tất cả các tế bào trứng được tạo thành là 126pg. Biết tất cả các tinh trùng và trứng đều được thụ tinh, hàm
lượng ADN trong mỗi tế bào của ruồi giấm ở trạng thái chưa nhân đôi là 2pg
a. Xác định số lần nguyên phân liên tiếp của mỗi tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái ban đầu (các
tế bào này đã sinh ra tế bào sinh dục con để từ đó sinh ra tinh trùng và trứng nói trên
b. Nếu tất cả các hợp tử được hình thành trải quá quá trình nguyên phân liên tiếp như nhau và tổng hàm

lượng ADN chứa trong tất cả các tế bào con được sinh ra sau những lần nguyên phân ấy là 256pg thì mỗi hợp tử
đã nguyên phân liên tiếp mấy lần.
ĐS: a. 5, 1; b. 6
Bài 14: Khi theo dõi sự hình thành giao tử của 1 cá thể ở 1 loài sinh vật ngừi ta nhận thấy loại giao tử đực chứa
2 NST có nguồn gốc từ bố trong cặp NST tương đồng là 45 .
a. xác định bộ NST 2n của loài
b. số giao tử cái của loài chứa 3 NST có nguồn gốc từ mẹ trong các cặp tương đồng
c. tỉ lệ hợp tử sinh ra được di truyền 2 NST có nguồn gốc từ đời ông nội và 2 NST có nguồn gốc từ đời
bà ngoại
ĐS: a. 2n = 20; b. 120; c. 5400/220.
Bài 15: Thúc cá trắm cỏ đẻ mhân tạo ,thu được 8010 hợp tử ,về sau nở được 8010 cá con .Biết rằn hiệu suất thụ
tinh của trứng là 45% của tinh trùng là 18% .hãy tính số tế bào sinh trứng và tế bào sinh tinh cần thiết cho quá
trình thụ tinh.
5


Chuyên đề sinh học tế bào

ThS. Lê Hồng Thái

ĐS: 17800, 11125
Bài 16 (Casio Tây Ninh, 2010): Trong tinh hoàn của một gà trống có 6250 tế bào sinh tinh đều qua quá trình
giảm phân hình thành tinh trùng. Nhưng trong quá trình giao phối với gà mái chỉ có 1/1000 tinh trùng đó trực
tiếp thụ tinh với các trứng. Các trứng hình thành trong buồng trứng đều được gà mái đẻ ra và thu được 32 trứng.
Nhưng khi ấp chỉ nở được 23 gà con.
a. Tính số lượng tinh trùng hình thành, số lượng tinh trùng trực tiếp với các trứng.
b. Cho biết số lượng tế bào sinh trứng của gà mái và số nhiễm sắc thể bị tiêu biến trong các thể định
hướng khi các tế bào sinh trứng này qua giảm phân?
c. Số trứng không nở có bộ NST như thế nào?
Biết gà có bộ NST 2n = 78

ĐS: a. 2500, 25; b. 32, 3744; c. 39, 2n = 78.
Bài 17(Casio Tây Ninh, 2011): Một tế bào sinh dục 2n của một loài nguyên phân liên tiếp một số đợt, môi
trường tề bào cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 9690 NST đơn mới tương đương. Các tế bào con sinh ra
từ lần nguyên phân cuối giảm phân bình thường cho các tinh trùng trong đó có 512 tinh trùng mang Y.
a. Tìm bộ NST lưỡng bội của loài.
b. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục? Số lượng thoi tơ vô sắc được hình thành trong các đợt
nguyên phân?
c. Để tạo ra 5 hợp tử, với hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% thì có bao nhiêu crômatit trong các tế bào
sinh trứng vào thời điểm các tế bào thực hiện sự giảm phân?
ĐS: a. 2n = 38; b. 8, 255; c. 760
Bài 17(Casio Tây Ninh, 2011): Bộ NST ở gà 2n = 78.
Một tế bào sinh dục nguyên phân. Trong quá trình đó, tổng số tế bào được lần lượt sinh ra trong các thế hệ là
254. Các tế bào con ở thế hệ cuối cùng đều giảm phân tạo tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là
3,125%. Cơ thể gà mái được thụ tinh từ số tinh trùng trên đã đẻ được 20 trứng. Xác định:
a. Số lần nguyên phân của số tế bào sinh dục nói trên.
b. Số nhiễm sắc thể trong các trứng đã không được thụ trinh.
ĐS: a. 7; b. 156.
Bài 18: Hai hợp tử của một loài sinh vật nguyên phân liên tiếp một số đợt, môi trường nội bào đã cung cấp
nguyên liệu tương đương với 22792 NST đơn. Hợp tử 1 có số đợt nguyên phân bằng 1/3 số đợt nguyên phân
của hợp tử 2. Ở kỳ giữa của mỗi tế bào người ta đếm được 44 NST kép.
a. Tìm bộ NST lưỡng bội của loài.
b. Số đợt nguyên phân của 2 hợp tử.
c. Nếu trong quá trình giảm phân tạo giao tử và thụ tinh xảy ra bình thường và không có trao đổi chéo
NST thì loài trên có bao nhiêu loại giao tử và bao nhiêu loại hợp tử khác nhau về nguốn gốc NST.
ĐS: a. 2n = 44; b. 3, 9; c. 4194304, 244
Bài 19: Ở một loài, quan sát một tế bào sinh dục ở vùng sinh sản thấy có 80 cromatit khi NST đang co ngắn cực
đại. Một tế bào sinh dục sơ khai đực và một tế bào sinh dục sơ khai cái của loài, cùng nguyên phân liên tiếp một số
đợt, 384 tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh giao tử. Sau giảm phân số NST đơn trong các giao tử đực nhiều
hơn trong các giao tử cái là 5120 NST. Để hoàn tất quá trình sinh giao tử của tế bào sinh dục sơ khai đực và tế bào sinh
dục sơ khai cái thì mỗi tế bào sinh dục sơ khai phân bào mấy lần?

ĐS: 8
Bài 20: Một tế bào sinh dục sơ khai của gà (2n = 78 ). Sau một số đợt nguyên phân liên tiếp, môi trường tế bào
đã cung cấp 19812 NST có nguyên liệu mới hoàn toàn. Các tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng và giảm
phân cho trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 25%, của tinh trùng là 3,125%. Mỗi trứng thụ tinh với 1 tinh
trùng tạo ra 1 hợp tử lưỡng bội bình thường.
a. Tìm số hợp tử hình thành.
b. Số tế bào sinh tinh và sinh trứng cần thiết cho quá trình hình thành các giao tử.
c. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục cái.
d. Số thoi vô sắc hình thành trong quá trình hình thành trứng từ 1 tế bào sinh dục sơ khai ban đầu là bao
nhiêu?
ĐS: a. 64; b. 512, 256; c. 8, 1023
Bài 21: Ở người 2n = 46 và giả sử không có trao đổi chéo xảy ra ở cả 23 cặp NST tương đồng.
6


Chuyên đề sinh học tế bào

ThS. Lê Hồng Thái

a) Xác suất sinh ra đứa trẻ nhận được hai cặp NST mà trong mỗi cặp có 1 từ ông nội và 1 từ bà ngoại là bao
nhiêu?
A. (253)2/423
B. 506/423
C. 253.321/423
D. 506.321/423
b) Xác suất sinh ra đứa trẻ nhận được ít nhất một cặp NST mà trong mỗi cặp có 1 từ ông nội và 1 từ bà ngoại là
bao nhiêu?
A. 1/423
B. 1-(1/4)23
C. 3/423

D. 1-(3/4)23

7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×