Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tư duy biện luận chueyẻn đổi số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.34 KB, 18 trang )

Đề bài : Anh chị hãy vận dụng kiến thức, kỹ năng tư duy biện luận , phân tích làm rõ
vấn đề : Những ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi số đối với đời sống nền kinh tế xã hội toàn cầu hiên nay
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
-Nêu được tính cấp thiết
Hiện nay, quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên tồn cầu sự gia tăng của
cơng nghệ thông tin và viễn thông đã đưa cả thế giới vào kỷ nguyên số. Các quốc gia
đang tận dụng và phát triển công nghệ thông tin để cải thiện năng suất, tăng trưởng
kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và cạnh tranh trong mơi trường quốc tế.
Q trình chuyển đổi số cũng tạo ra sự thay đổi và thay thế cơ bản trong các ngành
công nghiệp và lĩnh vực kinh tế truyền thống. Cơng nghệ tự động hóa, trí tuệ nhân tạo
và robot hóa dẫn đến tỉ lệ suy giảm đôi việc và việc làm mới. Điều này yêu cầu các
nhà quản lý, chính phủ và cá nhân có khả năng thích nghi và tái đào tạo nhằm đảm bảo
việc làm phù hợp với nhu cầu xã hội. Thay đổi cách mọi người tương tác, giao tiếp,
làm việc và tiêu dùng hàng ngày. Thơng qua Internet, mọi người có thể truy cập thông
tin, mua sắm trực tuyến, giao tiếp và làm việc từ xa. Điều này góp phần tạo ra môi
trường xã hội kỹ thuật số, tăng cường việc kết nối giữa mọi người và mở ra nhiều cơ
hội mới cho việc học tập và phát triển cá nhân.
Chuyển đổi số là một trong những chủ đề được bàn luận nhiều trong suốt thập niên
qua do tính tất yếu của chúng cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nhiều học
giả cho rằng, trước bối cảnh đầy biến động của nền kinh tế thế giới, trong chuyển đổi
số, các chính phủ cần có chiến lược hành động xuyên suốt, nhất quán để phối hợp, hỗ
trợ cho khu vực tư nhân, tăng cường đầu tư cơ bản, thậm chí giữ vị trí dẫn dắt, sáng
tạo tiên phong trong một số lĩnh vực công nghệ nhất định. Ngân hàng Thế giới(1) cho
rằng, phát triển một nền kinh tế số bền vững đòi hỏi vai trò đặc biệt quan trọng của
chính phủ trong xây dựng thiết chế pháp lý nhất quán, kế hoạch phát triển dài hạn, liên
kết khu vực, các biện pháp bảo vệ trước rủi ro phát sinh trong và ngồi nước (như gian


lận, lỗi cơng nghệ, tấn cơng của tổ chức bên ngồi) và đặc biệt là hỗ trợ doanh nghiệp
tư nhân chuyển đổi số thông qua minh bạch hóa thơng tin, thúc đẩy cạnh tranh và tạo
dựng hệ sinh thái kỹ thuật số.
Trước tính cấp bách vấn đề trên vì vậy chúng em đã lựa chọn chủ đề “Những ảnh
hưởng của quá trình chuyển đổi số đối với đời sống nền kinh tế - xã hội toàn cầu hiên
nay “ để thực hiện bài tiểu luận của mình qua đó để biện luận phân tích và làm rõ
những ảnh hưởng của chuyển đổi số đến nền kinh tế - xã hội toàn cầu hiện nay .

1


2. Mục đích nghiên cứu
-

Vận dụng kiến thức và kỹ năng tư duy biện luận, phân tích để tìm hiểu và làm
rõ vấn đề về những ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi số đối với đời sống nền
kinh tế-xã hội tồn cầu hiện nay.

-

Tìm hiểu những ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi số đối với đời sống nền
kinh tế-xã hội tồn cầu hiện nay. Qua việc phân tích và đánh giá, nghiên cứu sẽ
xác định các tác động tích cực và tiêu cực của q trình chuyển đổi số đối với
các lĩnh vực khác nhau như lao động, giáo dục, y tế, thương mại, quản lý, văn
hóa và xã hội.

-

Đề xuất các giải pháp và chính sách thích hợp để tận dụng và quản lí thế mạnh,
đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của quá trình chuyển đổi số.

Nghiên cứu cũng nhằm cung cấp thông tin, kiến thức và sự nhận thức mới về
tác động của chuyển đổi số, từ đó đề xuất các phương pháp/strategies để ứng
phó và thích nghi với q trình này.

3. Đối tượng nghiên cứu
-

Những ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi số đối với đời sống nền kinh tế - xã
hội toàn cầu hiện nay.

4. Phương pháp nghiên cứu
-

Thu thập dữ liệuThu thập dữ liệu từ các nguồn đáng tin cậy như sách, bài báo,
báo cáo nghiên cứu, tài liệu quốc tế, các trang web chuyên ngành và cơ sở dữ
liệu liên quan. Dữ liệu có thể bao gồm thơng tin về q trình chuyển đổi số, các
ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế - xã hội toàn cầu, các ví dụ và nghiên cứu
thực tế liên quan.

-

Phân tích dữ liệu: Phân tích và làm rõ các thơng tin thu được, phân tích những
mối liên hệ giữa các yếu tố khác nhau và tìm ra các mẫu, xu hướng, hoặc hệ quả
tiềm ẩn.

-

Sử dụng tư duy biện luận: Sử dụng lý luận và logic suy diễn để chứng minh các
tuyên bố và giả thuyết được đưa ra trong quá trình nghiên cứu. Bằng cách này,
ta có thể đảm bảo tính chính xác và sự thuyết phục của kết quả nghiên cứu.


-

Đánh giá kết quả và đưa ra kết luận
NỘI DUNG
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2


1. Khái niệm tư duy phản biện
“Tư duy phản biện là sự suy nghĩ sâu sắc, nhạy cảm, thực tế và hữu ích để quyết định
niềm tin hay hành động” Thuật ngữ “critical thinking” thường được dịch là “tư
duy phê phán”. “Phê phán” là từ chỉ hành động chỉ ra cái chưa tốt, cái sai lầm, từ này
không bao hàm ý nghĩa “đánh giá”. Đánh giá là phải nhìn nhận cả các giá trị, các
kết quả đạt được bên cạnh những thiếu sót và tồn tại. “Quan điểm phê phán” vốn
được hiểu là đứng trên lập trường của một hệ phái và phủ định các lý thuyết khác biệt
với tư tưởng chính thống, khơng chấp nhận khả năng tiếp cận vấn đề từ nhiều phương
diện khác nhau. Tư duy phản biện giúp con người giải quyết vấn đề một cách thấu
tình, đạt lý; kế thừa những giá trị trong quan điểm cũ, hình thành quan điểm mới nhằm
cải biến nhận thức và hành động trong thực tiễn; chủ động, tự giác, thể hiện tính chính
xác, triệt để, có căn cứ và chứng minh được các lập luận, nâng cao hiệu quả hoạt động
xã hội; tìm kiếm con đường đúng đắn, hiệu quả nhất để đạt tới chân lý; phát hiện ra
những sai lầm; rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng.
2. Tầm quan trọng của tư duy phản biện
Tư duy phản biện hay tư duy phân tích là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân
tích và đánh giá một thơng tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra
nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải
rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm. Tư duy phản biện được miêu tả
là "những suy nghĩ mang tính chất phản ánh có lý lẽ về việc tin vào điều gì hoặc làm

điều gì". Nó cũng được miêu tả là "tư duy về tư duy". Trong cuộc sống và nhất là
trong thời hiện đại , tư duy có một tầm quan trọng của tất cả mọi lãnh vực nghề nghiệp
chuyên môn và mọi chuyên ngành khoa học. Sau đây là 3 lý do mà tư duy phản biện
rất quan trọng :
Thứ nhất , dễ kiếm việc làm : Tư duy phản biện xuất hiện trong bất kể ngành nghề nào
đòi hỏi ta phân tích thơng tin, giải quyết vấn đề, sáng tạo, lên chiến lược hay trình bày
ý tưởng của bản thân cho người khác một cách dễ hiểu nhất. Trong một bài luận án thì
chúng ta phải dùng những lý lẽ để thuyết phục người đối diện để bảo vệ cho mình .
Hay trong khi đi tìm kiếm việc làm , thì cần có những dẫn chứng thuyết phục để nhà
tuyển dụng có thể đánh giá mình . Khi có tư duy phản biện trong con người mình thì

3


cơ hội thăng tiến trong công việc sẽ dễ dàng hơn . Thậm chí được đề bạt lên vị trí cao
và cơ hội được trả lương trong công việc cao hơn những ứng cử viên khác.
Thứ hai, có cái nhìn đa diện vấn đề : Với tư duy phản biện thì chúng ta khơng thể nhìn
nhận vấn đề theo hương chủ quan , mà phải nhìn nhận vấn đề theo hướng khách quan
để từ đó chúng ta có cái nhìn đa diện về vấn đề đó . Trong thời đại 4.0 hiện nay , thì
cộng đồng mạng dễ bị dắt mũi bởi những thơng tin sai lệch thiếu chính xác . Người ta
dễ dàng tin vào những thơng tin đó , nhưng với cái nhìn khách quan , chúng ta sẽ có
thể dễ dàng phân tích thơng tin từ đó có thể chắt lọc những thứ bổ ích cho bản thân
mình
Thứ ba, xây dựng tư duy cho riêng mình : Như đã nói , khi có tư duy phản biện thì
chúng ta sẽ có cái nhìn đa diện , một tư duuy logic về một vấn đề . Liên tục đặt câu hỏi
và tự tìm câu hỏi . Trong giải quyết một vấn đề nào đó , người ta rất dễ dàng đưa ra
các quyết định sai lầm do những tác nhân khách quan bên ngoài . Bởi vậy tư duy phản
biện cực kỳ quan trọng đối với mỗi cá nhân nói riêng và trong cuộc sống nói chung .
Tư duy phản biện giúp bạn đương đầu với những vấn đề hàng ngày khi chúng nảy
sinh. Nó đẩy mạnh suy nghĩ độc lập và củng cố sự tỉnh táo trong bộ não của bạn khi

đưa ra một quyết định nào đó, cho bạn một q trình để tin tưởng vào và làm các quyết
định trở nên bớt căng thẳng hơn.
3. Lợi ích của tư duy phản biện
-

Giúp ta có thể giải quyết vấn đề , ngồi ra có thể thuyết phục người khác, giữ
vững quan điểm của bản thân, có cái nhìn đa chiều về vấn đề cần nói đến .
Tránh được những nhận định sai lầm và cái nhìn khi chung ta giao tiếp và bảo
vệ quan điểm.

-

Kích thích tị mị học hỏi
=> Giúp sinh khơng ngừng tị mị và hứng thú với mọi mặt trong cuộc sống,
đặt ra những câu hỏi và tìm kiếm câu hỏi cho vấn đề mình đang thắc mắc . Liệu
đây có phải phương án tốt nhất chưa ? Tại sao nó lại như vậy ? Nó đã tối ưu
chưa ?

-

Giúp rèn luyện tính tính tự lập
=> Giúp bản thân suy nghĩ độc lập không dựa dẫm vào những người khác, giúp
hiểu rõ vấn đề . Phản biện phải dùng lí lẽ của chính mình để có thể bảo quan
điểm của mình , tự tin vào những gì mình suy luận. Khám phá những tiềm năng

4


vốn có của bản thân, tạo động lực vượt lên chính mình, tự khẳng định mình,
hình thành nhân cách tự chủ, độc lập và sáng tạo; nỗ lực cập nhật, chắt lọc

những thơng tin cần thiết, có giá trị, bổ ích cho bản thân; nâng cao kỹ năng tiếp
cận và xử lý thơng tin; trình bày vấn đề một cách sáng tạo; đưa ra luận
điểm/luận cứ một cách rõ ràng; tăng cường khả năng suy nghĩ theo hướng mở,
rõ ràng, đáng tin cậy, không hấp tấp, vội vàng; dễ dàng hòa đồng vào tập thể,
cộng đồng.

5


Chương 2: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỐI
VỚI ĐỜI SỐNG NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI TOÀN CẦU HIỆN NAY
Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, nhưng đến khi cách mạng công nghiệp lần
thứ 4 bùng nổ, chuyển đổi số (Digital Transformation) mới xuất hiện và trở nên phổ
biến trong thời gian gần đây. Có rất nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về
chuyển đổi số.
Đối với Việt Nam, chuyển đổi số là q trình thay đổi mơ hình cũ, mơ hình truyền
thống sang dạng doanh nghiệp số, dựa trên những ứng dụng cơng nghệ mới, như: Big
data, IoT, điện tốn đám mây,…, nhằm thay đổi phương thức điều hành, quy trình làm
việc và văn hóa lao động trong doanh nghiệp. Đối với con người bình thường, chuyển
đổi số làm thay đổi phong cách sống của chúng ta.
2.1 Ảnh hưởng tích cực
2.1.1 Tăng cường sự kết nối
Trong thời đại xã hội hiện nay, chúng ta gần như đã khơng cịn xa lạ với cụm từ
“chuyển đổi số” nữa. Với thành công của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4,
chuyển đổi số hiện đang là xu hướng tất yếu, là vấn đề sống còn đối với các quốc gia,
tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Những sự thay đổi to lớn
về năng suất lao động, trải nghiệm của người dùng và các mơ hình kinh doanh mới
đang được hình thành cho thấy vai trị và tác động to lớn trong cuộc sống xã hội hiện
nay của chuyển đổi số, nó tác động đến mọi ngành nghề, như: công nghiệp, nông
nghiệp, thương mại và dịch vụ kinh doanh.

Ngày nay, chuyển đổi số đang giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ,
đào tạo, tri thức, qua đó giúp thu hẹp khoảng cách số thơng qua việc phát triển chính
phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Các công nghệ mới cho phép mọi người khắp nơi trên thế giới giao tiếp với nhau một
cách dễ dàng và thuận tiện. Có đến 79% nhân viên trên tồn thế giới làm việc với nhau
trên các nhóm ảo. Điều này giúp họ kết nối với nhau chặt chẽ hơn, đảm bảo cho giúp
đỡ nhau trong công việc hiệu quả hơn. Việc kết nối này còn đem lại hiệu quả nhiều
hơn chúng ta nghĩ. Một người mới bất kỳ có thể tham gia vào cuộc đối thoại, nhờ có
internet mà các cỗ máy có thể giao tiếp với nhau, cỗ máy có thể giao tiếp với con
người. Cơng nghệ 4.0 mang lại rất nhiều tiềm năng và cơ hội lớn cho các doanh
nghiệp.

6


Số lượng người dùng internet:
Theo GizChina, báo cáo cho thấy tính đến tháng 1/2021, dân số thế giới là 7,83 tỉ
người. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, con số này đang tăng với tốc độ 1% mỗi
năm Điều này có nghĩa là kể từ đầu năm 2020, tổng dân số tồn cầu tăng thêm hơn 80
triệu người.
Hiện có 5,22 tỉ người trên thế giới sử dụng smartphone, tương đương 66,6% tổng dân
số thế giới. Kể từ tháng 1/2020, số lượng người dùng smartphone tăng 1,8% (93 triệu),
trong khi tổng số kết nối di động (một người sở hữu nhiều thiết bị) tăng 0,9% (72
triệu) lên 8,02 tỉ (tháng 1/2021).
Vào tháng 1/2021, số người sử dụng internet trên toàn thế giới đạt 4,66 tỉ người, tăng
316 triệu người (7,3%) so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, tỷ lệ sử dụng internet toàn
cầu là 59,5%. Tuy nhiên, sự bùng phát Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến số
lượng người dùng internet. Vì vậy, con số thực tế có thể cao hơn.
Hiện tại, có 4,2 tỉ người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới. Con số này tăng 490 triệu
trong 12 tháng qua, tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng người sử dụng

mạng xã hội hiện chiếm hơn 53% dân số toàn cầu.
Sự bùng nổ và phổ biến của internet và các công nghệ kỹ thuật số đã mang lại nhiều cơ
hội cho giới trẻ để tham gia và kết nối vào thị trường kinh tế số, nơi mà các rào cản
của thị trường là nhỏ hơn, với rất nhiều cơ hội để tiếp cận và chia sẻ thơng tin, kiến
thức với các cộng đồng có chung lợi ích và mang lại hợp tác trong các dự án sản xuất
cùng nhau. Đối với người dân, kinh tế số cho phép mỗi người dân có thể tiếp cận tồn
bộ thị trường một cách nhanh chóng theo cách chưa từng có. Nếu như trước đây, người
dân mang hàng ra chợ bán thì chỉ tiếp cận được vài chục đến vài trăm người trong khu
vực địa lý hạn chế của mình. Cịn hiện nay, với thương mại điện tử, người dân có thể
bán hàng cho hàng triệu người, trên toàn thế giới. Chỉ cần mỗi người dân với một
chiếc điện thoại thơng minh, mỗi hộ gia đình một đường cáp quang là có thể trở thành
một doanh nghiệp và có thể tiếp cận cả thế giới.
Kinh tế số cho phép mỗi người dân có thể tiếp cận tồn bộ thị trường một cách nhanh
chóng theo cách chưa từng có. Nếu như trước đây, người dân mang hàng ra chợ bán
thì chỉ tiếp cận được vài chục đến vài trăm người trong khu vực địa lý hạn chế của
mình. Cịn hiện nay, với thương mại điện tử, người dân có thể bán hàng cho hàng triệu
người, trên toàn thế giới.

7


Mỗi người dân với một chiếc điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường cáp
quang là có thể trở thành một doanh nghiệp, là có thể tiếp cận cả thế giới.
Chuyển đổi số trong xã hội nhằm hình thành xã hội số. Xã hội số, xét theo nghĩa rộng,
là bao trùm lên mọi hoạt động của con người. Động lực chính của xã hội số là cơng
nghệ số, dựa trên sự tăng trưởng thông tin, dữ liệu một cách nhanh chóng, làm thay đổi
mọi khía cạnh của tổ chức xã hội, từ chính phủ, kinh tế cho tới người dân. Xã hội số,
xét theo nghĩa hẹp, gồm công dân số và văn hóa số.
Chuyển đổi số có thể giúp xóa nhịa khoảng cách địa lý, mang đến cơ hội bình đẳng
cho người dân về tiếp cận dịch vụ, mang lại một loạt những tiến bộ lớn về chất lượng

cuộc sống. Người dân có thể sống khỏe mạnh hơn nhờ các hình thức chăm sóc y tế kịp
thời, vui vẻ hơn với các hình thức giải trí đa dạng và an toàn hơn.
Ngoài ra, chuyển đổi số mang lại lợi ích cho tồn cầu như:
Kết nối tồn cầu cho phép các doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới và tìm kiếm khách
hàng tiềm năng trên khắp thế giới. Điều này tạo ra cơ hội mở rộng doanh thu và tăng
trưởng kinh doanh.
Truy cập thông tin và kiến thức đa dạng: Khi kết nối với mạng Internet toàn cầu, người
dùng có thể truy cập vào một lượng lớn thơng tin và kiến thức từ các nguồn trên khắp
thế giới. Điều này giúp nâng cao trình độ học hỏi và khả năng nghiên cứu của mỗi
người.
Giao tiếp và liên lạc hiệu quả: Kết nối toàn cầu cho phép giao tiếp và liên lạc với
người khác trên khắp thế giới một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bạn có thể liên lạc
với gia đình, bạn bè và đối tác kinh doanh từ bất kỳ đâu mà không gặp rào cản về
khoảng cách địa lý.
Tiết kiệm thời gian và chi phí: Kết nối tồn cầu giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi
lại trong việc họp, gặp gỡ và làm việc với đối tác và nhân viên ở xa. Thay vì phải di
chuyển đến địa điểm gặp gỡ, bạn có thể sử dụng các công nghệ họp trực tuyến như
video call hoặc hội nghị qua mạng để giải quyết công việc.
Tạo ra khả năng làm việc từ xa: Kết nối toàn cầu đóng vai trị quan trọng trong sự phát
triển của cơng việc từ xa. Người lao động có thể làm việc từ bất kỳ đâu trên thế giới
chỉ cần có kết nối Internet. Điều này mở ra cơ hội cho việc làm và tạo ra sự linh hoạt
cho người lao động.

8


2.1.2 Tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới
Chuyển đổi số đã và đang thay đổi mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lao
động, việc làm. Từ năm 2019, đã có nhiều dự báo về việc chuyển đổi số sẽ tác động
đến cơ cấu việc làm, đòi hỏi người lao động phải thay đổi phương thức làm việc để có

thể thích nghi và nắm bắt cơ hội, doanh nghiệp phải thay đổi cách vận hành truyền
thống để phù hợp với một xã hội được chuyển đổi số.
Chuyển đổi số tạo ra nhiều công việc mới trong ngành cơng nghệ thơng tin, lập trình,
phát triển phần mềm, quảng cáo trực tuyến và nhiều ngành công nghiệp khác. Việc sử
dụng máy móc và tự động hóa cũng tạo ra nhu cầu cho những công nhân chuyên môn
cao hơn để vận hành, bảo trì và sửa chữa các hệ thống này. Theo Ngân hàng Thế giới
(WB), số lượng các việc làm mới do quá trình chuyển đổi số tạo ra sẽ nhiều hơn gấp 7
lần so với số việc làm bị mất đi. Tính đến năm 2045, ước tính có khoảng 10 triệu việc
làm mới được tạo ra, chủ yếu trong các ngành dịch vụ hiện đại và môt số lượng việc
làm mới ít hơn trong lĩnh vực sản xuất. Chuyển đổi số đã và đang thay đổi mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội, trong đó có lao động, việc làm. Từ năm 2019, đã có nhiều dự
báo về việc chuyển đổi số sẽ tác động đến cơ cấu việc làm, đòi hỏi người lao động
phải thay đổi phương thức làm việc để có thể thích nghi và nắm bắt cơ hội, doanh
nghiệp phải thay đổi cách vận hành truyền thống để phù hợp với một xã hội chuyển
đổi số; Chính phủ phải có những quyết sách linh hoạt, kịp thời và số hóa hình thức
quản lý.
Lực lượng lao động toàn cầu đang chứng kiến sự thay đổi không ngừng của thế giới
việc làm, được đẩy nhanh bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và dịch COVID19. Theo nghiên cứu của ManpowerGroup, chuyển đổi số là một trong 4 xu hướng nổi
bật về lao động hiện nay. Có tới 38% doanh nghiệp trên tồn cầu đang đẩy nhanh kế
hoạch số hóa và tự động hóa dưới ảnh hưởng của đại dịch.
Quá trình chuyển đổi số tạo ra nhu cầu đào tạo và tuyển dụng cho các vị trí mới liên
quan đến cơng nghệ thơng tin và kỹ thuật số. Các công việc như quản trị hệ thống,
phát triển ứng dụng di động, quản lý dữ liệu, an ninh mạng và tiếp thị kỹ thuật số đang
trở thành xu hướng tuyển dụng mới.

9


2.1.4 Thay đổi cách thức kinh doanh
Chuyển đổi số đòi hỏi nền kinh tế của các quốc gia, trong đó có các nước đang phát

triển phải tổ chức lại với cơ cấu hợp lý. Kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nềnkinh
tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Nhưng ở các nước phát triển nhữngngành có
hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng vốn lớn... đangchiếm ưu
thế, còn ở những nước đang phát triển chỉ có thể đảm nhận những ngành cóhàm lượng
cao về lao động, nguyên liệu và hàm lượng thấp về công nghệ, vốn. Tuynhiên, nếu
nước đang phát triển nào chủ động, biết tranh thủ cơ hội, tìm ra được conđường phát
triển rút ngắn thích hợp, thì có thể vẫn sớm có được nền kinh tế tri thức.Điều đó địi
hỏi một sự nỗ lực rất lớn. Quá trình chuyển đổi số sẽ dẫn đến tốc độ biếnđổi cao và
nhanh chóng của nền kinh tế tồn cầu, điều đó buộc nền kinh tế mỗi nước,muốn phát
triển, khơng cịn con đường nào khác là phải hoà nhập vào quỹ đạo vậnđộng chung của
nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế nào bắt kịp dòng vận động chung thìphát triển, khơng
thì dễ bị tổn thương và bất định. Mỗi nước đang phát triển cần phảitìm cho mình một
phương thức để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thích hợp để có thể pháttriển rút ngắn. Hầu
hết các nền kinh tế của các nước đang phát triển đều tiến tới mơhình kinh tế thị trường
mở, hội nhập quốc tế dựa vào xuất khẩu các sản phẩm côngnghiệp chế biến. Đây là
một mơ hình kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực.Nhưng nền kinh tế thị
trường mở, hội nhập quốc tế địi hỏi chính phủ các nước phải cóquan niệm đúng và xử
lý khéo quan hệ giữa tự do hoá và bảo hộ ở mức cần thiết; đồngthời phải nắm bắt được
các thông lệ và thể chế kinh tế bên trong, giải quyết đúng đắnviệc kết hợp các nguồn
lực bên ngoài thành nội lực bên trong để phát triển. Nền kinhtế thị trường mở, hội
nhập quốc tế muốn phát triển ổn định, đòi hỏi cơ cấu kinh tế bêntrong phải đủ mạnh,
cơ cấu xuất khẩu đa dạng, thể chế kinh tế linh hoạt và có năng lựcthích ứng để đương
đầu với những thay đổi của các điều kiện phát triển tồn cầu. Điềuđó buộc các nước
đang phát triển phải tìm ra con đường cơng nghiệp hố rút ngắnthích hợp. Nhiều nước
chọn mơ hình cơng nghiệp hố hướng về xuất khẩu, dựa vàotăng trưởng các sản phẩm
công nghiệp chế tạo. Phát triển công nghiệp chế tạo sẽ giúp là phải nhanh chóng hồ
nhập vào quỹ đạo vận động chung của nền kinh tế thế giới. Cácnước phải bắt kịp các
động thái của dòng vận động tiền vốn, kỹ thuật - cơng nghệ,hàng hố - dịch vụ khổng
lồ của thế giới. Tính bất định và mức độ dễ bị tổn thươngvới tính cách là hệ quả của


10


những động thái này đang ngày càng gia tăng, nhất là đốivới nền kinh tế các nước
đang phát triển.
- Chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động của doanh
nghiệp: từ điều hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh… Những lợi ích dễ nhận biết
nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận
được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh
chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được
năng suất làm việc của nhân viên...
Ví dụ: Đối với phương thức truyền thống là công ty xuất bản và bán sách ra ngoài thị
trường. Khi ứng dụng CNTT, cơng ty sẽ số hóa tài liệu và xuất bản đĩa CD, bán ra
ngoài thị trường. Khi chuyển đổi số, công ty dừng xuất bản sách, dừng in đĩa CD, thay
đổi mơ hình kinh doanh bán sản phẩn thành mơ hình kinh doanh bán dịch vụ truy cập
trực tuyến đến kho nội dung của mình.
Ngồi ra, các mơ hình chuyển đổi số cũng đang tạo ra những dịch vụ có ích cho
người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội. Thế mạnh
công nghệ mới đang giúp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp giành lợi thế trên các lĩnh
vực công nghiệp truyền thống. Chẳng hạn như đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ taxi, nếu như trước đây, hành khách gọi taxi bằng cách vẫy tay ngoài đường hoặc
gọi đến tổng đài để đặt chuyến. Nhưng giờ đây, nhờ chuyển đổi số mà các doanh
nghiệp như Be, Uber, Grab tham gia thị trường thì mỗi hành khách, mỗi lái xe cài một
ứng dụng trên điện thoại thơng minh. Người có nhu cầu và người có khả năng cung
ứng dịch vụ kết nối với nhau một cách dễ dàng. Thực tế là Uber hay Grab không sở
hữu một chiếc xe taxi nào hay một tài xế nào. Chuyển đổi số đã thay đổi mơ hình hoạt
động trong cung cấp dịch vụ taxi.
2.1.5 Nâng cao trình độ kỹ thuật - cơng nghệ
Trước xu thế chuyển đổi số toàn cầu, các nước đang phát triển tuỳ theo vị thế, điều
kiệnlịch sử cụ thể và trình độ phát triển của mình đều có cách thức riêng phát triển

theocon đường rút ngắn. Hai trong số nhiều con đường phát triển là: Du nhập kỹ thuật
-công nghệ trung gian từ các nước phát triển để xây dựng những ngành cơng
nghiệpcủa mình như là một bộ phận hợp thành trong tầng công nghiệp hiện đại. Tuỳ

11


thuộcvào khả năng vốn, trí tuệ... mà các nước đang phát triển lựa chọn một hoặc cùng
lúc cảhai con đường phát triển nói trên.
Chuyển đổi số cho phép các nước đang phát triển cóđiều kiện tiếp nhận các dịng kỹ
thuật - công nghệ tiên tiến, hiện đại từ các nước pháttriển để nâng cao trình độ kỹ thuật
- cơng nghệ của mình. Nhưng điều đó cịn phụthuộc vào khả năng của từng nước biết
tìm ra chiến lược cơng nghiệp hố rút ngắnthích hợp.Trong q trình tồn cầu hóa, các
nước đang phát triển có điều kiện tiếp cận vàthu hút những kỹ thuật, công nghệ tiên
tiến, hiện đại của thế giới, qua đó mà nâng dầntrình độ cơng nghệ sản xuất của các
nước đang phát triển. Do vậy, mà ngày càng nângcao được trình độ quản lý và khả
năng cạnh tranh của nền kinh tế các nước đang pháttriển. Chuyển đổi số, được đánh
giá như một công cụ đặc hiệu để nâng cao trình độ kỹ thuật - cơng nghệ ở các nước
đang phát triển. Bởi lẽ, trong quá trình tham gia vào liêndoanh, liên kết sản xuất quốc
tế, hợp đồng hợp tác kinh doanh,... cácnước đang phát triển có điều kiện tiếp cận
những công nghệ, kiến thức và kỹ năng hếtsức phong phú, đa dang của các nước đang
phát triển.
Đối với nhà nước, chuyển đổi số là dùng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi trải
nghiệm người dùng với các dịch vụ do Nhà nước cung cấp, thay đổi quy trình nghiệp
vụ, thay đổi mơ hình và phương thức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước. Ví dụ:
Một cán bộ Nhà nước xử lý cơng việc trên giấy tờ và trao đổi trực tiếp theo phương
thức truyền thống. Khi ứng dụng CNTT, cán bộ sử dụng máy tính soạn thảo văn bản,
in truyền ký và trao đổi trực tiếp. Khi chuyển đổi số, cán bộ sử dụng công nghệ để
soạn thảo trực tuyến, chỉnh sửa trực tuyến, ký trực tuyến, trao đổi trực tuyến trên môi
trường sử dụng các công nghệ số. Hoặc như trường hợp bệnh án điện tử là một ví dụ

thực tế về chuyển đổi số khi mà các kết quả thăm khám của người bệnh, tiền sử bệnh
lý của người bệnh được đưa lên hệ thống. Bác sĩ sẽ chỉ cần vài click chuột là có thể
biết được tồn bộ vấn đề sức khỏe của bệnh nhân mà khơng cần nhìn vào nhiều loại
phiếu khám hay các hồ sơ bệnh án nhiều trang.
Chuyển đổi số tồn cầu đang góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ kỹ thuật
và cơng nghệ trên toàn thế giới.
Thứ nhất, Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ kiến thức và thông tin: Chuyển đổi
số tồn cầu đã tạo ra một mơi trường kết nối liên tục giữa mọi người từ khắp nơi trên
thế giới. Các cơng nghệ và trình độ kỹ thuật mới được chia sẻ và truyền tải nhanh

12


chóng, giúp cải thiện truyền thơng và hỗ trợ trong việc nâng cao trình độ kỹ thuật và
cơng nghệ.
Thứ hai, Phát triển và chia sẻ giải pháp công nghệ: Các cơng nghệ mới như trí tuệ
nhân tạo, học máy, blockchain và IoT đã được phát triển và chia sẻ trên tồn cầu. Điều
này đã tạo ra nhiều giải pháp cơng nghệ mới, từ việc tự động hóa quy trình sản xuất,
quản lý thông tin đến tăng cường an ninh và quản lý đô thị thông minh. Việc chia sẻ
giải pháp cơng nghệ này giúp nâng cao trình độ kỹ thuật và cơng nghệ trên tồn cầu.
Thứ ba, Kích thích sự sáng tạo và tạo ra cơ hội kinh doanh mới: Chuyển đổi số tồn
cầu đã tạo ra mơi trường cho sự sáng tạo và phát triển ý tưởng mới. Các cơng nghệ và
trình độ kỹ thuật mới đã tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới và thúc đẩy cải tiến sản
phẩm và dịch vụ
2.2 Ảnh hưởng tiêu cực
Chuyển đổi số tức là q trình sử dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thông để cải
thiện và thay đổi các hoạt động kinh doanh, chính phủ và xã hội. Mặc dù chuyển đổi
số có nhiều ảnh hưởng tích cực như tăng cường hiệu suất, tạo ra sự tiện lợi và tạo ra cơ
hội mới, nhưng nó cũng mang theo những ảnh hưởng tiêu cực trên toàn cầu.
Một trong những ảnh hưởng tiêu cực lớn của chuyển đổi số là khoảng cách kỹ thuật

số. Trong khi các nước phát triển và các ngành cơng nghiệp tiên tiến có thể tận dụng
được cơ hội từ chuyển đổi số, những khu vực nghèo hơn và các ngành cơng nghiệp
truyền thống có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi và tiếp cận các công nghệ mới.
Điều này tạo ra một khoảng cách kỹ thuật số giữa các quốc gia và gây ra thêm sự
chênh lệch về phát triển và kinh tế.
Chuyển đổi số cũng có thể gây ra vấn đề về bảo mật và riêng tư. Với việc thu thập và
lưu trữ thông tin cá nhân và dữ liệu nhạy cảm, nguy cơ mất an toàn và vi phạm quyền
riêng tư tăng lên. Các cuộc tấn công mạng và vi phạm dữ liệu trở nên phổ biến hơn, đe
dọa người dùng và tổ chức trên toàn cầu. Điều này đặt ra thách thức cho các tổ chức và
chính phủ để đảm bảo an tồn và bảo vệ thơng tin cá nhân của người dùng.
Thứ ba, chuyển đổi số có thể gây ra tác động tiêu cực đến hệ thống kinh tế và thị
trường lao động. Sự tự động hóa và sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo có thể dẫn đến
việc giảm thiểu việc làm trong một số ngành công nghiệp. Những cơng việc truyền
thống và lao động có thể bị thay thế bằng các giải pháp kỹ thuật số, tạo ra sự thất
nghiệp và không ổn định trong thị trường lao động.

13


Đồng thời, chuyển đổi số cũng gây ra vấn đề xã hội, trong đó một số người khơng có
kỹ năng và kiến thức cần thiết để tham gia vào nền kinh tế số. Những người khơng có
quyền truy cập vào công nghệ thông tin và truyền thông sẽ bị cô lập và mất đi các cơ
hội kinh tế và giáo dục.
Quá trình chuyển đổi số đã tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống nền kinh
tế - xã hội toàn cầu hiện nay như là :
Tăng đột biến thâm hụt tài chính: Việc chuyển đổi số đã dẫn đến sự tăng cường sự phụ
thuộc vào công nghệ, dẫn đến rủi ro trong lĩnh vực tài chính. Các công ty đã đầu tư lớn
vào công nghệ số, nhưng không đạt được lợi nhuận như mong đợi, dẫn đến sự thua lỗ
và sụp đổ của nhiều doanh nghiệp. Điều này tạo ra một vịng xốy thất bại tài chính và
có thể làm suy yếu hệ thống tài chính tồn cầu.

Tăng khả năng mất việc làm: Quá trình chuyển đổi số đã tạo ra một cuộc cách mạng
công nghiệp mới, với sự tiến bộ vượt bậc trong trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và robot
hóa. Điều này có thể dẫn đến sự mất việc làm đáng kể, khi các công việc trở nên
không cần thiết do công nghệ thay thế con người. Điều này ảnh hưởng không chỉ đến
người lao động trực tiếp, mà cịn đến các ngành cơng nghiệp lớn và nền kinh tế toàn
cầu.
Tăng cường quyền lực của các công ty công nghệ: Các công ty công nghệ lớn như
Google, Facebook và Amazon đã trở thành các đại gia quyền lực và chiếm lĩnh thị
trường. Quyền lực của các công ty này luôn tăng lên và đôi khi khơng được kiểm sốt
đảm bảo. Điều này có thể dẫn đến việc lạm dụng quyền lực và gây ra ảnh hưởng tiêu
cực đến nền kinh tế - xã hội tồn cầu.
Vì vậy, mặc dù chuyển đổi số có nhiều ảnh hưởng tích cực, như tăng cường hiệu suất
và cung cấp cơ hội mới, nó cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như khoảng cách kỹ
thuật số, vấn đề về bảo mật và riêng tư, tác động tiêu cực đến hệ thống kinh tế và thị
trường lao động, cũng như gây ra vấn đề xã hội. Để giảm thiểu những tác động tiêu
cực này, cần có một q trình chuyển đổi số bền vững, mà đảm bảo rằng tất cả mọi
người có thể tham gia và hưởng lợi từ cuộc cách mạng kỹ thuật số này.

14


KẾT LUẬN
Trong thời đại hiện đại, quá trình chuyển đổi số đã tác động mạnh mẽ đến đời sống
nền kinh tế và xã hội toàn cầu. Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng tư duy biện luận và
phân tích làm rõ vấn đề này rất quan trọng để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng đó.
Đầu tiên, q trình chuyển đổi số đã tạo ra bước nhảy vọt trong việc truy cập thông tin
và giao tiếp. Ngày nay, thông tin có thể được trao đổi và chia sẻ qua Internet chỉ trong
vài giây, giúp tăng cường sự kết nối và giao lưu giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Điều này đã tạo điều kiện cho sự phát triển của thương mại điện tử và các hình thức
kinh doanh trực tuyến, từ đó tạo ra sự thay đổi cách thức mua sắm, giao dịch và tiếp

thị.
Thứ hai, việc chuyển đổi số đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh tế tồn cầu. Các
cơng nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và robot hóa đã tạo ra sự thay đổi
đáng kể trong quy trình sản xuất và quản lý cơng việc. Q trình chuyển đổi số đã tạo
ra cơ hội cho việc tăng năng suất, giảm chi phí và cải thiện chất lượng, nhưng đồng
thời cũng đặt ra thách thức về việc thay đổi nghề nghiệp và tái đào tạo nguồn nhân lực.
Thứ ba, quá trình chuyển đổi số đóng góp tích cực vào việc phát triển xã hội tồn cầu.
Điện thoại thơng minh và các ứng dụng di động đã thúc đẩy việc truy cập dịch vụ với
tốc độ và tiện ích chưa từng có. Tiếp đó, các nền tảng trực tuyến đã mở rộng phạm vi
tiếp cận của giáo dục, y tế và các dịch vụ cơ bản khác đến những khu vực khó khăn.
Việc chuyển đổi số cũng đã thúc đẩy phát triển các giải pháp tiên tiến về năng lượng
sạch và bảo vệ mơi trường.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng q trình chuyển đổi số cũng đặt ra những thách thức
và rủi ro. Sự phụ thuộc vào cơng nghệ có thể tạo ra khả năng bị đe dọa bởi các tấn
công mạng và việc vi phạm quyền riêng tư. Hơn nữa, việc chuyển đổi số cũng tạo ra
khoảng cách kỹ thuật và kinh tế giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ, góp phần gia tăng
khả năng bất bình đẳng và mất cơ hội trong xã hội toàn cầu.

15


Tổng kết lại, q trình chuyển đổi số đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống nền
kinh tế và xã hội toàn cầu hiện nay. Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng tư duy biện luận
và phân tích làm rõ vấn đề này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cơ hội và thách thức mà
quá trình chuyển đổi số mang lại. Đồng thời, điều này cũng đòi hỏi chúng ta phải sẵn
sàng đáp ứng và thích nghi với sự thay đổi khơng ngừng và tìm kiếm giải pháp hợp lý
để đảm bảo sự phát triển bền vững và cơng bằng của tồn xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuyển đổi số quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông)

2. Các trang Digitaltransfomation

16



×