TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA ĐƠNG PHƯƠNG HỌC
-----------------------
PHẠM THỊ MINH TRANG
TÌM HIỂU VẤN ĐỀ QUY HOẠCH, XÂY DỰNG CON
ĐƯỜNG XANH Ở ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC – NGHIÊN
CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ NAM KINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TRUNG QUỐC HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2016-X
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA ĐƠNG PHƯƠNG HỌC
-----------------------
PHẠM THỊ MINH TRANG
TÌM HIỂU VẤN ĐỀ QUY HOẠCH, XÂY DỰNG CON
ĐƯỜNG XANH Ở ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC – NGHIÊN
CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ NAM KINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TRUNG QUỐC HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2016-X
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NHÂM THỊ THANH LÝ
HÀ NỘI, 2020
2
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp được hồn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội. Trong q trình hồn thành khóa
luận, em đã nhận đuọc rất nhiều lời động viên cũng như sự giúp đỡ để có thể
hồn thiện khóa luận nghiên cứu của mình.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nhâm Thị
Thanh Lý, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, góp ý và truyền đạt lại rất
nhiều kinh nghiệp cho em trong suốt q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
này.
Chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy cô giáo trong khoa Đông phương
học, Trung Quốc học đã dạy dỗ, truyền đạt những tri thức quý báu cho em
trong suốt bốn năm học qua.
Gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, các bạn sinh viên cùng lớp đã luôn
quan tâm, động viên, giúp đỡ em trong q trình làm khóa luận này.
3
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận này là cơng trình nghiên cứu độc lập cảu
cá nhân, dưới sự hướng dẫn của TS. Nhâm Thị Thanh Lý. Tất cả các nguồn
tài liệu đều được trích dẫn đầy đủ, nội dung của bài viết khơng có sự sao chép
từ người khác.
Hà Nội, Ngày 27, tháng 5, năm 2020
Minh Trang
Phạm Thị Minh Trang
4
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
B 1 Bảng thống kê danh lam thắng cảnh và cảnh quan thiên nhiên ............... 17
B 2 Bảng thống kê di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc tín ngưỡng tơn giáo ở
Nam Kinh ..................................................................................................... 21
B 3 Biểu đồ thể hiện tổng GDP thành phố Nam Kinh................................... 23
B 4 Biểu đồ thể hiện GDP bình quân đầu người thành phố Nam Kinh ......... 24
B 5 Bảng đô rộng của tuyến đường đi bộ, đạp xe đạp Tử Kim Sơn .............. 39
B 6 Bảng giống cây trồng tại Huyền Vũ Hồ ................................................. 45
B 7 Biểu đồ thể hiện số ngày chất lượng khơng khí (PM2.5) Nam Kinh ........ 51
5
DẠNH MỤC HÌNH
H 1 Bản đồ thành phố Nam Kinh ................................................................. 17
H 2 Núi Kim Tử Sơn .................................................................................... 19
H 3 Công viên Hồ Huyền Vũ ....................................................................... 19
H 4 Sông Tần Hoài ....................................................................................... 19
H 5 Bản đồ thành Mạt Lăng và cảnh quan xung quanh ................................. 20
H 6 Con đường xanh thành phố Nam Kinh 2018 .......................................... 26
H 7 Con đường xanh thành phố Nam Kinh 2019 – 2035 .............................. 26
H 8 Bản đồ con đường xanh tường thành thời Minh ..................................... 30
H 9 Con đường xanh tường thành thời Minh, .............................................. 32
H 10 Con đường xanh tường thành thời Minh, ............................................. 32
H 11. Ảnh con đường xanh tường xanh thời Minh ....................................... 33
H 12 Thạch Đầu Thành ................................................................................ 34
H 13 Quảng trường Hán Trung Môn ............................................................ 34
H 14 Biển chỉ dẫn, giới thiệu tại con đường xanh tường thành thời Minh ..... 35
H 15 Bản đồ con đường xanh Tử Kim Sơn................................................... 36
H 16 Bản đồ con đường xanh Tử Kim Sơn, tuyến đường Tỳ Bà Hồ - cửa phía
đơng (cửa Tiên Lâm) .................................................................................... 38
H 17 Bản đồ con đường xanh Tử Kim Sơn, tuyến đường cửa phía đơng – Xá
Lộ ................................................................................................................. 37
H 18 Hình ảnh đường đi bộ, xe đạp của Tử Kim Sơn ................................... 39
H 19 Cảnh quan con đường xanh Tử Kim Sơn ............................................. 40
H 20 Trạm nghỉ chân Thanh Quả ................................................................. 41
H 21 Biển chỉ dẫn tại con đường xanh Tử Kim Sơn ..................................... 42
H 22 Bản đồ con đường xanh Huyễn Vũ Hồ ................................................ 43
H 23 Đường đi bộ con đường xanh Huyền Vũ Hồ ........................................ 44
H 24 Lăng Châu - cảnh quan Huyền Vũ Hồ ................................................. 46
H 25 Biển chỉ dẫn tại con đường xanh Huyền Vũ Hồ ................................... 46
6
H 26 Bản đồ con đường xanh ven sông Trường Giang ................................. 47
H 27 Đường đi bộ, xe đạp tại con đường xanh ven sông Trường Giang ....... 48
H 28 Cầu đi bộ, đạp xe đạp Hồng Vân ......................................................... 49
H 29 Con mắt Nam Kinh .............................................................................. 49
H 30 Cảnh quan con đường xanh ven sông Trường Giang ........................... 49
H 31 Hoạt động con đường xanh văn minh năm 2015 .................................. 52
H 32 Hoạt động chạy bộ rèn luyện sức khỏe Nam Kinh năm 2019 ............... 53
H 33 Hoạt động “Khổ kuyện Thiên Đảo Hồ - Hoạt động thách thức con
đường xanh tình nguyện viên thanh thiếu niên Trung Quốc năm 2017” ....... 53
H 34 Chữ khắc trên đá tường thành thời Minh ............................................. 55
7
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................................................... 12
1.
2.
Cở sở lý luận ................................................................................................................... 12
1.1.
Khái niệm con đường xanh........................................................................................ 12
1.2.
Chức năng của con đường xanh ................................................................................ 13
1.3.
Loại hình con đường xanh......................................................................................... 15
Cở sở thực tiễn ................................................................................................................ 16
2.1.
Tài nguyên tự nhiên, cảnh quan ................................................................................ 17
2.2.
Tài nguyên văn hóa lịch sử........................................................................................ 20
2.3.
Tình hình phát triển kinh tế xã hội thành phố Nam Kinh hiện nay .............................. 22
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CON ĐƯỜNG XANH NAM KINH .............................................. 26
1.
2.
3.
Quy hoạch con đường xanh Nam Kinh.......................................................................... 26
1.1.
Nguyên tắc quy hoạch con đường xanh Nam Kinh..................................................... 27
1.2.
Mục tiêu quy hoạch con đường xanh Nam Kinh......................................................... 28
Một số tuyến đường xanh tiêu biểu ở Nam Kinh ........................................................... 29
2.1.
Con đường xanh tường thành thời Minh .................................................................... 30
2.2.
Con đường xanh Tử Kim Sơn .................................................................................... 35
2.3.
Con đường xanh Huyền Vũ Hồ.................................................................................. 43
2.4.
Con đường xanh ven sông Trường Giang .................................................................. 47
Một số nhận xét về quy hoạch, xây dựng con đường xanh ở Nam Kinh ....................... 50
3.1.
Cải thiện môi trường sinh thái................................................................................... 50
3.2.
Ý nghĩa xã hội ........................................................................................................... 51
3.3.
Góp phần phát triển kinh tế....................................................................................... 55
KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 60
8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Năm 1978, Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa. Sau hơn 30 năm
phát triển, nền kinh tế của Trung Quốc đã vươn lên trở thành một trong những
nền kinh tế hàng đầu trên thế giới, đời sống người dân Trung Quốc được nâng
cao rõ rệt. Tuy nhiên, việc thúc đẩy phát triển kinh tế kéo theo những hệ quả
nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, đặc
biệt là tại các thành phố, khu vực đơ thị. Vì vậy, Trung Quốc thực hiện việc
quy hoạch, xây dựng con đường xanh nhằm góp phần cải thiện mơi trường,
nâng cao sức khỏe người dân cũng như góp phần phát triển kinh tế du lịch.
Vùng đồng bằng Châu Giang, Quảng Châu là khu vực thực hiện việc quy
hoạch, xây dựng tuyến con đường xanh đầu tiên ở Trung Quốc, sau đó, nhiều
thành phố như Bắc Kinh, Thành Đô, Vũ Hán, Nam Kinh … cũng dần dần
thúc đẩy việc xây dựng các tuyến con đường xanh.
Thành phố Nam Kinh là một thành phố có nền kinh tế phát triển, có
đầy đủ các yếu tố về cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa - lịch sử để
xây dựng các tuyến con đường xanh trong thành phố. Sau khi học hỏi kinh
nghiệm xây dựng con đường xanh của nước ngoài cũng như trong nước,
thành phố Nam Kinh đã bắt đầu tiến hành xây dựng các tuyến con đường
xanh vào năm 2013. Tính đến năm 2018, thành phố Nam Kinh đã xây dựng
863 km con đường xanh và dự kiến nâng tổng chiều dài con đường xanh lên
2662 km vào năm 2035.
Vì vậy, tơi chọn đề tài “Tìm hiểu vấn đề quy hoạch, xây dựng con
đường xanh ở đô thị Trung Quốc – nghiên cứu trường hợp thành phố Nam
Kinh” làm đề tài nghiên cứu khóa luận của mình.
9
2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trong khóa luận này, tác giả đặt ra mục tiêu nghiêm cứu: Đi sâu tìm
hiểu vấn đề quy hoạch, xây dựng con đường xanh ở thành phố Nam Kinh
được thực hiện như thế nào và ảnh hưởng như thế nào đến đời sống, kinh tế,
xã hội, môi trường địa phương.
Đối tượng nghiên cứu: Các tuyến đường xanh ở thành phố Nam Kinh.
Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Nam Kinh từ 2013 – nay.
3. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề xây dựng con đường xanh thành phố Nam Kinh là một vấn đề
mang tính thời sự, đến nay vẫn đang trong quá trình tiếp tục xây dựng và cải
thiện, vì vậy có rất ít các bài nghiên cứu toàn diện về con đường xanh thành
phố Nam Kinh. Dưới đây là một số bài nghiên cứu về con đường xanh Nam
Kinh:
Lý Chí Vũ (2016), Nghiên cứu và đánh giá con đường xanh thành phố
Nam Kinh1, Đại học Nam Kinh. Luận văn giới thiệu cho người đọc về hiện
trạng xây dựng con đường xanh tại Nam Kinh, tập trung vào bốn con đường
xanh lớn của Nam Kinh là Tử Kim Sơn, tường thành nhà Minh, Huyền Vũ Hồ,
ven bờ sơng Trường Giang. Từ đó đưa ra những đánh giá, kiến nghị nhằm cải
thiện các vấn đề tồn tại khi con đường xanh đi vào hoạt động. Luận văn tập
trung đưa ra các giải pháp cải thiện con đường xanh, giới thiệu khái quát về
thiết kế xây dựng con đường xanh Nam Kinh.
Ngồi ra, cịn một số bài báo viết về con đường xanh Nam Kinh như
Nghiên cứu cách quy hoạch con đường xanh thành phố Trung Quốc – ví dụ
thành phố Nam Kinh2 (Vương Hiểu Hiểu, Trương Minh Châu (2016), Kinh tế
sinh thái, số 32 kỳ 2), Phân tích nét đặc sắc trong xây dựng cảnh quan thảm
1
2
李志宇(2016), 南京市绿道评价与研究, 南京大学
王晓晓, 张鸣洲(2016), 我国城市绿道的规划途径初探 - 以南京市为例, 《生态 经济 》第 32 卷 第 2
10
thực vật con đường xanh Nam Kinh 3(Lô Kiến Quốc, Ngô Tú Thần, Đường
Quải Lan (2016), báo Học viện Tây Bắc Lâm, 295~301)…
Một số bài luận văn nghiên cứu riêng lẻ về một con đường xanh thành
phố Nam Kinh: Nghiên cứu cảnh quan thực vật con đường xanh sông hộ
thành thành Minh ở Nam Kinh4 (Vương Văn Văn (2016), Đại học lâm nghiệp
Nam Kinh), Nghiên cứu, điều tra, đánh giá tình hình sử dụng con đường xanh
Tử Kim Sơn ở Nam Kinh5 (Nhiễm Băng ( 2015), Đại học lâm nghiệp Nam
Kinh), Nghiên cứu và đánh giá cảnh quan thực vật trọng yếu quanh con
đường xanh Tử Kim Sơn ở Nam Kinh6 (Mao Liên Thành (2015), Đại học lâm
nghiệp Nam Kinh)… Các bài luận văn chủ yếu nghiên cứu, đánh giá về chủng
loại, đặc trưng, cảnh quan của thảm thực vật khu vực con đường xanh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận “Tìm hiểu vấn đề quy hoạch, xây dựng con đường
xanh ở đô thị Trung Quốc – nghiên cứu trường hợp thành phố Nam Kinh”, tác
giả sử dựng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp thu thập xử lý tài
liệu; phương pháp phân tích đánh giá, tổng hợp tài liệu; phương pháp thống
kê; phương pháp nghiên cứu liên ngành.
5. Kết cấu khóa luận
Khóa luận bao gồm hai chương. Trong chương 1, tác giả bước đầu đi
tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn vấn đề quy hoạch, xây dựng con
đường xanh thành phố Nam Kinh. Chương 2 đi sâu tìm hiểu vấn đề quy hoạch,
xây dựng con đường xanh ở Nam Kinh diễn ra như thế nào và có ảnh hưởng
như thế nào đến đời sống, kinh tế, xã hội thành phố Nam Kinh.
3
芦建国, 吴秀臣, 唐桂兰(2016), 南京绿道植物景观营建特色探析, 西北林学院学报
王文文(2016), 南京明城护城河绿道植物景观研究, 南京林业大学
5
冉冰(2015), 南京环紫金山绿道使用状况评价调查研究, 南京林业大学
6
毛连成(2015), 南京环紫金山绿道重要节点植物景观研究与评价, 南京林业大学
4
11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cở sở lý luận
1.1.
Khái niệm con đường xanh
Con đường xanh có tên gọi tiếng anh là Greenway. Thuật ngữ
Greenway được phổ biến trong những năm 1950 và 1960 bởi William H.
Whyte khi ông kết hợp các từ greenbelt và parkway để mô tả hành lang thực
vật được sử dụng chủ yếu cho các hoạt động giải trí ngồi trời như đi bộ, chạy
bộ, đi bộ đường dài, chạy xe đạp và cưỡi ngựa.
Theo Chalrles E Little trong cuốn sách Greenways for America, con
đường xanh được định nghĩa là không gian mở tuyến tính được thiết lập dọc
theo hành lang tự nhiên như bờ sơng, thung lũng suối, các con đường vịng
hoặc đường đi bộ dọc theo bên phải đường sắt, được chuyển đổi sang mục
đích giải trí, ngắm cảnh và cải thiện môi trường. Đây là cảnh quan tự nhiên
dành cho người đi bộ hoặc đi xe đạp, một không gian mở kết nối các công
viên, khu bảo thồn thiên nhiên, các đặc điểm văn hóa, các di tích lịch sử với
các khu vực đông dân cư. [3, 7-20]
Theo J. G. Fábos, trong cuốn sách Landscape and Urban Planning, con
đường xanh là dãy hành lang có giá trị sinh thái, là một khơng gian tuyến tính
mang lại sự thư giãn, có giá trị lịch sử và văn hóa, đồng thời phân biệt giữa
con đường xanh tự nhiên và con đường xanh nhân tạo, nhấn mạnh tính quan
trọng của việc xây dựng cơ sở hạ tầng tự nhiên. [4, 321 – 342]
Thuật ngữ con đường xanh bắt nguồn từ Mỹ và xuất hiện tại Trung
Quốc từ năm 1985. Tuy nhiên, nó mới chỉ dừng ở mức khái niệm. Năm 2006
– 2009, Trung Quốc tiến hành nghiên cứu sâu về khái niệm, chức năng, kết
cấu, loại hình, cách thức xây dựng và ứng dụng của con đường xanh. Năm
2009, Trung Quốc lựa chọn vùng đồng bằng Châu Giang, Quảng Đơng là nơi
thí điểm đầu tiên xây dựng con đường xanh là nhằm giải quyết hệ quả về vấn
12
đề ô nhiễm môi trường, phá hoại sinh thái do việc quá tập trung phát triển
kinh tế gây ra, đồng thời kiến thiết nông thôn, thành phố. Sau khi con đường
xanh vùng đồng bằng sông Châu Giang được tiến hành xây dựng, các tỉnh,
thành phố như Thành Đô, Vũ Hán, Phúc Kiến, Hồ Bắc, Sơn Đông, Chiết
Giang cũng dần dần tiến hành quy hoạch và xây dựng con đường xanh. Từ đó,
Trung Quốc ngày càng mở rộng phạm vi xây dựng con đường xanh trên toàn
lãnh thổ. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng Nhà ở và Thành thị - Nơng thơn7
thơng báo ngày 28 tháng 3 năm 2019, tính đến cuối năm 2018, Trung Quốc có
tổng chiều dài con đường xanh là 56 000 km, trong đó, 14 000 km được xây
dựng trong năm 2018.
Trong bản “Hướng dẫn xây dựng con đường xanh tỉnh Quảng Châu8”,
con đường xanh được định nghĩa là: “Con đường xanh là một không gian
xanh mở, thường được xây dựng trên dãy hành lang tự nhiên và nhân tạo như
ven sông, suối, dọc theo núi, cảnh quan. Nó được xây dựng thành tuyến
đường du lịch cảnh quan, nghỉ dưỡng dành cho người đi bộ hay người đi xe
đạp, kết nối với các công viên, khu bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh,
di tích lịch sử, khu vực dân cư ở nông thôn và thành phố.” [20, 9] Nhìn chung,
định nghĩa về con đường xanh của Trung Quốc và của phương Tây khơng có
gì khác biệt. Tuy nhiên, Trung Quốc không chỉ tập trung phát triển con đường
xanh ở khu vực đô thị, khu vực nơng thơn mà cịn thơng qua con đường xanh
để kết nối đô thị - nông thôn, nhằm cải thiện chất lượng đời sống người dân ở
nông thôn.
1.2.
Chức năng của con đường xanh
Trong bài nghiên cứu Greenways as a Sustainable Urban Planning
Strategy, tác giả Aylin Salici có đưa ra 6 chức năng của con đường xanh:
7
8
住房和城乡建设部
《广东省省立绿道建设指引 》
13
1.2.1. Chức năng cải thiện môi trường
Con đường xanh giúp cho việc duy trì, bảo vệ sự sống thực vật và động
vật, tăng sự đa dạng sinh học. Xã hội đang phát triển theo hướng tập trung
phát triển kinh tế, vì thế các vấn đề về ơ nhiễm mơi trường là điều khơng thể
tránh khỏi. Việc nóng lên tồn cầu, khí thải, chất thải, phát triển đơ thị đã
nhanh chóng làm mất đi vẻ vốn có của tự nhiên, ảnh hưởng đến môi trường
sống của con người cũng như động thực vật trên trái đất. Vì vậy, chức năng
cải thiện môi trường của con đường xanh là chức năng quan trọng nhất khi
tiến hành xây dựng con đường xanh.
1.2.2. Chức năng giáo dục
Con đường xanh có lợi ích giáo dục về nghiên cứu, tìm hiểu về các
cảnh quan thiên nhiên, các khu vức văn hóa, lịch sử. Con đường xanh được
xậy dựng dựa trên nền tảng tự nhiên, vì vậy, con đường xanh sẽ mang lại một
môi trường thân thiện, phù hợp để chúng ta học tập, tìm hiểu nghiên cứu,
quan sát về môi trường sống tự nhiên, động thực vật, tìm hiểu về văn hóa lịch
sử khu vực.
1.2.3. Chức năng kinh tế
Bên cạnh việc cải thiện môi trường, con đường xanh mang lại lợi lích
về kinh tế. Vấn đề môi trường sống vẫn luôn là điều là con người quan tâm,
dù con người chạy theo kinh tế, những vẫn luôn quan tâm đến vẫn đề môi
người sống của bản thân. Chúng ta có xu hướng chọn mơi trường sống hài
hòa với thiên nhiên và con đường xanh đáp ứng được nhu cầu này. Con
đường xanh trong khu đô thị mang lại mơi trường sống hài hịa tự nhiên, vì
vậy, nó kích thích sự tăng lên giá đất của các khu vực quanh con đường xanh.
Không chỉ vậy, con đường xanh thu hút khách du lịch đến thăm quan ngắm
cảnh, tìm hiểu văn hóa lịch sự, thúc đẩy phát triển kinh doanh, giao dịch.
14
1.2.4. Chức năng thẩm mỹ
Con đường xanh mang lại không gian thiên nhiên đẹp lại gắn với văn
hóa, lịch sử, tạo cảm giác thoải mãi cho con người, trở thành địa điểm du lịch
lý tưởng.
1.2.5. Chức năng giải trí
Con đường xanh được thiết kế các khu vực thể thao, đường dành cho
người đi bộ, đường đi xe đạp, các sân tập, khu vực hoạt động nhóm, xã hội
nhằm mục đích giải trí, kết nối con người.
1.2.6. Chức năng xã hội
Con đường xanh giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân,
nâng cao sức khỏe, tinh thần của người dân, là không gian thân thiện để người
dân giao lưu, hoạt động, vui chơi.
1.3.
Loại hình con đường xanh
Có nhiều tiêu chí để phân loại con đường xanh như tiêu chí về chức
năng, loại hình, diện tích. Với hướng nghiên cứu của bài luận văn, tôi sẽ phân
loại con đường xanh theo tiêu chí chức năng của J.G. Fábos. Trong cuốn sách
Landscape and Urban Planning, tác giả J.G. Fábos phân chia con đường xanh
thành 3 loại sau: [4, 321 – 342]
1.3.1. Con đường xanh sinh thái
Phần lớn phân bố dọc sườn núi, bờ sông, khe suối, được kết hợp giữa
không gian mở và hành lang tự nhiên quan trọng, có chức năng bảo vệ tính đa
dạng sinh vật, có thể cung cấp môi không gian đi lại cho động vật hoang dã,
đồng thời trợ giúp trong việc nghiên cứu khoa học tự nhiên.
1.3.2. Con đường xanh du ngoạn và nghỉ dưỡng
15
Dựa trên các loại hình con đường, đường đi bộ, các con đường dài được
xây dựng dựa trên cơ sở như hành lang tự nhiên, sơng ngịi, tuyến đường sắt
bỏ hoang, và lối đi cảnh quan. Loại hình con đường này chú trọng về hiệu quả
cảnh quan thị giác, nó bao gồm môi trường tự nhiên và yếu tố cảnh quan nhân
tạo.
1.3.3. Con đường xanh mang nét văn hóa lịch sử
Thông thường dựa theo việc xây dựng hành lang di sản lịch sử, liên kết
các con đường bộ và những nơi có giá trị văn hóa lịch sử, có thể thu hút khách
du lịch, đồng thời có giá trị về giáo dục, nghiên cứu khoa học và giá trị kinh
tế mà du lịch cảnh quan đem lại.
2. Cở sở thực tiễn
Trước khi đi vào tìm hiểu về nguồn tài nguyên văn hóa, tự nhiên, kinh
tế - xã hội thành phố Nam Kinh, tôi muốn giới thiệu khái quát về vị trí địa lý,
địa hình, khí hậu của thành phố Nam Kinh.
Về vị trí: Nam Kinh nằm phía tây nam tỉnh Giang Tô, là một trong
những trung tâm thành phố lớn thuộc khu vực ven biển phía đơng Trung Quốc,
có con sông lớn Trường Giang chảy qua. Bao quanh thành phố Nam Kinh đều
là đồi núi, ngoại trừ phía tây là con sơng Hồi.
Về địa hình: Nam Kinh có địa hình Bắc cao Nam thấp, nhiều đồi núi và
sơng hồ.
Về khí hậu: Nam Kinh thuộc khu vực có khí hậu gió mùa cận nhiệt đới,
bốn mùa phân biệt rõ ràng, nhiệt độ trung bình năm là 15,1℃, lượng mưa
hằng năm là 1019mm. Điều này thuận lợi cho động thực vật phát triển.
16
H 1 Bản đồ thành phố Nam Kinh
(Nguồn: />
2.1.
Tài nguyên tự nhiên, cảnh quan
Với điều kiện thuận lợi về vị trí, khí hậu cũng như từng là kinh đơ của
mười triều đại và chính quyền, thành phố Nam Kinh có rất nhiều phong cảnh
đẹp, hùng vĩ.
B 1 Bảng thống kê danh lam thắng cảnh và cảnh quan thiên nhiên
ở Nam Kinh
(Nguồn: 《南京市旅游资源开发的商业生态化模式研究》[12, 22])
STT
Loại hình
Tên cảnh quan
Núi Tử Kim Sơn, núi Du Tử Sơn, núi Thê Hà
Sơn, núi Tướng Quân Sơn, núi Phương Sơn, núi
1
Đồi núi
Linh Nham, núi Thanh Lương, núi Mai Hoa, núi
Phú Quý, núi Cửu Hoa, núi Bắc Cực Các, núi
Ngưu Thú, núi Sư Tử, núi Mạc Phủ, núi Tượng,
17
núi Tụ Bảo, núi Lao, núi Ba Đấu.
Động Đầu Đài, động Nhị Đài, động Tam Đài,
2
Hang động
động Quan Âm, động Đạt Ma, động Thập Nhị,
động Thang Sơn Cổ.
Sông Trường Giang, sơng Tần Hồi, sơng n
3
Sơng
Chỉ, sơng Hộ Thành, sơng Minh Ngự, sơng Kim
Xun, sơng Huệ Dân, sơng Thanh Hốt.
Hồ Huyền Vũ, hồ Mạc Sầu, hồ Kim Ngưu, hồ
4
Hồ
Thạch Cữu, hồ Cố Thành, hồ Long Trì, hồ Tử Hà,
hồ Tỳ Bà, hồ Tiền, hồ Nghênh.
5
Khu bảo tồn thiên Khu bảo tồn thiên nhiên Chi Ma Linh, khu bảo
tồn động thực vật hoang dã Trân Châu
nhiên
Công viên Lão Sơn, công viên Trung Sơn, công
viên Linh Cốc Quế, công viên Hồng Sơn, công
viên Huyền Vũ Hồ, công viên Mạc Sầu Hồ, công
6
Công viên
viên Đại Kiều, công viên Nhị Kiều, công viện Cố
Lâm, công viên Cửu Hoa Sơn, cơng viên Ơ Long
Đàm.
18
H 3 Núi Kim Tử Sơn
H 4 Công viên Hồ Huyền Vũ
(Nguồn: />
(Nguồn: />
H 2 Sơng Tần Hồi
(Nguồn: />
Bên cạnh việc phát triển kinh tế mạnh mẽ thì kéo theo đó là những hệ
lụy về ơ nhiễm mơi trường. Do vậy, song song cùng với phát triển kinh tế,
thành phố Nam Kinh cũng thúc đẩy việc bảo vệ, xây dựng không gian xanh.
Như vậy, không những tạo nên vẻ đẹp cảnh quan đơ thị thành phố mà cịn
mang đến khơng gian xanh thân thiện với môi trường cho người dân thành
phố, thu hút nhiều khách du lịch đến với Nam Kinh.
Nam Kinh có đầy đủ các yểu tố tự nhiên để xây dựng con đường xanh
sinh thái hay con đường xanh du lịch nghỉ dưỡng. Với lợi thế về nhiều rừng
núi, sông hồ, công viên thiên nhiên, Nam Kinh đã xây dựng các con đường
xanh lớn là con đường xanh Kim Tử Sơn, con đường xanh Huyền Vũ Hồ, con
đường xanh bờ sông Trường Giang, chúng đi qua các khu vực cảnh quan
thiên nhiên tự nhiên như núi Kim Tử Sơn, công viên Cố Lâm, hồ Huyền
19
Vũ …. Các con đường xanh này không chỉ đặc trưng cảnh quan tự nhiên, mà
còn kết hợp yếu tổ lịch sử, văn hóa. Để hiểu rõ hơn về các con đường xanh
này, tơi sẽ phân tích kĩ ở chương hai.
2.2.
Tài nguyên văn hóa lịch sử
Thành phố Nam Kinh có lịch sử hơn 2500 năm, từng là nơi đóng đơ
của 10 vương triều và chính quyền cát cứ Trung Quốc, bao gồm Đông Ngô,
Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Nam Đường, Minh, và thời cận đại Thái
Bình Thiên Quốc và chính phủ Trung Hoa dân quốc.
Thời Tam Quốc, Nam Kinh có tên gọi là Mạt Lăng. Năm 229, vua
nước Đơng Ngơ là Tơn
Quyền nhận thấy Mạt Lăng
có địa thế “Ngọa hổ tàng
long”, thủ dễ cơng khó bởi
tứ phía bao quanh Mạt
Lăng đều là núi chỉ trừ phía
tây là con sơng Hồi. Tơn
Quyền từng nhận xét về
Mạt Lăng: “thế Ngọa hổ
tàng long, đúng là nơi ở
của đế vương”. Bởi vậy, ông
đã chọn Mạt Lăng là kinh
đô, mở ra thời đại kinh đô
H 5 Bản đồ thành Mạt Lăng và cảnh quan
xung quanh
(Nguồn:《我国城市绿道的规划途径初探——以南
京市为例[17]》
đầu tiên trên mảnh đất Nam Kinh. Sau đó Nam Kinh tiếp tục trở thành kinh
đô của các triều đại Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần. người đời về sau đặt
cho Nam Kinh cái tên là “Cố đô sáu vương triều”. Trải qua bao đời vương
triều Trung Quốc, Nam Kinh cũng từng khơng cịn là thành đơ của đất nước
20
Trung Hoa, cũng lần nữa trở thành một thành đô phồn hoa vào thời Nam
Tống, Minh triều, Thái Bình Thiên Quốc và Chính phủ Dân quốc.
Đến nay, Nam Kinh vẫn cịn lưu giữ được nhiều cơng trình kiến trúc, di
tích có giá trị lịch sử và văn hóa truyền thống:
B 2 Bảng thống kê di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc tín ngưỡng tơn giáo
ở Nam Kinh
(Nguồn: 《南京市旅游资源开发的商业生态化模式研究》[12, 25])
STT
Loại hình
Tên
Ma Bàn Sơn, thành cổ, thành Thạch Đầu, thành
Đài, thành đô Nam Khang, thành Minh Nam
Kinh, di chỉ Minh Cố Cung, di chỉ Anh Vương
Phủ, di chỉ phủ Thiên Vương thời Thái Bình
Thiên Quốc, di chỉ xưởng đóng tàu Long Giang
Ngọc, di chỉ thư viện Tích Âm, di chỉ học đường
1
Di tích lịch sử
Khống Lộ, di chỉ học đường Thủy Sư Giang
Nam, di chỉ hoa viên phủ dệt kim Giang Ninh,
Phủ tổng tống lâm thời Tôn Trung Sơn, nghị
viện chính phủ lâm thời, viện hành chính chính
phủ quốc dân, lăng Trung Sơn, khu liệt sỹ Vũ
Hoa Đài, mộ liệt sỹ Hàng Khơng…
Văn miếu Lục Đài, miếu Đơ Thành Hồng, văn
2
Di tích văn hóa
miếu Giang Phố, miếu Phu Tử, miếu Võ, miếu
Tảm, đền Khổng Tử, viện Giang Nam…
21
Nhà thờ Thiên Chúa, nhà thời thánh Paul, nhà
thờ Kitô đường Mạc Sầu, chùa Tỳ Lô, chùa
Thanh Chân đường Thái Bình, chùa Thanh Chân
Lộ, chùa Lục Hợp Thanh Chân, chùa Hương
Cơ sở tín ngưỡng
3
tơn giáo
Lâm, chùa Tịnh Giác, chùa Phủ Đức, chùa Kê
Minh, chùa Quang Trạch, chùa U Thê, chùa Thê
Hà, chùa Trường Lô, chùa Vĩnh Khánh, chùa Vô
Tưởng, chùa Hoa Thần, chùa Chân Như Thiền,
chùa Huệ Tế, chùa Tĩnh Hải, chùa Tĩnh Hải,
chùa Linh Cốc, chùa Bạch Lộc Châu …
Với ý nghĩa giáo dục, truyền bá văn hóa cũng như lịch sử, con đường
xanh ở Nam Kinh được quy hoạch đi qua những khu vực có ý nghĩ giáo dục
lịch sử, văn hóa. Như con đường xanh tường thành thời Minh chủ yếu dọc
theo bức tường thành thời Minh có ý nghĩ lịch sử đối với đất nước cũng như
người dân Trung Hoa, hay con đường xanh đi qua lăng Trung Sơn, viện bảo
tàng Minh Hiếu …
2.3.
Tình hình phát triển kinh tế xã hội thành phố Nam Kinh hiện nay
Năm 1966, Mao Trạch Đông khởi xướng cuộc Cách mạng văn hóa. Sự
bất ổn về chính trị, xã hội, đấu tranh phe phái trong thời kỳ này đã gây ra tác
động to lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc nói chung cũng như đối với nền
kinh tế Nam Kinh nói riêng. Trong 10 năm thời kỳ Cách mạng văn hóa, nền
kinh tế Nam Kinh bị phá hoại nghiêm trọng. Tỷ trọng ngành công nghiệp 1, 2,
39 Nam Kinh năm 1966 – 1976 chỉ tăng 1,4% ( từ 454,05 – 637,26 triệu nhân
dân tệ). Thu nhập của người lao động năm 1970 là 594 nhân dân tệ giảm
xuống còn 560 nhân dân tệ năm 1975. Như vậy, tình hình kinh tế Nam Kinh
9
Ngành công nghiệp 1: nông nghiệp; ngành công nghiệp 2: công nghiệp và ngành xây dựng; ngành công
nghiệp 3: các ngành cơng nghiệp cịn lại.
22
thời kỳ Cách mạng văn hóa phát triển chậm chạp, đời sống của người dân
chưa được nâng cao.
Từ năm 1978, sau cuộc cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế thành phố
Nam Kinh tăng trưởng rõ rệt. Cụ thể, tổng GDP thành phố Nam Kinh năm
2000 tăng gấp 31 lần năm 1978. Nền kinh tế Nam Kinh tiếp tục tăng trưởng
với tốc độ nhanh, năm 2017, GDP đạt 11715,10 tỷ nhân dân tệ, trở thành
thành phố nghìn tỷ xếp thứ 11 trên cả nước. Đặc biệt với vị trí địa lý thuận lợi,
nằm trên dịng chảy con sơng Trường Giang, gần với thành phố Thượng Hải –
thành phố có hải cảng sầm uất nhất thế giới, Hàng Châu – thành phố có nền
kinh tế phát triển mạnh, đã giúp cho việc bn bán, trao đổi hàng hóa thành
phố Nam Kinh diễn ra thuận lợi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Năm
2019, GDP thành phố Nam Kinh tăng gấp 13 lần so với năm 2000, gấp 407,6
lần so với năm 1978, đạt GDP là 14030,5 tỷ nhân dân tệ, đồng thời đứng thứ
14 trên cả nước. (B 3)
Tổng GDP thành phố Nam Kinh (1978 - 2019)
( Tỷ nhân dân tệ)
16000
14030.5
14000
12000
9861.56
10000
8000
5198.2
6000
4000
2478.26
2000
1073.54
34.42
0
1978
2000
2005
2010
2015
2019
Tỷ nhân dân tệ
B 3 Biểu đồ thể hiện tổng GDP thành phố Nam Kinh
1978 – 2019
(Nguồn: />
23
Hiện nay, thành phố Nam Kinh có dân số là 8.506 triệu người (2019),
mức sống của người dân từ sau khi cải cách mở cửa năm 1978 đã tăng nhanh
chóng. Từ biểu đồ H 4, chúng ta có thể thấy, năm 1978, thu nhập của người
dân Nam Kinh chỉ có 856 nhân dân tệ/người, nhưng đến năm 2000, con số
này đã tăng 20 lần, đạt 16775 nhân dân tệ/người. Đến năm 2019, GDP bình
quân đầu người đạt 165 681 nhân dân tệ, tăng gần 10 lần so với năm 2000.
Doanh số tiêu dùng hàng bán lẻ cũng tăng mạnh theo từng năm, từ năm 2012
đến 2016 tăng từ 3221,88 lên đến 5088.2 tỷ nhân dân tệ. Bên cạnh đó, nền
giáo dục của Nam Kinh cũng rất phát triển, số lượng học sinh, sinh viên đi
học ngày càng tăng, chất lượng giảng dạy khơng ngừng được nâng cao. Nam
Kinh có các trường đại học nổi tiếng như Đại học Nam Kinh, đại học Đơng
Nam, đại học Nam Khai…
GDP bình qn đầu người thành phố Nam Kinh
1978 - 2019 (nhân dân tệ)
180000
165681
160000
140000
119883
120000
100000
80000
66132
60000
36499
40000
20000
16775
856
0
1978
2000
2005
2010
2015
2019
Nhân dân tệ
B 4 Biểu đồ thể hiện GDP bình quân đầu người thành phố Nam Kinh
1978 -2019
(Nguồn : />
24
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, tác giả giới thiệu khái quát về khái niệm, chức năng,
các loại hình con đường xanh., để thấy hiểu rõ về con đường xanh cũng như
lợi ích mà nó mang lại. Đồng thời, nêu những điệu kiện sẵn có về nguồn tài
nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa lịch sử, kinh tế - xã hội của thành phố
Nam Kinh, nhằm làm cơ sở xây dựng con đường xanh thành phố Nam Kinh.
Con đường xanh là xu hướng tất yếu của các nước phát triển trên thế
giới, nó mang lại khơng gian xanh thân thiện với mơi trường, giúp con người
có khơng gian hoạt động, vui chơi giải trí, song song đó, nó cịn mạng lại lợi
ích về kinh tế. Thành phố Nam Kinh là một trong những thành phố phát triển
kinh tế mạnh của Trung Quốc, do vậy, các vấn đề về môi trường, chất lượng
cuộc sống của người dân thành phố luôn được quan tâm và chú trọng. Chính
phủ Nam Kinh đã đưa ra nhiều chính sách nhằm cải thiện mơi trường cũng
như chất lượng cuộc sống người dân, và chính sách quy hoạch con đường
xanh thành phố Nam Kinh nằm trong số đó.
25