Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy tại làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG ĐỒN

ĐỒN THỊ THANH BÌNH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠNG TÁC
PHỊNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI
LÀNG LỤA VẠN PHÚC, HÀ ĐƠNG,
HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ AN TỒN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
MÃ SỐ: 8340417

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ LAN CHI

HÀ NỘI, NĂM 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả cơng tác
phịng cháy chữa cháy tại làng lụa Vạn Phúc, Hà Đơng, Hà Nội” là
cơng trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS. Đỗ Thị Lan Chi. Luận văn chưa được cơng bố trong bất cứ cơng trình
nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tơi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ.
Tác giả luận văn

Đồn Thị Thanh Bình



LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng cảm ơn:
Ban giám hiệu cùng tồn thể các thầy, cơ giáo Trường Đại học Cơng
đồn đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo cùng các thầy cô giáo khoa Sau đại học và khoa
An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
Cơ giáo TS. Đỗ Thị Lan Chi đã ln nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi
trong q trình hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
UBND phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội; Hiệp hội
làng nghề dệt lụa Vạn Phúc; Cán bộ Cảnh sát phụ trách PCCC Đ/c Nguyễn
Hoàng Hải đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong thời gian tìm hiểu và hồn
thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, hình ảnh
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................2

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................3
6. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu...............................................................4
7. Kết cấu của luận văn........................................................................................4
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC PHỊNG CHÁY CHỮA
CHÁY...................................................................................................................5
1.1. Các khái niệm cơ bản....................................................................................5
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về an toàn cháy cho nhà và cơng trình
6
1.3. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi về an tồn cháy cho nhà và cơng
trình......................................................................................................................7
1.4. Các văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo an toàn cháy nổ đối với
cơ sở...................................................................................................................11
1.4.1. Các văn bản luật.......................................................................................11
1.4.2. Các nghị định của Chính phủ...................................................................12
1.4.3. Các thơng tư của các bộ...........................................................................12
1.4.4. Các văn bản khác.....................................................................................13
1.5. Quy định về đảm bảo an tồn cháy cho nhà và cơng trình.........................13
1.5.1. Bảo đảm an toàn cho người......................................................................13


1.5.2. Ngăn chặn cháy lan..................................................................................14
1.5.3. Chữa cháy và cứu nạn..............................................................................16
1.6. Những rủi ro nguy hiểm cháy đối với làng nghề dệt lụa.............................18
1.7. Tầm quan trọng về nhận thức của con người trong việc đảm bảo an
toàn cháy trong các cơ sở.....................................................................................18
Tiểu kết chương 1..............................................................................................21
Chương 2. ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC PHỊNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI
LÀNG NGHỀ DỆT LỤA VẠN PHÚC, HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI.............................22
2.1. Tổng quan về làng nghề dệt lụa Vạn Phúc..................................................22

2.2. Quy hoạch tổng thể của làng lụa Vạn Phúc................................................24
2.3. Quy trình sản xuất tại làng lụa Vạn Phúc....................................................31
2.4. Thực trạng về việc đảm bảo an toàn cho người..........................................37
2.4.1. Thực trạng cơng tác quản lý chung về phịng cháy và chữa cháy tại làng
nghề…….............................................................................................................37
2.4.2..........................................................................................................Thự
c trạng về lối ra thoát nạn và lối ra khẩn cấp...........................................41
2.4.3..........................................................................................................Thự
c trạng về đường thoát nạn.......................................................................43
2.4.4..........................................................................................................Thự
c trạng về cầu thang bộ trên đường thoát nạn..........................................45
2.5. Thực trạng trong việc ngăn chặn cháy lan..................................................45
2.5.1. Đánh giá về các biện pháp hạn chế diện tích cháy, cường độ cháy và
thời gian cháy tại các cơng trình...........................................................................45
2.5.2..........................................................................................................Về
việc trang bị các thiết bị phát hiện cháy, báo cháy và chữa cháy...............49
2.5.3. Đánh giá việc trang bị về các thiết bị phát hiện cháy, báo cháy và chữa
cháy…….............................................................................................................51
2.5.4..........................................................................................................Thự
c trạng về việc chữa cháy và cứu nạn......................................................53


2.6. Thực trạng về nhận thức của người dân sinh sống và làm việc làng
nghề về cơng tác phịng cháy chữa cháy................................................................54
2.7. Ưu điểm và hạn chế về thực trang an tồn phịng cháy chữa cháy cho
các cơng trình tại làng nghề..................................................................................56
2.7.1..........................................................................................................Ưu
điểm..........................................................................................................56
2.7.2..........................................................................................................Hạn
chế............................................................................................................57

Tiểu kết chương 2..............................................................................................58
Chương 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TỒN PHỊNG CHÁY
CHỮA CHÁY TẠI LÀNG LỤA VẠN PHÚC, HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI..................59
3.1. Biện pháp về kỹ thuật..................................................................................59
3.1.1. Trang bị hệ thống báo cháy cho cơng trình còn thiếu..............................59
3.1.2. Trang bị hệ thống chữa cháy tự động cho các cơng trình cịn thiếu............62
3.2. Biện pháp chung..........................................................................................67
3.2.1. Biện pháp về tổ chức quản lý...................................................................67
3.2.2. Kết hợp với Ủy ban nhân dân phường Vạn Phúc, Công an phường Vạn
Phúc tun truyền, huấn luyện về cơng tác phịng cháy chữa cháy......................67
3.2.3. Đề xuất giải pháp cải tiến cơng tác phịng cháy chữa cháy cho làng
nghề…….............................................................................................................70
Tiểu kết chương 3..............................................................................................75
KẾT LUẬN........................................................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................78
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

BXD

Bộ Xây dựng

BCA

Bộ Cơng an


BCT

Bộ Cơng thương

NLĐ

Người lao động

PCCC

Phịng cháy chữa cháy

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng
Bảng 1.1: Các yêu cầu về đảm bảo an tồn cho người tại nhà và cơng trình....14
Bảng 1.2: Các yêu cầu về ngăn chặn cháy lan tại các khối cơng trình..............15

Bảng 1.3: Các u cầu về chữa cháy và cứu nạn tại các khối cơng trình..........17
Bảng 2.1. Phân loại các nhóm cơng trình làng nghề dệt lụa Vạn Phúc theo
công năng..........................................................................................29
Bảng 2.2. Đặc điểm kiến trúc, công năng thực tế và trang bị phương tiện
PCCC của các nhóm cơng trình........................................................39
Bảng 2.3. Thực trạng về lối ra thoát nạn, lối ra khẩn cấp..................................42
Bảng 2.4. Thực trạng đường thốt nạn ở các nhóm cơng trình.........................43
Bảng 2.5. Đánh giá việc trang bị các phương tiện phát hiện cháy, báo cháy và
chữa cháy ở 04 nhóm cơng trình của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc 50
Bảng 2.6. Trang bị phương tiện phát hiện cháy, báo cháy và chữa cháy..........52
Bảng 3.1. Kế hoạch chương trình tun truyền huấn luyện về phịng cháy
chữa cháy tại làng nghề.........................................................................68
Bảng 3.2. Thông tin chi tiết của bình chữa cháy tự động XZFTB6..................72
Bảng 3.3. Chi phí lắp đặt bình bột chữa cháy XZFTLB6.................................74
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ % các nhóm cơng trình tại Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc. . .28


DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
Hình
Hình 2.1. Hình ảnh cổng vào tại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc...........................22
Hình 2.2. Bản đồ quy hoạch làng lụa Vạn Phúc................................................25
Hình 2.3. Hình ảnh ao đình làng lụa Vạn Phúc.................................................31
Hình 2.4. Hình ảnh cơng đoạn ni tằm............................................................32
Hình 2.5. Hình ảnh cơng đoạn lấy tơ.................................................................32
Hình 2.6. Hình ảnh cơng đoạn guồng tơ............................................................33
Hình 2.7. Hình ảnh cơng đoạn mắc cửi.............................................................34
Hình 2.8. Hình ảnh cơng đoạn nối cửi...............................................................34
Hình 2.9. Hình ảnh cơng đoạn dệt lụa...............................................................35
Hình 2.10. Hình ảnh cơng đoạn nấu lụa để loại bỏ tạp chất..............................36

Hình 2.11. Hình ảnh cây vải lụa đã được trưng bày..........................................37
Hình 2.12. Hình ảnh phịng cháy và chữa cháy tại làng nghề...........................38
Hình 3.1. Thơng số kỹ thuật hệ thống báo cháy bằng tay.................................61
Hình 3.2. Bố trí hệ thống báo cháy bằng tay.....................................................61
Hình 3.3. Đầu phun hệ thống chữa cháy nước Sprinkler...................................62
Hình 3.4. Bồn chứa bọt Foam chữa cháy..........................................................63
Hình 3.5. Hệ thống chữa cháy Stat-X................................................................64
Hình 3.6. Hệ thống chữa cháy Novec 1230.......................................................65
Hình 3.7. Hệ thống chữa cháy Nitơ IG100........................................................66
Hình 3.8. Bình bột chữa cháy tự động XZFTB6...............................................72
Hình 3.9. Sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy thường......................................74
Sơ đồ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bố trí các điểm chữa cháy tại làng nghề.................................30


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phịng cháy chữa cháy là một vấn đề luôn được xã hội quan tâm, đặc biệt
đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ thì lại càng cần được quan tâm
nhiều hơn. Theo thống kê tình hình cháy nổ trong năm 2022, toàn quốc xảy ra
1.745 vụ cháy, làm chết 109 người, bị thương 82 người, gây thiệt hại về tài
sản ước tính 592.72 tỷ đồng; xảy ra 16 vụ nổ, làm 10 người chết và 26 người
bị thương. Ngoài những thiệt hại về người và tài sản cịn có những thiệt hại
chưa được thống kê do cháy nổ gây ra như người lao động mất chỗ làm việc,
ảnh hưởng đến sự ổn định của các gia đình, gây tâm lý hoang mang và các
biến động xã hội khác. Một trong những ngun nhân gây cháy nổ là cơng
trình khơng bảo đảm điều kiện an tồn về phịng cháy, chữa cháy.
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội là một

trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Đây là làng nghề
dệt lụa truyền thống đã được công nhận kỷ lục “Làng lụa tơ tằm lâu đời nhất
vẫn cịn duy trì hoạt động đến ngày nay” thuộc sự quản lý của Ủy ban nhân
dân phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, có lưu lượng người
dân sản xuất lụa tơ tằm với nhiều khu kho, nhà xưởng sản xuất, hộ kinh
doanh, các Công ty kinh doanh vừa và nhỏ. Với những sản phẩm từ lụa rất dễ
gây cháy. Các cơng trình được xây dựng khác nhau khơng đồng bộ, khơng có
quy hoạch tổng thể nên còn nhiều vấn đề liên quan đến an tồn cháy cho nhà
và cơng trình. Tuy nhiên các thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy
chưa được đầu tư theo đúng quy định, dẫn đến nếu xảy ra chảy thì thiệt hại sẽ
rất lớn. Do vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả cơng tác phịng
cháy chữa cháy tại làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội” để nghiên cứu.
Việc thực hiện đề tài sẽ giúp cho Làng nghề có một đánh giá tổng thể về thực
trạng phòng cháy chữa cháy và các nguy cơ cháy có thể xảy ra đồng thời cũng
đưa ra một số giải pháp về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy theo đúng
quy định của pháp luật.


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ngày 15/8/2023, tại Hà Nội, Bộ Cơng thương chủ trì Hội thảo “Lấy ý
kiến sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An tồn cháy cho nhà và cơng
trình”, (Trần Đình Hà), các ý kiến cho rằng: “việc tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc trong cơng tác phịng cháy chữa cháy (PCCC), trong đó giao Bộ Xây
dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Cơng an và các Bộ, ngành, địa phương khẩn
trương rà soát, kịp thời phát hiện các vướng mắc, làm rõ nguyên nhân để
nhanh chóng có giải pháp bổ sung, sửa đổi theo thẩm quyền những tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm phù hợp với thực tế ở Việt Nam”.
Trên Báo của Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai, ngày 25/7/2023
có bài viết của tác giả Đỗ Thị Ngọc Hoan - Chi cục TCĐLCL “Tháo gỡ
vướng mắc liên quan đến quy chuẩn an tồn cháy cho nhà và cơng trình”. Bài

báo đã nêu “Quy chuẩn 06:2022/BXD về an tồn cháy cho nhà và cơng trình
(Quy chuẩn 06) có 3 phiên bản. Mỗi phiên bản đều có những thay đổi về nội
dung để phù hợp với thực tiễn. Những nội dung liên quan nhà công nghiệp,
thuật ngữ, thông số… đều đã được cập nhật rõ trong các phiên bản sau của
Quy chuẩn. Đối với phiên bản năm 2021, Quy chuẩn đã có vướng mắc liên
quan đến nhà cơng nghiệp, gây khó khăn cho các bên khi áp dụng. Bộ Xây
dựng đã nhanh chóng sửa đổi nội dung để đến tháng 10/2022 có phiên bản mới,
trong đó nhà cơng nghiệp được mở rộng về khoang cháy; đưa ra các quy định
rõ hơn, thơng thống để các đơn vị tư vấn, doanh nghiệp, cá nhân dễ dàng thực
hiện”.
Hầu hết các nghiên cứu về phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam mới chỉ ra
những thực trạng trong việc thiếu đầu tư các phương tiện PCCC ở các cơng
trình, đồng thời các nghiên cứu cũng chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến cháy cơng trình và hạn chế của vấn đề phịng cháy ở Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
- Đánh giá được thực trạng về an toàn phòng cháy chữa cháy một số cơ
sở tại Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.


- Đề xuất được một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả cơng tác phịng
cháy chữa cháy tại Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội theo quy định của
pháp luật.
3.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về an tồn phịng cháy chữa cháy cho
cơng trình
- Thực trạng cơng tác phịng cháy chữa cháy cho một số cơ sở tại Làng
nghề dệt lụa Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy cho một số
cơ sở tại Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Cơng tác phịng cháy chữa cháy tại Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, quận
Hà Đông, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tại Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Hồi cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung
nghiên cứu của đề tài.
- Điều tra, khảo sát: Lập bảng khảo sát và điều tra các thơng tin về kiến
thức phịng cháy chữa cháy của các nhà xưởng sản xuất, hộ dân kinh doanh,
hộ sản xuất và kinh doanh, công ty kinh doanh tại làng nghề và thực trạng
việc tuân thủ về phòng cháy chữa cháy.
Xây dựng 02 bảng khảo sát:
+ Khảo sát và điều tra các thơng tin về kiến thức phịng cháy chữa cháy
của người dân sinh sống và làm việc tại Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc. (Mẫu
phiếu 01 có phụ lục kèm theo).
+ Khảo sát thực trạng việc tuân thủ về an toàn cháy của các nhà xưởng
sản xuất, hộ kinh doanh, hộ sản xuất và kinh doanh, công ty kinh doanh tại
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (Mẫu phiếu 02 có phụ lục kèm theo).


Số phiếu khảo sát: 100% cơng trình và người lao động tại làng nghề.
- Phân tích, so sánh, đánh giá: Thực hiện phân tích, so sánh, đánh giá các
yếu tố liên quan đến việc đảm bảo an tồn phịng cháy và chữa cháy đối với
các khối cơng trình theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN 06:2022/ BXD về an toàn
cháy cho nhà và cơng trình.
6. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
- Ý nghĩa khoa học:
+ Luận văn góp phần xây dựng một phần cơ sở dữ liệu cho các nghiên

cứu về phòng cháy chữa cháy cho một số cơ sở tại làng nghề truyền thống có
nguy cơ cháy cao.
+ Những phát hiện mới trong luận văn này có thể đóng góp một phần
trong tài liệu nghiên cứu của những luận văn tiếp theo, là cơ sở tham khảo về
đảm bảo an tồn trong lĩnh vực phịng cháy và chữa cháy tại cơ sở.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài có giá trị thực tiễn nhằm đưa ra các giải pháp đảm bảo an tồn
phịng cháy chữa cháy cho khu kho, nhà xưởng sản xuất lụa tại Làng lụa Vạn
Phúc, Hà Đơng, Hà Nội từ đó giảm thiểu các rủi ro và thiệt hại do cháy gây ra.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn được kết cấu làm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở khoa học về công tác phịng cháy chữa cháy
Chương 2: Đánh giá cơng tác phịng cháy chữa cháy tại làng lụa Vạn
Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Chương 3: Đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn phịng cháy chữa cháy
tại làng lụa Vạn Phúc, Hà Đơng, Hà Nội


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CƠNG TÁC PHỊNG CHÁY CHỮA CHÁY
1.1. Các khái niệm cơ bản
- Phòng cháy chữa cháy
Phòng cháy chữa cháy (viết tắt là PCCC) là tổng hợp các biện pháp, giải
pháp kỹ thuật nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối đa các nguy cơ xảy ra
cháy, nổ, đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi, phù hợp cho công tác cứu
người, cứu tài sản, chữa cháy, chống cháy lan hiệu quả và làm giảm thiểu tối
đa các thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
Phòng cháy chữa cháy tiếng Anh được dịch tạm là Fire Fighting and
Prevention.

Phòng cháy chữa cháy bao gồm hai phần cơ bản là phòng cháy và chữa
cháy. Hai phần này mặc dù có nội dung tách biệt nhưng lại phụ thuộc và hỗ
trợ lẫn nhau.
Phòng cháy là việc sử dụng các biện pháp tổ chức và các giải pháp kỹ
thuật nhằm phòng ngừa, hạn chế hoặc loại trừ những yếu tố, điều kiện,
nguyên nhân dẫn đến cháy nổ trong cơ sở. Trường hợp xảy ra cháy, nổ thì
đảm bảo an tồn cho người và các máy, thiết bị, hạn chế đến mức thấp nhất
quy mô và sự phát triển của đám cháy, đồng thời tạo điều kiện chữa cháy kịp
thời và có hiệu quả.
Như vậy, với khái niệm này, cần hiểu rằng, phịng cháy khơng chỉ là việc
sử dụng các biện pháp nhằm phịng ngừa, hạn chế hoặc khơng để cho cháy nổ
xảy ra, mà phòng cháy còn là việc tạo điều kiện để chữa cháy kịp thời, có hiệu
quả khi có cháy nổ xảy ra.
Chữa cháy bao gồm các cơng việc huy động, triển khai lực lượng,
phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản,
chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến
chữa cháy.


Chữa cháy là một khái niệm rộng, chữa cháy không chỉ là việc dập tắt
đám cháy mà chữa cháy còn gồm nhiều hoạt động khác như thông tin báo
cháy, huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức
thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, chỉ dẫn đường cho xe chữa
cháy và hậu cần…
- Cơng trình:
Cơng trình là một từ thường được dùng để chỉ một khu vực được bao vây
trong đó các hoạt động có thể được thực hiện.
Cơng trình được xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động
của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào cơng trình, được liên kết
định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần

dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Cơng
trình xây dựng bao gồm cơng trình xây dựng cơng cộng, nhà ở, cơng trình
cơng nghiệp, giao thơng, thủy lợi, năng lượng và các cơng trình khác…
Theo khoản 10- Điều 3- Luật xây dựng năm 2014: Cơng trình xây dựng
là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây
dựng, thiết bị lắp đặt vào cơng trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao
gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên
mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Cơng trình xây dựng bao gồm cơng
trình dân dụng, cơng trình cơng nghiệp, giao thơng, nơng nghiệp và phát triển
nơng thơn, cơng trình hạ tầng kỹ thuật và cơng trình khác. Vậy có thể hiểu
một cách đơn giản cơng trình có thể là nhà ở, cơng ty, cửa hàng, kho xưởng…
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về an tồn cháy cho nhà và
cơng trình
Ở Việt Nam hiện nay, nghiên cứu về an tồn cháy cho nhà và cơng trình
cũng đã được triển khai thực hiện những bước đầu. Về đầu tư cho cơng tác
phịng cháy chữa cháy và các phương tiện chữa cháy tại chỗ vẫn chưa được
đầu tư rộng rãi, như các nhà dân, cơ sở sản xuất, kho xưởng,… một số cơng
trình cơng cộng. Điều đó dẫn đến khi xảy ra hỏa hoạn các chất chữa cháy,


phương tiện chữa cháy không được đáp ứng kịp thời, đồng thời lực lượng
chữa cháy cũng gặp nhiều khó khăn khi triển khai chữa cháy do điều kiện
giao thông của nước ta khơng thuận lợi, có những khu vực phức tạp…Trong
năm 2022 đa số các vụ cháy xảy ra do điện như chập điện, sự cố hệ thống
điện… đặc biệt xảy ra tại các quán karaoke, các kho xưởng, nhà dân có các
lối thốt hiểm khơng đạt chuẩn. Thời điểm xảy ra cháy chủ yếu vào ban đêm.
Với mật độ dân số Việt Nam hiện nay, các nhà tầng chung cư được dựng lên
rất nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình. Về phương
tiện PCCC ở Hà Nội, xe thang của lực lượng PCCC có thể vươn đến tầng 14
của các chung cư cao tầng. Đầu tư xe có tầm với vượt khoảng cách này khơng

khả thi vì xe rất nặng, đường cua của xe dài khơng thuận tiện với địa hình
giao thơng đường đơng, ngõ nhỏ. Tiêu chuẩn Việt Nam về PCCC cho nhà ở
và cơng trình chưa đề cập đến các giải pháp đối với nhà cao tầng từ 40 tầng
trở lên và cũng chưa nghiên cứu về tầng cứu nạn. Do đó vấn đề PCCC ở Việt
Nam ngày nay vẫn là một điều đáng bàn.
Việc đánh giá nguy cơ cháy nổ với một số làng nghề chưa được khai
thác, đặc biệt là đối với Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc thuộc quận Hà Đông,
thành phố Hà Nội. Đồng thời các quy định pháp luật về an toàn cháy được
cập nhật bổ sung liên tục trong thời gian gần đây đã có những yếu tố khắt khe
hơn rất nhiều. Vì vậy, việc nghiên cứu về cơng tác an tồn phịng cháy chữa
cháy cho Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc dựa trên pháp luật là cần thiết để làng
nghề có những giải pháp đảm bảo an tồn về phịng cháy và chữa cháy, góp
phần gìn giữ di tích lịch sử lâu đời.
1.3. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về an toàn cháy cho nhà và
cơng trình
Ngày nay, con người ln sinh hoạt và lao động ở hầu hết các cơng trình.
Để tạo ra sản phẩm và phục vụ cho cuộc sống con người đã sử dụng sự cháy ở
tại các cơng trình đó như dùng lửa để nấu cơm, nung thép, sưởi ấm

Các

công trình được thiết kế để cung cấp mức độ an tồn cháy có thể chấp nhận


được và giảm thiểu rủi ro từ nhiệt và khói. Mục tiêu chính là giảm khả năng
gây tử vong hoặc thương tích cho những người cư ngụ trong các cơng trình và
những người khác có thể tham gia, chẳng hạn như dịch vụ chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ, các cơng trình cũng cần đảm bảo rằng nó có thể được sửa chữa
và có thể tiếp tục hoạt động sau hỏa hoạn.
Việc nghiên cứu tìm ra bản chất của sự cháy để con người có thể điều

khiển được sự cháy theo mong muốn của mình trong các cơng trình thay vì
việc phải giữ một ngọn lửa xuất phát từ thiên nhiên trong suốt quá trình sống
và làm việc của con người cùng với các nguy cơ rủi ro của nó là cần thiết.
Các khái niệm, định nghĩa về cháy từ xưa có nhiều nhưng thực tế chưa làm rõ
được bản chất của nó do vậy con người chưa hiểu hết về sự cháy và những
nguy cơ rủi ro hỏa hoạn xảy ra đối với các cơng trình rất nhiều và gây thiệt
hại lớn đến kinh tế và xã hội. Khi khoa học phát triển, thế kỷ XVIII, nhà bác
học người Nga Lômônôxôp và nhà bác học người Pháp Lavoadiê mới đưa ra
kết luận: “Cháy là phản ứng hoá học trong đó các chất cháy tham gia phản
ứng với ơxy kèm theo sự toả nhiệt và phát sáng’’. Với khái niệm này cho
thấy, để cháy được cần phải có ơ xi và các yếu tố khác. Tuy nhiên, các cơng
trình nghiên cứu về sau đã cho thấy rằng sự cháy không chỉ xảy ra giữa chất
cháy với ơxy mà cịn xảy ra giữa một số chất cháy với các chất ôxy hố khác
như với các chất thuộc nhóm Halogen (Clo, Flo, Brơm...), với lưu huỳnh và
với các chất có chứa ơxy như KMnO4, Fe3O4...Ví dụ: Natri (Na) cháy trong
mơi trường Clo, Nhơm (Al) cháy trong mơi trường Fe 2O3. Từ đó cháy được
định nghĩa như sau: “Cháy là những phản ứng hố học có toả nhiệt và phát
sáng”. Hiện nay, trong cơng tác phịng cháy chữa cháy, để mang tính dự
phịng và cảnh báo thì khái niệm sự cháy cịn được mở rộng hơn: “Cháy là
những phản ứng hố học có toả nhiệt, phát sáng hoặc sinh khói”. Với các khái
niệm về sự cháy, việc tìm ra các dấu hiệu đặc trưng của sự cháy gồm: có phản
ứng hố học, có toả nhiệt, có phát sáng hoặc sinh khói đã đưa cơng tác đảm
bảo an tồn cháy cho các cơng trình tiến lên một bước mới trong việc xây


dựng các biện pháp phòng ngừa rủi ro cháy nổ và đảm bảo an tồn cháy trong
các khối cơng trình. Cháy xảy ra là kết quả của một loạt các phản ứng hóa học
rất nhanh giữa nhiên liệu và chất ơ xi hóa (chủ yếu là oxy trong khơng khí)
giải phóng nhiệt và ánh sáng. Để q trình cháy xảy ra, tất cả các yếu tố chất
ơ xi hóa, nguồn nhiệt và chất cháy phải có mặt; đây là “tam giác cháy”. Ngọn

lửa là sản phẩm của sự cháy chứ khơng phải là ngun nhân của sự cháy.
Việc tìm hiểu sự khác biệt giữa phản ứng hóa học của sự cháy với phản
ứng hóa học thơng thường là phản ứng hóa học của sự cháy xảy ra với tốc độ
nhanh hơn, giải phóng lượng nhiệt lớn hơn và có bức xạ ánh sáng; tuy nhiên,
nhiệt lượng và ánh sáng chỉ là kết quả bên ngồi của phản ứng cháy cịn bản
chất của sự cháy là những phản ứng hoá học đã giúp cho các nhà phịng cháy
chữa cháy có một bước tiến dài trong lịch sử đảm bảo an toàn cháy cho các
cơng trình. Thơng thường, khi sự cố cháy nổ xảy ra trong các cơng trình thì
đều có một diễn biến nhất định mà người ta gọi đó là q trình cháy. Theo các
nhà chun mơn về PCCC, q trình cháy được định nghĩa như sau: “Quá
trình cháy là những q trình lý - hố học phức tạp của phản ứng cháy giữa
chất cháy với chất ơxy hố tạo thành sản phẩm cháy”. Quá trình cháy quản lý
được gọi là sự cháy có ích (khuyến khích). Q trình cháy không quản lý
được gọi là đám cháy (gây thiệt hại). Việc tìm hiểu được q trình cháy trong
các khối cơng trình đã cho chúng ta biết về khoảng thời gian vàng trong chữa
cháy và diễn biến của một đám cháy xảy ra trong cơng trình.
Có nhiều phương pháp thiết kế các cơng trình đảm bảo an tồn cháy nổ,
có thể theo phương pháp dựa vào tiêu chuẩn hoặc cũng có thể dựa vào
phương pháp chuyên gia với các phần mềm, ứng dụng đã được nghiên cứu và
áp dụng ở nhiều quốc gia khác nhau.
Nghiên cứu an toàn cháy ở cho các cơng trình đã được đánh giá dựa trên
các quy định an tồn phịng cháy hoặc dựa trên hiệu suất thời gian thoát nạn.
Cách tiếp cận dựa trên hiệu suất thời gian thoát nạn tạo cơ hội cho các nhà
thiết kế xây dựng để tạo ra các thiết kế sáng tạo và hiệu quả về chi phí, tương


đương hoặc tốt hơn cho các giải pháp quy định. Phương pháp tiếp cận dựa
trên hiệu suất nhấn mạnh vào mục tiêu và không chỉ định giải pháp, trong khi
phương pháp tiếp cận dựa trên quy định tập trung về tiêu chuẩn và quy định.
Các quy tắc dựa trên hiệu suất tập trung nhiều hơn vào các mục tiêu an tồn

cháy nổ. Thơng qua quy định dựa trên hiệu suất cũng có thể có được thiết kế
tối ưu với độ an toàn tốt hơn.
Theo nghiên cứu của JingXin và cộng sự (2013), đánh giá rủi ro cháy nổ
trong các công trình bao gồm ba bước xác định rủi ro cháy nổ, phân tích rủi ro
cháy nổ và đánh giá rủi ro cháy nổ. Xác định rủi ro cháy nổ là q trình có hệ
thống để hiểu cách thức, thời điểm và lý do cháy nổ có thể xảy ra. Phân tích
rủi ro cháy nổ là q trình ước tính cường độ của hậu quả và xác suất của các
tác động bất lợi do cháy nổ trong khối cơng trình. Kết quả cuối cùng của phân
tích rủi ro cháy nổ được thể hiện bằng các thuật ngữ định tính, hỗn hợp hoặc
định lượng tùy thuộc vào loại rủi ro, mục đích phân tích rủi ro, cách phân tích
chi tiết và nguồn thơng tin có sẵn. Đánh giá rủi ro cháy nổ sau đó liên quan
đến việc áp dụng các tiêu chí rủi ro đã phát triển và đưa ra quyết định về
mức độ rủi ro cháy nổ. Xử lý rủi ro cháy nổ là quá trình cải thiện các biện
pháp kiểm sốt rủi ro hiện có, phát triển các biện pháp kiểm soát rủi ro mới
và thực hiện các biện pháp này để giảm rủi ro cháy nổ. Do đó, phân tích rủi
ro cháy nổ chỉ là một phần của quy trình quản lý rủi ro cháy nổ và nó đóng
vai trò là nền tảng của việc ra quyết định theo quy định về việc có nên hành
động để giảm rủi ro hay không hoặc chọn biện pháp xử lý rủi ro phù hợp
hay khơng [12].
Q trình phát triển của sự cháy ở mặt tiền bằng gỗ trong các ngôi nhà
nhiều tầng đã được nghiên cứu. Nhiệt độ khí sau chớp cháy và q trình cháy
của các cơng trình xây dựng đã được nghiên cứu trong các thí nghiệm cháy
quy mơ lớn. Sự phát triển nhiệt độ khí trong các phịng thử nghiệm được phát
hiện phụ thuộc vào sự đóng góp của các bề mặt vỏ gỗ vào việc sản xuất khí
nhiệt phân. Tỷ lệ khí nhiệt phân đốt trong và ngồi khoang lửa được ước tính


bằng cách cân bằng năng lượng. Sự khởi đầu của quá trình tạo cấu trúc gỗ tiếp
xúc với các điều kiện cháy tự nhiên được sử dụng trong các khu vực có thể bị
trì hỗn đáng kể bằng cách sử dụng tấm thạch cao bảo vệ. Tốc độ cháy tổng

thể đã giảm đáng kể nếu lớp bảo vệ vẫn ở vị trí của nó trong suốt thời gian
cháy dữ dội nhất của tải cháy di động. Sau khoảng thời gian đó, việc đốt trần
và tường khơng thể duy trì mức nhiệt độ cao trong phòng. (Tuula
Hakkarainen 2002) [17].
Theo nghiên cứu của Leo Razdolsky (2005) cho thấy thiết kế của một
tòa nhà cao tầng trong điều kiện tải bất thường (như vụ nổ "cục bộ" và nhiều
sự cháy) bao gồm: (i) yêu cầu về quy tắc phòng ngừa sụp đổ lũy tiến, (ii) tiêu
chí thiết kế về tính bền vững của cơng trình bê tơng cốt thép trong điều kiện
tải bất thường, bao gồm sự ổn định cục bộ của một số yếu tố và sự ổn định
toàn bộ của kết cấu bị xâm phạm, (iii) thiết kế tải trọng và kết hợp từ các vụ
nổ có thể bên trong tịa nhà với hệ thống thông hơi xả hơi. Như vậy các
nghiên cứu về an tồn cháy cho nhà và cơng trình đã được thế giới nghiên cứu
chuyên sâu ở nhiều khía cạnh từ thực nghiệm để đánh giá tốc độ phát triển
đám cháy đến thiết kế cơng trình trong điều kiện bất thường [14].
Các nghiên cứu trên thế giới về an tồn cháy cho các cơng trình đã được
nghiên cứu tương đối đầy đủ. Nội dung nghiên cứu trải rộng từ vấn đề lý
thuyết, giải pháp kỹ thuật, các quy trình cho đến các bài tốn hình thành và
phát triển của ngọn lửa trên các vật liệu khác nhau hoặc mơ hình tính tốn khả
năng thốt nạn đối với người trong cơng trình cụ thể.
1.4. Các văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo an toàn cháy nổ
đối với cơ sở
1.4.1. Các văn bản luật
- Luật số 27/2001/QH10 của Quốc hội, Luật Phòng cháy và chữa cháy.
- Luật số 40/2013/QH13 của Quốc hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.



×