Tải bản đầy đủ (.pdf) (242 trang)

đề cương ôn thi tài liệu ôn tập môn công pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 242 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

TÀI LIỆU ÔN TẬP
MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

Lớp: DS44A3

1


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
I.             CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TẾ
CHƯƠNG 1
-                Câu hỏi kiến thức
1.            Khái niệm Luật quốc tế hiện đại? Phân tích nguyên nhân dẫn đến luật quốc tế?
2.            Phân tích các đặc điểm của luật quốc tế?
3.            So sánh biện pháp thực thi luật quốc tế với biện pháp thực thi luật quốc gia.
4.            Chứng minh sự hình thành các quy phạm pháp luật quốc tế  là kết quả của sự
thỏa thuận của các quốc gia.
5.            Phân tích đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế?
6.            Phân tích nội dung của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế?
7.            Trong các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, nguyên tắc nào không được ghi
nhận tại Điều 2 Hiến Chương Liên Hợp quốc?
8.                       Phân tích, cho các ví dụ thực tế để chứng minh giữa hệ thống luật quốc
tế và pháp luật   quốc gia có sự tác động qua lại tương hỗ lẫn nhau
 
-                Câu hỏi nâng cao
9.                       Phân biệt hệ thống pháp luật quốc tế với hệ thống pháp luật quốc gia?
10.        Có quan điểm cho rằng: “luật quốc tế là luật của các cường quốc có tiềm lực về
kinh tế và quân sự vững mạnh”, hãy bình luận quan điểm này.
11.        Nhận định cho rằng: “luật quốc tế là một ngành luật đặc biệt trong hệ thống


pháp luật quốc gia”, hãy cho biết nhận định này đúng hay sai? Chứng minh?
12.        Hãy cho biết: Đài Loan, Palestine, Vatican có phải là quốc gia không? Tại sao?
13.        Các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên có phải là chủ thể của Luật quốc tế với tư
cách là một dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết khơng? Tại sao?
14.        Có quan điểm cho rằng: “Việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế luôn là
hành vi vi phạm pháp luật quốc tế”, hãy cho biết quan điểm trên đúng hay sai? Bình
luận?
15.        Có quan điểm cho rằng: “Việc can thiệp vào cơng việc nội bộ của các quốc gia
luôn là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế”, hãy cho biết quan điểm trên đúng hay sai?
Bình luận?
16.        Có quan điểm cho rằng: “Trong quan hệ quốc tế, các quốc gia luôn phải tận tâm,
thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế”, hãy cho biết quan điểm trên đúng hay sai? Bình
luận?
 

2


CHƯƠNG 2
 
1.            Khái niệm nguồn của Luật quốc tế? Nguồn của Luật quốc tế có những điểm gì
khác với nguồn của pháp luật Việt nam?
2.            Các loại nguồn của Luật quốc tế? Điều kiện để được coi là nguồn của Luật quốc
tế?
3.            Phân tích quy trình ký kết ĐUQT?
4.            So sánh Điều ước quốc và tập quán quốc tế ?
5.            Có quan điểm cho rằng: “ĐUQT là một sự ưu tiên được áp dụng cho các quốc
gia thành viên của điều ước”. Quan điểm trên đúng hay sai? Hãy giải thích quan điểm
trên
6.            Phân tích các trường hợp ĐUQT chấm dứt hiệu lực?


CHƯƠNG 3
1.            Nêu các phương thức thực hiện chủ quyền quốc gia đối với dân cư.
2.            Nêu và phân tích các phương thức xác lập quốc tịch.
3.            Chứng minh mối quan hệ quốc tịch giữa nhà nước và cá nhân là bền vững về
không gian và thời gian.
4.            Nêu bản chất pháp lý của hoạt động bảo hộ cơng dân.
5.            Nêu và phân tích bản chất pháp lý của chế định cư trú chính trị trong luật quốc
tế.
 
CHƯƠNG 4
1.            Phân tích tính chất chủ quyền quốc gia trên từng vùng lãnh thổ.
2.            Bộ phận nào của lãnh thổ quốc gia, quốc gia có chỉ có chủ quyền hồn tồn và
đầy đủ? Cơ sở pháp lý?
3.            Phân tích phương thức xác lập và thay đổi chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ?
4.            Trình bày nội dung quyền tối cao đối với lãnh thổ?
 

5.            Trình bày Nguyên tắc xác lập chủ quyền lãnh thổ?
6.            Nêu và phân tích qui trình hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền và trên
biển đồng thời chỉ rõ những khác biệt trong việc hoạch định hai loại đường biên giới
này.
7.            Phân tích nguyên tắc chiếm hữu thật sự và vận dụng vào tình hình vụ tranh
chấp hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

3


8.            Phân tích thực trạng về việc phân định biên giới quốc gia trên bộ của Việt Nam
với các quốc gia láng giềng?

9.            Phân tích thực trạng về việc phân định biên giới quốc gia trên biển của Việt
Nam với các quốc gia láng giềng?
 
CHƯƠNG 5
 
1.            Hệ thống các cơ quan quan hệ đối ngoại?
2.            Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự?
3.            Phân biệt cấp bậc ngoại giao, hàm ngoại giao, chức vụ ngoại giao?
4.            Thời điểm khởi đầu và chấm dứt chức vụ đại diện ngoại giao?
5.            Phân biệt quan hệ ngoại giao với quan hệ lãnh sự?
6.            So sánh quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao với quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh
sự?
7.            “Trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao là lãnh thổ của một quốc gia trên một
quốc gia khác” Quan điểm của anh/chị về ý kiến trên.
 
CHƯƠNG 6
 
1.            Khái niệm tranh chấp quốc tế, các biện pháp hịa bình để giải quyết tranh chấp
quốc tế.
2.            Căn cứ vào điều 33.1 của Hiến chương Liên hợp quốc và thực tiễn giải quyết
tranh chấp quốc tế, phân nhóm các biện pháp hịa bình để giải quyết tranh chấp quốc
tế.
3.            So sánh hai loại biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế: ngoại giao và tư
pháp.
4.            So sánh hai biện pháp tư pháp về giải quyết tranh chấp quốc tế: tòa án quốc tế
và trọng tài quốc tế.
5.            Phân biệt được cơ chế giải quyết tranh chấp tại Hội đồng bảo an với biện pháp
trừng phạt của Hội đồng bảo an.
6.            Nhận xét chức năng của Tòa án quốc tế Liên hợp quốc và chức năng của Tòa
án trong nước.

 

4


II.               BÀI TẬP
Bài tập 1:
Năm 1884 Tây Ban Nha nắm quyền kiểm soát trên vùng Tây Sahara và tuyên bố khu vực
này là thuộc địa của Tây Ban Nha. Cuối năm 1950, các nước lân cận là Morocco và
Mauritania sau đó cũng tuyên bố chủ quyền của mình trên lãnh thổ Tây Sahara dẫn đến
sự tranh chấp về chủ quyền giữa các nước liên quan. Trong trào lưu đấu tranh giải
phóng thuộc địa và nỗ lực kêu gọi các nước trao trả độc lập cho các thuộc địa của LHQ
nêu ra kể từ sau khi Tổ chức này ra đời, Tây Ban Nha cuối cùng đã đồng ý giải phóng đối
với thuộc lãnh thổ địa Tây Sahara bằng cách tổ chức trưng cầu dân ý. Khi Morocco vẫn
tuyên bố lãnh thổ ở khu vực Tây Sahara, giữa các bên đã phát sinh tranh chấp. Vấn đề
tranh chấp đã được chuyển đến cho Tịa án Cơng lý quốc tế (Tây Ban Nha từ chối đưa
tranh chấp ra Tịa án Cơng lý quốc tế ICJ)  theo thủ tục xin ý kiến tư vấn, nộp tại cơ quan
đăng ký vào ngày 21 tháng 12 năm 1974, chiểu theo Nghị quyết 3292 (XXIX) ngày 13
tháng 12 năm 1974 của Đại hội đồng LHQ (UNGA). UNGA căn cứ vào “Nghị quyết số
1514 (XV) ngày 14 tháng 12 năm 1960 về Tuyên bố việc thừa nhận nền độc lập cho các
quốc gia và dân tộc thuộc địa” và “tái khẳng định quyền tự quyết của người dân Tây Ban
Nha ở sa mạc Sahara”, khẳng định mục đích của việc xin ý kiến tư vấn là nhằm đẩy
nhanh q trình phi thực dân hóa và xử lý những tranh cãi gây cản trở đối với việc giải
quyết tình trạng của lãnh thổ nói trên. Anh (chị) hãy cho biết:
1. Tại thời điểm bị thực dân bởi Tây Ban Nha, lãnh thổ Tây Sahara (Rio de Oro và Sakiet
El Hamra) có phải là một lãnh thổ vơ chủ (terra nullius) khơng?
2. Nếu câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên là khơng, đề nghị Tịa cho biết các mối quan hệ
pháp lý của lãnh thổ này với Vương quốc Morocco và Mauritania?

5



Bài tập 2:
Ngày 15 tháng 5 năm 1946, hai chiến hạm của Anh vượt qua eo biển Corfu nhưng khơng
có sự đồng ý của chính phủ Albania và bị tấn cơng từ phía Albania. Phía Anh sau đó đã
u cầu Albania đưa ra lời xin lỗi nhưng đề nghị này đã bị Albania đã từ chối. Theo
thông điệp ngoại giao trao đổi giữa hai nước, phía Anh cho rằng họ có quyền cho chiến
hạm đi qua eo biển mà khơng cần sự đồng ý từ Albania. Tuy nhiên, Albania cương quyết
cho cho rằng việc này cần có sự cho phép của họ.
Vào ngày 22 tháng 10 năm 1946, 3 chiến hạm của Anh tiếp tục vượt qua eo biển Corfu
cùng với mục đích xem thử phản ứng của Albania về quyền qua lại khơng gây hại của
tàu thuyền. Phía Anh cho rằng eo biển khơng có mìn vì trước đó eo biển đã được quét
và tháo dỡ mìn vào năm 1944 và sau đó 1 lần nữa vào năm 1945. Tuy nhiên, 2 tàu của
Anh đã bị vướng mìn ở eo biển và tổn hại nặng nề, tổng cộng có 44 thủy thủ Anh thiệt
mạng và bị thương. Trong vụ việc này phía Albania khơng nổ súng, thậm chí nước này
gửi ra một chiếc tàu treo cờ trắng.
Sau đó vào ngày 13 tháng 11 năm 1946, hải quân Anh đã đơn phương tiến hành một
cuộc dị mìn và thu thập được chứng cứ trong vùng biển thuộc về lãnh hải của Albania.
Cần nói thêm rằng trước đó khi Anh đề nghị thực hiện hoạt động này, Albania đã từ chối
và phản đối một cách mạnh mẽ đề nghị này. 
1.      Hành động của hải quân Anh ngày 13 tháng 11 năm 1946 có bị xem là vi phạm chủ
quyền Albania khơng? Vi phạm các nguyên tắc cơ bản nào của luật quốc tế?
2.      Hoạt động rà phá mìn của các tàu chiến Anh trong eo biển Corfu có thể biện hộ
như việc thực hiện quyền qua lại không gây hại trong lãnh hải khơng?
3.      Lập luận của Anh cho rằng việc phá mìn của tàu chiến Anh trên eo biển Corfu ngày
12 và 13 tháng 11 năm 1946 có được xem là quyền tự vệ hợp pháp theo quy định của
luật pháp quốc tế hay không?
4.      Việc Albania gửi các bức thư thừa nhận thẩm quyền của tòa trong khi Anh đơn
phương gửi đơn kiện đến tịa chính là sự thể hiện rõ hai bên đã thỏa thuận đồng ý chấp
nhận thẩm quyền của tòa hay khơng?

5.      Albania có phải bồi thường thiệt hai cho Anh hay không?

6


Bài tập 3:
Căng thẳng và đối đầu giữa Nicaragua và Hoa Kỳ bắt đầu vào tháng 1 năm 1979 khi
chính quyền đương thời của Nicaragua bị thay thế bởi chính quyền Sandinista. Sự kiện
nói trên diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ đang nghi ngờ Liên bang Xô viết ủng hộ
Sandinistas, làm gia tăng nỗi lo lắng về sự tồn tại và thách thức đối với quan hệ ngoại
giao và kinh tế vốn ràng buộc Hoa Kỳ với các nước ở Trung Hoa Kỳ. Để đáp trả, chính
quyền Reagan bắt đầu cơng khai ủng hộ nhóm chống lại chính quyền Sandinista, hay
còn được biết đến rộng rãi với cái tên Contras. Trong diễn biến của sự việc kể trên, chính
quyền Reagan nhận thấy rằng Nicaragua đang viện trợ cho một nhóm vũ trang ở El
Salvador bằng cách cung cấp vũ khí của Xô viết thông qua các cảng biển và trên khắp
lãnh thổ của nước này, bên cạnh đó cịn đe dọa chính quyền El Salvador. Với sự giúp đỡ
của Hoa Kỳ, chính quyền Sandinista ở Nicaragua phải đối mặt với một cuộc nội chiến
với nhóm Contra. Như vậy, cốt lõi của vấn đề bắt đầu từ những hoạt động của Contra
chống đối chính phủ Sandinista (chính phủ Nicaragua). Với sự tài trợ và giúp đỡ của CIA
bao gồm cung cấp máy bay, vũ khí, tình báo, đào tạo và hỗ trợ hậu cần, lực lượng
Contra đã thực hiện các cuộc tấn công vũ trang thông qua các hoạt động khủng bố như
phá hủy cầu cống, tấn công nhà máy, tàu thuyền đánh cá, bệnh viện, trường học, bể
chứa dầu....
1.   Hành động của Hoa Kỳ có được xem là việc thực hiện quyền tự vệ tập thể liên quan
đến các hoạt động bán quân sự và quân sự  tại Nicaragua hay khơng?
2. Việc Hoa Kỳ trang bị vũ trang, tài chính và viện trợ cho lực lượng Contras hoặc khuyến
khích, hỗ trợ và giúp đỡ các hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua có bị xem
là có hành vi phạm nghĩa vụ của mình theo tập quán pháp quốc tế khơng? Nếu có, Hoa
Kỳ đã vi phạm vào những nguyên tắc nào của luật quốc tế?


7


Bài tập 4:
Sau khi Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ kết thúc với thắng lợi thuộc về Hoa Kỳ, Hiệp
ước Paris 1898 giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha được ký kết, Tây Ban Nha phải chuyển giao
quyền cai trị Philippines cho Hoa Kỳ, căn cứ vào các tọa độ ghi trong Hiệp định Paris thì
đảo Palmas nằm trong phạm vi lãnh thổ của Philippines. Ngày 21 tháng 01 năm 1906,
Tướng Hoa Kỳ -Leonard Wood đã lần đầu tiên đặt chân lên đảo, sau đó gửi báo cáo tới
Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ và đây là cơ sở của Tuyên bố rằng đảo Palmas (hay
Miangas) nằm trong quần đảo Philippines, được phân định tại Điều III của Hiệp ước hịa
bình (Hiệp ước Paris) giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha ngày 10 tháng 12 năm 1898. Tuy
nhiên, tại thời điểm này đảo Palmas (Miangas) đang được Hà Lan coi như một phần lãnh
thổ thuộc sở hữu của họ, trên đảo đã cắm cờ Hà Lan và được tuyên bố thuộc về lãnh thổ
Đơng Ấn – Hà Lan. Sau đó, tranh chấp phát sinh giữa Hoa Kỳ và Hà Lan. Bằng những
kiến thức pháp luật quốc tế, anh (chị) hãy cho biết: Đảo Palmas thuộc chủ quyền của Hà
Lan hay Hoa Kỳ? Cơ sở pháp lý?
Bài tập 5:
Víctor Rẳl Haya de la Torre là một nhà lãnh đạo chính trị của Peru, người sáng lập
phong trào chính trị Liên minh cách mạng nhân dân châu Hoa Kỳ (APRA). Vào năm 1948,
Haya de la Torre phát động một cuộc cách mạng ở Peru nhưng khơng thành cơng.
Chính quyền Peru sau đó đã ban hành một lệnh bắt giam ông về tội hình sự liên quan
đến cuộc nổi dậy chính trị nói trên. Haya de la Torre chạy trốn đến đại sứ qn Colombia
tại thủ đơ Lima. Sau đó ơng u cầu và đã được chấp thuận cho tị nạn chính trị tại đại sứ
quán của Colombia bởi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước này tại Peru. Đại sứ
Colombia khẳng định rằng Haya de la Torre đã được cấp tị nạn ngoại giao chiểu theo
quy định của Điều 2 (2) của Công ước Havana về tị nạn năm 1928, sau đó cịn khẳng
định rằng Colombia đã coi ơng Torre đã đáp ứng các tiêu chí của một người tị nạn chính
trị phù hợp với Điều 2 Cơng ước Montevideo về tị nạn chính trị năm 1933. Colombia sau
đó u cầu Peru cho phép Raúl Haya de la Torre từ Peru đi tới Colombia một cách an và

bị phía Peru từ chối.
Colombia sau đó đã khởi kiện chống lại Peru trước Tịa án Cơng lý quốc tế, u cầu Tịa
tun bố rằng nước này có quyền cho phép tị nạn chính trị và do đó đã quy chế tị nạn
hợp pháp. Điều này theo Colombia là chiểu theo tập quán quốc tế khu vực áp dụng cho
các trường hợp tương tự. Phía Peru phản đối rằng, phía Colombia khơng thể tự mình
cho phép tị nạn chính trị khi mà có sự phản đối của Peru. Peru cho rằng, Raúl Haya de la
Torre đã phạm một tội phạm hình sự thơng thường và vì thế ơng ta phải bị truy tố bởi
Peru cũng như bất kỳ các tội phạm hình sự khác. Colombia khơng có quyền sử dụng tị
nạn như là một phương tiện nhằm lẩn tránh luật hình sự của Peru.
1.      Colombia có thẩm quyền, với tư cách là nước đã cấp tị nạn, đơn phương xem xét
để có thể cho tị nạn chính trị căn cứ theo luật điều ước và luật pháp quốc tế?

8


2.      Peru, với tư cách là nhà nước mà đương sự cư trú, có bị ràng buộc bởi nghĩa vụ
đảm bảo sự an tồn đi qua lãnh thổ nước mình cho mục đích tị nạn?
3.      Colombia có vi phạm Điều 1 và 2 của Công ước về tị nạn năm 1928 khi nước này
cấp quy chế tị nạn?
 
Bài tập 6:
Trước chiến tranh thế giới lần thứ I, tàu thuyền đánh cá của Anh thường hay vào vùng
biển của Na Uy đánh bắt cá gây ra nhiều xô xát với dân địa phương. Để giải quyết tình
trạng này, vào năm 1933, Anh và Na Uy thỏa thuận với nhau về một đường tạm thời
(đường đỏ), theo đó Na Uy khơng được cản trở tàu cá Anh đánh bắt ở khu vực ngoài
đường đỏ đồng thời tàu cá của Anh cũng không được đánh bắt ở khu vực bên trong
đường này. Sau đó Chính phủ Na Uy đã ban hành sắc lệnh năm 1935, theo đó nước này
đã vẽ đường cơ sở thẳng (dài 44 hải lý) với 48 chốt chặn cố định trên vùng đất chính, đá
trên biển, bao gồm vùng rộng lớn trên mặt nước. Bằng Nghị định này, Na Uy tuyên bố
chủ quyền đánh bắt cá độc quyền trên khu vực liền kề, 4 hải lý hướng ra biển tính từ

đường cơ sở. Nghị định năm 1935 của Na Uy với mục đính là xác định ngư trường của
nước này và đưa ra đường cơ sở để tính vùng ngư trường. Trên thực tế, Na Uy đã không
sử dụng phương pháp ngấn nước thuỷ triều thấp nhất để xác định đường cơ sở lãnh hải
của mình mà lại áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền một số các điểm
thích hợp chọn dọc theo bờ biển. Bằng phương pháp này, lãnh hải của Na Uy đã mở
rộng ra biển dẫn đến kết quả là những khu vực mà tàu thuyền nước Anh thường xuyên
đánh bắt trước đây nay trở thành vùng nằm trong phạm vi thẩm quyền của Na Uy. Anh
cho rằng đường cơ sở mà Na Uy đưa ra không phù hợp với luật pháp quốc tế. Hai bên
đã bắt đầu đám phán vào năm 1938 nhưng sau đó do chiến tranh thế giới lần thứ II nổ
ra nên đã khơng có một thỏa thuận nào được ký kết. Năm 1949, sau khi Na Uy cản trở
tàu cá Anh đánh bắt trong khu vực ngư trường của mình, Sau các cuộc tham vấn thất bại
giữa hai nước, ngày 28 tháng 9 năm 1949 phía Anh đã kiện Na Uy ra Tịa án Cơng lý
quốc tế.
1.      Đường cơ sở do Na Uy đưa ra có phù hợp với luật pháp quốc tế hay khơng?
2.      Na Uy có phải bồi thường cho thiệt hại gây ra đối với tàu cá của Anh hay không?
 

9


Bài tập 7:
Ngày 04 tháng 11 năm 1979, cuộc biểu tình của khoảng 3,000 người tại thủ đơ Tehran
đang diễn ra, một nhóm khoảng vài trăm sinh viên Hồi giao Iran - vốn là lực lượng hậu
thuẫn chủ yếu cho phong trào cách mạng Hồi giáo đã bao vây Tòa Đại sứ quán Hoa Kỳ.
Nhân viên bảo vệ Tòa Đại sứ được báo cáo là đã khơng có mặt khi sự việc xảy ra; bên
cạnh đó, đã khơng thấy có bất kì sự nỗ lực nào trong việc ngăn chặn việc Tòa Đại sứ
quán Hoa Kỳ bị chiếm giữ, mặc dù Đại sứ Hoa Kỳ đã nhiều lần gửi yêu cầu giúp đỡ tới
nhà chức trách Iran. Kết quả là những sinh viên tham gia biểu tình và bao vây này đã đột
nhập và phong tỏa hoàn toàn Đại sứ quán Hoa Kỳ. Tất cả nhà ngoại giao, nhân viên lãnh
sự và những người có mặt trong Đại sứ quán đều bị bắt làm con tin. Những người này bị

giam giữ ngay tại Tòa Đại sứ quán Hoa Kỳ. Tiếp theo, ngày 05 tháng 9 năm 1979, các
Tòa Lãnh sự khác của Hoa Kỳ ở hai thành phố Tabriz and Shiraz cũng bị tấn công. Sau
cuộc tấn công, một nhân viên và một công dân Hoa Kỳ bị bắt giữ tại địa điểm khác ở
Tehran đã được đưa tới Đại sứ quán Hoa Kỳ, nâng tổng số con tin lên con số 66. Từ ngày
18 đến 20 tháng 9 năm 1979, 13 người đã được trả tự do. Trong hai ngày 24 và 25 tháng
4 năm 1980, phía Hoa Kỳ đã nỗ lực giải cứu con tin bằng biện pháp can thiệp quân sự,
tuy nhiên do những khó khăn về kĩ thuật, chiến dịch giải cứu này đã bị hủy bỏ. Trong
suốt q trình này, phía Iran đã tỏ ra bất hợp tác đối với việc trả tự do cho các con tin.
Anh (chị) hãy cho biết:
1.      Iran có vi phạm Công ước Vienna về Ngoại giao 1961, Công ước Vienna về Lãnh sự
1963, Hiệp ước Hữu nghị song phương giữa Hoa Kỳ và Iran năm 1955 hay khơng? Iran
có phải chịu trách nhiệm do việc tấn cơng của các nhóm binh sĩ, sinh viên Hồi giáo vào
Đại sứ quán Hoa Kỳ hay khơng?
2.      Iran có phải chấm dứt việc chiếm đóng, trao trả lại Tòa Đại sứ cho Hoa Kỳ đồng
thời trả tự do cho các con tin hay không?
3.      Cuộc tấn công của Hoa Kỳ vào Iran ngày 24 và 25 tháng 4 năm 1980 có bị xem là
hành vi vi phạm pháp luật quốc té hay không?
 

10


Bài tập 8:
Hai quốc gia A và B đều là thành viên của Liên hợp quốc, tổ chức thương mại thế giới và
Công ước Luật biển 1982. Đầu năm 2007, quan hệ giữa 2 nước trở nên căng thẳng do
liên quan đến việc thăm dị dầu khí tại khu vực thềm lục địa chồng lấn giữa 2 nước. Hãy
cho biết:
1.            Tranh chấp kể trên có phải là tranh chấp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật
quốc tế không? Tại sao?
2.            Những phương thức nào có thể được áp dụng để giải quyết hịa bình tranh

chấp trên?
3.            Nếu cả 2 nước đều chấp thuận đưa vụ việc u cầu Tịa án cơng lý quốc tế giải
quyết thì Tịa án này có thẩm quyền giải quyết không? Cơ sở pháp lý.

11


CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ
(Lưu ý: CÁC EM THAM KHẢO KẾT HỢP VỚI BÀI GIẢNG E - LEARNING
NHÉ, MỘT SỐ PHẦN BỊ LỖI FONT CHỮ CÔ KHÔNG KỊP SỬA LẠI, TUY NHIÊN
VẪN ĐỌC ĐƯỢC, BẠN NÀO GIÚP CƠ SỬA LẠI CHO HỒN THIỆN RỒI GỬI
CHO CÁC BẠN NHÉ – CC LẠI CHO CÔ LƯU)
1.KHÁI NIỆM LUẬT QUỐC TẾ
1.1
Sự xuất hiện Luật quốc tế
1.1.1 Nguồn gốc của luật quốc tế - Nguồn gốc vật chất
Sự xuất hiện của Nhà nước và cùng với Nhà nước là Pháp luật là một tất yếu
khách quan. Nhà nước là sản phẩm của một xã hội đã phát triển đến một giai đoạn
nhất định, giai đoạn với sự thay đổi sâu sắc về cơ cấu kinh tế dẫn đến thay đổi về cơ
cấu xã hội mà hạt nhân cơ bản là sự xuất hiện các giai cấp và sự đối kháng về lợi ích
giữa các giai cấp trong xã hội, vì vậy cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra gay gắt, giai cấp
nào chiến thắng giai cấp đó sẽ tổ chức ra Nhà nước của mình. Một cơng cụ hữu hiệu
để Nhà nước điều chỉnh, quản lý xã hội pháp luật.
Sự tồn tại của Nhà nước được thể hiện qua việc thực hiện hai chức năng cơ bản:
Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Để thực hiện hai chức năng trên, Nhà nước
được sử dụng loại công cụ pháp lý khác nhau được gọi là luật quốc gia và luật quốc tế.
Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật riêng của mình, luật quốc tế điều chỉnh quan hệ
chủ yếu giữa các quốc gia.
Luật quốc tế bắt đầu xuất hiện khi giữa các Nhà nước có sự thiết lập quan hệ

bang giao với nhau. Lúc đầu chỉ là quan hệ mang tính chất khu vực và bó hẹp trong
một số lĩnh vực nhất định như chiếm đoạt tài sản, chiến tranh, cướp bóc nơ lệ của
nhau... Dần dần những quan hệ giữa các quốc gia được mở rộng, vượt ra khỏi phạm vi
khu vực và phát triển thành các quan hệ có tính chất liên khu vực hay cộng đồng quốc
tế và đương nhiên những quan hệ này phải được điều chỉnh bằng hệ thống các quy
phạm tương ứng khác với các quy phạm của luật quốc gia với tên gọi là Luật quốc tế.
1.1.2 Thuật ngữ “Luật quốc tế”
1.1.3 Định nghĩa Luật quốc tế
Vấn đề định nghĩa luật quốc tế là một vấn đề phức tạp bởi đặc trưng tiêu biểu
của hệ thống quốc tế được thể hiện qua yếu tố trung tâm là quốc gia và những mối
quan hệ, liên kết giữa quốc gia với các yếu tố khác (các tổ chức quốc tế liên quốc gia,
các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, các thực thể quốc tế khác,...), thông qua sự
điều chỉnh của các loại quy phạm mang tính pháp lý – chính trị, những loại quy phạm
pháp luật quốc tế nắm giữ vai trò trung tâm bởi được các quốc gia và các thực thể
quốc tế khác sử dụng với tính chất là cơng cụ pháp lý để duy trì sự phát triển của hệ
thống quốc tế trong một trật tự pháp lý nhất định trên hầu hết các lĩnh vực của đời
sống quốc tế.

12


Luật quốc tế là gì?
Luật quốc tế hiện đại là hệ thống những nguyên tắc, những quy phạm pháp luật,
được các quốc gia và các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật quốc tế xây dựng
nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, thơng qua đấu tranh và thương lượng, nhằm
điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể của
Luật quốc tế với nhau (trước tiên và chủ yếu là các quốc gia) và khi cần thiết, được
bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp cưỡng chế cá thể hoặc tập thể do chính các
chủ thể của Luật quốc tế thi hành và bằng sức đấu tranh của nhân dân và dư luận tiến
bộ thế giới.

1.2
Phân tích các đặc điểm của luật quốc tế?(các em dựa vào 4 đặc điểm
sau đây)
1.2.1 Trình tự xây dựng các quy phạm luật quốc tế
Trong quan hệ quốc tế, quốc gia là một chủ thể có chủ quyền. Yếu tố chủ quyền
là một thuộc tính chính trị - pháp lý gắn liền với sự tồn tại của một quốc gia, tạo ra địa
vị bình đẳng về mặt pháp lý giữa các quốc gia khác nhau về thể chế chính trị, kinh tế,
quân sự, lãnh thổ dân cư... Vì vậy, khơng quốc gia nào có quyền được áp đặt ý chí của
mình đối với các quốc gia khác.
Luật quốc tế khơng có cơ quan lập pháp chung, các quy phạm của luật quốc tế
chỉ có thể được hình thành thơng qua con đường thỏa thuận giữa các chủ thể của luật
quốc tế (chủ yếu giữa các quốc gia) dưới hình thức: Ký kết những điều ước song
phương hoặc đa phương, gia nhập những điều ước quốc tế đa phương, thừa nhận
những tập quán quốc tế.
1.2.2 Đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế
- Luật quốc gia điều chỉnh những quan hệ hợp tác giữa thể nhân, pháp nhân các
nước với nhau hoặc quan hệ giữa một bên là thể nhân, pháp nhân với Nhà nước.
- Đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế là những quan hệ hợp tác giữa các
quốc gia ở cấp độ chính phủ hoặc trong khn khổ của các tổ chức quốc tế liên quốc
gia. Những quan hệ trên diễn ra giữa các chủ thể của Luật quốc tế (quốc gia, tổ chức
quốc tế liên quốc gia, dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết..).
1.2.3 Chủ thể của Luật quốc tế
Chủ thể của Luật quốc tế là thực thể đang tham gia vào những quan hệ pháp
luật quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế và có khả năng
gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do chính những hành vi của chủ thể đó
gây ra.
Về lý luận, các chủ thể của pháp luật, tuy có sự khác nhau về vị trí, vai trị, chức
năng, bản chất, thể loại nhưng phải có dấu hiệu đặc trưng của chủ thể. Đối với chủ thể
Luật quốc tế thường có các dấu hiệu sau:
+ Tham gia vào những quan hệ quốc tế do Luật quốc tế điều chỉnh (tức là tham

gia vào quan hệ pháp luật quốc tế);
+ Có ý chí độc lập (không lệ thuộc vào các chủ thể khác);

13


de.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.te

+ Có đẩy đủ quyền và nghĩa vụ riêng biệt đối với các chủ thể khác thuộc phạm
vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật quốc tế;
+ Có khả năng độc lập gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do những
hành vi của chủ thể đó gây ra.
Các loại chủ thể Luật quốc tế:
o Quốc gia
Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về quốc gia. Theo quy định tại
Điều 1 của Công ước Montendevio 1933 về quyền và nghĩa vụ của quốc gia thì quốc
gia bao gồm các yếu tố cơ bản sau: Dân cư ổn định; có lãnh thổ; chính phủ; khả năng
tham gia vào các quan hệ pháp lý quốc tế.
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, thường dựa vào các tiêu chí trên để lý giải
việc công nhận hoặc không công nhận một thực thể mới được thành lập có phải là
quốc gia với nghĩa là chủ thể của Luật quốc tế hay khơng.
o Các tổ chức quốc tế liên chính phủ (liên quốc gia)
Định nghĩa
Tổ chức quốc tế là thực thể liên kết chủ yếu các quốc gia độc lập, có chủ
quyền, được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế, phù hợp với Luật
quốc tế hiện đại, có quyền năng chủ thể riêng biệt và một hệ thống cơ cấu tổ chức phù
hợp để thực hiện các quyền năng đó theo đúng mục đích, tơn chỉ của tổ chức.
Đặc điểm của tổ chức quốc tế liên chính phủ:
+ Thành viên của tổ chức quốc tế chủ yếu là các quốc gia.
Tổ chức quốc tế liên chính phủ như: Liên hợp quốc, Liên minh Châu âu, Hiệp

hội các nước Đông Nam Á...được phân biệt với các tổ chức quốc tế phi chính phủ chủ
yếu ở tư cách thành viên. Thành viên của các tổ chức quốc tế phi chính phủ là các tổ
chức, cá nhân mang quốc tịch khác nhau. Đặc điểm này của tổ chức quốc tế cũng để
phân biệt tổ chức quốc tế liên chính phủ với các Nhà nước liên bang – một hình thức
tổ chức nhà nước, nhưng các bang không phải là các quốc gia độc lập có chủ quyền
theo đúng nghĩa.
Cần lưu ý rằng: Quốc gia là thành viên chủ yếu của tổ chức quốc tế chứ không
phải là thành viên duy nhất vì trên thực tế có những tổ chức quốc tế ngoài quốc gia
thành một số thực thể khác như Hồng Kông, Macao không phải là quốc gia cũng là
thành viên của tổ chức quốc tế WTO và các tổ chức quốc tế khác cũng là thành viên
của tổ chức quốc tế như EU là thành viên của WTO.
+ Thành lập và hoạt động trên cơ sở Điều ước quốc tế.
Cơ sở pháp lý để các tổ chức quốc tế được thành lập và hoạt động là các điều
ước quốc tế do các quốc gia thành viên thỏa thuận. Các điều ước quốc tế này có thể có
nhiều tên gọi khác nhau như hiến chương, quy chế, hiệp ước... nhưng về bản chất đều
là Điều lệ của tổ chức quốc tế. Các Điều lệ này quy định mục đích, nguyên tắc tổ chức
và hoạt động, cơ cấu của tổ chức quốc tế.

de.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.te

14


de.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.te

+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phù hợp để thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý
quốc tế nhằm thực hiện mục đích đề ra.
Tổ chức quốc tế nào cũng thiết lập một cơ cấu tổ chức chặt chẽ và phù hợp. Cơ
cấu của từng tổ chức quốc tế khơng có một khn mẫu thống nhất mà dựa vào thỏa
thuận của quốc gia thành viên hoặc dựa vào mục đích thành lập của tổ chức đó. Đặc

điểm này của tổ chức quốc tế để phân biệt với các hình thức liên kết khác như diễn
đàn quốc tế, hội nghị quốc tế. Thông thường hệ thống các cơ quan trong khuôn khổ
tổ chức quốc tế gồm các cơ quan chính và các cơ quan bổ trợ. Các tổ chức quốc tế
thường thành lập những cơ quan chính kiểu Đại hội đồng, Hội đồng, Ban thư ký.
+ Có quyền năng chủ thể riêng biệt.
Khác với quyền năng chủ thể của quốc gia và các chủ thể khác, tổ chức quốc tế
có quyền năng chủ thể riêng biệt.
Lưu ý: Các tổ chức quốc tế liên chính phủ (liên quốc gia) có quyền năng chủ
thể Luật quốc tế không phải căn cứ vào “những thuộc tính tự nhiên”vốn có của các tổ
chức quốc tế mà do thỏa thuận của các quốc gia thành viên trao cho tổ chức đó. Như
vậy quyền năng chủ thể Luật quốc tế của tổ chức quốc tế phát sinh trên cơ sở Điều lệ,
vì vậy, các tổ chức quốc tế khác nhau, quyền năng chủ thể Luật quốc tế của chúng sẽ
không giống nhau.
o Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết
Định nghĩa (theo chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề dân tộc)
Dân tộc là một cộng đồng nhiều người, khối ổn định chung, được hình thành
trong một quá trình lịch sử lâu dài, sinh ra trên cơ sở một ngôn ngữ chung, một lãnh
thổ chung, và được biểu hiện trong một nền văn hóa chung.
Lưu ý: Không phải mọi dân tộc đều là chủ thể của Luật quốc tế, mà chỉ các dân
tộc đang đấu tranh giành độc lập mới được coi là chủ thể Luật quốc tế và có những
đặc trưng sau đây:
+ Bị nô dịch từ một quốc gia hay một dân tộc khác.
+ Tồn tại trên thực tế một cuộc đấu tranh với mục đích thành lập một quốc gia
độc lập.
+ Có cơ quan lãnh đạo phong trào đại diện cho dân tộc đó trong quan hệ quốc
tế.
Thực tế vấn đề dân tộc đang đấu tranh giành độc lập là chủ thể của luật quốc tế
đã được Luật quốc tế công nhận từ lâu, ví dụ: Ủy ban dân tộc Tiệp khắc và Ủy ban
dân tộc Ba-lan (trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất) là người đại diện cho dân tộc
Tiệp khắc với dân tộc Ba-lan.

1.2.4 Biện pháp bảo đảm thi hành luật quốc tế.
- Xuất phát từ tính chất bình đẳng về địa vị pháp lý của các chủ thể mà pháp
luật quốc tế không thể tồn tại một Bộ máy cưỡng chế đứng trên các quốc gia có chức
năng cưỡng chế các quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế.

de.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.te

15


de.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.te

Khác với pháp luật quốc gia, các biện pháp cưỡng chế trong pháp luật quốc gia
do chính các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thơng qua các cơ quan Nhà
nước chuyên trách có chức năng cưỡng chế như Tịa án, Kiểm sát, Cơng an, Nhà tù
theo các điều kiện và trình tự bắt buộc
Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế trong luật quốc tế do chính các
chủ thể của luật quốc tế thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu là cưỡng chế cá thể (phi
vũ trang: trả đũa, cắt đứt quan hệ...; tự vệ vũ trang (Điều 51 Hiến chương Liên hợp
quốc) và cưỡng chế tập thể (Phi vũ trang – Đ41 Hiến chương LHQ; vũ trang – Đ42
Hiến chương LHQ)
Các biện pháp cưỡng chế dù là riêng lẽ hay tập thể với điều kiện phải tuân thủ
các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế - quy phạm Juscogen.
Cần lưu ý rằng: Chính lợi ích thiết thực, sống cịn của các quốc gia, nhu cầu của
sự hợp tác quốc tế với thực tiễn hình thành ý thức tuân thủ pháp luật quốc tế của các
chủ thể là những yếu tố cần thiết để buộc các chủ thể phải thực hiện các quy định của
Luật quốc tế trong điều kiện thiếu vắng cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp
chung.
1.3. Lịch sử hình thành với phát triển của luật quốc tế (phần này các em
Đọc tham khảo thêm trong giáo trình đã có)

Lịch sử luật quốc tế là một bộ phận khơng thể tách rời của lịch sử Nhà nước và
pháp luật. Vì thế, căn cứ theo sự phân kỳ lịch sử thế giới của chủ nghĩa Mác-Lênin,
có thể phân chia các giai đoạn phát triển và các kiểu của Luật quốc tế như sau:
- Luật quốc tế thời kỳ chiếm hữu nô lệ (cổ đại)
- Luật quốc tế thời kỳ phong kiến (trung đại)
- Luật quốc tế thời kỳ tư bản chủ nghĩa (cận đại)
- Luật quốc tế thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội (hiện
đại).
1.4. Phân tích vai trị của Luật quốc tế?
- Là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của mỗi chủ
thể của luật quốc tế trong quan hệ quốc tế.
-Là công cụ, là nhân tố quan trọng nhất để bảo vệ hịa bình và an ninh quốc tế.
-Có vai trị đặc biệt quan trọng đối với phát triển văn minh của nhân loại, thúc
đẩy cộng đồng quốc tế phát triển theo hướng ngày càng văn minh.
Thúc đẩy việc phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế đặc biệt là quan hệ kinh tế
quốc tế trong bối cảnh hiện nay.
2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
3.
Phân tích mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia?
3.1.1. Theo quan điểm truyền thống trước đây

de.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.te

16


de.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.te

Việc giải quyết mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia thường dựa trên
một số thuyết như thuyết “Nhất nguyên luận”và thuyết “Nhị nguyên luận”.

3.1.2. Theo quan điểm mới
Nếu dựa vào quan niệm thuần túy của hai học thuyết trên để giải quyết vấn đề
mối quan hệ giữa Luật quốc tế và luật quốc gia sẽ có nhiều vướng mắc trong cả lý
luận cũng như thực tiễn áp dụng. Dưới góc độ lý luận, phải hiểu được cơ sở của việc
tồn tại mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia để từ đó đánh giá được tính chất,
nội dung của mối quan hệ đó diễn ra như thế nào trong quá trình thực thi pháp luật. Cơ
sở tồn tại của mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia phải được xem xét từ góc
độ Lý luận về Nhà nước và pháp luật.
Sự tham gia của nhà nước vào việc xác định nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội,
xác định phương hướng, hình thức, nội dung hoạt động của nhà nước là yếu tố quan
trong nhằm thể hiện và thực hiện chính sách nhà nước qua hai phương diện hoạt động
thuộc hai chức năng cơ bản của nhà nước là chức năng đối nội và chức năng đối
ngoại. Sự vận hành có tính ngun lý giữa hai chức năng cơ bản trong hoạt động của
Nhà nước với tư cách là chủ thể của cả hai hệ thống pháp luật là một trong số yếu tố
mang tính cơ sở cho việc tạo ra mối quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc tế - vốn là
hai phương tiện chủ yếu mà Nhà nước sử dụng khi tiến hành các chức năng nói trên.
Nội dung các vấn đề mà pháp luật quốc gia và quốc tế điều chỉnh đều tốt lên
vai trị chung của hai hệ thống pháp luật:
- Là cơ sở để thiết lập, củng cố, tăng cường quyền lực nhà nước.
- Là phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế, xã hội.
- Góp phần tạo dựng những quan hệ mới, tạo mơi trường ổn định để thiết lập,
duy trì, phát triển các quan hệ quốc tế.
* Tác động qua lại giữa Luật quốc tế và Luật quốc gia
+ Ảnh hưởng của pháp luật trong nước đối với pháp luật quốc tế
- Pháp luật quốc tế được xây dựng bởi các quy phạm ghi trong điều ước quốc
tế mà điều ước quốc tế là sự thoả thuận giữa các quốc gia , mà mỗi quốc gia thì c ó
quan điểm pháp luật riêng của mình. Do vậy pháp luật trong nước có ảnh hưởng tới sự
phát triển của pháp luật quốc tế. Sự ảnh hưởng này mang tính xuất phát điểm.
Việc thừa nhận tính chất xuất phát điểm này khơng có nghĩa là sự thừa nhận
Pháp luật trong nước có giá trị ưu tiên hơn Pháp luật quốc tế, hoặc các quy phạm của

Luật quốc tế trong một chừng mực nào đó lại đứng sau các quy phạm của Luật trong
nước. Mà ở đây tính chất chất xuất phát điểm của sự ảnh hưởng của Pháp luật trong
nước đối với Pháp luật quốc tế có nghĩa là trong q trình xây dựng các quy phạm
pháp luật quốc tế, các quốc gia trước hết phải xuất phát từ những nguyên tắc và quy
phạm của pháp luật trong nước mình. Đồng thời, các quốc gia cần phải tránh ký kết
các điều ước quốc tế trái với pháp luật trong nước hoặc khi thực hiện chúng địi hỏi
phải có những thay đổi lớn trong pháp luật của nước mình.

de.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.te

17


de.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.te

- Luật quốc tế thể hiện nội dung của pháp luật trong nước. Khi tham gia vào
quá trình xây dựng các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế, các quốc gia bao
giờ cũng muốn thể hiện quan điểm, đường lối chính sách cũng như các nội dung trong
pháp luật nước mình, đặc biệt khi đề cập đến vấn đề mà luật quốc gia điều chỉnh.
- Ngoài ra luật trong nước cũng đóng vai trị là phương tiện để thực hiện luật
quốc tế.
+ Ảnh hưởng của pháp luật quốc tế đối với pháp luật trong nước.
Ảnh hưởng ngược trở lại của luật quốc tế đến luật quốc gia cũng có vai trị quan
trọng và mang tính chất thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện pháp luật quốc gia. Là kết
quả của sự thỏa thuận giữa các quốc gia, luật quốc tế thể hiện rất nhiều sự tiến bộ,
nhiều thành tựu mới của khoa học pháp lý hiện đại.
Do yêu cầu cần có sự hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng cao nên
đã có sự ảnh hưởng của pháp luật quốc tế đến pháp luật trong nước. Trong pháp luật
quốc nội của các quốc gia đã có sự xuất hiện những quy phạm mới sửa đổi hoặc huỷ
bỏ những quy phạm hiện hành không phù hợp với những điều ước quốc tế mà mình

tham gia.
Luật quốc tế hướng luật quốc gia phát triển theo chiều hướng tiến bộ, nhân đạo,
đặc biệt luật quốc tế chính là cơng cụ để thực hiện chính sách đối ngoại của các quốc
gia.
+ Việc giải quyết mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia
Về nguyên tắc, luật quốc tế khơng có hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổ của quốc
gia, để áp dụng các quy phạm của luật quốc tế, các quốc gia phải trải qua một giai
đoạn chuyển hóa luật quốc tế vào luật quốc gia (nội luật hóa).
Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của luật quốc tế và luật trong nước
khi giải quyết một lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của luật trong nước, khi đó các
quốc gia sẽ phải áp dụng các quy định ghi nhận trong các điều ước quốc tế và các tập
quán quốc tế. Các quốc gia không được viện dẫn pháp luật quốc gia, kể cả hiến pháp
để từ chối thực hiện các cam kết quốc tế.
* Quy định của pháp luật Việt Nam về Việc giải quyết mối quan hệ giữa luật
quốc tế và luật quốc gia
Ở Việt Nam, nhìn tổng thể hệ thống văn bản pháp luật chúng ta thấy rằng pháp
luật Việt Nam thừa nhận ưu thế của các quy phạm điều ước quốc tế mà Việt Nam ký
kết hoặc tham gia bên cạnh quy phạm pháp luật trong nước. Sự thừa nhận này thể hiện
ở hầu hết các Bộ luật mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban
hành(như Luật hình sự, Luật hàng khơng, Luật dân sự, Luật quốc tịch…) . Cụ thể
trong Điều 6. Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định: “Trường hợp văn bản quy phạm
pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước
quốc tế đó, trừ Hiến pháp”.

de.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.te

18



de.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.te

CHƯƠNG 2: NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
1. KHÁI NIỆM NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
1.1 Định nghĩa nguồn của LQT:
Nguồn của Luật quốc tế được hiểu là những hình thức biểu hiện sự tồn tại của
những quy phạm luật quốc tế do các chủ thể của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng
nên.
1.2 Cơ sở pháp lý về nguồn của Luật quốc tế:
Danh mục các loại nguồn của luật quốc tế phải được xác định căn cứ vào cơ sở
pháp lý nhất định. Tuy nhiên, từ trước tới nay không tồn tại một văn kiện pháp lý quốc
tế nào được thừa nhận rộng rãi trong đó đưa ra danh mục nguồn của luật quốc tế và
đưa ra tiêu chuẩn cụ thể về các loại nguồn này.
Mặc dù còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau, nhưng điều ước quốc tế và tập quán
quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi là nguồn của luật quốc tế. Từ cơ sở lập luận, việc
viện dẫn và áp dụng các loại nguồn của luật quốc tế hiện vẫn tuân theo cách xác định
truyền thống như Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế Liên hợp quốc. Theo đó,
luật quốc tế có hai loại nguồn đó là nguồn thành văn (Điều ước quốc tế) và nguồn bất
thành văn (tập quán quốc tế) với nội dung chứa đựng các quy phạm luật quốc tế, trực
tiếp điều chỉnh quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể quan hệ pháp
luật quốc tế.
Khoản 1 Điều 38 ghi nhận rằng:
“Tịa án có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp đưa ra trước tòa trên cơ sở Luật
quốc tế, sẽ áp dụng:
a)
Công ước quốc tế chung hoặc riêng, trong dó có các quy tắc được các
quốc gia tranh chấp thừa nhận rõ ràng;
b)
Tập quán quốc tế như một chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận là
quy phạm pháp luật;

c)
Những nguyên tắc pháp luật chung được các dân tộc văn minh thừa
nhận;
d)
Với bảo lưu tại Điều 59, phán quyết của tòa án và học thuyết của
chun gia có chun mơn cao nhất về cơng pháp quốc tế của các dân tộc khác nhau
được coi là phương tiện bổ trợ để xác định quy phạm pháp luật”.
2. ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
2.1. Khái niệm Điều ước quốc tế
2.1.1. Định nghĩa
Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế do các chủ thể của luật quốc tế
thỏa thuận xây dựng nên, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ

de.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.te

19


de.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.te

với nhau trong bang giao quốc tế phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc
tế hiện đại.1
Trong Luật Điều ước quốc tế năm 2016 của Việt Nam “điều ước quốc tế”được
hiểu là gì? (Các em giải thích căn cứ vào Luật ĐUQT 2016 nhé)
2.1.2. Phân loại điều ước quốc tế (đọc tham khảo)
* Điều kiện trở thành nguồn của LQT?
Điều ước quốc tế được coi là nguồn cơ bản của luật quốc tế, vì tuyệt đại bộ
phận quy phạm của luật quốc tế đều nằm trong điều ước quốc tế và do các quốc gia
xây dựng nên. Điều ước quốc tế là nguồn cơ bản của luật quốc tế, nhưng về mặt lý
luận, không phải mọi điều ước quốc tế đã có hiệu lực đều được coi là nguồn của luật

quốc tế. Một điều ước quốc tế được coi là nguồn của luật quốc tế nếu nó đáp ứng được
các yêu cầu sau đây:
- Điều ước quốc tế phải được ký kết trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện giữa các
chủ thể.
- Điều ước quốc tế được ký kết phù hợp với quy định của pháp luật của các bên
ký kết về thẩm quyền và thủ tục ký kết.
- Điều ước quốc tế được ký kết phải có nội dung phù hợp với nguyên tắc cơ bản
của luật quốc tế.
2.1.5 Phân tích vai trị của điều ước quốc tế?
Căn cứ vào lời nói đầu của Cơng ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế và
thực tiễn ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, có thể khẳng định điều ước quốc tế có
những vai trị chủ yếu sau đây:
- Là hình thức pháp lý chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế.
- Là công cụ, phương tiện quan trọng để duy trì và tăng cường các quan hệ
hợp tác quốc tế trên hầu khắp các lĩnh vực của các chủ thể luật quốc tế.
- Là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ
thể luật quốc tế.
- Là công cụ để tiến hành pháp điển hóa luật quốc tế.
2.2 Ký kết điều ước quốc tế
2.2.1 Chủ thể ký kết điều ước quốc tế:
Các quốc gia
Trong hầu hết các trường hợp quốc gia đều trực tiếp thực hiện thẩm quyền ký
kết điều ước quốc tế. Tuy nhiên, pháp luật của một số quốc gia cũng như dựa trên sự
thỏa thuận giữa các quốc gia đã xuất hiện một số trường hợp thực hiện thẩm quyền ký
kết điều ước quốc tế tương đối đặc biệt. Cụ thể, quốc gia có thể chuyển một phần hoặc
tồn bộ thẩm quyền ký kết cho một quốc gia hay một tổ chức quốc tế khác.
Như vậy, quốc gia có thể ủy quyền cho một quốc gia khác hoặc một tổ chức
quốc tế - đại diện cho quyền lợi của quốc gia ủy quyền trong quan hệ quốc tế. Sự ủy
quyền này phải được thể hiện rõ ràng trong các văn bản pháp lý cụ thể.
Các tổ chức quốc tế


de.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.te

20


de.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.te

Tổ chức quốc tế có thể ký kết các điều ước quốc tế với các quốc gia hoặc với
các tổ chức quốc tế khác. Thẩm quyền này của tổ chức quốc tế xuất phát từ quyền
năng chủ thể luật quốc tế của các tổ chức quốc tế và thường được ghi nhận trong Hiến
chương và các văn bản pháp lý khác của tổ chức quốc tế.
Thực tiễn của hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế còn cho thấy một
số thực thể như Tòa thánh Vaticang, Hồng Kông, Ma Cao...cũng tham gia ký kết điều
ước quốc tế nhất định. Ví dụ, Tịa thánh Vaticang ký và phê chuẩn Công ước Viên
năm 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia.
2.2.2 Đại diện trực tiếp tham gia ký kết điều ước quốc tế
Khi ký kết điều ước quốc tế, các chủ thể thông qua đại diện của mình là đại
diện đương nhiên hoặc đại diện được ủy quyền.
Đại diện đương nhiên
Đại diện đương nhiên mà thông lệ quốc tế và thực tiễn pháp luật của các quốc
gia đã xác định là những người không cần thư ủy nhiệm bao gồm:
- Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ, bộ trưởng bộ ngoại giao
trong mọi hành động liên quan đến việc ký kết điều ước quốc tế.
- Người đứng đầu các cơ quan đại diện ngoại giao trong việc thông quan văn
bản của một điều ước quốc tế giữa nước cử cơ quan đại diện và nước sở tại.
- Những người thay mặt cho quốc gia mình tại một hội nghị quốc tế hoặc tại tổ
chức quốc tế trong việc thông qua văn bản của một điều ước quốc tế trong khuôn khổ
của hội nghị hoặc tổ chức đó.
Như vậy, theo luật Việt nam, danh nghĩa ký kết điều ước quốc tế bao gồm:

Điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước
Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ
Đại diện được ủy quyền
Khái niệm thư ủy nhiệm: Thư ủy nhiệm là văn kiện do cơ quan có thẩm quyền
của một quốc gia cấp để chỉ định một hoặc nhiều người thay mặt quốc gia mình đàm
phán, thơng qua hoặc xác thực văn bản để biểu thị sự đồng ý chấp thuận sự ràng buộc
của một điều ước quốc tế hoặc nhằm hoàn thành bất kỳ một hành vi nào khác đối với
một điều ước. 4
Đại diện được ủy quyền là những người được cơ quan có thẩm quyền ủy quyền
cho họ để tham gia vào quá trình ký kết điều ước quốc tế. Đại diện được ủy quyền
phải xuất trình thư ủy nhiệm thích hợp khi tham gia ký kết điều ước quốc tế.
Theo Luật Điều ước quốc tế năm 2016 của Việt Nam quy định về vấn đề này
như thế nào?
2.3 Phân tích quy trình ký kết ĐƯQT?
2.3.1 Đàm phán, soạn thảo và thông qua văn bản
 Đàm phán
- Hình thức đàm phán:
 Thơng qua các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài.

de.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.te

21


de.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.te

 Tại các hội nghị quốc tế và các tổ chức quốc tế.
 Tổ chức một hội nghị riêng để đàm phán giữa các bên hữu quan.
- Thẩm quyền đàm phán điều ước quốc tế: Do luật quốc gia quy định.
 các bên thỏa thuận được với nhau những vấn đề liên quan đến nội dung và

hình thức của điều ước
 Soạn thảo văn bản:
Nếu đàm phán thành công, các bên sẽ soạn thảo văn bản điều ước:
- Đối với điều ước song phương: Hai bên cử đại diện để soạn thảo hoặc một bên
trao cho bên kia soạn thảo, sau đó hai bên trao đổi thống nhất.
- Đối với điều ước đa phương: Các bên thường cử một uỷ ban soạn thảo văn
bản, thành phần bao gồm đại diện của các bên. Sau khi soạn thảo văn bản dự thảo điều
ước các bên tiến hành thông qua văn bản.
 Thông qua văn bản:
- Thông thường, thủ tục thông qua văn bản đối với điều ước hai bên: Bằng hình
thức miệng hoặc ký tắt.
2.3.2 Ký điều ước quốc tế
Có ba hình thức ký điều ước:
 Ký tắt: Là việc các vị đại diện của các bên tham gia đàm phán, soạn thảo ký
xác nhận văn bản dự thảo là văn bản đã được thông qua. Sau khi ký tắt điều ước quốc
tế chưa phát sinh hiệu lực.
 Ký tượng trưng (ký Ad Referendum): Là việc ký của vị đại diện với điều
kiện là có sự đồng ý tiếp theo của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
trong nuớc thì điều ước sẽ khơng phải ký chính thức nữa. Như vậy, hình thức ký này
có thể làm phát sinh hiệu lực cho điều ước nếu các cơ quan có thẩm quyền của quốc
gia tỏ rõ sự chấp thuận sau khi ký Ad Referendum.
 Ký chính thức (ký đầy đủ): Là việc ký của vị đại diện vào văn bản dự thảo
điều ước, nếu điều ước đó khơng quy định các trình tự và thủ tục khác (như phê
chuẩn, phê duyệt) thì điều ước quốc tế đó sẽ phát sinh hiệu lực sau khi ký đầy đủ.
- Ý nghĩa:
+ Thơng qua việc ký chính thức, văn bản dự thảo điều ước trở thành văn bản
pháp lý và nó sẽ phát sinh hiệu lực ngay nếu các bên không có thoả thuận nào khác.
+ Thơng qua việc ký chính thức, các bên một lần nữa tỏ rõ quyền và lợi ích
của mình trong điều ước.
2.3.3 So Sánh Phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế

* Phê chuẩn:
Phê chuẩn là hành vi pháp lý đơn phương (tuyên bố đơn phương) của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cơng nhận hiệu lực của một điều ước quốc tế đối với quốc
gia mình. CSPL : điều 2 khoản 1 điểm b Cơng ước viên 1969

de.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.te

22


de.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.te

Nhìn chung, các điều ước đa phương tồn cầu, đa phương khu vực, các điều
ước về biên giới, lãnh thổ thường quy định thủ tục phê chuẩn. Như vậy, điều ước có
phê chuẩn hay khơng được ghi nhận ngay trong điều ước đó.
- Lý do có sự phê chuẩn:
Phê chuẩn thường áp dụng cho những điều ước quan trọng và có thể đem lại
những hậu quả hết sức lớn lao cho quốc gia.
Quy định về việc phải phê chuẩn cho phép các quốc gia có thời gian và cơ hội
để xem xét hoặc kiểm tra lại việc ký kết của những đại diện quốc gia mình.
Ngồi ra, quốc gia cũng có thời gian để ban hành những văn bản pháp luật cần
thiết cho việc thực thi điều ước quốc tế đó ở trong nước. Đồng thời, hoạt động phê
chuẩn khẳng định vai trị của các cơ quan có thẩm quyền trong nước đối với hoạt động
ký kết, gia nhập điều ước quốc tế của quốc gia mình.
Như vậy, nếu các bên đã thoả thuận, điều ước quốc tế này phải được các bên
phê chuẩn thì sau khi ký chính thức, các bên phải phê chuẩn thì điều ước mới có hiệu
lực.
Những loại điều ước quốc tế cần phê chuẩn:
+ Dựa trên sự thỏa thuận của các bên.
+ Do luật trong nước quy định.

- Theo Điều 28 Luật điều ước quốc tế 2016 của Việt Nam: quy định những
điều ước quốc tế phải được phê chuẩn gồm:
1. Điều ước quốc tế có quy định phải phê chuẩn.
2. Điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.
3. Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định trái với luật, nghị quyết
của Quốc hội.
- Thẩm quyền phê chuẩn do Luật quốc gia quy định
Thông thường, hầu hết các quốc gia đều giao thẩm quyền phê chuẩn điều ước
quốc tế cho cơ quan lập pháp, cụ thể, ở Việt Nam, Điều 29, thẩm quyền phê chuẩn
điều ước quốc tế gồm:
1. Quốc hội phê chuẩn các loại điều ước quốc tế sau đây:
a) Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hịa bình, chủ quyền quốc gia của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc
thành lập, tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia
về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ;
c) Điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội;
d) Điều ước quốc tế có quy định trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;
đ) Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác.

de.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.te

23


de.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.te

2. Chủ tịch nước phê chuẩn điều ước quốc tế quy định tại Điều 28 của Luật này, trừ
các điều ước quốc tế quy định tại khoản 1 Điều này.

Sau khi phê chuẩn, các bên tiến hành trao đổi thư phê chuẩn như sau:
- Đối với điều ước quốc tế song phương: Thường diễn ra ở thủ đô nước nào
không diễn ra việc ký kết điều ước quốc tế đó.
- Đối với điều ước quốc tế đa phương: Thư phê chuẩn sẽ được gửi đến quốc gia
có nhiệm vụ bảo quản điều ước hoặc gửi đến cho ban thư ký của tổ chức quốc tế.
* Phê duyệt:
Phê duyệt là một tuyên bố đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
công nhận hiệu lực của một điều ước quốc tế đối với quốc gia mình.
- Lý do của phê duyệt tương tự với phê chuẩn, nhưng mức độ quan trọng cần
phê duyệt của điều ước quốc tế thấp hơn so với mức độ quan trọng cần phê chuẩn.
- Loại điều ước quốc tế cần phê duyệt: do Luật quốc gia quy định.
Điều 37 Luật ĐUQT 2016 quy định: Các loại điều ước quốc tế phải được phê
duyệt: “Trừ trường hợp thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội, các điều ước
quốc tế sau đây phải được phê duyệt:
1. Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định phải phê duyệt hoặc
phải hoàn thành thủ tục pháp lý theo quy định của mỗi nước để có hiệu lực;
2. Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định trái với quy định trong
văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ”.
- Thẩm quyền phê duyệt điều ước quốc tế: Điều 38. Thẩm quyền phê duyệt, nội
dung văn bản phê duyệt điều ước quốc tế:
1. Chính phủ phê duyệt điều ước quốc tế quy định tại Điều 37 của Luật này.
2. Văn bản phê duyệt điều ước quốc tế bao gồm những nội dung tương tự văn
bản phê chuẩn điều ước quốc tế quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này.
2.4 Gia nhập điều ước quốc tế
Gia nhập là tuyên bố đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng
nhận hiệu lực của một điều ước quốc tế đối với quốc gia mình.
Một quốc gia có thể thể hiện sự ràng buộc với một điều ước bằng việc nộp văn
kiện gia nhập cho cơ quan lưu chiểu. Gia nhập cũng có hậu quả pháp lý như phê
chuẩn, tuy nhiên, khác với việc phê chuẩn ở chỗ, phê chuẩn cần phải có giai đoạn ký
trước đó để tạo ra các nghĩa vụ pháp lý ràng buộc theo luật quốc tế, gia nhập chỉ cần

một bước duy nhất, đó là nộp văn kiện gia nhập.
Việc gia nhập thường được đặt ra đối với quốc gia khi thời hạn ký kết điều ước
đã chấm dứt hoặc điều ước đã có hiệu lực mà quốc gia đó chưa phải là thành viên.
Thủ tục gia nhập điều ước quốc tế nào được quy định cụ thể trong phần cuối
cùng của điều ước đó. Hiện nay, việc gia nhập có thể thực hiện bằng cách gửi công

de.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.te

24


de.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.te

hàm xin gia nhập đến quốc gia bảo quản điều ước hay đến ban thư ký của tổ chức
quốc tế bảo quản điều ước hoặc ký trực tiếp vào văn bản điều ước.
- Thẩm quyền gia nhập điều ước quốc tế : Do Luật quốc gia quy định. Luật
ĐUQT 2016 quy định thẩm quyền, nội dung quốc gia gia nhập điều ước quốc tế nhiều
bên:
Điều 43. Thẩm quyền, nội dung quyết định gia nhập điều ước quốc tế
1. Quốc hội quyết định gia nhập điều ước quốc tế quy định tại các điểm a, b, c
và d khoản 1 Điều 29 của Luật này.
2. Chủ tịch nước quyết định gia nhập điều ước quốc tế quy định tại khoản 2
Điều 29 của Luật này.
3. Chính phủ quyết định gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ
trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
2.5. Bảo lưu điều ước quốc tế
Bảo lưu là hành vi đơn phương bất kể cách viết hay tên gọi như thế nào của một
quốc gia đưa khi ký , phê chuẩn, phê duyệt, hoặc gia nhập điều ước đó, nhằm qua đó
loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của một hoặc một số quy định của điều ước trong việc
áp dụng chúng đối với quốc gia đó. (Cơng ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc

tế). 11
Tại sao Bảo lưu được xem là một quyền, nhưng quyền này không phải là quyền tuyệt
đối? vì những lý do sau đây:
- Bảo lưu không áp dụng cho điều ước song phương mà chỉ áp dụng cho điều
ước đa phương.
- Đối với điều ước đa phương mà có điều khoản quy định “cấm bảo lưu”thì
quyền bảo lưu cũng khơng được thực hiện.
- Đối với những điều ước đa phương chỉ cho phép bảo lưu một hoặc một vài
điều khoản cụ thể nhất định, thì quyền bảo lưu cũng khơng được thực hiện đối với
những điều khoản còn lại (Trong trường hợp điều ước chỉ cho phép bảo lưu những
điều khoản cụ thể thì các quốc gia chỉ được bảo lưu những điều khoản đó)
- Nếu điều ước đa phương cho phép bảo lưu bất kỳ điều khoản nào thì quyền
bảo lưu cũng không được thực hiện đối với những điều khoản không phù hợp với mục
đích và đối tượng của điều ước (nghĩa là, đối với những điều ước quốc tế đa phương
cho pháp bảo lưu thì một tuyên bố bảo lưu sẽ khơng được chấp nhận nếu nội dung
của nó trái với mục đích và đối tượng của điều ước)
Trình tự bảo lưu điều ước quốc tế
Lưu ý:
- Bảo lưu điều ước quốc tế được thực hiện trong các giai đoạn của quá trình
ký kết điều ước như: ký, phê chuẩn, phê duyệt và kể cả giai đoạn gia nhập điều ước.)
K1 Điều 19 Công ước Viên 1969.

de.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.tede.cuong.on.thi.tai.lieu.on.tap.mon.cong.phap.quoc.te

25


×