Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Điều tra và kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng và sau thu hoạch ở Đồng Bằng sông Mêkông của Việt Nam - MS 1 " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 72 trang )


1

BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Báo cáo tiến độ dự án CARD



026/05VIE
Điều tra và kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng
và sau thu hoạch ở Đồng Bằng sông Mêkông của
Việt Nam

MS 12

XÁC NHẬN CÁC PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH, SẤY
VÀ XAY XÁT CẢI TIẾN


• Lợi ích của việc thực hiện các phương pháp thu hoạch và phơi sấy tối ưu và cải thiện
hiệu quả của các nhà máy xay xát
(Kết quả 31. và 3.2)



THÁNG 07- 2009





2
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MỤC LỤC

1.
 Thông tin về cơ quan hợp tác ___________________________________________ 1
2. Tóm tắt đề án ________________________________________________________ 2
3. Tóm tắt công tác điều hành_____________________________________________ 2
4. Minh chứng lợi ích của thu hoạch đúng:__________________________________ 3
5. Minh chứng lợi ích sử dụng máy sấy tĩnh vỉ ngang và máy sấy tầng sôi:________ 4
6. Các thí nghiệm xay xát minh chứng lợi ích của xay xát cối rulô so với cối đá____ 5
7. Kết quả khảo sát đánh giá tác động của dự án _____________________________ 6
7.1 Thời điểm thu hoạch______________________________________________________ 7
7.2 Phương pháp thu hoạch ___________________________________________________ 7
7.3 Phơi sấy lúa _____________________________________________________________ 7
7.4 Công tác huấn luyện và khuyến nông________________________________________ 8
7.5 Hợp tác xã ______________________________________________________________ 9
7.6 Tác động của dự án đối với tiểu nông hộ _____________________________________ 9
8. Công tác huấn luyện _________________________________________________ 10
8.1 Huấn luyện nông hộ _____________________________________________________ 10
8.2 Các chuyến học tập tham quan cho nông hộ và nhà cung cấp dịch vụ____________ 14
8.3 Hoạt động trình diễn ____________________________________________________ 15
8.4 Lắp đặt cối xát và huấn luyện chủ xay/nhân viên điều hành máy xay xát _________ 17
9. Lợi ích vật chất và tài chính ___________________________________________ 19
9.1 Dữ liệu tích hợp tổn thất trong thu hoạch và sau thu hoạch của lúa gạo và các thông
tin về việc sử dụng máy thu hoạch và máy sấy ______________________________________ 20
9.2 Đánh giá lợi nhuận thu được của khu vực HTX Tân Phát A ___________________ 23
9.3 Lợi nhuận từ việc áp dụng cơ giới hóa phương pháp thu hoạch: ________________ 23
9.4 Lợi nhuận từ việc cải thiện phương pháp sấy: _______________________________ 25

9.5 Tổng kết lợ
i nhuận đạt được của HTX Tân Phát A từ dự án ___________________ 27
9.6 Đánh giá tổng lợi nhuận cho một tỉnh hay ĐBSCL ___________________________ 30
10. Kết luận____________________________________________________________ 31
11. Phụ lục_____________________________________________________________ 32

1
1. Thông tin về cơ quan hợp tác
Tên đề án
Điều tra và kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng
và sau thu hoạch ở Đồng Bằng sông Cửu Long của
Việt Nam
Cơ quan Việt Nam
Đại Học Nông Lâm TP.HCM
Lãnh đạo đề án Việt Nam
TS Trương Vĩnh
Tổ chức phía Úc Đại Học Queensland
Nhân sự phía Úc
GS Bhesh Bhandari
GS Shu Fukai
Ngày bắt đầu
Tháng tư 2006
Ngày hòan thành (nguyên bản)
Tháng ba 2009
Ngày hòan thành (sửa lại)
Tháng 10 2009
Định kì báo cáo
6 tháng

Thông tin liên lạc

Tại Úc: Chủ nhiệm đề án
Tên: Bhesh Bhandari

Điện thoại: +61733469192
Chức danh: Giáo Sư

Fax:+61733651177
Cơ quan: Đại học Queensland
Email:

Tại Úc: Liên lạc hành chính
Tên: Ông Kerry Johnston

Điện thoại: +61 7 3365 7493
Chức danh: Nhân viên hỗ trợ

Fax: +61 7 33658383
Cơ quan: Đại học Queensland
Email:


Tại Việt Nam
Tên: Trương Vĩnh
Điện thoại: 84-8-7242527
Chức vụ: Trưởng Bộ môn Công nghệ Hóa học
Fax: 84-8-8960713
Cơ quan: Đại học Nông Lâm TP.HCM
Email:




2
2. Tóm tắt đề án

3. Tóm tắt công tác điều hành
Báo cáo này xác nhận giá trị của các phương pháp thu hoạch, phơi sấy và xay xát cải
tiến từ khi bắt đầu dự án vào năm 2006. Sản phẩm giao nộp của dự án là các hoạt động
thao diễn hợp tác xã cụ thể hóa các lợi ích vật chất và tài chính của công tác thực hiện
các phương pháp thu hoạch, phơi sấy tối ưu và cải thiện hiệu quả của các nhà máy xay
xát theo kết quả 3.1 và 3.2 đã thể hiện trong kế ho
ạch ban đầu.

Trong ba năm qua, đề án này đã thực hiện các hoạt động phong phú để cải tiến phương pháp
thu hoạch, phơi sấy và xay xát bằng cả hai biện pháp bồi dưỡng kiến thức cho tiểu nông hộ
và thao diễn các phương pháp thực hiện thu hoạch, sấy và xay xát cải tiến. Bước đầu tiên là
thực hiện thu thập dữ liệu tổn thất xay xát ở nhiều nhà máy và các khảo sát nhanh. Sau đó
thực hiệ
n các thí nghiệm để trắc nghiệm các giả thuyết về nứt gãy gạo trong quá trình thu
hoạch và sau thu hoạch cũng như nghiên cứu thời gian thu hoạch, phương pháp thu hoạch,
các điều kiện sấy lúa tối ưu và hiệu quả xay xát. Các số liệu thu thập có hệ thống này và kết
quả nghiên cứu được trình bày ở dạng tài liệu khuyến nông và tờ rơi phân phát cho các bên
liên quan, đặc biệt là tiểu nông hộ thông qua các hội thảo huấn luy
ện và tham quan tập huấn.
Cho đến nay (kể từ khi dự án hoạt động) đã có 2312 nông hộ và 300 cán bộ khuyến nông
tham gia các khóa huấn luyện. Các buổi thao diễn được thực hiện trên cơ sở các thiết bị được
chương trình CARD hỗ trợ như máy gặt xếp dãy, máy gặt đập liên hợp và các máy sấy. Theo
kết quả điều tra nông hộ thực hiện trong tháng 03 năm 2009, phương pháp tiếp cận tích hợp
đã thự
c hiện trong dự án này đã nâng cao nhận thức tập quán canh tác của tiểu nông hộ.


Giảm thu hồi gạo nguyên do nứt hạt là một trong những vấn đề chính làm giảm thu nhập
và sự sẵn có của mặt hàng thực phẩm chủ lực cho nông dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL). Hạt lúa có thể bị nứt hoặc nứt tế vi từng phần ngay trên đồng lúa do thời điểm/
tập quán thu hoạch không đúng, do các điều kiện sấy sau thu hoạch chưa phù hợp hoặc
xay xát ch
ưa thích hợp. Đề án này nhằm cải thiện chất lượng và giá trị lúa gạo nhờ sự tiếp
cận tổng hợp giữa nông dân, chủ máy xay, người cung cấp dịch vụ, cán bộ khuyến nông
và cơ quan nghiên cứu. Một trong những mục tiêu then chốt của đề án này là cải thiện
kiến thức cho tiểu nông hộ bằng cách tổ chức hội thảo và thao diễn tại các hợp tác xã và
nông dân trong vùng để họ quan sát việ
c thu hoạch và kỹ thuật xử lý hạt nhằm hoàn thiện
chất lượng hạt. Các hoạt động tương tự tổ chức cho chủ nhà máy xay nhỏ để khuyến cáo
họ lắp đặt các máy sấy hay để cung cấp cho họ kiến thức kỹ thuật về chế độ sấy tối ưu
thực tế. Một mục tiêu khác của đề án là cải thiện năng lực cán bộ khuyế
n nông bằng cách
cung cấp các thông tin cập nhật. Lý thuyết sấy hạt tiên tiến sẽ cải thiện thiết kế máy sấy
tương lai. Các tổ chức giáo dục có liên quan trong đề án sẽ cùng nhau làm việc để nâng
cao năn
g
l

c cán b

Đ

i H

c Nôn
g
Lâm TP.HCM.


3
Dự án cũng thu thập số liệu tổn thất xay xát của hai tỉnh Tiền Giang và Kiên Giang trong
năm 2007. Nhằm đánh giá hiệu quả xay xát hiện tại và khảo sát phương pháp tiếp cận mới để
đạt hiệu quả xay xát tốt hơn, dự án đã thực hiện hai thí nghiệm xay xát tại ĐH Cần Thơ
(tháng 08 năm 2008) và tại tỉnh Kiên Giang (tháng 03 năm 2009). Tổ chức thành công hội
thảo xay xát tại huyện Tân Hiệ
p, tỉnh Kiên Giang nhằm nâng cao nhận thức của chính quyền
địa phương, nhà cung cấp dịch vụ, chủ máy xay, cán bộ khuyến nông và nông hộ về kỹ thuật
xay xát.

Trên cơ sở các ước tính các lợi nhuận vật chất và tài chính đạt được của dự án, HTX Tân
Phát A sẽ làm lợi được 50.326 USD mỗi năm từ các cải tiến tập quán thu hoạch và sấy lúa
mà không cần phải lắp đặt thêm trang thiết bị. Nếu tính thêm lợi nhuậ
n từ các hoạt động dịch
vụ, hợp tác xã làm lợi 125.826 USD mỗi năm. Trong trường hợp ĐBSCL áp dụng hệ thống
cải tiến trong sản xuất lúa gạo, ví dụ thu hoạch đúng, gặt bằng máy, sấy lúa đúng kỹ thuật,
xay xát cải tiến, ĐBSCL có thể giảm 13% tổng tổn thất trong và sau thu hoạch và tiết kiệm
được 190 triệu USD mỗi năm.

4. Minh chứng lợi ích của thu hoạch đúng:
Thu hoạch đúng thời hạn chiếm vị trí quan trọng trong việc kiểm soát sự nứt gãy hạt gạo. Tỉ
lệ thu hồi gạo nguyên giảm sẽ làm giảm giá trị và thu nhập của nông hộ. Các thí nghiệm trên
đồng được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của thời gian thu hoạch xung quanh thời
điểm chín sinh lý của hạt đến độ nứt gãy và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên của 7 giố
ng gạo phổ biến
(OM1490, OM2718, OM2517, OM4498, AG24, IR50404 và Jasmine) tại 3 địa điểm khác
nhau trong 2 năm canh tác (2006-2008) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là Trung tâm giống An
Giang, HTX Tân Phát A-Kiên Giang và HTX Tân Thới 1-Cần Thơ. Kết quả cho thấy thời
gian thu hoạch và giống gạo rất ảnh hưởng đến độ nứt gãy gạo. Xu hướng chung là tỉ lệ hạt

nứt tăng khi thời gian thu hoạch trễ hạn so với ngày chín sinh lý dự tính. Tỉ lệ thu hồi gạo
nguyên cũng theo xu h
ướng trên khi thu hoạch trễ. Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên giảm trung bình
11.3% và lên đến 50% nếu bị thu hoạch trễ từ 4-6 ngày. Xu hướng này như nhau đối với cả
mùa khô và mùa mưa. Tỉ lệ gạo gãy giữa các giống gạo chênh lệch nhiều (0.9 đến 60.5%)
vào ngày thứ 6 sau ngày chín sinh lý cho thấy có thể lựa chọn giống gạo phù hợp để canh tác
nhằm giảm thiểu mức độ gãy hạt do thu hoạch trễ hạn gây ra. Báo cáo chi tiết ả
nh hưởng của
thời điểm thu hoạch lên tỉ lệ nứt gãy hạt và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên được trình bày trong Phụ
lục 1.
Thu hoạch gạo sớm hạn vài ngày (trước ngày chín sinh lý) tốt hơn thu hoạch trễ hạn từ 4 đến
6 ngày vì thu hoạch trễ hạn làm cho hạt gạo dễ bị nứt gãy. Tình trạng này sẽ càng trầm trọng
hơn ngay cả trong trường hợp thu hoạch bằng tay như
nghiên cứu này vì thời điểm thu hoạch
bị kéo dài do không có máy gặt hoặc thiếu nhân công. Do đó, việc sử dụng các phương pháp
thu hoạch phù hợp như máy gặt đập liên hợp để hạn chế thu hoạch trễ hạn là cần thiết. Ngoài
việc hạn chế tác động thất thoát hạt do thu hoạch trễ hạn, cơ khí hóa khâu thu hoạch có thể
làm giảm 1.5% tổn thất hạt do không tuốt lúa sau khi thu hoạch bằng máy.


4

5. Minh chứng lợi ích sử dụng máy sấy tĩnh vỉ ngang và
máy sấy tầng sôi:

Sấy lúa trở thành vấn đề ở ĐBSCL từ những năm 1980 khi tăng thêm vụ lúa thu hoạch trong
mùa mưa. Sấy lúa không những giảm thất thoát hạt do hư hỏng và lúa mọc mầm gây ra mà
còn là một cơ hội can thiệp quan trọng để giảm thiểu hiện tương nứt hạt gạo sau khi sấy và
giai đoạn xay xát sau đó. Các hoạt động của dự án đã thực hiện các thí nghiệm sấy
ở điều

kiện trong phòng thí nghiệm và thực tế để cải thiện hiệu quả sấy và tuyên truyền ứng dụng
sấy lúa sử dụng máy sấy tĩnh vỉ ngang và máy sấy tầng sôi.

Nghiên cứu này bao gồm các thí nghiệm và điều tra khảo sát về máy sấy tĩnh vỉ ngang với
trọng tâm hiện tượng nứt hạt gạo và so sánh các chế độ sấy đảo gió. Kết quả cho thấy cả
hai
máy sấy qui mô sản xuất 8 tấn và qui mô phòng thí nghiệm 20 kg, ảnh hưởng của đảo gió là
giảm sai biệt ẩm độ cuối rất rõ ràng; tuy nhiên, ảnh hưởng này đến thời gian sấy và tốc độ
sấy là khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Sấy cơ học dù là có hay không có đảo gió
đều tốt hơn phơi nắng xét trên phương diện làm giảm nứt hạt. Tuy nhiên, khi so với đối
chứng là mẫu sấy bóng râm, sấy c
ơ học (có hay không có đảo gió) làm giảm tỉ lệ thu hồi gạo
nguyên và tăng nứt; yếu tố ảnh hưởng chưa cụ thể có thể là do tốc độ sấy. Hiện tượng tỉ lệ
thu hồi gạo nguyên giảm không nhất quán, thấp hơn hoặc cao hơn một ít trong mỗi cặp thí
nghiệm giữa đảo gió và không đảo gió; kết quả này không như dự đoán với số liệu sai biệt
ẩm độ cuối đã đo đạc. Thí nghiệm trên máy sấy 4 tấn ở Long An có trang bị bộ thu phụ năng
lượng mặt trời cho chất lượng hạt tốt và minh chứng tính kinh tế cao.

Thời gian sấy thực tế sử dụng máy sấy tĩnh là từ 8-10 giờ đối với lúa ướt nếu nông hộ muốn
giảm hàm ẩm của hạt xuống mức ẩm bảo quản (14% cơ
sở ướt) Do đó, trong trường hợp
nông hộ cần giảm ẩm hạt cấp tốc trong mùa mưa đến khoảng 15-16%, có thể sử dụng máy
sấy tầng sôi như một máy sấy gọn. Sử dụng phương pháp bề mặt đáp ứng RSM để xác định
các điều kiện sấy tối ưu tỉ lệ thu hồi gạo nguyên với máy sấy tầng sôi ở nhiệt độ
sấy cao.
Nhiệt độ sấy và thời gian sấy ở giai đoạn 1 của thí nghiệm RSM (75-87
o
C và 2.5 phút) đạt
hiệu quả về tốc độ sấy và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. Ở điều kiện tối ưu, tỉ lệ thu hồi gạo
nguyên tương đương với mẫu đối chứng. Tuy nhiên, các thí nghiệm đánh giá cảm quan cho

thấy độ trắng của mẫu tối ưu thấp hơn mẫu đối chứng, do đó làm giảm điểm cảm quan của
m
ẫu tối ưu. Phụ lục 2 trình bày chi tiết phương pháp tiến hành và kết quả của thí nghiệm này.




5
6. Các thí nghiệm xay xát minh chứng lợi ích của xay xát
cối rulô so với cối đá
Hiện nay máy sấy chỉ có khả năng sấy cho khoảng 30% lượng lúa tươi của hệ thống sau thu
hoạch ở ĐBSCL. Hầu hết nông hộ thường phơi lúa. Ngoài ra, thương lái trả giá lúa ẩm độ
14% và 17-18% không khác biệt lắm. Do đó, nông hộ thích phơi lúa đến ẩm độ cuối 17-18%
dẫn đến tình trạng có một khối lượng lớn lúa ẩm độ cao (17-18%) cần được xay xát. Nhà
máy xay vì vậy sử dụng cối
đá để xay lúa có ẩm độ cao. Hệ thống này làm giảm tỉ lệ thu hồi
gạo nguyên và cần được khảo sát.

Đề án đã thực hiện hai thí nghiệm xay xát trên hai nhà máy có qui mô vừa và lớn (1 tấn/giờ
và 7 tấn/giờ). Mục đích chính của các thí nghiệm xay xát là (i) đánh giá hiệu quả xay xát hiện
tại và đề xuất cách tiếp cận mới để đạt được hiện quả xay xát tốt hơn; (ii) đề xuất phương án
nâng cấp hệ thống xay xát hiện tại lên hệ thống tốt hơn với vốn đầu tư nhỏ; (iii) đề nghị một
mô hình chuỗi quản lý gạo tích hợp từ thu hoạch đến xay xát nhằm giúp chất lượng gạo tốt
hơn và tạo thu nhập cao hơn cho nông hộ.

Thí nghiệm xay xát đầu tiên được thực hiện trên hệ thống xay xát 1 tấn (
RS10P – SINCO) tại TP
Cần Thơ. Mục đích của thí nghiệm này là xác định ảnh hưởng của ẩm độ lúa đến tỉ lệ thu hồi
gạo nguyên khi sử dụng cối cao su. Giống gạo thí nghiệm là OM1490 và so sánh giữa ba
mức ẩm độ (14, 15 & 16%). Kết quả cho thấy tỉ lệ thu hồi gạo nguyên không khác biệt giữa

gạo ẩm độ 14% và 15%. Tuy nhiên, khi độ ẩm của lúa 16%, tỉ lệ thu hồi gạo nguyên giảm
đáng kể từ 46.7% xuống 37%. Chênh lệch này khá cao và cho thấy tầm quan trọng của độ ẩm
lúa đối với hiệu quả xay xát. Kết quả thí nghiệm đã được trình bày trong báo cáo MS11.

Thí nghiệm thứ hai thực hiện với hệ thống xay xát 7 tấn/giờ trên hai giống gạo (OM6561 và
IR50404) ở hai mức ẩm (14% và 17-18%) sử dụng hai kỹ thuật xay xát, đó là cối đá và cối
cao su. Hiện tại ở ĐBSCL 60% lượng lúa được xay bằ
ng cối đá và 40% còn lại xay bằng cối
cao su. Kỹ thuật cải tiến xay xát 0-30% lúa đối với cối đá và 70-100% lúa bằng cối cao su.
Trong thí nghiệm này, hệ thống xay xát cải tiến xay 30% lúa bằng cối đá và 70% bằng cối
cao su được gọi là xay cối cao su 70% cải tiến và ký hiệu là M70RD. Tương tự, hệ thống cải
tiến xát 100% bằng cối cao su được ký hiệu là M100RD. Hệ thống xay xát truyền thống chỉ
xát 30% lúa bằng cố
i cao su ký hiệu là M30RD. Thí nghiệm này thực hiện tại nhà máy Hùng
Lợi, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.

Trong thí nghiệm này đã thu được các kết quả sau:

A. Thí nghiệm thứ nhất (tháng 03 năm 2009)

1) Đối với lúa có ẩm độ 17-18%, hệ thống M70RD cho hệ số thu hồi gạo có 15% tấm
(được gọi là”gạo 15”) cao hơn 2.44% so với hệ thống M30RD.
2) Trong hệ thống M70RD, kết quả cho thấy tỉ lệ thu h
ồi của gạo 14.5% ẩm (gạo 15)
cao hơn gạo ẩm 17-18% một tỉ lệ 3.25%.

6

Kết quả trên chứng tỏ rằng hệ thống cải tiến M70RD áp dụng cho gạo 14% ẩm cải thiện tỉ lệ
thu hồi gạo nguyên.

B. Thí nghiệm thứ hai (tháng 08 năm 2009)
Kết quả thí nghiệm này được trình bày trong Bảng 1 sau đây.


Bảng 1. Tổng tỉ lệ thu hồi và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên
Số

Gạo lức Gạo trắng
1 2
1 70 % CD + 30% CS (phơi nắng) (M30RD) 82,66% 40,71%
2 30 % CD + 70% CS (phơi nắng) (M70RD) 84,53% 35,89%
3 30 % CD + 70% CS (sấy máy) (M70RD) 86,43% 53,36%
4 70 % CD + 30% CS (sấy máy) (M30RD) 85,00% 49,28%
CD: cối đá; CS: cối cao su

Kết quả cho thấy:
Đối với lúa phơi nắng (ẩm độ = 17%): Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên của cối đá 70% (M30RD)
cao hơn tỉ lệ thu hồi gạo nguyên của cối đá 30% (40,71%-35,89%).
Đối với lúa sấy (ẩm độ = 14-15%): Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên của cối đá 70% (M30RD)
thấp hơn tỉ lệ thu hồi gạo nguyên của cối đá 30% (49,28%-53,36%).
Tỉ lệ thu hồi g
ạo nguyên của lúa sấy bằng máy cao hơn lúa phơi 13-14%. Do đó, bóc trấu
sử dụng cối cao su chỉ cải thiện tỉ lệ thu hồi gạo nguyên trong trường hợp lúa được sấy
đúng ẩm độ 14-15%.
Phụ lục 3 trình bày báo cáo kỹ thuật của những thí nghiệm xay xát này.

7. Kết quả khảo sát đánh giá tác động của dự án
Điều tra nông hộ được thực hiện tại HTX Tân Phát, Tân Hiệp, Kiên Giang trong tháng 03
năm 2009. Mục đích của đợt khảo sát này là đánh giá tác động của chương trình CARD
026/VIE-05 kể từ khi dự án bắt đầu vào tháng 09 năm 2006. Bảng khảo sát thiết kế 31 câu

hỏi xoay quanh các nội dung kiến thức, thái độ và phương pháp canh tác ở nhiều nội dung
hoạt động khác nhau của dự án. Tổng số nông hộ tham gia khảo sát này là 162 trong mùa khô
2009 bao gồm cả những nông h
ộ đã tham gia khóa huấn luyện của CARD (41%, 66/162
người tham gia). Phương pháp điều tra là phỏng vấn 1-1. Kết quả khảo sát được trình bày sau
đây:


Hệ thống
Sản phẩm

7
7.1 Thời điểm thu hoạch
Thời điểm thu hoạch là cơ hội can thiệp đầu tiên trên đồng để giảm thiểu tổn thất hạt sau
thu hoạch. Các kết quả thí nghiệm của chương trình CARD trong các mùa vụ 2006-2008
cho thấy thu hoạch trễ 4-6 ngày sau thời điểm chín sinh lý của hạt (tùy vào từng giống
gạo) sẽ làm giảm tỉ lệ thu hồi gạo nguyên từ 9-50%. Trong tổng số 162 nông h
ộ tham gia
khảo sát, 95.1% nông hộ ý thức được tác động tiêu cực của việc thu hoạch trễ so với thời
gian thu hoạch khuyến cáo cho từng giống lúa. 49.35% nông hộ tham gia khảo sát nắm
bắt được thông tin này qua các hoạt động của chương trình CARD phối hợp với Trung
tâm khuyến nông địa phương bên cạnh sự chủ động tìm hiểu thông tin của nông hộ (Hình
1). Tuy ý thức được thu hoạch trễ gây ra tổn thất hạt nhưng có đến 45.34% nông h
ộ thu
hoạch trễ với lý do phổ biến nhất là thiếu nhân công (65.82%) và thiếu máy gặt (25.32%).
Điều đó cho thấy sự đầu tư về trang thiết bị phục vụ cơ giới hóa công tác thu hoạch là hết
sức cần thiết cùng với công tác tuyên truyền khuyến nông về ích lợi của thu hoạch lúa
đúng thời điểm.

7.2 Phương pháp thu hoạch

Hình 2 mô tả phần trăm nông hộ tham gia khảo sát s
ử dụng các phương pháp thu hoạch
khác nhau trước khi chương trình CARD bắt đầu (năm 2006) và vào năm 2009. Cách đây
3 năm, tỉ lệ nông hộ gặt lúa bằng phương pháp thủ công rất cao (83.65%). Đến nay, số
lượng nông hộ gặt thủ công đã giảm đáng kể khoảng 70%. Đa số các nông hộ tham gia
khảo sát đều có kiến thức đúng đắn về phương pháp thu hoạch. Ví dụ có khoảng 80%
nông hộ biết rằng công tác tu
ốt lúa cần được tiến hành ngay lập tức sau khi thu hoạch
(80%).

7.3 Phơi sấy lúa
Phơi sấy là cơ hội can thiệp rất quan trọng để tối thiểu hóa sự nứt gãy hạt gạo sau sấy và
trong quá trình xay xát sau đó. Theo các thí nghiệm do chương trình CARD thực hiện,
ước tính trung bình tổn thất do tập quán phơi đồng và phơi sân khoảng 8.7% trong vụ
Đông-Xuân và có khả năng tổn thất trong mùa mưa sẽ cao hơn do thay đổi c
ủa thời tiết
và mưa bão. Như trình bày trong Hình 3, thấy tỉ lệ nông hộ làm khô lúa bằng phơi tự
nhiên giảm đáng kể (từ 79.50% năm 2006 xuống còn 39.75%) và số nông hộ sử dụng
máy sấy tăng khoảng 40% (8.70% đến 47.83% trong vòng 3 năm 2006-2009). Hai
nguyên nhân khiến 12% nông hộ không thể ứng dụng sấy cơ học là không có máy sấy và
chi phí sấy cơ học còn cao. Mặc dù có trên 80% nông hộ ý thức được sấy lúa bằng máy
tốt hơn phơ
i và giảm sự nứt gãy trong quá trình xay xát (92.50%) nhưng chỉ có 53% nông
hộ biết rõ là áp dụng kỹ thuật sấy sẽ làm tăng chất lượng gạo khi xát. Số nông hộ còn lại
cho rằng kỹ thuật sấy tốn năng lượng (21.12%) và có đến 26.09% nông hộ trả lời rằng
không biết gì về kỹ thuật sấy. 63.3% nông hộ biết được thông tin về sấy lúa tốt hơn phơi
là nhờ chương trình CARD và Trung tâm khuyến nông (Hình 4).


8


Hình 1. Ba nguồn cung cấp kiến thức
thu hoạch của nông hộ tham gia khảo
sát.
Hình 2. So sánh các phương pháp thu hoạch nông hộ
sử dụng năm 2006 và 2009.

Hình 3. Xu hướng phơi tự nhiên và sấy cơ
học trong năm 2006 và 2009.
Hình 4. Ba nguồn cung cấp kiến thức sấy
cho nông hộ tham gia khảo sát.

7.4 Công tác huấn luyện và khuyến nông
Trong 162 nông hộ tham gia khảo sát, tỉ lệ nông hộ đã từng tham gia các hoạt động huấn
luyện trong khuôn khổ chương trình CARD là 41% (66 người). Tỉ lệ nông hộ đánh giá
các buổi tập huấn là rất hữu ích và hữu ích rất cao (98.5%), chỉ có 1.52% nông hộ cho
rằng đã biết những thông tin được cung cấp trong buổi tập huấn. Hình 5 so sánh giữa tỉ lệ
nông hộ có tham dự tập huấn trong ch
ương trình CARD (41%, 66/162 người) và số lượng
nông hộ trong khảo sát này trả lời đúng các câu hỏi mang tính kiến thức về thời điểm thu
hoạch, phương pháp thu hoạch và sấy lúa (162 nông hộ bao gồm người có tham dự và
không tham dự tập huấn do CARD tổ chức). Kết quả cho thấy tỉ lệ nông hộ tham gia khảo
sát trả lời đúng kiến thức về thời điểm thu hoạch (95.1%), phương pháp thu hoạch (63%)
và s
ấy lúa (80%) cao hơn tỉ lệ nông hộ đã tham dự tập huấn của CARD (41%). Như vậy
nông hộ tham gia khảo sát mà không dự tập huấn của CARD đã có nguồn kiến thức khác.
Điều này có thể giải thích một phần là nhờ vào hiệu ứng lan tỏa từ các buổi tập huấn
trong cộng đồng nông hộ khá lớn khi có đến 54/66 nông hộ (91.5%) tham gia các hoạt
động tập huấn của CARD đã thuật lạ
i các thông tin thu nhận được cho những người láng


9
giềng không tham gia tập huấn. Ngoài ra, nông hộ cũng rất chủ động học hỏi để nâng cao
kiến thức canh tác lúa. Các nông hộ cho rằng để tăng hiệu quả của buổi tập huấn cần kết
hợp thuyết trình bài giảng và tham quan thực tế (54.5%) và mời các chuyên gia thuyết
trình (31.8%).

7.5 Hợp tác xã
Trong 162 nông hộ tham gia khảo sát, tỉ lệ nông hộ có tham gia Hợp tác xã là 83.2% (bao
gồm cả HTX có lắp máy của CARD và HTX không có lắp máy củ
a CARD). Hầu hết
nông hộ đều cho rằng hợp tác xã vẫn là kênh cung cấp thông tin hiệu quả nhất về mặt
tuyên truyền kiến thức nhà nông (86.25%), cung cấp thông tin và hỗ trợ sản xuất (73.5%).
Tuy nhiên chỉ có 41.9% nông hộ nghĩ rằng sẽ sử dụng máy sấy và máy gặt đập do Hợp
tác xã quản lý để làm giảm tổn thất và nâng cao giá trị lúa gạo. Lý do các nông hộ chuộng
sử dụng máy sấy và máy gặt đập bên ngoài hợp tác xã không đượ
c khảo sát trong nghiên
cứu này nhưng kết quả cho thấy cần nâng cao tính hiệu quả của các trang thiết bị phục vụ
sản xuất do Hợp tác xã quản lý.

7.6 Tác động của dự án đối với tiểu nông hộ
Nhìn chung, các thông tin như đã trình bày như trên cho thấy các hoạt động của CARD
thực hiện trong hai năm qua đã có tác động rất tích cực đến kiến thức và tập quán canh
tác của nông hộ trong các hợ
p tác xã có tham gia dự án này. Kết quả khảo sát chứng tỏ
kiến thức và tập quán canh tác của nông hộ đã được nâng cao, ví dụ ít phơi lúa hơn, sấy
cơ học nhiều hơn và sử dụng máy móc để thu hoạch lúa nhiều hơn. Rõ ràng là những thay
đổi này một phần là nhờ vào hoạt động khuyến nông do CARD và các trung tâm khuyến
nông phối hợp tổ chức.




Hình 5. So sánh tỉ lệ các nông hộ tham gia khảo sát có tham gia hoạt động huấn luyện của
CARD (41%, 66/162 nông hộ) và tổng số nông hộ được khảo sát (162 bao gồm có và không có
tham gia hoạt động của CARD) trả lời đúng các câu hỏi kiến thức về thời điểm thu hoạch,
phương pháp thu hoạch và sấy lúa.


10
Sử dụng trắc nghiệm t và F trong phân tích thống kê để so sánh giữa hai nhóm đối tượng
trong khảo sát là nông hộ có tham gia tập huấn của CARD và nhóm nông hộ chưa tham
gia bất kỳ tập huấn nào của CARD tổ chức. So sánh hai nhóm trong hai đối tượng: luồng
thông tin và kiến thức lúa gạo dựa trên câu trả lời của hai nhóm trong điều tra khảo sát.
Câu hỏi về luồng thông tin là Câu 2, 7 và 16 và khảo sát kiến thức của nông hộ bằng các
câu hỏi 8, 10, 15 và 17 (xem bảng câu hỏi điều tra trong Phụ lục 3). Kết quả phân tích
thống kê như trình bày trong Phụ lục 4 cho thấy sự khác biệt về “luồng thông tin” giữa
hai nhóm có và không có tập huấn CARD là không đáng kể (P > 0.05). Phân tích tỉ lệ câu
trả lời đúng kiến thức trong khảo sát giữa hai nhóm có và không có tham gia tập huấn
CARD cho thấy sự khác biệt giữa hai nhóm này cũng không có ý nghĩa (P>0.05). Kết quả
này nhấn mạnh hiệu ứng lan truyền trong cộ
ng đồng nông hộ. Kiến thức của nông hộ
được nâng cao thông qua các buổi huấn luyện, hoạt động khuyến nông, thao diễn và hiệu
ứng lan truyền. Các máy gặt đập, máy sấy do CARD hỗ trợ đã tạo cơ hội cho nông hộ sử
dụng trong canh tác. Kết quả là tỉ lệ nông hộ ứng dụng kỹ thuật canh tác thích hợp và tỉ lệ
nông hộ lắp đặt máy sấy, máy gặt tăng cao so với ba năm tr
ước đây khi chương trình bắt
đầu.

8. Công tác huấn luyện
8.1 Huấn luyện nông hộ


Là một trong những mục tiêu chính của chương trình này, dự án đã tổ chức các hoạt động tập
huấn và thao diễn cho cán bộ khuyến nông và nông hộ trong các mùa vụ liên tiếp từ tháng 02
năm 2007 ở tỉnh Kiên Giang và TP Cần Thơ. Các khóa huấn luyện và hoạt động thao diễn
nhằm tuyên truyền cho nông hộ và cán bộ khuyến nông các lợi ích của sấy cơ học so với phơi
nắng và các giá tr
ị kinh tế đạt được của việc thực hiện đúng thời điểm và phương pháp thu
hoạch. Bảng 2 tóm tắt tổng số các khóa huấn luyện và số lượng nông hộ và cán bộ khuyến
nông đã tham gia hoạt động này do chương trình CARD tổ chức. Tổng cộng đã tổ chức 16
buổi huấn luyện (1 ngày) cho nông hộ và 1 khóa huấn luyện dành riêng cho cán bộ khuyến
nông tổ chức ở Cần Thơ
(25.07.2008). Cho đến thời điểm này, đã huấn luyện cho 2312 nông
hộ và 300 cán bộ khuyến nông về các vấn đề nứt gãy hạt và kiểm soát chất lượng lúa gạo
trong quá trình thu hoạch và sau thu hoạch (Bảng 2). Như vậy mục tiêu huấn luyện cho 1800
nông hộ và cán bộ khuyến nông như dự án đề ra (520 nông hộ/năm và 39 cán bộ khuyến
nông/năm) đã hoàn thành.

Nội dung huấn luyện gồm có 3 bài giảng về thời đi
ểm thu hoạch, phương pháp thu hoạch và
kỹ thuật sấy, sau đó là các buổi trình diễn máy sấy và máy gặt đập liên hợp (Hình 6-10). Các
học viên tham quan máy sấy tại địa phương và tổ chức thảo luận ngay sau đó. Sau mỗi buổi
huấn luyện, học viên cùng thảo luận các vấn đề liên quan (Hình 11-13). Tài liệu cho các hoạt
động khuyến nông là sách mỏng trình bày các kết quả đạt được của đề án (Hình 14).




11
Bảng 2. Số lượng nông hộ và cán bộ khuyến nông được huấn luyện ở các mùa vụ khác nhau.


Số lượng nông hộ
được huấn luyện
Số lượng cán bộ khuyến
nông tham gia
Tỉnh, thành Quận, huyện Ngày
1 ngày Tổng
1. Kiên Giang
(Mùa khô)
Tân Hiệp
Giồng Riềng
25/02/2007
26/02/2007
124
189

313
10
15

25
1. Kiên Giang

2. Cần Thơ
(Mùa mưa)
Châu Thành
Hòn Đất

Phong Điền
Cờ Đỏ
Thốt Nốt

Vĩnh Thạnh
28/7/2007
29/7/2007

22/9/2007
23/9/2007
29/9/2007
30/9/2007
181
178

195
139
165
167






1025
10
12

12
12
15
18







79
1. Kiên Giang
(Mùa khô)
2. Cần Thơ
An Biên
Gò Quao
Ô Môn
Cờ Đỏ
08/3/2008
09/3/2008
10/3/2008
11/3/2008
183
159
135
183



660
10
11
10
10




41
1. Kiên Giang
(Mùa mưa)
Giồng Riềng 12/07/2008 82 13
Châu Thành 13/07/2008 76 158 07 20
2. Cần Thơ
(Mùa mưa)
Vĩnh Thạnh 23/07/2008 81 15
Thốt Nốt 24/07/2008 75 20
TP Cần Thơ 25/07/2008 0 156 100 135
Tổng cộng
Mùa khô 2007-2008: 2312 300




Hình 6. Đông đảo đại biểu tham dự huấn
luyện tại Hội trường ngày 25.02.2007
Hình 7. Tham quan máy gặt đập liên hợp tại
HTX Tân Phát A sau buổi huấn luyện
25.02.2007

12

Hình 8. TS Trương Vĩnh trình bày bài học
thu hoạch tại huyện An Biên, Kiên Giang
ngày 08.03.2008
Hình 9. Tham quan máy sấy đảo chiều gió 8 tấn

(HTX Tân Phát A) sau buổi huấn luyện.

Hình 10. Thao diễn máy gặt đập liên hợp Hình 11. Thảo luận sau bài học ở Cần Thơ





13


Hình 12. Thảo luận trong hội thảo tại huyện Cờ Đỏ 24.07.2008



Hình 13. Thảo luận sau buổi trình diễn máy sấy và máy gặt đập liên hợp



14

Hình 14. Các đại biểu đang đọc tờ rơi phân phát trong hội thảo tổ chức tại Giồng Riềng, Kiên
Giang ngày 12.07.2008

8.2 Các chuyến học tập tham quan cho nông hộ và nhà cung cấp dịch vụ
Các chuyến học tập tham quan được tổ chức trong khuôn khổ các chương trình huấn luyện đã
liệt kê trong Bảng 2. Một số hình ảnh của hoạt động này được trình bày trong Hình 15-18.

Hình 15. Tham quan học tập ngày 15/12/07
(thảo luận)

Hình 16. Tham quan học tập ngày 15/12/07
(trình diễn máy sấy)

15
Hình 17. Tham quan học tập ngày 16/12/07 (Cơ
sở máy gặt đập liên hợp Hoàng Thắng)
Hình 18. Tham quan học tập ngày 16/12/07
(Trình diễn máy gặt đập liên hợp Hoàng
Thắng)


8.3 Hoạt động trình diễn

Trong ba năm qua, các trang thiết bị sau thu hoạch do dự án tài trợ như máy gặt xếp dãy, máy
suốt lúa, gặt đập liên hợp, máy sấy được lắp đặt ở các hợp tác xã tham gia dự án nhằm trình
diễn lợi ích của các phương pháp thu hoạch và sấy cải tiến so với các phương pháp truyền
thống. Hình 19-22 minh họa một số máy thu hoạch và máy sấy do dự án tài trợ. Các trang
thiết bị này đượ
c sử dụng trong các buổi thao diễn sau mỗi buổi hội thảo và các tiểu nông hộ
cũng có thể tiếp cận các máy móc này dưới sự quản lý của hợp tác xã thành viên dự án. Sự
sẵn có của các trang thiết bị đã tăng cường tác động của công nghệ sau thu hoạch phù hợp mà
tiểu nông hộ có thể ứng dụng được.






Hình 19. Máy sấy SDG-4 (đảo chiều gió, 4-tấn/mẻ) với bộ thu năng lượng mặt trời (phát triển
tại NLU đầu năm 2007). Hệ thống sấy này đã được lắp đặt tại HTX Gò Gòn, tỉnh Long An.



16



Hình 21. Máy sấy thí nghiệm đảo chiều 1 tấn: thổi từ dưới lên và từ trên xuống



Hình 22. Máy gặt đập liên hợp Nhựt Thành trên đồng ruộng tại HTX Tân Phát.


Hình 20. Máy gặt xếp dãy 1.3m tài trợ
cho HTX Tân Thới (Cần Thơ)

17
8.4 Lắp đặt cối xát và huấn luyện chủ xay/nhân viên điều hành máy xay xát

Để thực hiện các thí nghiệm xay xát, dự án đã lắp đặt một cối cao su tại nhà máy Hùng Lợi
(Hình 23). Nhằm nâng cao nhận thức của chính quyền địa phương, nhà cung cấp dịch vụ, chủ
máy xay, cán bộ khuyến nông và nông hộ về kỹ thuật xay xát, dự án đã tổ chức hội thảo Hiện
trạng xay xát và biệ
n pháp nâng cao chất lượng xay xát tại ĐBSCL”vào ngày 6.12.2008 tại
Hội trường UBND huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang với sự tham dự của khoảng 70 chủ máy
xay, nhà cung cấp dịch vụ và công ty cơ khí chế tạo.


Hình 23. GS Bhesh Bhandari và PGS.TS Trương Vĩnh trao đổi với chủ nhà máy xay Hùng Lợi,
huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang về vấn đề hợp tác thực hiện thí nghiệm xay xát.


Trong khuôn khổ của chương trình CARD 026/VIE-05 về điều tra, kiểm soát sự nứt hạt trên
đồng ruộng và sau thu hoạch ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), hội thảo “Hiện trạng
xay xát và biện pháp nâng cao chất lượng xay xát tại ĐBSCL” đã được tổ chức vào ngày
6.12.2008 tại Hội trường Ủy ban Nhân dân huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Nội dung Hội
thảo tập trung vào báo cáo hiện trạng xay xát theo kết quả đi
ều tra đã thực hiện trong 2 năm
(2006-2008), giới thiệu các trang thiết bị và dây chuyền xay xát tiên tiến và đánh giá hiệu quả
đầu tư, phương án hiện đại hóa hệ thống xay xát gạo ở ĐBSCL (Hình 24-28). Các vấn đề
thảo luận xoay quanh các khó khăn của chủ nhà máy xay và các biện pháp nâng cao chất
lượng xay xát. Hội thảo đã qui tụ được sự tham gia, trình bày báo cáo và trao đổi kinh
nghiệm của các chuyên gia bao gồm các chủ nhà máy xay, các nhà cung cấp dịch vụ, cán bộ

khuyến nông và cán bộ của ĐH Nông Lâm TP.HCM. Các đại biểu đã trình bày và thảo luận
hiện trạng hệ thống xay xát ở ĐBSCL, đặc biệt là của huyện Tân Hiệp là nơi có nhiều nhà
máy xay xát tại tỉnh Kiên Giang. Báo cáo sơ bộ nội dung hội thảo này đã được đề cập trong
MS 11.




18

Hình 24a. Hệ thống xay xát công suất 7 tấn/giờ sử dụng trong thí nghiệm xay xát.

Hình 24b. Cối cao su do dự án CARD hỗ trợ lắp đặt.



19


Hình 25. Hội thảo xay xát tổ chức tại huyện Tân
Hiệp, Kiên Giang vào tháng 12.2008.
Hình 26. Thảo luận trong hội thảo.

Hình 27. Các đại biểu tham dự hội thảo. Hình 28. Tham quan nhà máy xay xát ở Tân Hiệp.


9. Lợi ích vật chất và tài chính
Để đạt được các lợi ích vật chất và tài chính cho nông hộ bằng cách kiểm soát nứt hạt gạo đề
án đã đề ra các biện pháp do nông hộ, trung tâm khuyến nông thực hiện như trình bày ở Bảng
3.







20
Bảng 3. Biện pháp thực hiện để đặt được các lợi ích vật chất và tài chính trong sản xuất lúa gạo.
Biện pháp Nơi thực hiện
Chọn thời gian thu hoạch đúng Nông hộ
Áp dụng thu hoạch bằng máy Nông hộ
Chọn giống lúa thích hợp Nông hộ
Sử dụng máy sấy Nông hộ
Kỹ thuật
Lắp đặt hệ thống xay xát cao su Chủ máy xay
Thiết lập nhiều HTX điểm cho huấn luyện Cấp tỉnh
Khuyến

nông
Tuyên truyền thông tin kiểm soát nứt hạt gạo
thông qua các HTX
Cán bộ khuyến nông
Tài chính Thúc đẩy hỗ trợ máy thu hoạch và máy sấy cho
nông hộ
Cấp tỉnh


9.1 Dữ liệu tích hợp tổn thất trong thu hoạch và sau thu hoạch của lúa gạo và các
thông tin về việc sử dụng máy thu hoạch và máy sấy
Trên cơ sở các thí nghiệm và điều tra đã thực hiện trong dự án CARD026/VIE05, Bảng 4
trình bày các số liệu tổn thất hạt và tổn thất giá trị trung bình tại mỗi giai đoạn trong toàn bộ
quá trình sản xuất từ thu hoạch đến xay xát. Nhờ sử dụng các công nghệ
mới như máy gặt
đập liên hợp, máy sấy và hệ thống xay xát cải tiến, tổng tổn thất lúa gạo được giảm đáng kể
như bảng phân tích trình bày sau đây.

Bảng 4. Đánh giá tổng kết tổn thất trong thu hoạch và sau thu hoạch (chuyển thành tổn thất hạt
= kg/100 kg hạt khô).
Thời điểm
thu hoạch
Phương
pháp thu
hoạch
Tuốt lúa Phơi nắng Sấy lúa Xay xát Tổng
tổn
thất,
%
Chuỗi

Đồng(VL=8.7%) 13.1 1
Sân(VL=4%) 8.4 2
Đúng(0%) 4.4 3
Thủ công/
Gặt xếp dãy
(GL=2.9%)

(VL=1.5%)
sai (VL=5%) 9.4 4
Sân(VL=4%) 6.7 5
Đúng(0%) 2.7 6
ĐÚNG
(VL=0%)
Máy GDLH
(GL=1.2%
VL = 1.5%)
KHÔNG
(0%)
sai (VL=5%)
Cải tiến
(0%)
7.9 7
Đồng(V=8.7%) 20.6 8
Sân(VL=4%) 15.9 9
Đúng(0%) 11.9 10
Thủ công/
Gặt xếp dãy
(GL=2.9%)

(VL=1.5%)

sai (VL=5%) 16.9 11
Sân(VL=4%) 14.2 12
Đúng(0%) 10.2 13
TRỄ
(VL=3.5%)
Máy GDLH
(GL=1.2%
VL = 1.5%)
KHÔNG
(0%)
sai (VL=5%)
Thông
thường
(4%)
15.2 14
Note: VL= Value losses, GL= Grain losses.




21

Thời điểm
thu hoạch
Phương
pháp thu
hoạch
Tuốt lúa Phơi nắng Sấy lúa Xay xát Tổng
tổn
thất,

%
Chuỗi
Đồng(VL=8.7%) 17.1 15
Sân(VL=4%) 12.4 16
Đúng(0%) 8.4 17
Thủ công/
Gặt xếp dãy
(GL=2.9%)

(V=1.5%)
sai (VL=5%) 13.4 18
Sân(VL=4%) 10.7 19
Đúng(0%) 6.7 20
ĐÚNG
(VL=0%)
Máy GDLH
(GL=1.2%
VL = 1.5%)
KHÔNG
(0%)
sai (VL=5%)
Thông
thường
(4%)
11.9 21
Đồng(VL=8.7%) 16.6 22
Sân(VL=4%) 11.9 23
Đúng(0%) 7.9 24
Thủ công/
Gặt xếp dãy

(G=2.9%)

(VL=1.5%)
sai (VL=5%) 12.9 25
Sân(VL=4%) 10.2 26
Đúng(0%) 6.2 27
TRỄ
(VL=3.5%)
Máy GDLH
(GL=1.2%
VL = 1.5%)
KHÔNG
(0%)
sai (VL=5%)
Cải tiến
(0%)
11.2 28

Bảng 4 trình bày 28 chuỗi sản xuất có thể xảy ra khi duy trì phương pháp truyền thống hay
ứng dụng phương pháp mới trong 1 bước hay toàn bộ quy trình sản xuất lúa gạo từ thu hoạch
đến xay xát. Tổng tổn thất thu hoạch là tổng số của tổn thất từng bước là, thời điểm thu
hoạch, phương pháp thu hoạch, tuốt lúa, sấy (phơi nắng hay sử dụng máy sấy) và xay xát. Ví
dụ, tổn thất cao nhấ
t thuộc về chuỗi số 8 với 20.6% tổng tổn thất trong đó thu hoạch trễ hạn
3.5%, cắt tay (2.9%), tuốt lúa (1.5%), phơi đồng (8.7%) và xay bằng hệ thống thông thường
(4%). Ngược lại, nếu áp dụng các kỹ thuật mới cho toàn bộ quy trình, tổng tổn thất giảm chỉ
còn 2.7% như trình bày trong chuỗi 6 (thu hoạch đúng hạn, gặt đập bằng máy, không tuốt
lúa, kỹ thuật sấy đúng và áp dụng hệ th
ống xay xát cải tiến). Khi áp dụng bất kỳ cơ hội can
thiệp nào trong bất kỳ công đoạn nào cũng làm giảm tổng tổn thất thu hoạch một cách đáng

kể. Ví dụ, nếu thay thế phơi nắng ở chuỗi 8 bằng sấy lúa đúng kỹ thuật có thể giảm tổng tổn
thất thu hoạch còn 15.9%. Bảng 6 có thể được sử dụng để làm bảng tham khảo nhằm
ước
tính tỉ lệ tổn thất có thể ngăn chặn được khi nông hộ và HTX muốn nâng cấp kỹ thuật sản
xuất lúa gạo của mình.

- Thời điểm thu hoạch: Số liệu thí nghiệm và điều tra khảo sát tại hai HTX Tân Phát A-
Kiên Giang và Tân Thới 1-Cần Thơ cho thấy thu hoạch trễ gây ra tổn thất giá trị trung bình là
3.5%. Khoảng 70% nông hộ ở ĐBSCL đã thu hoạch trễ hạn (theo báo cáo MS7-
CARD026/VIE05).

- Phương pháp thu hoạch: Có thể ước tính số lượng thu hoạch bằng máy ở ĐBSCL tính đến
năm 2009 từ số liệu của các tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp và Long An. Ở Cần Thơ, hiện có
khoảng 165 máy gặt xếp dãy và 170 máy gặt đập liên hợp chiếm khoảng 30% ruộng lúa trong
đó 10% công tác thu hoạch thực hiện bằng máy gặt xếp dãy (Báo cáo của tỉnh Cần Thơ năm
2009). Với diện tích gieo trồ
ng hằng năm 216000 ha, diện tích ruộng lúa thu hoạch bằng
máy ở Cần Thơ là 257 ha/máy/năm. Ở Đồng Tháp, số lượng máy gặt xếp dãy và gặt đập liên

22
hợp ước tính lần lượt là 900 và 285 thực hiện cơ giới hóa thu hoạch 42% ruộng lúa, trong đó
20% ruộng lúa thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp (Báo cáo của tỉnh Đồng Tháp năm
2009). Diện tích trung bình ruộng lúa thu hoạch bằng máy ở Đồng Tháp là 233 ha/máy/năm.
Tại tỉnh Long An, số lượng máy gặt xếp dãy là 2846 và máy gặt đập liên hợp là 756 (Số liệu
của Công ty Nhựt Thành năm 2009), thực hiện thu hoạch bằng máy khoảng 70% ru
ộng lúa
trong đó 35% được thu hoạch bằng máy gặt xếp dãy. Diện tích trung bình ruộng lúa thu
hoạch bằng máy ở tỉnh Long An là 180ha/máy/năm tương đương với công suất máy
4ha/ngày. Số liệu của tỉnh Long An khá hợp lý và gần với công suất thực tế của một máy gặt
đập liên hợp chuẩn (SCH=4ha/ngày) hiện được sử dụng ở ĐBSCL. Chọn số liệu này để ước

tính tỉ lệ ruộng lúa đượ
c thu hoạch bằng máy ở ĐBSCL như trình bày ở Bảng 5.

Bảng 5. Số lượng máy gặt đập liên hợp và máy sấy và hiện trạng cơ giới hóa thu hoạch ở
ĐBSCL
2006 2008(2009)
Địa điểm
Diện
tích
(km
2
)
DT trồng lúa,
2008-2009,
(1000ha)
Cắt lúa
bằng máy
2009
a
, %
Máy gặt
XD
Máy
GDLH
Máy
sấy
b

Máy gặt
XD

Máy GDLH
Máy
sấy
b

MRD 40,263 3357
16%
1868 33 6200 3399 989 (2300) 6600
An Giang 3,406 560
12%
108 11 1481 267 251
1616
Bạc Liêu 2,547 260
2%
30 0 119 40 11
153
Bến Tre 2,322 200
2%
14 0 13 36 0
22
Cà Mau 5,211 130
1%
2 0 41 2 4
61
Cần Thơ 1,389 216
21%
125 8 350 135(165) 51(170)
407
Đồng Tháp 3,238 408
32%

249 1 355 526(900) 105(285)
405
Hậu Giang 1608 86
7%
24 0 350 30 18
400
Kiên Giang 6,269 317
27%
14 0 1100 27(168) 400(800)
1250
Long An 4,993 433
70%
1107 9 400 1846 100 (756)
475
Sóc Trăng 3,223 249
2%
30 3 700 32 16
810
Tiền Giang 2,367 100
28%
51 0 222 285 14
255
Trà Vinh 2,215 182
3%
25 1 184 38 7
204
Vĩnh Long 1,475 216
5%
89 0 487 105 12
542

Nguồn: Dien dan Khuyen nong @ Cong nghe Trung tam khuyen nong Quoc gia-3/2008,, Nhựt Thành Company
2009, Tống Hữu Thuẫn 2006, Báo cáo Bộ NN-PTNT và Danida (2004), CARD data collection 2009. (a): Dữ
liệu tính trên khả năng cắt 180ha/năm (equivalent to Long An data that 70% of rice field cutting by machine in
2009). (b) Máy sấy tĩnh vỉ ngang.


Theo số liệu ở Bảng 5, tỉ lệ ruộng lúa thu hoạch bằng máy ở ĐBSCL trong năm 2009 là 16%,
như vậy 84% được gặt thủ công. Số lượng máy thu hoạch đã tăng từ 1% năm 2006 lên đến
16% trong năm 2009 do nhiều yếu tố tác động trong đó có tác động phần nào của chương
trình CARD. Để minh chứng tác động của chương trình CARD lên sự phát triển của thu
hoạch bằng máy bằng số li
ệu cụ thể là bất khả thi. Tuy nhiên có thể ước lượng ở mức độ
HTX và các tỉnh thành liên quan mà chương trình CARD thực hiện dự án.

- Sấy: với tổng số hơn 660 máy sấy tĩnh vỉ ngang hiện đang được sử dụng ở ĐBSCL có khả
năng sấy khoảng 33% lúa (Báo cáo của chương trình CARD026/VIE05 năm 2009). Từ năm
2006 đến 2008, số lượng máy sấy tĩnh vỉ ngang tăng ch
ỉ 400 máy. Tác động của chương trình
CARD này không nhất thiết chỉ là số lượng máy sấy mà là kỹ thuật sấy để tăng hiệu quả sấy
và đẩy mạnh sử dụng máy sấy. Chương trình đã lắp đặt các máy sấy ở nhiều HTX khác nhau

23
cho thí nghiệm và trình diễn cũng như sử dụng các máy sấy này để huấn luyện nông hộ
phương pháp sấy đúng kỹ thuật nhằm giảm tỉ lệ nứt gãy hạt.

9.2 Đánh giá lợi nhuận thu được của khu vực HTX Tân Phát A
HTX Tân Phát A có 478 ha ruộng lúa và thực hiện hai mùa vụ trong năm. Do đó, tổng diện
tích trồng lúa trong năm là 956ha. Tính cho thời gian hoạt động 45 ngày/năm của một máy
gặt (180ha/nă
m/máy gặt), chỉ cần 5.3 máy gặt đập liên hợp để đáp ứng công tác thu hoạch

cho diện tích gieo trồng này. Tuy nhiên, thời gian thu hoạch ở đây thông thường kéo dài thêm
5 ngày mỗi mùa như trình bày ở bảng 6 là các số liệu tổng hợp từ các dữ liệu thí nghiệm và
khảo sát của dự án. Ví dụ, HTX Tân Phát A trong mùa khô gieo giống OM2517, IR50404 và
AG24, thời gian thu hoạch tối ưu là 86-88 ngày. Tương tự trong mùa khô với giống OM2517
và OM4498, thời gian thu hoạch tối ưu lại là 86-91 ngày. Tậ
p quán ở ĐBSCL hiện nay là
gieo hạt cùng thời điểm để tránh rầy nâu (Nivaparvata lugens).

Bảng 6. Thời điểm thu hoạch tối ưu của một số giống gạo ở các mùa vụ khác nhau.
Giống Mùa vụ Thời điểm thu
hoạch theo nông
hộ
Thời điểm thu
hoạch theo khuyến
cáo của TTKN
Thời điểm thu
hoạch tối ưu theo
thí nghiệm
Mưa
92 87-92 88
OM1490
Khô
92 87-92 92
Mưa
92 90-95 88
OM2718
Khô
92 90-95 92
Mưa
90 85-90 94

OM2517
Khô
86 85-90 86
Mưa
90 90-95 94
OM4498
Khô
91 90-95 91
Jasmine Mưa
98 95-105 98
AG 24 Mưa
90 85-90 94
IR50404 Mưa
92 90-95 92
AG 24 Khô
90 85-90 86
IR50404 Khô
92 90-95 88

Do đó, tổng thời gian thu hoạch của HTX trong hai mùa vụ chỉ có 10 ngày ngắn hơn
thời gian hoạt động của máy gặt đập liên hợp 4.5 lần, ví dụ, công gặt đập cần có là
5.3*4.5=23.85 hay 24 đơn vị SCH. Do đó không nhất thiết các HTX phải mua máy để đáp
ứng các đơn vị SCH yêu cầu mà họ có thể thuê dịch vụ bên ngoài để thực hiện công gặt này
cho đến khi việc sử dụng máy gặt đập liên hợp tr
ở nên phổ biến.

9.3 Lợi nhuận từ việc áp dụng cơ giới hóa phương pháp thu hoạch:
Tại thời điểm năm 2006 HTX Tân Phát A, tỉnh Kiên Giang không có một máy thu
hoạch nào. Tuy nhiên, đến năm 2008 HTX này đã có 4 máy gặt xếp dãy và 16 máy gặt đập
liên hợp trong đó có 1 máy là do chương trình CARD hỗ trợ. Nông hộ trong HTX đã có nhận

thức về lợi ích của việc áp dụng phương pháp thu hoạch phù hợp sau khi nhận được máy gặ
t
đập liên hợp do Chương trình CARD hỗ trợ cũng như sau khi đã tham dự các buổi huấn
luyện của chương trình. Từ đó, các nông hộ đã quyết định mua thêm 15 máy gặt đập liên hợp
trong vòng 2 năm qua 2006-2008. Nếu tính 2 máy gặt xếp dãy tương đương với 1 máy gặt

×