Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Điều tra và kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng và sau thu hoạch ở Đồng Bằng sông Mêkông của Việt Nam - MS13 " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 17 trang )


1


BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Báo cáo tiến độ dự án



026/05VIE
Điều tra và kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng và
sau thu hoạch ở Đồng Bằng sông Mêkông của Việt Nam

MS13
NĂNG LỰC CỦA CÁN BỘ NGHIÊN CỨU TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CÁN BỘ
KHUYẾN NÔNG




• Đánh giá khách quan tăng cường năng lực của cán bộ trường ĐH Nông Lâm và ứng dụng
nghiên cứu vào chương trình giảng dạy
• Đánh giá khách quan cán bộ khuyến nông đã qua huấn luyện trong hoạt động huấn luyện
và ứng dụng kỹ thuật thu hoạch, sấy và xử lý sau thu hoạch cải tiến
• Đánh giá khách quan tăng cường năng lực của HTX thí điểm ứng dụng kỹ thuật sấy và
xay xát cải tiến
(Kết quả 3.3, 3.4 và 4.1)




Tháng 08- 2009


2



ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


MỤC LỤC

1.
 Thông tin về cơ quan hợp tác ___________________________________________ 1
2. Tóm tắt đề án ________________________________________________________ 2
3. Tóm tắt công tác điều hành_____________________________________________ 2
4. Đánh giá khách quan nâng cao khả năng nghiên cứu của ĐH Nông Lâm TP.HCM
3

4.1 Tăng cường năng lực nghiên cứu của cán bộ ĐHNL ___________________________ 3
Học hỏi qua các hoạt động dự án _____________________________________________ 5
Đăng tải các nghiên cứu của dự án ___________________________________________ 6
4.2 Huấn luyện cán bộ tại Úc__________________________________________________ 8
4.3 Hoạt động tham quan của lãnh đạo đề án tại các viện nghiên cứu lúa gạo _________ 9
5. Đánh giá khách quan năng lực của cán bộ khuyến nông trong công tác huấn luyện
và ứng dụng các kỹ thuật thu hoạch, sấy và xử lý STH cải tiến___________________ 10

5.1 Xây dựng năng lực của cán bộ khuyến nông _________________________________ 10
5.2 Xây dựng năng lực cho nhà cung cấp dịch vụ _______________________________ 13
6. Đánh giá khách quan tăng cường năng lực cho HTX thí điểm ứng dụng kỹ thuật

sấy và xay xát cải tiến _____________________________________________________ 13

7. Kết luận____________________________________________________________ 15

1
1. Thông tin về cơ quan hợp tác
Tên đề án
Điều tra và kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng
và sau thu hoạch ở Đồng Bằng sông Cửu Long của
Việt Nam
Cơ quan Việt Nam
Đại Học Nông Lâm TP.HCM
Lãnh đạo đề án Việt Nam
TS Trương Vĩnh
Tổ chức phía Úc
Đại Học Queensland
Nhân sự phía Úc
GS Bhesh Bhandari
GS Shu Fukai
Ngày bắt đầu
Tháng tư 2006
Ngày hòan thành (nguyên bản)
Tháng ba 2009
Ngày hòan thành (sửa lại)
Tháng 10 2009
Định kì báo cáo
6 tháng

Thông tin liên lạc
Tại Úc: Chủ nhiệm đề án

Tên: Bhesh Bhandari

Điện thoại: +61733469192
Chức danh: Giáo Sư

Fax:+61733651177
Cơ quan: Đại học Queensland
Email:

Tại Úc: Liên lạc hành chính
Tên: Ông Kerry Johnston

Điện thoại: +61 7 3365 7493
Chức danh: Nhân viên hỗ trợ

Fax: +61 7 33658383
Cơ quan: Đại học Queensland
Email:


Tại Việt Nam
Tên: Trương Vĩnh
Điện thoại: 84-8-7242527
Chức vụ: Trưởng Bộ môn Công nghệ Hóa học
Fax: 84-8-8960713
Cơ quan: Đại học Nông Lâm TP.HCM
Email:


2

2. Tóm tắt dự án

3. Tóm tắt công tác điều hành
Báo cáo này trình bày công tác xây dựng năng lực của các bên liên quan đến dự án CARD
026/VIE05 trong vòng ba năm thực hiện dự án (2006-2009). Sự tham gia của các bên vào dự
án bao gồm cán bộ của trường ĐHNL, cán bộ khuyến nông và hợp tác xã đã giúp xây dựng
năng lực của các đối tác này. Khả năng thực hiện các nghiên cứu về lúa gạo và kiểm nghiệm
lúa gạo cũng được tăng cường nhờ thành lập được một phòng thí nghiệm của chương trình
CARD. Các cán bộ nghiên cứu của ĐHNL đã tham gia thu thập dữ liệu cơ sở, thực hiện các
nghiên cứu từ trên đồng đến phòng thí nghiệm, phân tích số liệu, viết báo cáo dự án và bài
báo khoa học cũng như tham gia huấn luyện nông hộ và nhà cung cấp dịch vụ. Vì vậy, các
kết quả của dự án không những hữu ích cho các bên liên quan mà còn góp phần nâng cao
hiểu biết cho cộng đồng khoa học về sản xuất sau thu hoạch lúa gạo b
ằng cách đăng tải các
bài báo khoa học. Đã có ba cán bộ của ĐHNL tham gia các khóa huấn luyện 3 tháng tại ĐH
Queensland (Úc) và một sinh viên Việt Nam hoàn thành trình độ Thạc sĩ nghiên cứu tại ĐH
UQ (học bổng của AusAID). Chủ nhiệm đề án Việt Nam và điều phối viên dự án tại UQ đã
viếng thăm các viện nghiên cứu lúa gạo hàng đầu ở Thái Lan và Philippin. Bên cạnh các hội
thảo huấn luyện, các cán bộ khuyến nông cũng tham gia các ho
ạt động khác của dự án trên
địa bàn thực hiện dự án như thu thập số liệu, thực hiện thí nghiệm. Các hoạt động này là
những cơ hội rất tốt để cán bộ khuyến nông học hỏi thêm kinh nghiệm và chuyên môn về kỹ
thuật sau thu hoạch lúa gạo. Hoạt động huấn luyện đã giúp cán bộ khuyến nông có khả năng
ứng dụng các kiến thức lúa gạo đạt được để
tư vấn hay chuyển giao kỹ thuật lúa gạo cho các
nông hộ và tổ chức các hoạt động huấn luyện của riêng họ cho các cán bộ khuyến nông hoặc
nông hộ chưa qua huấn luyện. Dự án cũng đã tổ chức hội thảo và các thí nghiệm về xay xát
lúa gạo để cung cấp thông tin kỹ thuật xay xát cải tiến cho các nhà cung cấp dịch vụ. Dự án
Giảm thu hồi gạo nguyên do nứt hạt là một trong những vấn đề chính làm giảm thu nhập
và sự sẵn có của mặt hàng thực phẩm chủ lực cho nông dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

(ĐBSCL). Hạt lúa có thể bị nứt hoặc nứt tế vi từng phần ngay trên đồng lúa do thời điểm/
tập quán thu hoạch không đúng, do các điều kiện sấy sau thu hoạch chưa phù hợp hoặc
xay xát ch
ưa thích hợp. Đề án này nhằm cải thiện chất lượng và giá trị lúa gạo nhờ sự tiếp
cận tổng hợp giữa nông dân, chủ máy xay, người cung cấp dịch vụ, cán bộ khuyến nông
và cơ quan nghiên cứu. Một trong những mục tiêu then chốt của đề án này là cải thiện
kiến thức cho tiểu nông hộ bằng cách tổ chức hội thảo và thao diễn tại các hợp tác xã và
nông dân trong vùng để họ quan sát việ
c thu hoạch và kỹ thuật xử lý hạt nhằm hoàn thiện
chất lượng hạt. Các hoạt động tương tự tổ chức cho chủ nhà máy xay nhỏ để khuyến cáo
họ lắp đặt các máy sấy hay để cung cấp cho họ kiến thức kỹ thuật về chế độ sấy tối ưu
thực tế. Một mục tiêu khác của đề án là cải thiện năng lực cán bộ khuy
ến nông bằng
cách cung cấp các thông tin cập nhật. Lý thuyết sấy hạt tiên tiến sẽ cải thiện thiết kế
máy sấy tương lai. Các tổ chức giáo dục có liên quan trong đề án sẽ cùng nhau làm
vi

c để nân
g
cao năn
g
l

c cán b

Đ

i H

c Nôn

g
Lâm TP.HCM.

3
này cũng mang đến cho các nông hộ các kiến thức và kỹ thuật trước và sau thu hoạch lúa gạo
thông qua các buổi huấn luyện, trình diễn và hỗ trợ trang thiết bị cho các HTX thí điểm để áp
dụng các kỹ thuật thu hoạch, sấy và xay xát. Nhờ đó, đã có sự biến chuyển về Kiến thức,
Thái độ và Kỹ năng của HTX và các tiểu nông hộ như là phơi nắng ít hơn, thu hoạch bằng
máy nhi
ều hơn, thu hoạch đúng thời điểm và sấy lúa đúng kỹ thuật nhiều hơn.

4. Đánh giá khách quan tăng cường năng lực nghiên cứu của ĐH
Nông Lâm TP.HCM
4.1 Tăng cường năng lực nghiên cứu của cán bộ ĐHNL

Xây dựng phòng thí nghiệm phân tích lúa gạo

Năng lực nghiên cứu và kiểm nghiệm lúa gạo của ĐHNL đã được tăng cường nhờ chương
trình CARD đã xây dựng được phòng thí nghiệm lúa gạo. Phòng thí nghiệm này được trang
bị với các thiết bị phân tích do chương trình CARD hỗ trợ và chi phí sửa chữa của ĐHNL.
Tất cả các thiế
t bị do dự án mua được đặt tại phòng thí nghiệm này (Hình 1-3). Các thiết bị
gồm có các loại máy sấy, hệ thống xay xát phòng thí nghiệm, tủ ấm, máy phân tích cấu trúc
v.v… Ngoài ra, dự án cũng trang bị nhiều bộ công cụ thí nghiệm lúa gạo để thực hiện nghiên
cứu và kiểm nghiệm các mẫu lúa gạo. Các trang thiết bị khác liên quan đến nghiên cứu lúa
gạo cũng được hỗ trợ bởi các nguồn lực khác bên ngoài nhà trường. Phòng thí nghiệm lúa
gạ
o này không những được sử dụng để kiểm nghiệm hàng ngàn mẫu gạo cho các nghiên cứu
của dự án mà còn là nơi nghiên cứu của nhiều đề tài liên quan đến chất lượng lúa gạo và cấu
trúc thực phẩm do cán bộ ĐHNL và sinh viên năm cuối thực hiện (Hình 4). Bảng 1 liệt kê

một số đề mục nghiên cứu do sinh viên năm cuối thực hiện tại phòng thí nghiệm lúa gạo
trong 2 năm qua. Việc xây dựng phòng thí nghiệm lúa g
ạo tại ĐHNL đã minh chứng cam kết
của ĐHNL về sự phát triển năng lực nghiên cứu dài hạn. Có thể nói qui trình sản xuất chế
biến lúa gạo và phân tích lúa gạo đã và đang được kết hợp trong công tác giảng dạy tại
ĐHNL bằng các hình thức khác nhau.



Hình 1. Máy sấy tầng sôi sử dụng trong các thí
nghiệm sấy lúa ẩm độ cao.

Hình 2. Hệ thống xay xát qui mô thí nghiệm
do CARD hỗ trợ.

4


Hình 3. Máy phân tích cấu trúc ở phòng thí
nghiệm phân tích lúa gạo sử dụng để đo tính
chất cơ học của hạt gạo.

Hình 4. Sinh viên ĐHNL đang kiểm tra độ
nứt gãy gạo tại phòng thí nghiệm lúa gạo.
Bảng 1. Danh sách các đề tài tốt nghiệp thực hiện tại phòng thí nghiệm phân tích lúa gạo (2006-
2009).

STT Đề mục nghiên cứu Sinh viên thực
hiện
Khoa/Bộ môn trực

thuộc
Năm
thực
hiện
1 Nghiên cứu chất lượng nấu của 4
giống gạo Việt Nam thông dụng

Phạm Đức Hậu
Nguyễn Đình Duy

Công nghệ Thực phẩm 2009
2 Nghiên cứu quy trình sấy tầng sôi
và phương pháp đo đạc hồ hóa tinh
bột gạo

Trần Thanh Tuấn
Lê Phượng Mai
Công nghệ Hóa học 2008
3 Quy trình chế biến gạo ăn liền bổ
sung acid folic

Nguyễn Thị Bích
Quyên
Nguyễn Thị Thanh
Hương

Công nghệ Hóa học 2008
4 Nghiên cứu quy trình chế biến gạo
bổ sung sắt


Khâu Thị Yến Anh

Công nghệ Hóa học 2008
5 Cải tiến quy trình chế biến gạo sấy
ăn liền

Lưu Thị Phương
Hải
Công nghệ Thực phẩm 2006
6 Nghiên cứu ảnh hưởng của phơi
năng và sấy lúa đến chất lượng xay
xát của các giống gạo khác nhau.

Ngô Bình Công nghệ Thực phẩm 2006



5
Học hỏi qua các hoạt động dự án

Các hoạt động nghiên cứu, khuyến nông, huấn luyện đã huy động một số lượng lớn các cán
bộ của ĐHNL (bảng 2). Dưới sự điều phối và hướng dẫn của chủ nhiệm dự án (PGS.TS
Trương Vĩnh) và các điều phối viên dự án tại UQ (GS. Bhesh Bhandari và GS. Shu Fukai),
các cán bộ của ĐHNL đã thực hiện thu thập thông tin cơ
bản, các thí nghiệm nghiên cứu từ
thực tế trên đồng đến phòng thí nghiệm (Hình 5), thực hiện phân tích dữ liệu và viết báo cáo
dự án và bài báo khoa học. Các hoạt động này đã giúp cán bộ ĐHNL tăng cường kỹ năng
nghiên cứu, kỹ năng viết cũng như cọ sát thực tế sản xuất lúa gạo. Ngoài ra, khả năng giao
tiếp của cán bộ ĐHNL cũng được tăng cường thông qua xây dựng các m
ối quan hệ với trung

tâm khuyến nông, HTX và tiểu nông hộ (Hình 6) để thúc đẩy tiến trình thực hiện dự án, thực
hiện điều tra khảo sát nông hộ và giúp các bên liên quan nhận thức các yếu tố ảnh hưởng
khác nhau đến nứt gãy hạt và thực hành sản xuất lúa gạo đúng kỹ thuật. Kỹ năng trình bày
cũng được nâng cao với các hoạt động giảng dạy, trình bày trong các buổi huấn luyện và
trình diễn (Hình 7). Nhìn chung, ở m
ột mức độ nhất định nào đó dự án hợp tác giữa ĐHNL
và UQ đã mang đến động lực bên trong học Anh ngữ cho các cán bộ ĐHNL có liên quan đến
dự án do họ phải trao đổi với các thành viên người Úc và viết báo cáo bằng Anh ngữ.

Bảng 2. Các cán bộ ĐHNL và cộng tác viên tham gia thực hiện dự án.

Nhân sự tại Việt Nam Đơn vị Trách nhiệm trong dự án
Trương Vĩnh Công nghệ Hóa học Điều phối viên
Phan Hiếu Hiền Trung tâm Năng lượng và Máy NN Nghiên cứu viên dự án
Nguyễn Lê Hưng Phòng Hợp tác Quốc tế Nghiên cứu viên dự án
Nguyễn Văn Xuân Trung tâm Năng lượng và Máy NN Nghiên cứu viên dự án
Trần Văn Khanh Trung tâm Năng lượng và Máy NN Nghiên cứu viên dự án
Vương Khánh Quân DN cơ khí CoTanTien Cộng tác viên
Lâm Thanh Hùng Trung tâm Khuyến Công tỉnh Kiên
Giang
Cộng tác viên
Nguyễn Duy Đức Phân viện Cơ điện và STH phía Nam Cộng tác viên
Lê Văn Tính Trung tâm Khuyến nông Khuyến
công Cần Thơ
Cộng tác viên
Nguyễn Thanh Nghị Trung tâm Năng lượng và Máy NN Cán bộ dự án
Trương Thục Tuyền Công nghệ Thực phẩm Nghiên cứu viên dự án
Đoàn Kim Sơn Công nghệ Hóa học Cán bộ hỗ trợ dự án
Trần Nguyễn Hạ Trang Công nghệ Hóa học Cán bộ hỗ trợ dự án
Nguyễn Bảo Việt Công nghệ Hóa học Cán bộ hỗ trợ dự án

Vũ Thùy Anh Công nghệ Hóa học Cán bộ hỗ trợ dự án
Lê Hồng Phượng Công nghệ Hóa học Cán bộ hỗ trợ dự án
Mai Huỳnh Cang Công nghệ Hóa học Cán bộ hỗ trợ dự án
Nguyễn Hữu Anh Tuấn Công nghệ Hóa học Cán bộ hỗ trợ dự án
Nguyễn Minh Hiếu Công nghệ Hóa học Thư ký dự án




6
Có một thành viên tham gia dự án là cán bộ ĐHNL và sinh viên UQ (Cô Trương Thục
Tuyền) đã hoàn tất chương trình Thạc sĩ nghiên cứu tại ĐH UQ (do AusAID cấp học bổng)
nghiên cứu về khái niệm thư giãn cấu trúc và ảnh hưởng của sấy, ủ và bảo quản đến chất
lượng xát và đặc tính nứt gãy của gạo. Một phần của các thí nghiệm đã được thực hiện tại
Việt Nam trong phòng thí nghiệm phân tích lúa g
ạo tại ĐHNL sử dụng máy sấy tầng sôi và
máy phân tích cấu trúc để đo đạc tính chất cơ học của nhân gạo dưới các điều kiến sấy và ủ
khác nhau (Hình 8). Các trang thiết bị này đã hỗ trợ xác định các điều kiện sấy tầng sôi nhiệt
độ cao và chế đủ ủ tối ưu cho lúa ướt thu hoạch tại ĐBSCL. Hiện tại, Cô Tuyền đang làm
việc cho d
ự án ngay cả sau khi trở về Việt Nam.

Hình 5. Anh Đoàn Kim Sơn đang thí nghiệm
thời điểm thu hoạch tại HTX Tân Phát A.

Hình 6. Anh Nguyễn Thanh Nghị đang trả lời
câu hỏi của nông dân về máy sấy.


Hình 7. PGS.TS Trương Vĩnh đang giảng bài

thời điểm thu hoạch lúa gạo.
Hình 8. Sinh viên UQ-cán bộ ĐHNL đang đo độ
cứng nhân gạo bằng máy phân tích cấu trúc
của chương trình CARD cung cấp.

Đăng tải các nghiên cứu của dự án

Nhờ các hoạt động phong phú của dự án từ trên đồng ruộng đến phòng thí nghiệm, các kết
quả thu được không những hữu ích cho đối tác của dự án mà còn mang đến các kiến thức về
quy trình sau thu hoạch lúa gạo trên góc độ khoa học. Chất lượng của các nghiên cứu trong
dự án đã được minh chứng bằng những bài báo khoa học được đăng tải trên các tạp chí quốc
t
ế và hội nghị quốc tế (Hình 9 và 10).

7

Cho đến thời điểm báo cáo dự án, đã có hai bài báo khoa học được đăng tải từ kết quả nghiên
cứu của dự án (Hình 9). Bài báo “Ảnh hưởng của sấy tầng sôi và ủ nhiệt độ cao đến độ nứt
gãy và chất lượng xay xát của các giống gạo Việt Nam” đã được đăng tải trên tạp chí quốc tế
“Drying Technology” chương 27, số 3, trang 486-494 vào tháng 03 năm 2009. Một bài báo
khác “Đo nhiệt
độ chuyển pha của gạo bằng phép đo bền cơ nhiệt TMCT” đã được đăng tải
trên tạp chí quốc tế “International Journal of Food Properties” chương 13, số 1, trang 176-
183 năm 2010. Dự án mong đợi sẽ đăng tải thêm một số bài báo khoa học trong tương lai từ
những kết quả công việc hiện tại của dự án.




Hình 9. Các bài báo đã đăng tải từ kết quả nghiên cứu của dự án.



8
Bản tóm tắt “Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch xung quanh ngày chín sinh lý đến độ nứt
gãy và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên ở ĐBSCL Việt Nam” đã được giới thiệu trong sự kiện “Sau
thu hoạch 2009-Hội nghị và Triển lãm lúa gạo” tổ chức vào tháng 07 năm 2009 tại Bangkok,
Thái Lan (Hình 10).

Các kết quả nghiên cứu có tựa đề “Tối ưu
hóa sấy tầng sôi nhiệt độ cao bằng
phương pháp Bề mặt đáp ứng” và “Ảnh
hưởng của sấy tầng sôi nhiệt độ cao đến
độ nứt gãy của các giống gạo Việt
Nam”đã được trình bày tại Hội nghị Sấy
Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 6 tổ
chức vào tháng 10 năm 2009 tại Bangkok.

Các bài báo được đăng tải trên các tạp chí
khoa học uy tín và các Hội nghị vùng
Châu Á cho thấy năng lực nghiên cứu của
cán bộ Đ
HNL về khoa học và kỹ thuật lúa
gạo thông qua chương trình CARD này là
hoàn toàn thỏa đáng.

Hình 10. Tóm tắt bài báo thời điểm thu
hoạch trình bày trong sách mỏng của sự
kiện “Sau thu hoạch 2009-Hội nghị và
Triển lãm lúa gạo”



4.2 Huấn luyện cán bộ tại Úc

Trong quá trình thực hiện dự án, đã có 3 cán bộ của ĐHNL tham gia khóa huấn luyện 3 tháng
tại ĐH Queensland, Úc. Đó là ông Nguyễn Thanh Phong, ông Nguyễn Hữu Anh Tuấn và cô
Lê Hồng Phượng. Các cán bộ này đã học hỏi các kỹ thuật phân tích nâng cao để xác định
chất lượng lúa gạo bằng cách thực hiện các dự án nghiên cứu như mô tả sau đây.

Ông Nguyễn Thanh Phong của ĐHNL đ
ã tham dự chương trình huấn luyện về phân tích chất
lượng lúa gạo tại ĐH Queensland từ 25.12.2006 đến 24.03.2007. Đã thực hiện các nghiên
cứu về ảnh hưởng của chế độ ủ đến chất lượng lúa gạo như là đặc tính hồ hóa (chất lượng
nấu), các thay đổi lý tính như độ kết tinh và màu sắc. Người tham gia huấn luyện đã có cơ
hội sử dụng nhiều trang thiết b
ị sử dụng trong phân tích chất lượng lúa gạo như RVA, nhiễu
xạ tia X và FTIR.

Hai cán bộ của ĐHNL, ông Nguyễn Hữu Anh Tuấn (Hình 11) và cô Lê Hồng Phượng cũng
tham dự khóa huấn luyện 3 tháng tại ĐH Queensland. Ông Tuấn nghiên cứu từ tháng 10.
2008 đến 31.12.2008 và cô Phượng bắt đầu công việc nghiên cứu từ tháng 02.2009. Các

9
nghiên cứu của họ là xác định ảnh hưởng của chế độ gia công nước-nhiệt (ngâm, hút chân
không, thổi hơi và hấp) đến chất lượng gạo. Nhiệt độ ngâm thực hiện dưới và trên nhiệt độ
gương (T
g
) của gạo qua xát và gạo qua xát có thổi hơi. Lựa chọn chế độ gia công nước-nhiệt
tốt nhất trên cơ sở màu sắc, độ cứng và mức độ hồ hóa của gạo đã xử lý. Kỹ năng của các cán
bộ này đã được nâng cao nhờ sử dụng nhiều trang thiết bị phân tích để phân tích chất lượng
lúa gạo như RVA, nhiễu xạ tia X và máy đo cấu trúc.



Có thể khẳ
ng định rằng các khóa huấn luyện
do UQ tổ chức đã xây dựng năng lực nghiên
cứu và sử dụng kỹ thuật phân tích lúa gạo
nâng cao cũng như trình độ Anh ngữ của các
cán bộ ĐHNL tham dự khóa huấn luyện này.
Mặc dù một số kỹ thuật phân tích hiện tại
không có tại ĐHNL hay Việt Nam thời điểm
này, nhưng nội dung của chương trình huấn
luyện đã cung c
ấp một nền tảng vững chắc
cho đội ngũ nghiên cứu của ĐHNL để vận
hành phòng thí nghiệm phân tích lúa gạo cho
sự phát triển dài hạn.
Hình 11. Ông Tuấn đang thực hiện nghiên cứu
Tại phòng thí nghiệm Tính chất Thực phẩm tại UQ.


4.3 Hoạt động tham quan của lãnh đạo đề án tại các viện nghiên cứu lúa gạo

Ở giai đoạn đầu của chương trình CARD, lãnh đạo đề án tại Việt Nam (PGS.TS Trương
Vĩnh) và điều phối viên dự án tại Úc (GS. Bhesh Bhandari và GS. Shu Fukai) đã tham quan
một số viện nghiên cứu lúa gạo tại các nước Đông Nam Á. Chuyến tham quan này bao gồm
trường ĐH Kỹ thuật King Mongkut (KMUTT), Thonburi tại Bangkok và Viện IRRI,
Philippin từ 1.10-06.10.2006 (Hình 12). Các thông tin thu nhận đượ
c từ các viện nghiên cứu
này về sấy lúa, xử lý sau thu hoạch, huấn luyện nông hộ và xay xát đã hỗ trợ công tác hoạch
định đề án, thiết kế thí nghiệm và cập nhật các phương pháp phân tích lúa gạo ở những viện

nghiên cứu lúa gạo hàng đầu.

Điều phối viên dự án PGS.TS Trương Vĩnh cũng đã viếng thăm và làm việc với ĐH
Queensland, Úc trong 10 ngày vào tháng 02.2009. PGS.TS Trương Vĩnh đã thảo luận với
GS. Bhesh Bhandari v
ề tiến độ thực hiện dự án, thiết kế câu hỏi đánh giá tác động đề án và
các thí nghiệm xay xát tiếp theo. PGS.TS Trương Vĩnh cũng đã tham quan các trang thiết bị
phân tích lúa gạo sử dụng tại ĐH Queensland và truy cập các thông tin khoa học liên quan
đến mục tiêu thực hiện của dự án với phương tiện của thư viện ĐH Queensland.



10





Hình 12. Máy sấy tĩnh vỉ ngang ở IRRI, Philippines (đỉnh trái), Các điều phối viên CARD và
người của IRRI (đỉnh phải), máy xay xát ở IRRI (dưới trái), Giáo sư Somchart Soponronnarit
và những người khác ở Viện công nghệ King Mongkut, Thonburi Bangkok, chụp trên nền máy
sấy pilot (dưới, phải)

5. Đánh giá khách quan năng lực của cán bộ khuyến nông trong
công tác huấn luyện và ứng dụng các kỹ thuật thu hoạch, sấy
và xử lý STH cải tiến
5.1 Xây dựng năng lực của cán bộ khuyến nông

Cán bộ khuyến nông đóng một vai trò sống còn trong hoạt động khuyến nông. Hiện nay, cán
bộ khuyến nông không chỉ là người truyền thông tin mà còn là người thúc đẩy quá trình học

hỏi của nông dân. Do đó, năng lực của cán bộ khuyến nông ảnh hưởng đến sự phát triển của
hệ thống nông nghiệp và cộng đồng. Trong quá trình thực hiện dự án CARD (2006-2009),
các hoạt
động khuyến nông cũng đã huy động nhiều cán bộ khuyến nông địa phương từ nhiều
quận huyện khác nhau. Quá trình xây dựng năng lực cho cán bộ khuyến nông có thể tạm chia
thành 3 giai đoạn.

11

Đầu tiên, tổ chức huấn luyện cán bộ khuyến nông để nắm bắt tốt các kiến thức sau thu hoạch
lúa gạo về thời điểm thu hoạch và phương pháp thu hoạch, kỹ thuật sấy và xay xát lúa. Cán
bộ khuyến nông cùng với nông hộ được huấn luyện các biện pháp kiểm soát nứt gãy hạt để
làm chủ chất lượng lúa gạo trong các hoạt động thu hoạch và sau thu hoạch. Nội dung huấn
luy
ện gồm có 3 bài giảng về thời điểm thu hoạch, phương pháp thu hoạch và kỹ thuật sấy,
sau đó là các buổi trình diễn máy sấy và máy gặt đập liên hợp. Sau mỗi buổi huấn luyện, học
viên cùng thảo luận các vấn đề liên quan. Bảng 1 trình bày số lượng cán bộ khuyến nông đã
được huấn luyện trong giai đoạn từ tháng 02.2007 đến 06.2009 với hơn 17 buổi huấn luyện.
Các chuyến tham quan học t
ập cũng được tổ chức cho 20 cán bộ khuyến nông vào tháng
12.2007 tại Cần Thơ và Kiên Giang.

Trọng tâm chương trình huấn luyện chỉ dành riêng cho cán bộ khuyến nông được tổ chức tại
TP. Cần Thơ vào ngày 25.07.2008 (Hình 13). Trong buổi huấn luyện này đã trình bày chi tiết
hơn các kỹ thuật và dữ liệu về thu hoạch và sấy lúa để cung cấp thông tin khoa học và kỹ
thuật xử lý sau thu hoạch cho các cán bộ khuyến nông địa phương. Tổ
ng kết các hoạt động
huấn luyện và tài liệu huấn luyện, khuyến nông đã được đề cập trong các báo cáo trước, nhất
là ở báo cáo MS7. Ngoài việc tham gia hội thảo huấn luyện, các cán bộ khuyến nông cũng
tham gia các hoạt động thực tế của dự án tại địa bàn như thu thập số liệu cơ bản, thực hiện thí

nghiệm. Các hoạt động dự án này là cơ hội để cán bộ khuy
ến nông học hỏi các kỹ năng
chuyên môn liên quan.

Trong giai đoạn 2, sự kết hợp giữa hội thảo huấn luyện và các hoạt động học hỏi thông qua
hành động đã thúc đẩy các cán bộ khuyến nông đã qua huấn luyện ứng dụng các kiến thức
thu hoạch lúa gạo học được để tư vấn và chuyện giao kỹ thuật lúa gạo cho các tiểu nông hộ.
Ví dụ, kết quả khả
o sát nông hộ thực hiện vào tháng 03 năm 2009 cho thấy cán bộ khuyến
nông và các hoạt động dự án CARD là nguồn cung cấp thông tin chính về kỹ thuật sấy cho
hơn 60% người tham gia khảo sát (xem báo cáo MS11 để biết thêm chi tiết về khảo sát này).

Sau cùng, các cán bộ khuyến nông ở các Trung tâm Khuyến nông sẽ có khả năng tuyên
truyền các kiến thức lúa gạo và kỹ thuật canh tác bằng cách tự tổ chức các hội thảo huấn
luyện cho các cán bộ khuyến nông khác và nông dân ch
ưa được huấn luyện. Bằng cách đó,
đội ngũ cán bộ chương trình CARD cũng tư vấn cho họ phương pháp tổ chức hội thảo.

Nhìn chung, quá trình chuyển giao từng bước đã hỗ trợ rất lớn công tác tăng cường năng lực
của cán bộ khuyến nông liên quan đến dự án. Dự án tin tưởng rằng khi kết thúc dự án, kết
quả đạt được của chương trình CARD sẽ đượ
c nhân rộng nhiều lần thông qua các cán bộ
khuyến nông đã tham gia công tác huấn luyện.






12

Bảng 1. Số lượng nông hộ và cán bộ khuyến nông tham gia huấn luyện qua các mùa vụ từ tháng
02.2007-06.2009.

Số lượng nông dân
được huấn luyện
Số lượng cán bộ
khuyến nông huấn
luyện
Tỉnh thành Quận huyện Ngày
Một ngày Tổng Một ngày Tổng
1. Kiên Giang
(Mùa khô)
Tân Hiệp
Giồng Riềng
25/02/2007
26/02/2007
124
189

313
10
15

25
1. Kiên Giang

2. Cần Thơ
(Mùa mưa)
Châu Thành
Hòn Đất


Phong Điền
Cờ Đỏ
Thốt Nốt
Vĩnh Thạnh
28/7/2007
29/7/2007

22/9/2007
23/9/2007
29/9/2007
30/9/2007
181
178

195
139
165
167






1025
10
12

12

12
15
18






79
1. Kiên Giang
(Mùa khô)
2. Cần Thơ
An Biên
Gò Quao
Ô Môn
Cờ Đỏ
08/3/2008
09/3/2008
10/3/2008
11/3/2008
183
159
135
183



660
10

11
10
10



41
Giồng Riềng 12/07/2008 82 13 1. Kiên Giang
(Mùa mưa) Châu Thành 13/07/2008 76 158 07 20
Vĩnh Thạnh 23/07/2008 81 15
Thốt Nốt 24/07/2008 75 20
2. Cần Thơ
(Mùa mưa)
TP Cần Thơ 25/07/2008 0 156 100 135
Cần Thơ
(mùa mưa)
Vĩnh Thạnh 19/06/2009 80 80 06 06

Tổng:
2007-2009: 2392 306

Hình 13. PGS.TS Trương Vĩnh khai mạc hội thảo huấn luyện dành riêng cho cán bộ khuyến
nông tại Cần Thơ vào tháng 07.2008.

13
5.2 Xây dựng năng lực cho nhà cung cấp dịch vụ

Trong dự án này một số nhà cung cấp dịch vụ như là nhà chế tạo cơ khí, chủ nhà máy xay
cũng là đối tác liên quan. Xây dựng năng lực cho các nhà cung cấp dịch vụ sẽ cải thiện dịch
vụ nông nghiệp đưa đến sự phát triển chung cho hệ thống nông nghiệp. Mục tiêu của chương

trình CARD cũng nhằm cung cấp các kiến thức kỹ
thuật cho các nhà cung cấp dịch vụ để
thực hành các điều kiện sấy tối ưu bằng cách tổ chức các hội thảo huấn luyện và trình diễn.

Dự án đã tổ chức một hội thảo chuyên đề về xay xát lúa gạo vào 06.12.2008. Hội thảo “Hiện
trạng xay xát và biện pháp nâng cao chất lượng xay xát tại ĐBSCL” đã qui tụ được sự tham
gia, trình bày báo cáo và trao đổi kinh nghiệm của các chuyên gia bao gồm các ch
ủ nhà máy
xay, các nhà cung cấp dịch vụ, cán bộ khuyến nông và cán bộ của ĐH Nông Lâm TP.HCM.
Các đại biểu đã trình bày và thảo luận hiện trạng hệ thống xay xát ở ĐBSCL, đặc biệt là của
huyện Tân Hiệp là nơi có nhiều nhà máy xay
xát tại tỉnh Kiên Giang. Các đại biểu cũng
tham quan nhà máy xay xát lớn nhất tại huyện
Tân Hiệp sau thảo luận tại Hội thảo (Hình
14). Nội dung Hội thảo tập trung vào báo cáo
hiệ
n trạng xay xát theo kết quả điều tra đã
thực hiện trong 2 năm (2006-2008), giới thiệu
các trang thiết bị và dây chuyền xay xát tiên
tiến và đánh giá hiệu quả đầu tư, phương án
hiện đại hóa hệ thống xay xát gạo ở ĐBSCL.
Hình 14. Đại biểu tham quan nhà máy xay xát Tân Hiệp.

6. Đánh giá khách quan tăng cường năng lực cho HTX thí điểm
ứng dụng kỹ thuật sấy và xay xát cải tiến
Trong dự án này, tiểu nông hộ là mục tiêu chính cho công tác khuyến nông được thực hiện
thông qua các HTX thí điểm là Tân Phát A (Kiên Giang) và Tân Thới (Cần Thơ). Theo kết
quả điều tra khảo sát thực hiện tháng 03 năm 2009 cho thấy đa số người tham gia khảo sát là
tiểu nông hộ xem HTX thí điểm là các nguồn lực quý giá về mặt tuyên truyền kiến thức nhà
nông (86.3%) và hỗ trợ sản xuất (73.5%). Do đó, tăng cường năng lực cho các HTX là cần

thiế
t để tạo sự tin cậy đối với nông hộ. Dự án này đã cung cấp cho tiểu nông hộ kiến thức lúa
gạo tốt hơn qua các hoạt động huấn luyện, trình diễn và hỗ trợ trang thiết bị cho HTX để ứng
dụng kỹ thuật thu hoạch, sấy và xay xát cải tiến.

Tiểu nông hộ cũng được huấn luyện biện pháp kiểm soát nứt hạt và ứng dụng kỹ thu
ật cải
tiến vào công tác thu hoạch, sấy và xay xát. Như trình bày ở Bảng 1, dự án đã huấn luyện
tổng cộng 2392 nông hộ bao gồm cả thành viên của HTX với hơn 16 buổi huấn luyện và
trình diễn (Hình 15-16). Các hoạt động huấn luyện này đã nâng cao nhận thức của tiểu nông
hộ về lợi ích kinh tế của thu hoạch đúng thời điểm, phương pháp thu hoạch phù hợp và lợi

14
ích của sấy lúa so với phơi nắng. Điều này đã được kiểm chứng thông qua kết quả khảo sát
nông hộ cho thấy các hoạt động của CARD thực hiện trong hai năm qua có một tác động rất
thỏa đáng đến kiến thức và tập quán canh tác của tiểu nông hộ trong HTX thực hiện dự án.
Tiểu nông hộ đã thực hành các kỹ thuật canh tác sau thu hoạch cải tiến như phơi nắ
ng ít hơn,
thu hoạch bằng máy nhiều hơn và sấy lúa nhiều hơn (xem MS11 để biết thêm chi tiết).

Hình 15. Tiểu nông hộ tham gia huấn luyện tại Huyện Thốt Nốt và Cờ Đỏ ngày 24.06.2008.

















Hình 16. Tham quan máy sấy của HTX Tân Thới sau buổi huấn luyện.

Trong ba năm qua, dự án đã hỗ trợ các HTX thí điểm các trang thiết bị như máy gặt đập liên
hợp, máy gặt xếp dãy, máy sấy. Các thành viên HTX bao gồm tiểu nông hộ và trung nông hộ

15
đã sử dụng các máy móc này. Chắc chắn rằng sự sẵn có của các trang thiết bị tại HTX đã
cung cấp nhiều cơ hội cho nông hộ sử dụng máy móc làm nông (Hình 17). Tác động của điều
này là tỉ lệ nông hộ áp dụng phương thức canh tác thích hợp và số lượng máy gặt và máy sấy
do nông hộ tự mua hoặc lắp đặt đều gia tăng so với thời điểm ba năm trước
đây khi dự án bắt
đầu (tham khảo tại báo cáo MS12). Điều này cho thấy sự biến chuyển về thái độ của tiểu
nông hộ liên quan đến lợi ích cơ khí hóa nông nghiệp. Như vậy, đã có sự tăng cường năng
lực của tiểu nông hộ và các thay đổi này một phần do các hoạt động khuyến nông thực hiện
bởi chương trình CARD và các trung tâm khuyến nông.


Hình 17. Ông Nguyễn Văn Toàn, chủ nhiệm HTX Tân Phát A đang lái máy gặt đập liên hợp do
CARD hỗ trợ trong một hoạt động trình diễn trên đồng.

7. Kết luận
Theo quan điểm của chúng tôi, các hoạt động dự án thực hiện trong ba năm qua (2006-2009)
đã huy động một số lượng lớn các bên liên quan và kết quả là đã có sự biến chuyển tốt về

Kiến thức, Thái độ và Kỹ năng của đối tác dự án. Một số thay đổi có thể định lượng được
nhờ kết quả khảo sát của dự án và minh chứng rằng kiến thức thu hoạch lúa g
ạo của các bên
liên quan được nâng cao. Các hoạt động của dự án và các buổi trình diễn đã tạo nên các minh
chứng mạnh mẽ trước mắt cho các tiểu nông hộ đưa đến các thay đổi nhằm ứng dụng các kỹ
thuật thu hoạch, sấy và xay xát phù hợp hơn. Các hoạt động đã tạo cơ hội cho quá trình học
hỏi thông qua hành động của các bên liên quan của dự án và giúp tăng cường khả năng của
họ. Bên c
ạnh đó, cán bộ của ĐHNL đã gặt hái được nhiều kiến thức và kinh nghiệm vững
chắc về nghiên cứu và phát triển lúa gạo.

×