Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Giáo Dục Địa Phương- Kì 2 Điều Kiện, Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.41 KB, 8 trang )

Ngày soạn: 8/4/2023
CHUYÊN ĐỀ 5
SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH THÁI BÌNH
(2 Tiết)
NHỮNG NGUỒN LỰC TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CHUYỂN DỊCH KINH TẾ
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức
- HS biết nhận biết, phân tích được các nguồn lực tác động đến quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Bình.
- HS nắm được những điều kiện thuận lợi cũng như hạn chế để phát triển kinh tế Thái
Bình.
2. Về kĩ năng:
- Kĩ năng thu thập và xử lý thơng tin.
- Kĩ năng phân tích vấn đề
- Kĩ năng làm việc theo nhóm
- Kĩ năng làm việc độc lập
3. Về phẩm chất: HS có ý thức quan tâm, tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
tỉnh.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Giáo án, tài liệu sưu tầm, tham khảo
- Máy chiếu/ ti vi
- Trợ giảng
- Giấy a0, bút màu
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và gây hứng thú cho HS
b) Nội dung: Video về kinh tế Thái Bình
c) Sản phẩm:
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu học sinh quan sát video và cho biết chủ đề chính của bài học


/>Bước 2: HS quan sát video
Bước 3: HS trả lời câu hỏi
Bước 4: GV nhận xét và giới thiệu chủ đề bài học
Giới thiệu:
Hoạt động 2: Hình thành tri thức
1


a)
b)
c)
d)

Mục tiêu: HS nắm được những nguồn lực cơ bản phát triển kinh tế Thái Bình
Nội dung: Nguồn lực kinh tế
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Dự kiến sản phẩm
và HS
Bước 1: GV chuyển
1. Vị trí địa lý
giao nhiệm vụ học tập - Tỉnh Thái Bình thuộc vùng đồng bằng sơng Hồng,
Nhóm 1: phân tích
nằm trong khu vực ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng
nguồn lực về địa lí
điểm Bắc Bộ với tam giác tăng trưởng kinh tế Hà NộiNhóm 2: Phân tích
Hải Phịng- Quảng Ninh, tạo thuận lợi cho việc mở rộng
nguồn lực tự nhiên
giao lưu, liên kết phát triển kinh tế xã hội vùng và liên

Nhóm 3: Phân tích
vùng.
nguồn lực về kinh tế
- Với khoảng 54km đường bờ biển và vùng biển rộng
Bước 2: HS thảo luận hàng ngàn km² thuộc vịnh Bắc Bộ ở phía đơng, tỉnh có
theo nhóm
cơ hội phát triển các ngành kinh tế biển và chuyển dịch
Bước 3: Trình bày kết kinh tế ra phía biển.
quả thảo luận
- Tuy nhiên, vị trí địa lí của tỉnh cũng nằm ỏ khu vực
Các nhóm cử đại diện chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới từ Biển
Hs trình bày kết quả
Đơng, các đợt khơng khí lạnh tăng cường từ phương
thảo luận của nhóm
Bắc vào mùa đơng … gây khó khăn khơng nhỏ cho sinh
mình
hoạt và sản xuất, thậm chí thiệt hại về người
Bước 4; Gv nhận xét
2. Nguồn lực tự nhiên
đánh giá
a. Đất
- Đất ở Thái Bình hình thành chủyếu từ bồi đắp phù sa
của các sông lớnnhư: sơng Hồng, sơng Trà Lý, sơng
Hố. Đất phì nhiêu, màu mỡ, phân bố trên bề mặt địa
hình thấp và khá bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất
nơng nghiệp.
- Các nhóm đất chính ở Thái Bình gồm: đất phù sa, đất
cát ven biển, đất mặn và đất khác.
+ Đất phù sa gồm đất nội đồng với hệ thống thuỷ lợi
thuận tiện và đất

ngoài đê tiếp tục được bồi đắp. Đất phù sa thích hợp
nhất cho trồng lúa, hoa màu, cây cơng nghiệp ngắn
ngày,…
+ Đất cát ven biển phân bố trên các cồn cát duyên hải
cũ, thích hợp cho trồng cây ăn quả (nhãn, vải, cam,…).
+ Đất mặn phân bố chủ yếu ở cửa sông và ven biển phù
2


hợp với phát triển thực vật ngập mặn (trang, sú, vẹt,
bần,…).
b. Khí hậu
- Tỉnh Thái Bình có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với
nền nhiệt và độ ẩm lớn (nhiệt độ trung bình năm 23 0 C
– 24 0 C, lượng mưa trong năm đạt trên 1700 mm), có
mùa đơng lạnh, mưa ít do ảnh hưởng của gió mùa Đơng
Bắc. Do đó, tỉnh có khả năng thâm canh, tăng vụ và cơ
cấu cây trồng, vật nuôi khá đa dạng: bên cạnh các sản
phẩm nơng nghiệp nhiệt đới cịn có thể sản xuất các loại
nông sản ôn đới (rau màu, hoa, quả,…).
- Lượng mưa phân hoá sâu sắc theo mùa, có tình trạng
thiếu nước vào mùa khơ, dễgặp ngập, úng vào mùa
mưa. Ngồi ra, độ ẩm khơng khí cao, việc bảo quản máy
móc,phương tiện sản xuất gặp trở ngại, dịch bệnh dễ lây
lan trên diện rộng; một số thiên taivà hiện tượng thời
tiết thất thường như bão, sương muối, sương giá,… gây
thiệt hại chosản xuất và đời sống.
c. Nguồn nước
- Tỉnh có nguồn nước mặt rất phong phú với hệ thống
sơng ngịi dày đặc. Đây là nguồn cung cấp nước tưới,

tiêu chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, là điều kiện để
khai thác và nuôitrồng thuỷ, hải sản. Một số sơng lớn
như: sơng Hồng, sơng Luộc, sơng Trà Lý,… có giá trị
khai thác giao thông vận tảiđường thuỷ.
- Nguồn nước ngầm củatỉnh cũng khá dồi dào và ởtầng
nông, song việc khaithác mới ở mức đáp ứng nhucầu
nước sạch nông thônvà bổ sung nước tưới vàomùa khơ.
d. Khống sản
- Thái Bình là tỉnh nghèo khoáng sản, đáng kể nhất về
trữ lượng có khí tự nhiên, nước khống và than nâu.
Mỏ khí tự nhiên và nước khoáng đã được khai thác tại
Tiền Hải. Than nâu phân bố khá sâu trong lòng đất,
chưa được khai thác.
e. Sinh vật
- Tỉnh có hơn 3 000 ha rừng ngập mặn ven biển, là bức
tường xanh chắn sóng và xâm nhập mặn. Dưới tán rừng
ngập mặn là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất của
người dâncác xã ven biển khai thác và nuôi trồng thuỷ
3


sản, trồng rừng ngập mặn,…
- Thái Bình có 54 km bờ biển thuộc khu dự trữ sinh
quyển châu thổ sông Hồng với nhiều bãi ngang rộng có
các cồn nổi như cồn Vành, cồn Đen, rừng ngập
mặnThụy Trường (Thái Thụy),... còn giữ nguyên vẻ
hoang sơ, là tiềm năng lớn phát triển dulịch sinh thái
biển.
3. Nguồn lực kinh tế - xã hội:
a. Dân cư và lao động

Thái Bình có số dân đơng, đứng thứ 11 trên 63 tỉnh,
thành phố trong cả nước. Năm 2021, tổng số dân toàn
tỉnh là 1 873 980 người, dân cư phân bố khá đồng đều
giữa các huyện, thành phố. Đây vừa là thị trường tiêu
thụ lớn, vừa là nguồn cung cấp lực lượng lao động tại
chỗ đông đảo.
- Nguồn lao động của tỉnh có trình độ khá, lực lượng
lao động được đào tạo chiếm khoảng ¼ số lao động, tỉ
lệ này còn đạt gần 50% ở khu vực thành thị.
- Ngồi ra, người dân Thái Bình có tinh thần lao động
cần cù, sáng tạo, nắm giữ nhiều kinh nghiệm sản xuất
quý báu trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
nghề truyền thống.
b. Cơ sở hạ tầng
- Tỉnh có cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất tương đối tốt:
các đường quốc lộ, tỉnh lộ, hệ thống đường giao thông
liên thôn, liên xã, cầu, bến cảng; hệ thống thuỷ lợi tưới
tiêu nội đồng; mạng lưới điện và thông tin liên lạc,…
Quan trọng nhất là các quốc lộ 10, quốc lộ 39; cảng
Diêm Điền; các nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1, 2...
- Tỉnh chú trọng đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp,
khu chế xuất, hạ tầng đô thị thơng
minh,… đem lại hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế.
Điển hình là khu cơng nghiệp Tiền Hải, khu cơng
nghiệp Phúc Khánh,...
c. Di tích lịch sử, văn hố và lễ hội truyền thống
Thái Bình có nhiều di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc nổi
tiếng, nổi bật là 2 di tích quốc gia đặc biệt: chùa Keo,
khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần. Tỉnh có
gần 500 lễ hội vẫn được duy trì và lưu giữ, trong đó có

4


8 lễ hội được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch cơng
nhận là di sản văn hố phi vật thể cấp quốc gia. Đó là
tiềm năng để phát triển du lịch văn hố. Thái Bình cũng
là miền đất cội nguồn, là kho tàng văn hoá dân gian đặc
sắc, các loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng văn
minh lúa nước sông Hồng (chèo, hát trống quân, múa
rối nước, ca trù,…) cùng nhiều làng nghề thủ công
truyền thống (chạm bạc, bánh cáy, thêu, dệt, chiếu,
thảm len,…). Đó là những tài ngun du lịch văn hố
đặc sắc, độc đáo có sức hút mạnh mẽ khách du lịch.
d. Khoa học công nghệ
Tỉnh đã nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học
công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất, đem lại sự thay
đổi rõ rệt cho bộ mặt nền kinh tế như: trong sản xuất
nông nghiệp đã lai tạo các giống mới có năng suất, chất
lượng cao, áp dụng cơ giới hố, phát triển mơ hình nơng
nghiệp cơng nghệ cao, nơng nghiệp hữu cơ,…; trong
cơng nghiệp nhập khẩu các máy móc, sử dụng cơng
nghệ hiện đại, độ chính xác cao,…; trong quản lí điều
hành đang xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông
minh; trong dịch vụ ứng dụng thương mại điện tử,…
e. Đường lối, chính sách
Thái Bình đã có nhiều chủ trương, chính sách, chiến
lược phát triển kinh tế – xã hội. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng
được trọng điểm đầu tư (đường quốc lộ 10, các khu
công nghiệp, khu kinh tế Thái Bình,…), thu hút liên kết
và vốn đầu tư lớn từ các doanh nghiệp trong và ngoài

nước theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Thái Bình thời kì 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Bên cạnh đó, lãnh đạo Đảng và chính quyền tỉnh Thái
Bình ln có khát khao xây dựng tỉnh giàu, mạnh, hiện
đại và đã từng bước cụ thể hoá trong các định hướng,
chương trình và hành động cụ thể, tác động khá tích cực
tới sự chuyển mình của nền kinh tế tỉnh.
Hoạt động 3: Dặn dò
Gv yêu cầu HS chuẩn bị tài liệu cho buổi học tiếp theo: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thái Bình
Ngày soạn: 15/4/2023
5


SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH THÁI BÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- HS nắm được những đặc điểm nền kinh tế Thái Bình
- Hiểu rõ được đặc điểm các ngành nghề kinh tế ở Thái Bình
- Nắm được sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế
2. Về kĩ năng
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin
- Kĩ năng làm việc theo nhóm
- Kĩ năng giải quyết vấn đề
3. Về phẩm chất: Có những định hướng cơ bản về nghề nghiệp góp phần xây dựng quê
hương giàu đẹp
II. THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Giáo án, tài liệu tham khảo về kinh tế
- Các hình ảnh, biểu đồ, tranh ảnh minh họa
- Giấy a0, bút thước

- Ti vi/ máy chiếu
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: khởi động
Bước 1: GV chiếu 1 đoạn video giới thiệu các ngành kinh tế ở Thái Bình
/>Bước 2: GV gọi 1-2 HS nhận xét về nội dung video
Bước 3: GV giới thiệu bài học mới
Hoạt động 2: Hình thành tri thức
a) Mục tiêu: HS nắm được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
b)Nội dung: cơ cấu kinh tế
c) Sản phẩm: Bài thu hoạch của HS
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và
Dự kiến sản phẩm
HS
Bước 1: GV chuyển
1. Đặc điểm nền kinh tế tỉnh Thái Bình
giao nhiệm vụ học tập
- Thái Bình có quy mơ nền kinh tế thuộc
Nhóm 1: Tìm hiểu về
top 30 của cả nước. Năm 2021, tổng sảnphẩm trên địa bàn
nền kinh tế tỉnh Thái
(GRDP) đạt 57 112 tỉ
Bình
đồng (theo giá so sánh 2010). Nền kinh
Nhóm 2: Tìm hiểu về
tế có mức tăng trưởng khá: GRDP năm
kinh tế nông, lâm nghiệp 2021 tăng 6,68% so với năm 2020, đứng
và thủy sản
thứ 14 trên 63 tỉnh, thành phố cả nước
Nhóm 3: Khu vực cơng về tăng trưởng GRDP. Tỉnh có mức thu

6


nghiệp và xây dựng
Nhóm 4: Khu vực dịch
vụ
Bước 2: HS thảo luận
nhóm
Các nhóm trình bày sản
phẩm thảo luận trên giấy
A0
Bước 3: Trình bày sản
phẩm thảo luận
Các nhóm cử đại diện
trình bày sản phẩm thảo
luận của nhóm mình
Bước 4: Nhận xét,
đánh giá
GV gọi đại diện các tổ
nhận xét chéo
GV tổng kết

nhập GRDP bình quân đạt 52,5 triệu/
người/năm.
- Cơ cấu nền kinh tế của tỉnh thểhiện sự phát triển tích
cực theohướng cơng nghiệp hố: tỉ trọng cơngnghiệp, xây
dựng và dịch vụ chiếm trên70%, tỉ trọng nông, lâm nghiệp
và thuỷsản dưới 25 %.
2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản

- Ngành trồng trọt đã hình thành và phát triển nhiều vùng
sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Cơ cấu cây trồng
và cơ cấu mùa vụ chuyển biến theo hướng nâng cao giá trị
trên đơn vị diện tích: diện tích trồng lúa giảm, sử dụng
giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao, năng suất cao, vụ
Đông dần trở thành vụ sản xuất thứ ba trong năm, xuất hiện
các mơ hình sản xuất hữu cơ, các nơng sản có giá trị thương
phẩm cao.
- Chăn ni phát triển theo hướngsản xuất hàng hố:
hình thành cáctrang trại, gia trại và liên kết hợp tácvới
doanh nghiệp tạo thành các đànvật nuôi quy mô lớn, cơ
cấu vật nuôichuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọngcác lồi
có giá trị kinh tế cao. Tỉ trọngngành chăn ni có xu hướng
tăngnhanh trong cơ cấu sản xuất nôngnghiệp của tỉnh.
- Sản xuất thuỷ sản phát triển khá tồn diện cả ni
trồng và khai thác: ni trồng pháttriển đa dạng các loại
hình (bãi triều, ao, đầm, lồng bè,…), ứng dụng công nghệ
cao đemlại năng suất và sản lượng lớn. Khai thác phát
triển theo hướng tăng cường xa bờ đồngthời đẩy mạnh
chống khai thác bất hợp pháp nhằm phát triển nghề cá bền
vững.
- Trong lâm nghiệp, tăng dần tỉ trọng trồng và chăm
sóc rừng, giảm dần tỉ trọng khaithác gỗ và lâm sản.
b. Khu vực công nghiệp và xây dựng
- Tỉnh tập trung phát triển một số ngành cơng nghiệp
theo hướng sản xuất sản phẩm cógiá trị gia tăng cao, giá trị
xuất khẩu lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, từng bước xây
dựngthương hiệu, sức cạnh tranh của sản phẩm: cơ khí, chế
tạo; thiết bị điện, điện tử; dệt may;chế biến nông sản, thực
phẩm; sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp hỗ trợ,…

- Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp,
7


công nghiệp khu kinh tế biển. Làngnghề phát triển theo
chiều sâu và hướng tới xuất khẩu.
- Trong xây dựng đặc biệt chú trọng tới xây dựng cơ
sở hạ tầng nhất là giao thơng tạomối liên kết vùng; giải
phóng mặt bằng và hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh
tế.
c. Khu vực dịch vụ
Các ngành dịch vụ phát triển nhanh, đa dạng theo hướng
văn minh, hiện đại. Nhiều trung tâm thương mại, siêu thị,
chợ, khách sạn cao cấp đã hoàn thành đưa vào khai thác
có hiệu quả. Du lịch phát triển đa dạng các loại hình gắn
với phát huy các giá trị văn hoá truyền thống; các dịch vụ
vận tải, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm,... ngày càng
phổbiến, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
1. Vẽ sơ đồ tư duy về các nguồn lực phát triển kinh tế tỉnh Thái Bình.
2. Sưu tầm và kể tên các sản phẩm hoặc hình thức sản xuất đem lại giá trị kinh tếcao ở
địa phương em cư trú. Sắp xếp chúng vào các khu vực tương ứng là nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ.
 Dặn dị:
- HS ơn tập lại kiến thức
- HS chuẩn bị nội dung bài học tiếp theo: Tổ chức sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản ở Thái Bình.

8




×