Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " PHÂN TÍCH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP - Nông hộ: Ông Bùi Duy Giáp " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
NÔNG HỘ VÙNG VEN BIỂN Ở TỈNH NGHỆ AN

Nơng hộ: Ơng Bùi Duy Giáp

NGƯỜI NGHIÊN CỨU
Phùng Thị Hồng Hà

Nghệ An, 2006


MỤC LỤC
I. PHÂN TÍCH SẢN XUẤT NƠNG HỘ .............................................................................. 4
1. Giới thiệu........................................................................................................................... 4
2. Nội dung ............................................................................................................................ 4
2.1. Một vài nét khái quát về hộ .................................................................................... 4
2.2. Hiện trạng sản xuất của hộ ..................................................................................... 6
2.2.1. Đối với sản xuất trồng trọt............................................................................... 6
a) Rau......................................................................................................................... 6
b) Lúa....................................................................................................................... 12
2.2.2. Đối với sản xuất chăn nuôi ............................................................................ 12
2.2.3. Thu nhập của hộ ............................................................................................ 12
2.3. Tập huấn của hộ.................................................................................................... 13
II. PHÂN TÍCH CHUỐI CUNG ......................................................................................... 13
1. Lí do................................................................................................................................. 13
2. Phương pháp.................................................................................................................... 14
3. Mơ tả chuỗi cung ............................................................................................................. 14
3.1. Chuỗi cung các yếu tố đầu vào............................................................................. 14


3.2. Chuỗi cung các yếu tố đầu ra ............................................................................... 16
3.2.1. Hướng thứ nhất: các hộ bán rau cho thu gom lớn ......................................... 16
3.2.2. Hướng thứ hai: các hộ gia đình nơng dân bán sản phẩm cho các nhà thu gom
nhỏ ........................................................................................................................... 18
4. Phân tích hoạt động của chuỗi......................................................................................... 20
III. KẾT LUẬN ................................................................................................................... 21

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Cơ cấu và nguồn hình thành các loại đất của hộ...................................................... 5
Bảng 2: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của hộ ............................................................... 5
Bảng 3: Tình hình sử dụng lao động của hộ.......................................................................... 6
Bảng 4: Công thức luân canh trên từng thửa đất của hộ ....................................................... 7
Bảng 5: Doanh thu của từng loại cây trồng, từng loại công thức luân canh ......................... 7
Bảng 6: Chi phí bình qn 1 sào của các loại rau ................................................................. 8
(tính cho một lứa) .................................................................................................................. 8
Bảng 7: Hiệu quả sản xuất của từng loại cây trồng ............................................................... 9
và từng công thức luân canh.................................................................................................. 9
Bảng 8: Hiệu quả sản xuất rau của hộ ................................................................................... 9
Bảng 9. Ảnh hưởng của sản lượng và giá của hành và cà chua đến thu nhập của hộ ........ 10
Bảng 10. Ảnh hưởng của sản lượng và giá của hành và cà chua ....................................... 11
đến lợi nhuận của hộ........................................................................................................... 11
Bảng 11: Kết quả và hiệu quả của sản xuất chăn nuôi ....................................................... 12
Bảng 12: Thu nhập lề, lợi nhuận ròng của từng loại .......................................................... 13
và của toàn bộ sản phẩm...................................................................................................... 13
Bảng 13 : Chênh lệch giá trong chuỗi cung ........................................................................ 17
Bảng 14: Chênh lệch giá trong chuỗi các nhà thu gom nhỏ................................................ 19


3


BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VỀ
PHÂN TÍCH KINH DOANH NƠNG NGHIỆP
Nhóm điều tra: Phùng Thị Hồng Hà – Khoa kinh tế & phát triển, Trường ĐHKT Huế
Người viết báo cáo tổng hợp: Phùng Thị Hồng Hà
Ngày điều tra: 08/1/2006
Nông hộ: Ơng Bùi Duy Giáp - Xóm 4 - xã Quỳnh Lương - huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An
Thời gian: từ 9h00 đến 12h00
I. PHÂN TÍCH SẢN XUẤT NƠNG HỘ
1. Giới thiệu
Phân tích kinh tế nơng hộ là một trong những nội dung quan trọng của dự án Agribiz nhằm
giúp nhà nghiên cứu nắm bắt được tình hình bố trí sản xuất của các nơng hộ, từ đó đánh
giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nơng hộ
Mục đích của bài viết:
- Đánh giá thực trạng hệ thống sản xuất của các nông hộ - đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả sản xuất của nơng hộ
- Mơ tả và phân tích sơ bộ chuỗi cung rau của nơng hộ - tìm ra những khó khăn, thách thức
mà chuỗi phải đổi mặt - đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi.
- Đánh giá nhu cầu tập huấn của các nông hộ.
- Rút ra một số nhận xét về hệ thống sản xuất nông nghiệp ở vùng Đồng Bằng ven biển
tỉnh Nghệ An làm cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo cho các đối tượng liên quan.
2. Nội dung
2.1. Một vài nét khái quát về hộ
Xã Quỳnh Lương là một xã ven biển của huyện Quỳnh Lưu, có điều kiện tự nhiên
rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất rau. Mặc dù nằm ở vùng ven biển, nhưng đất của
Quỳnh lương lại là đất đỏ, rất tơi sốp. Khí hậu ở đây mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới
có pha trộn ơn đới. Ngồi ra, Quỳnh Lương cịn có nguồn nước ngầm vơ tận. Chính nhờ
những dặc điểm này mà Quỳnh Lương có thể sản xuất nhiều loại rau cả rau vùng nhiệt đới

(rau muống, cải, …) đến các loại rau ôn đới (xu hào, bắp cải, xu lơ…). Trong tổng diện
tích đất gieo trồng của cả xã (809 ha), cây rau chiếm 73,5% và có xu hướng tăng. Năm
2005, diện tích trồng rau tăng 1,7% so với năm 2004.
Nhờ phát triển sản xuất rau nên đời sống của các hộ gia đình nơng dân ở đây ngày
một cải thiện. So với các vùng khác, thu nhập bình qn của nơng dân xã Quỳnh Lương
khơng chỉ đạt 50 triệu đồng/1 ha mà cịn cao hơn thế.
Để tìm hiểu tình hình sản xuất rau của các hộ gia đình nơng dân trong xã, chúng tơi
đã đến phỏng vấn hộ gia đình nhà ơng Bùi Duy Giáp.
Ơng Giáp xuất thân từ một gia đình nơng dân. Gia đình ơng sống ở đây từ khi ơng
cịn nhỏ. Năm nay ơng đã 51 tuổi, học hết lớp 7/10. Ơng có 4 người con, 2 trai, 2 gái. 3
người con của ông hiện đã đi vào thành phố Hồ Chí Minh để làm ăn. Hiện gia đình chỉ cịn
3 người. Trong đó, cậu con trai Bùi Duy Huy năm nay đã 28 tuổi nhưng chưa lập gia đình,
4


đang làm nghề thợ may ở tại nhà. Vợ của ông đã học hết lớp 7/10. Ngoài công việc nội trợ
gia đình, bà cùng ơng làm rau, chăn ni lợn và trâu để có thu nhập cho gia đình.
Sản xuất rau là nguồn thu nhập chính của gia đình ơng. Ngồi ra ơng cịn chăn
ni 1 năm 2 con lợn với mục đích chính là để tận dụng thức ăn thừa và lấy phân bón cho
rau; chăn ni 1 con bị cái để có thêm thu nhập.
Do các con ơng đã lớn, lại có cơng việc ổn định nên mục đích chính của ơng bà là làm
sao có nhiều tiền để tích luỹ nhằm sửa sang lại nhà cửa và có tích luỹ cho tuổi già.
Hiện nhà ơng được xã cấp cho 4 mảnh ruộng và đất ở với tổng diện tích 2260 m2.
Ngồi ra, ơng cịn th thêm một mảnh ruộng rộng 500 m2 (1 sào) với thời gian 10 năm để
trồng lúa, rau khoai lang. Mỗi năm ông phải trả cho việc thuê mảnh ruộng này là 50 ngàn
đồng.
Ngồi đất trồng cây hàng năm, ơng cịn được xã cấp cho 50 m2 đất để trồng phi lao.
Mục đích chính là trồng rừng phịng hộ.
Bảng 1: Cơ cấu và nguồn hình thành các loại đất của hộ
Loại đất


Tổng diện
tích (sào)

Trồng Rau
Đất ở kiêm sản xuất
rau
Đất sản xuất lúa
Trồng phi lao
Cộng

Nguồn hình thành (sào)
Được cấp

5,12

Khác

4,12

1,4
1
0,1
7,62

Đấu thầu

1,4
1
0,1

5,62

1

Do quy mơ sản xuất nhỏ nên gia đình ơng chỉ trang bị 2 máy bơm nước với giá trị 650
ngàn đồng/cái, một bình bơm thuốc sâu bằng tay trị giá 60 ngàn đồng/cái và hệ thống ống
dẫn nước tưới cho rau.
Bảng 2: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của hộ
Loại TLSX

Số
lượng

Tổng giá
trị
(1000.đ)

T/gian có thể
sử dụng
(năm)

T/gian đã
sử dụng
(năm)

Giá trị
cịn lại
(1000 đ)

Máy bơm nước

1
650
6
5
108
Máy bơm nước
1
650
6
3
325
Bình bơm thuốc sâu
1
60
13
10
14
Ống dẫn nước
500 m
300
5
3
120
Bị cái
1
4000
6
3
2000
1500

10
5
750
Chuồng lợn
5 m2
2
3000
10
6
1200
Chuồng trâu
5m
Tổng giá trị
10160
4517
Do quy mô sản xuất nhỏ, đầu tư cho sản xuất rau khơng nhiều nên gia đình ơng
khơng vay vốn của ngân hàng.
Hiện gia đình ơng có 3 lao động chính nhưng chỉ có 2 vợ chồng ông tham gia trực
5


tiếp sản xuất rau. Cậu con trai làm nghề thợ may tại nhà nên không tham gia vào công việc
đồng áng của cha mẹ. Do thiếu lao động nên ông bà phải thuê thêm 1 tháng 1 lao động
làm 5 cơng để làm cỏ và chăm sóc rau. Tiền th 1 công là 25 ngàn đồng. Theo ông Giáp,
việc thuê lao động ở đây khơng khó khăn lắm.
Bảng 3: Tình hình sử dụng lao động của hộ

Loại lao động

1. Lao động gia đình

- Lao động chính
- Lao động phụ
2. Lao động thuê
- Thuê thời vụ

Số ngày/tháng
(ngày LĐ)

Số
người

Số tháng
làm trong
năm
(tháng)

Bình
quân

Cao
nhất

Thấp
nhất

Tổng số
ngày làm
trong
năm


02
02

12
12

20
20

30
30

10
10

240
240

01

12

5

60

Khác với các loại cây trồng khác, rau có thể trồng quanh năm với nhiều loại khác
nhau. Mỗi loại có thời gian gieo trồng nhất định. Hành, cải xanh có thể trồng quanh năm;
rau cà chua, cà rốt, có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 4; xu hào, xu lơ trồng vào các tháng
lạnh trời (tháng 9 đến tháng 1 âm lịch); Tuy nhiên, vào tháng 8 âm lịch là tháng có mưa,

lụt nên việc trồng rau gặp nhiều rủi ro.
2.2. Hiện trạng sản xuất của hộ
Hiện nay, hộ sản xuất các loại sản phẩm chính: rau, chăn ni lợn và trâu. Trong
đó, trồng rau tạo ra nguồn thu chính của hộ.
2.2.1. Đối với sản xuất trồng trọt
a) Rau
Hộ sản xuất 2 loại sản phẩm chính là rau và lúa. Đối với cây lúa, do trồng trên đất khô, khơng
chủ động nước nên 1 năm gia đình ơng chỉ trồng được 1 vụ sản xuất Đông Xuân, sản lượng đạt
được 1,5 tạ thóc. Kết thúc vụ sản xuất lúa, ông bà trồng khoai lang để lấy rau nuôi lợn. Vì thế
chúng tơi sẽ chỉ đi sâu phân tích hiện trạng sản xuất rau của hộ.

6


Bảng 4: Công thức luân canh trên từng thửa đất của hộ
Thửa
ruộng
thứ
1

Diện
tích
(sào)
1,06

2

1,06

3


0,4

4

0,6

Cà chua

Vườn
nhà
Ruộng
đấu thầu

0,2

Cải

1,0

12

1

2

3

4


5

6

7

8

9

10

Cải

Cà chua

11

Cà chua

Hành hoa

Cà rốt

Hành
Rau cải ngọt

Cà chua

Hành hoa


Lúa Đông - Xuân

Cải
Khoai lang

Cây rau được chọn để trồng bao gồm 5 loại: rau cải ngọt, cải dưa, hành hoa, cà
chua và cà rốt.
Cây cà rốt có thời gian sinh trưởng dài nhất (3 tháng 1 lứa). Cà chua là loại cây trồng
một lần nhưng thu sản phẩm liên tục cho đến khi cây tàn. Hành có thời gian sinh trưởng ngắn,
1,5 tháng thu hoạch được một lứa. Cải ngọt chỉ có 25 ngày thu được 1 lứa.
Bốn mảnh ruộng nhà ơng Giáp đều có thể trồng các loại rau (bao gồm cả cải bắp
và xu hào, xu lơ) nhưng ông Giáp chỉ chọn 4 loại cây trồng trên. Trong đó, hành hoa là loại
cây được trồng với diện tích lớn nhất. Theo ơng Giáp, thời gian trồng hành hoa ngắn
nhưng lại cho thu nhập cao nên ông đã dành nhiều diện tích để trồng nó. Cải là cây cũng có
thời gian sinh trưởng ngắn nhưng địi hỏi cơng chăm sóc nhiều. Với điều kiện thiếu sức lao
động như nhà ơng, việc trồng cải sẽ gặp khó khăn nên khơng được ưu tiên bằng hành.
Với những tính tốn trên, ơng Giáp đã bố trí các cơng thức ln canh trên từng thửa
như bảng trên.
Căn cứ vào diện tích gieo trồng, năng suất và giá bán của từng loại cây trồng,
chúng tơi đã tính tốn được doanh thu của từng loại sản phẩm trên từng thửa ruộng.
Bảng 5: Doanh thu của từng loại cây trồng, từng loại công thức luân canh
Thửa 1
(1,06 sào)

Số cây cà chua/sào
NS cà chua (kg/cây)
Giá bán (1000 đ)
Doanh thu (1000 đ)
Rau cải

Số lứa

Thửa 2
(1,06 sào)

Thửa 3
(0,4 sào )

Thửa 4
(0,6 sào)

1.250
2,5
2
6.625

1.250
2,5
2
3.750

5

5

Vườn nhà
(0,2 sào)

7


Tổng

1.0375
5


Năng suất
500
500
500
(kg/sào/lứa)
Giá bán (1000 đ/kg)
0,7
0,7
0,7
Doanh thu (1000 đ)
1.820
1.050
350
3.220
Cà rốt
Sản lượng (kg)
1.000
Giá bán (1000 đ/kg)
3
Doanh thu (1000 đ)
3.000
3.000
Hành
Diện tích (sào)

1,06
0.4
0,2
Năng suất
800
800
800
(kg/sào/lứa)
Giá bán (1000đ/kg)
2
2
2
Số lứa
4
6
3
Doanh thu (1000 đ)
6784
3840
960 11584
Tổng doanh thu
8445
9784
3840
4800
1310 28179
(1000 đ)
Doanh thu b.quân sào
7967
9230

9600
8000
6550
8269
(1000 đ/sào/năm)
Số liệu của bảng trên cho thấy, thửa thứ 3 với công thức luân canh Hành quanh
năm có doanh thu cao nhất. Bình qn 1 sào thu được 9,600 triệu đồng/năm. Cho doanh
thu cao thứ hai là công thức luân canh Cà rốt - Hành, doanh thu đạt 9,23 triệu đồng/năm.
Thấp nhất là vườn nhà với công thức luân canh Hành - rau cải cho doanh thu 6,55 triệu
đồng/năm. Tổng doanh thu một năm đạt 28,179 triệu đồng. Bình quân 1 sào trong một
năm đạt 8,269 triệu đồng.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của từng loại cây và từng công thức luân canh, chúng
tôi đã tính tốn chi phí sản xuất cuả từng loại cây và thu nhập lề (Gross Margin) của chúng
như sau:
Bảng 6: Chi phí bình qn 1 sào của các loại rau
(tính cho một lứa)
ĐVT: 1000 đồng
Cà chua
1. Giống
2. Phân bón
- Phân hữu cơ
- phân đạm
- Phân lân
- Phân kali
- NPK
3.làm đất
4. Bảo vệ TV
5. Dàn tre
6. Khác
Tổng


Cà rốt

Hành

70

70

207

150
50
150
45

150
25
70
25

150
50
70
25

50
200
150
865


8

150

490

Rau cải
8

50

30
50

110
30
20

582

32
250


Bảng 7: Hiệu quả sản xuất của từng loại cây trồng
và từng cơng thức ln canh
Thửa 1
(1,06 sào)


chua
1. Chi phí
Chi phí bq 1
sào/lứa(1000 đ)
Số lứa/năm
Tổng chi phí
(1000 đ)
2. Tổng doanh
thu (1000đ)
3. Thu nhập lề
của từng loại
cây (1000 đ)
GM/thửa/năm
(1000đ)
GM/sào/năm
(1000 đ)

Cải

Thửa 2
(1,06 sào)

rốt

Thửa 3
(0,4 sào)

Hành

Hành


Thửa 4
(0,6 sào)

chua

Rau
cải

Vườn nhà
(0,2 sào)
Rau
cải

Hành

865

250

490

582

582

865

250


250

582

1
917

5
1325

1
519

4
2468

6
1397

1
519

5
750

5
250

3
349


6625

1820

3000

6784

3840

3750

1050

350

960

5708

495

2481

4316

2443

3231


300

100

611

6203

6797

2443

3531

711

5852

6412

6108

5885

3554

Khác với phần phân tích trước, thửa thứ 2, cơng thức ln canh Cà rốt - Hành mặc
dù có doanh thu thấp hơn so với thửa 1 (trồng hành quanh năm), nhưng lại cho hiệu quả
kinh tế cao nhất. Bình quân 1 sào thu nhập lề (Gross Margin) đạt 6,412 triệu đồng/năm.

Thửa thứ 3, trồng hành quanh năm thu nhập lề chỉ đạt 6,108 triệu đồng/sào/năm. Vườn
nhà với công thức Rau - hành cho hiệu quả thấp nhất, bình quân 1 sào thu nhập lề đạt 3,55
triệu đồng/năm.
Sở dĩ việc trồng Hành quanh năm cho doanh thu cao nhất nhưng thu nhập lề đạt
thấp hơn so với việc trồng Cà rốt - hành là do phí về giống cao. Bình qn 1 sào chi phí về
giống mất đến 207 ngàn đồng/lứa .
Nhìn chung, sản xuất rau đã mang lại thu nhập cho gia đình khá cao. Bình quân
một năm với 3,24 sào đất canh tác, hộ đã có một khoản thu nhập lề (GM) là 18,185 triệu
đồng. Nếu trừ khấu hao và công lao động của gia đình, một năm hộ có một khoản lợi
nhuận là 5,983 triệu đồng.
Bảng 8: Hiệu quả sản xuất rau của hộ
Chỉ tiêu
1. Doanh thu
2. Tổng chi phí
- Chi phí trực tiếp
- Th lao động
3. Thu nhập lề
- Cơng lao động gia đình
- Khấu hao
4. Lợi nhuận rịng

9

1000 đồng
28.179
9.994
8.494
1.500
18.185
12.000

202
5.983


PHÂN TÍCH RỦI RO
Rủi ro trong sản xuất nơng nghiệp có nhiều nguyên nhân: rủi ro do điều kiện sản
xuất không thuận lợi (hạn hán, nguồn nước tưới…), do biến động giá cả của thị trường, rủi
ro về mặt tài chính.
Do quy mơ sản xuất nhỏ, nhu cầu về vốn khơng lớn nên rủi ro về tài chính sẽ khơng
đề cập ở đây. Rủi ro do điều kiện sản xuất không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến năng suất của
cây trồng. Do ảnh hưởng của thị trường sẽ làm cho giá sản phẩm giảm xuống. Do vậy sẽ
ảnh hưởng đến thu nhập của hộ.
Để nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố thị trường và điều kiện sản xuất đến thu nhập
của hộ, chúng tôi sử dụng 2 yếu tố: giá và sản lượng cây trồng.
Trong các công thức luân canh ở trên, chúng tơi nhận thấy: Hai cây trồng có doanh
thu lớn nhất là hành và cà chua. Vì thế, sự biến động về sản lượng và giá của hai loại cây
này sẽ có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Giả sử, bố trí cơng thức ln canh của hộ khơng
thay đổi. Giá của hành và cà chua có thể đạt mức cao nhất là 4000 đ/kg hành và 3000 đ/kg
cà chua; thấp nhất là 1500 đ/kg (hành hoặc cà chua).
Bảng 9. Ảnh hưởng của sản lượng và giá của hành và cà chua đến thu nhập của hộ

chua
Hành
SL
(kg/sào)
900

800

600


1,5 (Kg/cây)
Giá
(1000đ/kg)
3
2
1,5
3
2
1,5
3
2
1,5

2,5 (Kg/cây)

3,5 (Kg/cây)

4

2

1,5

4

2

1,5


4

2

1,5

28224
21708
18450
26052
20260
17364
21708
17364
15192

21999
15483
12225
19827
14035
11139
15483
11139
8967

20442
13926
10668
18271

12478
9582
13926
9582
7411

36524
30008
26750
34352
28560
25664
30008
25664
23492

26149
19633
16375
23977
18185
15289
19633
15289
13117

23555
17039
13781
21383

15591
12695
17039
12695
10523

44824
38308
35050
42652
36860
33964
38308
33964
31792

30299
23783
20525
28127
22335
19439
23783
19439
17267

26668
20151
16893
24495

18703
15807
20151
15807
13635

10


Bảng 10. Ảnh hưởng của sản lượng và giá của hành và cà chua đến lợi nhuận của hộ
Cà chua

1,5(Kg/cây)
Hành
NS
Giá
4
2
1,5
(kg/sào) (1000đ/kg)
3
16022 9797 8240
2
9506 3281 1724
900
1,5
6248
23
1534
3

13850 7625 6069
2
8058 1833 276
800
1,5
5162
1063 2620
3000
9506 3281 1724
2000
5162
600
1063 2620
1500
2990
3235 4791

2,5(Kg/cây)
4

2

3,5 (Kg/cây)
1,5

4

2

1,5


24322 13947 11353 32622 18097 14466
17806 7431 4837 26106 11581 7949
14548 4173 1579 22848 8323 4691
22150 11775
16358 5983
13462 3087

9181 30450 15925 12293
3389 24658 10133 6501
493 21762 7237 3605

17806
13462

7431
3087

4837 26106 11581
493 21762 7237

11290

915

-1679 19590

5065

7949

3605
1433

Tính trung bình cho cả hai loại trên là 2000 đ/kg. Năng suất cà chua đạt thấp nhất là
1,5 kg/cây; cao nhất là 3,5 kg/cây. Năng suất hành đạt cao nhất là 900 kg/sào và thấp nhất
là 600 kg/sào. Thu nhập lề và lợi nhuận của hộ có thể sẽ bị thay đổi do ảnh hưởng của hai
nhân tố như sau (bảng 1.9 và 1.10):
- Trong trường hợp điều kiện sản xuất không thụân lợi, nhưng giá thị trường cao, hộ
sẽ có một khoản thu nhập lề là 21708 ngàn đồng (lợi nhụân đạt 9506 ngàn đồng).
Nếu giá thị trường xuống ở mức 2000 đ/kg cà chua và hành thì thu nhập lề của hộ
chỉ còn 11139 ngàn (lỗ 1063 ngàn đồng). Ở mức giá thấp nhất (1500 đ/kg hành và
1500 đ/kg cà chua) hộ sẽ lỗ 4791 ngàn đồng.
- Trong trường hợp điều kiện sản xuất thuận lợi, giá cả lên cao nhất thì hộ sẽ đạt mức
thu nhập lề và lợi nhuận cao nhất (44824 ngàn đồng và 32622 ngàn đồng). Nếu giá
cả xuống thấp thì thu nhập lề cũng đạt 16893 ngàn đồng.
Trong trường hợp giá cả biến động, hộ có thể thay thế một số cây trồng khác. Với
điều kiện đất đai hiện có, trong cùng một khoảng thời gian các cây sau có thể thay thế cho
nhau:
- Cây Xu hào có thể thay cây cà rốt (từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau). Tuy nhiên,
xét trên mặt bằng giá hiện tại, giá của cà rốt lớn hơn giá của xu hào (1,5 đến 2 lần).
Trong khi đó năng suất của 2 loại cây là tương đương nhau vì thế trồng cà rốt vẫn
cho hiệu quả cao hơn. Nếu giá cà rốt giảm đi ½ thì trồng cà rốt hoặc xu hào đều
cho hiệu quả như nhau.
- Công thức hành - cải trồng ở vườn nhà có hiệu quả thấp nhất. Nếu thay cải bằng su
hào hay cải bắp thì hiệu quả của xu hào hay cải bắp cao hơn trồng cải ngọt 57 ngàn
11


đồng (lấy giả định chi phí trồng xu hào gần bằng chi phí trồng cà chua và giá cải
ngọt khơng thay đổi). Vì thế, nếu có thể gia đình nên thay thế cây cải ngọt bằng

cây su hào bởi trong thời gian này giá của cải ngọt có thể xuống thấp do có nhiều
loại rau cao cấp làm sản phẩm thay thế.
b) Lúa
Lúa được trồng trên đất đấu thầu với diện tích rất khiêm tốn 1 sào. Tuy nhiên, điều
kiện sản xuất trên thửa ruộng trồng lúa không thuận lợi nên một năm hộ chỉ trồng 1 vụ với
sản lượng 1,5tạ/sào. Sau khi trừ chi phí, GM chỉ đạt 0.095 triệu đồng. Lợi nhuận từ sản
xuất lúa lỗ 0.03 triệu đồng.
2.2.2. Đối với sản xuất chăn nuôi
Một năm hộ nuôi 2 lứa lợn, mỗi lứa 1 con. Tổng trọng lượng xuất chuồng là khoảng
140 kg. Với giá bán bình quân 14 ngàn đồng/kg. Một năm doanh thu từ chăn nuôi lợn đạt
1,96 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, thu nhập lề được 0,46 triệu đồng. Nếu trừ công lao
động gia đình và chi phí về rau do gia đình tự trồng thì chăn ni lợn lỗ 0,777 triệu đồng
Ngồi ni lợn, hộ có ni 1 con bị cái. Bình qn 1 năm bị cái đẻ được 1 con. Hộ
khơng để nuôi mà bán ngay khi bê được khoảng 1 - 1,5 năm. Mỗi con bê hộ bán được 1,5
triệu đồng. Nếu trừ đi chi phí trực tiếp, cơng chăm sóc và khấu hao một năm hộ bị lỗ 406
ngàn đồng.
Bảng 11: Kết quả và hiệu quả của sản xuất chăn ni
ĐVT: 1000 đồng
Bị
1.500
65

Doanh thu
Chi phí trung gian
- Cám
- Thú y
- Phối giống
Thu nhập lề
- Cơng lao động gia đình
- Rau

- Khấu hao
Lợi nhuận

15
50
1.435
1.141
700
-406

Lợn
1.960
1.500
1.500

460
938
300
150
- 928

2.2.3. Thu nhập của hộ
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sản xuất của từng sản phẩm, chúng tôi đã xác định được thu
nhập và cơ cấu thu nhập của hộ. kết quả được chỉ ra ở bảng 8.

12


Bảng 12: Thu nhập lề, lợi nhuận ròng của từng loại
và của toàn bộ sản phẩm

(ĐVT: 1000 đ)
1. Doanh thu
2. Tổng chi phí
- Chi phí trực tiếp
- Thuê lao động
3. Thu nhập lề (GM)
- Cơng lao động gia đình
- Khấu hao
- Khác
4. Lợi nhuận ròng

Rau
28.179
9.994
8.494
1.500
18.185
12.000
202

Lúa
300
205
125
80
95
125

5.983


- 30

Lợn
1.960
1.500
1.500


1.500
65
65

460
938
150
300
-928

1.435
1.141
700
- 406

Tổng
31.939
11.764
10.184
1.580
20.175
14204

1.052
300
4.620

Trong một năm, hộ thu về 31,939 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí sản xuất trực tiếp
cịn có được một khoản thu nhập lề là 20,175 triệu đồng. Lợi nhuận ròng đạt 4,620 triệu
đồng.
Trong cơ cấu thu nhập cũng như lợi nhuần ròng, rau chiếm một tỷ trọng lớn nhất,
đóng vai trị quan trọng trong thu nhập của hộ. Trồng lúa, chăn nuôi lợn và bị tuy có thu
nhập lề (GM) nhưng khơng có hiệu quả sản xuất.
2.3. Tập huấn của hộ
Trong những năm qua, ông Giáp là người được tham gia tập huấn nhiều nhất. Ông
đã tham gia 10 lớp tập huấn tại xã về những nội dung: kỹ thuật trồng rau, Bảo vệ thực vật,
các lớp IPM. Phần lớn các lớp này được tổ chức bởi Ban nông nghiệp Huyện hoặc sở nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An. Thời gian tổ chức các lớp học trên thường là 1
buổi hoặc nhiều nhất là 1 ngày tại ngay xã Quỳnh Lương.
Theo ông Giáp, các lớp tập huấn trên đã giúp cho ơng nắm được quy trình sản xuất
rau, cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và quy trình phịng trừ dịch hại tổng hợp.
Ông vần mong muốn được tham gia nhiều hơn vào các lớp tập huấn kỹ thuật trồng
rau, cách ghi chép sổ sách, cách tính tổng thu nhập. Thời gian tập huấn nên ngắn, tối đa 1
ngày. Địa điểm tập huấn nên tổ chức ngay tại xã.

II. PHÂN TÍCH CHUỐI CUNG
1. Lí do
Quỳnh lương là một xã vùng ven biển của huyện Quỳnh Lưu, có điều kiện tự nhiên
rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất rau. Trong tổng số 809 ha đất gieo trồng thì diện
tích đất trồng rau là 595 ha chiếm 73,5% và có xu hướng tăng nhanh. Thị trường tiêu thụ
rau rất sôi động. Xuất phát từ lý do trên nên chúng tơi đã chọn cây rau để nghiên cứu
chuỗi cung.
Mục đích của báo cáo này là nhằm mô tả khái quát tình hình tiêu thụ rau của người

13


dân từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của chuỗi.
2. Phương pháp
Như đã phân tích ở phần trước, phần lớn thu nhập của gia đình ơng Giáp là thu từ
sản xuất rau. Vì thế trong báo cáo này chúng tơi quyết định chọn cây rau là đối tượng để
phân tích chuỗi cung.
Chuỗi cung của rau ở xã Quỳnh lương đi theo 2 hướng (Xem sơ đồ). Lượng tiêu
thụ ở cả 2 hướng này đều rất lớn. Vì thế chúng tơi sẽ phân tích cả 2 hướng này.
Để có đủ thơng tin để phân tích chuỗi cung của rau, ngồi ơng Giáp là chủ hộ sản
xuất rau, chúng tơi cịn đi phong vấn thêm Ông Hải, nhà thu gom lớn ở xã và anh Trung
đại diện cho những nhà thu gom nhỏ ở xã..
3. Mô tả chuỗi cung
3.1. Chuỗi cung các yếu tố đầu vào
Phân bón: Phân bón cho rau và các loại cây trồng khác được cung cấp bởi một nguồn duy
nhất là các cửa hàng bán lẻ ở trong xã.
Các cửa hàng bán lẻ lấy hàng trực tiếp từ các chủ phương tiện vận tải. Những người
chuyên làm nhiệm vụ chở rau từ Quỳnh lương đi Vinh và chở phân bón, thuốc trừ sâu và
các hàng hố thơng dụng khác từ Vinh về Quỳnh Lương. Số lượng các cửa hàng bán lẻ
phân bón trong xã khá nhiều. Họ khơng chỉ bán phân bón mà cịn bán các loại hàng tạp hố
khác. Vì thế, việc cung ứng phân bón ở đây cho sản xuất rau khá thuận lợi.
Về giá cả: Chênh lệch giá cả từ chủ xe đến người bán lẻ và người sản xuất khoảng
3 đến 5 giá. Ví dụ 1 kg phân đạm, các chủ xe bán cho các cửa hàng bán lẻ là 4500 đ/kg thì
các cửa hàng lại bán lại cho các hộ là 5000 đ/kg.
Do nguồn cung cấp phân khá thuận tiện nên lượng mua trong 1 lần của các hộ không nhiều
( 5 - 10Kg). Họ có thể mua chịu mà khơng phải trả lãi.

14



Người tiêu dùng
Xuất khẩu
Bán lẻ

Người bán lẻ

Đại lý cấp 2

Đại lý cấp 1 ở chợ đầu
mối Vinh, Hà tĩnh

Công ty Xuất khẩu
Miền Bắc

Đại lý cấp 2
Đại lý cấp 1 ở các chợ: Ba
đồn, Đồng Hới, Đông Hà,
Huế, Đà nẵng, Q.ngãi

Thu gom lớn

Thu gom nhỏ

Hộ nơng dân

Phân bón

Thuốc sâu


Hạt giống

15

Xí nghiệp C.Biến
Xuân Lộc


Hạt rau giống: Hạt rau giống được cung cấp chủ yếu từ các cửa hàng bán tạp hoá ở
chợ. Cũng giống như những hộ kinh doanh phân bón, hạt rau giống cũng chỉ là một trong số
nhiều mặt hàng kinh doanh của cửa hàng (phân bón, xi măng, các mặt hàng gia dụng…).
Các Chủ cửa hàng này lấy hạt rau giống từ Hà Nội. Do có quan hệ bạn hàng truyền thống
với các nhà cung cấp hạt rau ở Hà Nội, việc đặt mua hạt rau khá đễ dàng. Hàng vụ, căn cứ
vào lịch thời vụ sản xuất và nhu cầu của các hộ nông dân, các chủ cửa hàng đặt hàng với
nhà cung cấp (gồm số lượng, chủng loại hạt rau). Do khối lượng hạt rau ít nên việc vận
chuyển chúng từ Hà Nội về Quỳnh Lương được thực hiện thơng qua các xe chở hành
khách. Vì thế, chi phí cho việc vận chuyển hạt giống từ Hà Nội về đến Quỳnh Lương thấp.
Tuy nhiên, chênh lệch về giá bán hạt giống khoảng 5%. Tuỳ theo kế hoạch sản xuất của
mình mà các hộ có thể đến cửa hàng để mua hạt giống. Chất lượng hạt giống nhìn chung
được đảm bảo. Tuy nhiên, vẫn có hiện tượng người dân mua phải hạt giống kém chất
lượng.
Thuốc Bảo vệ thực vật: Hiện ở xã có một cửa hàng bán thuốc BVTV. Người dân trong
xã có thể đến cửa hàng để mua thuốc về dùng.
3.2. Chuỗi cung các yếu tố đầu ra
3.2.1. Hướng thứ nhất: các hộ bán rau cho thu gom lớn
BÁN SẢN PHẨM TẠI CÁC CHỢ
Hiện ở Quỳnh lương có ông Hải là chủ thu gom duy nhất và lớn nhất. Bình qn
mỗi ngày ơng hải mua khoảng 30 - 50 tấn rau các loại. Lượng rau mua mỗi ngày tuỳ thuộc
vào lượng rau sản xuất trong vùng. Sau khi được tập kết về địa điểm quy định, rau sẽ được
cắt gọt, đóng bao chất lên xe và chở đến các chợ đầu mối ở Ba Đồn, Đồng Hới, Đông Hà,

Huế, Đà Nẵng và Quảng Ngãi để bán cho các Đại lý ở các chợ đầu mối. Từ đó, rau được
phân phối cho các đại lý ở các chợ khác trong từng tỉnh, rồi đến những người bán lẻ, người
tiêu dùng.
Theo hướng này độ dài chuỗi cung không lớn. Từ người sản xuất đến người tiêu
dùng, rau phải đi qua 3 - 4 trung gian mặc dù khoảng cách địa lý từ nơi sản xuất đến nơi
tiêu thụ khá xa (nơi xa nhất là Quảng Ngãi 700 km).
Phương thức phân phối trong chuỗi rất đơn giản. Do có quan hệ bạn hàng từ lâu nên việc
giao hàng từ ông Hải (nhà thu gom lớn) đến các đại lý khá đơn giản. Trên đường vận
chuyển rau từ Quỳnh Lương đi vào các tỉnh phía Nam, theo lời hẹn, ơng Hải thường đặt rau
ở một vị trí quy định trên đường Quốc lộ I mà không cần gặp mặt và giao hàng trực tiếp cho
các mối chính. Trên mỗi bao hàng, ơng Hải ghi tên của từng người, số lượng rau và giá bán
của từng loại rau. Sau đó các mối chính (đại lý cấp 1) ở các địa điểm (Ba Đồn, Đồng Hới,
Đơng Hà) sẽ cho người đến vị trí đó để chở hàng về. Riêng các chợ Đông Ba, Đà Nẵng và
Quảng Ngãi, rau được đưa đến tận chợ đầu mối để giao trực tiếp cho các đại lý.
Để có thể thu gom và vận chuyển rau đi xa, ông Hải đã thuê 36 lao động. Trong đó:
20 lao động làm nhiệm vụ chuyên chở rau từ các hộ sản xuất rau về địa điểm tập kết. Bình
quân 1 lao động loại này được trả 1,8 triệu đồng/tháng (bao gồm tiền công, tiền khấu hao xe
máy, tiền xăng); 10 lao động làm nhiệm vụ cắt, gọt, làm sạch và đòng gói rau, chất rau lên


xe. Bình quân 1 lao động loại này được trả 700 ngàn đồng/tháng; 6 lái xe chuyên làm nhiệm
vụ chở hàng. Bình quân mỗi lái xe được trả 1,5 triệu đồng/tháng (khơng kể tiền ăn uống dọc
đường).
Hiện ơng Hải có 3 xe tải Hundai, trọng tải 7 tấn chuyên làm nhiệm vụ chở hàng.
Trong trường hợp có nhiều rau, ơng Hải sẽ th thêm xe để chở. Chi phí bình quân cho một
chuyến hàng từ Quỳnh Lương đi Huế hết 1,8 triệu, đi Đà Nẵng hết 2,1 triệu và đi Quảng
Ngãi hết 2,5 triệu đồng (bao gồm: xăng, thuế cầu đường, tiền ăn uống của lái xe và các lộ
phí khác).
Hầu như khơng có biện pháp nào để bảo quản rau ngồi việc đóng gói rau vào các
sọt hoặc bao bì rồi cho lên xe vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Vì thế, rau sẽ bị giảm chất lượng

nếu để quá 12 - 14 giờ tình từ lúc bắt đầu thu hoạch. Do những hạn chế này mà ông Hải
không dám mở rộng thị trường ra các tỉnh xa hơn (Bình Định, Phú n).
Do phải chi phí cho các hoạt động trên nên chênh lệch giá từ ông Hải đến các đại lý
ở các chợ đầu mối khoảng 7 - 10 giá tuỳ thuộc khoảng cách.
Bảng 13 : Chênh lệch giá trong chuỗi cung
ĐVT: 1000 đồng/kg
Sản phẩm
Hành
Rau cải
Cà rốt
Xu hào

Giá
mua
3
0,7
3
1,7

Giá bán cho các đại lý tại
Huế
Quảng Ngãi
3,7
1,5
3,7
2,5

5
2
4,5

3,8

Giá bán lẻ tại
Huế
Quảng Ngãi
4,5
3
5
3,5

6,5
3,5
6
4,5

Tuy nhiên, chênh lệc giá từ các đại lý ở các chợ đầu mối đến người tiêu dùng cuối
khá lớn. Theo ông Hải, giá bán 1kg hành cho các đại lý ở Huế là 3700 đồng thì giá bán đến
tay người tiêu dùng lên đến 4500 đồng. Các loại khác có thể xem chi tiết trên bảng 2.1.
Do điều kiện tự nhiên ở các tỉnh từ Quảng Bình trở vào đến Quảng Ngãi rất khắc
nghiệt nên việc trồng rau gặp nhiều khó khăn, năng xuất rau thấp, chất lượng kém. Vì thế,
người tiêu dùng ở khu vực này khá dễ tính. Họ có thể tiêu thụ hầu hết các loại rau mà
Quỳnh Lương sản xuất ra (cải, hành, cà rốt, xu hào, xu lơ…) với chất lượng ở mức độ trung
bình (rau hơi héo hoặc hơi già một chút vẫn có thể tiêu thụ được). Chính vì lý do này mà
công việc tiêu thụ rau của ông Hải khá thuận lợi.
Trong hướng này, ơng Hải đóng vai trị trưởng chuỗi, quyết định khối lượng, chủng
loại và giá bán sản phẩm. Riêng giá mua sản phẩm tại Quỳnh Lương thì ơng khơng thể điều
tiết được, vì phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu và mức độ cạnh tranh với những nhà thu
gom nhỏ.
Để có được thơng tin về giá cả, số lượng, chủng lợi sản phẩm, ông Hải thường sử
dụng điện thoại để liên hệ với các mối chính (đại lý cấp 1). Qua trao đổi, họ có thể thống

nhất với nhau về những vấn đề về số lượng, giá cả, chủng loại rau và cả những thông tin về
kết quả nhận được sản phẩm của đợt hàng trước và thời điểm thanh tốn. Từ những hoạt
động trên có thể thấy, dịng thơng tin từ nhà thu gom lớn (ơng Hải) đến các đại lý cấp 1
17


(mối chính ở các chợ Đơng Hà, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi) khá rõ ràng.
Về phương thức thanh toán: căn cứ vào số lượng sản phẩm được ghi trên mỗi bao bì
và số lượng thực tế nhận được, các Đại lý sẽ thanh tốn tiền cho ơng Hải. Phương thức
thanh toán chủ yếu qua tài khoản ở ngân hàng. Thời gian thanh tốn 5 - 7 ngày. Trong
trường hợp có sự chênh lệch về số lượng giữa thực tế và số ghi trên bao bì, các đại lý sẽ
điện thoại thông báo cho ông Hải. Hai bên trao đổi thoả thuận. Khi đã đạt được sự nhất trí,
tiền sẽ được chuyển về qua tài khoản tại Ngân hàng.
BÁN SẢN PHẨM CHO CƠNG TY CHẾ BIẾN XN LỘC
Ngồi việc bán rau cho các chợ ở các tỉnh miền Trung, ông Hải cịn đem hành bán
cho cơng ty chế biến Xn Lộc - Nam sách - Hải Dương. Công ty này mua hành tươi của
ông Hải để chế biến thành hành khô rối sau đó bán cho Cơng ty Xuất khẩu miền Bắc. Từ
đó, hành khơ được đem xuất khẩu ra nước ngồi.
Bình qn 1 ngày ơng Hải có thể bán cho Công ty 1 - 2 xe hành tươi (5 - 10 tấn
hành). Giá bán hành tuỳ thuộc vào giá cả thị trường. Việc bán hành của ông Hải cho công
ty tương đối thuận lợi. Qua điện thoại, ơng Hải có thể trao đổi với công ty về giá cả, số
lượng hàng.
Do sản phẩm qua chế biến nên việc xác định chênh lệch giá khơng thể xác định
chính xác. Tuy nhiên, theo ông Hải, để chế biến được 1 tạ hành khơ cần 2,5 tấn hành tươi.
Chi phí cho việc chế biến 1 kg hành hết 1000 đồng (bao gồm tiền than, củi và công lao
động). Giá bán 1 kg hành khô biến động từ 60 đến 90 ngàn đồng/kg tuỳ chất lượng sản
phẩm.
Hiện nay, ông Hải đang xây dựng và sẽ đưa một nhà máy chế biến hành khô với
công suất 7 tấn hành tươi/ngày tại địa bàn xã. Nhà máy này có khả năng thu hút 30 cơng
nhân vào hoạt động trong năm tới.

3.2.2. Hướng thứ hai: các hộ gia đình nơng dân bán sản phẩm cho các nhà thu gom nhỏ
Hiện ở Quỳnh Lương có khoảng 300 nhà thu gom nhỏ. Trong đó có 50 người đem
đến các chợ ở Thành phố Vinh để bán, số còn lại bán ở các chợ lẻ ở Thanh Hoá, và các
huyện khác trong tỉnh. Như vậy, hướng này có 2 cách:
Cách 1: Các thu gom nhỏ hợp tác với nhau để bán cho các đại lý cấp 1 ở các chợ đầu
mối ở Vinh và Hà tĩnh
Anh Bùi Duy Trung là người Đại diện cho những nhà thu gom nhỏ trong xã được
phỏng vấn.
Anh Trung hiện có quan hệ bạn hàng với 35 hộ gia đình sản xuất rau trong xã. Bình
quân 1 ngày anh và vợ thu gom khoảng 1,2 tấn rau. Sau khi thu gom về nhà, anh hợp tác
với 4 người thu gom nhỏ khác thuê một chuyến xe tải để chở hàng về Vinh bán.
Hành trình mua và bán sản phẩm của anh được tiến hành như sau: hàng ngày từ 7
giờ sáng, vợ anh đến tận các hộ sản xuất để mua rau . Sau khi việc mua bán được thực
hiện, anh và vợ chở rau từ các hộ về nhà để đóng gói. 22 giờ, rau được chất lên xe và chở
về Vinh để bán. Việc bán rau được thực hiện ngay trong đêm (0 đến 2 giờ sáng). Sau khi
hoàn tất việc bán rau, anh cùng các bạn hàng theo xe khách để về nhà.
Để có thể đóng gói và vận chuyển rau về Vinh, anh Trung phải chi 40 ngàn đồng
18


tiền xăng để chở rau từ các hộ nông dân về nhà, 20 bao bì (trị giá 40 ngàn đồng), 10 sọt
bằng tre (trị giá 50 ngàn đồng), thuê 4 lao động làm nhiệm vụ bó, buộc và cắt rau (80 ngàn
đồng), cùng 4 người khác thuê 1 chuyến xe ô tô để chở hàng về Vinh (giá thuê 350 ngàn
đồng/chuyến).
Khi đem hàng đến Vinh, anh Trung thường bán rau cho 5 - 6 nhà bán buôn cấp 1 ở
chợ Vinh. Những người này (nhà bán buôn cấp 1) lại phân phối rau cho các nhà bán buôn
cấp 2 ở chợ Vinh hoặc các chợ khác trong thành phố Vinh. Từ đây, rau mới được đưa đến
cho những người bán lẻ.
Giá bán rau từ các hộ gia đình đến người tiêu dùng được thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 14: Chênh lệch giá trong chuỗi các nhà thu gom nhỏ

ĐVT: 1000 đồng/kg
Loại rau
Cải muối
Xu hào
Cà Rốt
Củ cải
Hành

Giá mua ở các hộ
trồng rau
0,6
1,5
2,5
0,4
4,5

Giá bán cho bán
bn cấp 1
0,9
1,8
3,2
8
4,5

Người tiêu dùng
cuối cùng
2
3
5
1,5

7

Nhìn chung, chênh lệch giá bán từ những nhà thu gom nhỏ đến các đại lý cấp 1
không lớn. Tuy nhiên đến tay người tiêu dùng cuối cùng thì chênh lệch giá đã tăng 2 - 3
lần. Ví dụ, 1 kg cải muối người sản xuất chỉ bán được 600 đ/kg nhưng người tiêu dùng phải
mua đến 2000 đ/kg. Phần chênh lêch này thuộc về những người bán buôn và bán lẻ tại các
chợ.
Mặc dù biết được sự chênh lệch về giá cao như vậy nhưng anh Trung không thể bán
trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng bởi khối lượng hàng bán lớn, anh lại khơng có
nhân lực và thời gian.
Về thanh toán: Sau khi mua rau của các hộ gia đình nơng dân khoảng 3 - 5 ngày,
anh Trung mới trả tiền cho các hộ (bằng tiền mặt). Tuy nhiên, khi bán rau cho các đại lý
cấp 1 ở Vinh, anh lại được họ trả tiền ngay. Bằng cách này, anh Trung hầu như không phải
bỏ vốn để kinh doanh. Nguồn vốn sử dụng cho các hoạt động kinh doanh của anh đều dựa
vào nguồn vốn của các hộ sản xuất rau.
Mặc dù có sự chiếm dụng vốn của nhau nhưng quan hệ hợp tác giữa anh Trung và
35 hộ trồng rau khá chặt chẽ. Anh Trung đảm nhận việc bao tiêu 80% lượng rau sản xuất
của các hộ. Việc bao tiêu này được duy trì trong mọi hồn cảnh (thị trường thuận lợi hoặc
khơng thuận lợi). Vì thế, anh Trung ln có nguồn hàng ổn định. Chỉ có 20% sản lượng còn
lại của các hộ được bán cho những người bán lẻ khác.
Quan hệ hợp tác của anh Trung với các đại lý cấp 1 ở Vinh cũng khá chặt chẽ. Anh
chỉ bán rau cho 5 - 6 người quen ở chợ Vinh. Những người này sẽ bao tiêu sản phẩm cho
anh trong mọi hồn cảnh (ví dụ: khi anh gặp trục trặc trên đường vận chuyển từ Quỳnh
Lương về Vinh, thời điểm giao hàng bị muộn so với điểm bán hàng thường ngày (0 giờ đến

19


2 giờ sáng) hàng của anh sẽ bị giảm giá hoặc khơng bán hết. Khi đó, các đại lý sẽ chia sẽ
rủi ro với anh bằng cách mua hết hàng cho anh với giá chấp nhận được).

Về dịng thơng tin trong chuỗi: Anh Trung thường thông tin với các đại lý cấp 1
bằng điện thoại. Hàng ngày, các đại lý gọi điện thoại cho anh để thoả thuận về số lượng,
chủng loại và giá cả của sản phẩm. Số lượng và chủng loại sản phẩm được quyết định bởi
các hộ sản xuất; giá cả của từng loại rau được 2 bên trao đổi và thoả thuận.
Người sản xuất nắm thông tin về giá cả thị trường thông qua những người thu gom
trong xã. Tuy nhiên, việc quyết định cơ cấu và chủng loại sản phẩm của các hộ sản xuất
không chỉ phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường mà còn phụ thuộc vào hiệu quả
sản xuất của từng loại sản phẩm, vào quy mô sản xuất và các nguồn lực mà họ có. Ví dụ,
gia đình ơng Giáp không trồng su hào và cải bắp mà trồng hành vì ơng cho rằng thời gian
trồng su hào và cải bắp dài (3 tháng), trong khi đó hành chỉ cần 1,5 tháng; Ngược lại, ông
không trồng rau cải nhiều mặc dù thời gian sản xuất của cải chỉ có 25 ngày 1 lứa, bởi vì
nhà ơng khơng có đủ nguồn nhân lực. Tuy nhiên, với các hộ có diện tích sản xuất rau nhiều
và xa nhà ở của họ, họ lại chọn cây su hào và cải bắp hoặc khoai tây để trồng vì nó địi hỏi
đầu tư cơng chăm sóc ít hơn các cây trồng khác.
Từ những vấn đề trên cho thấy, người đứng đầu chuỗi trong hướng này là những
nhà thu gom.
Cách 2: Các thu gom nhở bán trực tiếp cho người tiêu dùng ở các chợ nơng thơn trong
tỉnh Nghệ An
Khác với hình thức thứ nhất, ở hình thức này mỗi nhà thu gom chỉ mua 2 - 4 tạ rau
trong một ngày. Sau khi mua rau ở các hộ, họ trực tiếp chở rau bằng xe máy đến các chợ
nông thôn trong tỉnh để bán cho người tiêu dùng. Những nơi mà họ đem đến thường là
những nơi khơng có điều kiện để sản xuất rau.
Do vừa là người mua, vừa là người bán nên mọi thông tin về số lượng, cơ cấu,
chủng loại sản phẩm và giá cả sản phẩm đều do chính họ quyết định trên cơ sở cung cầu
trên địa bàn mà họ hoạt động.
4. Phân tích hoạt động của chuỗi
Từ những mô tả trên cho thấy:
Chuỗi cung đầu ra của rau có tính hợp tác rất chặt chẽ, đặc biệt là sự hợp tác giữa
những nhà thu gom với các đại lý ở các chợ đầu mối. Sự hợp tác này không chỉ thể
hiện trong hợp đồng giao hàng (bằng miệng, khơng bằng văn bản) mà cịn cùng

nhau chia sẻ rủi ro. Chính nhờ sự hợp tác này mà họ đã duy trì được mối quan hệ
bạn hàng rất lâu dài và ổn định.
-

Hiện tại, cung rau của Quỳnh Lương phải đối mặt với 2 đối thủ. Đó là các nhà sản
xuất rau ở Đà Lạt và các nhà sản xuất rau ở các địa phương (Đồng Hới, Huế, Đà
nằng…). Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh không cao. Sở dĩ như vậy là vì sản xuất
rau địi hỏi phải có một điều kiện sản xuất khắt khe (đất phải tơi xốp, đủ nguồn
nước ngầm, khí hậu thuận lợi). Trong khi đó, các tỉnh trong khu vực miền Trung
(từ Quảng Trị trở vào đến Quảng Ngãi) điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt nên chi

20


phí sản xuất rau cao, chất lượng rau thấp. Trong khi đó, Quỳnh Lương lại có điều
kiện khá lý tưởng để sản xuất rau quanh năm với chi phí sản xuất thấp, chất lượng
cao.
-

Chênh lêch giá không đồng đều. Người hưởng chênh lệch giá nhiều nhất là các đại
lý và những người bán lẻ. Sự bất hợp lý trên chỉ có thể khắc phục khi hệ thống các
siêu thị ở Việt Nam được hình thành và phát triển.

-

Luồng thơng tin về giá cả, cơ cấu, chủng loại và số lượng sản phẩm trong chuỗi
khá thông suốt từ các đại lý đến nhà thu gom. Tuy nhiên, đối với người nông dân,
các thơng tin về giá cả thị trường cịn thiếu và phụ thuộc nhiều vào các nhà thu
gom. Việc quyết định cơ cấu, chủng loại và số lượng sản phẩm sản xuất ra được
quyết định bởi chính người nơng dân. Vì thế tình trạng cung cầu khơng cân đối

trong từng thời kỳ vẫn thường xảy ra.

-

Hiện nay, Quỳnh Lương đã xây dựng một trang WEB nhằm giới thiệu sản phẩm
của mình. Đây là một cơ hội tốt để rau của Quỳnh Lương tiếp cận với thị trường
thế giới.

-

Việc bảo quản, chế biến rau nhằm nâng cao chất lượng và kéo dài tuổi thọ của sản
phẩm chưa thực hiện được. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người
sản xuất khi cung cầu mất cân đối

III. KẾT LUẬN
Nhìn chung việc tiêu thụ rau ở Quỳnh Lương khá thuận lợi. Nhờ sự phát triển của
hệ thống các nhà thu gom nên quy mô sản xuất rau của Quỳnh Lương ngày càng
được mở rộng.
Sản xuất rau vẫn còn manh mún và mang tính tự phát. Để rau của Quỳnh Lương
có điều kiện phát triển mạnh hơn, hiệu quả hơn cần có sự liên kết chặt chẽ giữa
nhà sản xuất với các nhà kinh doanh;
Trong tương lai cần nhanh chóng chuyển sang hướng sản xuất rau an toàn để nâng
cao giá trị và hiệu quả của nghề trồng rau.
So với các nghề sản xuất khác, sản xuất rau vẫn là nghề mang lại thu nhập cao cho
người dân trong xã. Vì thế, cần duy trì và phát triển ngành sản xuất này.

21


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
NƠNG HỘ VÙNG GỊ ĐỒI Ở NGHỆ AN

Nơng hộ: Tạ Khắc Thành

NGƯỜI NGHIÊN CỨU
Trương Chí Hiếu

Nghệ An, 2006

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
NƠNG HỘ VÙNG GỊ ĐỒI Ở NGHỆ AN

Nơng hộ: Ơng Ngân Văn Thắng

NGƯỜI NGHIÊN CỨU
Lê Sĩ Hùng

Nghệ An, 2006

1



MỤC LỤC
I. Phân tích sản xuất nơng hộ .............................................................................................. 3
1. Giới thiệu .................................................................................................................... 3
1.1. Lý do phân tích................................................................................................... 3
1.2. Mục đích của báo cáo.......................................................................................... 3
2. Nội dung ..................................................................................................................... 4
2.1. Một vài nét khái quát về nông hộ........................................................................ 4
2.2. Hiện trạng sản xuất của hộ ................................................................................. 6
2.3. Giải pháp nâng cao thu nhập của hộ ................................................................ 11
II. Phân tích chuỗi cung .................................................................................................... 12
III. Kết luận....................................................................................................................... 13

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tổng hợp nhân khẩu và lao động của hộ............................................................... 4
Bảng 2: Tình hình TLLĐ của hộ......................................................................................... 5
Bảng 3: Cơ cấu đất đai của hộ ............................................................................................ 6
Bảng 5: Tổng hợp kết quả sản xuất của hộ ......................................................................... 7
Bảng 6: Thu chi tiền mặt của hộ ở các tháng trong năm .................................................... 8
Bảng 7: Kết quả và hiệu quả sản xuất mía của hộ năm 2005 ............................................ 9
Bảng 8: Phân tích nhạy cảm theo giá và rủi ro trong SX của hộ ...................................... 11

2


BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
VỀ PHÂN TÍCH KINH DOANH NƠNG NGHIỆP
Nơng hộ:
Ơng: Ngân Văn Thắng, Thơn 5 Xã Nghĩa Đức
Huyện: Nghĩa Đàn

Tỉnh: Nghệ An
Ngày phỏng vấn: 8-1-2006
Người phỏng vấn: Lê Sỹ Hùng Trường ĐHKT Huế
Người viết báo cáo: Lê Sỹ Hùng
Trong phạm vi báo cáo này, chúng tôi phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh
của nơng hộ điển hình ở vùng gị đồi. Hai lĩnh vực được quan tâm nghiên cứu là phân
tích sản xuất cấp nơng hộ và phân tích chuỗi thị trường một số sản phẩm chủ yếu của
nông hộ.
Phương pháp nghiên cứu điều tra phỏng vấn trực tiếp chủ hộ, phỏng vấn đầu mối
tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường bán buôn và bán lẻ nông sản chủ yếu. Đồng thời
tham khảo các tài liệu liên quan đến định mức kinh tế kỹ thuật của một số cây trồng và
vật nuôi liên quan. Phương pháp chuyên gia cũng được áp dụng để kiểm tra lại thơng tin
phỏng vấn. Trong phân tích kinh doanh nơng hộ chúng tôi sử dụng một số chỉ tiêu thuộc
hệ thống tài khoản quốc gia SNA như: tổng giá trị sản xuất GO, chi phí trung gian IC, giá
trị gia tăng GM, tỷ suất GO/IC, GM/IC... để đánh giá kết quả và hiệu quả của nông hộ
nghiên cứu. Mặt khác, chúng tơi cịn căn cứ vào chi phí cơ hơi của lao động gia đình để
xác định lợi nhuận. Căn cứ vào sự biến động của năng suất, giá bán chúng tơi phân tích
nhạy cảm của kết quả và hiệu quả khi có sự thay đổi của các yếu tố trên.
I. Phân tích sản xuất nơng hộ
1. Giới thiệu
1.1. Lý do phân tích
Căn cứ vào mục tiêu tổng quát của dự án AGRIBIZ là nâng cao khả năng tiếp cận
các dịch vụ kinh doanh nông nghiệp cho các nông hộ ở Miền Trung Việt Nam.
1.2. Mục đích của báo cáo
- Đánh giá thực trạng hệ thống sản xuất nông nghiệp của nơng hộ điển hình ở miền núi
tỉnh Nghệ An
- Xác định kết quả, hiệu quả kinh tế, tình hình tiêu thụ sản phẩm và phân tích sơ bộ
chuỗi cung một số sản phẩm quan trọng của hộ
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ. Rút ra một số nhận xét về hệ
thống sản xuất ở vùng miền núi tỉnh Nghệ An làm cơ sở để xây dựng chương trình

tập huấn cho các đối tượng của dự án


×