Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Btl tư tưởng hcm (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.26 KB, 31 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


BÀI TẬP LỚN
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA
ĐẢNG VÀ GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁCH MẠNG
VIỆT NAM
LỚP DT03 --- NHÓM 5 --- HK
NGÀY NỘP 02/08/2023
Giảng viên hướng dẫn: GS.TS

Sinh viên thực hiện

Mã số sinh viên

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023

Điểm số


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHĨM
Mơn: (MSMH: S)
Nhóm/Lớp: - Tên nhóm:– HK223 - Năm học 2023
Đề tài:


ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢNG VÀ
GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
CÁCH MẠNG VIỆT NAM
STT

Họ và tên

MSSV

Nhiệm vụ

Kết quả

1.

Phần kết luận

100%

2.

Phần 1.1

100%

3.

Phần 2.1

100%


4.

Tiểu kết mỗi chương + word

100%

5.

Phần 2.2

100%

6.

Phần 1.2

100%

Chữ


Họ và tên nhóm trưởng:, Số ĐT:,
Email:
Nhận xét của
GV: ...................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
.........
GIẢNG VIÊN


NHÓM TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ, tên)

(Ký và ghi rõ họ, tên)


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................3
Chương 1 : QUÁ TRÌNH ĐẢNG TỪNG BƯỚC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VỚI
PHÁP TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH PHÁT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN TOÀN
QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (19/12/1946).............................3
1.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám và những hành động
hiếu chiến của thực dân Pháp.....................................................................................3
1.1.1. Bối cảnh thế giới.................................................................................................3
1.1.2. Bối cảnh trong nước và những hành động hiếu chiến của Pháp.....................4
1.2. Quá trình Đảng từng bước giải quyết xung đột với Pháp..................................7
Tiểu kết Chương 1.....................................................................................................10
Chương 2: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ GIÁ
TRỊ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM.....................12
2.1. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp...................................................12
2.1.1. Nội dung............................................................................................................12
2.1.2. Đánh giá chung.................................................................................................15
2.2. Giá trị đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam.....................................15
2.2.1. Khái quát một số kết quả của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp..........15
2.2.2. Giá trị của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng đối với
công cuộc thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay...................17
Tiểu kết Chương 2.....................................................................................................21

PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................26


PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Lịch sử dân tộc Việt Nam từ thuở xa xưa cho đến hiện tại được gây dựng từ xương
máu và nước mắt của biết bao người Việt Nam, đoạn đường lịch sử đầy chông gai và
thử thách, có vinh có nhục. Đứng trước những sóng gió của vận mệnh, tinh thần dân
tộc Việt Nam vẫn cháy âm ỉ trong mỗi giọt máu của những con người Việt và chính
tinh thần dân tộc vơ cùng mãnh liệt đã giúp cho người Việt Nam chúng ta viết lên
những mốc son chói lọi, vang danh năm châu, chấn động địa cầu. Tinh thần dân tộc và
lòng yêu nước đã được Đảng tận dụng nhằm phát huy tối đa sức mạnh của toàn dân,
dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi đến những thắng lợi lớn trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp, Mỹ và công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Trước khi phát động kháng chiến, Đảng ta đã đưa ra rất nhiều các biện pháp hịa
bình với Pháp nhằm tránh nguy cơ chiến tranh bùng nổ, đây chính là những tiền đề và
kinh nghiệm để Đảng có thể tiến hành thực hiện các chính sách đối ngoại hịa bình,
hợp tác và phát triển với các cường quốc khác mà vẫn giữ được lập trường trung lập
trong thời hiện đại. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp quay lại xâm lược lần hai,
Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”. Đáp lại lời kêu gọi của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã mang tất cả “tinh thần và lực lượng”.
Với đường lối “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” đúng đắn, sáng tạo, Đảng ta đã
phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của dân tộc, thực hiện đánh địch trên tất cả các
mặt trận: chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao... trong đó, lấy đấu tranh quân sự là chủ
yếu. Về mặt chính trị, Đảng ta tập trung xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; chú
trọng củng cố và phát huy khối liên minh công - nông - trí thức, mở rộng mặt trận
đồn kết dân tộc.
Ngồi ra, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã khẳng
định: một dân tộc dù nhỏ, song nếu biết đoàn kết, phát huy sức mạnh toàn dân tộc thì

có thể đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. Đó là quy luật cơ bản nhất, bao trùm nhất để
giành thắng lợi trong kháng chiến của dân tộc ta. Nó cũng thể hiện tập trung nhất nghệ
thuật tổ chức, động viên, phối hợp các lực lượng, các hình thức và phương pháp đấu
tranh, tạo nên sức mạnh tổng hợp để đánh thắng kẻ thù xâm lược. Từng bước đi của
lực lượng kháng chiến là một nấc trưởng thành theo thời gian. Trong thời đại hịa bình
hiện nay, bài học về phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược vẫn còn nguyên giá trị, là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục
nghiên cứu, vận dụng bài học kinh nghiệm nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng,
đẩy lùi nguy cơ chiến tranh kiểu mới, sẵn sàng đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược
bằng vũ khí cơng nghệ cao của địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.
Ngồi ra, vận dụng bài học về phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong xây dựng và bảo

1


vệ tổ quốc, chúng ta cần tập trung xây dựng và phát huy mọi tiềm lực của đất nước; đó
là các tiềm lực: chính trị – tinh thần, quân sự, kinh tế, văn hóa, khoa học – cơng
nghệ,...với mục đích chống lại những âm mưu xuyên tạc, chống phá nhà nước của các
thế lực thù địch và đặc biệt đấu tranh chống lại những âm mưu nuốt chửng Biển Đông
của Trung Quốc, bảo vệ vững chắc biển đảo cũng như nền độc lập của nước nhà trong
công cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư.
Để có những quyết định đúng đắn dẫn đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam hiện
nay, Đảng cần phải đánh giá một cách cẩn thận và đầy đủ những âm mưu, thủ đoạn
của kẻ thù, đánh giá đúng điểm mạnh và yếu của Việt Nam; nắm bắt được sự chuyển
biến của tình hình thế giới. Đặc biệt, trong thời đại số hóa, các phong trào cách mạng
vơ sản trên thế giới đang thối trào, Việt Nam được các nước lớn trên thế giới xem
như cán cân chính trị và chỉ cần cân nghiêng về phía nào thì bên đó sẽ có ưu thế hơn
và duy chỉ Việt Nam hiện tại là quốc gia duy nhất vẫn cịn đi theo con đường chủ
nghĩa xã hội. Chính vì thế, các thế lực thù địch ln tìm mọi cách chống phá phong
trào cách mạng Việt Nam với mục tiêu duy nhất là xóa bỏ hồn tồn vai trị lãnh đạo

của Đảng, làm chệch hướng mục tiêu tiến lên xã hội chủ nghĩa của dân tộc và xóa sổ
hồn toàn chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới, đưa đất nước Việt Nam một lần nữa rơi
vào vịng xốy chiến tranh của các nước đế quốc chủ nghĩa.
Vì vậy, việc nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đóng vai trị quan trọng, từ đó mỗi cá nhân làm rõ
những giá trị của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp đối với sự phát triển của
cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
hiện nay là yêu cầu cần thiết.
Đó là lý do nhóm chọn đề tài: “Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của
đảng và giá trị đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam” làm bài tập lớn kết
thúc môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhiệm vụ của đề tài
Một là, làm rõ bối cảnh lịch sử thế giới và Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám và
những hành động hiếu chiến của thực dân Pháp và quá trình Đảng từng bước giải
quyết xung đột với Pháp trước khi quyết định phát động kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp (19/12/1946).
Hai là, làm rõ nội dung của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng
và có những đánh giá chung về nội dung của đường lối kháng chiến đối với cách mạng
Việt Nam.
Ba là, khái quát một số kết quả của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp dưới sự
lãnh đạo của Đảng và làm rõ giá trị của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp
đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam.

2


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
QUÁ TRÌNH ĐẢNG TỪNG BƯỚC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VỚI PHÁP
TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH PHÁT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC

CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (19/12/1946)
1.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám và những hành
động hiếu chiến của thực dân Pháp
1.1.1. Bối cảnh thế giới
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thắng lợi thuộc về phe Đồng minh đánh
bại phe Phát xít. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới đã có những
chuyển biến, thay đổi to lớn, tác động tới quan hệ quốc tế, tác động tới từng nước,
từng khu vực, đặc biệt tạo ra những cơ hội thuận lợi cho phong trào đấu tranh của các
nước thuộc địa nổi dậy đòi lại độc lập, giải phóng dân tộc. Sự thắng lợi của cuộc chiến
tranh chống chủ nghĩa phát xít đã tạo ra những tiền đề thuận lợi để sự nghiệp đấu tranh
vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển sang một thời kì mới.
Nga giành thắng lợi ở mặt trận ở châu Âu và châu Á trở thành thắng lợi lớn cho Liên
Xô và cho chủ nghĩa cộng sản. Liên Xô trở thành tiên phong của phong trị chủ nghĩa
xã hội trên tồn thế giới. Phong trào dân chủ trên thế giới phát triển mạnh mẽ và lan
rộng ở các nước Pháp, Anh, Trung Quốc, Hoa Kỳ. Phong trào giải phóng dân tộc diễn
ra mạnh mẽ ở khắp các lục địa của Á, Phi, Mỹ Latinh, hệ thống thuộc địa của chủ
nghĩa thực dân bị tan vỡ, hình thành các quốc gia dân tộc trẻ tuổi ra đời.
Đồng thời Liên Xơ cịn là hậu phương vững chắc ủng hộ, giúp đỡ các nước ở
Đông, Trung Âu, Châu Á và khu vực Mỹ Latinh sau khi các nước này hoàn thành cách
mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, sau khi tuyên bố quyết định đi theo con đường xã hội
chủ nghĩa. Từ đó hình thành một khối liên kết xã hội chủ nghĩa hùng mạnh do Liên Xô
lãnh đạo. Tuy lúc đầu ở thế yếu và nằm trong vòng vây của chủ nghĩa tư bản, nhưng
chủ nghĩa xã hội đã không ngừng lớn mạnh và ngày càng phát huy ảnh hưởng của nó
đối với thế giới. Chủ nghĩa tư bản dần mất đi vị thế của nó suy giảm nhiều so với trước
chiến tranh thế giới thứ hai do sự hình thành của chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản khơng
cịn là hệ thống duy nhất chi phối nền chính trị thế giới. Từ đó một trật tự thế giới mới
được thiết lập, với sự đối đầu giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bàn, giữa Mỹ và
Liên Xô trong công cuộc chạy đua tạo dựng trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ
hai.
Sau chiến tranh các đế quốc vẫn tiếp tục âm mưu chia lại thuộc địa. Cuộc đối đầu

của Mỹ và Liên Xô dẫn đến sự đàn áp chống phá cách mạng ở các nước trên thế giới,
trong đó có phong trào giải phóng dân tộc cách mạng Việt Nam. Sau khi Việt Nam
tuyên bố độc lập, tuy nhiên các nước lớn vì lợi ích cục bộ khơng nước nào ủng hộ và

3


công nhận chủ quyền dân tộc và địa vị pháp lý của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa. Việt Nam trở thành quân cờ cho âm mưu thống trị của các nước đế quốc ở các
nước thuộc địa Đông Dương.
Sau khi đầu hàng Nhật và rút khỏi nước Việt Nam, thực dân Pháp vẫn ấp ủ âm
mưu tiếp tục tái xâm lược Việt Nam với sự giúp đỡ của các nước đế quốc. Báo Nga đã
lên tiếng rằng cuộc đấu tranh ở Đơng Dương là chính đáng, Mỹ tuy vẫn tuyên bố là
giữ thái độ trung lập nhưng vẫn âm thầm giúp Pháp củng cố quân sự bằng tàu qn sự
cho qn sang chiếm đóng Đơng Dương. Do Mỹ muốn tranh giành thuộc địa với Anh,
Pháp và đồng thời Mỹ cũng muốn cùng Anh, Pháp thành lập mặt trận để đối đầu với
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Anh cũng giúp Pháp vì muốn một nửa Đơng Dương làm
thuộc địa và dập tắt phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc ở Đông Dương làm
gương cho phong trào nổi dậy ở các nước thuộc địa của Anh ở Đông Nam châu Á như
Ấn Độ. Trung Quốc đem quân sang nước Việt Nam nhằm lật đổ chính quyền do Việt
Minh thành lập và muốn lập nên một chính phủ bù nhìn 1. Tình hình đang hết sức khó
khăn đối với chính quyền non trẻ Việt Nam vừa thành lập.
1.1.2. Bối cảnh trong nước và những hành động hiếu chiến của Pháp
Bối cảnh Việt Nam sau cách mạng tháng Tám
Sau khi trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa được hình thành, phong trào cách
mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam đã đạt được cơ hội giành được độc lập từ tay đế
quốc. Sau công cuộc giải phóng dân tộc khỏi xiềng xích bị áp bức bóc lột của chủ
nghĩa đế quốc, bị đối xử như nô lệ, Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập tự do
khơng phụ thuộc vào các nước đế quốc. Hình thành hệ thống chính quyền nhân dân
được thành lập và có sự lãnh đạo khéo léo và đúng đắn của Đảng và của Hồ Chí Minh.

Quân đội và lực lượng công an, hệ thống pháp luật được khẩn trương xây dựng và phát
huy vai trò đấu tranh chống kẻ thù trong và ngồi, giữ gìn nền hịa bình và độc lập tự
do dân tộc.
Mặc dù chính quyền Việt Nam vừa mới được thành lập vẫn còn non trẻ, thiếu thốn
về nhiều mặt nay lại phải đương đầu với những khó khăn, thách thức “ngàn cân treo
sợi tóc”. Đây chính là hậu quả của hàng chục năm của thực dân Pháp áp bức bóc lột:
Thứ nhất là nạn đói, thực dân Pháp và phát xít Nhật ra sức vơ vét của cải và lương
thực của nhân dân, nông nghiệp bị hoang hóa, hơn một nửa số ruộng đất bị bỏ hoang.
Nhật và Pháp cịn bắt nhân dân giảm diện tích trồng lúa để trồng những cây khác phục
vụ cho cuộc chiến tranh của chúng. Đây cũng là ý định làm cho nước ta phải chịu nạn
đói, ngăn cản phong trào yêu nước dân tộc khiến ta phải phụ thuộc vào chúng. Hậu
quả là hàng triệu người chết vì đói.
Thứ hai là nạn dốt, đây là chính sách ngu dân mà thực dân Pháp dùng để cai trị
nước ta, hậu quả là hơn chín mươi phần trăm người Việt mù chữ. Bác đã từng nói”một
Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng tồn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 24,25

1

4


dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Không biết chữ dẫn đến khơng hiểu biết, khơng hiểu
biết thì khơng thể nào giành lại độc lập tự do.
Thứ ba là những hủ tục lạc hậu cùng với những tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu mà
Pháp đem vào nước ta như thuốc phiện và rượu. Đây là thủ đoạn mà Pháp thực hiện
nhằm biến dân tộc Việt Nam trở nên lười biếng,tham lam, gian xảo,...
Thứ tư là nguồn tài chính kiệt quệ, thuế cao làm cho nhân dân kiệt quệ. Ngồi ra
cịn có lực lượng phản động chống phá cách mạng trong nước, đe dọa trực tiếp đến
chính quyền cách mạng non trẻ của dân tộc Việt Nam.
Và thách thức nghiêm trọng nhất chính là âm mưu chiếm lại Đông Dương, quay lại

tiếp tục cai trị Việt Nam một lần nữa của thực dân Pháp. Đây là thách thức mà chính
quyền nước ta cần phải kiên quyết đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp, khiến chúng từ
bỏ ý định xâm lược Việt Nam.
Những hành động hiếu chiến của Pháp
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân Nhật tiến hành đảo chính quân sự lật đổ và thủ tiêu
quyền lực của thực dân Pháp, Đông Dương trở thành thuộc địa của Nhật. Như vậy mọi
hiệp ước đã được ký kết giữa Pháp và triều đình phong kiến Việt Nam hồn tồn mất
hiệu lực.
Tháng 7/1945, tại Hội nghị Potsdam diễn ra tại Đức, Hội nghị phân chia lại bản đồ
chính trị thế giới sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng. Theo thỏa thuận sau Hội Nghị về
việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương: Nam vĩ tuyến 16 ở Đông Dương giao quân
Anh. Tháng 9 năm 1945 theo thỏa thuận phe đồng minh 2 vạn quân Anh - Ấn đổ bộ
vào Sài Gòn; Bắc vĩ tuyến 16 được giao cho quân Đội Trung Hoa dân quốc với 20 vạn
quân của Tưởng Giới Thạch kéo vào miền Bắc Việt Nam dưới sự bảo trợ của Mỹ 1.
Như vậy sau hội nghị Potsdam, Pháp đã khơng cịn quyền lợi gì ở Đơng Dương hay
Việt Nam.
Tuy vậy Pháp vẫn không từ bỏ dã tâm thâu tóm thuộc địa Đơng Dương. Lợi dụng
khi phe Đồng Minh tiến vào Đông Dương, thực dân Pháp đã tiến hành các hoạt động
khiêu khích quân sự. Cụ thể vào đêm 22, rạng sáng 23/9/1945 tại Sài Gòn, được quân
Anh giúp sức, quân Pháp nổ súng tấn công đánh chiếm Sở Bưu điện, Sở Cảnh sát,
Khám lớn, trụ sở Ủy ban nhân dân Nam bộ và trụ sở Quốc gia Tự vệ cuộc,… Âm mưu
của thực dân Pháp là lợi dụng lúc quân đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật, nhanh
chóng dùng lực lượng quân sự sẵn có đánh chiếm Sài Gịn và Nam bộ, làm bàn đạp
đánh chiếm tồn bộ Việt Nam, lập lại chế độ thuộc địa và liên bang Đông Dương như
chúng đã từng làm hồi cuối thế kỷ XIX. Từ tháng 10/1945, khi quân Anh trao quyền
lại cho Pháp, quân Pháp mở rộng đánh chiếm toàn Nam bộ. Với ý định thành lập một
chính phủ Nam kỳ tự trị tách biệt thuộc Pháp.

Giáo trình Lịch sử Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 130


1

5


Ngày 28/02/1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết tại Trùng Khánh: Pháp nhân
nhượng một số quyền và lợi ích kinh tế cho Trung Quốc như cho họ khai thác một đặc
khu cảng Hải Phịng, miễn thế hàng hóa, vận chuyển vào miền Bắc Việt Nam. Đổi lại
quân Trung Quốc của Tưởng Giới Thạch rút quân khỏi miền Bắc và để nhượng lại cho
quân Pháp tiến vào miền Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật; Tiếp tục âm mưu xâm
lược nước ta.
Ngày 6/3/1946 Chính phủ ta và Chính phủ Pháp ký hiệp định Sơ bộ, Pháp sẽ công
nhận Việt Nam là một nước độc lập, tự do có Quốc hội, quân đội và tài chính riêng và
ở trong khối Liên hiệp Pháp. Đổi lại nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đồng ý thỏa
thuận cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam thay thế cho quân đội Tưởng và
trong vịng 5 năm, tồn bộ qn Pháp phải rút hết khỏi Việt Nam. Hai bên đình chỉ
ngay xung đột để mở đàm phán chính thức. Trong khi đàm phán, quân đội hai bên ở
đâu vẫn đóng nguyên ở đấy. Sau Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 phái đoàn Pháp do Max
Andre dẫn đầu không từ bỏ ý định thực dân, âm mưu tách Nam bộ ra khỏi Việt Nam,
không thừa nhận quyền ngoại giao độc lập của Việt Nam, nhằm lập lại chế độ thực dân
ở Đông Dương.
Ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước tiếp
tục nhượng bộ cho Pháp thêm một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa ở Việt Nam. Cuối
năm 1946, sau khi có thêm viện binh hỗ trợ , thực dân Pháp liên tục tiến hành các hành
động khiêu khích hiếu chiến. Tháng 11/1946, Pháp chiếm đóng Hải Phịng, Lạng Sơn,
chính thức thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược miền Bắc nước Việt Nam. Tại Hà Nội,
tháng 12/1946, quân Pháp liên tục dùng đại bác, súng cối bắn phá vào nhiều khu phố
tàn sát dân thường, đưa quân chiếm đóng một số trụ sở cách mạng. Đỉnh điểm là ngày
18 và 19/12/1946, thực dân Pháp đã liên tiếp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hịa phải phá bỏ cơng sự trong thành phố, giải tán lực lượng tự vệ, đầu

hàng và giao quyền kiểm sốt Thủ đơ cho chúng1. Nếu khơng, vào ngày 20/12 chúng
sẽ tiến hành chiến tranh.
Như vậy kể từ sau khi đầu hàng Nhật và rút quân khỏi nước ta trước đó, thực dân
Pháp vẫn khơng từ bỏ ý định thuộc địa hóa Việt Nam một lần nữa. Với sự giúp đỡ hậu
thuẫn từ các nước lớn như Mỹ, Anh và Trung Quốc, lợi dụng thời cơ Nhật chịu thất
bại Pháp nhân cơ hội này chớp thời cơ tiếp tục dùng những thủ đoạn và những hành
động hiếu chiến gây khiêu khích nhằm khiến cho ta phải cùng lúc phải đối đầu cùng
lúc với nhiều kẻ thù, làm cho đất nước bị chia rẽ suy giảm lực lượng cách mạng. Đồng
thời lúc này chúng ta còn phải giải quyết những vấn đề nghiêm trọng vẫn cịn đang tồn
đọng. Chính vì vậy Đảng và chính phủ cần phải có những đường lối chính sách khơn
khéo và hợp lý để tiếp tục đấu tranh chống bọn thực dân Pháp.
Thanh Sang (2021), Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946): Quyết định mang ý nghĩa lịch sử trọng đại,
/>1

6


1.2. Quá trình Đảng từng bước giải quyết xung đột với Pháp
Bắt đầu từ tháng 9 năm 1945, theo thỏa thuận của Đồng minh, 20 vạn quân Anh Ấn đổ bộ vào Sài Gòn với nhiệm vụ giải giáp quân Nhật bại trận ở miền Nam Việt
Nam. Rạng sáng ngày 23/9/1945, được sự bảo trợ trực tiếp của Quân đội Anh, sử dụng
lực lượng Nhật giúp Pháp ngang nhiên nổ súng gây hấn đánh chiếm Sài Gòn - Chợ lớn
(Nam Bộ). Mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt
Nam. Tình thế đó đặt nền độc lập của nước Việt Nam và chính quyền cách mạng non
trẻ trước “ngàn cân treo sợi tóc”, đồng thời phải đối phó với nạn đói, nạn dốt và thù
trong giặc ngồi.
Ngày 3/9/1945, Chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiên dưới sự chủ trì của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, quyết định ngay nhiệm vụ trọng đại trước mắt là phải diệt giác đội, diệt
giặc đốt và diệt giặc ngoại xâm. Ngày 25/11/1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
ra chỉ thị kháng chiến kiến quốc, nhận định tình hình và đề ra đường lối đi lên của
Cách mạng Việt Nam sau khi giành chính quyền. Kẻ thù chính của chúng ta lúc này là

thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng.” Đến đây, mục
tiêu của Cách mạng Đông Dương đã được xác định rõ là “dân tộc giải phóng”, và đề ra
khẩu hiệu “Tổ quốc Tổ quốc trên hết”, mọi việc phải hướng vào nhiệm vụ chính:
chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân”. Chủ
trương đó cũng đề ra nhiều biện pháp cụ thể nhằm giải quyết những khó khăn, phức
tạp hiện nay của Cách mạng Việt Nam. Trong đó nêu rõ cần:
Khẩn trương bầu cử Quốc hội để đi đến thành lập Chính phủ chính thức và lập ra
Hiến pháp, động viên lực lượng tồn dân, kiên trì kháng chiến và chuẩn bị kháng chiến
lâu dài kiên định nguyên tắc độc lập về chính trị về ngoại giao. Đặc biệt chú ý “Làm
cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết” đối với Thủ Tướng chủ
trương Hoa - Việt thân thiện, đối với Pháp “độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh
tế, về tuyên truyền hết sức kêu gọi đoàn chống chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược.
Những quan điểm và chủ trương, biện pháp lớn được Đảng nêu ra trong bản Chỉ thị
Kháng chiến kiến quốc đã đáp ứng đúng yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam,
có tác dụng định hướng tư tưởng trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp ở Nam Bộ, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng trong giai đoạn đầy khó
khăn, phức tạp này.
Vào ngày 25/10/1945, Hội nghị cán bộ Đảng bộ Nam Bộ đã họp tại Thiên Hộ, Cái
bè Mỹ Tho quyết định những biện pháp cấp bách nhằm củng cố lực lượng vũ trang,
xây dựng cơ sở chính trị và vũ trang bí mật trong nội bộ, tổ chức và phát động toàn
dân kháng chiến, kiên quyết đẩy lùi cuộc tấn công của quân Pháp, ngăn chặn bước tiến
của chúng ở Nam bộ.
Đầu năm 1946, phe đế quốc đã dàn xếp, thoả thuận để Chính phủ Pháp và Chính
phủ Trung Hoa dân quốc ký kết bản Hiệp ước Trùng Khánh (còn gọi là Hiệp ước Hoa-

7


Pháp, ngày 28/2/1946), trong đó có nội dung thoả thuận để Pháp đưa quân đội ra Bắc
vĩ tuyến 16 làm nhiệm vụ giải pháp quân đội Nhật, thay thế cho 20 vạn quân Tưởng

rút về nước, hạn cuối cùng là ngày 31/08/1946. Đổi lại Pháp sẽ nhượng lại cho quân
Tưởng nhiều quyền lợi quan trọng ở Trung Quốc và Việt Nam. Đây thực chất là một
bản hiệp ước bán rẻ lợi ích dân tộc, chà đạp lên nền độc lập của Việt Nam, hợp pháp
hoá hành động xâm lược của thực dân Pháp và đặt miền Bắc Chính phủ và nhân dân
Việt Nam đứng trước một tình thế vơ cùng nguy hiểm, phải cùng lúc đối mặt trực tiếp
với hai kẻ thù xâm lược to lớn là Pháp và Tưởng. Ngày 6/3/1946, tại Hà Nội Chủ tịch
Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hồ ký với đại diện Chính
phủ Cộng hồ Pháp tại Hà Nội là J. Xanhtony (jean Sainteny) bản Hiệp định sơ bộ.
Hiệp định sơ bộ nêu rõ Chính phủ Pháp cơng nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có
Chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong Liên bang Đông Dương
thuộc khối Liên hiệp Pháp. Sự thống nhất đất nước được chính phủ Pháp thừa nhận và
do nhân dân Việt Nam trược tiếp phán quyết.
Ngày 31/5/1946, trong bối cảnh tình hình đất nước đang gặp mn vàn khó khăn,
phức tạp sau khi Cách mạng Tháng Tám thành cơng, “theo mệnh lệnh của Chính phủ
và ý chí của quốc dân”, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là nguyên thủ quốc gia của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà lên đường thăm Cộng hoà Pháp theo lời mời của
Chính phủ Pháp. Phái đồn Quốc hội Việt Nam do ông Phạm Văn Đồng dẫn đầu đi
thăm thân thiện và tham dự đầm phán chính thức giữa 2 bên Việt - Pháp tại Hội nghị
Phôngtenniblo (Fontainebleau), từ ngày 6/7 đến ngày 10/9/1946, song khơng thành
cơng vì vấp phải lập trường hiếu chiến và dã tâm xâm lược của thực dân Pháp. Ngày
14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Marius Moutet (M Matê ) - đại diện Chính
phủ Pháp , bản Tạm ước 14/9 tại Mácxây ( Marseill ), đồng ý nhân nhượng thêm cho
Pháp một số quyền lợi kinh tế , văn hóa ở Việt Nam hai bên cam kết định chỉ chiến sự
ở Nam Bộ và tiếp tục đàm phán. Cuối tháng 11/1946, thực dân Pháp mở cuộc tấn cơng
vũ trang đánh chiếm Hải Phịng - Lạng Sơn, chiếm đóng trái phép ở Đà Nẵng . Hải
Dương ; tấn công vào các vùng tự do của ta ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ hậu thuẫn
cho lực lượng phản động xúc tiến thành lập các gọi là "Chính phủ Cộng hịa Nam Kỳ"
và triệu tập Hội nghị Liên bang Đông Dương.
Trong các ngày 16 và 17/12/1946, quân đội Pháp ở Hà Nội ngang nhiên tấn công
đánh chiếm trụ sở Bộ Tài chính, Bộ Giao thơng cơng chính của ta, bắn đại bác gây ra

vụ thảm sát đồng bảo Hà Nội ở phố Yên Ninh và Hàng Bún. Ngày 18/12, đại diện
Pháp ở Hà Nội đơn phương tuyên bố cắt đứt mọi liên hệ với Chính phủ Việt Nam, với
liên tiếp ba tối hậu thư địi phía Việt Nam phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, địi
độc quyền thực thi nhiệm vụ kiểm sốt gìn giữ an ninh, trật tự của thành phố.
Trước âm mưu, hành động xâm lược của kẻ thù, nhân dân Việt Nam khơng có con
đường nào khác là cầm súng chiến đấu để bảo vệ độc lập, tự do. Ngày 18 và ngày

8


19/12/1946, tại Vạn Phúc, Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội), Ban Thường vụ
Trung ương Đảng họp mở rộng do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, đề ra đường lối,
quyết định cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chiều
ngày 19/12/1946, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển đến
các đơn vị lực lượng vũ trang mật lệnh về ngày và giờ của cuộc giao chiến trong toàn
quốc. Khoảng 20 giờ ngày 19/12/1946, tín hiệu bắt đầu kháng chiến tồn quốc được
phát ra, quân dân Thủ đô Hà Nội nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc. Ngay
đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ
ra Lời kêu gọi Tồn quốc kháng chiến, trong đó Người khẳng định rõ: "Chúng ta muốn
hịa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân
Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hi
sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!". Quán
triệt đường lối , chủ trương của Đảng và kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, thực hiện mệnh lệnh của Chính phủ, bắt đầu từ ngày 19/12/1946, dưới
sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, quân và dân Hà Nội và ở các đô thị từ bắc vĩ tuyến 16
trở ra đã đồng loạt nổ súng, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ với tinh thần kháng
Pháp cao.
Lúc này, nhân dân Việt Nam bước vào cuộc đấu tranh chống Pháp với vai trị bảo
vệ Tổ quốc, tính chất của cuộc chiến tranh là cuộc chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh
nhân dân bảo vệ hịa bình, chống lại kẻ thù xâm lược, nhân dân ta có thiên thời, địa lợi,

nhân hịa. Mặt khác, trải qua một q trình lâu dài thực hiện hịa hỗn với Pháp, giờ
đây ta đã loại bỏ được các kẻ thù, chỉ còn lại kẻ thù duy nhất là Pháp, các công tác đối
nội cũng đã được giải quyết về cơ bản, các điều kiện cần thiết chuẩn bị cho chiến tranh
đã sẵn sàng, Đảng và nhân dân có đủ niềm tin để chiến đấu và chiến thắng. Trong khi
đó, lúc này Pháp vấp phải khơng ít khó khăn về kinh tế, chính trị, quân sự ở trong
nước và tại Đơng Dương, những khó khăn này khơng dễ gì chúng khắc phục ngay
trong ngày một ngày hai.
Đặc biệt, sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám, quần chúng nhân dân ngày càng
thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Chính phủ mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Niềm tự hào dân tộc, ý thức đoàn
kết quốc gia truyền thống yêu nước và tinh thần tương thân tương ái sẽ là động lức
thúc đẩy con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi sóng gió, thác ghềnh để cập
bến bờ thắng lợi. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó, chúng ta cũng vấp
phải một số khó khăn nhất định. Lực lượng của ta so với Pháp cịn yếu, vũ khí trang bị
lạc hậu hơn. Ta bị cơ lập, bao vây bốn phía, chưa được công nhận địa vị trên trường
quốc tế. Trong khi Pháp lại có vũ khí tối tân và đã chiếm đóng được Lào, Campuchia
và một số nơi ở Nam Bộ Việt Nam, có quân đội đứng chân trong các thành thị lớn ở
Miền Bắc.

9


Nhận xét chung
Về phía thực dân Pháp: Pháp thi hành chính sách việc đã rồi, tăng cường khiêu
khích và lấn chiếm, Pháp liên tiếp gây ra những cuộc tấn công quân sự đối với các
thành phố lớn ở miền Bắc. Thắng lợi của ta đã mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân
cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp.
Về phía Việt Nam: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
(19/12/1946 ), tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh
(tháng 8/1947 ),... Mục tiêu của cuộc kháng chiến là đánh đổ thực dân Pháp xâm lược,

giành nền độc lập, tự do, thống nhất hồn tồn ; vì nền tự do dân chủ và góp phần bảo
vệ hịa bình thế giới ... Kháng chiến toàn dân là đem toàn bộ sức dân, tải dẫn, lực dân,
động viên tồn dân tích cực tham gia kháng chiến. Xây dựng sự đồng thuận, nhất trí
của cả nước, đánh địch ở mọi nơi, mọi lúc, " mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng
xã là một pháo dài mỗi đường phố là một mặt trận ”. Trong đó Qn đội nhân dân làm
nịng cốt cho toàn dân đánh giặc .
Nhận định về quyết định phát động cuộc chiến tranh của Đảng: “Cuộc kháng chiến
của dân tộc ta là một cuộc kháng chiến tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh
chính nghĩa, nó có tính chất tồn dân, tồn diện và lâu dài”. Đó là cuộc kháng chiến có
tính chất dân tộc giải phóng dân chủ mới. Sự lãnh đạo vững vàng của Đảng với đường
lối kháng chiến đúng đắn đã huy động được sức mạnh tồn dân đánh giặc, có sự đồn
kết chiến đầu của toàn dân tập hợp trong mật trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Có thể thấy khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, tình hình thế giới đã biến
đổi rất nhiều, nổi bật nhất là sự ra đời của trật tự thế giới hai cực: một bên là đế quốc
tư bản chủ nghĩa vẫn mong muốn khơi phục lại chế độ thuộc địa cũ, cịn lại là cộng sản
chủ nghĩa tiên phong cho cách phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Trong nước, chính quyền cách mạng non trẻ Việt Nam đã phải đương đầu với rất
nhiều những thách thức như nạn đói, mất mùa, mù chữ…nay lại phải đương đầu nhiều
kẻ thù bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc. Trong đó thực dân Pháp với dã tâm
muốn biến nước ta và các nước Đông Dương khác trở thành thuộc địa một lần nữa.
Mượn danh nghĩa giải giáp quân Nhật ở Đông Dương, thực dân Pháp cùng với lực
lượng Đồng Minh đã tiến hành gây hấn, tiến hành đánh chiếm các trụ sở, cứ điểm quan
trọng của lực lượng cách mạng ở Sài Gòn, Nam Bộ, thảm sát đồng bào Việt Nam,…
nhằm làm bàn đạp để nuốt chửng Nam bộ, thành lập một chính phủ Nam kỳ tự trị
thuộc Pháp và dần tiến đến nuốt chửng toàn Việt Nam. Mặt khác, Pháp đã kí với Quốc
dân đảng bản hiệp ước Hoa – Pháp với mục tiêu đẩy lùi sức ảnh hưởng của Quốc dân
đảng lên Việt Nam, cô lập và ngăn ngừa chính quyền cách mạng ta có thể bắt tay với
qn Tưởng đế chống lại bọn chúng. Từ đó, thực dân Pháp có thể độc chiếm nước Việt
Nam mà khơng vấp phải sự tranh chấp, mâu thuẫn của các nước đế quốc khác. Ngoài


10


ra, thực dân Pháp vẫn liên tiếp vi phạm trắng trợn những điều đã quy định trong các
văn bản hiệp ước đã ký trước đó, tấn cơng vào các trụ sở tại Hà Nội, giết hại dân
thường và ra ba tối hậu thư yêu cầu giải tán lực lượng tự vệ, trao quyền kiểm soát đất
nước cho bọn chúng, nếu khơng bọn chúng sẽ tiến hành chiến tranh.
Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, thù trong giặc ngồi, một mặt Đảng ta đã
tiến hành bầu cử, xây dựng chính phủ nhân dân, viện trợ nơi xảy ra nạn đói, xây dựng
lực lượng vũ trang “Nam tiến” tiến vào Nam bộ nhằm ngăn chặn quân Pháp bành
trướng phạm vi chiếm đóng và bảo vệ các khu vực tự do, trụ sở cách mạng. Mặc khác,
Đảng đã ra quyết định kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ, bản Tạm ước đồng thời đã cử phái
đoàn Việt Nam đàm phán với Pháp tại Fontainebleau về vấn đề độc lập và thống nhất
đất nước trong hịa bình. Những quyết định trên đã thể hiện rằng Đảng với sự thiện
chí, ln nỗ lực giải quyết những mâu thuẫn bằng những giải pháp hịa bình, tránh gây
xung đột dẫn đến chiến tranh đồng thời tận dụng tối đa thời gian để xây dựng lại đất
nước.
Nhưng càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lộ rõ âm mưu xâm lăng đất nước
một lần nữa. Khi những đàm phán hịa bình khơng cịn có thể cứu vãn được tình thế và
thực dân Pháp đã đơn phương cắt đứt liên lạc, ra tối hậu thư đe dọa chiến tranh và liên
tiếp gây hấn, Đảng đã đi đến quyết định phát động kháng chiến toàn quốc chống lại
quân Pháp xâm lược. Đây được xem là quyết định vô cùng đúng đắn và sáng suốt của
Đảng vì nếu khơng chống lại Pháp, số phận đất nước Việt Nam sẽ vĩnh viễn bị chơn
vùi trong bóng tối của lịch sử. Dù biết Pháp vượt trội hơn về quy mô, quân số, vũ khí,
…và có thể bị đánh bại bất cứ lúc nào nhưng với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc
quyết sinh” và sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Việt Nam quyết chiến đến cùng với quân
Pháp xâm lược. Mặc khác, đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam
nên sớm nhận được sự ủng hộ của các nước trên thế giới. Có thể coi quyết định kháng
chiến của Đảng không chỉ thực hiện trên mặt trận quân sự mà cịn trên mặt trận truyền

thơng, kinh tế, ngoại giao…Tổng kết những quyết định hành động trên chính là những
bài học vơ cùng sâu sắc và có giá trị thực tiễn cho đến ngày nay.

11


Chương 2
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ GIÁ TRỊ
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
2.1. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp
So sánh tương quan lực lượng giữa Việt Nam - thực dân Pháp
Nền kinh tế vốn nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nạn đói
năm 1945 làm 2 triệu người chết, 90% số dân mù chữ. Ở miền Bắc: 20 vạn quân
Tưởng ồ ạt tràn qua biên giới, kéo theo là “Việt Quốc, Việt Cách”, chúng lập chính
quyền phản động ở một số nơi, cướp của giết người và chống phá chính quyền cách
mạng. Ở miền Nam: quân Anh với danh nghĩa đồng minh kéo vào nước ta tiếp tay cho
thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. “Tổ quốc lâm nguy! Vận mệnh dân
tộc như ngàn cân treo sợi tóc!”.
Cuộc kháng chiến này Đảng và cả dân tộc đang phải trải qua sự quyết định khó
khăn khi cần phải chủ ra kẻ thù chính và đưa ra đường lối thích hợp, phù hợp với thực
tiễn. Do đó nhiệm vụ của Đảng cần đặt ra đó là thực hiện kháng chiến trường kì, vận
dụng ảnh hưởng quốc tế lên thực dân, phản động Pháp.
2.1.1. Nội dung
(1) Quá trình hình thành đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) của Đảng được hình
thành, bổ sung, hoàn chỉnh qua thực tiễn. Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh đã chỉ
đạo kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị với ngoại giao để làm thất bại âm mưu của
Pháp định tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam. Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành
công vang dội, trong chỉ thị kháng chiến kiến quốc, Đảng ta nhận định kẻ thù chính và
nguy hiểm nhất đối với dân tộc là thực dân Pháp, phải tập trung mũi nhọn đấu tranh

vào chúng. Trong quá trình chỉ đạo cuộc kháng chiến Nam bộ, Trung ương Đảng và
Hồ Chí Minh đã chỉ đạo kết hợp các loại hình đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại
giao để làm thất bại hoàn toàn âm mưu của Pháp định tách Nam bộ ra khỏi Việt Nam.
Thường vụ Trung ương Đảng mở Hội nghị Quân sự toàn quốc lần thứ nhất diễn ra vào
ngày 19/10/1946 do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì. Hội nghị đề ra nhận định
“Khơng sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp”.
Cũng tại hội nghị Đảng ta đã đề ra những biện Pháp, chủ trương cụ thể cả về tổ chức
và tư tưởng. Hồ Chí Minh đã nêu lên chỉ thị Cơng việc khẩn cấp bây giờ (5/11/1946)
những việc có tầm toàn cục khi bước vào cuộc kháng chiến toàn cục và khẳng định
lòng tin vào thắng lợi cuối cùng. Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn
tới. Bất chấp những thiện chí hịa bình của Việt Nam, trong các ngày 15 và
16/12/1946, quân Pháp nổ súng gây hấn nhiều nơi ở Hà Nội. Ngày 17/12/1946, chúng

12


cho xe phá các công sự của ta ở phố Lò Đúc, rồi gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố
Hàng Bún và phố Yên Ninh.
Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện một cách hoàn chỉnh
và đầy đủ trong ba văn kiện lớn:
+ Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng
(12/12/1946).
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946).
+ Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh
(9/1947).
Lời kêu gọi Tồn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với chỉ thị
Toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng và tác phẩm Kháng chiến
nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh đã xác lập đường lối kháng chiến
tồn dân, tồn diện, trường kì, và dựa vào sức mạnh bản thân, sức mình là chính, trở
thành ánh sang soi đường cho dân tộc đi đến thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp xâm lược. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, cả dân
tộc ta đồn kết một lịng chiến đấu chống thực dân Pháp.
(2) Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp
Nội dung của đường lối kháng chiến là kháng chiến tồn dân, tồn diện, trường kì,
tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế. Chủ động liên hiệp với chính dân
tộc Pháp cùng chống phản động thực dân Pháp tại thuộc địa, đoàn kết tinh thần hịa
bình tự do với Miên, Lào và các dân tộc thiện chí, thể hiện sự đồn kết giữu các dân
tộc, quốc gia có cùng hồn cảnh thực tiễn để cùng hợp sức chống lại các thế lực thù
địch.
Mục đích kháng chiến là kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám,
“Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập”. 1 Được thể
hiện triệt để trong các chủ trương của Đảng và nhà nước, hướng đến mục tiêu đánh
đuổi thực dân Pháp, giành độc lập trên miền Nam nói riêng và cả nước nói chung.
Tính chất kháng chiến là “Cuộc kháng chiến của dân tộc tạ là một cuộc chiến tranh
cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa, nó có tính chất tồn dân, tồn diện
và lâu dài”. Đó là cuộc kháng chiến có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
Đảng đã tập hợp toàn bộ dân tộc, khơng kể bất kì tầng lớp nào, điều này nhằm khẳng
định lại đây là cuộc kháng chiến toàn dân, kháng chiến của cả dân tộc với lực lượng
chính là lực lượng cơng nhân, nơng dân. Ngồi ra Đẳng cịn xác lập lại với thế giới
rằng đây là cuộc chiến tranh giành lại độc lập, chiến tranh chính nghĩa nhằm bác bỏ
những phát ngôn xuyên tạc của thực dân Pháp khi nói vào Việt Nam để khai sáng Việt
Nam.

1

Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, tr.150, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13



Phương châm tiến hành kháng chiến là từng bước tiến hành cuộc chiến tranh nhân
dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, tồn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính vì
Đảng đã nhìn nhận rõ bối cảnh của Việt Nam và Đông Dương hiện nay, trong Đông
Dương, Việt Nam là quốc gia nếu giành được thắng lợi thì có thể giúp giải phóng
Đơng Dương.
Kháng chiến tồn dân: “Bất kỳ đàn ông đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân
tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân
Pháp”, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài. Đảng
huy động sự đồn kết từ chính mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi khu vực làng xã,
khơng kể dân tộc, giới tính thể hiện được ý chí quyết tâm đánh đuổi thực dân của Đảng
và kết hợp với ý chí của tồn dân, ý chí quyết tâm giải thốt khỏi sự bóc lột của thực
dân lên chính nhân dân.
Kháng chiến tồn diện: Đánh địch về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa,
ngoại giao. Trong đó:
+ Về chính trị: Thực hiện đồn kết tồn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính
quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc u chuộng tự
do, hịa bình.
+ Về qn sự: Thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân,
tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận
động chiến, đánh chính quy.
+ Về kinh tế: Tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cung tự túc, tập trung phát
triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và cơng nghiệp quốc phịng.
+ Về văn hóa: Xóa bỏ văn hóa thực dân, phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ
mới theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.
+ Về ngoại giao: Thực hiện thêm bạn bớt thù, biểu dương thực lực. “Liên hiệp với
dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công
nhận Việt Nam độc lập. Đảng thực hiện kháng chiến vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo. Với
Pháp có những hành động gây thiệt hại đến Đảng, đất nước thì chúng ta kiên quyết đấu
tranh để cho Pháp thấy được ta giải quyết vấn đề này cực kỳ mạnh mẽ, bên cạnh đó,
chỉ cần đất nước được thống nhất, độc lập mà sử dụng phương pháp đàm phán hịa

bình Đảng và nước ta sẵn sàng.
Kháng chiến lâu dài (trường kỳ) là kháng chiến chống lại âm mưu đánh nhanh,
thắng nhanh của Pháp để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”
của ta, chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn
địch, đánh thắng địch. Càng kéo dài cuộc kháng chiến, Đảng ta có đủ thời gian tập hợp
được sức mạnh lục lượng cũng như lôi kéo, vận dụng được sức mạnh quốc tế hơn.
Dựa vào sức mình là chính, tức “Phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”, vì ta bị bao vây
bốn phía, chưa được nước nào giúp đỡ nên phải tự lực cánh sinh. Khi nào có điều kiện

14


ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng khơng được ỷ lại. Với mục
tiêu đưa đất nước ngang hàng với quốc gia khác cũng như có được sự độc lập tồn
diện, Đảng tranh thủ sự giúp đỡ một cách khôn khéo. Xét về triển vọng kháng chiến,
Đảng đã xác định rằng mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn, song nhất định sẽ đi đến
thắng lợi.
2.1.2. Đánh giá chung
Đường lối kháng chiến của Đảng đã thể hiện rõ mục tiêu và quyết định của Đảng
trong cuộc kháng chiến, đó là sự kiên quyết giành lại độc lập cho dân tộc, giải phóng
đất nước khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp và cho thế giới nhìn nhận lại đất nước Việt
Nam là một quốc gia độc lập khơng phụ thuộc vào bất kì quốc gia nào. Mặt khác, đó là
sự tiếp nối và nâng lên tầm cao mới đường lối quân sự truyền thống của dân tộc,
là việc vận dụng lý luận quân sự cách mạng của chủ nghĩa Mác Lê-nin và kinh nghiệm
nước ngoài vào điều kiện Việt Nam, là ngọn cờ chỉ đạo và là sức mạnh chính trị tinh
thần để quân và dân Việt Nam tiến lên đấu tranh giành chiến thắng thực dân Pháp xâm
lược. Với đường lối quân sự đúng đắn của Đảng đã buộc kháng chiến với thực dân
Pháp và đế quốc Hoa Kỳ ngày càng phát triển và giành chiến thắng to lớn. Sự lãnh đạo
của Đảng được củng cố, Nhà nước dân chủ nhân dân ngày càng lớn mạnh, mặt trận
Việt Minh – Liên Việt và các đoàn thể cứu quốc đã phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn

kết dân tộc. Kinh tế phát triển nhất là thương mại, văn hoá, y tế và giáo dục có nhiều
thành cơng. Ngoại giao từng bước phá đi thế bị cô lập và dần dần giành được sự giúp
đỡ về nhiều mặt của các nước láng giềng và bạn bè trên thế giới.
2.2. Giá trị đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam
2.2.1. Khái quát một số kết quả của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Một số kết quả đạt được trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Đối với Việt Nam : Bảo vệ được thành quả của chiến thắng của Cách Mạng tháng
Tám, miền Bắc Việt Nam được giải phóng hồn tồn, điều này mang ý nghĩa quan
trọng từ đó tạo điều kiện để miền Bắc tiến lên Chủ nghĩa xã hội, làm căn cứ địa hậu
thuẫn cho cuộc đấu tranh ở Miền Nam Việt Nam, không những thế hiệp định Giơ-nevơ cũng đã thừa nhận nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
Đối với quốc tế :
Thứ nhất, chiến thắng cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã đánh bại cuộc
chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, buộc Pháp phải rút quân khỏi Đông Dương
và thừa nhận nền độc lập của 3 nước Đông Dương trên cơ sở của hiệp định Giơ-ne-vơ.
Thứ hai, cổ vũ, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên tồn thế giới bằng cách
mở rộng địa bàn, tăng thêm lực lượng cho cách mạng thế giới để từ đó các dân tộc bị
thuộc địa có thể vùng dậy đấu tranh dành chính quyền.
Thứ ba, làm thất bại âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ.

15


Để có được những thành cơng đó, đầu tiên phải kể đến những đường lối, chính
sách sáng suốt mà Đảng đã đề ra, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng chính
là nguyên nhân quan trọng nhất để từ đó làm tiền đề cho các nguyên nhân khác xảy ra.
Có chính quyền dân chủ nhân dân do chính nhân dân lãnh đạo đã trực tiếp tổ chức toàn
dân tham gia kháng chiến, xây dựng chế độ mới.
Thứ hai, khơng những chỉ có những đường lối chính sách của Đảng mà còn do
Việt Nam đã phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong mặt trận dân tộc thống nhất
rộng rãi được xây dựng từ khối liên minh cơng nhân, nơng dân và cả trí thực vào

những giai đoạn khó khăn nhất, đó cũng là nguồn lực to lớn để tồn thể Đảng và dân
có thêm ý chí chiến đấu, mang đến thắng lợi vẻ vang.
Thứ ba, có lực lượng cũ trang gồm 3 thứ quân do trực tiếp Đảng lãnh đạo đã chiến
đấu một cách dũng cảm, mưu lược, qn mình đã áp đảo hồn tồn ý chí xâm lược của
địch, đem lại hồ bình, đất đai, độc lập cho đất nước.
Cuối cùng, khơng những vì những ngun nhân trong nước, ta cịn có sự đồn kết
bền chặt giữa các nước Đông Dương như Lào, Campuchia cùng chống một kẻ thù
chung. Không thể không nhắc đến sự ủng hộ từ các nước thuộc chế độ Xã hội chủ
nghĩa như Trung Quốc, Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc ghét chiến
tranh yêu chuộng hào bình trên tồn thế giới trong đó có cả người dân tiến bộ Pháp.
Bài học kinh nghiệm được đúc rút ra từ thực tiễn lãnh đạo của Đảng.
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, quá trình đã trực tiếp lãnh đạo kháng
chiến, đưa ra những sách lược để từ đó mang lại chiến thắng, Đảng ta đã tích luỹ được
nhiều bài học quan trọng như là :
Một, đề ra đường lối, sách lược đúng đắn để cho tồn Đảng, tồn qn, tồn dân
có thể thực hiện. Khơng những thế, cũng cần phải quán triệt các đường lối, chính sách
đó cho tồn dân, tồn qn cùng thực hiện. Đó là đường lối chiến tranh nhân nhân,
kháng chiến tồn dân, tồn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
Cùng với sự kết hợp chặt chẽ việc chống đế quốc và chống phong kiến để làm điền
đồ cho sự ra đời của chế độ dân chủ nhân dân từ đó tiến lên chủ nghĩa xã hội, trong đó
phải xác định nhiệm vụ quan trọng nhất là chống đế quốc, giải phóng dân tộc và bảo
vệ chính quyền cách mạng.
Việc thực hiện tốt chủ trương của Đảng dựa trên phương châm ‘‘vừa kháng chiến
vừa xây dựng’’ chế độ mới để có tiềm lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc
kháng chiến. Đó cũng là quy luật phát triển tất yếu đối với một dân tộc chưa phát triển
về mặt kinh tế mà phải chống lại một đất nước lớn mạnh về cả mọi mặt như nước ta
lúc bấy giờ.
Khơng chỉ là dùng hành động mà cịn cần phải quán triệt tư tưởng về sự lâu dài,
gian khổ của cuộc kháng chiến. Còn cần phải liên tục đưa ra chiến lược mới để phù
hợp với tình hình cuộc kháng chiến và nghệ thuật quân sự sáng tạo trong đó, việc kết


16


hợp đấu tra nh quân sự cùng với đấu tranh ngoại giao để từng bước đưa cuộc chiến đến
thắng lợi.
Cuối cùng, cần tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức lãnh đạo của
Đảng và củng cố chỗ đứng của Đảng ở trong lịng người dân để có thể chỉ đạo chiến
tranh một cách đúng đắn, thiết thực nhất.
2.2.2. Giá trị của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng đối với
công cuộc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay
Cách mạng cơng nghiệp 4.0 đã và đang tác động lên mọi mặt của các nước trên thế
giới và Việt Nam không phải ngoại lệ. Trong đó ảnh hưởng nhiều nhất là về mặt kinh
tế, chính trị và văn hố:
Về kinh tế
Kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
đang phát triển với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; trong đó kinh tế
nhà nước giữ vai trị chủ đạo, nền kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc hầu hết vào nông
nghiệp, du lịch, xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các thành phần kinh tế đều
là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành
phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Đảng cộng sản Việt Nam
chủ trương xây dựng hệ thống kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Việt Nam là một đất nước bước vào tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế với “hành
trang” là một nền sản xuất lạc hậu, khép kín. Dẫu vậy, sau hơn 35 năm thực hiện công
cuộc đổi mới, Việt Nam đã thốt ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang
phát triển có thu nhập trung bình với một nền kinh tế thị trường năng động, hội nhập
mạnh mẽ, kinh tế tăng trưởng khá cao, liên tục và bao trùm. Trong suốt quá trình
chuyển mình từ một nền kinh tế lạc hậu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường hiện đại
định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng
trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Nền kinh tế không

chỉ tăng trưởng về quy mô mà chất lượng tăng trưởng cũng được cải thiện, đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn khá
nhiều hạn chế, thách thức trong q trình tiếp tục hồn thiện nền kinh tế thị trường
Việt Nam, từ xác định cụ thể, rõ ràng nội hàm nền kinh tế thị trường phù hợp với điều
kiện, bối cảnh mới đến giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, vấn đề sở
hữu và quyền tài sản, phát triển các thị trường nền tảng, nhất là thị trường đất đai, cải
cách doanh nghiệp Nhà nước và phát triển các khu vực ngồi nhà nước và các vấn đề
xã hội, mơi trường và sinh thái.
Về xã hội
Phát triển xã hội và quản lý xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và liên kết với
sự phát triển kinh tế, chính trị văn hoá để tạo nên sự phát triển bền vững. Trên cơ sở kế
thừa tích hợp một số quan điểm đã được cơng bố, có thể hiểu quản lý phát triển xã hội

17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×